Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

QUY HOẠCHBẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY SÂM NGỌC LINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 54 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

QUY HOẠCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY SÂM NGỌC LINH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY
TỈNH QUẢNG NAM
GIAI ĐOẠN 2014 -2020

QUẢNG NAM, THÁNG 1 NĂM 2015

1


BẢN ĐỒ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

2


3


4


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Sâm Ngọc Linh hay còn gọi là Sâm K5, có tên khoa học là (Panax
vietnamensis Ha et Grushv), họ nhân Sâm (Araliaceae). Năm 1985, hai nhà thực
vật Hà Thị Dụng (VN) và Grushvisky (Nga) đã xác định đây là một loại Panax
mới và đặt tên là Sâm Ngọc Linh.
Sâm Ngọc Linh là loài cây dược liệu quí có nhiều công dụng trong công tác


chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe đối với con người và có giá rất cao trên thị
trường nên việc khai thác, mua bán, sử dụng chưa được kiểm soát có nguy cơ bị
tuyệt chủng.
Hiện tại phân bố tự nhiên của cây Sâm Ngọc Linh hầu như không còn, chỉ
còn thấy được ở tại các vườn giống của Trạm dược liệu Trà Linh và một số vườn
Sâm lưu dữ của dân xã Trà Linh.
Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực cứu loài cây này ra khỏi nguy cơ
tuyệt chủng bằng biện pháp thành lập vùng cấm quốc gia khu vực có Sâm Ngọc
Linh trong tự nhiên tại 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, đưa Sâm Ngọc Linh vào
trong sách đỏ Việt Nam với mức độ đe dọa ở bậc E, là loài thực vật có giá trị đặc
biệt về khoa học và kinh tế, có số lượng, trữ lượng rất ít đang có nguy cơ bị
tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng.
Tỉnh Quảng Nam có lợi thế về phát triển cây Sâm Ngọc Linh được thiên
nhiên ban tặng tại một số xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, chính quyền tỉnh
Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh bằng
việc hỗ trợ ngân sách xây dựng trạm dược liệu Trà Linh từ 2004, thành lập Trung
tâm phát triển Sâm Ngọc Linh, xây dựng cơ chế khuyến khích, bảo tồn phát triển
Sâm Ngọc Linh giai đoạn 2014-2020, ra Quyết định bảo tồn nguồn gen, v.v...
UBND huyện Nam Trà My cũng đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát triển
cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện giai đoạn 2013-2020 và phê duyệt
phương án thành lập Trại Sâm giống Tắc Ngo, hỗ trợ giống cho nhân dân để
phát triển bảo tồn nguồn gen,.v.v...
Tuy nhiên, việc phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh trong thời gian
qua mang tính chất thực nghiệm, bảo tồn và phát triển chưa có quy hoạch cụ thể.
Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh là tiền đề cho việc
quản lý, hoạch định chính sách và định hướng phát triển loài cây quý hiếm này
nhằm thu hút đầu tư, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng, góp
phần xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu và đưa Sâm Ngọc Linh thành một
trong những sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Vì vậy, việc xây lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh

trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014-2020 là nhiệm
vụ cần thiết và cấp bách hiện nay.
Từ những lý do trên, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và
PTNT phối hợp với Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Trung Trung Bộ xây dựng
“Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà
my tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014-2020 ”. Nội dung Quy hoạch gồm 4 phần.

5


PHẦN I
CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH
1. Cơ sở pháp lý
1.1. Các văn bản của Trung ương
- Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004.
- Luật đất đai 2003; Luật bảo vệ môi trường 2014.
- Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành luật
bảo vệ và phát triển rừng.
- Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành quy chế quản lý rừng.
- Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24/6/2011 của Thủ Tướng Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế quản lý rừng ban hành theo Quyết
định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ Tướng Chính phủ.
- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về
chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
- Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
- Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, ngày
29/01/2011 của Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên &MT hướng dẫn một số nội
dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp;

- Nghị quyết số 74 NQ-CP ngày 13/6/2013 của chính phủ về QHSDĐ đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đầu kỳ ( 2011-2015) tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg Ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030, trong đó có quy hoạch phát triển cây Sâm Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam.
1.2. Các văn bản của địa phương
- Quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 của UBND tỉnh Quảng
Nam về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2020, trong đó có nội dung điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng đến năm 2020;
- Quyết định số 2905 /QĐ-UBND ngày 24 /9/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về
phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo khu vực
miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020
- Quyết định số 3277/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2013 về Phê duyệt
Đề án khung và Danh mục các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện
trong giai đoạn 2014 - 2020;
- Quyết định số 1035/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 của UBND huyện Nam
Trà My về việc phê duyệt Phương án thành lập Trại sâm giống Tắk ngo.
- Quyết định số 3053/QĐ-UBND ngày 07/10/2013 về việc thành lập Trung
tâm phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam (Tiếp quản Quản lý
trạm Dược liệu Trà Linh từ Công ty Cổ phần Dược-Sâm Quảng Nam)
- Quyết định số 2821/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2014 về cơ chế
khuyến khích, bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2014 - 2020 ban hành theo Nghị quyết số 114/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7
năm 2014.
6


- Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 8/7/2014 của UBND tỉnh Quảng
Nam về phê duyệt Đề cương và dự toán Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây
Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2014-2020;

Nghị quyết số 15 -NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam ngày 2 tháng 12 năm
2014 về phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
2. Các tài liệu tham khảo và sử dụng
- Kết quả điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Nam ban hành theo
Quyết định 2462-QĐ-UBND;
- Đề án bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam
Trà My giai đoạn 2013-2020;
- Phương án thành lập trại Sâm giống Tắk Ngo thôn 2, xã Trà Linh huyện
Nam Trà My năm 2013;
- Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực sông Tranh tỉnh Quảng
Nam và các số liệu, bản đồ công bố của Đề án.
- Đề tài Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống, kỹ thuật trồng và
quy hoạch phát triển cây Sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam của Trung tâm nghiên
cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà nội;
- Kết quả nghiên cứu về sinh học và trồng trọt cây Sâm Việt Nam của Dược
sỹ Phan Văn Đệ, trung tâm Sâm và dược học Thành phố HCM-Viện Dược liệu.
- Kết quả nghiên cứu phát triển cây Sâm Ngọc Linh định hướng và giải
pháp của tiến sỹ Nguyễn Bá Hoạt- Phó viện trưởng Viện Dược liệu.
- Tài liệu nghiên cứu về Sâm Ngọc Linh của Sở Khoa học công nghệ tỉnh
Quảng Nam.
- Bản đồ lập địa tỉnh Quảng Nam 2004.
- Các quy trình, quy phạm lâm nghiệp hiện hành.
- Niên giám thống kê huyện Nam Trà My năm 2013.
3. Cơ sở lý luận và thực tiễn
3.1. Cơ sở lý luận
- Căn cứ đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây Sâm Ngọc Linh.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và hiểu biết thực tiễn của người
dân địa phương về cây Sâm Ngọc Linh.
- Một số chỉ tiêu sinh thái thích hợp với điều kiện phát triển của cây Sâm như:
+ Độ cao phân bố tự nhiên phát triển cây Sâm Ngọc Linh từ 1.500 m trở lên.

+ Kiểu rừng thích hợp cho việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh là rừng lá
rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, ít bị tác động, độ tàn che rừng đạt từ 70
% trở lên.
+ Khí hậu: Lạnh và ẩm quanh năm thích nghi điều kiện phát triển của cây
Sâm Ngọc Linh.
+ Tổng lượng mưa trung bình năm của vùng Sâm là từ 2.600 - 3.200 mm.
+ Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 15oC - 18,5oC.
+ Độ ẩm trung bình từ 85,5 - 87,5 %.
+ Đất đai: Có tầng mùn dày, màu mỡ, chủ yếu là đất feralit mùn vàng đỏ
phát triển trên đá Granit.
7


3.2. Cơ sở thực tiễn
Theo kết quả điều tra của Dược sỹ Phan Văn Đệ Trung tâm Sâm và dược
liệu Thành phố Hồ Chí Minh về phân bố cây Sâm Việt Nam; Tiến sỹ Nguyễn Bá
Hoạt Phó Viện trưởng Viện Dược liệu cây Sâm Ngọc Linh phát triển tốt ở độ cao
từ 1.500 m1 trở lên, xung quanh đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa bàn huyện Trà My
tỉnh Quảng Nam và 2 huyện Tu Mơ Rông, Đắc Glei tỉnh Kon Tum.
Kết quả điều tra bổ sung thực địa kết hợp phỏng vấn cộng đồng khẳng
định lại rằng: Cây Sâm Ngọc Linh là một loại cây đặc hữu chỉ có ở vùng núi
Ngọc Linh thuộc ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, là cây thuốc
quý hiếm của tỉnh Quảng Nam và của quốc gia. Ở tỉnh Quảng Nam, cây Sâm
Ngọc Linh phân bố tự nhiên tại độ cao từ độ cao 1500 m trở lên tại địa bàn xã
Trà Linh huyện Nam Trà My.
Từ năm 2004, cây Sâm Ngọc Linh đã được đem trồng tại những vùng
phân bố tự nhiên trên đai cao từ 1500 m trở lên tại các thôn 2, 3 và thôn 4 xã Trà
Linh, huyện Nam Trà My. Hiện nay đã được nhân dân trong vùng và Trạm dược
liệu Trà Linh thuộc công ty CP Cổ phần Dược-Sâm Quảng Nam (nay là Trung
tâm bảo tồn Sâm Ngọc Linh và Dược liệu tỉnh Quảng Nam) đã trồng thành công

Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng tại khu vực 7 thôn thuộc 3 xã là Trà Linh, Trà
Nam và Trà Cang huyện Nam Trà My từ độ cao từ 1500 m trở lên, cây Sâm sinh
trưởng, phát triển tốt, có thể nhân rộng trên thực tế trong vùng, Riêng 3 thôn tại
xã Trà Linh đã có một số diện tích trồng Sâm cho thu hoạch với chất lượng Sâm
tương đối tốt.

1

Kết quả nghiên cứu về sinh học và trồng trọt của Dược sỹ Phan Văn Đệ, trung tâm Sâm và dược học
Thành phố Hồ Chí Minh - Viện Dược liệu. Kết quả nghiên cứu phát triển cây Sâm Ngọc Linh định hướng và giải
pháp của tiến sỹ Nguyễn Bá Hoạt- Phó viện trưởng Viện Dược liệu

8


PHẦN II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG
KHẢO SÁT QUY HOẠCH SÂM NGỌC LINH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Khu vực khảo sát quy hoạch cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam nằm ở phía Tây Nam huyện Nam Trà My bao gồm 7 xã: Trà Nam, Trà
Linh, Trà Cang, Trà Tập Trà Don, Trà Dơn, Trà Leng.
Phạm vi ranh giới:
- Phía Bắc: Giáp huyện Phước Sơn và Bắc Trà My.
- Phía Nam: Giáp huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum.
- Phía Đông: Giáp các xã Trà Mai, Trà Vân, Trà Vinh và tỉnh Quảng Ngãi
- Phía Tây: Giáp huyện Phước Sơn và Huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum.
Nằm cách tỉnh lỵ Quảng Nam khoảng 160 km về phía Tây-Nam.
2. Địa hình

Vùng quy hoạch Sâm Ngọc Linh có kiểu địa hình núi cao (N1) bao quanh
vùng núi Ngọc Linh. Địa hình núi cao hiểm trở, với độ dốc lớn trên 25 0, đồi núi
trùng trùng điệp điệp, sông suối chằn chịt, rừng nguyên sinh còn nhiều và phong
phú. Điều kiện địa hình trong vùng khá phức tạp, mức độ chia cắt mạnh, nhiều
nơi tạo thành các thung lũng nhỏ hẹp hoặc các hợp thủy, khe suối dốc. Độ cao
trung bình khoảng 1.600 m-1800 m, hệ thống núi liền dải chiếm phần lớn vùng
quy hoạch Sâm, cao nhất là đỉnh Ngọc Linh với độ cao 2.598 m.
3. Khí hậu - Thủy văn
3.1 . Khí hậu2
Đây là nơi giao thoa của hai khối không khí, gồm: Khối không khí gió mùa
Đông Bắc và khối không khí Tây Nam. Ngoài ra, với các đặc thù về độ cao, độ
che phủ rừng,... đã tạo ra vùng khí hậu Á nhiệt đới rất phù hợp với yêu cầu về
sinh thái của Sâm Ngọc Linh. Điều kiện khí hậu của vùng này có những đặc
điểm khác biệt rất lớn so với các vùng xung quanh, như: lượng mưa lớn, độ ẩm
cao, lượng bốc hơi thấp, nhiệt độ thấp,...
* Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 15 0 - 18,5 °c. Nhiệt độ không khí
đạt thấp nhất vào tháng Mười hai, tháng 1, trung bình khoảng 8 - 11 °c, có
những năm nền nhiệt độ tối thấp dao động từ 5,5 - 8,5 °c, đạt cao nhất vào tháng
Tư, tháng Năm, trung bình khoảng 22 - 23 °c. Các tiêu chuẩn nhiệt độ trung
bình, tối cao, tối thấp và diễn biến nhiệt độ các tháng đều thích hợp với yêu cầu
của cây sâm. Tại các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây sâm nhiệt độ
trung bình khoảng 18 °c, đây là ngưỡng nhiệt độ thích hợp với cây sâm. Theo
nhiều nghiên cứu ngưỡng thích hợp về nhiệt độ cho sâm là ban ngày từ 20 - 23
°c và ban đêm từ 15 - 18 °c.
* Độ ẩm trung bình hàng năm đạt từ 86 - 87 %, tháng cao nhất (tháng
Tám) đạt 94 - 95 %; độ ẩm trung bình năm của vùng phát triển sâm khoảng 85,5
22

Nguồn: Trung tâm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam


9


- 87,5 %, sự chênh lệch độ ẩm giữa các tháng là khá lớn, dao động từ 5 - 7 %.
Độ ẩm tương đối có cực trị như sau: độ ẩm cực đại thường xuất hiện từ tháng
Bảy đến tháng Chín với khoảng từ 89 - 94 % và độ ẩm cực tiểu thường xuất hiện
từ tháng Mười Một đến tháng Năm năm sau, nhưng đạt thấp nhất là từ tháng Hai
đến tháng Tư với khoảng từ 77 - 82 %;
* Lượng mưa trung bình 3.283mm, cao nhất 4.164mm, thấp nhất 2.049mm.
* Lượng bốc hơi: Vùng sâm lượng bốc hơi thấp hơn so với các vùng khác
trong tỉnh. Tổng lượng bốc hơi trung bình năm từ 670 - 770 mm. Lượng bốc hơi
có xu hướng giảm dần theo hướng Đông - Tây và Nam - Bắc. Giá trị cực đại của
lượng bốc hơi là vào tháng Ba và tháng Tư (trung bình đạt 85 mm) và cực tiểu
vào tháng Tám (trung bình 40 mm). Như vậy, so với yêu cầu về lượng ẩm cần
thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thì lượng bốc hơi thấp của vùng là một yếu
tố rất thuận lợi cho sự tăng sinh khối và hình thành chất lượng sâm.
Nhìn chung các xã vùng quy hoạch có khí hậu, thời tiết lạnh quanh năm, độ
ẩm cao, tầng mùn dày phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm.
Trong mùa mưa, lượng ẩm tăng cao, tao điều kiện thuận lợi trong thời kỳ cây
sâm sinh trưởng, phát triển thân lá và hoa, đến tháng Mười độ ẩm bắt đầu giảm
dần cũng chính là thời kỳ củ sâm phát triển, trùng với thời kỳ cây sâm bắt đầu
vào giai đoạn ngủ đông.
3.2. Thủy văn
Vùng quy hoạch cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh
Quảng Nam là thượng nguồn của sông Tranh. Các suối thuộc lưu vực sông
Tranh phân bố chủ yếu ở phía Tây - Nam huyện Nam Trà my bắt nguồn từ dãy
núi quanh đỉnh Ngọc Linh. Một số suối lớn như: Nước Nô, Nước Pi, Nước Na,
Nước Mua, Nước Leng, Nước Biêu, nước Sú,.... Dòng chảy của các con sông,
suối trong vùng biến đổi theo mùa; dòng chảy mùa lũ thường gấp đôi dòng chảy
mùa cạn. Lòng sông nhiều thác ghềnh, không có khả nămg vận chuyển thuỷ.

4. Đất đai
Qua các tài liệu và kết quả điều tra nhận thấy vùng quy hoạch hầu hết đều
nằm trong vành đai rừng phòng hộ và đặc dụng (được hiểu là rừng nguyên sinh)
với mức độ ảnh hưởng của con người chưa nhiều nên đã tạo ra tầng mùn dưới các
thảm mục dày rất phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây Sâm Ngọc Linh.
Đất đai chủ yếu là đất mùn feralit trên núi cao phát triển trên đá Granit, nơi có
khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng dưới. Tầng đất thường mỏng, có tầng thảm mục và
mùn thô dày từ 30-50 cm. Hàm lượng mùn trong đất khá cao ( >5%), có phản ứng
chua, độ PH trung bình là 5,0 - 5,5, mức độ bão hoà bazơ thấp. Phần lớn diện tích
nhóm đất này có rừng tự nhiên. Đặc biệt đất ở các vùng quy hoạch độ cao từ 1500
m trở lên có độ mùn cao và tơi xốp; đây là yếu tố quan trọng cho việc sinh trưởng
phát triển của cây Sâm Ngọc Linh.

10


5. Tài nguyên rừng vùng quy hoạch Sâm Ngọc Linh
Căn cứ số liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực sông Tranh năm
2013 có điều chỉnh bổ sung năm 2014 trên địa bàn các xã vùng khảo sát quy
hoạch và kết quả điều tra đánh giá hiện trạng rừng vùng phân bố Sâm Ngọc Linh
như sau:
Tổng diện tích vùng khảo sát quy hoạch: 18.147,4, trong đó:
- Diện tích có rừng tự nhiên: 15.567,68 ha
- Đất không có rừng: 792,57 ha.
- Đất khác: 1.787,15 ha.
Số liệu hiện trạng diện tích rừng vùng khảo sát quy hoạch (từ đai cao 1200 m
trở lên) được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Hiện trạng diện tích khảo sát quy hoạch
ĐVT: Ha
TT


Các loại đất, loại rừng

Tổng

I
1
1,1
1,2
1,3
1,4
1,5
2
II
1
2
III

Tổng
Đất có rừng
Rừng tự nhiên
Giàu
Trung bình
Nghèo
Nứa
Phục hồi
Rừng trồng
Đất trống
Không có cây gỗ tái sinh
Có cây gỗ tái sinh

Đất khác

18.147,40
15.567,68
15.567,68
3.067,81
5.016,34
6.494,77
0,49
988,27
1.009,75
375,20
634,55
1.569,97

ĐD
8.487,81
8.120,51
8.120,51
3.020,19
2.974,14
2.075,85
50,33
294,60
131,04
163,56
72,70

Chức năng
PH

SX
7.618,62
455,13
7.029,84
417,33
7.029,84
417,33
47,62
2.032,05
10,15
4.238,85
180,07
0,49
710,83
227,11
472,62
137,09
335,53
116,16

25,35
6,05
19,30
12,45

N3LR
1.585,84
-

217,18

101,02
116,16
1368,66

Vùng quy hoạch Sâm Ngọc Linh thuộc địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh
Quảng Nam, chủ yếu là rừng tự nhiên thuộc rừng lá rộng thường xanh, phần lớn
là rừng nguyên sinh có trữ lượng lớn, độ tàn che cao với nhiều chủng loại gỗ.
Ngoài trữ lượng gỗ, rừng vùng quy hoạch còn có nhiều lâm đặc sản quý hiếm,
có giá trị cao như: Song mây, Giảo cổ lam, Sâm cao cẳng, Quế, Sâm nam,
Đương quy và Sâm Ngọc Linh...
Động vật trong vùng phân bố Sâm Ngọc Linh tương đối đa dạng và nhiều
chủng loại (gấu, heo rừng, dúi, mang, chồn, khỉ, trăn, sóc, chuột... và các loại
chim), nhiều loại nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ, tránh nguy cơ tuyệt
chủng. Tuy nhiên, một số loài có ảnh hưởng tiêu cực đến vùng trồng Sâm của
nhân dân như: Chuột, sóc, dúi, chim,... (Theo tài liệu phỏng vấn cộng đồng).
Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên vùng khảo sát quy hoạch phân theo đơn
vị hành chính được thể hiện ở bảng 2.
11


Bảng 2: Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên vùng khảo sát quy hoạch
phân theo đơn vị hành chính
ĐVT: Ha
TT
1
2
3
4
5
6

7

Đơn vị hành chính

Tổng

Đặc dụng
8.120,51
2.708,05
2.468,59
1.042,33
1.321,56
579,98
-

15.567,68
3.869,40
3.495,68
3.378,34
1.524,95
1.321,56
775,08
1.202,67

Tổng cộng
Trà Linh
Trà Nam
Trà Cang
Trà Leng
Trà Dơn

Trà Tập
Trà Don

Chức nămg
Phòng hộ
7.029,84
871,61
3.478,09
799,75
482,62
195,10
1.202,67

Sản xuất
417,33
289,74
17,59
110,00
-

Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên vùng khảo sát quy hoạch phân theo đai
cao được thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3: Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên vùng khảo sát quy hoạch
phân theo đai cao
ĐVT: Ha
TT
1
2
3


Phân theo đai cao

Tổng

Tổng
Đai cao 1.200 m – 1.500 m
Đai cao 1.500 m – 2.000 m
Đai cao >2.000 m

15.567,68
6.711,67
6.458,85
2.397,16

ĐD
8.120,51
2.673,41
3.209,31
2.237,79

Chức năng
PH
7.029,84
3.736,55
3.133,92
159,37

SX
417,33
301,71

115,62
-

Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên vùng khảo sát quy hoạch phân theo chủ
quản lý được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4: Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên vùng khảo sát quy hoạch
(Phân theo Chủ quản lý)
ĐVT: Ha
TT
1
2

Chủ quản lý
Tổng cộng
BQL rừng phòng hộ Sông Tranh
Hạt kiểm lâm Nam Trà My

Tổng
15.567,68
7.447,17
8.120,51

Chức nămg
Đặc dụng Phòng hộ
8.120,51
7.029,84
7.029,84
8.120,51
-


Sản xuất
417,33
417,33
-

* Ghi chú: Hạt Kiểm lâm Nam Trà My quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
1. Dân số và lao động3
Theo số liệu thống kê năm 2013 các xã vùng khảo sát quy hoạch Sâm Ngọc
Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My có 4.477 hộ, 19.024 khẩu và 9.083 lao động.
Trong đó:
- Số hộ nghèo là 3.547 hộ, chiếm 74,2%. Số khẩu nghèo là 15.146.
- Số hộ trồng Sâm: 556 hộ; Số hộ chưa trồng Sâm: 3921 hộ.
Chi tiết theo từng xã được thể hiện ở bảng 5.
3

Nguồn: Niên giám thống kê 2013 và số liệu cung cấp bổ sung từ các xã vùng quy hoạch

12


Bảng 5: Dân số, lao động và các hộ nghèo năm 2014
(Vùng quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh)
T
T



Số

Thô
n

Số
khẩu
(người
)

Số hộ
Toàn

(hộ)

Số lao
động

Số khẩu
nghèo

(người)

(người)

Số hộ
nghèo

Tỷ lệ hộ
nghèo

(hộ)


(%)

Số hộ
trồng
Sâm
(hộ)

Số hộ
chưa
trồng
Sâm
(hộ)

Tổng
1

19.024

4.477

9.083

15.146

3.547

74,20

556


3.921

Xã Trà Dơn
Xã Trà
Leng

5

2.921

653

1.343

2.198

470

7,98

653

4

2.097

498

985


2.000

429

86,14

498

3

Xã Trà Don

3

2.221

530

1.076

1.698

390

73,58

530

4


Xã Trà Tập
Xã Trà
Linh
Xã Trà
Nam
Xã Trà
Cang

4

2.488

528

1.157

2.067

471

89,20

528

4

2.490

598


1.315

1.567

433

72,41

381

217

5

2.922

808

1.447

2.569

680

84,16

73

735


7

3.885

862

1.760

3.047

674

78,19

102

760

2

5
6
7

Dân số phân theo dân tộc: Dân tộc chủ yếu là người Xê đăng, Ca dong
chiếm 86,5%. Các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể 13,5%. Hầu hết dân
cư là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao
(Trà Linh: 72,41%, Trà Nam: 86,16%, Trà Cang: 78,19%). Chi tiết số liệu dân
tộc vùng quy hoạch được thể hiện ở bảng 6.

Bảng 6: Dân số phân theo thành phần dân tộc năm 2014
(Vùng quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh)
TT



1
2
3
4
5
6
7

Tổng
Xã Trà Dơn
Xã Trà Leng
Xã Trà Don
Xã Trà Tập
Xã Trà Linh
Xã Trà Nam
Xã Trà Cang

Số khẩu
(người)
19.024
2.921
2.097
2.221
2.488

2.490
2.922
3.885

Phân theo dân tộc (người)

Ca

Kinh
Đăng
Dong
Nông
458
9.168
7.289
2.104
193
2.674
49
34
1
6
2.056
62
2.159
38
2.450
23
2.467
29

2.893
78
3.807
-

Dân tộc
khác
5
5

Ghi chú:
số nóc
dân cư
163
25
17
8
27
20
33
33

2. Thực trạng kinh tế
Cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn; nền kinh tế còn thấp, tốc
độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành
trong nền kinh tế còn chậm; sản xuất nông nghiệp chưa mang tính hàng hóa và
phát triển thiếu bền vững, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây lúa nước và lúa
rẫy, tuy nhiên năng suất rất bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.
13



Gần đây, Nhà nước đã hỗ trợ trồng cây phân tán, kinh tế trang trại, kinh tế
vườn: cấp cho dân hàng chục ngàn cây quế, cây Sâm Ngọc Linh và một số cây
nông lâm nghiệp khác.
3. Cơ sở hạ tầng
Giao thông: trong vùng có tỉnh lộ 616 đi qua, đường đã được trải nhựa; có
6/7 xã có đường giao thông đến trung tâm xã. Vào mùa mưa, các hệ thống
đường giao thông thường bị sạt lỡ gây gián đoạn đi lại. Hầu hết các thôn trong
vùng quy hoạch chưa có đường giao thông đi đến mà chủ yếu là đường dân sinh,
đường mòn xe cộ không đi lại được, kể cả xe máy, xe đạp.
Kết cấu hạ tầng các thôn vùng quy hoạch chưa hoàn thiện, giao thông đi
lại đến các thôn, nóc còn hết sức khó khăn. Đặc biệt xã Trà Linh, đường giao
thông chưa tiếp cận được đến trung tâm xã.
4. Văn hoá xã hội
Hầu hết các xã đã có Trạm y tế và trường học cấp mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở. Cấp trung học phổ thông, cả huyện chỉ có 01 trường nằm ở
trung tâm huyện.
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ: Các xã trong vùng đều có trạm y tế,
nhưng cơ sở vật chất vẫn còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng chưa đáp
ứng đủ nhu cầu khám và chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trong vùng.
Đội ngũ cán bộ tuy được nâng lên hơn trước, song số cán bộ xã, thôn chưa qua
đào tạo chuyên môn còn nhiều, chưa đủ mạnh để tự đảm bảo giải quyết những
công việc trong tình hình yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương.
III. THỰC TRẠNG PHÂN BỐ, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CÂY SÂM
NGỌC LINH TẠI TỈNH QUẢNG NAM
1. Đặc điểm phân bố tự nhiên
Căn cứ số liệu cung cấp từ UBND huyện Nam Trà My và tài liệu điều tra
phỏng vấn cộng đồng, cây Sâm Ngọc Linh, được nhân dân phát hiện tại thôn 2,
thôn 3 xã Trà Linh và thôn 2 xã Trà Cang rất sớm, chứng tỏ rằng thôn 2 Trà
Cang và thôn 2, thôn 3 xã Trà Linh là nguồn gốc sinh sống lâu đời của cây Sâm

Ngọc Linh. Hiện tại cây Sâm Ngọc Linh đã được bảo tồn phát triển tại 7 thôn
thuộc 3 xã Trà Linh, Trà Cang và Trà Nam trên địa bàn huyện Nam Trà My.
Kết quả điều tra, phỏng vấn thấy rằng Sâm Ngọc Linh sinh trưởng và phát
triển tốt ở độ cao từ 1.500 m trở lên, kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm Á
nhiệt đới có độ che phủ rừng từ 70% trở lên, với độ ẩm tương đối cao, khí hậu
mát lạnh quanh năm, Sâm mọc ở dưới tán rừng nơi đất có nhiều mùn thô và
thảm mục che phủ, tầng đất mặt trung bình từ 30-50 cm. Sâm mọc dưới tán rừng
ẩm, nhiều mùn, thích hợp với nhiệt độ ban ngày từ 20°C-25°C, ban đêm 15°C18°C với tổng lượng mưa trung bình năm từ 2.600 - 3.200 mm; Tổng lượng bốc
hơi trung bình năm từ 670 - 770 mm; Độ ẩm trung bình từ 85,5 - 87,5 %;

14


2. Đặc điểm sinh học
Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học Sâm Ngọc Linh có dạng
thân khí sinh thẳng đứng, đường kính thân từ 4-8mm, thường tàn lụi hàng năm
từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau. Thân rễ có đường kính 1–2 cm, mọc bò
ngang trên hoặc dưới mặt đất mang nhiều rễ nhánh. Trên đỉnh của thân mang lá
kép hình chân vịt, mọc vòng với 3-5 nhánh lá; cây 4-5 năm tuổi bắt đầu ra hoa
kết quả. Hoa có hình tán đơn mọc dưới các lá, cuống tán hoa dài 10–20 cm có
thể kèm 1-4 tán phụ hay một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Quả mọc tập
trung ở trung tâm của tán lá, dài độ 0,8 cm-1 cm và rộng khoảng 0,5 cm-0,6 cm,
sau hai tháng bắt đầu chuyển từ màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục, khi chín ngả
màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Mỗi quả chứa một hạt,
một số quả chứa 2 hạt và bình quân một cây cho khoảng 10 đến 30 hạt.
Sâm Ngọc Linh có thể sống rất lâu, thậm chí trên 100 năm, sinh trưởng khá
chậm. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân rễ, củ và ngoài ra cũng có thể
dùng lá và rễ con. Vào đầu tháng 1 hàng năm, Sâm xuất hiện chồi mới sau mùa
ngủ đông, thân khí sinh lớn dần lên thành cây Sâm trưởng thành có 1 tán hoa.
Từ tháng 4 đến tháng 6, cây nở hoa và kết quả. Tháng 7 bắt đầu có quả chín và

kéo dài đến tháng 9. Cuối tháng 10, phần thân khí sinh tàn lụi dần, lá rụng, để lại
một vết sẹo ở đầu củ Sâm và cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông hết tháng 12. Chính
căn cứ vào vết sẹo trên đầu củ mỗi mùa đông đến mà người ta có thể nhận biết
cây Sâm bao nhiêu tuổi để chọn thời điểm khai thác (khuyến cáo là trên 8 năm
tuổi). Mùa đông cũng là mùa thu hoạch tốt nhất phần thân rễ của Sâm.
Theo kết quả trồng thực nghiệm của các vườn Sâm Ngọc Linh hiện nay tại
Trạm dược liệu Trà Linh và một số thôn thuộc 3 xã quanh đỉnh Ngọc Linh, thì
cây Sâm trồng từ 4- 5 năm tuổi đã ra hoa và trái, có thể thu hoạch nhân giống.
3. Vai trò, giá trị của cây Sâm Ngọc Linh
3.1. Dược tính
Từ năm 1973 đến nay, đã có nhiều cơ quan, nhà khoa học trong và ngoài
nước nghiên cứu về Sâm Ngọc Linh, và gần 50 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành
công luận án phó tiến sĩ, tiến sĩ từ các công trình nghiên cứu về loài cây quý
hiếm này.
Theo đánh giá của Nguyễn Minh Đức, Võ Duy Huấn trong nǎm 1994 thì từ
Sâm Ngọc Linh đã chiết suất được 50 hợp chất, xác định cấu trúc hóa học cho
thấy 26 hợp chất có cấu trúc đã biết (thường thấy ở Sâm Triều Tiên, Sâm Mỹ,
Sâm Nhật) và 24 saponin pammaran có cấu trúc mới không bắt gặp tại các loại
Sâm khác trên thế giới. Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen,
nhưng cũng là một trong những cây Sâm có hàm lượng saponin khung pammaran
cao nhất (khoảng 12-15%) và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác
của chi Panax. Ngoài ra trong Sâm Ngọc Linh còn có 14 axít béo, 16 axít amin
(trong đó có 8 axít amin không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi
lượng.

15


3.2. Tác dụng đối với sức khỏe
Trước khi có những nghiên cứu về tác dụng đối với sức khỏe của Sâm

Ngọc Linh, Sâm đã được người Xê Đăng dùng như một loại thuốc trong những
bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, sốt rét, đau bụng,
phù thũng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam,
những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy Sâm Ngọc Linh có tác
dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch,
chống ôxi hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan. Nghiên cứu
dược lý lâm sàng của Sâm Ngọc Linh cho kết quả tốt: bệnh nhân ăn ngon, ngủ
tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề
kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục,
nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp. Ngoài những tác dụng trên, theo
dược sĩ Đào Kim Long, Sâm Ngọc Linh có những tính năng tuyệt hảo như tăng
lực, phục hồi sự suy giảm chức năng; kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo
dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới. Đặc biệt, Sâm Ngọc Linh có
những tính năng mà Sâm Triều Tiên và Sâm Trung Quốc không có là tính kháng
khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống ôxi hóa, và hiệp lực tốt với thuốc
kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.
3.3. Giá trị về kinh tế
Trong những năm 1980 trở về trước, cây Sâm chưa được người dân địa
phương biết có giá trị cao, song những năm gần đây cây Sâm có giá trị kinh tế
rất cao. Theo số liệu phỏng vấn và kết quả điều tra cho thấy 01 kg Sâm tươi hiện
nay có giá trên 20 triệu đồng, những lúc khan hiếm có thể lên tới 30 - 40 triệu
đồng/kg. Theo tính toán sơ bộ nếu trồng 01 ha Sâm sau 8 năm sẽ thu lợi nhuận
trên 2 tỷ đồng/ha. Đây là yếu tố để khuyến khích thu hút các doanh nghiệp trong
và ngoài tỉnh vào trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng. Cây Sâm Ngọc Linh nếu
được phát triển có định hướng theo quy hoạch sẽ đem lại giá trị kinh tế lớn cho
tỉnh nói chung, cho nhân dân một số xã trên địa bàn huyện Nam Trà My nói
riêng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân trong vùng.
IV. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY SÂM NGỌC
LINH TRONG THỜI GIAN

1. Công tác bảo tồn và phát triển
Thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Viện Dược liệu – Bộ
Y tế và Trung Tâm phát triển Sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam thuộc Sở
Y tế, UBND huyện Nam Trà My bảo tồn và phát triển được khoảng gần 70 ha
vườn Sâm (diện tích ước tính); Trạm dược liệu Trà Linh đã trồng được trên 10 ha
vườn Sâm tại địa bàn xã Trà Linh huyện Nam Trà My (Hiện nay còn lại 7,2 ha
theo kiểm kê bàn giao). Trại giống Tak ngo trồng khoảng 1 ha; Diện tích còn lại
do nhân dân trồng phân tán.
* UBND huyện triển khai
16


Theo số liệu điều tra hiện nay, trên địa bàn huyện Nam Trà My, cây Sâm
Ngọc Linh chỉ có phân bố tự nhiên tại các xã quanh đỉnh Ngọc Linh và đang
được bảo tồn và phát triển tại 3 xã Trà Linh, Trà Nam, Trà Cang. Trong những
năm 1980 cây Sâm chưa có giá trị là bao nhiêu, song những năm gần đây cây
sâm có giá trị kinh tế rất cao. Từ khi tái lập huyện Nam Trà My đến nay, từ
nguồn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện Nam Trà My đã giành một khoảng
kinh phí để phát triển cây sâm, theo mô hình trồng sâm trong nhân dân; Quy mô
về diện tích chưa lớn; chưa trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của huyện. Số
lượng và diện tích (tạm quy đổi) cây Sâm Ngọc Linh hiện đang bảo tồn và phát
triển tại địa phương được thể hiện ở bảng 7.
Bảng 7: Diện tích Sâm Ngọc Linh đang được bảo tồn và phát triển
TT
1

Xã, thôn
Trà Linh
Thôn 2


Thôn 3

Thôn 4
2

ConPin
Tắk Ngo
Tăk Lang
Mang Lùng
Hy Ló
Tắk Lan
Tắk Tu
Tắk Xanh
Mang Priêu
TuRin
Long Héc

Trà Nam
Thôn 2

3

Nóc

Tăk Vinh 2
Tắk Vinh 3

Thôn 4
Trà Cang
Thôn 2

Thôn 3

Số lượng
chốt
21
2
2
0
4
3
3
1
2
2
1
1
02
1
1
1

Số
lượng cây
615.000
80.000
20.000
0
200.000
85.000
90.000

20.000
60.000
20.000
25.000
15.000
12.400
4.000
8.000
400

Diện tích
(ha)
61,5
8,0
2,0
0
20,0
8,5
9,0
2,0
6,0
2,0
2,5
1,5
1,2
0,4
0,8

04


26.500

2,65

1
1
1
1
27

16.500
4.000
3.000
3.000
653.500

1,65
0,4
0,3
0,3
65.35

Tắk Râng
Tu Dí
Tắk Pang
Măng Lưng

Cộng

Để bảo tồn được giống sâm có chất lượng, cung cấp cho nhân dân phát triển,

trong tổng số chốt nói trên, UBND huyện đã chọn ra 11 chốt thuộc 4 thôn của 2
xã Trà Linh và Trà Cang bao gồm những nhóm hộ có kinh nghiệm trong việc tổ
chức ươm cây giống, để hình thành nên các vườn ươm cây giống. Số lượng chốt
được chọn ra được thể hiện ở bảng 8.

17


Bảng 8: Thống kê số chốt, các hộ và số lượng cây Sâm được chọn để bảo tồn
TT
1

Xã, thôn
Trà Linh
Thôn 2
Thôn 3
Thôn 4

2

Nóc

Trà Cang
Thôn 2
Cộng

ConPin
Tắk Ngo
Mang Lùng
Hy Ló

Tắk Lan
Tắk Xanh
Long Héc
Tắk Râng

Số lượng
chốt
10
2
1
3
1
1
1
1
01
1
11

Số
lượng cây
365.000
50.000
20.000
155.000
45.000
50.000
30.000
15.000
16.500

16.500
381.500

Số hộ tham gia
210
40
20
80
25
20
15
10
10
10
220

Như vậy, vùng bảo tồn được xác định là 11 chốt với 381.500 cây sâm giống.
Số lượng Sâm giống nhà nước hỗ trợ trong các năm qua như sau:
Bên cạnh số lượng cây giống nhà nước đã đầu tư hỗ trợ cho nhân dân phát
triển (có những hộ nhận 2-3 lần), thì trên địa bàn xã Trà Linh; một số hộ có điều
kiện về lao động, vốn, đã đầu tư mạnh vào phát triển cây Sâm trong thời gian qua,
tuy nhiên với số hộ rất ít.
Thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 27/12/2012 của Hội đồng
nhân dân huyện Nam Trà My, UBND huyện đã có Quyết định số 1035/QĐUBND ngày 14/6/2013 về việc phê duyệt Phương án thành lập Trại sâm giống
Tắk ngo, thôn 2 xã Trà Linh và đã tổ chức trồng được 25.000 cây giống; qua kiểm
tra cho thấy tỷ lệ sống đạt trên 70%, cây giống sinh trưởng phát triển tốt; cho thấy
tại đây rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Sâm Ngọc Linh.
Trong thời gian qua, những hộ tham gia phát triển trồng cây sâm (nhà nước
cấp và tự trồng) đến nay đa số các hộ đều đã có cuộc sống dần ổn định, đã giải
quyết một phần về vấn đề thiếu lương thực tại địa phương; một số hộ đã trở nên

khá hơn trước, trong nhà được trang bị đầy đủ tiện nghi phục vụ sinh hoạt và đời
sống. Tuy vậy, việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện trong thời
gian qua còn rất hạn chế; đó là:
Trong nhân dân tự trao đổi cây giống với nhau chỉ số lượng ít; hằng năm hợp
đồng mua chỉ được 20- 30 ngàn cây; nguồn cây giống cung ứng phụ thuộc hoàn
toàn vào Công ty dược vật tư y tế Quảng Nam (trước đây); cụ thể trong năm
2013, các xã trên địa bàn huyện đăng ký với nhu cầu gần 100 ngàn cây, tuy nhiên
công ty không cung ứng đủ cho huyện, chỉ cung ứng được 25.000 cây. Trong năm
2014(theo báo cáo của công ty), sẽ không có giống để cung ứng cho nhân dân trên
địa bàn 3 xã Trà Nam, Trà Linh và Trà Cang phát triển mở rộng diện tích.

18


* Đối với doanh nghiệp
Dự án xây dựng vùng nguyên liệu Sâm Ngọc Linh với mô hình trồng sâm
nhân dân được phê duyệt tại Quyết định số 3709/QĐ-UB ngày 26/8/2004 của
UBND tỉnh, giao cho Công ty CP Thương mại - Dược - Sâm Ngọc Linh Quảng
Nam thực hiện với tổng diện tích quy hoạch là 44,281 ha. Tuy nhiên công tác
trồng thử nghiệm đã được tiến hành từ 2002.
Từ tháng 02/2005 - Công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ
phần và được UBND tỉnh giao nhiệm vụ nuôi trồng, bảo tồn và phát triển cây
Sâm Ngọc Linh tại Trạm Dược liệu Trà Linh, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My,
tỉnh Quảng Nam nhằm hình thành vùng sản xuất tập trung, cung cấp nguyên liệu
cho chế biến dược phẩm, góp phần quản lý bảo vệ rừng, tạo việc làm, tăng thu
nhập và thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở miền núi Quảng Nam. Tuy nhiên, mục
tiêu trên những năm qua thực hiện không đạt, trong đó có trách nhiệm quản lý
của Công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Quảng Nam và các ngành, các cấp.
Hiện tại, Trạm Dược liệu Trà Linh đã được giao cho Trung tâm Phát triển
Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam quản lý Trạm Dược liệu - Tài sản của

Nhà nước, là đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo tồn nguồn gen, ngăn chặn tình trạng
du nhập, lai tạp các giống sâm bên ngoài, nhân giống cung cấp cho nhân dân
trồng, từng bước hình thành vùng nguyên liệu Sâm Ngọc Linh.
Căn cứ biên bản kiểm kê đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất của Trạm Dược
Liệu Trà Linh ngày 04/8/2013 của đoàn kiểm tra liên ngành, Tổng số cây Sâm
hiện còn tại Trạm Dược liệu Trà Linh là 167.658 cây. Trong đó:
- Sâm trồng năm 2002 - 2013 là: 79.494 (Chủ yếu Sâm trên 5 tuổi).
- Sâm trồng tại vườn bảo tồn gen: 2.534 cây (≤ 7 tuổi).
- Sâm trồng đầu mầm chưa rõ năm tuổi: 18.941 cây (≥ 5 tuổi).
- Vườn Dược liệu (DA 2006-2008 của Viện Dược liệu): 6.689 cây.
Riêng số sâm giống tại vườn ươm 60.000 cây.
Toàn bộ diện tích Sâm trồng từ 2002 trở lại đây còn lại 7,127 ha được bàn
giao cho Trung tâm bảo tồn Sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam tiếp tục
đầu tư cho bảo tồn, chăm sóc và phát triển.
Hiện Trạm dược liệu có 13 lao động, cơ sở vật chất tạm thời gồm: nhà làm
việc, nhà bảo vệ lợp tôn, vách ván đã xuống cấp; Lưới B40: 10.000 kg (đã rào
2.500 m); Và 1 máy cưa đã hỏng, 1 máy phát điện).
Về công tác giống năm 2014 đến thời điểm này vẫn không có để cung ứng
hỗ trợ cho nhân dân 3 xã Nam Trà My với khối lượng 40.000 cây.
2. Công nghệ giống
Năm 2014 Sở KH -CN Quảng Nam đã Nghiên cứu công nghệ sản xuất
giống nuôi cấy mô cây Sâm Ngọc Linh giao lại cho Trung tâm phát triển Sâm
Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam tiếp nhận 2.000 cây giống và ươm trồng tại
Trạm Dược Liệu Trà Linh, tuy nhiên kết quả ươm trồng, tỷ lệ sống đến thời
điểm này chưa được xác nhận. Nói chung chưa đạt yêu cầu theo kỳ vọng đặt ra.

19


Hiện tại, nhân giống cây Sâm Ngọc Linh vẫn được thực hiện chủ yếu bằng

phương pháp hữu tính thông qua gieo ươm từ hạt.
3. Công tác nâng cao nhận thức của người dân
Trong thời gian qua, để bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc
Linh, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT giao khoán
QLBVR rừng cho người dân vùng quy hoạch theo chương trình trồng mới 5
triệu ha rừng, Đề án 30ª và hiện nay đã giao khoán toàn bộ diện tích rừng theo
Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác
bảo vệ rừng, bảo tồn cây Sâm Ngọc Linh tránh bị tuyệt chủng, đến nay nhân dân
trong vùng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn
cây Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng, Đã có gần 600 hộ gia đình đã đưa cây Sâm
Ngọc Linh vào trồng tại các vườn rừng để tăng thu nhập cải thiện đời sống của
người dân.
4. Đánh giá tình hình phát triển cây giống sâm trong thời gian qua
Trên địa bàn huyện Nam Trà My chỉ có một đơn vị duy nhất gieo tạo cây
giống để cung ứng cho nhân dân phát triển. Tuy nhiên, từ năm 2004 đến năm
2013; đơn vị mới chỉ cung ứng được cho nhân dân trên địa bàn huyện với số
lượng là 388.251cây; trong khí đó, diện tích đất để thích hợp cho phát triển cây
Sâm Ngọc Linh còn rất nhiều (tính tổng cộng 3 xã: Trà Nam, Trà Linh, Trà
Cang, trừ đi những diện tích không thể trồng sâm được thì có khoảng 5.000 ha
rừng nguyên sinh, phục vụ cho việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh).
Trong khi đó, trong nhân dân, việc gieo tạo cây giống sâm để phục vụ
phát triển còn hạn chế, trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, kết quả mang lại
không cao; bên cạnh đó, vấn đề rất quan trọng mà chúng ta cần chú ý: Do điều
kiện kinh tế gia đình khó khăn, khi cây sâm phát triển đến giai đoạn cho hạt
giống thì người dân đã bán lấy tiền trang trãi chi phí cho cuộc sống hàng ngày,
dẫn đến số lượng cây để cho hạt ngày càng cạn kiệt. Hiện nay, được biết,
thương lái ở Kon tum qua mua Sâm Ngọc Linh ngày càng nhiều, kể cả cây
giống; nếu chúng ta không có kế hoạch gieo tạo cây giống lâu dài, trong tương
lai giống cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My sẽ bị cạn kiệt.
5. Công tác bảo vệ rừng vùng Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm

Ngọc Linh
Toàn bộ diện tích 15.567,68 ha rừng thuộc vùng Quy hoạch bảo tồn và phát
triển Sâm Ngọc Linh tại địa bàn huyện Nam Trà My gồm 2 chủ quản lý:
- Hạt Kiểm lâm huyện Nam trà My quản lý toàn bộ diện tích 8.120,51ha
rừng đặc dụng quy hoạch cho khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh.
Ban quản lý rừng phòng hộ sông tranh quản lý toàn bộ diện tích
7.447,17ha rừng phòng hộ và sản xuất còn lại.
Toàn bộ diện tích rừng trên đã được khoán quản lý bảo vệ rừng theo từng
nhóm hộ từ nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng từ quý 4 năm 2013. Như
vậy công tác quản lý bảo vệ rừng trong khu vực quy hoạch cơ bản đã ổn định.
20


V. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
- Vùng quy hoạch Sâm Ngọc Linh có diện tích chủ yếu là đất lâm nghiệp,
tài nguyên rừng còn phong phú ít bị tác động, độ tàn che cao, khí hậu, đất đai
thích hợp cho việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh và các cây dược liệu quý hiếm.
- Khu vực quy hoạch Sâm Ngọc Linh có nhiều sông suối có nước quanh
năm, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và sinh hoạt của
người dân trong vùng.
- Cộng đồng người dân trong khu vực là căn cứ cách mạng luôn tin tưởng
vào chính sách, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, sống đoàn kết,
gắn bó, giúp đỡ nhau để phát triển kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa mang đậm
bản sắc dân tộc.
- Hiện tại, nhân dân địa phương đã được nhận khoán quản lý bảo vệ rừng
theo từng nhóm hộ trong vùng quy hoạch và đã được nhận hỗ trợ một phần cây
giống để bảo tồn nguồn gen và phát triển cây Sâm tại địa phương.
- Mô hình trồng Sâm dưới tán rừng đang thực hiện tại Trạm dược liệu Trà
Linh và các hộ gia đình trong vùng quy hoạch cho thấy cây Sâm sinh trưởng và

phát triển tốt, có hiệu quả kinh tế. Đây là mô hình cần được nghiên cứu áp dụng
và nhân rộng trên thực tế để bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa
bàn, góp phần xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giàu và nâng cao nhận thức của
người dân trong việc bảo vệ rừng kết hợp phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa
bàn.
2. Khó khăn
- Do địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đường giao thông chủ yếu là
đường đất đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa, gây trở ngại việc thu hút đầu tư
trồng Sâm và phát triển kinh tế xã hội của doanh nghiệp và nhân dân trong vùng.
- Địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam thuộc vùng sâu, vùng xa của
tỉnh, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, dân cư sống rải rác chưa tập trung, sô hộ
nghèo chiếm tỷ lệ lớn (74,2%), trình độ dân trí thấp, đời sống còn khó khăn nên
việc tuyên truyền, vận động, phổ biến các kiến thức về kinh tế - xã hội, khoa học
kỹ thuật áp dụng vào cuộc sống gặp nhiều hạn chế.
- Khó khăn về thu hút vốn đầu tư vào phát triển Sâm Ngọc Linh trở thành
hàng hóa.
- Hiện vẫn chưa có chỉ dẫn địa lý và đăng ký thương hiệu Sâm Ngọc Linh
tại Quảng Nam.
- Việc trồng Sâm di thực tại một số điểm hiện tại do UBND huyện Nam Trà
My chỉ đạo thực hiện mới chỉ mang tính thực nghiệm, một số điểm trồng tập
trung có mức độ thâm canh cao như Trạm dược liệu Trà Linh, Trại giống Tak
Ngo thuận lợi trong công tác quản lý, bảo vệ, tuy nhiên do thay đổi điều kiện

21


sống nên cây Sâm sinh trưởng phát triển còn chậm, vì vậy cần được nghiên cứu,
thử nghiệm thêm để có kết luận chính xác khuyến cáo người dân, doanh nghiệp.
- Công tác bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh trong thời gian qua còn
nhiều hạn chế do quy mô đầu tư nhỏ, đầu tư mang tính chất thực nghiệm, nguồn

vốn đầu tư ít, chưa nên kết quả mang lại chưa cao. Công tác quản lý bảo vệ,
kiểm tra, giám sát, phòng trừ sâu bệnh của chủ đầu tư chưa cao nên còn để xảy
ra sâu bệnh, động vật rừng phá hoại, kẻ gian xâm nhập lấy cắp làm thất thoát
diện tích tại các vườn Sâm.
- Nguyên nhân: Chưa có quy hoạch vùng trồng Sâm một cách cụ thể, chưa có
chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cây Sâm trên địa bàn; thiếu nguồn giống
để trồng do Sâm ngoài tự nhiên bị khai thác cạn kiệt. Ý thức trách nhiệm quản lý
của cộng đồng dân cư chưa cao, chưa đảm bảo lợi ích thiết thực của người được
giao quản lý bảo vệ; công tác kiểm tra, giám sát và quản lý của chủ đầu tư chưa
thường xuyên nên vẫn xảy ra tình trạng mất cắp tại các vườn Sâm.
- Để khắc phục những tồn tại trên, cần tập trung tuyên truyền nâng cao nhận
thức của người dân về công tác bảo vệ rừng, bảo tồn cây Sâm Ngọc Linh trên địa
bàn; thực hiện Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về công tác quản lý bảo vệ để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có làm cơ
sở cho việc trồng Sâm dưới tán rừng, cải thiện đời sống nhân dân trong khu vực.

22


PHẦN III
NỘI DUNG QUY HOẠCH
I. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
1. Xác định vai trò, nhu cầu tiêu dùng nội địa và khả năng xuất khẩu
của sản phẩm
- Sâm Ngọc Linh được xác định là cây hàng hóa mũi nhọn của tỉnh, phát
triển loài cây này sẽ mở ra triển vọng lớn về phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên
sản phẩm chủ lực của tỉnh, của quốc gia.
- Do Sâm Ngọc Linh có nhiều công dung trong chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe con người mà một số loại Sâm khác trên thế giới không có là tính kháng
khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống ôxi hóa, và hiệp lực tốt với thuốc

kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường nên nhu cầu sử dụng ngày càng cao,
nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, là điểm mạnh để xuất
khẩu ra thị trường quốc tế.
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển và tiêu thụ sản phẩm
Công tác đầu tư phát triển và bảo tồn Sâm Ngọc Linh trong thời gian qua
bước đầu đã thu được một số thành quả nhất định nhưng vẫn còn hạn chế, bất
cập chưa mang tính bền vững, nguyên chủ yếu là do: các dự án đầu tư có quy
mô nhỏ, chỉ mang tính chất bảo tồn, thử nghiệm; chưa có quy hoạch và chính
sách khuyến khích đầu tư phát triển bảo tồn Sâm Ngọc Linh một cách cụ thể.
Việc khai thác Sâm ngoài tự nhiên chưa được kiểm soát dẫn đến nguy cơ bị
tuyệt chủng. Do Sâm Ngọc Linh có nhiều công dụng trong chữa bệnh và nâng
cao sức khỏe con người nên giá Sâm ngày càng cao và khan hiếm, Sâm trồng tại
các vườn giống chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu về nguồn giống, chưa có
sản phẩm Sâm trồng cung cấp sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
3. Dự báo khả năng công nghệ và sức cạnh tranh của sản phẩm
- Với diện tích các vườn Sâm hiện có thì khả năng sản xuất giống bằng
phương pháp gieo hạt (hữu tính) sẽ chưa đáp ứng đủ nhu cầu giống trồng Sâm
trên vùng quy hoạch giai đoạn 2015-2020.
- Việc sử dụng nguồn giống vô tính bằng công nghệ sinh học chỉ được áp
dụng trồng đại trà khi đã có khảo nghiệm thực tế nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất
giống cung cấp cho vùng quy hoạch. Dự báo công nghệ giống vô tính có thể
được đáp ứng trong tương lai sau khi khảo nghiệm thành công.
- Cùng với công nghệ chế biến y dược, thực phẩm ngày càng hoàn thiện và
phát triển thì việc chế biến Sâm Ngọc Linh thành các sản phẩm y dược, thực
phẩm chức năng sẽ được thực hiện trong thời gian tới, góp phần năng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm Sâm Ngọc Linh trên thị trường trong nước và quốc tế.

23



4. Dự báo phương án quy hoạch
4.1. Phương án 1
Quy hoạch toàn bộ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất
có đai cao từ 1200 m trở lên trên địa bàn 7 xã huyện Nam Trà My tỉnh Quảng
Nam với diện tích 15.567,68 ha, trong đó:
- Vùng đệm: 6.711,67 ha, có độ cao từ 1200 m – 1500 m, hình thành vành
đai bảo vệ vùng quy hoạch, bảo vệ môi trường, sinh thái, ổn định khí hậu tạo
điều kiện thích nghi để phát triển Sâm trong vùng quy hoạch.
- Vùng lõi: 8.856,01 ha, độ cao 1500 m trở lên ( gồm rừng giàu, rừng trung
bình và nghèo) là vùng quy hoạch trồng Sâm đảm bảo đủ điều kiện thích nghi
phát triển của cây Sâm Ngọc Linh về độ cao, trạng thái rừng, độ tàn che, điều kiện
đất đai, khí hậu tại các địa điểm theo bản đồ thích nghi sử dụng đất đã phân tích.
- Diện tích có khả năng trồng Sâm: 12.300 ha (là diện tích rừng tự nhiên có
độ dốc ≤ 300; độ tàn che trên 70%).
4.2. Phương án 2
Chỉ quy hoạch đối với rừng phòng hộ, rừng sản xuất có đai cao từ 1200 m
trở lên, không quy hoạch đối với rừng đặc dụng do hiện nay cơ chế đầu tư vào
sản xuất kinh doanh trong rừng đặc dụng chưa có quy định cụ thể.
Diện tích có khả năng trồng sâm: Các tiêu chí được xác định như phương án
1, thì diện tích có khả năng trồng sâm thực tế chỉ đạt khoảng 5.600 ha.
4.3. Đánh giá giữa 2 phương án
a) Phương án 1
- Về ưu điểm: Lợi dụng được toàn bộ đất đai, tài nguyên rừng để phát triển
Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện, diện tích quy hoạch lớn 15.567,68 ha (vùng
đệm 6.711,67ha; vùng lõi 8.856,01ha ). Hiện tại diện tích trồng Sâm của Trạm
Dược liệu Trà Linh, và diện tích trồng Sâm trong nhân dân chủ yếu nằm trong
rừng đặc dụng. Diện tích có khả năng trồng Sâm theo phương án 1 đạt 12.300
ha, nên thuận lợi trong công tác quản lý bảo vệ rừng, đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng để khuyến khích đầu tư và quản lý quy hoạch. Đảm bảo phát triển Sâm
Ngọc Linh theo thực trạng hiện nay và theo Đề án bảo tồn và phát triển Sâm

Ngọc Linh của UBND huyện đã ban hành.
- Nhược điểm: Hiện nay, đầu tư trồng Sâm Ngọc Linh trong rừng đặc dụng
chưa có quy định cụ thể. Vì vậy, đề nghị Nhà nước có cơ chế đặc thù riêng để
thực hiện.
b) Phương án 2
- Ưu điểm: Không vướng mắc về cơ chế chính sách đối với việc trồng Sâm
trong rừng đặc dụng, chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong vùng quy
hoạch nhỏ hơn.
24


- Nhược điểm: Diện tích quy hoạch ít khoảng 8.000 ha, diện tích có khả năng
trồng Sâm chỉ đạt khoảng 5.600 ha nhưng nằm rải rác và ít tập trung. Không phát
huy hết lợi thế tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng để phát triển Sâm trên địa bàn.
Khó thực hiện mục tiêu phát triển Sâm Ngọc Linh theo yêu cầu của UBND tỉnh
đặt ra.
5. Lựa chọn phương án
Căn cứ ưu điểm, tồn tại giữa 2 phương án, chúng tôi xác định chọn phương
án 1do có nhiều lợi thế và phát huy được tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng để
phát triển Sâm trên địa bàn tỉnh, thừa kế được hiện trạng phát triển Sâm, kinh
nghiệm cộng đồng, đồng thời thực hiện được các mục tiêu thu hút đầu tư và tạo
thêm công ăn việc làm cho nhân dân trên địa bàn huyện.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
1. Quan điểm
- Quy hoạch phải có tính thực tiễn và có tính khoa học, đảm bảo tính khả
thi khi triển khai thực hiện;
- Phát triển Sâm Ngọc Linh trên cơ sở, bảo tồn nguồn gen, đẩy nhanh và
vững chắc thực hiện chủ trương xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư cho
phát triển vùng Sâm;
- Phát triển cây Sâm Ngọc Linh nhằm xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu

và mở ra triển vọng to lớn về phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh, góp
phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, sinh thái;
- Xây dựng Sâm Ngọc Linh thành thương hiệu Sâm quốc gia với sự vào
cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành ở Trung ương và Chính quyền địa phương.
2. Nguyên tắc quy hoạch được áp dụng
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, an
ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết, Quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm
Ngọc Linh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của ngành, của tỉnh đã được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Sử dụng đất, môi trường rừng một cách tiết kiệm, có hiệu quả, thực hiện
tốt công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, sinh thái và đa dạng sinh học.
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung
- Xác định được quy mô vùng trồng Sâm Ngọc Linh để định hướng công
tác bảo tồn, phát triển và sản xuất theo hướng hàng hóa thương mại mang tính
bền vững góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh kết hợp bảo vệ và phát
triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, nâng cao đời sống của
người dân vùng quy hoạch.

25


×