Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Thời gian thực hiện từ tháng 022008 đến tháng 052008 hà nội 2008 lời cảm ơn với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.03 MB, 78 trang )

B ộ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
*******************

NGUYÊN THU TRANG

TÌM HIẺU C ơ HỘI TÌM KIÉM VIỆC LÀM
CỦA DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC SAU TỐT NGHIỆP TRƯỜNG
ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NĂM 2007
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 2003 - 2008)

Người hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện

: Bộ môn quản lý kinh tế Dược

Thời gian thực hiện: từ tháng 02/2008 đến tháng 05/2008

HÀ NỘI-2008


LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới Th.s Nguyễn Thị Thanh Hương - Bộ môn Quản lý và Kinh tể Dược,
Trường Đại học Dược Hà Nội, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
và luôn động viên khích lệ cũng như tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dược, những người thầy đã mang lại cho tôi nhừng kiến thức về kinh tế và quản lý,
khơi dậy trong tôi niềm yêu thích môn học để tôi có quyết tâm hoàn thành tốt khoá


luận này.
Tôi xin chân chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo
Đại học và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt năm năm học tập và nghiên cứu tại
trường.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các anh chi cựu sinh viên khoá 57 và
lớp chuyên tu 38 của trường Đại học Dược Hà Nội, những người đã nhiệt tình
giúp đỡ và khích lệ tôi trong quá trình thu thập thông tin cho khoá luận này.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ íòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ kính yêu,
những người thân trong gia đình và những người bạn của tôi, nhừng người đã
luôn bên canh động viên, yêu quý và giúp đỡ tôi trong cuộc sống và sự nghiệp.
Hà Nội, tháng 05 năm 2008
Sinh viên
NGUYỄN THU TRANG


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN Đ È ....................................................................................................... 1
PHÀN I: TỔNG QUAN...................................................................................... 3
1.1. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG VIỆC NGÀNH D ư ợ c VÀ VAI TRÒ
CỦA NGƯỜI DƯỢC SỸ ...................................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm công việc ngành Dược................................................................3
1.1.2. Vai trò của Dược sỳ trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ..........................4

1.2. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN Lực DSĐH .................................... 7
1.2.1. Vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực.............................................7
1.2.2. Vài nét về đào tạo DSĐH ở một số nước trên thế giới............................. 7
1.2.3. Công tác đào tạo DSĐH ở Việt Nam......................................................... 8

1.3. THựC TRẠNG SÓ LƯỢNG VÀ PHÂN BÓ NHÂN L ự c DSĐH ở VIỆT

N A M ..................................................................................................................... 11
1.3.1. Thực trạng về sổ lượng DSĐH trên cả nước........................................... 11
1.3.2. Sự phân bố nhân lực DSĐH theo vùng miền trên cả nước..................12
1.3.3. Sổ lượng và sự phân bố DSĐH theo lĩnh vực công tác........................17

1.4. VÀI NÉT VỀ CÁC YẾU Tố ẢNH HƯỞNG ĐẾN s ự LựA CHỌN
CÔNG VIỆC CỦA DSĐH.................................................................................. 18
PHẦN II: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ................21

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u ...................................................................21
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN c ứ u ........................................................................21
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ................................................................21
2.3.1 Nghiên cứu định lượng.............................................................................. 21
2.3.2. Nghiên cứu định tính.................................................................................21

2.4. MẢU NGHIÊN c ứ u ............................................................................... 22
2.5. CÔNG CỤ THƯ THẬP SỐ LIỆU............................................................... 22


2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU............................. 22
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN........................... 23
3.1. TÌNH HÌNH PHÂN BỐ NHÂN L ự c DSĐH SAU TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐHDHN NĂM 2007.........................................................................23
3.1.1. Theo các vùng miền trong cả nước........................................................ 23
3.1.2. Theo lĩnh vực công tác Dược..................................................................25
3.1.3. Theo loại hình tổ chức D ược..................................................................26
3.1.4. Mối quan hệ giữa lĩnh vực công tác và địa phương công tác của DSĐH
sau tốt nghiệp.......................................................................................................27

3.2. PHÂN TÍCH MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN S ự L ự A CHỌN CÔNG

VIỆC CỦA DSĐH SAU TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐHDHN NĂM 2007.... 28
3.2.1. Quá trình tìm kiếm việc làm ...................................................................28
3.2.2. Quá trình làm việc - Lý do lựa chọn công việc và các yếu tố ảnh hưởng
.............................................................................................................................. 38
3.3. BÀN LUẬN...................................................................................................47
3.3.1. Tình hình phân bổ nhân lực DSĐH sau tốt nghiệp trường ĐHDHN năm
2007...................................................................................................................... 47
3.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng dến việc lựa chọn công việc của DSĐH sau
tốt nghiệp trường ĐHDHN năm 2007............................................................... 49
PHẦN IV: KÉT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT.......................................................... 52
4.1. KẾT LUẬN...................................................................................................52
4.1.1. Tình hình phân bố nhân tực DSĐH sau tốt nghiệp trường ĐHDHN năm
2007.......................................................................................................................52
4.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn công việc của DSĐH.......... 53
4.2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUÁT.......................................................................55
4.2.1. Đối với các cơ sở đào tạo DSĐH..............................................................55


4.2.2. Đối với các cơ sở tuyển đụng DSĐH
4.2.3. Đối với cơ quan quản lý....................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẲT
BYT

Bộ YTe

CPH


Cổ phần hoá

CQ

Chính quy

CT

Chuyên tu

DHMT

Duyên hải miền Trung

DS

Dược sỹ

DSĐH

Dược sỹ đại học

ĐBSCL

Đồng bàng sông Cừu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng


ĐH

Đại học

ĐHDHN

Đại học Dược Hà Nội

ĐT

Đào tạo

KN

Kiểm nghiệm

LD

Liên doanh

NN

Nhà nước

NNG

Nước ngoài

QLNN


Quản lý Nhà nước

SL

Số lượng

SMART

Specific (Cụ thể), Measurable(Định lượng), Ambitious (Hợp lý),
Realiable (Khả thi), Timely (Hạn định)

SWOT

: Strength (Điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunity
(Cơ hội), Threat (thách thức)

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TP HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình số


Tên hình

Trang

1.1

Chiên lược quản lý nhân lực y tê

7

1.2

Môi quan hệ đào tạo - lao động - dịch vụ y tê

10

1.3

Tỉ lệ DSĐH/10.000 đân của một sô nước trên thê giới năm 2002

11

1.4

Tỉ lệ DSĐH/10.000 dân của Việt Nam năm 2002-2007

12

1.5


Tỉ lệ phân bô nhân lực DSĐH theo vùng miên trên cả nước năm 2007

13

1.6

Tỉ lệ DSĐH/10.000 dân theo vùng miên trên cả nước năm 2006

14

1.7

Phân bố DSĐH hệ công lập theo vùng miền trên cả nước

16

3.8

phân bô DSĐH theo vùng miên

24

3.9

phân bô DSĐH theo lĩnh vực công tác

25

3.10


phân bô DSĐH theo loại hình tô chức Dược

26

3.11

So sánh đánh giá mục tiêu nghê nghiệp và lợi thê cạnh tranh

29

3.12

Mức thu nhập phổ biến nhất của DSĐH theo lĩnh vực công tác

43


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng
sôi

Trang

Tên bảng

1.1

Các lĩnh vực công việc của nghê Dược


4

1.2

Các loại hình tô chức Dược và vị trí công việc

6

1.3

Sô lượng cán bộ Dược sau ĐH được đào tạo tại trường ĐHDHN 9
đến tháng 10/2006

.

1.4

Sô lượng DSĐH trên tông sô cán bộ y tê năm 2002-2006

11

1.5

Phân bô DSĐH theo vùng miên trên cả nước năm 2007

13

1.6

Phân bô DSĐH theo vùng ở hệ thông công lập năm 2005


15

1.7

Phân bô DSĐH theo lĩnh vực công tác qua các năm 2005-2007

17

1.8

Điêu gì thúc đây bạn trong công việc?

19

1.9

Điêu gì làm bạn nản chí trong công việc?

19

3.10

Phân bô nhân lực DSĐH theo vùng miên

23

3.11

Phân bô nhân lực DSĐH theo lĩnh vực công tác


25

3.12

Phân bô nhân lực DSĐH theo loại hình tô chức Dược

26

3.13

Lĩnh vực và địa phương công tác của DSĐH theo sô lượng

27

3.14

Mong muôn vê địa bàn công tác của DSĐH sau tôt nghiệp

30

3.15

Mong muôn vê loại hình công tác của DSĐH sau tôt nghiệp

31

3.16

Ti lệ DSĐH sau tôt nghiệp nhận được công việc mong muôn


31

3.17

Tỉ lệ các nguôn thông tin tìm việc của DSĐH

32

3.18

Tỉ lệ các hình thức tuyên dụng DSĐH

33

3.19

Tỉ lệ thời gian từ khi nộp hô sơ đên khi được nhận vào làm việc của 34
DSĐH theo loại hình tổ chức Dược

3.20

Tỉ lệ DSĐH từng không đạt yêu câu khi tham gia tuyên dụng

34

3.21

Tỉ lệ các lý do không đạt khi tham gia tuyên dụng


35


3.22

Tỉ lệ các yêu tô khách quan cản trở

36

3.23

Tỉ lệ các yêu tô chủ quan cản trở

37

3.24

Tỉ lệ tổng số nơi làm việc của DSĐH

38

3.25

Tỉ lệ các lý do lựa chọn công việc của DSĐH theo hệ đào tạo và loại 39
hình tổ chức Dược

3.26

Tỉ lệ các lý do lựa chọn công việc của DSĐH theo lĩnh vực công tác 40


3.27

Tỉ lệ các mức thu nhập của DSĐH theo hệ đào tạo và theo loại hình 41
tổ chức Dược

3.28

Đánh giá sự tương xứng thu nhập với lao động của DSĐH theo hệ 42
đào tạo và loại hình tổ chức Dược
42

3.29

Tỉ lệ các mức thu nhập của DSĐH theo lĩnh vực công tác

3.30

Đánh giá sự tương xứng thu nhập với lao động của DSĐH theo lĩnh 43
vực công tác

3.31

Tỉ lệ DSĐH tham gia đào tạo nâng cao sau tôt nghiệp theo hệ đào 44
tạo và loại hình tổ chức Dược

3.32

Tỉ lệ DSĐH tham gia đào tạo nâng cao sau tôt nghiệp theo lĩnh vực 44
công tác


3.33

Mức độ hài lòng với công việc của DSĐH theo hệ đào tạo và theo 45
loại hình tổ chức Dược
45

3.34

Mức độ hài lòng với công việc của DSĐH theọ lĩnh vực công tác

3.35

Y định làm lâu đài tại nơi đang công tác của DSĐH theo hệ đào tạo 46
và theo loại hình tổ chức Dược

3.36

Ý định làm lâu dài tại nơi đang công tác của DSĐH theo lĩnh vực 46
công tác


1

ĐĂT VÁN ĐÈ


Trong vòng 10 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát
triển vượt bậc với mức tăng trưởng kinh tế cao nhất đạt 8,5% và tổng giá trị
sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 71,5 tỷ USD năm 2007. Trong bối cảnh đó,
ngành Dược nói riêng cũng phát triển mạnh mẽ. Thị trường dược phẩm luôn

đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15% hàng năm, tổng giá trị tiền thuốc ước
tính đạt 1,3 tỷ USD trong năm 2008. Sự phát triển đó đã mở ra cơ hội việc
làm đầy hứa hẹn cho nguồn nhân lực dược Việt Nam. Tuy nhiên, đi đôi với sự
phát triển kinh tế, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao,
nhiều bệnh dịch mới xuất hiện làm thay đổi mô hình bệnh tật. Điều đó cũng
đặt ra những thách thức với nguồn nhân lực y tế nói chung, nguồn nhân lực
dược nói riêng về cả số lượng và chất lượng chuyên môn.
Tình hình nhân lực dược hiện nay được đánh giá là thiếu về số lượng
và mất cân đối giữa các vùng miền, lĩnh vực công tác, giữa hệ thống y tế công
lập và tư nhân [1]. Đặc biệt, loại hình nhân lực DSĐH được coi là thiếu nhất
hiện nay với tỉ lệ 1,06DSĐH/10.000 dân năm 2007[2]. Lý do cho tình trạng
trên là cũng như các cán bộ y tế khác, DSĐH sau tốt nghiệp thường muốn
công tác tại các thành phổ lớn. Điều kiện làm việc và nhừng chính sách đãi
ngộ không đủ thu hút họ về các địa phương công tác khiến nhiều tỉnh thiểu
DSĐH nghiêm trọng. Tinh trạng vừa thừa vừa thiếu loại hình nhân lực này
vẫn là bài toán khó cho các nhà quản lý.
Trường Đại học Dược Hà Nội là cơ sở đào tạo nhân lực dược quan
trọng của cả nước, số lượng DSĐH được đào tạo tại trường ngày một tăng
với 7887 DSĐH tốt nghiệp đến tháng 9/2006. DSĐH tốt nghiệp có cơ hội
tham gia vào toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của ngành Dược. Một số câu hỏi
đặt ra khi họ tham gia vào quá trình tìm kiếm việc làm: họ đã lựa chọn lĩnh


2

vực công tác gì, những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn đó, mức độ hài
lòng cũng như những mong muổn về công việc của họ...
Hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn công việc của DSĐH sau tốt nghiệp. Vì vậy, đề tài “ Tìm hiểu cơ
hội tìm kiếm việc làm của Dược sỹ đại học sau tốt nghiệp trường Đại học

Dược Hà Nội năm 2007” được thực hiện với hai mục tiêu:










»

1. Mô tả tình hình phân bố DSĐH sau tốt nghiệp trường ĐHDHN
năm 2007.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn công việc của
DSĐH sau tốt nghiệp trường ĐHDHN năm 2007.
Từ đó, đề tài có đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần vào công tác sử
dụng DSĐH có hiệu quả.


3

PHẦN I: TỎNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VÊ ĐẶC ĐIẺM CÔNG VIỆC NGÀNH DƯỢC VÀ VAI
TRÒ CỦA NGƯỜI DƯỢC SỸ
1.1.1. Đặc điểm công việc ngành Dược[l]
Ngành Dược vừa là ngành kinh tế kĩ thuật, vận hành theo cơ chế thị
trường và lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo; vừa là một bộ phận cấu thành
trong ngành y tế, lấy phục vụ, công bằng xã hội làm nền tảng. Có thể khái

quát một số đặc điểm công việc của ngành:
❖ Tính cạnh tranh trong ngành thấp: Ngành Dược có chỉ tiêu đào tạo
thường hạn chế và yêu cầu đầu vào khá cao. Công việc trong ngành đòi hỏi
chuyên môn và là ngành kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, nhân lực dược có
số lượng ít và có tính độc quyền tương đối.
❖ Mức thu nhập hấp dẫn: Năm 2004, 90% DS ở Mỹ có mức thu nhập
trung bình 61.000 USD/năm. Ở Việt Nam mức thu nhập trung bình của
DSĐH khoảng 300 USD/tháng ở các đơn vị liên doanh, nước ngoài [l].Hơn
nữa, phạm vi hoạt động của ngành khá linh hoạt là điều kiện cho DS có mức
thu nhập khá cao.
❖ Cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến: Thuốc là sản phẩm kết
hợp thành tựu của nhiều ngành khoa học (hóa học, công nghệ sinh học, vật lý
học, công nghệ thông tin...)- Ngày nay, “cuộc đời” của nhiều loại thuốc ngày
càng rút ngắn do sự ra đời của nhiều loại thuốc mới và lượng thông tin thuốc
cũng ngày càng lớn. Xu hướng này vừa là điều kiện cho người DS tiếp cận
khoa học công nghệ mới nhưng cũng là thách thức đòi hỏi họ phải không
ngừng tự học và tham gia đào tạo liên tục để đáp ứng yêu cầu phát triển của
ngành.


4



Nhiều lĩnh vực công việc để lựa chọn: Phạm vi hoạt động của nghề

Dược rất phong phú thể hiện vai trò ngày càng lớn của người DS trong hệ
thống cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
1.1.2. Vai trò của Dược sỹ trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ[15]
Bảng 1.1: Các lĩnh vực công việc của nghề Dược

LĨNH V ự c
CÔNG VIẺC
Điều tiết và
quản lý ngành

CHI TIẾT
• Chính sách thuốc và y tế
• Quản lý dược: Thuốc thiết yểu, nhu cầu thuốc...
• Chính sách giáo dục, đào tạo nhân lực ngành
• Thanh tra dược
• Các tổ chức quốc tể và hội nghề nghiệp

Dược cộng
,
đong
(Community
pharmacy)

• Giám sát, hỗ trợ việc kê đơn
• Dược lâm sàng (care of patient or clinical pharmacy)
• Theo dõi việc sử dụng thuốc: Dự án nghiên cứu, kế
hoạch theo dõi ADR (Adverse reaction)
• Pha chế, sản xuất nhỏ: Thuốc dùng ngay, thuốc theo
cá thể bệnh nhân
• Dược cổ truyền
• Thông tin sử dụng thuốc hợp lý cho cán bộ y tế và
cộng đồng
• Các chương trình, chiến dịch y tế
• Dịch vụ tại gia đình
• Thuốc thú y và nông nghiệp



5

Dược bệnh

• Các hoạt động tương tự Dược cộng đồng nhưng có

viên (Hospital

điều kiện tương tác gần hem với cán bộ kê đơn, bệnh

pharmacy)

nhân, tham gia hội đồng thuốc và điều trị, quản lý
chất lượng thuốc bệnh viện, theo đõi sử đụng thuốc,
tham gia các chương trình thử lâm sàng...

Công nghiệp

• Nghiên cứu và phát triển

dược
* (the
pharmaceutic

• Sản xuất và đảm bảo chất lượng

al industry)


• Thông tin thuốc
• Thử lâm sàng và giám sát trong giai đoạn post­
marketing
• Kinh doanh và tiếp thị
• Quản lý

Các hoạt động

• Các hoạt động giáo dục và đào tạo nhân lực, thực

hoc
• thuât


hành dược và nghiên cứu trong các viện, trường...
2

1

%

Vai trò của người DS như trên có thê biêu hiện không đây đủ ở các
nước khác nhau. Nhưng tất cả các lĩnh vực hoạt động đều hướng tới mục tiêu
chung là đảm bảo liệu pháp sử dụng thuốc tối ưu. Ở Mỹ, công tác Dược lâm
sàng được coi là tiên phong trên thế giới. Trong khi đó ở Pháp, nhân lực dược
chủ yếu phục vụ sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ việc làm của DSĐH sau tốt
nghiệp tại Pháp là [9]:
♦ 65% làm việc tại các Dược phòng (pharmacies)
♦ 12% làm công tác Dược bệnh viện
♦ 13% làm các công việc liên quan đến lĩnh vực Sinh hóa và Xét nghiệm

♦ 5% làm trong lĩnh vực Công nghiệp Dược
♦ 5% làm công tác nghiên cứu giảng dạy


6

Nhìn chung, các nước trên thế giới có xu hướng tăng cường công tác
Dược cộng đồng (Community pharmacy) và chăm sóc thuốc men
(Pharmaceutical care), sổ người làm việc trong lĩnh vực sản xuất thuốc chỉ
chiếm 5 - 10% tổng sổ nhân lực dược. Công tác Dược lâm sàng ngày càng
được chú trọng và nhu cầu về DS ngày càng tăng [9].
(Pharmaceutical care là một lý thuyết thực hành trong đó bệnh nhân là đối
tượng hưởng lợi ích đầu tiên từ hoạt động của người DS. Lý thuyết này tập
trung vào thái độ, hành vi, sự tận tâm, quy cách, chức năng, kiến thức, trách
nhiệm và kĩ năng của người DS trong việc cung cấp liệu pháp sử đụng thuốc
với mục tiêu đạt được hiệu quả điều trị hướng đến sức khỏe và chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân) [15]


ở Việt Nam, các hình thức công ty, tổ chức Dược và vị trí công việc

mà DS có thể tham gia được khái quát như sau:
■7

Bảng 1.2: Các loại hình tô chức Dược và vị trí công vìệc[7]
Loại hình tô

Vị trí công việc

chức

Nhà nước

- Viện nghiên cứu: Cán bộ chuyên môn kiêm nghiệm, Dược liệu...
- Các công ty, xí nghiệp NN: Nhân viên kinh doanh, sản xuất, hành
chính, nghiên cứu và phát triển
- Bộ, Sở y tế, Cục Quản lý Dược: Cán bộ
- Khoa Dược bệnh viện: Lâm sàng, Dược chính
- Các trường đào tạo Dược: Giảng viên

Công ty cô Nhân viên kinh doanh, sản xuât, hành chính, nghiên cứu và phát
phần

triển

Nước ngoài

- Các hãng Dược phâm: TDV, nhân viên đăng kí thuôc, Marketing
- Các tổ chức quốc tế: Nhân viên dự án

Tư nhân

Nhân viên kinh doanh, hành chính, nghiên cứu và phát triên


7

1.2. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN

Lực DSĐH


1.2.1. Vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân ỉực dược nằm trong chiến lược phát triển nhân
lực y tế với mục tiêu cơ bản là phải đào tạo được đội ngũ cản bộ có sổ lượng
và năng lực phù hợp với sự phát triển của ngành. Vì vậy công tác đào tạo
cần được xem xét đầu tiên như là yếu tố đầu vào của chiến lược quản lý nhân
lực và là điều kiện tiền đề cho các cơ sở tuyển dụng và sử dụng có hiệu quả
nhân lực y tế nói chung và nhân lực dược nói riêng.
Hiệu quả công việc

sẵn có
Năng lực
Đáp ứng
Hiệu quả

Hình 1.1: Chiến lược quản lý nhân lực y tế
(Nguồn: Báo cáo y tế Thế giới, 2006)
1.2.2. Vài nét về đào tạo DSĐH ở một số nước trên thế giói [9]
♦ Hoa K ỳ: 84 trường Đại học đào tạo nhân lực dược với chức danh chủ
yếu là Pharm.D (Pharmacis Doctor). Thời gian đào tạo 4 năm nhưng chỉ tuyển
người có ít nhất 2 năm học đại cương ở các trường ĐH khác trong nước.
♦ Pháp: 24 cơ sở đào tạo DSĐH. Đầu vào không thi tuyển mà chỉ xét
tuyển bằng tú tài nhưng so với đầu ra chỉ bằng 1/10 đến

Va

sau 6 năm học vì

sự chọn lọc rất khắc nghiệt. Những sinh viên không đạt có thể được đào tạo 1



8

năm nữa để trở thành Kỹ thuật viên Dược hoặc Trình dược viên, hoặc 3 năm
để trở thành Cử nhân Khoa học tự nhiên, Y khoa và Sinh học.
♦ Nhật Bản: Chương trình đào tạo DSĐH có thời gian 4 năm. Sinh viên
sau tốt nghiệp phải trải qua một kì thi lẩy chứng chỉ hành nghề Dược quốc gia
được tổ chức mỗi năm một lần.
♦ Thái Lan: 12 trường ĐH đào tạo DSĐH gồm 10 trường công lập và 2
trường tư nhân, thời gian đào tạo là 5 năm.
1.2.3. Công tác đào tạo DSĐH ở Việt Nam[l],[3],[8],[9]
Hiện nay, Việt Nam có 4 trường đào tạo DSĐH: Trường ĐH Dược Hà
Nội, Khoa Dược ĐH Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Trường ĐH Y Huế,
Trường ĐH Y - Dược cần Thơ. Ngoài ra, để giải quyết nhu cầu cấp bách về
nhân lực DSĐH của khu vực miền núi, Trường ĐHDHN đã tổ chức các lớp
chuyên tu tại trường ĐH Y Thái Nguyên từ năm học 2001-2002 [1].
Trường ĐHDHN là trường ĐH duy nhất trong cả nước chỉ đào tạo về
chuyên ngành Dược. Với bậc ĐH, từ năm 1961 - 1980, trường chỉ đào tạo
DSĐH chính quy với chương trình học 5 năm và hệ chuyên tu với chương
trình 3 năm. Đến năm 2003, trường mở hệ đào tạo DSĐH bằng hai học 3 năm
cho đối tượng cử nhân Hóa, Sinh, Kĩ sư Công nghệ sinh học và đến năm 2005
mở rộng thêm đối tượng Bác sĩ. Đây được coi là hình thức đào tạo liên thông
tiên tiến [8]. Quy mô sinh viên ĐH của trường năm 2006 là 2.309 sinh viên[4].

về đào tạo sau ĐH, trường cũng là cơ sở được đầu tư trọng điểm, số
lượng học viên sau ĐH năm học 2005-2006 là 286 học viên.
Chỉ tiêu tuyển sinh của trường tăng dần qua các năm với mục tiêu đến
năm 2010 nâng tổng số sinh viên, học viên lên 4600, từng bước khắc phục
tình trạng thiếu hụt nhân lực dược. Năm học 2007-2008, với hệ đại học,
trường tuyển sinh 488 DSĐH hệ chính quy và 64 DSĐH hệ chuyên tu.



9

Bảng 1.3: s ố lượng cản bộ Dược sau ĐH được đào tạo tại trường ĐHDHN
đến tháng 10/2006
Loai hình


Số lượng

DS chuyên
khoa I

DS chuyên
khoa II

Thac Sĩ
Dược học

Tiến Sĩ Dược
hoc

1415

233

326

70






Ngoài ra, trường thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo lại và bổ sung
kiến thức cho DSĐH và cán bộ y tế thuộc nhiều tỉnh thành phổ trong cả nước
về nhiều chuyên đề khác nhau.
Riêng năm 2007, số lượng DSĐH tốt nghiệp trường ĐHDHN là 261
DSĐH hệ chính quy và 72 DSĐH hệ chuyên tu. DSĐH hệ chính quy học 5
năm tại trường, DSĐH hệ chuyên tu học 3 năm ở trường ĐH Y Thái Nguyên
và một năm cuối ở trường ĐHDHN.
Theo chiến lược “Phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2010”, mỗi
năm cần tuyển sinh khoảng 1200-1500 DSĐH nhưng hiện nay năng lực tuyển
sinh của các trường chỉ khoảng 1000 sinh viên. Nguồn kinh phí đào tạo chỉ từ
hai nguồn là ngân sách và học phí. Việc xã hội hóa trong đào tạo còn thấp.Vì
vậy, loại hình nhân lực DSĐH trong tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu.
Hơn nữa, chúng ta bỏ mất cơ chế phân công công tác của DS sau tốt nghiệp.
Điều này góp phần vào tình trạng mất cân đối phân bố DSĐH theo vùng miền
trên cả nước.
Chất lượng đào tạo DS ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Đầu vào các
trường ĐH Dược rất cao nhưng quá trình học không có sự chọn lọc, sổ lượng
đầu ra là tương đương. Ở nhiều trường đào tạo DSĐH trên thế giới, sinh viên
được iựa chọn môn học yêu thích từ năm thứ hai trong khi ở Việt Nam
chương trình đào tạo chưa có sự phân khoa chuyên sâu. Thêm vào đó, chưa
có yêu cầu đào tạo liên tục bắt buộc để có chứng chỉ hành nghề với DSĐH


10

như nhiều nước trên thế giới [9]. Các chương trình đào tạo lại chưa hệ thổng,

chủ yếu triển khai theo chương trình và dự án khiến nhiều cán bộ ra trường
hàng chục năm không được cập nhật lại kiến thức chuyên môn [3].
Yếu tố cầu nối giữa cơ sở đào tạo và sử dụng DSĐH nói riêng và nhân
lực Dược nói chung còn hạn chế trên các vấn đề như: thông tin hướng nghiệp,
giới thiệu việc làm cho sinh viên, đào tạo theo yêu cầu của cơ sở, theo dõi
việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp...Tất cả nhằm hướng đến mục tiêu đào
tạo nhân lực theo nhu cầu của ngành y tế và xã hội. Mục tiêu này phù hợp với
quan điểm của WHO về mối quan hệ giữa đào tạo, thị trường lao động, thị
trường dịch vụ y tế và nguồn nhân lực y tế nói chung. Hình 1.2 biểu diễn mối
quan hệ này khi coi đào tạo, lực lượng lao động và dịch vụ y tế là ba thị
trường có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Nhu cầu đảo
tạo
(Education
demand)

Sinh viên
(students)

Các đơn vị dịch vụ

Các tổ chức y tế

Các cơ sở đào tạo

Nhu cầu
lao động
(labour
demand)


Lao động
cung cấp
(Labour
supply)



íầ

Nguồn lire (rcsourccs)
.

.

.

*

Nhu cầu cho
dịch vụ
(demand for
services)

Ngưòi lao động
(workers)

Hình 1.2: Mối quan hệ đào tạo —lao động —dịch vụ y tế
(Nguồn: Working together for health - Báo cáo y tế thế giói 2006)



11

1.3.

THỰC TRẠNG SỐ LƯỢNG VÀ PHÂN BỐ NHÂN L ự c DSĐH Ở

VIỆT NAM
1.3.1. Thực trạng về số lượng DSĐH trên cả nước [2],[4],[9]
❖ Số lượng DSĐH:
Bảng 1.4: s ố lượng DSĐH trên tằng số cán bộ y tế (CBYT) năm 20022006Ị4Ị
Năm

2002

2003

2004

2005

2006

DSĐH
Ẵ sôẨ
Tông

6.025

6.266


6.360

9367

10424

234.354

241.498

244.987

259.583

271.149

2,6%

2,6%

3,6%

3,8%

npi

CBYT
Tỉ lệ DSĐH/ 2,6%
Tổng CBYT

Số lượng DSĐH tăng dần qua các năm. Đến năm 2005 có sự tăng đột
biến số lượng DSĐH nâng tỉ lệ DSĐH trên tổng số cán bộ y tể lên 3,6%. Đến
năm 2006, tỉ lệ này là 3,8%
❖ Tỉ lệ DSĐH trên 10.000 dân:
Chỉ tiêu này của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trên thế giới và chỉ
bằng 50% mức trung bình của thế giới năm 2002 [9]
25
20

15
10

5

0
V iệt
Nam

T hái
L an

Đan
Mach

Anh

Đức

Mỹ


P h áp

N hật Thế giới

Hình 1.3: Tỉ lệ DSĐH/10.000 dân của một sổ nước trên thế giới năm 2002


12

Từ năm 2002 đến năm 2006, tỉ lệ DSĐH trên 10.000 dân của Việt Nam
có sự tăng trưởng đáng kể lên mức 1,23 DSĐH/10.000 dân năm 2006.
1.
1.

0.
0.
0.
0.
2002

2003

2004

2005

2006

2007


Hình 1.4: Tỉ lệ• DSĐH/10.000 dân của Việt
* Nam năm 2002-2007
1.3.2. Sự phần bố nhân lực DSĐH theo vùng miền trên cả nước[2],[4],[6]
Một câu hỏi đặt ra khi đánh giá thực trạng nhân lực DSĐH. Đó là số
lượng DSĐH được đào tạo đã tăng lên đáng kể từ năm 2005 nhưng nhiều tỉnh
thành trên cả nước, đặc biệt là các vùng núi, vùng sâu, vùng xa vẫn thiếu cán
bộ dược trầm trọng. Mặt khác, hệ thống y tế công ở ngay các khu vực thành
phố và tỉnh thành có thị trường dược phẩm phát triển cũng thiếu DSĐH và có
xu hướng giảm. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ sự mất cân đổi
trong phân bố nhân lực DSĐH.


13

1.3.2.1. Thực trạng phân bố nhăn lực DSĐHtheo vùng miền trên cả nước
Bảng 1.5: Phân bố DSĐH theo vùng miền trên cả nưởc năm 2007[2Ị
DSĐH

VÙNG
Số lượng

%

Đồng bằng sông Hổng

3250

31,98

Đông Băc


793

7,8

Tâv Bắc

144

1,42

Băc Trung Bộ

690

6,79

DH Miền Trung

436

4,29

Tây nguyên

266

2,62

Đông Nam Bộ


3272

32,19

ĐBSCL

1313

12,92

Cả nước

10164

100,0
Đồiig bằng sũng
Hồng
32%

ĐBSCL
13%

Đông Nam Bộ
32%
Tây Nguyên
3%

DHM T
4


%,

Băc T rung B ộ ^ c

«/„

7

Hình 1.5: Tỉ lệ phân bố nhân lực DSĐH theo vùng miền trên cả nước năm
2007
Sự phân bố nhân lực DSĐH mất căn đối giữa các vùng rõ rệt
DSĐH tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh có
thị trường dược phẩm phát triển như Hải Phòng, Hà Tây, Nam Định, Đà Nằng,
Cần Thơ, Đồng Tháp, Bình Dương.


14

^ Hầu hết các tỉnh khác, đặc biệt là các tỉnh vùng núi, vùng sâu vùng xa
thiếu cán bộ dược trầm trọng. DSĐH tập trung ở Đồng bằng sông Hồng
(31,98%) và Đông Nam Bộ (32,19%). Vùng núi và Tây Nguyên số DSĐH
chiếm tỉ lệ rất nhỏ[2].
2.35

ĐBSH

Đông
Bắc


Tây Bắc

Bắc
T rung
Bộ

DHM T

Tây
Đông ĐBSCL Cả nước
Nguyên Nam Bộ

Hình 1.6: Tỉ lệ DSDĨỈ/Ỉ0.000 dân theo vùng miền trên cả nước năm 2006
^ Có sự chênh lệch lớn về tỉ lệ DSĐH/10.000 dân giữa Đồng bàng sông
Hồng, Đông Nam Bộ với các vùng khác trên cả nước. Thực tế này thể hiện sự
mất công bằng trong phân bổ nhân lực dược hiện nay.
Theo quyết định 1544/QĐ-TTg ngày 14/11/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi
của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long
và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển", Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch
đào tạo trong thời gian từ 2007-2018, 06 khoá đào tạo dược sĩ đại học hệ tập
trung 05 năm, ước khoảng 840 dược sĩ. Dự kiến chỉ tiêu từng khu vực: vùng
khó khăn, vùng núi thuộc các tỉnh miền Bắc là 210; vùng khó khăn, vùng núi
thuộc các tỉnh miền Trung là 210; vùng khó khăn, vùng núi thuộc các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long là 210 và vùng Tây Nguyên là 210. Đây là một


15

trong những giải pháp khắc phục thiếu hụt nhân lực DSĐH tại các vùng khó

khăn hiện nay [10].
1.3.2.2. Thực trạng phân bố nhân lực DSĐH trong hệ thống công lập
Không chỉ có sự mất cân đối theo vùng miền, xét theo hệ thống công
lập và tư nhân, DSĐH công tác trong khu vực công lập cũng chiếm tỉ trọng
thấp hơn nhiều so với khu vực tư nhân.
Bảng 1.6: Phân bố DSĐH theo vùng ở hệ thống công lập năm 2005 [6]
DSĐH/10.000
dân

DSĐH
Vùng
Số lưọtìg

%

64 tỉnh

1418

100,0

0,18

Tây Bắc

54

3,8

0,2


Đông Bắc

171

12,1

0,18

Đồng bằng sông Hồng

304

21,4

0,17

Bắc Trung Bộ

120

8,5

0,12

DH Miền Trung

137

9,7


0,2

Tây Nguyên

59

4,1

0,14

Đông Nam Bộ

324

22,8

0,26

ĐBSCL

248

17,5

0,15


16


rây Bắc
4%

ĐBSCL
18 %

Đồng Bắc

Đông Nam Bộ
22 %

Dồng bìng sông Hồng
21%

Tây Nguyên

DH. Miền Trung

BSc Trung Bộ

4%

,o " .

9%

8

ỉHình 1.7: Phăn bố DSĐH hệ công lập theo vùng miền trên cả nước
Xét trong hệ thống công lập, sự mất cân đối nhân lực DSĐH theo vùng

miền thể hiện khá rố với 21% DSĐH tập trung ở đồng bằng sông Hồng, 22%
ở khu vực Đông Nam Bộ.
Nhìn chung, tỉ lệ DSĐH ở hệ thống công lập đạt ti lệ rất thấp, trung
binh 0,2 DSĐH/10.000 dân, thấp hom rất nhiều so với mức trung binh của cả
nước.
Theo GS.TS Trương Việt Dũng - Vụ trưởng Vụ khoa học và đào tạo,
đang có xu hướng chuyển dịch không thích hợp nhân lực Dược đại học trong
toàn quốc, tăng đối với hệ thống tư nhân và không tăng hoặc giảm DSĐH
trong hệ thống nhà nước. Dù số lượng DSĐH ra trường ngày càng tăng ở hầu
hết các cơ sở đào tạo nhưng đa số họ không vào làm ở các cơ sở công lập mà
đi làm cho các công ty thuốc nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn kinh
doanh thuốc. Vì vậy, số lượng DSĐH giảm ở hầu hết các tỉnh. Tạí tinh Bãc
Cạn và Lào Cai, trong vòng hom 10 năm không có DS nào đăng kí công tác
trong khu vực y tế công lập. Hơn nừa, các vùng có điều kiện khó khăn cũng
không có hệ thống y tế tư nhân phát triển như ở đồng bằng. Ngoài ra còn có
tình trạng “chảy máu chất xám tại chỗ” khi nhiều cán bộ sau các khóa đào tạo
nâng cao (Thạc sỹ, Tiến sỹ) đều xin chuyển công tác về các tỉnh, thành phố
lớn [6].


×