Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Chất trí tuệ và chính luận trong thơ chế lan viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 85 trang )

Mục Lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
CHƯƠNG 1:VỊ TRÍ CỦA NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN
VĂN HỌC 1945 – 1975 .............................................................................................4
1.1. BỐI CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945–1975 ...............4
1.1.1.Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ............................................4
1.1.2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam
giai đoạn 1945–1975: ..........................................................................................6
1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 19945–1975 ...8
1.2. GIỚI THIỆU NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN............................................13
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp: .........................................................................13
1.2.2. Quan niệm và phong cách sáng tác của Chế Lan Viên ........................17
1.1.2.1. Quan niệm về thơ của Chế Lan Viên ................................................17
1.1.2.2 Phong cách sáng tác thơ của Chế Lan Viên .......................................18
1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NHÀ THƠ CHẾ
LAN VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN VĂN HỌC 1945–1975 .............................18
1.3.1 Những đóng góp của nhà thơ chế lan viên trong giai đoạn văn học 1945–
1975 ...................................................................................................................18
1.3.2. Điểm nổi bật của nhà thơ chế lan viên trong giai đoạn văn học 1945–
1975 ...................................................................................................................22
CHƯƠNG 2: CHẤT TRÍ TUỆ TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN (GIAI ĐOẠN
1945 – 1975) ............................................................................................................26
2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ VẬN ĐỘNG CỦA CHẤT TRÍ TUỆ TRONG
THƠ CHẾ LAN VIÊN .......................................................................................27
2.2. NỘI DUNG THỂ HIỆN CHẤT TRÍ TUỆ TRONG THƠ CHẾ LAN
VIÊN.....................................................................................................................32
2.2.1. Sức mạnh trí tuệ biểu hiện trong khuynh hướng thơ suy tưởng, triết lý .32
1


2.2.2. Trí tuệ thông qua cảm xúc, tình cảm của nhà thơ ...................................37


2.3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHẤT TRÍ TUỆ TRONG THƠ CHẾ LAN
VIÊN.....................................................................................................................43
2.3.1. Khai thác triệt để các tương quan đối lập ...............................................43
2.3.2 .Sáng tạo phong phú về giọng điệu và hình ảnh ......................................47
2.4. ĐIỂM KHÁC BIỆT VỀ CHẤT TRÍ TUỆ TRONG THƠ CHẾ LAN
VIÊN SO VỚI CÁC TÁC GIẢ TRONG GIAI ĐOẠN 1945 – 1975 ..............50
CHƯƠNG 3: CHẤT CHÍNH LUẬN TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN ...........53
(GIAI ĐOẠN 1945 – 1975) ....................................................................................53
3.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ VẬN ĐỘNG CỦA YẾU TỐ CHÍNH LUẬN
TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN ........................................................................53
3.2. NỘI DUNG THỂ HIỆN CHẤT CHÍNH LUẬN TRONG THƠ CHẾ
LAN VIÊN ...........................................................................................................59
3.2.1. Cảm hứng dân tộc, thời đại .....................................................................59
3.2.2. Cái tôi hòa nhập ......................................................................................64
3.3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHẤT CHÍNH LUẬN TRONG THƠ CHẾ
LAN VIÊN ...........................................................................................................70
3.3.1. Ngôn từ ..................................................................................................70
3.3.2. Thể thơ...................................................................................................74
3.3.3. Hình ảnh thơ .........................................................................................78
3.4. ĐIỂM KHÁC BIỆT VỀ CHẤT CHÍNH LUẬN TRONG THƠ CHẾ
LAN VIÊN SO VỚI CÁC TÁC GIẢ TRONG GIAI ĐOẠN 1945 – 1975 ....80
KẾT LUẬN: .............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................84

2


MỞ ĐẦU:
Chế Lan Viên là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền thơ hiện đại
Việt Nam. Thơ ông đi vào người bằng những câu chữ triết lí hết sức duyên dáng và

đằm thắm. Từng dòng cảm xúc cứ tuôn trào và chiếm lĩnh tâm hồn đọc giả.
Đối với nền văn học nước nhà, Chế Lan Viên đã góp phần tạo nên diện mạo
phong phú, đa dạng . Hơn thế, độc giả khi nhắc đến ông dường như ai cũng ghi nhận
rằng ông là một nhà thơ có ý thức tìm hiểu nghệ thuật thơ. Cũng chính từ bước ý
thức đầy trách nhiệm ấy mà màu sắc chính luận đã phát triển trong thơ ông sau 1945.
Ông còn là một nhà thơ có ý thức đổi mới thơ, sự nỗ lực đổi mới và thay đổi vai trò
trách nhiệm trong thơ ca của ông là một tinh thần đáng quý và đáng ghi nhận. Chính
thơ ca đã góp phần làm nên cuộc đời và sự sống mãi của ông giữa dòng đời bởi liệu
rằng cuộc đời của ông sẽ còn lại gì nếu người ta không chú trọng, không đăm chiêu,
tìm tòi và yêu mến thơ ông. Đi ra từ “ thung lũng đau thương” đến “cánh đồng vui”,
thơ Chế Lan Viên mang đến cho văn học Việt Nam một hương sắc mới. Chất trí tuệ
của một con người tài hoa kết hợp với chất chính luận khởi nguồn từ những cột mốc
lịch sử quê hương đã đưa bạn đọc cùng biết bao tâm hồn say mê thơ mãi khắc ghi
tên ông trong lòng. Với mong muốn tìm hiểu sâu kĩ hơn một phong cách thơ đặc sắc
như Chế Lan Viên, đó chính là nguồn cảm hứng để chúng tôi thực hiện tiểu luận
này. Thông qua tiểu luận, chúng tôi rất mong giúp các bạn đọc hứng thú với nhà thơ
sẽ có cái nhìn cận hơn về chất trí tuệ và chất chính luận trong thơ Chế Lan Viên (giai
đoạn 1945 – 1975).

3


CHƯƠNG 1:VỊ TRÍ CỦA NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN
VĂN HỌC 1945 – 1975
1.1.

BỐI CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945–1975:

1.1.1.Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
Thứ nhất, hoàn cảnh nổi bật giai đoạn này chính sự lãnh đạo của Đảng với

đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943): Xã hội Việt Nam
1945 – 1975 có nhiều biến động ảnh hưởng đến sự phát triển của nền văn học dân
tộc. Điều đầu tiên cần phải nhắc đến là nền văn học được sự lãnh đạo của Đảng với
đường lối văn nghệ nhất quán, xuyên suốt. Có thể nói, Đảng lãnh đạo toàn diện trên
mọi mặt trận, và cụ thể với văn nghệ là bằng tổ chức (từ Nhóm văn hóa cứu quốc
trước 1945 đến các hội như: Liên hiệp văn học nghệ thuật, Hội nhà văn, Hội sân
khấu, Hội âm nhạc… sau này) và bằng đường lối. Đường lối này được thể hiện trong
các văn kiện của Đảng về văn hóa nghệ thuật và các bài phát biểu của các lãnh tụ tại
các đại hội, hội nghị về văn hóa, văn nghệ. Đó là “Đề cương văn hóa Việt Nam”
(1943), “Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa mới Việt Nam hiện nay”
(1944), “Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú dưới ngọn cờ của chủ
nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội” (1957), “Tăng cường tính Đảng, đi sâu vào
cuộc sống mới để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng tốt hơn nữa” (1962) của
Trường Chinh. Nội dung cơ bản của đường lối ấy là coi văn hóa như một mặt trận,
người nghệ sĩ là người chiến sĩ trên mặt trận ấy. Văn nghệ mang tính dân tộc, khoa
học và đại chúng. Phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa yêu cầu phải
phản ánh chân thật, hùng hồn cuộc sống mới, con người mới và phản ánh cuộc sống
trong quá trình cách mạng. Văn nghệ phải phục vụ chính trị, còn chính trị thì lãnh
đạo văn nghệ. Những nội dung trên là nhất quán, xuyên suốt trong quá trình tiến
hành cách mạng dân tộc, dân chủ và chi phối trực tiếp hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Từ đường lối văn nghệ của Đảng dẫn đến tính thống nhất về tư tưởng của của văn
học sau 1945, chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn học Việt Nam trước Cách
4


mạng tháng Tám năm 1945. Nghĩa là chấm dứt hai bộ phận phân biệt về ý thức hệ,
thái độ chính trị của nhà văn đối với cuộc đấu tranh dân tộc: văn học công khai và
văn học không công khai; chấm dứt ba xu hướng văn học chính cùng tồn tại, phát
triển vừa đấu tranh vừa bổ sung cho nhau: văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê
phán và văn học cách mạng. Nhưng đến đây, tư tưởng của văn học thống nhất với tư

tưởng chính trị yêu nước, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng ấy tạo nên
một nền văn học sáng tác theo khuynh hướng sử thi và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
Diện mạo văn học dân tộc không còn phân hóa phức tạp, lắm hướng nhiều dòng như
trước cách mạng tháng Tám 1945. Về cơ bản chỉ còn một dòng văn học duy nhất có
tư tưởng thống nhất với tư tưởng chính trị nói trên.
Đây chính là yếu tố quan trọng tạo nên bước ngoặc chấm dứt sự phân hóa
phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân, tạo nên một nền văn nghệ
thống nhất sau 1945.
Thứ hai phải kể đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh
thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một
nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.
Chiến tranh là hoàn cảnh không bình thường trong đời sống của một dân tộc, một
đất nước. Chiến tranh đã ảnh hưởng đến toàn diện nền kinh tế, văn hóa, khoa học,
giáo dục, đến nếp sống, sinh hoạt của mỗi người và của cả cộng đồng, đòi hỏi cả dân
tộc và mỗi người muốn tồn tại phải tổ chức đời sống thích ứng với hoàn cảnh ấy.
Chiến tranh cũng ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện đến đời sống tinh thần nói chung và
đời sống văn học nói riêng. Trong hoàn cảnh đó, giá trị sống cao nhất là độc lập tự
do cho cả dân tộc và cho mỗi con người. Do vậy, nó là sự lựa chọn duy nhất của dân
tộc và của mỗi người Việt Nam, nó trở thành mục tiêu, lý tưởng của thời đại và quy
tụ được lòng người.

5


Đặc điểm nổi bật cuối cùng của tình hình đất nước lúc này là nền kinh tế nghèo
nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và
chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung
Quốc…). Nguyên nhân làm chậm phát triển kinh tế là do cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp kéo dài. Cơ chế này không giải phóng được sức sản xuất, không tạo động

lực khuyến khích người lao động sáng tạo, tăng năng xuất lao động, thậm chí còn
dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc” và tham quyền, tham nhũng trong bộ
máy quan liêu. Điều đó làm cho kinh tế chậm phát triển, ảnh hưởng đến toàn bộ đời
sống nhân dân. Điều đáng nói hơn nữa, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp
không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở cả các lĩnh vực khác như văn hóa, xã hội,
trong đó có văn học. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, cục diện thế giới chia làm
hai phe rõ rệt, một phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, một phe tư bản chủ
nghĩa do Mỹ đứng đầu. Trong hoàn cảnh chính trị thế giới, tâm lý xã hội trong nước
như thế và điều kiện chiến tranh ác liệt, liên tục 30 năm, việc giao lưu văn hóa với
bên ngoài, nhất là phương Tây tư bản bị hạn chế là điều không tránh khỏi. Sự giao
lưu hạn hẹp đó đã ảnh hưởng đến văn học Việt Nam cả trên bình diện lý luận, cả trên
bình diện sáng tác.
Tóm lại, ba nhân tố trên đây đã tác động trực tiếp và ảnh hưởng quyết định
đến đời sống văn học dân tộc giai đoạn 1945 – 1975.
1.1.2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam giai
đoạn 1945–1975:
 1945– 1954:
1945– 1946: Các sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập,
ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh, Ngọn
quốc kì– Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu…)
Từ cuối 1946: Trong giai đoạn này, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến
chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng
6


tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể
hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.
Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Truyện và kí: “Một lần tới thủ đô”, “Trận phố” Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn
“Đôi mắt” và “Nhật kí ở rừng” của Nam Cao, truyện ngắn “Làng” của Kim Lân…),

“Vùng mỏ” của Võ Huy Tâm, “Đất nứớc đứng lên” của Nguyên Ngọc, “Truyện Tây
Bắc” của Tô Hoài,…
+ Thơ: “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, “Bên kia sông Đuống”
của Hoàng Cầm, “Tây Tiên” của Quang Dũng,…
+ Kịch: “Bắc Sơn”, “Những người ở lại” của Nguyễn Huy Tưởng,…)
 1955 – 1964: Nội dung bao trùm của nền văn học lúc này là hình ảnh người
lao động, những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội
với cảm hứng lãng mạn, lạc quan với một số tác phẩm tiêu biểu như: “Sống mãi với
thủ đô”,“Cao điểm cuối cùng”, “Trứớc giờ nổ súng”, “Vợ nhặt”,…
 1965 – 1975: Đây là cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ
trong cả nước với chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng
cách mạng.
+ Văn xuôi: Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã
phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân khắp mọi miền anh
dũng: “Người mẹ cầm súng”, “Rừng xà nu”, “Hòn đất”,“Dấu chân người lính”, “Bão
biển”,…
+ Thơ: Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy
tưởng, chính luận, ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng như Phạm Tiến
Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ
“Ra trận”, “Máu và hoa” của Tố Hữu, “Hoa ngày thường – Chim báo bão “của Chế
Lan Viên,…)

7


1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 19945–1975:
– Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận
mệnh chung của đất nước: Bước ngoặc Cách mạng Tháng Tám khiến cả nước được
cuốn vào một không khí chính trị sôi nổi với niềm vui của những người lần đầu tiên
được làm chủ đất nước mình. Họp đoàn thể. Tập tự vệ. Chào cờ đỏ sao vàng. Hát

“Tiến quân ca”, “Diệt phát xít”. Con người được hâm mộ nhất lúc bấy giờ là người
ở chiến khu về, là cán bộ Việt Minh, chiến sĩ giải phóng quân.
Độc lập tự do vừa giành được chưa bao lâu, giặc Pháp lại trở lại, rồi giặc Mỹ
kéo vào. Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, cái huyệt thần kinh nhạy cảm nhất của
người Việt Nam bị chạm mạnh. Lúc đó Đảng đề ra văn nghệ sĩ phải đứng trên lập
trường kháng chiến, phải tuyên truyền chính trị, cổ vũ chiến đấu, thì những cây bút
chân chính đều thấy là hết sức hợp lý. Và họ nhập cuộc với tinh thần ấy. Nghĩa vụ
công dân là cao cả nhất, thiêng liêng nhất.
Thơ ca từ năm 1945 đến 1975 là những tình cảm công dân, tình cảm chính trị tình
đồng chí, tình đồng bào, tình quân dân, tình với Đảng với Bác Hồ, với Miền Nam
còn trong tay giặc hay miền Bắc xã hội chủ nghĩa v.v… Những tình cảm khác không
phải không được nói đến, nhưng đều được nâng lên thành tình cảm chính trị, được
đánh giá theo tiêu chuẩn chính trị (tình vợ chồng của chị Út Tịch chẳng hạn), hoặc
phải có tác dụng tô đậm thêm, tình cảm chính trị ở người anh hùng (Hòn đất, Sống
như anh v.v…).
Con người của đời sống cũng như trong truyện ký đều được nhìn nhận và đánh
giá chủ yếu ở phẩm chất chính trị. Trước hết phải xác định ta hay địch, bạn hay thù?
Nếu là ta thì trình độ giác ngộ chính trị đến mức nào? Người anh hùng hay con người
mới có nghĩa là người giác ngộ lý tưởng chính trị cao nhất. Trong truyện ngắn, tiểu
thuyết, có một hình tượng trở thành mô típ phổ biến: nhân vật người Đảng (A Châu
trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, anh Thế trong “Đất nước đứng lên” của
Nguyên Ngọc, chị Ba Dương trong “Một chuyện chép ở bệnh viện” của Bùi Đức Ái
8


v.v…). Đó là nhân vật cần thiết phải có mặt để nâng sự giác ngộ chính trị của người
anh hùng lên trình độ cao nhất…
Trong giới phê bình văn học chủ yếu tiêu chuẩn chính trị muốn trở thành một tiêu
chuẩn mỹ học cao nhất. Nhiều nhà phê bình coi tiêu chẩn chính trị như tiêu chuẩn
hàng đầu để đánh giá các tác phẩm văn học.

Văn học phục vụ chính trị nên quá trình vận động phát triển hoàn toàn ăn nhịp với
từng bước đi của cách mạng, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi
Cách mạng và cuộc sống mới (1945–1946); cổ vũ kháng chiến, théo sát từng chiến
dịch, biểu dương các chiến công, phục vụ cải cách ruộng đất (1946–1954); ca ngợi
thành tựu khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (hợp tác hoá
nông nghiệp, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa); phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước (1954–1965); cổ vũ cao trào chống Mỹ cứu nước
của toàn dân tộc (1964–1975)
- Nền văn học hướng về đại chúng:
Cách mạng và kháng chiến phải dựa hẳn vào công nông và trước hết nhằm giải phóng
công nông. Cho nên văn học phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu tất phải hướng về
công nông binh. Đây là đối tượng phản ánh, là công chúng văn học, là lực lượng
sáng tác. Đó là phương hướng cơ bản xác định nội dung và hình thức của văn học
giai đoạn 1945–1975.
Có thể nói,trước sự nghiệp to lớn của Cách mạng, trước vai trò vĩ đại của nhân
dân lao động, các nhà văn sẵn sàng từ bỏ nghiệp văn chương cũ như những “đứa con
hoang”, thậm chí những “đứa con tội lỗi” để “lột xác” và làm lại cuộc đời nghệ thuật
mới của mình vì kháng chiến, vì đại chúng công nông. Con người trong sạch nhất,
đang tin cậy nhất và vì thế cũng đáng tự nào nhất là con người xuất thân từ bần cố
nông và giai cấp vô sản.
Tư tưởng nói trên, trong văn học, thường được phát biểu qua hai loại chủ đề
với những dạng cấu tạo hình tượng phổ biến sau:
9


Thứ nhất, phê phán cách nhìn có định kiến sai trái đối với quần chúng bằng
cách, hoặc đối lập những nhân vật có quan điểm khác nhau và đề cao quan điểm
đúng (Đôi mắt của Nam Cao), hoặc mô tả sự chuyển biến của một nhân vật nào đấy
từ chỗ hiểu sai mà xem thường quần chúng, đến chỗ hiểu đúng và khâm phục (nhiều
truyện ngắn “Hoa và thép” của Bùi Hiển, “Mẫn và tôi” của Phan Tứ, “Mảnh trăng

cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu,…)
Thứ hai, trực tiếp ca ngợi quần chúng, hoặc bằng cách xây dựng hình tượng
đám đông sôi động của công nhân, nông dân, bộ đội, dân công… đầy khí thế và sức
mạnh (“Kí sự” của Trần Đăng, “Đuốc dân công tiếp vận” của Nguyễn Tuân, “Xung
kích”, “Vỡ bờ” của Nguyễn Đình Thi); hoặc xây dựng những nhân vật anh hùng kết
tinh những phẩm chất cao đẹp của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc (“Đất nước
đứng lên”, “Rừng xà nu” của Nguyên Ngọc, “Người mẹ cầm súng”, “Những đứa
con trong gia đình” của Nguyễn Thi, “Hòn đất” của Anh Đức,…)
Đại chúng công nông binh, như đã nói không phải chỉ là đối tượng phản ánh,
ngợi ca của văn học mà còn là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho nó. Đảng rất
chú ý phát động phong trào văn nghệ quần chúng để từ đấy phát hiện và bồi dưỡng
những cây bút nổi lên từ các phong trào ấy, đặc biệt là trong quân đội.
– Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
Khuynh hướng sử thi là những tình cảm, cảm xúc tự hào , ngợi ca của tác giả
về những vấn đề lớn lao quyết định vận mệnh chung của cộng đồng. Đây là cảm
hứng chi phối mạnh mẽ đến các sáng tác của các thi nhân trong thời kỳ kháng chiến,
đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sử thi thì mang ý nghĩa lịch sử còn cảm
hứng lãng mạn lại mang nội dung trữ tình sôi nổi, dạt dào và hướng về lý tưởng,
hướng về tương lai.
Cảm hứng lãng mạn đó là cách nhìn thế giới mang đậm dấu ấn chủ quan, đầy
mơ ước.Có khi đó là sự mơ ước bay bổng hướng tới cái chưa có trong thực tế bằng
niềm tin,sự lạc quan. Văn học 1945–1975 đã thể hiện những cảm xúc lãng mạn tích
10


cực đó. Hiện thực chiến tranh khốc liệt, phải đương đầu với hai kẻ thù hùng
mạnh,một nửa đất nước tiến lên con đường Chủ nghĩa xã hội từ đôi tay trắng, phải
"Dọn tí phân rơi nhặt từng mẩu lá" để "dựng cơ đồ" (Tố Hữu).
Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được biểu hiện ở các phương
diện sau:

Thứ nhất, cảm hứng sử thi trong việc lựa chọn đề tài, chủ đề và tư tưởng tác
phẩm. Tác phẩm thường đề cập đến những vấn đề chung của cộng đồng, của xã hội,
của đất nước. Ví như cuộc đối đầu quyết liệt của đồng bào Tây Nguyên với Đế quốc
và tay sai trong truyện ngắn “Rừng xà nu”. Các tác phẩm mang cảm hứng sử thi luôn
lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thắng lợi vẻ vang của
dân tộc.
Thứ hai là trong việc xây dựng hình tượng. Các nhân vật, hình tượng trong
các tác phẩm mang cả hứng sử thi, dù là những con người bình dị, thuộc nhiều tầng
lớp, lứa tuổi, thành phần dân tộc... đều mang trong mình những phẩm chất anh hùng,
thể hiện tầm vóc lớn lao, kết tụ sức mạnh, ý chí chung của cả cộng đồng. Đó là những
Tnú, cụ Mết và dân làng Xô man, là hình ảnh đoàn quân hừng hực khí thế trong
“Việt Bắc”: "Những đường Việt Bắc của ta...Đèn pha bật sáng như ngày mai lên".
Cảm hứng chủ đạo khi xây dựng những hình tượng, nhân vật này là cảm hứng khẳng
định, ngợi ca, tự hào... thường kết hợp với thủ pháp cường điệu hóa.Các nhân vật
thường được đặt trong bối cảnh không gian rộng lớn, kì vĩ để tôn nổi tấm vóc của
nhân vật...
Tiếp nữa là thể hiện thông qua một số thủ pháp nghệ thuật.Các thủ pháp nghệ
thuật thường được tác giả sử dụng là thủ pháp cường điệu, so sánh nhằm khắc họa
nổi bật hình ảnh những nhân vật tượng trưng cho phẩm chất cao đẹp và ý chí, khát
vọng của cả cộng đồng. Trong truyện “Rừng xà nu”, cách tổ chức kết cấu kiểu truyện
trong truyện, đầu cuối tương ứng (kết cấu vòng tròn) cũng góp phần chuyển tải tư
tưởng và cảm hứng sử thi của tác phẩm.
11


Văn học gắn liền với khuynh hướng sử thi, tập trung phản ánh không khí hồ
hởi, vui sướng khi đất nước giành độc lập và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Văn học gắn bó với cuộc sống kháng chiến. Cho nên mới có những lời mừng vui:
"Mẹ ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng
Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn

Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
Người đông như kiến, súng đầy như củi"
( “Dọn về làng”- Nông Quốc Chấn)
Hơn nửa văn học còn ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong
bước đầu xây dựng Xã hội chủ nghĩa với cảm hứng lãng mạn. Đó là sự đổi đời của
con người, miêu tả sự biến đổi số phận và tính cách nhân vật trong môi trường xã
hội mới qua bài thơ "Đất nước":
"Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa"
(“Đất nước”– Nguyễn Đình Thi)
Khuynh hướng sử thi giai đoạn này là khuynh hướng vươn tới những cái lớn
lao, phi thường qua những hình ảnh tráng lệ. Ở Tố Hữu, cái tôi trữ tình ban đầu là
cái tôi chiến sĩ, về sau là cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân dân Đảng và đất nước.

12


Tuy đứng giữa thực tại đầy đau khổ, mất mát, đau thương nhưng tâm hồn họ luôn
hướng về tương lai, về lí tưởng.
"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai".
(“Theo chân Bác”– Tố Hữu)

Đối tượng thể hiện chủ yếu trong thơ Tố Hữu là những sự kiện lớn của dân
tộc, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tình chất toàn dân, những biến cố quan trọng
tác động đến vận mệnh dân tộc cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử dân
tộc, là vận mệnh của cộng đồng. Các nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất tiêu
biểu cho dân tộc: anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân, người mẹ Việt Nam anh
hùng....
Sống giữa chiến tranh khốc liệt,luôn phải đối mặt với hy sinh mất mát song
những người chiến sĩ vẫn ngời sáng phẩm chất anh hùng cách mạng,họ tuyệt đối tin
tưởng vào thắng lợi của cách mạng và tìm thấy niềm vui,sự lạc quan từ chính thực
tại cuộc sống như nhà văn Anh Đức đã nói:"nơi dòng đời chảy xiết, nơi máu đổ, nơi
tình huống khó khăn gian khổ nhưng lại là nơi có thể viết nên những trang đẹp nhất".
Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm
nhuần tinh thần lạc quan và đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong
quá trình vận động và phát triển của cách mạng. Suốt ba mươi năm văn họcluôn là
tiếng kèn xung trận, tiếng trống thúc quân góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang
của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước.
1.2.

GIỚI THIỆU NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN:

1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp:
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920
(tức ngày 9 tháng 9 năm Canh Thân) tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện
nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê
13


hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn
của nhà thơ.Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế

Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời
tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở
nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách
Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Sinh ra ở vùng đất Hoan Châu nên được cha mẹ đặt tên là Phan Ngọc Hoan.
Nhưng vùng đất gắn bó với nhà thơ nhất lại là Bình Định. Thành Đồ Bàn xưa được
Chế Lan Viên xem là quê hương thứ hai của mình. Bởi ngay từ khi 7 tuổi, cậu bé
Hoan đã theo gia đình vào Bình Định và từ đó đã gắn bó với vùng đất ấy suốt cả thời
gian cấp sách đến trường. Bình Định cũng là nơi mà Chế Lan Viên bắt đầu làm thơ
và bắt đầu tham gia Cách mạng tháng Tám. Có lẽ vì vậy mà trong một lần trả lời
phỏng vấn của một người bạn Đức, Chế Lan Viên nói rằng: “Quê tôi là nơi có nhiều
tháp Chàm, gần bể.”
Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo
rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết
luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.
Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy
Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào
Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết
thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển
dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn–đường 9
(Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ
năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung
ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn
nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban
14


thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa – giáo dục của quốc hội.

Từ năm 1959 đến năm 1963, trong thời gian làm biên tập báo Văn học, phụ trách
chuyên mục Nói chuyện văn thơ, trả lời bạn đọc, ông ký bút danh Chàng Văn. Năm
1961, Nhà xuất bản Văn học đã cho xuất bản hai tập Vào nghề và Nói chuyện văn
thơ của tác giả Chàng Văn.
Trong mục “Nụ cười xuân” trên báo Văn học, Chế Lan Viên có hai bài viết
ngắn là “Ngô bói Kiều” và “Lý luận Đờ Gôn ký tên Oanh” (tức Hoan).
Cái bút danh Chế Lan Viên gắn bó với đời thơ của thi sĩ có vẻ như một sự ngẫu
nhiên. Họ Chế được Hàn Mặc Tử đặt khi viết bài Thi sĩ Chàm tặng Chế Bồng Hoan,
chữ Lan Viên là lấy tên người bạn xưa của Yến Lan và ấn tượng vườn lan nhiều hoa
nhà bạn (có thể hiểu tác giả tự nhận mình là bông hoa lan trong khu vườn nhà họ
Chế – dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm ở nước Chiêm Thành xưa). Bút danh Chế
Lan Viên đã theo nhà thơ suốt sự nghiệp sáng tác của mình, làm nên tên tuổi của nhà
thơ ở cả hai thời đại: nổi tiếng trước cách mạng và sau cách mạng càng trưởng thành
hơn. Ngoài ra, trong bài giới thiệu tập tiểu luận Những bước đường tư tưởng của tôi
của Xuân Diệu, đăng trên báo Văn học tháng 9 năm 1958, ông ký bút danh Thạch
Hãn (tên một con sông tỉnh Quảng Trị quê ông). Nhiều bài báo in trên báo Thống
Nhất, xuất bản ở Hà Nội trước tháng 5 năm 1975, ông cũng ký bằng bút danh này.
Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm
1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí
Minh vì bệnh phổi nặng, thọ 69 tuổi. Ấy thế mà, con đường thơ của ông vẫn được
tiếp tục. Người bạn đời của ông – nhà văn Vũ Thị Thường và con gái thứ hai của
ông – nhà văn Phan Thị Vàng Anh đã tập hợp những bài thơ chưa công bố của nhà
thơ làm thành ba tập Di cảo và cho xuất bản trong các năm 1992, 1993,1994. Những
băn khoan, day dứt về cái “tôi” thi sĩ, về nghề thơ, về bản ngã trong Di cảo thơ càng

15


cho phép chúng ta nhìn nhận rõ hơn chân dung một con người đã suốt đời “trận mạc
với thơ ca” như cách nói của Trúc Thông.

Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật (1996). Ông có người con gái là bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà
văn nổi tiếng.
Các tác phẩm chính:
 Thơ
 Điêu tàn (1937)
 Gửi các anh (1954)
 Ánh sáng và phù sa (1960)
 Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967)
 Những bài thơ đánh giặc (1972)
 Đối thoại mới (1973)
 Ngày vĩ đại (1976)
 Hoa trước lăng Người (1976)
 Dải đất vùng trời (1976)
 Hái theo mùa (1977)
 Hoa trên đá (1984)
 Tuyển tập thơ Chế Lan Viên (tập I, 1985; tập II, 1990)
 Ta gửi cho mình (1986)
 Di cảo thơ I, II, III (1992, 1993, 1995)
 Tuyển tập thơ chọn lọc
 Văn
Vàng sao (1942)
 Thăm Trung Quốc (bút ký, 1963)
 Những ngày nổi giận (bút ký, 1966)
16


 Bác về quê ta (tạp văn, 1972)
 Giờ của đô thành (bút ký, 1977)
 Nàng tiên trên mặt đất (1985)

 Tiểu luận phê bình
 Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952)
 Nói chuyện thơ văn (1960)
 Vào nghề (1962)
 Phê bình văn học (1962)
 Suy nghĩ và bình luận (1971)
 Bay theo đường bay dân tộc đang bay (1976
 Nghĩ cạnh dòng thơ (1981)
 Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981)
 Ngoại vi thơ (1987)
 Nàng và tôi (1992)
1.2.2. Quan niệm và phong cách sáng tác của Chế Lan Viên:
1.1.2.1. Quan niệm về thơ của Chế Lan Viên
Quan niệm về thơ của Chế Lan Viên được thể hiện ở các bài viết, bài nói
chuyện, đặc biệt là trong rất nhiều bài thơ. Ông là nhà thơ luôn có sự tìm tòi, khám
phá và sáng tạo. Ông luôn biết kế thừa, phát huy những tinh hoa của nền văn chương
và nhân loại để mang lại cho tác phẩm của mình một vẻ đẹp riêng. Ông có sự nhận
thức sâu sắc về chức năng của văn chương và sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ
sĩ đối với cuộc sống.
Ông quan niệm sáng tạo thơ là một nghề cao quý trong xã hội, nhà thơ phải
có vị trí, sứ mệnh cao cả đối với đời. Nghề thơ không phải ai cũng làm được, bởi
nhà thơ phải có hồn thi sĩ. Nhà thơ không chỉ biết tin yêu cuộc đời, có khát vọng
vươn tới cái chân, thiện, mỹ của cuộc sống mà còn phải thật sự khổ luyện để vượt
17


lên tất cả. Nhà thơ cần phải nhìn, nghe và suy ngẫm để góp phần lý giải, khám phá
những vấn đề trong đời sống. Nghề thơ đòi hỏi nhà thơ phải có tài năng thơ mới có
thể cảm nhận, khám phá, thể hiện cuộc sống một cách tinh tế, nhạy bén. Ông đòi hỏi
thợ thơ phải nắm bắt được một số kỉ thuật và phương pháp cần thiết cho việc sáng

tạo thơ. Ông cho rằng: Làm thơ là tạo ra một hành tinh thứ hai bằng ngôn ngữ, và
ngôn ngữ trong thơ có lúc mộc mạc, hồn nhiên, nhưng lại có lúc mang vẻ đẹp kì diệu
lạ thường.
1.1.2.2 Phong cách sáng tác thơ của Chế Lan Viên
Phong cách thơ Chế Lan Viên trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với
những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ, thậm chí, có một thời gian dài
dường như im lặng (1945 – 1958).
- Trước cách mạng tháng Tám đề tài ông hướng đến đó là trường thơ loạn, thơ
Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa “trường thơ loạn”: kinh dị, thần bí, bế tắc
của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm.
- Sau cách mạng tháng Tám: thơ ông đã đến với cuộc sống và đất nước, thấm
nhuần ánh sáng của cách mạng, và có những đổi thay rõ rệt. Trong thời kì 1960 –
1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận,
đậm tính thời sự. Sau chiến tranh, thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và
những trăn trở của cái “tôi” trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống.
1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NHÀ THƠ CHẾ LAN
VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN VĂN HỌC 1945–1975
1.3.1 Những đóng góp của nhà thơ chế lan viên trong giai đoạn văn học 1945–
1975:
Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn, một nhà văn hóa tiêu biểu – mà cuộc đời và
sự nghiệp thi ca gắn bó chặt chẽ với đời sống dân tộc và sự nghiệp cách mạng. Các
sáng tác thơ và trước tác phê bình, tiểu luận trên nhiều phạm vi của ông có ảnh hưởng
rộng rãi và có tác động tích cực đến đời sống văn học và văn hóa Việt Nam hiện đại
18


nhưng đóng góp nổi bật nhất có lẽ vẫn ở mảng thơ ca. Luôn sống hết mình với thời
đại, Chế Lan Viên chính là người ca sĩ hào hùng hàng đầu của một thời lịch sử. Tiếng
thơ của ông thật xứng đáng là tiếng nói nhân danh dân tộc, cách mạng và chân lý
còn vang vọng mãi với thời gian.

Con đường thơ của Chế Lan Viên được mệnh danh là một cuộc hành trình đi
từ những tháp ngà thi ca mang cái tôi u sầu dấn thân mạnh mẽ để bước tới quảng
trường xã hội nhân quần, “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”. Bản thân
nhà thơ đã vượt thoát cái thế giới huyền bí, có những “ma hời sờ soạng dắt nhau đi”
để nhận ra cuộc đời hiện hữu, có thực của nhân dân. Cuộc tìm đường ấy đầy nhọc
nhằn và dũng cảm như nhà thơ tự bạch: “đi xa về hóa chậm/ biết bao là nhiêu khê”.
Ánh sáng của cách mạng đến đã thay da đổi thit, đổi hồn thơ của cả đội ngũ các văn
nghệ sĩ, tất cả cùng đi trên một chuyến tàu hướng về cuộc sống mới. Chế Lan Viên
cũng không ngoại lệ, ông đã mạnh dạn dấn thân bước lên những toa tàu đi đầu. Phải
nói con người và hồn thơ của ông đã qua những cơn đau đớn để lột xác để thay da
đổi thịt đầy sức sống và khỏe khoắn. Do đó đóng góp lớn nhất của thơ Chế Lan Viên
ở giai đoạn này thơ mang khuynh hướng chính trị nổi bật bao trùm lên sáng tác với:
hình tượng con người thời đại mới, hình tượng vẹn toàn vẹn về vị lãnh tụ kính mến
Hồ Chí Minh và đặc biệt nổi bật là hình tượng tổ quốc… và tất cả những đóng góp
đó đều được thể hiện qua từng tập thơ sáng tác trong giai đoạn 1945– 1975.
“Ánh sáng và phù sa” là dấu ấn rõ rệt về sự sống lại của một hồn thơ trong chế độ
mới. Cuộc lên đường đầy hứng thú và hào hùng. Qua tập thơ Chế Lan Viên nhanh
chóng đi vào đội ngũ những người mở đường mạnh mẽ, táo bạo, tạo ra một thời đại
thi ca mới cách mạng.
Đặc biệt các tác phẩm những năm chống Mỹ đã nâng nhà thơ lên một tầm cao
mới. Với những nỗ lực đổi mới và sáng tạo nghệ thuật, Chế Lan Viên đã vượt lên
tuyến đầu, trở thành một trong những người dẫn đường xuất sắc cho thi ca đương

19


thời. Đó là hành trình mở đường và dẫn đường bền bỉ, quả cảm và sáng tạo của nhà
văn – chiến sĩ cách mạng, một hành trình vẻ vang rất đáng tự hào.
Ba mươi năm ( 1945 – 1975) là một cuộc thử thách gay go, quyết liệt để bảo
vệ nền độc lập, thống nhất. Đây cũng chính là thời kỳ mà Dân tộc nhịp bước cùng

Thời đại. Đồng thời, thời đại mới cũng tạo nên nhân cách cao đẹp cho văn nghệ sĩ
và chắp cánh ước mơ sáng tạo của họ.Chế Lan Viên đã trở thành một nhân cách lớn
mang tầm vóc vượt trội trong hoàn cảnh lịch sử thời đại.
“Hoa trước lăng Người” gồm một số bài thơ viết về Bác từ 1954 – 1976, là
tiếng thơ xuất sắc, rất tiêu biểu như một thể tụng ca mới cách mạng sáng tạo của Chế
Lan Viên.
Đó là một số tập thơ rất nổi bật và đánh đấu mốc cho sự nghiệp của Chế Lan
Viên cũng như đóng góp rất lớn cho nền thi ca giai đoạn 1945– 1975.
Ngoài ra, một đóng góp rất lớn của Chế Lan Viên đó là vẽ nên chân dung chân
thực về Bác. Chế Lan Viên được mệnh danh là một trong những người xây dựng
thành công nhất hình tượng toàn vẹn tuyệt vời Hồ Chí Minh – một con người đã trở
thành huyền thoại của nhân loại .
Chế Lan Viên đã quan sát, chiêm nghiệm lãnh tụ ở mọi vị thế, tư cách để tìm ra
những nét phẩm cách đặc trưng ở rất rất nhiều bài thơ của mình, tiêu biểu là“Người
đi tìm hình của Nước”:
“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
20


Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương…”
Tổ quốc là hình tượng nổi bật và bao trùm trong thơ Chế Lan Viên. Hình
tượng ấy thường được vẽ nên bằng cảnh tượng mỹ lệ, kỳ vỹ và hào hùng: “Buổi đất
nước của Hùng Vương có Đảng”. Vẻ đẹp của tổ quốc được Chế Lan Viên dành hẳn
một bài thơ để thỏa lòng ngơi ca “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”. Tổ quốc

trong lòng Chế Lan Viên ánh lên vẻ đẹp của sự độc lập, tự do, tự mình lớn mạnh:
“Như Hồng Lĩnh tự mình xây núi lớn
Cửu Long dài đảm nhiệm lấy phù sa”
(Con mắt Bạch Đằng – Con mắt Đống Đa).
Nổi lên trên bình diện cuộc kháng chiến chống Mỹ thần thánh là hình ảnh
nhân dân anh hùng, chiến sĩ anh hùng. Thơ mang khuynh hướng chính trị nổi bật và
bao trùm sáng tác. Đó là thơ lấy cảm hứng sáng tạo trực tiếp từ những sự kiện chính
trị, đặc biệt là nổi lên trong thời đánh Mỹ. Chế Lan Viên cũng đã cho ta thấy được
lý tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” ngời sáng qua những dòng thơ. Chủ
nghĩa anh hùng như một hào khí mới của dân tộc trong thời đại:
Lịch sử“gọi “có mặt” thì Việt Nam có mặt”
(Đường sáng tuyệt vời).
Lý tưởng chiến đấu rực sáng trong mỗi hồn người:
“Ta xé mình ra ngang dọc chiến hào
Cho Tổ quốc liền sông núi vạn đời sau”.
Người lính đánh giặc không chút phân vân. Lòng quả cảm hy sinh bất chấp cả
vũ khí hạt nhân:
“Thần chiến thắng, là những người áo vải
Những binh nhất, binh nhì mười tám tuổi”.
Thơ Chế Lan Viên một thời đã làm biểu hiện hình ảnh sáng đẹp của Tổ quốc
Việt Nam đồng thời với gương mặt và tâm hồn của Con người Việt Nam trong thời
kỳ lịch sử mới: “Nay nhân loại gọi và ta nghe thời đại gọi”.
21


Thơ Chế Lan Viên như vượt qua thời gian, đã thể hiện được chân thật bộ mặt
tinh thần con người Việt Nam yêu thương và chiến đấu một thời cho mãi mãi. Chế
Lan Viên là một ngọn cờ cách tân của thơ ca hiện đại Việt Nam. Cuộc đấu tranh,
vận động tự thân của Chế Lan Viên là một quá trình đầy quả cảm. Khi đã tìm được
hướng đi đúng đắn rồi, nhà thơ bước hẳn vào quỹ đạo nghệ thuật mới và trang bị cho

mình những quan niệm mới như vũ khí hiệu nghiệm để vào cuộc đấu tranh cho thắng
lợi nghệ thuật cách mạng.
Nhìn chung lại, có thể ghi nhận công lao và vai trò Chế Lan Viên cho nền thi
ca trong giai đoạn 1945– 1975 trên một số phương diện nổi trội như: khuynh hướng
trữ tình chính trị – trữ tình công dân ngày càng trở nên phổ biến là do có đóng góp
tích cực của Chế Lan Viên. Khuynh hướng chính luận, triết luận đặc biệt nổi bật thời
chống Mỹ là công lao dẫn đầu của nhà thơ trí tuệ giàu suy tưởng.Thêm nữa, sự
nghiệp thơ còn gắn liền với văn trước tác nghiên cứu, lý luận, phê bình đã khẳng
định vị trí chắc chắn của nhà thơ lớn trong lịch sử văn học dân tộc.
Chế Lan Viên là nhà thơ tiêu biểu của thế kỷ – thế kỷ XX bi tráng, anh dũng
của dân tộc cũng là nhà thơ của những thế kỷ tương lai.
1.3.2. Điểm nổi bật của nhà thơ chế lan viên trong giai đoạn văn học 1945–1975:
“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ tứ thiệt đều có một dạng vân chữ”
(Lê Đạt)
Quan niệm về điểm riêng, điểm nổi bật của các nhà thơ văn chương đã được
đề cao và bàn luận từ lâu trong văn học dân tộc. Và với nhà thơ Chế Lan Viên thì có
lẽ điều làm cho thơ ông trong giai đoạn 1945– 1975 trở nên thật sự nổi bật đó là sự
chuyển mình đầy ấn tượng và mạnh mẽ trong phong cách sáng tác so với thời kì
trước. Có thể nhận định về sự vận động trong thơ ông không phải là một sự chuyển
đổi nhẹ nhàng, chậm rãi, từng ít một mà là một sự đổi thay tuôn trào, mạnh mẽ. Nói

22


một cách thậm xưng, cách mạng là chất xúc tác mạnh mẽ cho nhà thơ trải qua một
cuộc lột xác.
Đầu tiên phải nói đến là sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan
ViênTheo dõi quá trình sáng tác trong đời thơ Chế Lan Viên đến 1975, có thể phân
chia theo hai mốc thời gian trên đại thể như sau: Cái tôi trữ tình trong thơ trước Cách

mạng Tháng 8 và Cái tôi trữ tình trong thơ giai đoạn 1945 – 1975.
Trước cách mạng là một tâm hồn thơ ảm đạm u sầu, luôn vấn vương hoài niệm
về thời xưa cũ, với những hình tượng đến rợn người (óc phọt, đầu lâu, xương sọ,máu
trào, xương vỡ, từ yêu ma, quỷ quái…), với những nổi buồn, với giọt lệ và cái chết:
“Khi cây chết, ta làm chim bơ vơ
Khi không gian đã hết những đợi chờ
Khi trưa xuống khóc trên lòng sông bể
Ta muốn ta mai sau là hạt lệ
Khóc trên lòng hậu thế cũng đau thương.”
( Khi cây chết)
Sau năm 1945 đến 1975 Chế Lan Viên đã tự xây dựng được cái tôi công dân
– tức cái tôi trữ tình yêu nước. Sự chuyển biến này cũng mang dấu ấn riêng của nhà
thơ –thực chất mang tính cách mạng rất quyết liệt. Cái tôi ca hát về cuộc sống mới,
cuộc sống có Đảng, có nhân dân, có lãnh tụ kính yêu, có tổ quốc tươi đẹp đầy hào
hùng:
“Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
– Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn,
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc.
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...
23


Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả…”
(“Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”)
Kèm theo sự vận động của cái tôi trữ tình thì giọng điệu thơ cũng có sự vận
động, chuyển biến rõ rệt. Rất khó để có thể khái quát và định danh một giọng điệu
chung cho một thời kỳ sáng tác trải dài và đầy biến động phức tạp.Tuy nhiên với thơ

ca của Chế Lan Viên ta có thể thấy so với thời kì đầu một giọng điệu sầu hận, kinh
hoàng, gay gắt thì ở giai đoạn sau( 1945– 1975) là một giọng điệu khác hẳn: giọng
điệu oai nghiêm, tha thiết, hào sảng. Ta chứng kiến những giọng điệu say sưa, hào
hứng, hoà hợp trong: Tiếng chim, Tiếng hát con tàu,... Tuy nhiên, giọng điệu trong
thơ Chế Lan Viên chỉ thực sự cất cao từ Hoa ngày thường Chim báo bão. Ngay lập
tức, nó đã trở thành giọng điệu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ sử thi một thời: một
giọng điệu tha thiết, trang nghiêm, hào sảng.
Chất giọng mới này là của con người gắn bó với cuộc sống hiện tại trong niềm
vui giữa muôn người. Cái tôi từ chỉ hướng nội trong thế giới tưởng tượng của riêng
mình đã chuyển sang hướng ngoại với đất nước, với cuộc đời chung rộng lớn, tạo
nên giọng đa thanh trong thơ Chế Lan Viên, kể cả màu sắc và triết lý nhân sinh mới:
"Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương".
Cũng viết về đất nước đổi mới, cũng viết về những điều tươi đẹp của tổ quốc,
cũng hào sảng mảnh liệt, cũng là một nhà thi sĩ– chiến sĩ nhưng ở Chế Lan Viên có
điểm đặt biệt so với các nhà thơ khác đó là sự sống dậy mạnh mẽ. Tố Hữu một cây
bút chuyên dõi theo những bước đi của lịch sử và đã có những bài ca nức lòng về tổ
quốc nhưng đó là một mạch đường xuyên suốt. Còn Chế Lan Viên đã có quảng thời
gian đi lạc trong những mê cung huyền bí và giờ đây khi được trở về, khi tìm đúng
đường thì sức sống ấy mạnh mẽ hơn bao giờ hết, giọng điệu càng có chút gì ăn năn
hối hận về một thời đã qua thì lại càng thêm say đắm ở chặng đường thơ kế tiếp–
chặng thơ 1945– 1975. Cái tôi khép kín đã bung ra, hướng thẳng vào những vấn đề
trọng tâm của dân tộc và thời đại. Đã có sự hòa hợp hai con người riêng – chung
24


trong tâm hồn thơ. Thơ Chế Lan Viên đã vượt lên nhiều thơ đương thời chính vì đã
có sự cân bằng cần thiết của cả tình cảm và lý trí, giữa cái rực lửa và cái tươi xanh.
Hồn thơ phong phú Chế Lan Viên đã nhập vào cơn bão lớn của thời cuộc. Tuy nhiên,
hồn thơ ấy cũng rung động thiết tha sâu đằm với đời thường, với vẻ đẹp của thiên
nhiên và tình người. Quan niệm thơ của ông cũng là ước nguyện chính đáng: thơ

phải vừa là hầm chông giết giặc, lại vừa là cành hoa mát mắt cho đời. Có những xúc
động trong tình cảm gia đình, tình yêu đằm thắm, thủy chung, thiết tha, xao xuyến,
thâm trầm trên những dòng thơ. Hùng ca phải xen lẫn với tình ca, vừa trí tuệ vừa trữ
tình, tỉnh táo mà mê say…Đó là lý do dấu ấn của ông để lại rất mạnh mẽ ở giai đoạn
này, nhắc đến giai đoạn này thì không thể không nhắc đến Chế Lan Viên.

25


×