Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THÔNG tƣ 052015TT BYT BAN HÀNH DANH mục THUỐC ĐÔNG y, THUỐC từ dƣợc LIỆU và vị THUỐC YHCT THUỘC PHẠM VI THANH TOÁN của QUỸ BHYT tại một số TỈNH THÀNH KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dƣợc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 74 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

VŨ MAI ANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
THÔNG TƢ 05/2015/TT-BYT
BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC ĐÔNG Y,
THUỐC TỪ DƢỢC LIỆU
VÀ VỊ THUỐC YHCT THUỘC
PHẠM VI THANH TOÁN CỦA QUỸ BHYT
TẠI MỘT SỐ TỈNH THÀNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI- 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
VŨ MAI ANH
MÃ SINH VIÊN : 1401047

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
THÔNG TƢ 05/2015/TT-BYT
BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC ĐÔNG Y,
THUỐC TỪ DƢỢC LIỆU
VÀ VỊ THUỐC YHCT THUỘC
PHẠM VI THANH TOÁN CỦA QUỸ BHYT
TẠI MỘT SỐ TỈNH THÀNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn :


ThS. Phạm Nữ Hạnh Vân
ThS. Vũ Nữ Anh
Nơi thực hiện :
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dƣợc

HÀ NỘI- 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến những người đã giúp đỡ tôi trong
quãng thời gian sinh viên và đặc biệt là trong quá trình thực hiện khóa luận này:
Đầu tiên, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đó là ThS. Phạm Nữ Hạnh VânGiảng viên bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược- trường Đại học Dược Hà Nội, người thầy
đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành
khóa luận và ThS. Vũ Nữ Anh- Chuyên viên vụ Bảo hiểm Y tế- Bộ Y tế, người đã tận
tình hướng dẫn, cho tôi lời khuyên, sự giải thích rõ ràng về những vấn đề khó khăn mà tôi
gặp trong quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS Hà Văn Thúy- Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y
tế- Bộ Y tế, cùng ThS Nguyễn Thị Hồng Giang, DS Nguyễn Quốc Toản- Chuyên viên
Vụ Bảo Hiểm Y tế- Bộ Y tế và Hội Kinh tế Y tế Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và
Ban Giám đốc Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện y học cổ
truyền tỉnh, Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã các tỉnh Bến Tre, Lâm Đồng, thành phố
Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ cho tôi hoàn
thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Quản lý & Kinh tế dược- Đại
học Dược Hà Nội, những người thầy với niềm yêu nghề và sự tận tâm, luôn giúp đỡ
chúng tôi trên bước đường trưởng thành, để đến ngày hôm nay, tôi tự hào là một sinh viên
trường Đại học Dược Hà Nội.
Cuối cùng, khóa luận này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ, động

viên từ bạn bè và gia đình tôi, đặc biệt là bố mẹ, anh chị em - những người luôn luôn ở
bên động viên và yêu thương tôi. Tôi xin gửi tới những người thân yêu của tôi sự biết ơn
sâu sắc từ tận trái tim mình.
Do thời gian thực hiện khóa luận còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu
sót, tôi xin chân thành cảm ơn những góp ý quý báu của thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Vũ Mai Anh


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

BYT

Bộ Y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BYT


Bộ Y tế

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

KCB

Khám chữa bệnh

TLN

Thảo luận nhóm

TTYT

Trung tâm y tế

PVS

Phỏng vấn sâu

YHCT

Y học cổ truyền

WHO

World Health Organization: Tổ chức y tế
thế giới



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Sự mở rộng danh mục thuốc YHCT về số lượng thuốc, vị thuốc theo thời gian 7
Bảng 1.2. So sánh danh mục thuốc YHCT của Việt Nam và Trung Quốc, Thái Lan ....... 11
Bảng 3.1. Tỷ lệ chi phí chế phẩm, vị thuốc YHCT/ tổng chi thuốc BHYT ....................... 19
Bảng 3.2. Tỷ lệ chi phí thuốc YHCT/ Tổng chi thuốc BHYT tại bệnh viện chuyên khoa
YHCT và bệnh viện đa khoa trong 3 năm 2016, 2017, 2018 ............................................. 22
Bảng 3.3. Tỷ lệ chi phí thuốc YHCT/ tổng chi thuốc BHYT tại cơ sở theo tuyến năm
2016, 2017, 2018 ................................................................................................................ 24


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Giám sát thay đổi trong chỉ số tiến bộ quốc gia được xác định trong Chiến lược
YHCT của WHO .................................................................................................................. 5
Hình 1.2. Chu trình chính sách .......................................................................................... 13
Hình 3.1. Cơ cấu chế phẩm, vị thuốc YHCT/ tổng chi thuốc YHCT ................................ 20
Hình 3.2. Chi phí thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo nhóm y lý YHCT tại các địa
phương trong 3 năm 2016, 2017, 2018 .............................................................................. 21
Hình 3.3. Cơ cấu chi phí thuốc YHCT năm 2016, 2017, 2018 tại bệnh viện chuyên khoa
YHCT và bệnh viện đa khoa .............................................................................................. 23
Hình 3.4. Cơ cấu chi phí thuốc YHCT theo các nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, vị
thuốc YHCT và thuốc do cơ sở tự bào chế theo tuyến....................................................... 25


MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
1.1.

Khái quát chung về BHYT .................................................................................... 3

1.1.1.

Khái niệm BHYT ............................................................................................. 3

1.1.2.

Chính sách BHYT ở Việt Nam ........................................................................ 3

1.2.

Chính sách về YHCT ............................................................................................. 4

1.2.1.

Khái niệm về thuốc YHCT .............................................................................. 4

1.2.2.

Chính sách chung về YHCT ............................................................................ 5

1.2.3.

Danh mục thuốc YHCT thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia


BHYT .......................................................................................................................... 7
1.2.4.

Thanh toán BHYT cho thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc YHCT . 9

1.2.5.

So sánh danh mục thuốc YHCT được chi trả bởi quỹ BHYT của Việt Nam

với một số danh mục của các nước khác ..................................................................... 10
1.3.

Chu trình xây dựng chính sách ............................................................................ 12

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 16
2.2.1. Mục tiêu 1: Khảo sát chi phí thuốc YHCT sử dụng trong phạm vi được hưởng
của người tham gia BHYT 3 năm 2016, 2017, 2018. .................................................. 16
2.2.2. Mục tiêu 2: Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện
thông tư 05/2015/TT-BYT: ......................................................................................... 17
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 19
3.1.

Kết quả khảo sát chi phí thuốc YHCT sử dụng trong phạm vi được hưởng của

người tham gia BHYT.................................................................................................... 19



3.1.1.

Kết quả theo số liệu BHXH Việt Nam trên cả nước ...................................... 19

3.1.2.

Kết quả theo số liệu của 6 tỉnh ....................................................................... 20

3.2.

Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện thông tư

05/2015/TT-BYT ........................................................................................................... 25
3.2.1.

Những thuận lợi trong quá trình thực hiện thông tư 05/2015/TT-BYT ......... 25

3.2.2.

Những khó khăn trong quá trình thực hiện thông tư 05/2015/TT-BYT: ....... 26

3.3. Bàn luận .................................................................................................................. 34
3.3.1. Về chi phí thuốc YHCT sử dụng thuộc phạm vi được hưởng của người tham
gia BHYT .........................................................................................................................
34
3.3.1.1. Về kết quả theo số liệu BHXH Việt Nam trên cả nước .................................... 34
3.3.1.2. Về kết quả theo số liệu của 6 tỉnh Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm
Đồng, Phú Thọ, Thanh Hóa, Yên Bái ............................................................................ 35
3.3.2. Về thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện thông tư 05/2015/TT-BYT .. 37
3.3.2.1. Khó khăn trong sử dụng danh mục ................................................................. 37

3.3.2.2. Khó khăn trong thực hiện các nội dung hướng dẫn thanh toán của thông tư
05/2015/TT-BYT ......................................................................................................... 39
3.3.3. Ưu, nhược điểm của nghiên cứu ........................................................................ 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 41
4.1. Kết luận ................................................................................................................... 41
4.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ

BHYT là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức quản lý nhằm huy động sự
đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo cho sức khỏe nhân dân,
không vì mục đích lợi nhuận [13]. Luật BHYT ra đời vào năm 2008 và được sửa đổi,
bổ sung vào năm 2014 là những cột mốc quan trọng, là cơ sở pháp lý cho việc huy
động nguồn lực điều phối nguồn lực, và phương thức chi trả các dịch vụ CSSK nhằm
góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội và phát triển kinh tế.
Trong những năm gần đây chương trình BHYT xã hội ở Việt Nam đã đạt được những
thành tựu quan trọng. Theo thống kê của BHXH số người tham gia BHYT tăng nhanh
và đạt được mục tiêu mở rộng các đối tượng tham gia BHYT, năm 2018 đã đạt tỷ lệ
bao phủ gần 87% dân số cả nước [16]. Bên cạnh đó, quyền lợi cho người tham gia
BHYT ngày càng được nâng cao. Trong đó, gói quyền lợi được hưởng của người tham
gia BHYT về sử dụng thuốc bao gồm thuốc tân dược và thuốc YHCT cũng ngày càng
được mở rộng.
Tại Việt Nam, chính sách về thuốc YHCT ngày càng được quan tâm, chú trọng,
đặc biệt trong việc nâng cao tỷ lệ sử dụng thuốc YHCT. Tháng 01 năm 2014, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 68/QĐ-TTg về “Phê duyệt chiến lược quốc
gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030”, trong đó đặt ra mục tiêu về sử dụng thuốc YHCT “thuốc sản xuất trong nước

chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm
30%” [14]. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nhiều cuộc khảo sát liên quan đến vấn đề sử
dụng thuốc tân dược đã được thực hiện, nhưng số lượng nghiên cứu đối với thuốc
YHCT vẫn còn hạn chế.
Liên quan đến vấn đề sử dụng và thanh toán BHYT đối với thuốc YHCT, năm
2015, BYT ban hành thông tư 05/ 2015/TT-BYT về Danh mục thuốc đông y, thuốc từ
dược liệu và vị thuốc YHCT trong phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT [3]. Đến nay,
thông tư này đã có hiệu lực được 4 năm. Sau khi ra đời, mặc dù thông tư đã cung cấp
hướng dẫn và danh mục tương đối đầy đủ cho các cơ sở sử dụng trong KCB YHCT
nhưng vẫn còn một số bất cập về danh mục và việc thực hiện nội dung hướng dẫn
1


thanh toán trong thông tư. Do đó, để tìm hiểu về những khó khăn vướng mắc này, từ
đó đề xuất chính sách sửa đổi, thay thế Thông tư 05/ 2015/TT- BYT, chúng tôi tiến
hành đề tài “Phân tích tình hình thực hiện thông tƣ 05/2015/TT-BYT ban hành
danh mục thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc
phạm vi thanh toán của quỹ BHYT tại một số tỉnh thành” với 2 mục tiêu sau:
-

Khảo sát chi phí thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc YHCT sử

dụng trong phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.
-

Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện thông

tư 05/2015/TT-BYT.

2



Chƣơng 1: TỔNG QUAN

1.1.

Khái quát chung về BHYT

1.1.1. Khái niệm BHYT
Khái niệm về BHYT được trình bày trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam I”
xuất bản năm 1995- Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa- trang 151 như sau: “BHYT là
loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp cá nhân, tập
thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân”
[9].
Ở các nước phát triển, người ta đưa ra khái niệm: BHYT xã hội là một biện
pháp hữu hiệu trợ cấp cho người dân được tiếp cận dịch vụ y tế một cách công bằng
[20]. Khái niệm BHYT xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện phân biệt với BHYT tư
nhân vì mục đích lợi nhuận do các doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân tiến hành.
Ở nước ta, BHYT là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức quản lý nhằm huy
động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo cho sức khỏe
nhân dân, không vì mục đích lợi nhuận [13]. Như vậy, BHYT ở nước ta là hình thức
BHYT xã hội.
Ở Việt Nam, khái niệm BHYT theo khoản 1, điều 2 Luật BHYT số
46/2014/QH13 ngày 13/062014 do Quốc hội ban hành: “Bảo hiểm y tế là hình thức
bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để
chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện” [10].
Như vậy, điều này có nghĩa là theo Luật BHYT quy định, tất cả các nhóm đối tượng
trong xã hội phải có trách nhiệm tham gia BHYT.
1.1.2. Chính sách BHYT ở Việt Nam
Năm 1989, Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình BHYT ở một số địa phương

như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Trị, Bến Tre [2]. Nhận thấy chính sách BHYT là
một hướng đi đúng đắn nhằm tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, tăng
nguồn kinh phí cho hoạt động KCB, năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định ban
hành Nghị định NĐ 299/HĐBT về điều lệ BHYT cùng một số văn bản hướng dẫn như
chỉ thị 05/BYT-CT, Quyết định 958/BYT-QĐ, Thông tư 11/BYT-TT, Thông tư
3


12/TTLB và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Sự phát triển của BHYT Việt
Nam được đánh dấu bằng nhiều chính sách như Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ban
hành điều lệ BHYT năm 2005, Luật BHYT số 25/2008/QH12 có hiệu lực năm 2009,
Luật BHYT số 46/2014/QH13 có hiệu lực đầu năm 2015. Đến hiện nay, BHYT Việt
Nam đã dần mở rộng được mức độ bao phủ theo nhóm đối tượng được hưởng và mở
rộng phạm vi quyền lợi được hưởng của người tham gia BHYT.
Trong số các chính sách BHYT, chính sách về BHYT cho thuốc được coi là
một trong những chính sách quan trọng và chi phí về thuốc cũng chiếm một tỷ lệ cao
trong tổng chi BHYT. Theo số liệu thống kê của BHXH năm 2017, chi phí về thuốc
BHYT chiếm 36% trong tổng chi BHYT [17]. Do đó, việc ban hành Danh mục thuốc
thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT là một trong những yếu tố quan
trọng hàng đầu để vận hành tốt, có hiệu quả hệ thống BHYT. Hiện nay, ở Việt Nam có
2 danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT là danh mục
thuốc đông dược, thuốc từ dược liệu và vị thuốc YHCT và danh mục thuốc hóa dược,
sinh phẩm và hợp chất đánh dấu (gọi tắt là danh mục thuốc tân dược).
1.2.

Chính sách về YHCT

1.2.1. Khái niệm về thuốc YHCT:
Theo tổ chức y tế thế giới, sản phẩm YHCT gồm thảo mộc, dược thảo, thuốc
thảo dược và thuốc dược liệu thành phẩm có chứa các bộ phận của cây, các nguyên

liệu thảo dược khác hay hoạt chất kết hợp những thành phần đó. Thuốc dược liệu ở
một số nước, theo chính thống, có thể chứa hoạt chất hữu cơ thiên nhiên hoặc vô cơ
không có nguồn gốc từ thảo dược (ví dụ: động vật và khoáng chất) [18].
Theo Luật dược 34/2005/QH11, thuốc từ dược liệu là thuốc được sản xuất từ
nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất. Thuốc có
hoạt chất tinh khiết được chiết xuất từ dược liệu, thuốc có sự kết hợp dược liệu với các
hoạt chất hóa học tổng hợp không gọi là thuốc từ dược liệu. Thuốc đông y là thuốc từ
dược liệu, được bào chế theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền của các nước
phương Đông [11].
Tuy nhiên, gần đây Luật dược đã được sửa đổi và thay đổi về khái niệm thuốc
YHCT. Theo Luật dược 105/2016/QH13, thuốc YHCT được chia làm 2 loại: thuốc
4


dược liệu và thuốc cổ truyền. Trong đó, thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ
dược liệu và có tác dụng dựa trên bằng chứng khoa học, trừ thuốc cổ truyền. Thuốc cổ
truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược liệu được chế
biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của YHCT hoặc theo kinh
nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại. Vị thuốc
cổ truyền là dược liệu được chế biến theo lý luận và phương pháp của YHCT dùng sản
xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh [12].
1.2.2. Chính sách chung về YHCT
1.2.2.1.

Chiến lược của WHO về YHCT

Tổ chức y tế thế giới đánh giá YHCT là một thành phần quan trọng trong nền y
tế của nhiều quốc gia nhưng chưa được phát triển đúng mức trong hệ thống chăm sóc
sức khỏe [18]. Chiến lược về YHCT trong giai đoạn 2002- 2005 được WHO đưa ra
năm 2002. Năm 2012, Sau khi thực hiện chiến lược này, số lượng các quốc gia có

chính sách về YHCT và quản lý thuốc thảo dược đã có sự tăng lên đáng kể. Hình 1.1
thể hiện sự thay đổi này theo thời gian từ năm 1999 đến năm 2012 [18].

Hình 1.1. Giám sát thay đổi trong chỉ số tiến bộ quốc gia được xác định trong Chiến
lược YHCT của WHO
Năm 2014, WHO tiến hành cập nhật lại chiến lược YHCT 2014-2023. Trong
đó, tổ chức này cho rằng các quy định về bao phủ BHYT cho các sản phẩm thực hành
5


và người thực hành YHCT làm giảm áp lực đối với hệ thống y tế và giảm bớt chi phí.
Do đó, các quốc gia thành viên của WHO nên xem xét lồng ghép YHCT vào hệ thống
y tế và kế hoạch bao phủ y tế toàn dân một cách toàn diện hơn [18].
1.2.2.2.

Chính sách về thuốc YHCT chung của quốc gia

Với sự phát triển về chiến lược bao phủ y tế toàn dân, lồng ghép YHCT của
WHO, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Ngày 30 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng
chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2166/QĐ-TTg về “Kế hoạch hành
động của Chính phủ về phát triển y dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020” [15].
Trong đó, mục tiêu chung là “Hiện đại hóa và phát triển mạnh y, dược cổ truyền
trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; củng cố và phát triển tổ
chức, mạng lưới y, dược cổ truyền”. Trong đó mục tiêu cụ thể liên quan đến KCB và
sử dụng thuốc YHCT bao gồm:
- Mục tiêu 1: Khám, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền: tuyến trung ương đạt
10%; tuyến tỉnh đạt 15%; tuyến huyện đạt 20% và tuyến xã đạt 30% (đến năm 2015)
và tuyến trung ương đạt 15%; tuyến tỉnh đạt 20%; tuyến huyện đạt 25% và tuyến xã
đạt 40% (đến năm 2020).
- Mục tiêu 2: Đáp ứng nhu cầu thiết yếu về dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ

dươc liệu đảm bảo chất lượng cho các cơ sở KCB bằng y, dược học cổ truyền.
Việc phát triển YHCT không chỉ được thực hiện ở tuyến trung ương mà còn
được thực hiện ở tuyến cơ sở. Ngày 07 tháng 11 năm 2014, BYT đã ban hành Quyết
định 4667/QĐ-BYT về “bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020”, trong đó
cũng nêu ra tiêu chí tính điểm cho việc thực hiện phát triển YHCT đối với trạm y tế xã
là [4] thực hiện khám, chữa bệnh bằng YHCT (hoặc kết hợp YHCT với y học hiện đại)
cho ≥ 30% số bệnh nhân đến KCB tại trạm y tế xã. Bên cạnh đó, để khuyến khích sử
dụng YHCT ở tuyến xã, ngày 14 tháng 02 năm 2015, BYT ra quyết định 647/QĐ-BYT
quy định rõ ràng hơn về “Tiêu chí xác định xã tiên tiến về y dược cổ truyền” 3 tiêu chí
về sử dụng thuốc 2 tiêu chí về KCB YHCT, 1 tiêu chí liên quan đến thanh toán BHYT
đối với các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT tại trạm y tế [5].

6


1.2.3. Danh mục thuốc YHCT thuộc phạm vi được hưởng của người tham
gia BHYT
1.2.3.1.

Danh mục thuốc YHCT của Việt Nam

Cơ sở thanh toán BHYT cho thuốc YHCT hiện nay là các danh mục thuốc
thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT. Danh mục này ngày càng được
mở rộng về số lượng thuốc, vị thuốc được chi trả. Bảng 1.1 dưới đây thể hiện sự phát
triển của danh mục này qua các thời kỳ.
Bảng 1.1. Sự mở rộng danh mục thuốc YHCT về số lượng thuốc, vị thuốc
theo thời gian
Giai đoạn
thực hiện
2005- 2008


Tên văn bản
Quyết định
03/2005/QĐ-BYT

Số lƣợng

Số lƣợng

vị thuốc

chế phẩm

210

91
98 (sau đó bổ sung

2008- 2010

Quyết định

237

05/2008/QĐ-BYT

thêm 3 chế phẩm ở
quyết định
10/2008/QĐ-BYT)


2010- 2015

Thông tư

300

12/2010/TT-BYT

127
229 (trên thực tế do

2015- Nay

Thông tư

349

05/2015/TT-BYT

có các thành phần gia
giảm, kết hợp nên là
967 thuốc)

Năm 2015, BYT ban hành thông tư 05/2015/TT-BYT về Danh mục thuốc đông
y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc YHCT thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT và
là thông tư hiện nay đang sử dụng, là cơ sở để BHYT thanh toán chi phí sử dụng thuốc
YHCT, bao gồm 02 danh mục: Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (sau đây
gọi tắt là Danh mục thuốc) và Danh mục vị thuốc YHCT (sau đây gọi tắt là Danh mục
vị thuốc). Trong đó, Danh mục thuốc gồm có 229 thuốc chia làm 11 nhóm y lí YHCT
bao gồm: nhóm thuốc giải biểu, nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy;

7


nhóm thuốc khu phong trừ thấp; nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện
tì; nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm; nhóm thuốc chữa các bệnh về phế; nhóm
thuốc chữa các bệnh về dương, về khí; nhóm thuốc chữa các bệnh về âm, về huyết;
nhóm thuốc điều kinh an thai; nhóm thuốc chữa bệnh về ngũ quan; nhóm thuốc dùng
ngoài. Các thuốc trong danh mục này đều được quy định rõ tên thành phần, đường
dùng nhưng không bao gồm hàm lượng.
Ngoài ra, trong danh mục này có quy định điều kiện thanh toán ở một số thuốc
(19/229 thuốc ~ 8,3% số lượng thuốc trong danh mục). Đặc trưng của các thuốc trong
danh mục là số lượng vị thuốc trong một thuốc là khá lớn, có thuốc lên tới 17 vị thuốc,
có sử dụng các dấu “/”, “()” để quy định về thay thế hoặc gia giảm. Ví dụ, với số thứ
tự 97 thuốc “Mật ong/cao mật heo, Nghệ, (Trần bì)”, BHYT sẽ thanh toán cho các
trường hợp sau: “Mật ong, Nghệ”, “Mật ong, Nghệ, Trần bì”, “Cao mật heo, Nghệ”,
“Cao mật heo, Nghệ, Trần bì”. Do đó, mặc dù số lượng thuốc được đánh số thứ tự
trong danh mục là không nhiều nhưng trên thực tế có rất nhiều chế phẩm được thanh
toán.
Danh mục vị thuốc có 349 vị thuốc chia thành 30 nhóm y lí YHCT, trong một
số trường hợp vị thuốc có nhiều tên thì có ghi trong phần đóng mở ngoặc ở cột tên vị
thuốc. Các vị thuốc được quy định về tên vị thuốc, nguồn gốc, tên khoa học của vị
thuốc và tên khoa học của khoáng vật và cây con chứa vị thuốc ấy. Đối với nguồn gốc
của các thuốc, hầu hết các thuốc đều ghi rõ nguồn gốc B (các vị thuốc được nuôi trồng
khai thác từ nước ngoài), “N” (các vị thuốc được nuôi trồng, khai thác trong nước,
trong đó các vị thuốc có ký hiệu “B” hoặc “N-B” đều được quỹ BHYT thanh toán đối
với cả nguồn gốc Nam và Bắc, số lượng này chiếm khoảng 53,5% danh mục vị thuốc
[3].
Ngày 29 tháng 12 năm 2017, BYT ban hành thông tư 50/2017/TT-BYT để
“Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh toán chi phí khám bệnh, chữa
bệnh”, trong đó ở điều 5 thông tư này điều chỉnh lại về tên thành phần của 10 mục

trong danh mục thuốc, sửa tên của 1 vị thuốc và nguồn gốc của 1 vị thuốc trong danh
mục vị thuốc thuộc thông tư 05/2015/TT-BYT [6]. Đến năm 2018, BYT ra văn bản
hợp nhất số 04/VBHN-BYT để hợp nhất thông tư 05/2015/TT-BYT và những chỉnh
sửa của thông tư 50/2017/TT-BYT [7].
8


1.2.4. Thanh toán BHYT cho thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc
YHCT
1.2.4.1.

Nguyên tắc thanh toán

Đối với Danh mục thuốc:
- Các thuốc có trong danh mục được sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh phải tuân thủ theo quy định về kê đơn thuốc và phù hợp với khả năng chuyên
môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Các thuốc được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán khi có thành phần, đường dùng
được ghi trong Danh mục, bao gồm cả các thuốc có các thành phần có thể thay thế lẫn
nhau và thuốc có thành phần có thể gia, giảm;
- Thuốc được ghi cụ thể thành phần theo tên dược liệu. Các thuốc này được quỹ
bảo hiểm y tế thanh toán khi có thành phần là dược liệu được ghi trong Danh mục
thuốc, kể cả dạng chiết xuất, bào chế khác nhau của dược liệu;
- Thuốc xếp nhóm này dùng điều trị bệnh thuộc nhóm khác được quỹ bảo hiểm
y tế thanh toán nếu thuốc có chỉ định như đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký thuốc đã
được Bộ Y tế phê duyệt.
Đối với Danh mục vị thuốc:
- Các vị thuốc có trong danh mục được sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh phải tuân thủ theo quy định về kê đơn thuốc, phù hợp với khả năng chuyên môn
và thẩm quyền kê đơn thuốc của bác sĩ y học cổ truyền, y sĩ y học cổ truyền hoặc

lương y làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Các vị thuốc có ghi chữ “B” tại cột Nguồn gốc trong danh mục được quỹ bảo
hiểm y tế thanh toán đối với vị thuốc có nguồn gốc nuôi, trồng, khai thác từ nước
ngoài hoặc trong nước;
- Các vị thuốc Linh chi có nguồn gốc từ nước ngoài, Nhân sâm và Tam thất khi
kê độc vị hoặc các thang thuốc chỉ có phối hợp của 2 vị thuốc hoặc 3 vị thuốc này phải
được hội chẩn trước khi chỉ định sử dụng. Hình thức hội chẩn theo quy chế hội chẩn
do Bộ Y tế ban hành.
9


1.2.4.2.

Quy trình thanh toán

Quá trình thanh toán chi phí BHYT của BHXH Việt Nam đối với thuốc YHCT
tại cơ sở KCB bao gồm 2 bước:
Bƣớc 1. 15 ngày đầu tiên hàng tháng, cơ sở KCB gửi hồ sơ đề nghị thanh toán
kèm theo cơ sở dữ liệu thống kê chi phí KCB BHYT cho cơ quan BHXH Thành phần
hồ sơ thanh toán thuốc YHCT theo BHYT gồm các mẫu 16, 17, 20/ BHYT (đính kèm
ở phụ lục 6). Trong đó, mẫu 16/BHYT là danh mục thuốc chế phẩm YHCT thanh toán
BHYT, trong đó yêu cầu ghi rõ từng vị thuốc YHCT có trong thành phẩm, hàm lượng,
nồng độ. Mẫu 17/BHYT là danh mục vị thuốc YHCT thanh toán BHYT yêu cầu ghi rõ
tên vị thuốc, tỷ lệ hư hao trong cân chia, bảo quản, trong chế biến. Mẫu 20/BHYT là
thống kê chế phẩm YHCT và vị thuốc thanh toán BHYT, tương tự như mẫu 16, 17
nhưng thêm mục số lượng thuốc sử dụng cho người bệnh BHYT điều trị ngoại trú và
nội trú [1].
Bƣớc 2. BHXH tiếp nhận thông tin, thực hiện giám định và thanh toán trong
vòng 40 ngày tiếp theo.
Ngoài ra, cơ sở KCB phải thường xuyên cập nhật thông tin về danh mục thuốc

của mình lên cơ sở dữ liệu y tế tại trang địa chỉ: dmdc.csdlyt.vn. Tại đây, cơ sở KCB
phải nhập đủ mã hoạt chất (được quy định bởi công văn 908/BYT-BH [8]), hoạt chất,
hàm lượng, số quyết định trúng thầu, ngày áp dụng kết quả trúng thầu…Việc đưa
thông tin lên trang web này được gọi là ánh xạ.
Như vậy, việc thanh toán và giám định được thực hiện theo tháng, việc cập nhật
cơ sở dữ liệu được thực hiện liên tục mỗi ngày.
1.2.5. So sánh danh mục thuốc YHCT được chi trả bởi quỹ BHYT của Việt
Nam với một số danh mục của các nước khác
Nhằm đảm bảo quyền tiếp cận dịch vụ y tế và thuốc của người dân, việc ban
hành danh mục thuốc BHYT trong đó có danh mục thuốc YHCT là một trong những
yếu tố quan trọng hàng đầu để vận hành tốt việc sử dụng thuốc YHCT. Hiện nay, hầu
hết các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản đều có danh mục
thuốc YHCT trong phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.
10


Bảng dưới đây so sánh danh mục thuốc YHCT trong phạm vi được hưởng của
người tham gia BHYT của Việt Nam với danh mục của Trung Quốc và Thái Lan.

Bảng 1.2. So sánh danh mục thuốc YHCT của Việt Nam và Trung Quốc, Thái Lan

STT

1

Việt Nam

Trung Quốc

Thái Lan


(2015) [3]

(2017) [23]

(2018) [19]

Nội dung

Vị trí của
danh mục

Được tách riêng với Được ban hành cùng với danh mục
danh mục thuốc tân thuốc tân dược được BHYT chi trả
dược
Chia làm 2 danh Chỉ có 1 danh mục Chỉ có danh mục

2

Số

danh

mục

mục: danh mục vị chế
thuốc

YHCT


thuốc

chế

phẩm

thuốc thuốc YHCT

và YHCT
phẩm

YHCT
Cấu trúc bảng.

Cấu

Danh mục vị thuốc
YHCT: gồm 6 cột
STT

trong

danh

mục,

STT

trong


nhóm, tên vị thuốc,
3

Cấu

trúc

danh mục

nguồn gốc, tên khoa
học của vị thuốc, tên
khoa học của cây
con khoáng vật làm
thuốc
Danh mục thuốc chế
phẩm YHCT: gồm 5
cột: STT, STT trong
nhóm, thành phần
11

trúc

bảng. Không có cấu trúc

Gồm 5 cột: mã bảng. Với mỗi bài
thuốc, phân nhóm, thuốc bao gồm:
số thứ tự trong tên, thành phần,
danh

mục,


tên đường dùng, liều

thuốc, một số lưu ý

dùng,

chỉ

định,

cách dùng, thận
trọng


thuốc, đường dùng,
ghi chú thông tin
cần lưu ý trong chỉ
định, sử dụng
Số
4

nhóm

thuốc
theo

chia
y




Danh mục vị thuốc 8 nhóm lớn, chia 16 nhóm
YHCT: 30 nhóm

Danh mục thuốc chế nhỏ
phẩm

YHCT

làm các phân nhóm

YHCT:

11

nhóm
Danh mục vị thuốc 1236 thuốc
YHCT:349 vị thuốc
5

Số thuốc

81 thuốc

Có dạng bào chế Có dạng bào chế

Danh mục thuốc chế cốm đơn vị thuốc

thuốc tiêm truyền


phẩm YHCT: 229
thuốc
Như vậy, về kết cấu, thông tư 05/2015/TT-BYT phân chia các thuốc YHCT
thành 2 danh mục riêng biệt, trong khi các quốc gia khác thống nhất trong cùng 1 danh
mục. Trung Quốc và Thái Lan chỉ thanh toán cho thuốc thành phẩm YHCT có tên
thương mại, trong khi đó Việt Nam thanh toán cho các chế phẩm YHCT và vị thuốc
YHCT.
Về các phân nhóm, Việt Nam phân chia nhóm thuốc và vị thuốc theo y lý
YHCT, còn Trung Quốc và Thái Lan phân chia theo nhóm bệnh lý.
Về số lượng thuốc trong danh mục thuốc: tuy Việt Nam có thêm một danh
mục về vị thuốc YHCT, số lượng thuốc trong danh mục thuốc của Việt Nam chỉ bằng
1/6 (229/1238 thuốc) của Trung Quốc.
1.3.

Chu trình xây dựng chính sách

Một chu trình chính sách thường bao gồm 5 bước [22] bao gồm:
-

Xác định vấn đề: các cá nhân và tổ chức, cơ quan chức năng tham gia

làm chính sách trình vấn đề ra thảo luận, xem xét đưa vào chương trình chính thức.
-

Phân tích vấn đề: Sử dụng các kỹ thuật để phân tích, đánh giá vấn đề,

cung cấp bằng chứng cho việc xây dựng chính sách.
12



-

Xây dựng chính sách: hình thành và xây dựng đối với chính sách trong

tương lai hoặc sửa đổi với chính sách hiện tại.
-

Thực hiện chính sách: các nguồn lực tài chính, nhân lực được huy động

để thực hiện chính sách. Đây là giai đoạn quan trọng mà chính sách tác động đến xã
hội và cũng có thể dẫn tới những tác động không mong muốn.
-

Đánh giá lại chính sách: trong giai đoạn này, các đơn vị chức năng xác

định xem chính sách có đáp ứng được yêu cầu hay không, mục tiêu của chính sách có
đạt được hay không, thu thập những phản hồi, khảo sát thực trạng thực hiện chính sách
từ các đối tượng chịu ảnh hưởng của chính sách; đánh giá các tác động của chính sách
lên các nhóm đối tượng này; đánh giá các tác động lên chính sách.
Chu trình chính sách thể hiện ở hình 1.2 [22].

Xác định
vấn đề

Đánh giá lại
chính sách

Phân tích
vấn đề


Thực hiện
chính sách

Xây dựng
chính sách

Hình 1.2. Chu trình chính sách
Chu trình chính sách được xem là một quá trình liên tục. Việc kết thúc một
chính sách thường là khởi đầu cho một giai đoạn mới, cần tiếp tục được phát hiện,
phân tích, giải quyết và đánh giá [24], [21].Vì vậy, các giai đoạn của chu trình chính
sách thường được biểu diễn trong một vòng tròn, mang ý nghĩa một chu trình nối tiếp
liên tục.

13


Như vậy nghiên cứu “Phân tích tình hình thực hiện thông tư 05/2015/TT-BYT
ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc
phạm vi thanh toán của quỹ BHYT tại một số tỉnh thành” với mục tiêu thứ hai về
“Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện thông tư 05/2015/TTBYT” sẽ cung cấp kết quả phân tích, để phát hiện vấn đề nhằm đề xuất thay đổi chính
sách. Như vậy, đề tài sẽ nằm trong giai đoạn “Đánh giá lại chính sách” và “Xác định
vấn đề” trong quy trình xây dựng chính sách.

14


Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 1 (Khảo sát chi phí thuốc YHCT sử dụng
thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT) là các báo cáo về chi phí sử
dụng chế phẩm YHCT và vị thuốc YHCT năm 2016, 2017, 2018 của các địa phương
trong cả nước (63 tỉnh thành) do BHXH Việt Nam cung cấp; báo cáo chi tiết về chi phí
sử dụng chế phẩm YHCT và vị thuốc YHCT theo tuyến cơ sở và theo nhóm năm
2016, 2017, 2018 do SYT, BHXH và các cơ sở KCB tại 6 tỉnh Bến Tre, Thành phố Hồ
Chí Minh, Lâm Đồng, Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hóa.
- Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 2 (Phân tích những thuận lợi, khó khăn
trong quá trình thực hiện thông tư 05/2015/TT-BYT) bao gồm:
+ Cán bộ quản lý: Cán bộ thuộc cơ quản quản lý thuộc các phòng nghiệp vụ y,
nghiệp vụ dược, phòng giám định BHYT tại Sở Y tế, BHXH tỉnh.
+ Cán bộ tại cơ sở khám chữa bệnh: Cán bộ tham gia vào quá trình KCB (các y,
bác sĩ ở khoa YHCT) và quá trình cung ứng thuốc YHCT (khoa dược, phòng tài chínhkế toán), hội đồng thuốc điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện YHCT, bệnh
viện tư nhân, trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã.
+ Cán bộ tham gia vào quá trình cung ứng thuốc YHCT: Cán bộ tại cơ sở nuôi
trồng dược liệu, sản xuất thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
Các đối tượng này được chọn từ 6 tỉnh Lâm Đồng, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí
Minh, Thanh Hóa, Phú Thọ, Yên Bái. Việc lựa chọn 6 tỉnh này căn cứ vào các tiêu chí
cơ bản sau:
+ Đại diện theo vùng sinh thái.
+ Mức độ phổ biến của thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc YHCT
trong cung ứng và sử dụng dịch vụ KCB.
+ Năng lực hiện có và tiềm năng sản xuất, cung ứng thuốc đông y, thuốc từ
dược liệu và vị thuốc YHCT trong thời gian tới.

15


2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu kết hợp phương pháp định tính và định

lượng, nằm ở pha đánh giá lại chính sách từ đó xác định vấn đề và phân tích vấn đề để
hướng tới sửa đổi thông tư 05/2015/TT-BYT
Thời gian thực hiện nghiên cứu: tháng 12 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.
2.2.1. Mục tiêu 1: Khảo sát chi phí thuốc YHCT sử dụng trong phạm vi được
hưởng của người tham gia BHYT 3 năm 2016, 2017, 2018.
2.2.1.1. Thu thập số liệu:
Thực hiện thu thập số liệu từ tháng 11 năm 2018, BHXH Việt Nam cung cấp
các số liệu trên toàn quốc với các trường thông tin bao gồm: tổng chi phí thuốc BHYT
(sau đây gọi tắt là tổng chi thuốc BHYT); tổng chi phí thuốc YHCT sử dụng thuộc
phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT (sau đây gọi tắt là tổng chi phí thuốc
YHCT); chi phí chế phẩm thuốc YHCT sử dụng thuộc phạm vi được hưởng của người
tham gia BHYT (sau đây gọi tắt là chi phí chế phẩm thuốc YHCT); chi phí vị thuốc
YHCT sử dụng thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT (sau đây gọi tắt
là chi phí vị thuốc YHCT).
Số liệu thu được từ các báo cáo của địa phương bao gồm các trường thông tin:
tổng chi thuốc BHYT tại cơ sở; tổng chi phí thuốc YHCT; chi phí thuốc đông y, thuốc
từ dược liệu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT (sau đây gọi tắt là
chi phí thuốc đông y, thuốc từ dược liệu); chi phí thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo
11 nhóm trong danh mục thuốc (sau đây gọi tắt là chi phí thuốc đông y, thuốc từ dược
liệu theo từng nhóm); chi phí thuốc do cơ sở KCB tự bào chế thuộc phạm vi được
hưởng của người tham gia BHYT (sau đây gọi tắt là chi phí thuốc do cơ sở KCB tự
bào chế); chi phí vị thuốc YHCT.
2.2.1.2. Xử lý và phân tích số liệu:
- Số liệu được thu thập, nhập liệu và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel
2016.
- Các số liệu được xử lý bao gồm: tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc YHCT/ tổng chi
thuốc BHYT, tỷ lệ phần trăm chi phí vị thuốc, chi phí thuốc đông y, thuốc từ dược
liệu, chi phí thuốc do cơ sở khám chữa bệnh tự bào chế/ tổng chi phí thuốc YHCT.

16



2.2.2. Mục tiêu 2: Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực
hiện thông tư 05/2015/TT-BYT:
2.2.2.1. Khung lý thuyết:
Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận hiện tượng thông qua phỏng vấn các đối
tượng tham gia nghiên cứu về những vấn đề thuận lợi, khó khăn mà họ gặp phải trong
quá trình sử dụng thông tư 05/2015/TT-BYT bao gồm: những thuận lợi đạt được sau
khi thông tư 05/2015/TT-BYT ban hành, những khó khăn trong quá trình sử dụng
thông tư gồm khó khăn trong sử dụng danh mục thuốc, khó khăn trong sử dụng danh
mục vị thuốc và khó khăn trong thực hiện nội dung hướng dẫn thanh toán của thông tư
05/2015/TT-BYT.
2.2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu:
Nghiên cứu thực hiện chọn mẫu có chủ đích. Mẫu được lựa chọn từ cơ quan
quản lý, cơ sở KCB và cơ sở nuôi trồng dược liệu, sản xuất thuốc cổ truyền, thuốc
dược liệu, vị thuốc cổ truyền, lấy mẫu sẽ được dừng lại đến khi quá trình phân tích sơ
bộ chỉ ra rằng thông tin được cung cấp lặp lại và không có chủ đề mới nào nổi lên.
2.2.2.3. Bộ công cụ:
- Sử dụng bộ công cụ PVS và TLN. Trong đó, nội dung TLN và PVS bao gồm:
+ Những thuận lợi trong quá trình sử dụng danh mục thuốc và vị thuốc thuộc
thông tư 05/2015/TT-BYT.
+ Những khó khăn trong: sử dụng danh mục thuốc, sử dụng danh mục vị thuốc,
thực hiện nội dung hướng dẫn thanh toán của thông tư.
Nội dung chi tiết PVS và TLN được đính kèm trong phụ lục 2 và phụ lục 3.
2.2.2.4. Quá trình thực hiện PVS và TLN:
- Thu âm và chú thích trong quá trình thu thập thông tin: Trước khi TLN
và PVS, nghiên cứu viên liên hệ với đối tượng tham gia nghiên cứu và gửi mục tiêu
của cuộc TLN, thời gian TLN từ 60-90 phút và được ghi âm dưới sự cho phép của
người tham gia. Các thông tin quan trọng được ghi chép lại trong quá trình TLN/PVS.
- Bão hòa thông tin: Thông tin được thu thập cho đến khi bão hòa. Thực hiện

PVS nếu có thông tin chưa rõ ràng cần tìm hiểu thêm.
2.2.2.3. Xử lý và phân tích dữ liệu:
17


×