Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.23 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TPHCM



VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ 1945 ĐẾN NAY

1


NHÓM 10

TÁC GIẢ: NGUYỄN NGỌC TƯ
ĐỀ TÀI:

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT CHUNG..........................................................................................2
1. Văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay............................................2
1.1. Nguyên nhân hình thành văn học Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay......2
1.2. Đặc điểm văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay......................4
2


2. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư...................................................................................5
2.1. Cuộc đời tác giả Nguyễn Ngọc Tư...............................................................5
2.2 Sự nghiệp sáng tác.........................................................................................6
2.3. Đặc điểm sáng tác........................................................................................7


2.4. Những đóng góp trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư so với nền văn
học Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay................................................................7
II. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư........................................8
1. Lí luận về thế giới nhân vật................................................................................8
2. Các kiểu nhân vật trong truện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.......................................9
2.1. Kiểu nhân vật tìm kiếm................................................................................9
2.2. Kiểu nhân vật sám hối................................................................................13
2.3. Kiểu nhân vật lưu lạc.................................................................................17
2.4 Kiểu nhân vật cô đơn.................................................................................21
2.5 Kiểu nhân vật nghèo khổ, bất hạnh............................................................26
3. Những nét mới trong thế giới nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư so với các tác
giả cùng giai đoạn.................................................................................................30
III. TỔNG KẾT.......................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................34

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN NGỌC TƯ

3


I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay
1.1. Nguyên nhân hình thành văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến
nay
Đất nước Việt Nam sau bao năm thăng trầm trong khói lửa, nay cũng đã
giành được độc lập tự do, từng bước vươn vai cùng anh em năm châu trên thế giới.
Không còn chiến tranh, không còn máu và nước mắt, nhân dân Việt Nam tiến hành
công cuộc xây dựng Tổ quốc. Người dân Việt Nam làm chủ đất nước Việt Nam,
làm chủ được cuộc sống cá nhân. Từ vấn đề lo cái ăn cái mặc từng ngày, ngày nay

với sự phát triển của xã hội, kinh tế, con người dần đi đến hoàn thiện nâng cao nhu
cầu đời sống cá nhân hơn. Từ đó, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ được tự do
phát triển, họ không còn bị gò bó bởi chế độ phong kiến hà khắc hay chiến tranh
dày vò. Cái nhìn của nhà văn khi phản ánh hiện thực không còn bị giới hạn bởi ý
thức cộng đồng mà phụ thuộc vào ý thức của chính bản thân người nghệ sĩ. Nếu
như giai đoạn trước, ý thức cộng đồng, con người cộng đồng là trung tâm của xã
hội, thì nay ý thức cá nhân, con người cá nhân chiếm vị trí trung tâm. Khi đó, con
người cá nhân có nhu cầu biểu đạt bản thân mình với tất cả sự tận độ và thành thực
nhất.
Sau khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới kéo dài suốt 15 năm, ngoài sự thành
công về hàng loạt lĩnh vực thì vẫn còn tồn động những hạn chế khó khăn. Cuối
những năm 70 của thế kỉ trước, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo kiểu kế hoạch
hóa tập trung và cùng với cơ chế quan liêu bao cấp đã bắt đầu bộc lộ bất cập, tác
động tiêu cực đến sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và đời sống xã hội. Lạm phát
gia tăng, dẫn đến sự khủng hoảng cùng với cuộc tổng điều chỉnh giá – lương – tiền
năm 1985 nên nền kinh tế càng khó khăn hơn. Tiền phát hành ra không đủ phục vụ
lưu thông, các xí nghiêp, nhà máy không có vốn lưu động, không có tiền trả lương
cho công nhân. Chính bối cảnh xã hội bấy giờ đã làm bộc lộ cái tôi cá nhân của
con người hơn bao giờ hết, ý thức xã hội dần độc lập với chính trị, đó là ý thức dân
chủ. Chưa bao giờ, trên quy mô thể chế xã hội và ở các cá nhân riêng lẻ, nhu cầu
xây dựng và thực thi tinh thần dân chủ lại trở nên thường trực và mạnh mẽ đến
vậy. Tạo điều kiện cho một thế hệ nhà văn mới được tự do trong sáng tác, bộc lộ
cái tôi, tiếng nói cá nhân, khát khao và nguyện vọng tâm tư sâu kín của con người.
Văn học phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật.
Văn học trung đại được lưu truyền bởi điều kiện in ấn hạn chế hoặc truyền miệng
trong dân gian, điều đó dẫn đến tình trạng xuất hiện nhiều dị bản, thậm chí có
những tác phẩm đã bị thất truyền. Về sau, khi đã có nhiều cải tiến và phát minh,
điều kiện in ấn và phát hành không còn là vấn đề nhưng cái nhìn xã hội còn gò bó,
con người chưa dám nhìn nhận những gì quá tạo bạo hoặc vượt qua những khuôn
4



phép của lề giáo phong kiến. Nhiều tác phẩm đã ra đời nhưng sẽ mãi phải giấu
mình dưới ánh sáng của văn học, hoặc có những lời văn bị ghẻ lạnh lên án… Thế
nhưng, chúng ta, những con người đang sống ở thế kỉ văn minh, tiến bộ, những
người được đón nhận cuộc sống tự do của hòa bình, hạnh phúc, được sánh vai
cùng các cường quốc và mở mang tri thức ra toàn thế giới. Nhà văn không chỉ gói
gọn trong hai chữ “tri thức”. Với xã hội xưa, chỉ những người có học thức cao mới
có cái quyền cầm bút, thì ngày nay lực lượng sáng tác được đa dạng, phong phú
hơn. Chúng ta được học hỏi những gì tốt đẹp nhất của thế giới và được cống hiến
những gì tốt đẹp nhất cho mọi người. Bắt đầu kỉ nguyên máy tính bùng nổ, mạng
internet được Việt Nam tiếp nhận và ngày càng phát triển. Hiện nay, số lượng
người truy cập internet tại Việt Nam đứng đầu khối các nước Đông Nam Á. Mạng
xã hội và internet đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho rất nhiều người nghệ sĩ nuôi
dưỡng tài năng của mình. Hàng loạt những tác phẩm dưới hình thức tản văn của
Nguyễn Quang Lập, Phạm Ngọc Tiến, Y Ban… ra đời. Không ít những người viết
trẻ đã được in các tác phẩm xuất phát từ hình thức viết trên mạng và họ trở thành
cái tên được rất nhiều người mến mộ. Cái được lớn nhất từ cách viết trên mạng
này là phát huy được bản chất tự do của sáng tạo một cách sâu sắc hơn bao giờ
hết. Cái còn lại phụ thuộc vào tài năng và trách nhiệm của mỗi người viết. Họ có
nơi để phát triển tài năng, đôi khi chỉ đơn thuần là thỏa mãn đam mê. Chính vì vậy
lối viết của họ tự do, phóng khoáng, đề tài rất đa dạng. Họ dùng ngòi bút để miêu
tả những cung bậc cảm xúc của con người, từ những điều giản dị đời thường cho
đến những điều sâu kín nhất.
Là giai đoạn có nội lực và tiềm năng, văn học từ năm 1986 đến nay thu hút sự
quan tâm của rất nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả. Được xem là
giai đoạn văn học đổi mới.
1.2. Đặc điểm văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay
Tiếp nhận nhiều sự đổi mới, đất nước ngày càng đi lên, vạn vật dần dần thay
đổi. Văn học cũng thế, đều thuận theo dòng chảy bất biến của thời đại, từng bước

từng bước chuyển mình. Một giai đoạn văn học mới chớm nở , hình thành và phát
triển, tạo nên những đặc điểm khác biệt để tách mình khỏi những dòng chảy cũ.
Theo Dana Healey, giảng viên tiếng Việt tại trường LonDon từng đánh giá : “Một
trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của nhiều tác phẩm hiện đại là mức độ phê
phán cao đối với cuộc sống thường ngày. Sau nhiều năm ca tụng hiện thực, nhiều
năm ca ngợi và tự ca ngợi, cũng như hô hào một thứ lạc quan phi lý, các nhà văn
bây giờ đã vất bỏ bức tranh lí tưởng hóa hiện thực và đưa ra một cái nhìn điềm
đạm hơn về cuộc sống.”. Nếu trước đây, nhân vật chính của tác phẩm hầu hết là
một người tốt, là nhân vật chính diện. Về sau giai đoạn 1930 -1945, nhiều tác
phẩm ra đời với tiếng nói tố cáo, phản ánh hiện thực. Cuộc sống con người được
lồn trần dưới ngòi bút của Nam Cao, Ngô Tất Tố…. thì đâu đó họ vẫn nghiêng về
5


phía những con người bần cùng, nông dân, và họ lấy những số phận bé nhỏ ấy làm
nhân vật trọng tâm cho tác phẩm của mình. Sau năm 1986, cảm hứng phê phán trở
lại, lúc đầu rải rác ở một vài tác phẩm nhưng về sau dần chiếm ưu thế trên văn
đàn. Cảm hứng chống tiêu cực gợi nên một trào lưu mạnh mẽ, đặc biệt khi nền văn
học sau 1986 đang mang trên mình một trọng trách nặng nề, đó là phải tìm cách
khắc phục những hạn chế của giai đoạn trước để phù hợp với quá trình đổi mới
văn học. Tinh thần dân chủ đã tiếp bước cho đời sống văn hóa của nước ta những
năm sau 1986. Nhu cầu nhận diện đúng khuôn mặt của cuộc sống trở nên bức
thiết. Không có giai đoạn nào như sau năm 1986 quyền được nói thẳng, nói thật lại
cần thiết và có giá trị đến vậy. Tác giả Lê Lựu từng thừa nhận : “Không thể viết
như trước được nữa. Nhiều nhà văn khác bằng tác phẩm của mình đã ngầm lên
tiếng vè một hiện thực đầy nóng bỏng trong thời bình: Ngọn gió màu xanh rêu (Võ
Thị Hảo), Đồng đô la vĩ đại (Lê Minh Khuê), Huyền thoại nông thôn, Những bài
học phố phường (Nguyễn Huy Thiệp)…..
Một đặc điểm nổi bật thứ hai của văn học giai đoạn này là tinh thần phân tích xã
hội và sự chiêm nghiệm lại lịch sử. Những năm sau hòa bình và tiếp theo là phong

trào đổi mới đã tạo cơ sở để các nhà văn nghĩ lại về công việc sáng tác của mình.
Khi mà nhu cầu ghi chép, phản ánh hiện thực không còn cấp bách như những năm
tháng chiến tranh. Cuộc sống lại dần bộc lộ những mặt phức tạp mà những lời giải
thích đơn giản hay công thức không còn thuyết phục nữa. Mỗi người cầm bút cũng
nhận thấy rằng sức nặng của tác phẩm văn học không chỉ nằm ở khối lượng hiện
thực được ghi chép, mà còn phụ thuộc sự nghiền ngẫm của người viết cũng như
chiều sâu tư tưởng mà họ gửi gắm vào trong đó. Trên bối cảnh đó, đã xuất hiện
những tác phẩm không chỉ đơn giản ghi chép sự việc mà còn soi sáng chúng dưới
nhiều góc độ khác nhau.
Nền văn học nào cũng quan tâm đến số phận con người. Song, vấn đề nằm ở chỗ
do hoàn cảnh chiến tranh mấy chục năm, văn học cách mạng chủ yếu nói về cái
chung của giai cấp, của dân tộc, thành ra vấn đề đời thường, số phận riêng của con
người bị chìm đi, thậm chí còn bị xem là một cái gì xa lạ đối với một nền văn học
lành mạnh. Điều này lí giải vì sao khi quay lại với chủ đề này, văn học được đánh
giá như đã có một hành động đổi mới.
Tuy chưa đi vào nghiên cứu một cách sâu rộng các vấn đề thi pháp văn học sau
1986, nhưng có một số biến đổi về mặt biểu đạt giúp chúng ta dễ dàng nhận ra: Sự
suy giảm vai trò cốt truyện, sự đa dạng các hình thức cấu trúc của tác phẩm, tính
chất đa thanh trong nghệ thuật trần thuật, những khám phá về hệ thống nhân vật…
Như vậy tính đối thoại của tự sự đương đại trước các vấn đề hiện thực được mở
rộng và gia tang. Sáng tác văn học đã không còn mang tính tuyên truyền mà là
hoạt động nhận thúc, tự nhận thức, nhà văn không áp đặt cho người đọc tư tưởng
6


có sẵn mà mang đến cho người đọc một bức tranh sinh động gợi cho họ, thảo luận
với họ để họ được tự do suy nghĩ theo cách của mình.
2. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư
2.1. Cuộc đời tác giả Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi,

tỉnh Cà Mau trong một gia đình nông dân. Cô học hết cấp phổ thông cơ sở đã
nghỉ học. Nguyễn Ngọc Tư làm việc tại Hội Văn học Nghệ thuật Cà Mau và
nghị viên Hội đồng nhân dân tại địa phương.
Được cha động viên “Nghĩ gì, viết nấy, viết những gì con đã trải qua”,
Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu viết và tìm được ở đó niềm vui lớn. Các truyện ngắn
đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư viết về tình bạn ở đồng quê, được ba của Nguyễn
Ngọc Tư gửi tạp chí Văn nghệ Bán đảo Cà Mau và đã được đăng.
Tác phẩm đầu tay là tập kí sự “Nỗi niềm sau cơn bão dữ” đã đưa nhà
văn vào nghề văn chính thức với giải ba báo chí toàn quốc năm 1997 và sau đó
là rất nhiều giải thưởng khác. Nguyễn Ngọc Tư chuyên viết truyện ngắn, tiểu
thuyết, viết tùy bút và làm thơ. Sau hơn mười năm cầm bút (tính từ 1997 đến
năm 2009), Nguyễn Ngọc Tư đã có 11 đầu sách được xuất bản. Trong số các tác
phẩm đã in, tập truyện Cánh đồng bất tận được coi là thành công hơn cả. Tính
đến tháng 02 năm 2007, tập truyện Cánh đồng bất tận đã tái bản đến lần thứ 12.
Năm 2007, Nguyễn Ngọc Tư được mời sang Hàn Quốc để nói về Cánh đồng
bất tận và tác phẩm này được dịch ra tiếng Hàn. Tập truyện gây nhiều tranh cãi
“Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư đạt giải thưởng của Hội Nhà văn
Việt Nam năm 2006, được dựng thành phim cùng tên, bởi đạo diễn Nguyễn
Phan Quang Bình năm 2010. Nguyễn Ngọc Tư là hội viên trẻ của Hội Nhà văn
Việt Nam, hiện đang sống và công tác tại Cà Mau.
2.2 Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Ngọc Tư sáng tác rất nhiều, số lượng tác phẩm chính đã xuất bản
lên đến hàng chục ở rất nhiều thể loại: truyện ngắn, tạp văn, tản văn, tạp bút, …
Ngọn đèn không tắt (2000),
Ông ngoại (2001),
Biển người mênh mông (2003),
Giao thừa (tập truyện ngắn, 2003 - tái bản 2012),
Nước chảy mây trôi (tập truyện ngắn và ký, 2004),
Cái nhìn khắc khoải (2005),
Đau gì như thế (truyện ngắn - giải ba cuộc thi truyện ngắn của báo Văn

nghệ (2004-2005),
 Sống chậm thời @ (tản văn, 2006) đồng tác giả với Lê Thiếu Nhơn,








7


 Sầu trên đỉnh Puvan (2007),
 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (tập truyện ngắn (2005),
 Cánh đồng bất tận (tập truyện ngắn, 2005 - được dịch ra tiếng: Anh, Hàn,
Thuỵ Điển),
 Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (tạp bút, 2005),
 Ngày mai của những ngày mai (tạp bút, 2007),
 Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (tập truyện ngắn, 2008),
 Biển của mỗi người (tạp bút, 2008),
 Yêu người ngóng núi (tản văn, 2009),
 Khói trời lộng lẫy (tập truyện ngắn, 2010),
 Gáy người thì lạnh (tản văn, 2012),
 Bánh trái mùa xưa (2012),
 Sông (tiểu thuyết, 2012),
 Chấm (thơ, 2013),
 Đảo (tập truyện ngắn, 2014),
 Trầm tích (tập truyện ngắn, 2014), ra chung với Huệ Minh, Lê Thúy Bảo
Nhi, Thi Nguyễn,

 Đong tấm lòng (hơn 30 tản văn, Nxb Trẻ, 2015),
 Không ai qua sông (tập truyện ngắn, 2016).
2.3. Đặc điểm sáng tác
Nguyễn Ngọc Tư đã tìm cho mình một lối đi riêng, một phong cách
riêng nên để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Cũng như nhiều nhà
văn nữ khác, thế mạnh của Nguyễn Ngọc Tư là nói về nỗi đau, về thân phận
những người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại. Nguyễn Ngọc Tư viết bằng sự
thấu hiểu, cảm thông của một nhà văn nữ. Nguyễn Ngọc Tư luôn viết về thân
phận, nỗi đau, sự bối rối thường trực của con người trước những biến cố của
cuộc đời.
Cho dù viết về lĩnh vực nào thì với Nguyễn Ngọc Tư, điều quan trọng
vẫn là cảm xúc. Cảm xúc thật từ đời sống chỉ có được khi trực tiếp sống, thực
sự hòa nhập với đời sống. Có thể nói, các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư đều
bộc lộ tính cách của con người Nam Bộ: thẳng thắn, bộc trực, quý trọng sự thật
lòng, ghét sự giả dối, nhất là trong tình cảm.
Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút đậm chất Nam bộ. Ngôn ngữ trong
các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu là ngôn ngữ của người dân sống ở
thôn quê, ruộng vườn, bằng cách diễn đạt nôm na dễ đọc, dễ hiểu. Giọng văn
của Nguyễn Ngọc Tư rất dung dị mà sâu lắng, trữ tình nhẹ nhàng, câu văn mềm
mại chan chứa yêu thương…

8


2.4. Những đóng góp trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư so với nền văn
học Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay
Hai tác phẩm rất nổi tiếng của Nguyễn Ngọc Tư là “Ngọn đèn không tắt”
và “Cánh đồng bất tận”. Qua hai tác phẩm này chúng ta có thể coi Nguyễn
Ngọc Tư là một hiện tượng đặc biệt trong làng văn học nước nhà. Năm 2010 bộ
phim “Cánh đồng bất tận”, được chuyển thể từ cuốn truyện cùng tên của nhà

văn Nguyễn Ngọc Tư được công chiếu. Bộ phim đạt doanh thu 17 tỷ, đây là một
con số lớn. Các tác phẩm khác của nhà văn cũng được xuất bản với số lượng lớn
như tập truyện ngắn “Đảo” in 25 000 bản, tiểu thuyết “Sông” in 11.000 bản.
Với những tác phẩm của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã đạt được nhiều giải
thưởng như: Giải I trong Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II, Giải B
ở Hội nhà văn Việt Nam (Tác phẩm Ngọn đèn không tắt); một trong "Mười
nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002"; Giải thưởng Hội nhà văn Việt
Nam năm 2006, giải thưởng Văn học ASEAN năm 2008 (Tác phẩm Cánh đồng
bất tận). Các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được tái bản nhiều lần và được
dịch ra tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Thụy Điển. Qua đó chúng ta thấy được tác
phẩm Nguyễn Ngọc Tư đã đi vào lòng người đọc và tên tuổi nữ nhà văn thực sự
có vị trí đặc biệt trên văn đàn cả nước.
Cái nhìn và cách lí giải về con người theo cách riêng của Nguyễn Ngọc
Tư làm cho nhà văn không thể lẫn với các nhà văn khác. Trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư, những con người luôn đắn đo, suy nghĩ xem làm chuyện ấy
đúng hay sai, có gây tổn hại đến người khác không để từ đó quyết định nên làm
hay không nên làm.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư nổi bật lên ý thức trân trọng, giữ
gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Người đọc đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư không chỉ thấy được những câu chuyện thắm đượm tình người mà còn được
cung cấp nhiều cứ liệu văn hóa rất bổ ích về vùng đất Nam Bộ.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, ta thấy ý thức trân trọng và giữ
gìn truyền thống văn hóa dân tộc còn thể hiện ở điểm nhìn tiếp cận hiện thực
đời sống với thái độ ngợi ca và trân trọng những giá trị văn hóa của người dân
thôn quê. Điều này nếu so với các nhà văn cùng thời và cùng trang lứa hiện nay
như Phong Điệp, Nguyễn Đình Tú, Đỗ Hoàng Diệu,… thì đây chính là cái nhìn
thể hiện cá tính sáng tạo rất độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư.
II. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
1. Lí luận về thế giới nhân vật
Thế giới nhân vật là sự sáng tạo nghệ thuật, là sản phẩm của hoạt động

có ý thức của nhà văn. Thế giới đó không chỉ tồn tại trong tác phẩm văn học
9


mà còn tồn tại trong trí tưởng tượng của độc giả. Nó có thể thống nhất nhưng
không đồng nhất với thực tại.
Nhân vật là sự kết tinh của các mối quan hệ trong đời sống được phản
ánh trong tác phẩm. Nhân vật còn là nơi tập trung mọi giá trị tư tưởng nghệ
thuật, tư tưởng, sáng tạo của nhà văn. Nhân vật văn học rất phong phú, nó có
thể là loài vật, đồ vật…nhưng chủ yếu là con người. Sự thể hiện nhân vật
cũng ở những hình thức rất đa dạng. Dù nhân vật là thế giới loài người hay
loài vật nó đều có vai trò rất quan trọng trong sáng tác của nhà văn, nó làm
nên linh hồn của tác phẩm.
Nhân vật là một yếu tố quan trọng hàng đầu của một tác phẩm văn học,
thông qua nhân vật, nhà văn vừa miêu tả thế giới một cách hình tượng, vừa thể
hiện quan niệm của mình về hiện thực cuộc sống, mối quan hệ giữa các nhân
vật trong mỗi hệ thống đều phản ánh ít nhhiều mối quan hệ giữa con người và
đời sống hiện thực. Tác phẩm văn học không thể không có nhân vật. Bởi nhân
vật là linh hồn của tác phẩm, là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện
thực. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để thể hiện nhận thức về con người
cũng như những quy luật của cuộc sống. Một tác phẩm văn học được đánh giá
là có giá trị, có chiều sâu, có sức sống lâu bền khi tác phẩm ấy khắc họa rõ nét,
chân thực và sinh động hình tượng nhân vật.
Như vậy, nhân vật văn học thể hiện cách hiểu của nhà văn về con
người theo một quan điểm nhất định, là nơi để nhà văn gửi gắm, kí thác
những tâm tư, ước vọng, cùng những vấn đề triết lí nhân sinh. Qua hệ thống
nhân vật, người đọc thấy được tư tưởng nghệ thuật và phong cách nghệ thuật
của nhà văn.
Nhân vật văn học trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư lại là một bức
chân dung con người thật ngoài đời, chị không có ý xây dựng những nhân vật

điển hình, không có ý định tô vẽ, đánh bóng cho nhân vật của mình. Tác phẩm
của Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện theo những cảm nhận về những con người
ở mảnh đất mà chị thương yêu và gắn bó. Trong cách nhìn nhận vấn đề và trong
cách phản ánh số phận con người, văn chương Nguyễn Ngọc Tư hiện lên một
cách mới lạ, sinh động, sáng tạo giữa bối cảnh xã hội hiện đại.
2. Các kiểu nhân vật trong truện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
2.1. Kiểu nhân vật tìm kiếm
Nhân vật kiếm tìm là kiểu nhân vật xuất hiện chủ yếu trong tác phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư. Hành trình kiếm luôn theo kèm là những chuỗi ngày gian nan
vất vả, có những giọt nước mắt, có những nụ cười nhưng cũng có biết bao đau
khổ, thất vọng. Những khao khát về tìm về hạnh phúc, yêu thương của người
phụ nữ, hành trình tìm kiếm cái đẹp, ý nghĩa thực sự của cuộc sống của các

10


nghệ sĩ, hành trình tìm kiếm chính mình, tìm kiếm niềm tin ở cuộc sống… luôn
là nỗi trăn trở của của người cầm bút.
Hạnh phúc là cả một hành trình để các nhân vật thoát khỏi nỗi hiu quạnh
bước đến con đường sám hối, nữ nhà văn đã miêu tả thành công cuộc đấu tranh
tâm lí vô cùng gay go của một người phụ nữ trước một bên là nhân tình, một
bên là gia đình với những người con của mình “Chị hụt hơi, bởi bàn tay nhỏ
nhắn nhiều vết chai của mình vẫn bị nắm lấy, nâng niu.”. Tình yêu tuy cháy
bỏng nhưng lại bị giằng xé bởi tình thân, khiến nó càng thêm mong manh, khiến
lòng chị càng đau đớn, “Nó bao gồm một chuỗi thua cuộc liên tục, mới đầu là
sự choáng váng khi gặp gỡ, ra về, cảm giác thất bại sẽ đau nghiến lòng người
ta, mắc mớ gì mình lại xao động dữ vậy cà, mình đâu có được xao động, mình
đã không còn quyền xao động. Những lần gặp sau, thương nhớ sẽ thít chặt
hơn”. “Người ta thảng thốt, thôi, đừng chờ. Nhưng chính người ta lại chờ, đau
đáu nghĩ về cuộc hẹn, lòng bảo không đi, không thể đi. Nhưng người ta bước

xuống xuồng, bơi đến chỗ đó chỗ đó, nhưng đi một quãng khập khừng, lại muốn
quay về, cắn môi nghĩ, thôi ra nói một câu để mắc công người ta kia chờ. Và
sập bẫy…” chị cũng muốn có một tình yêu, muốn có một hạnh phúc nhưng “
tội cho cái cảnh tận cùng tuyệt vọng của chị… Đàn ông, trong máu có pha chất
vô tâm, mà thằng cha này vô tâm hết chỗ nói, tới mức bi kịch “ơ cá kho” là của
chị (ví dụ vậy, nghi nghi vậy) thì thằng chả cũng không biết cách nào để an ủi
một tấm lòng đau.” (Một chuyện hẹn hò). Người phụ nữ muốn tìm kiếm một
tình yêu, một hạnh phúc không phải sai, nhưng nếu là một người chỉ chăm chăm
vào tình yêu, mà không quan tâm đến cảm xúc, tình cảnh của chị quả là chua
xót. Và cái chết của người phụ nữ như một hành trình mới, hành trình giải thoát
khỏi sự khổ đau.
Tình yêu trong trạng thái kiếm tìm và không bao giờ dừng lại ở giới hạn
của tuổi tác nào. Trong Của ngày đã mất, chúng ta nhìn thấy được tình yêu
cháy bỏng của người giáo sư già với cô sinh viên cách mình năm mươi tuổi. “
Khi ấy tôi đã sáu mươi chín tuổi. Em mới hai mươi hai. Tôi không bao giờ
muốn nhớ điều đó, nhưng đôi kính lão, dáng người héo như chỉ là da bọc lấy
những đốt xương rời, mái tóc đã ngã màu bông lau chín… tất cả những gì
thuộc về tôi đều nhắc nhở, tôi đã quá già”. Những khát khao, yêu thương nồng
cháy, hồi đáp lại như những cơn gió lạnh xót xa lòng. “Tôi gần như không dám
nhìn vào cái cười trong trẻo đó vì sợ mình sẽ nhớ lâu…Và cho em đủ tỉnh táo
để thấy rằng những thanh niên cùng khoa xứng đáng hơn tôi.”. Mong muốn
yêu, tìm kiếm sự rng động cả con tim, nhưng đến phút cuối vị giáo sư già lại
không thể chiến thắng được con tim, ông đã lựa chọn ra đi trong cô đơn, đành
chối bỏ tình yêu của mình. Có những thứ tưởng chừng như trong tầm tay nhưng
rồi chợt tan biến .
11


Hay trong Mộ gió người chị đã cố tạo cho mình một niềm tin theo năm
tháng là thằng em chỉ bỏ đi chơi đâu đó rồi sẽ tìm về. “Nên trưa ấy quá bữa rồi

mà gạo chưa về tới nhà, chị tưởng em còn hóng hớt đâu đó”. Thậm chí “ nhiều
tháng sau đó, khi ba má vẫn vật vã rã rượi, chị vẫn nghĩ em đi chơi đâu đó sẽ
về”
Cũng chính niềm tin ấy mà chị phải sống trong sự cay nghiệt ghẻ lạnh
của ba mẹ “Ba má bắt đầu kêu em về trong những bữa cơm. Có lần chị quên
không dọn dư ra một cái chén, ba bợp tai chị cắm đầu, nói “đã kêu mày coi
chừng em rồi mà...” khiến chị như ngã quỵ. Chị luôn tìm kiếm một niềm tin là
ai đó sẽ tin chị, tin thằng em sẽ trở về. Và khi niềm tin thành sự thật thằng Võ
em chị trở về, nhưng sao tai như ù đi, con tim như bị bóp chặt.
Có thể nói, nhân vật kiếm tìm cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhân vật
xám hối. Các nhân vật từ ở hiện tại hồi tưởng về quá khứ, và cái quá khứ ấy là
cả một chuỗi đau khổ, bi thương, thấp thỏm,…sám hối để tìm lại chính con
người của mình. Trong cuộc mưu sinh chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt,
những cánh đông khô héo, đất mặn phèn chua, đói khổ, thiếu tình người, cũng
như những bất trắc trong nghề chăn vịt trong Cánh đồng bất tận khiến người ta
không khỏi rùng mình. Đôi khi trong một đêm hàng trăm con lăn ra chết, phải
tiêu hủy hàng loạt. Gia đình nhà Nương không giống như các gia đình chăn vịt
đồng khác, hết vụ được trở về nhà. Cha con Nương phải sống lang thang “ đàn
vịt đưa chúng tôi đi hết cánh đồng này đến cánh đồng khác. Đôi khi không hẳn
vì cuộc sống”. Mục đích ngời cha chọn nghề này chính là muốn rời bỏ quê
hương, rong ruổi theo hành trình trả thù đàn bà, mà vô tình không biết rằng
mình đang hủy hoại cuộc đời của chính mình và chính những đứa trẻ, và khi
ông trở lại làm người yêu thương con, lại phải chấp nhận bi kịch đau lòng - con
gái bị hãm hiếp trước mặt mình. Hành trình của người cha chính là tìm kiếm sự
giải thoát cho bản thân, tưởng chừng ánh sáng được hé mở, nhưng một lần nữa
vụt tắt trong vô vọng.
Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, con người sống với nhau vì cái
tình, cái nghĩa. Vì chữ tình mà người đàn bà ấy mãi miết chèo chiếc ghe tìm
người phụ nữ từng là vợ trước của chồng mình,khiến nhiều người băn khoăn và
cảm phục “má tôi lại ra đứng tần ngần ở chợ Ba Bảy Chín, ngiêng ngiêng ngó

ngó một hồi, biểu con nhỏ chèo đò chèo dài dài chợ nổi…chuyện tình tay ba mà
phim dính vô chuyện nầy cũng năm bảy tập trở lên, còn cải lương lâm ly không
biết bao nhiêu là nước mắt”. Còn người đàn ông đó thì luôn nhớ nhung về một
bóng hình đã xa “Ba tôi là người của sông. Không phải ông nhớ vườn xưa mà
chống gậy về, ông nhớ sông, một ngày ba bốn lượt lủi thủi chống gậy ra bến,
đôi mắt như đang nhìn da diết, mà không biết nhìn ai, chỉ thấy mông mênh vậy
12


thôi. Chơ vơ, cô độc. Tựa như ông đang ở đây nhưng tâm hồn ông, trái tim ông,
tấm lòng ông chảy tan vào dòng nước tự lâu rồi” (Dòng nhớ). Người phụ nữ
tìm kiếm người vợ trước với mong muốn cho hai người gặp lại, cho thần trí
người chồng đỡ hơn, để nói với người phụ nữ kia rằng “ Nếu sống mà không
gần được, chừng nào chết, mời dì lên nằm trên đất vườn tôi”. Vượt qua nỗi đau
của bản thân, hi sinh cho người khác, trên đời này mấy ai làm được.
Trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh
các nhân vật luôn phải kiếm tìm nhau, cả khi xa và gần, trớ trêu thay tình là thứ
không bao giờ tuân theo bất cứ một quy luật nào. Nó như đùa cợt trước hành
trình cả mỗi nhân vật. Thậm chí khi ở gần nhau cuộc tìm kiếm ấy còn khó khăn,
trắc trở gấp nhiều lần những cuộc kiếm tìm nơi xa
Trong sáng tác, ngoài những nhân vật làm ruộng làm vườn, chăn vịt chạy
đồng, sống kiếp thương hồ,..mà không nhắc đến không các nhân vật là những
người nghệ sĩ, với đam mê, hoài bão là những cái đẹp, là ánh đèn quả là thiếu
sót. Họ sẵn sàng bỏ gia đình theo đoàn hát được đứng trên sân khấu. Nhân vật
đào Hồng trong Cuối mùa nhan sắc, yêu kép Trường Khanh mà cuộc đời gánh
bi kịch, suốt cuộc đời gắng gượng tươi vui chỉ mong gặp lại ngời xưa. Nhưng
khi gặp lại cố nhân thì lại bạt bẽo, khiến bà suy sụp, cạn ý chí sống. Cũng có
những nhân vật như cô đào Hồng Lý bỏ cả con mình để đi tìm danh tiếng, sự
nghiệp lụi tàn mới quay lại tìm con,…con đường sự nghiệp lun có những khó
khăn, và người nghệ sĩ phải đóng trọn vai diễn của mình dù đó là ở sân khấu

hay ngoài hiện tại. “ Con muốn diễn hay thì phải sống nhân ngãi trước đã,
mình sống có tình đóng vai nào cũng dễ con à.” (Chuyện của Điệp).
Qua trang viết về người nghệ sĩ nhà văn trẻ vừa thể hiện cái nhìn cảm
thông, vừa sâu sắc nhân hậu. Chị đã cho người đọc thấy đằng sau sự hào
nhoáng, rực rỡ,…là góc khuất của tâm hồn mà ánh đèn sân khấu không thể rọi
tới được. Đó là mong mỏi sống trong tình yêu, khát vọng làm mẹ, làm vợ,…bên
cạnh niềm say mê nghệ thuật. Nhưng dường như nghề nghiệp đã không cho họ
niềm vui trọn vẹn, họ phải chấp nhận và trả giá cho sự lựa chọn của mình.
Những khát khao, theo đuổi, kiếm tìm đã làm cho trang văn của Nguyễn Ngọc
Tư thêm phong phú và đa dạng. Dù hành trình đó có vô vọng như thế nào đi
chăng nữa, thì chúng ta vẫn đâu đó là tinh thần luôn hướng về phía trước. Nó
chính là liều thuốc giúp các nhân vật tạm quên đi cái khổ đau quá khứ, hiện tại.
2.2. Kiểu nhân vật sám hối
Nhân vật sám hối là nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và tư tưởng của
mình qua hành vi hoặc qua độc thoại nội tâm. Và ở nhân vật này thì sự vận
động của hành động nhân vật không phải diễn ra bên ngoài mà chủ yếu diễn ra
ở bên trong, diễn ra trong thế giới nội tâm. Thế giới nội tâm đó được hiểu là
13


một thế giới không đơn giản mà nó rất phong phú, phức tạp, điều này tạo nên
cho nhân vật sám hối của chúng ta một tính cách phức tạp. Phải nhìn nhân vật
này dưới nhiều góc độ, nhiều chiều, đặt nhân vật này trong hoàn cảnh cụ thể thì
ta mới có thể nhận ra được cái mặt tốt đẹp của nhận vật, sự sám hối của chính
nhânật.
Nhân vật sám hối khi mang những đặc điểm của nhân vật loại hình thể
hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định của
một thời. Ta bắt gặp loại người nhất định ấy trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc
Tư. Tiếp nối các nhà văn thế hệ trước, nhân vật sám hối trong sáng tác của
nguyễn Ngọc Tư trở nên sinh động, sáng tạo nhưng không kém phần chân

thực.
Nhân vật sám hối luôn có sự dao động trước các tình huống của môi trường hay
là sự vận động tính cách, dao động tâm sinh lí, tức là nhân vật không đứng im,
cũng không phải là sự vận động một chiều mà là sự vận động qua lại, tạo nên
một kiểu nhân vật luôn giằng co, giằng xé, giày vò, tự mâu thuẫn rất phức tạp
trong tư tưởng, tình cảm, đạo đức. Để nhân vật tìm đến sám hối thì nhân vật
phải trải qua cả một quá trình nhận thức. Thông qua các sự kiện, tình tiết, tính
cách nhân vật được hình thành và phát triển để từ đó làm nổi bật tư tưởng của
tác phẩm.
Nhân vật sám hối được chia làm hai cấp độ, mỗi cấp độ thể hiện một cách khác
nhau. Ở cấp độ thấp, khi nhân vật nhìn lại mình, nhìn lại những việc mình đã
làm , nhận ra được những sai lầm của mình, sẽ cảm thấy day dứt, ân hận, tội lỗi
xấu hổ. Còn ở cấp độ cao hơn, trên cơ sở nhận thức được sai lầm, nhân vật sẽ
hành động. Họ sẽ làm những việc mà họ cho đó là tốt đẹp cho cuộc sống hoặc là
cho người khác, có thể phần nào sửa chữa lỗi lầm và giúp họ sống tốt hơn trước
quá khứ, họ sẽ thấy được mình bây giờ đã khác trước, một con người biết sửa
chữa lỗi lầm. Như vậy, nhân vật sám hối trong văn học là nhân vật biết nhìn
nhận đánh giá bản thân, với những lỗi lầm của bản thân để từ đó có ý thức sửa
chữa sai lầm, tội lỗi của bản thân. Dù tính cách phức tạp nhưng rất gần với cuộc
sống thực tế, và chính thực tế chi phối và tác động mạnh mẽ tới tính cách nhân
vật.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy khi đối mặt với cái
nghèo phần nhiều những người dân quê, bức tranh hiện thực nông thôn trong
truyện ngắn của chị giờ đây chia làm hai mảng gam màu sáng (con người sống
nghèo khó nhưng chân chất, nghĩa tình) và những gam màu xám. Và nổi bật
hơn cả trong những gam màu xám ấy là nỗi trăn trở của nhà văn trước tình cảnh
con người đối mặt với cái nghèo, với cuộc đời lắm lúc gian truân, éo le sầu
thảm, để tồn tại con người phải đưa ra cách chọn lựa, phải đánh đổi và trả giá
cho những việc làm của chính họ.
14



Nhân vật sám hối được Nguyễn Ngọc Tư thể hiện qua những áng văn
chân thực của mình. Tác phẩm cùng tên trong tập Khói trời lộng lẫy được kết
tinh bằng những sợi tơ cô đơn buồn bã nhất. Cuộc đời Di là cuộc đời của một cô
gái buồn trong những người buồn nhất, trong những tháng ngày cô còn thơ ấu,
khi mẹ cô mất đi, sự hiện hữu của cô trở thành vô nghĩa khi cha cô có vợ mới và
sinh cho ông một thằng con trai. Sự ghen tỵ và hận thù đối với đứa bé đã dẫn
đến hành động cô đánh cắp đứa con của cha cô. Cô nghĩ vì đứa trẻ này mà cô
trở thành đứa trẻ không có cha.Và cô cũng muốn người cha ấy hiểu thế nào là
mất mát, là buồn đau nên cô đã đánh cắp đứa con trai mà cha cô yêu quý nhất
để bao bọc chở che cho nó, hy vọng nó sẽ có cuộc sống gần gũi trong lành giữa
thiên nhiên nơi xóm Cồn, tránh được những xô bồ, cám dỗ của cuộc đời nhưng
Di đâu biết, chính Di đã đánh cắp luôn cả tuổi thơ trong trẻo, đủ đầy của Phiên,
để vứt nó lăn lóc giữa xóm Cồn với chị Thắm, anh Thơ khùng, ông Sáu già…
Nó chẳng được chơi những trò của con trẻ, cũng chẳng có chúng bạn cùng trang
lứa, cứ thế lăn lóc lớn lên bằng sự hoang dã của cỏ cây và hoang dại trong cả
tâm hồn của người chị.Cô không ngờ chính cô đã thả xuống đời Phiên những
mảng tăm tối mà đáng ra Phiên phải được thừa hưởng bình minh của công nghệ
hiện đại. Càng níu kéo càng mất, càng nắm chặt càng đau, cô giam tâm hồn
mình trong chuỗi ngày đau khổ, hối hận “Cha tôi còn sống không, còn mỏi mòn
tìm kiếm và hy vọng, hay đến lúc chết vẫn không biết được con trai ông đã bị
bắt đi bởi con gái ông... ngày ngày ngồi ở đó buông cái lưỡi câu chữ i và đôi
khi thấy mình đang đợi, trời ơi sao người ta không tới tìm mình, còng tay, trói
gô lại, dí súng vào đầu mình?” Và khi đọc tờ báo tìm Phiên, rằng “lúc đó tôi
ẵm thằng Phiên trốn chui trốn nhủi, tờ báo không đến tay, phải đọc được biết
đâu tôi đã đưa nó về và nói, thưa ông, tôi chỉ cần một lời xin lỗi.”
Cô nhận ra mình cướp mất 14 năm thiên đường bên kia mà Phiên bở lỡ. Di hối
hận, và để bớt đi phần nào sai lầm của mình, Di nói cho Phiên biết sự thật. Di
kiệt cùng sức lực trong yêu thương và lòng thù hận. Để đến khi trái tim không

còn đủ sức căng ra giữ nỗi thống khổ thì Di để mình biến mất - một sự tan biến
vào vĩnh hằng trong khói trời lộng lẫy nhen từ những nếp lá mục nhà mình...
Đến phút chót Di nhận ra rằng ngay cả những điều đẹp nhất, mỏng manh nhất
cô muốn giữ cho riêng mình cũng chẳng được nữa rồi. Làn khói mỏng manh
mang mùi thơm của trứng kiến, mùi của quả khế rụng, của chiếc lông gà, quạt
tàu cau gắn trên vách… tất cả tan biến hòa quyện vào với thiên nhiên đất trời để
khi nhìn lại Di chỉ thấy mình đang nắm chính bàn tay của mình và khi đó cô
hiểu ra tất cả những buồn đau, hận thù đã tan biến như làn khói.
Một chuyện hẹn hò là một thoáng lỗi lầm, một chuỗi ăn năn và gánh lấy
sau lỗi lầm đó là một cái kết bi thương. Người đàn bà theo Nguyễn Ngọc Tư
trong tác phẩm là “chị”. Chị sống ở Đầm Sầu, đã có con và có một người chồng
“hay say, rồi cười hơ hơ hơ, vô duyên dễ sợ”, trong lòng chị khao khát yêu
đương với một người đàn ông khác. Hạnh phúc trở nên mong manh khi hai
15


người họ hẹn hò, làm cái “chuyện trai gái” trên chiếc xuồng giữa lúc trời sắp
bão, và rồi “xuồng cứ trôi, chậm rãi, nhơ nhởn, đến khi không còn nhìn thấy
trong tầm mắt nữa.” Để rồi khi thức tỉnh, khi thoát khỏi cơn đê mê của tình yêu,
thì “Chị thảng thốt. Những ý nghĩ bỗng bời bời, xấp xãi chạy trên gương mặt
tròn, tái ngắt… Trống rỗng, tuyệt vọng, sau bão người ta sẽ thấy chị ở đây, trên
xuồng, với một người đàn ông khác, rồi con chị sẽ phải đón nhận “một cơn bão
khác mà cả đời nó cũng không đi khỏi, nó sẽ nhớ hoài chuyện mẹ nó cùng một
người đàn ông xa lạ ở trong cái chòi giữa Đầm Sầu khi ai nấy đều về nhà, về
chỉ để nhìn nhau chứ không ngăn được cây đổ, nhà sập. Nhưng hai người đó
không về, họ ở ngoài đầm, để làm gì thì không nói ra cũng biết làm gì”. Và
trước sự vô tâm hời hợt của gã người yêu kia, thật tội cho cái cảnh tận cùng
tuyệt vọng của chị, cái tình yêu của chị vốn đã sai lầm, nay còn tội lỗi, chị khóc
lặng và trước cơn bão đang hú hét, chị lao ào xuống nước. Đó là sự sám hối của
một trái tim khao khát tình yêu trước cuộc đời, trước bản ngã, và trước cái nhà

chị- là đứa con đang không biết làm sao mẹ chưa về.
Ta bắt gặp Út Vũ trong Cánh đồng bất tận cũng là điển hình của nhân vật
sám hối. Út Vũ, theo câu chuyện của cô bé Nương, được gọi là “cha tôi”. “Cha
tôi” vốn là một chàng trai hẳn như bao chàng trai khác ở miền đồng bằng có
nhiều dòng sông và chằng chịt kênh rạch. Nhà nghèo, mẹ bán thân cho tên chủ
ghe bán dạo vải vóc. Hai đứa tôi (Nương và Điền) thấy được. Và mẹ bỏ đi, khi
biết “chúng tôi” đã thấy sự thể ô nhục đó. Cha tôi đốt hết áo quần của mẹ, và
đốt cả nhà, đưa hai đứa chúng tôi xuống ghe, sống đời du mục với nguồn vốn là
bầy vịt đẻ... Đó chính là bước ngoặt cuộc đời của Út Vũ và của hai đứa trẻ. Út
Vũ lầm lì, ít nói, cộc cằn, thường cười gằn, từ một người sống có lí tưởng, chăm
chút gia đình bé nhỏ của mình trở thành một con người lạnh lùng, vô cảm. Theo
lời con gái Út Vũ, anh ta căm hận vợ mình, nên cũng thường đánh hai con, vì
chúng là hình ảnh của mẹ chúng. Đau đơn và xót xa biết bao khi đọc những
dòng này của Nguyễn Ngọc Tư “Cha vẫn thường đánh chị em tôi, thường đánh
khi vừa ngủ dậy. Đó là khi người ta thấy hoang hoải, chán chường, sau một
giấc dài, mở mắt ra, vẫn gió đìu hiu, vẫn nắng võ vàng trên những cánh đồng
hoang lạnh…Hay tại tôi càng lớn càng giống má”.
Khó chịu với những gì liên quan đến người vợ không chung tình, người cha
ấy hận tất cả những người đàn bà trên thế gian này. “Đàn bà với ông càng trải
nghiệm càng chán chường. Càng gieo rắc càng đau. Vết thương cũ mở miệng
toang hoác, không da thịt nào có thể lắp đầy”. Ông đã quyến rũ họ và khi họ
vừa bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ chồng, bỏ con để “cuốn gói” theo… tiếng gọi tình yêu
thì ngay lập tức ông bỏ rơi họ. “Cha tôi tính toán rất vừa vặn, sao cho vừa đủ
yêu, vừa đủ đau, vừa đủ bẽ bàng và bỏ rơi họ đúng lúc…tôi có cảm giác cha
quắp lấy người ấy vùi mặt vào da, vào thịt, ngấu nghiến mà lòng cha lạnh
ngắt… trong cha tôi không còn một chút cảm xúc nào, nét mặt tràn ngập những
rắp tâm, chưa gặp mặt đã tính chuyện phụ phàng”. Rõ ràng hận thù đã ngự trị
trong trái tim khô héo của người cha, không cách gì tẩy được đến mức Nguyễn
Ngọc Tư đã phải thốt lên “Trời ơi, trừ chị em tôi, không ai thấy được đằng sau
16



khuôn mặt chữ điền ngời ngợi đó là một hố sâu đen thẳm, bến bờ mờ mịt, chơi
vơi, dễ hụt chân”. Nỗi đau của người cha là nỗi đau của con người bị quá khứ
làm cho tê liệt cả thể xác lẫn tâm hồn. Chính từ nỗi đau ấy mà ông đã luôn tạo
ra nhiều nguyên nhân cho đau khổ trổ quả. Và sự sám hổi chỉ nảy sinh khi Điền
bỏ đi không tin tức. Một sự thay đổi đâu đó trong nhận thức khi mà “Cha bắt
đầu có một chút quan tâm với tôi. Dường như chỗ trống của thằng Điền nhắc
cha nên quý những gì còn lại. Bắt đầu từ một đêm, cha đứng đằng xa, bảo,
"Nương, ngủ sớm đi!", tôi nghe mắt mình cay, ngợp như ai đó tọng một đám
khói vào mặt. Mắc cười, câu nói chẳng ý nghĩa gì lớn lao, những người cha
người mẹ nói với con họ hàng ngàn lần, đến phát bực mà tôi lại xốn xang”, hay
là việc ông cố gắng có thể nhìn con gái, một điều mà trừ quá khứ xưa cũ kia đến
nay ông chưa từng làm. Đối với người thường thì đó chỉ là những điều đơn giản,
tầm thường, nhưng đối với Út Vũ, khi mà cả một quãng đời chỉ dành để hận thù
và trút nỗi hận vào những người xung quanh thì sự quan tâm ấy quả là đáng
ngạc nhiên. Quá trình sám hối của Út Vũ không được Nguyễn Ngọc Tư miêu tả
qua quá trình giằng xé, hồi tưởng, suy nghĩ, giày vò trong thế giới nội tâm về
những điều đã qua, nhưng phải có nghĩ, có hối thì mới đi đến sự thay đổi lớn lao
trong tâm tưởng như thế.
Sự sám hối ở Út Vũ cũng được nâng tầm ở mức độ cao hơn, đó là hành động
sắm một chiếc nhẫn vàng sau khi bán bầy vịt để cho con dành khi đi lấy chồng.
Nhưng theo Nương, nó đã quá muộn màng, bởi sau tất cả những việc làm của
cha thì mọi nỗ lực hiện tại đều trở nên vô nghĩa, rằng sau những cuộc vui đùa ái
ân của ông với những người phụ nữ được báo ứng bằng việc tận mắt chứng kiến
cảnh tượng con gái mình bị cưỡng hiếp: “nó đè nghiến, giữ cho mặt ông hướng
về phía tôi. Và bọn chúng thay phiên nhau, giữ cho cha chỉ một tư thế đó, mắt
cha tôi ầng ậc nước, tôi không hiểu là phèn hay máu nhoèn nhoẹt”. Trong hoàn
cảnh đau thương ấy, người mà Nương cầu cứu không phải là ông, Nương gọi
“Điền! Điền ơi!” . Còn gì đau đớn hơn khi từ lúc nào hình ảnh người cha không

còn là chỗ dựa thiêng liêng cho con cái. Cái bi kịch của Út Vũ quá lớn, rõ ràng
ông ta đã có sự hối cải, sự ăn năn, hối hận để đối xử tốt hơn với người con của
mình nhưng tất cả quá trễ, rằng ông ta đã mất tất cả, rằng những điều ông làm
nay lại đọa đày hết lên những đứa con của ông. Và người ta đang đánh mất
chính mình, đánh mất tình thương, đánh mất hết giá trị đạo đức, truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư đang cảnh tỉnh. Đây là những dòng kết của truyện tạo cho
truyện một kết cấu mở, gieo vào người đọc một niềm hi vọng: con người dù có
phải sống trong bi kịch nhưng vẫn ấp ủ một khát khao tin vào lẽ đời, tin vào tình
người.
Vết chim trời mở đầu với một buổi trưa đã vĩnh viễn bị tiếng khóc của
bà nội đóng đinh vào. Tiếng khóc ấy như xé lòng người cha, người mà bà nội đã
vô tình nhấn chìm trong cõi rơi khi hỏi “Sao bây bắn chết Út Hơn của má?...
Thằng Út Hơn của má quơ tay nhảy cà tưng kêu em nè anh Hai, em nè, Út Hơn
nè nhưng bây vẫn bắn. Má thấy rõ ràng…”. Người cha cả đời sống trong nỗi lo
17


âu thấp thỏm, nỗi mặc cảm cháy lòng bởi một quá khứ xa xôi nào đó mà ông và
em trai mình ở hai đầu chiến tuyến, mặc dù chưa có ai trước bà nội nhắc nhớ
ông về vết quá khứ tật nguyền ấy. Cũng chính nỗi mặc cảm ấy khiến ông cả đời
day dứt, cả đời lo vun vén cho đứa con của em trai mình để lại, thế mà cái ông
nhận về lại là câu hỏi rách tim của bà nội, là sự im lặng đầy trách cứ của cháu
trai. Sự chờ đợi ở cuối được tác giả miêu tả với dấu ba chấm đằng đẵng mù
khơi, biết đến bao giờ, người cha ấy mới nhận về mình sự thanh thản cuối đời?
Trong cuộc đời này, có biết bao sự chờ đợi, và có khi nào đó bạn tự hỏi, chờ đợi
có màu gì?
Nguyễn Ngọc Tư không bi quan, nhưng chị luôn biết nhìn thẳng vào sự
thật của những mảng đời thua thiệt, bởi vì trong cuộc đời còn nhiều điều bất
hạnh, đau thương. Bởi lẽ đó mà đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, gấp
trang sách lại, nhìn vào cuộc đời của những nhân vật sám hối chỉ còn tồn đọng

một tiếng thở dài, một chuỗi xót xa bởi lẽ cuộc đời không phải lúc nào cũng như
ta mong muốn. Nguyễn Ngọc Tư đã để người đọc tự mình cầm hộp màu lên và
để cảm xúc tô vào những chờ đợi, tô vào những buồn đau. Đều là những đau
buồn, nhưng mỗi truyện lại mang trong nó một màu khác lạ, khi thì khắc khoải,
khi lại thương xót khôn nguôi.
2.3. Kiểu nhân vật lưu lạc
Nữ nhà văn Nam Bộ với phương châm: “Viết là viết, bất kỳ lúc nào, không
sắp đặt, không bố cục. Cứ để đoạn sau cuốn theo đoạn trước”. Nguyễn Ngọc Tư
nghĩ viết cũng gần gũi như sống đời thường, như ăn nói, đi đứng tự nhiên hằng
ngày của con người mà không thần thánh hóa văn chương. Nhà văn viết như đang
trong tâm trạng của chính nhân vật trong truyện. Và Nguyễn Ngọc Tư đã thong
dong, bền bỉ đi theo con đường nghệ thuật mình
Trưởng thành từ vùng quê sông nước, Nguyễn Ngọc Tư lấy chính chất likệu không
gian sống để làm “vùng thẩm mỹ” của riêng mình. Cũng giống như bao nhà văn
khác, khi viết văn chị thường lấy những thực tế mà mình đã trải và chứng kiến làm
đề tài cho những sáng tác của mình. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư gây ấn
tượng với người đọc trước hết là những câu chuyện rất đỗi đời thường về những
người dân thôn quê lam lũ, nghèo khổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có thể
nói, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là bức tranh sống động về cuộc sống của
một bộ phận người dân vùng Sông nước Nam Bộ mà cái nghèo, cái khổ cứ bám
riết lấy họ. Và chị cũng không xa lạ gì với những chuyện số phận lênh đênh của
những mảnh đời hàng ngày phải lặn lội bươn chải kiếm sống trên những dòng
sông, cánh đồng…
Với điệu kiện tự nhiên của vùng sông nước, người dân Đồng Bằng sông Cửu Long
không ít người đã chọn con sông làm nơi sinh sống. Số phận long đong khổ cực
đẩy đưa, khiến họ dù có cố gắng làm lụng bao nhiêu vẫn không đủ cái ăn cái mặc.
18


Đến cả ước mơ có mảnh đất cắm dùi cũng trở nên xa xỉ, họ đành rong ruổi gần

như cả một đời trên những chiếc ghe hay trên những con đò đưa khách qua sông
ngày đêm “cày nát mặt sông”. Hình ảnh “ngôi nhà” của những kiếp thương hồ tạo
nên một điểm nhấn nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.
Cuộc đời của những nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư như
chính dòng nước nơi họ neo gửi phận mình. Lững lờ trôi, có lúc tĩnh lặng có lúc
chảy xiết, nhưng dẫu có thế nào thì đó cũng chính là một mảnh đời rày đây mai đó.
Có neo được con thuyền bên bến bờ thì cũng chẳng được ít lâu. Dòng sông càng
rộng, con người càng nhỏ bé, cô đơn. Trong Bến đò xóm Miễu, ta thấy được rõ
thân phận của một con người chọn cái kiếp mưu sinh trôi nổi. Người ta nhắc đến
Lương, người ta lại nhớ ngay đến một định mệnh khắc nghiệt. “Lương chèo đò
mướn năm mười hai tuổi. Nhà Lương nghèo, chỉ là cái chòi rách tả tơi, từ ngày
theo đò. Lương ăn ngủ trên bến đò nên nhà đã bỏ hoang hẳn. Suốt ngày quần quật
trên sông mà bộ mình đã khẳng khiu chỉ độc cái quần tà lỏn dính đầy nhựa trong
của thời làm sai vặt ở các trại xuồng. Lương không cha, má chết sớm nên cái
quần dăn giây thun không ai may lại, nó tuột luốt mỗi lần Lương thót bụng rướn
người trên đôi chèo… Bây giờ Lương ba mươi hai tuổi. Anh đã chèo hết thảy chín
xác đò. Bến đò Đậu Đỏ qua xóm Miễu sang đi nhượng lại qua bốn người chủ. Mà
Lương vẫn còn nghèo.” Không chỉ dừng lại ở nhân vật Lương, cái số phận lưu lạc
mà Nguyễn Ngọc Tư gửi gắm còn được tái hiện qua tình cảnh của Hai Giang trong
Dòng nhớ, sống bằng nghề buôn bán hàng tạp hóa nhỏ lẻ trên sông, tất cả gợi
trước mắt người đọc sự nhỏ nhoi của kiếp người nghèo khổ. Có những con người
cả cuộc đời mấy mươi năm chẳng có được một chốn an yên lâu dài, tựa như ông
Sáu của Biển người mênh mông, cuộc sống chỉ đủ no là vui huống gì mong tới dư
giả. “Ông kể, hồi trẻ, ông toàn sống trên sông, ông có chiếc ghe, hai vợ chồng
lang thang xứ nầy xứ nọ. Gặp mùa lúa thì gặt mướn, gặp vịt bầy đổi đồng thì chở
thuê gặp rẫy bí, rẫy khóm thì mua về bán lại chợ nổi Cà Mau, nước ngược cắm
sào đậu lại thổi cơm, bìm bịp kêu, nước bò lên bãi, ông cho ghe ra bến. Cuộc sống
nghèo vậy mà vui lắm.”
Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có biết bao con người sống lưu lạc, trôi
nổi từ nơi này sang nơi khác. Họ làm những nghề nay đây mai đó từ bán hang

rong, buôn chợ nổi, bán vé số cho đến nuôi vịt chạy đồng. Con người lưu lạc trong
truyện ngắn của nhà văn có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà chọn kiếp đời
trôi nổi. Họ chạy trốn quá khứ và có khi còn là vì lỗi lầm mà lạc mất nhau. Trong
số muôn vàn tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận tạo được tiếng
vang lớn không chỉ trong giới văn học mà đến cả điện ảnh Việt Nam phải kính
mình nể phục. Người đàn ông đã chính tay mình đốt bỏ mái nhà nơi gia đình đoàn
tụ, ngọn lửa dường như nuốt trọn tất cả những hình ảnh hạnh phúc từng có của
một gia đình. Trong cái khốn cùng, người ta chọn cách chối bỏ quá khứ, chối bỏ
19


hình ảnh người vợ bỏ chồng bỏ con chạy trốn sự nhục nhã. Rồi từ đó, Ba cha con
Út Vũ sống cuộc đời du cư, lênh đênh nay đây mai đó trên những dòng song, khắp
các cánh đồng. Nơi họ đến là những nơi không có dấu chân người, những cánh
đồng khô hanh dưới nắng, “mùa du mục của chúng tôi kéo dài từ mùa mưa sang
mùa nắng rồi lại mưa” .Trong Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư còn cho thấy
vì nghèo khổ mà con người ta tìm mọi cách để tồn tại. Họ sẵn sàng giành giựt,
cướp bóc, thậm chí là hãm hại nhau: “Bọn người này cướp vịt ở các bầy khác
(trong đó có của chúng tôi) bằng cách lén phết sơn đen lên đầu những con vịt và
phơ phởn đến nhận chúng là của mình, hiển nhiên mang đi. Bắt đầu xảy ra vài
cuộc xô xát trên đồng, người ta đem hết bản năng hoang dã của mình ra để giành
lại miếng ăn…”. Cuộc sống nối tiếp từng ngày như một vòng luẩn quẩn không hề
có lối thoát “Đàn vịt đưa chúng tôi hết cánh đồng này đến cánh đồng khác. Đôi
khi không phải vì cuộc sống, chúng là vì cớ để chúng tôi sống đời du mục, tới
những chỗ vắng người. Ở đó ít hkljai phát hiện ra sự khác thường của gia đình
tôi, và ít hỏi cái câu “Má mấy đứa nhỏ đâu?”. Câu truyện thông qua lời kể của
người con gái chứng kiến hoàn cảnh đau thương của gia đình, rồi chính bản thân
mình cũng trở thành nạn nhân của kiếp lưu lạc. Họ trở nên vô định, dần dần không
còn phân biệt được rằng mình đang bỏ đi hay là chạy trốn. Trong tác phẩm, không
chỉ có ba cha con mà tất cả những con người trong truyện đều là những kiếp sống

lưu lạc. Mỗi người chỉ dạt vào câu chuyện một chốc lát, nhiệt thành thể hiện khác
vọng sống mạnh mẽ bằng sự chấp nhận và đánh đổi, rồi cuối cùng lại trôi đến một
phương trời khác. Họ ở đó, dăm ba câu truyện, dăm ba cái tháng ngày rồi người bỏ
đi, kẻ chạy trốn. Họ không chỉ lưu lạc cái không gian chốn ở, mà họ còn lạc luôn
cả tâm hồn. Trong suốt quá trình rày đây mai đó, sự tiếp xúc con người trở nên hạn
chế, có những quãng còn đứt đoạn hẳn. Những đứa trẻ của những cánh đồng
chúng sống cùng đàn vịt, sống đến mức nếu có thể quên đi tiếng loài người chúng
sẽ quên để cùng nói thứ tiếng của loài vật. Ngay từ tên của câu truyện, cuộc đời
của tất cả nhân vật đã được hé mở, những cánh đồng trải dài bất tận, ngày này
sang ngày tháng tiếp nối nhau để vẽ nên cuộc đời.
Trước Cánh đồng bất tận hình ảnh đàn vịt và cuộc sống du mục của người
nông dân đã được xuất hiện trong Cái nhìn khắc khoải. Sống bằng nghề phải bám
theo nghề, tình cảnh cơ cực được Nguyễn Ngọc Tư tái hiện một cách chân thật
“Ông làm nghề nuôi vịt đẻ chạy đồng. Hôm nay ở đồng rạch Mũi, ngày mai ở nhà
Phấn Ngọn, xa nữa lại dạt đến Cái Bát không chừng. Ông đậu ghe, dựng lều, lùa
vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó chừng chừng qua những cánh
đồng lúa mới vừa chín tới và suy nghĩ về một vạt đồng khác lúa vừa no đòng
đòng. Đời của ông là một cuộc đời lang bạt. Một cuộc sống trên đồng khơi. Chòi
cắm ở đâu cũng được, miễn có chỗ khô ráo cho ông nằm.”.

20


Rồi Nguyễn Ngọc Tư mang người đọc đến những dòng suy nghĩ của một cô
gái đánh cắp đứa con trai của ba mình, một tình huống lạ lẫm khiến người đọc hốt
hoảng. Một cô gái chọn cách lưu lạc, trốn chạy, để mang đứa trẻ ra khỏi thế giới
người xô bồ, đầy rẫy những toan tính cạm bẫy. Di muốn đứa trẻ lớn lên trong khiết
như hạt sương nhưng cô không hề nghĩ rằng chính cô đã mang đứa trẻ rời xa thế
giới văn minh, thả xuống đời nó những u tối nhất của một cuộc đời vốn dĩ được
sinh ra trong yêu thương, nhung lụa. Di cố giữ lại những điều đang mất đi của tự

nhiên nhưng cô lại là một bản thể của sự mất mát. ủa Khói trời lộng lẫy kiệt cùng
sức lực trong yêu thương và lòng thù hận. Để đến khi trái tim không còn đủ sức
căng ra giữ nỗi thống khổ thì Di để mình biến mất - một sự tan biến vào vĩnh hằng
trong khói trời lộng lẫy nhen từ những nếp lá mục nhà mình.
Họ lưu lạc để tìm lại những gì đã mất, bỏ cả hơn nửa cuộc đời để chuộc lỗi, như
ông Sáu, người đàn ông trong một lần lầm lỡ rượu say còn đay nghiến vợ một
cách vô lý. Để rồi, ông giành phần đời còn lại để tìm lại bà “Qua đã tìm gần bốn
mươi năm, dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, lội gần rã cặp giò rồi mà chưa thấy.
Kiếm để làm gì hả ? Để xin lỗi chớ làm gì bây giờ. Mà, kiếm hoài không gặp, qua
sợ mình mắt dở rồi nên nhìn không ra cổ, tới chết không biết có gặp được không".
Đời như ý lại là một câu chuyện đau lòng về hàng loạt những số phận hẩm hiu
trong một gia đình bất hạnh. Chú Đời là một hành khất mù cùng với gia đình bé
nhỏ của mình phải lang thang rong ruổi khắp các nẻo đường để tìm miếng ăn. Gia
đình của chú Đời gồm bốn thành viên: chú Đời mù lòa, người vợ nửa điên nửa tỉnh
và hai con gái là bé Như và bé Ý. Cuộc đời của chú Đời được Nguyễn Ngọc Tư
miêu tả còn khổ hơn cả “đời Cô Lựu” trong một vở tuồng cải lương nổi tiếng.
“Không ai biết chú khổ còn hơn… cô Lựu. Chú Đời dẫn cả nhà rời chợ Cũ, Cầu
Nhum lang thang lúc con Ý mới bồng nách. Gồng gánh như một gánh hát, chú ca
cải lương, bán vé số kiến thiết. Vợ chú nửa điên nửa tỉnh, không biết có phải vui
trong bụng lắm không mà suốt ngày cười ngẩn ngơ”.
Rồi họ chọn tình yêu , theo đuổi cái tình mà rày đây mai đó. Ông Chín Vũ, một
thiếu gia thời niên thiếu đem lòng yêu cô đào Hồng, người mà ông yêu từ những
ngày bà mới hai mươi mốt cái xuân, đẹp đến đứng tim người ta. Tiếc thay ông ngõ
lời cô đào không chịu rời tổ. Hôm gánh Kim Tiêu về lại Sài Gòn, có người công tử
bỏ phú quý cùng theo. Cuộc đời gánh hát có phải đâu một chỗ, cực mấy ông cũng
theo. Sẵn sàng vì người ông yêu mà làm tất cả, nhận chịu đủ thiệt thòi. Cuối mùa
nhan sắc còn là tiếng nói thay lòng cho những con người yêu cái nghề đào hát tha
phương. Có ai ngờ những cô đào nổi tiếng với giọng ca và nhan sắc từng làm mê
đắm biết bao trái tim của người hâm mộ đến những năm cuối đời phải sống lay lắt
trong “căn chòi lá rách te tua cất trên ao bèo cuối hẻm”? Có ai ngờ những cô đào


21


lừng danh một thời giờ đây phải vất vả mưu sinh bên gánh chè, những tờ vé số
cùng chút ít lòng hảo tâm của người đời…?
Cái nhìn của tác giả được truyền tải vào những trang sách, là một nỗi ám
ảnh khôn nguôi của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trong cái nhìn về hiện thực cuộc
sống của những người dân nghèo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Là một góc
nhìn riêng của Nguyễn Ngọc Tư về một “góc khuất” trong cuộc sống xã hội mà.
Đồng bằng sông Cửu Long vốn được mệnh danh là “vựa lúa, vựa lương thực lớn
nhất của cả nước”; thế nhưng ở đâu đó trên xứ sở phù sa màu mỡ, ruộng vườn cây
trái sum xuê này vẫn còn một bộ phận những người dân đang hàng ngày, hàng giờ
vật lộn với cái nghèo. Đây là một thực tế mà Nguyễn Ngọc Tư – một nhà văn vốn
sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này đã nhìn thấy, đã cám cảnh và đã rất dũng cảm
phơi bày lên trang viết của mình để người đọc hiểu, thông cảm và chia sẻ.
2.4 Kiểu nhân vật cô đơn
Thứ nhất là người nghệ sĩ cô đơn.
Nhân vật người nghệ sĩ cô đơn chúng ta có thể tìm thấy trong nhiều truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư như Cuối mùa nhan sắc, Bởi thương yêu, Làm má
đâu có dễ…. Những nhân vật này đa số làm nghề ca hát. Đó là đào Hồng, ông
chín Vũ (Cuối mùa nhan sắc), Diệu (Làm má đâu có dễ), San (Bởi yêu thương).
Nguyễn Ngọc Tư đã đi sâu vào tâm trạng của người nghệ sĩ để làm nổi bật nỗi
cô đơn, sự lạc lõng trong cuộc đời của họ. Đối với người nghệ sĩ cái đẹp chính
là lí tưởng mà họ theo đuổi, họ khao khát được cống hiến, được gửi trọn cuộc
đời của mình cho nghệ thuật. Những nghệ sĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư thường yêu nghề, say mê với nghề. Họ sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình, bỏ
lại sau lưng mẹ già, con thơ để sống trọn vẹn với nghề. Chúng ta thật khâm
phục nhân vật đào Phỉ trong Cuối mùa nhan sắc, một người sắp gần đất xa trời
nhưng vẫn mong muốn cống hiến cho khán giả:“Đào Phỉ tám mươi chín tuổi,

đứng không nổi, diễn vai gì cũng ngồi trên ghế mà lấy cái roi sãy ngựa coi lạ
hết biết”. Hay đào Hồng dù ốm rất nặng nhưng bà vẫn nhất quyết ra biểu diễn:
“Đào Hồng ốm sát chiếu nhưng vẫn đòi ra hát. Ông Chín vẽ chân mày, tô phấn
thoa son cho bà rồi dìu bà ra ghế. Bà ngồi ghế mà hát.”, “Đào Hồng hát đến
lịm tiếng đi. Bà ngồi trên sân khấu, gục đầu. Cái gánh nặng tâm tư này, không
mang nổi nữa rồi. Khi ông Chín dìu bà xuống giường, bà đã hôn mê. Người ta
hát vở cuối cho bà, cho một người nghệ sĩ chân chính”.
"Tôi đã nguyện với Tổ cả đời theo nghiệp hát"
Người nghệ sĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường là những
người sống trọn vẹn với nghề, dù phải trả giá bằng cả cuộc đời họ vẫn chấp
nhận. Ông Chín Vũ đã bỏ nhà đi theo gánh hát Kim Tiêu, đào Hồng vì say mê
22


nghiệp ca hát mà bỏ nhà ra đi, không có thời gian chăm sóc cho con đến nỗi con
bà không nhìn mặt bà. Đến khi chết đào Hồng mới nhận được lời tha thứ của ba
mẹ, lời tha thứ bà chờ đợi ngót nửa đời người. Diệu đã chấp nhận xa lìa đứa con
để diễn vai diễn mà mình đã chờ đợi từ lâu: “Đặt con xuống giường, chị thấy
cái miệng nhỏ xíu của nó mút mút. Rồi từ đó chị không dám nhìn thêm một lần
nào nữa, sợ mãi mãi mình không thể nhấc chân đi. Mà chị thì không thể từ bỏ
ước mơ của mình, trở thành cô đào hát nổi tiếng. Làm sao từ chối vai diễn đã
chờ đợi, nàng Trưng Trắc oai hùng trong Tiếng trống Mê Linh”.
Khao khát cống hiến cho nghệ thuật nhưng chính họ lại bị rơi vào bi kịch.
Chính vì vậy mà những người nghệ sĩ này thường có số phận buồn. Cuộc đời
nghệ sĩ đối lập với cuộc đời thực của họ. Trên hành trình đi tìm cái đẹp họ phải
đánh đổi nhiều thứ, trở thành người đơn độc trên chính con đường mình chọn.
Đào Hồng ôm sầu muộn suốt cả một cuộc hành trình. Do đam mê nghề hát mà
bà gửi con cho người ta, cuối cùng đứa con đó đã không thèm nhìn mặt bà: “đến
nước nó cũng không thèm nhìn mặt mình nữa”. Trong trái tim bà vẫn luôn dành
tình cảm cho người đàn ông năm nào. Chiều chiều bà vẫn ngóng về Thường

Khanh. Và cái ngày bà được gặp lại người cũ cũng đến. Thường Khanh đến tìm
bà nhưng ông giật mình nhận ra cái nhan sắc ngày xưa mà ông yêu mến đã tàn
phai theo thời gian: “ Ông Khanh đứng chết lặng, ngẩn người ra, lòng ông đau
đớn. Ðó không phải là cái nhan sắc mà ông nhớ thương, chờ đợi. Không phải
đào Hồng, dứt khoát không phải đào Hồng mà ông đã ôm trong tay ấp trong
lòng, đã từng che chở, bao bọc cho ông những ngày xưa cũ.” Bà giờ đây không
phải là đào Hồng năm xưa. Nhan sắc của bà đã bị phai tàn theo thời gian và nỗi
vất vả của cuộc sống. Từ đó, người ở hẻm cây Còng không thấy ông già sang
trọng đi xe hơi tìm bà nữa. Một đời bà mong ngóng ông, còn ông sau khi gặp lại
bà thì tình cảm cũng lụi tàn. Cuộc đời của bà quả thật đáng buồn. Cuối đời bà
chẳng còn gì ngoài cái nhan sắc tàn tạ, đứa con không nhận mẹ và người chồng
không nhận ra vợ mình là ai.
Thứ hai là con người cô đơn trong tình yêu.
Trong truyện ngắn Dòng nhớ ta thấy hai người phụ nữ đều cô đơn trong tình
yêu của chính mình. Người phụ nữ chính trong truyện chịu nhiều bi kịch. Vì sự
ngăn cản của gia đình chồng nên không đến được với người mình thương, bà có
một đứa con gái duy nhất nhưng đứa con đó đã bị chết đuối, chồng bà giờ đây
đã không ở bên cạnh bà nữa. Đến mỗi bữa cơm gia đình bà lại đau đớn nhất.
Hồi trước có ba người thì hiện tại chỉ có bà với sự cô đơn, trống vắng: “cái rổ
úp chén đan bằng nan tre đã xỉn mầu, trên đó có cái dĩa, cái tô và ba cái chén,
ba đôi đũa như thuở người đàn bà trên ghe còn nguyên một gia đình.”
23


Người chồng sống bên vợ mới nhưng ông vẫn cô đơn. Ông nhớ tới người vợ cũ
ở bến sông, ngày ngày ra đứng nơi bến sông, trông về một bóng hình cũ, cảm
thấy tội lỗi vì mình mà người vợ cũ cô đơn, đau khổ: “ba tôi đứng chênh vênh
trên bến, đôi mắt như đang nhìn da diết mà không biết nhìn ai, chỉ thấy mông
mênh vậy thôi. Chơ vơ, cô độc.”Quá nhớ thương người vợ cũ mà tâm trí ông trở
nên lẩn thẩn. Vì lương tâm không cho phép nên hai người họ không dám gặp

nhau.
Nhân vật tôi trong truyện cảm nhận về gia đình mình: “Mơ hồ dường như mình
mắc nợ ai đó, cả nhà tôi lúc nào cũng cảm thấy không vui, dù hạnh phúc (hai
thứ này sao lại không thể đi chung). Không thấy ai đòi nhưng nợ vẫn cứ là nợ,
nó rờn rờn quanh quất trong chái bếp ngày ngày khói tỏa, trong mấy chiếc
giường ngủ con con, trong hai bữa ăn mỗi ngày. Ngồi quây quần như vầy trong
bụng cứ nghĩ, có một người nào đó cô độc, bơ vơ.”
Người vợ hiện tại của ông tuy sống cùng ông gần bốn mươi năm nhưng bà vẫn
cảm thấy cô đơn vì ông luôn nhớ đến hình bóng người vợ năm xưa. Cho đến khi
ông chết, bà vẫn đi tìm người vợ cũ của ông, người con hỏi bà tìm kiếm để làm
gì thì bà trả lời: “ …nếu sống mà không gần được chừng nào chết, mời dì lên
nằm trên đất vườn tôi”. Ðó là nỗ lực cuối cùng bà làm để chấm dứt cái cảnh
chồng nằm bên mình mà hồn vẫn hướng về những dòng sông miên man chảy.
Út nhỏ trong truyện ngắn Nhà cổ là mẫu nhân vật tiêu biểu cho sự cô đơn
trong tình yêu đơn phương. Hai anh em Tứ Phương, Tứ Hải đều yêu chị Thể mà
Út nhỏ lại yêu Tứ Phương. Sau đó, Tứ Phương đi bộ đội, nhường người mình
yêu cho anh. Khi về Phương thường tâm sự chuyện tình cảm của mình với Út
nhỏ. Điều này làm Út nhỏ rất khó xử khi mà Phương không biết cô yêu mình.
Mỗi lần nghe Phương tâm sự, Út đều an ủi anh. Không một ai thấu nổi tâm can
của Út, rằng chị yêu Phương rất nhiều. Cô đơn lên đến cùng cực khi Phương lấy
vợ, Nguyễn Ngọc Tư đã miêu tả nỗi buồn tủi, cô đơn của Út : “chiều nay Nhân
Phủ sụp đổ trong lòng”. Sự sụp đổ của Nhân Phủ chính là sự sụp đổ của một
tình yêu đơn phương, không còn một tia hy vọng nào cả.
Nguyễn Ngọc Tư còn xoáy sâu vào sự cô đơn trong tình yêu của nhân vật
ông Chín Vũ. Ông yêu đơn phương đào Hồng. Ngay từ lần đầu tiên gặp ông đã
yêu bà:“Bữa cúng đình ông mời gánh hát Sài Gòn về hát chơi. Ông thương đào
Hồng từ cái giây phút đầu tiên. Người đâu mà đẹp quá chừng, đẹp tới đứng tim
người ta” . Rồi sau đó ông quyết định bỏ nhà theo gánh hát: “Hôm sau, khi
gánh Kim Tiêu trở lại Sài Gòn, có ông công tử bỏ nhà, bỏ phú quý đi theo.
Không biết hát hò, tướng mạo cục mịch, nhỏ con, ông không được lên sân khấu.

Kêu quân sĩ thì ông dạ, kêu "bây đâu" ông cũng dạ, tối ngày lụi hụi kéo màn,
dựng cảnh. Ăn cơm quán, ngủ sàn diễn. Cực mấy cũng chịu, miễn là ngày ngày
24


được nhìn thấy đào Hồng đi ra đi vô, đào Hồng hát.” Ông nặng tình với đào
Hồng, khi đào Hồng có con với Thường Khanh, có nguy cơ bị đuổi khỏi gánh
hát, ông Chín Vũ đã dám đứng ra nhận đứa con đó làm con mình để đào Hồng
không phải lo lắng. Sau đó, ông bị giam mười ngày vì bị nghi ngờ liên quan đến
Việt cộng, ông và đào Hồng thất lạc nhau. Trong suốt thời gian ấy ông làm việc,
luôn luôn nghe ngóng tin tức để mong gặp lại bà, được cùng bà chia sẻ những
vất vả trong cuộc sống. Đến nửa đời người họ mới gặp lại nhau. Ông Chín Vũ
vẫn là người quan tâm đến đào Hồng nhiều nhất, ông mua son, mua gương cho
bà. Thế nhưng, những gì ông nhận lại vẫn là sự đơn độc. Ngày trước cũng thế
và bây giờ vẫn vậy. Ông hết mình hi sinh cho tình yêu nhưng lại chẳng nhận lại
gì cho mình. Cuối cùng ông vẫn sống một mình, sống trong sự cô đơn.
Thứ ba là những đứa trẻ cô đơn, thiếu vắng tình thương.
Nương và Điền (Cánh đồng bất tận) là những đứa trẻ cô đơn trong chính
ngôi nhà của mình. Hai đứa trẻ này thiếu thốn tình cảm gia đình: mẹ thì bỏ đi
theo người đàn ông khác, người cha thì đau khổ mà trở nên cộc cằn, lạnh lùng.
Nương và Điền cô đơn và buồn tẻ vì phải sống xa cách với mọi người. Hai em
phải rời bỏ thôn xóm của mình để cùng cha đi khắp nơi, không được học hành,
không được vui chơi như bao đứa trẻ khác. Khao khát tình cảm gia đình, tình
yêu thương của cha nhưng cái mà hai đứa trẻ này nhận được lại là sự lạnh nhạt,
những cái nhìn hằn học, những trận đòn roi: “Cha vẫn thường đánh chị em tôi,
thường đánh khi vừa ngủ dậy. Đó là khi người ta thấy hoang hoải, chán
chường, sau một giấc dài, mở mắt ra, vẫn gió đìu hiu, vẫn nắng võ vàng trên
những cánh đồng hoang lạnh.”
Sự cô đơn của Nương và Điền chính là nỗi cô đơn của những đứa trẻ không có
tuổi thơ. Ngày ngày theo cha khắp nơi, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác,

hai em sống trong sự cô đơn, buồn chán đến nỗi chỉ có thể làm bạn với đàn vịt:
“Đắm đuối với loại ngôn ngữ mới, chúng tôi chấp nhận để người ta nhìn mình
như những kẻ điên (miễn là tạm quên nỗi buồn của cõi – người). Chị em tôi học
cách yêu thương đàn vịt (hy vọng không bị đau như yêu thương một con người
nào đó).”
Vì sống tách biệt với mọi người nên nhiều lúc Nương thèm muốn cái cảnh được
gặp gỡ và nói chuyện với con người “ Sao nhớ con – người và thèm nói chuyện
với con người”. Ở Nương có những khát vọng của một đứa trẻ mới lớn: “Hai
nhớ trường học quá à…”.
Khi nhìn thấy những hành động của chị Nương, Điền nhớ tới mẹ. Em khao khát
được sống trong tình yêu thương của mẹ, có một gia đình hạnh phúc, sum vầy:
“ Có bữa, nửa đêm thằng Điền thức giấc, nhìn thấy tôi day lưng lại lui cui vá
25


×