Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

NGUYỄN đức tâm NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của VIÊN NANG bào CHẾ từ bài THUỐC TRƯỜNG XUÂN CB TRÊN CHUỘT CỐNG TRẮNG đực gây SUY GIẢM TINH TRÙNG BẰNG ACID VALPROIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC TÂM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIÊN NANG
BÀO CHẾ TỪ BÀI THUỐC TRƯỜNG XUÂN CB
TRÊN CHUỘT CỐNG TRẮNG ĐỰC GÂY SUY
GIẢM TINH TRÙNG BẰNG ACID VALPROIC

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC TÂM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIÊN NANG
BÀO CHẾ TỪ BÀI THUỐC TRƯỜNG XUÂN CB
TRÊN CHUỘT CỐNG TRẮNG ĐỰC GÂY SUY
GIẢM TINH TRÙNG BẰNG ACID VALPROIC


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ & DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngân

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này hoàn thiện được là nhờ rất nhiều từ sự giúp đỡ của các thầy
cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, cơ quan và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ngân,
Phó trưởng Bộ môn Dược lý, Học viện Quân Y. Người thầy đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực
hiện để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng,
Phòng Sau Đại học Trường Đại Học Dược Hà Nội đã truyền đạt cho tôi phương
pháp nghiên cứu khoa học và kiến thức chuyên ngành quý báu. Tôi cũng xin gửi
lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, các phòng ban và các thầy
cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ, dạy dỗ tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn các quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
đã đóng góp những ý kiến quí báu để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp những người đã động viên, cổ vũ,
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia
đình đã luôn đi bên tôi, sẻ chia yêu thương cho tôi trên mọi nẻo đường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Học viên

Nguyễn Đức Tâm


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN............................................................................................. 3
1.1. Tổng quan về vô sinh nam .......................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về vô sinh .........................................................................................3
1.1.2. Nguyên nhân vô sinh nam .................................................................................3
1.1.3. Các xét nghiệm chẩn đoán vô sinh nam ...........................................................4
1.1.4. Điều trị vô sinh nam do suy giảm tinh trùng....................................................4
1.2. Các thành phần trong chế phẩm TRƯỜNG XUÂN CB ............................. 6
1.2.1. Tỏa dương...........................................................................................................6
1.2.2. Thạch hộc tía ......................................................................................................8
1.2.3. Ngưu đại lực .....................................................................................................11
1.2.4. Sâm cau ........................................................................................................... 12
1.2.5. Ba kích ............................................................................................................. 14
1.2.6. Dâm dương hoắc ............................................................................................. 15
1.2.7. Câu kỷ tử ......................................................................................................... 17
1.2.8. Lộc nhung ........................................................................................................ 18
1.3. Một số mô hình gây SGTT trên động vật thực nghiệm ............................ 20
1.3.1. Mô hình gây suy giảm tinh trùng bằng natri valproat trên chuột cống trắng
đực ....................................................................................................................... 20
1.3.2. Mô hình gây suy giảm tinh trùng do stress trên chuột cống trắng đực........ 21

1.3.3. Mô hình gây suy giảm tinh trùng do nhiệt trên chuột cống trắng đực ....... 21
1.3.4. Một số mô hình gây suy giảm tinh trùng trên thỏ......................................... 21
1.4. Một số nghiên cứu điều trị suy giảm tinh trùng ở nam giới bằng dược liệu
và đông dược .................................................................................................... 22
1.4.1. Các đề tài nghiên cứu trong nước .................................................................. 22
1. 4.2. Các nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 27


2.1. Đối tượng, nguyên vật liệu nghiên cứu ..................................................... 27
2.1.1. Chế phẩm nghiên cứu ..................................................................................... 27
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 28
2.1.3. Phương tiện nghiên cứu.................................................................................. 29
2.1.4. Hóa chất nghiên cứu ....................................................................................... 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 29
2.2.1. Đánh giá tác dụng dự phòng của chế phẩm trên chuột cống trắng đực gây
thiểu năng tinh trùng bằng natri valproate. ....................................................... 29
2.2.2. Đánh giá tác dụng điều trị của chế phẩm trên chuột cống trắng đực gây suy
giảm tinh trùng bằng natri valproate. ................................................................ 33
2.3. Xử lý số liệu .............................................................................................. 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 36
3.1. Kết quả đánh giá tác dụng dự phòng của viên nang TRƯỜNG XUÂN CB
trên chuột cống trắng đực gây suy giảm tinh trùng bằng natri valproat. ......... 36
3.1.1. Tác dụng của TRƯỜNG XUÂN CB lên nồng độ testosteron huyết
thanh chuột trên mô hình đánh giá tác dụng dự phòng ........................... 36
3.1.2. Tác dụng của TRƯỜNG XUÂN CB lên số lượng và chất lượng tinh
trùng chuột trên mô hình đánh giá tác dụng dự phòng ........................... 37
3.1.3. Tác dụng của TRƯỜNG XUÂN CB lên khối lượng các cơ quan sinh dục
chuột cống trắng đực trên mô hình đánh giá tác dụng dự phòng .................... 40
3.1.4. Tác dụng của TRƯỜNG XUÂN CB lên mô học tinh hoàn chuột cống trắng

đực trên mô hình đánh giá tác dụng dự phòng ................................................... 41
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng điều trị của viên nang TRƯỜNG XUÂN CB
trên chuột cống trắng đực gây suy giảm tinh trùng bằng natri valproat. ......... 43
3.2.1. Tác dụng của TRƯỜNG XUÂN CB lên nồng độ testosteron huyết
thanh chuột trên mô hình đánh giá tác dụng điều trị ................................ 43
3.2.2. Tác dụng của TRƯỜNG XUÂN CB lên số lượng và chất lượng tinh trùng
chuột trên mô hình đánh giá tác dụng điều trị ............................................ 44
3.2.3. Tác dụng của TRƯỜNG XUÂN CB lên khối lượng các cơ quan sinh dục


chuột cống trắng đực trên mô hình đánh giá tác dụng điều trị ........................ 47
3.2.4. Tác dụng của TRƯỜNG XUÂN CB lên mô học tinh hoàn chuột cống trắng
đực trên mô hình đánh giá tác dụng điều trị ..................................................... 48
Chương 4. BÀN LUẬN .............................................................................................. 50
4.1. Về mô hình nghiên cứu ............................................................................. 50
4.2. Về tác dụng của viên nang TRƯỜNG XUÂN CB lên nồng độ testosteron
huyết thanh chuột................................................................................................ 51
4.3. Về tác dụng của viên nang TRƯỜNG XUÂN CB lên số lượng và chất lượng
tinh trùng chuột ................................................................................................... 51
4.4. Về tác dụng của viên nang TRƯỜNG XUÂN CB lên khối lượng các cơ quan
sinh dục và lên mô bệnh học tinh hoàn chuột. .................................................. 52
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 53
1. Về tác dụng dự phòng của viên nang Trường Xuân CB trên chuột cống trắng gây
suy giảm tinh trùng bằng natri valproat. ................................................................... 53
2. Về tác dụng điều trị của viên nang Trường Xuân CB trên chuột cống trắng gây
suy giảm tinh trùng bằng natri valproat. ................................................................... 53
KIẾN NGHỊ................................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần và số lượng các dược liệu dùng cho bào chế 50 viên
nang TRƯỜNG XUÂN CB........................................................................................ 6
Bảng 3.1. Nồng độ testosteron huyết thanh chuột trên mô hình đánh giá tác
dụng dự phòng ........................................................................................................... 36
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của TRƯỜNG XUÂN CB lên mật độ tinh trùng chuột
trên mô hình đánh giá tác dụng dự phòng ............................................................ 37
Bảng 3.3. Mức độ di động của tinh trùng chuột trên mô hình đánh giá tác
dụng dự phòng ........................................................................................................... 38
Bảng 3.4. Tỷ lệ tinh trùng có hình thái cấu trúc bất thường trên mô hình đánh
giá tác dụng dự phòng .............................................................................................. 39
Bảng 3.5. Khối lượng của các cơ quan sinh dục chuột ........................................ 40
Bảng 3.6. .. Đường kính ống sinh tinh của các lô nghiên cứu trên mô hình đánh
giá tác dụng dự phòng .............................................................................................. 42
Bảng 3.7. Nồng độ testosteron huyết thanh chuột chuột trên mô hình đánh
giá tác dụng điều trị ............................................................................................... 43
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của TRƯỜNG XUÂN CB lên mật độ tinh trùng trên mô
hình đánh giá tác dụng điều trị ............................................................................... 44
Bảng 3.9. Mức độ di động của tinh trùng trên mô hình đánh giá tác dụng điều trị
...................................................................................................................................... 45
Bảng 3.10. Tỷ lệ tinh trùng có hình thái cấu trúc bất thường trên mô hình
đánh giá tác dụng điều trị ........................................................................................ 46
Bảng 3.11. .. Khối lượng của các cơ quan sinh dục chuột trên mô hình đánh giá
tác dụng điều trị ......................................................................................................... 47
Bảng 3.12. Đường kính ống sinh tinh của các lô nghiên cứu trên mô hình đánh
giá tác dụng điều trị .................................................................................................. 49


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 2.1. Hình ảnh viên nang cứng TRƯỜNG XUÂN CB. ................................ 27

Ảnh 2.2. Chuột uống thuốc bằng kim đầu tù........................................................ 28
Ảnh 2.3. Chuột cống trắng đực sử dụng trong nghiên cứu ................................ 29
Ảnh 2.4. Kỹ thuật chọc kim lấy máu ở tim chuột ................................................ 31
Ảnh 2.5. Xét nghiệm tinh trùng bằng kính hiển vi .............................................. 31
Ảnh 3.1. ...Hình ảnh mô học tinh hoàn chuột đại điện của các lô chuột nghiên
cứu (HE, x 400) .......................................................................................................... 41
Ảnh 3.2. Hình ảnh mô học tinh hoàn chuột ở các lô (HE x 400) ....................... 48


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Nấm ngọc cẩu ............................................................................................. 7
Hình 1.2. Thạch hộc tía............................................................................................... 8
Hình 1.3. Ngưu đại lực...............................................................................................11
Hình 1.4. Sâm cau...................................................................................................... 12
Hình 1.5. Ba kích ....................................................................................................... 14
Hình 1.6. Dâm dương hoắc ...................................................................................... 15
Hình 1.7. Câu kỷ tử ................................................................................................... 17
Hình 1.8. Lộc nhung.................................................................................................. 18


ĐẶT VẤN ĐỀ

Vô sinh là một bệnh mang tính xã hội. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự
báo, hiếm muộn và vô sinh là căn bệnh nguy hiểm thứ ba của thế kỷ XXI, đứng
sau ung thư và các bệnh tim mạch. Hiện nay, vấn đề hiếm muộn đang có tỷ lệ
ngày càng tăng cao và phức tạp hơn. Tại nước ta, có khoảng 8% số cặp vợ
chồng không có khả năng sinh con nếu không có sự can thiệp y tế, tỷ lệ gia đình
hiếm muộn cũng đang có xu hướng tăng lên [14], [17], [19]. Trong số đó,
nguyên nhân dẫn đến vô sinh hiếm muộn xuất phát từ nam giới chiếm xấp xỉ

50% , với căn nguyên gặp chủ yếu là do suy giảm tinh trùng (SGTT).
Việc điều trị vô sinh, hiếm muộn do suy giảm tinh trùng (SGTT) còn gặp
nhiều khó khăn, chủ yếu do SGTT có nhiều nguyên nhân [12], [18]. Y học hiện
đại đã đạt được nhiều thành tựu trong điều trị vô sinh do SGTT, nhưng kết quả
chưa ổn định và đa số thuốc sử dụng đều có những tác dụng không mong muốn
do SGTT thường phải điều trị kéo dài. Những năm gần đây, khi nền y học cổ
truyền Việt Nam ngày càng phát triển và chú trọng, ngày càng nhiều các đề tài
khoa học đã nghiên cứu và khẳng định tác dụng của thuốc YHCT trong điều trị
bệnh đặc biệt bệnh vô sinh, hiếm muộn với ưu thế là ít tác dụng phụ [4], [5],
[15], [25], [41]. Thuốc từ thảo dược thường có tác dụng bổ trợ tốt đem lại hiệu
quả bền vững và giá thành phù hợp với mức thu nhập của đa số người bệnh
trong cộng đồng.
Viên nang TRƯỜNG XUÂN CB được Học viện Quân y nghiên cứu bào
chế từ bài thuốc TRƯỜNG XUÂN CB. Các dược liệu trong bài thuốc
“TRƯỜNG XUÂN CB” là sự phối hợp hài hòa của các dược liệu có tác dụng bổ
thận dương và bổ thận âm, bổ khí huyết, mạnh gân cốt với các thành phần gồm
nấm tỏa dương, thạch hộc tía, ngưu đại lực, sâm cau, ba kích, dâm dương hoắc,
câu kỷ tử và lộc nhung. Nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
cũng đã chứng minh tác dụng tăng cường khả năng sinh tinh của các dược liệu

1


thành phần trong bài thuốc. Để có cơ sở khoa học cho việc sử dụng chế phẩm
trên lâm sàng, trước tiên cần phải đánh giá tính an toàn và tác dụng của chế
phẩm trên thực nghiệm. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu chúng
tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của viên nang bào chế từ bài
thuốc TRƯỜNG XUÂN CB trên chuột cống trắng đực gây suy giảm tinh
trùng bằng natri valproat” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng dự phòng của viên nang TRƯỜNG XUÂN CB

trên chuột cống trắng đực gây suy giảm tinh trùng bằng natri valproat.
2. Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang TRƯỜNG XUÂN CB trên
chuột cống trắng đực gây suy giảm tinh trùng bằng natri valproat.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về vô sinh nam
1.1.1. Khái niệm về vô sinh
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một cặp vợ chồng có
sức khỏe bình thường, sau 12 tháng chung sống trong sinh hoạt tình dục mà
không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng người vợ không có thai,
được xếp vào nhóm bị mắc bệnh vô sinh [17].
Theo ước tính của WHO trên thế giới có khoảng 80 triệu cặp vợ chồng vô
sinh. Năm 1999, Nguyễn Thị Ngọc Phượng công bố tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam từ
7% - 10%. Ước tính cả nước ta hiện nay có trên 1 triệu cặp vợ chồng có vấn đề
về vô sinh. Vô sinh đang là một vấn đề y học và xã hội lớn đối với thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng [17], [18].
Trong các trường hợp vô sinh, vô sinh nữ chiếm khoảng 30% - 40%, vô
sinh nam chiếm khoảng 30%, khoảng 20% các trường hợp là do cả hai vợ chồng
và 10 - 15% các cặp vợ chồng vô sinh không tìm thấy nguyên nhân [14].
1.1.2. Nguyên nhân vô sinh nam
* Do suy giảm tinh trùng
- Do rối loạn nội tiết [9]:
+ Một số bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải ở vùng dưới đồi - tuyến yên có
thể làm giảm tiết hoặc không chế tiết được các hormon GnRH, FSH, LH. Thiếu
hụt các nội tiết tố này gây tình trạng suy tuyến sinh dục, suy tinh hoàn, không
sinh tinh hoặc giảm các đặc tính sinh dục thứ phát dẫn đến vô sinh.
+ Bệnh lý hoặc u tuyến yên có thể dẫn đến tình trạng prolactin máu cao,

làm ức chế quá trình sinh tinh, gây vô sinh.
- Do bệnh lý di truyền: hội chứng Klinefelter, hội chứng XYY gây rối
loạn tạo tinh trùng.
- Do thương tổn tinh hoàn: tật tinh hoàn không xuống bìu, giãn tĩnh mạch
thừng tinh, viêm tinh hoàn.

3


- Do miễn dịch: do kháng thể kháng tinh trùng
- Do suy giảm tinh trùng không rõ nguyên nhân
* Do cản trở sự di chuyển tinh trùng và những rối loạn về chức năng hoạt
động tình dục [9]
Tắc ống dẫn tinh, lỗ niệu đạo lạc chỗ (dẫn đến bất thường về phóng tinh),
rối loạn xuất tinh (xuất tinh ngược dòng, xuất tinh sớm, xuất tinh chậm, không
xuất tinh), rối loạn cương dương làm cho tinh trùng không đến được với trứng
để thụ tinh.
1.1.3. Các xét nghiệm chẩn đoán vô sinh nam
- Xét nghiệm tinh trùng:
+ Xét nghiệm tinh dịch đồ
+ Thử độ xâm nhập của tinh trùng vào dịch cổ tử cung người vợ, thực
hiện 10 giờ sau giao hợp.
- Xét nghiệm sinh hóa tinh dịch
- Xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng
- Xét nghiệm nội tiết tố máu: LH, FSH, prolactin, testosteron, estradiol.
Xét nghiệm này cần thiết để xác định nguyên nhân.
- Xét nghiệm di truyền học: xét nghiệm về gen, NST.
- Xét nghiệm về mô học: chọc hút tinh dịch mào tinh hoàn, sinh thiết mào
tinh hoàn. Các xét nghiệm này giúp kiểm soát quá trình sinh tinh tại tinh hoàn và
các bệnh lý tại tinh hoàn.

1.1.4. Điều trị vô sinh nam do suy giảm tinh trùng
Do nguyên nhân gây SGTT phức tạp và thường xen kẽ nhau nên cần thiết
phải chỉ định đúng lúc, kết hợp điều trị nội khoa, ngoại khoa và các phương
pháp hỗ trợ sinh sản để tăng tỉ lệ có con [20], [21], 22], [23].
* Điều trị nội khoa
- Các thuốc chống oxy hoá: Trong cơ thể phản ứng oxy hóa tạo ra các gốc
tự do, những gốc tự do này gây lão hóa tế bào và gây ra những tổn thương cho tế

4


bào đặc biệt là phân tử DNA. Người ta cũng thấy rằng có sự liên quan giữa tổn
thương do quá trình oxy hoá DNA ở tinh trùng và hiện tượng vô sinh nam. Một
số chất có tác dụng chống oxy hóa đã được đề cập để điều trị SGTT: Glutathion,
L-arginin, vitamin C, vitamin E, bêta- caroten.
- Nội tiết tố: Dùng nội tiết tố trong vô sinh do rối loạn nội tiết.
Gonadotropin: các dạng chế phẩm là FSH (humegon, puregon), LH (pregnyl),
hMG hay hCG; Androgen: thường dùng liều thấp kéo dài, các dạng sử dụng là
andriol testocaps, mesterolone, testosterone undecanoate; kháng estrogen tại
receptor: clomiphen citrate hoặc tamoxifen.
- Dùng Corticoid trong vô sinh do miễn dịch. Dùng kháng sinh trong các
trường hợp viêm nhiễm: lao, lậu, chramydia: trimethoprim, sulphamethazol,
amoxicilin, fluroquinolon...
* Dùng thuốc y học cổ truyền
- Y học cổ truyền cho rằng hư chứng là hình thức chủ yếu của vô sinh
nam, lấy thận hư làm hạt nhân [24]. Thận hư gồm: thận âm hư, thận dương hư,
thận âm dương đều hư, thận tổn và thận khí hư.
- Các vị thuốc đông y thường dùng là thuốc bổ thận tráng dương, tăng cường sinh
lực để chữa vô sinh [24], [25] gồm: thỏ ty tử, ba kích, đỗ trọng, dâm dương hoắc…
- Một số bài thuốc:

+ Loại bổ thận tráng dương như: Kim quỹ thận khí hoàn, Tán dục đan,
Hữu quy hoàn, Ba kích hoàn…
+ Loại bổ thận âm như: Lục vị địa hoàng hoàn, Đại bổ âm hoàn
+ Loại bổ thận thêm tinh như: Ngũ tử diễn tông hoàn
* Các phương pháp khác:
- Điều trị ngoại khoa: Trong một số bệnh gây ảnh hưởng tới đời sống tinh
trùng cần phải tiến hành phẫu thuật như: giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn lạc
chỗ, nước màng tinh hoàn hoặc thoát vị bẹn...

- Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Gồm ba kỹ thuật chính: IUI, IVF, ICSI

5


1.2. Các thành phần trong chế phẩm TRƯỜNG XUÂN CB
Viên nang TRƯỜNG XUÂN CB được chuyển dạng bào chế từ bài thuốc
“TRƯỜNG XUÂN CB” là bài thuốc được đúc kết từ kinh nghiệm sử dụng cây
thuốc của nhân dân, từ phân tích các lý luận đông y và cơ sở khoa học của y học
hiện đại, đã được dùng đạt hiệu quả cao trên bệnh nhân. Các dược liệu chính của
bài thuốc được thu hái trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Thành phần các dược liệu
dùng bào chế viên nang được trình bày ở bảng 1.1
Bảng 1.1. Thành phần và số lượng các dược liệu dùng cho bào chế 50 viên
nang TRƯỜNG XUÂN CB
STT

Dược liệu

Tên khoa học

Khối lượng


Balanophora laxiflora Hemsl

30 g

1

Tỏa dương

2

Thạch hộc tía

Dendrobium officinale Kimura et Migo

08 g

3

Ngưu đại lực

Miletia speciora Champ

30 g

4

Sâm cau

Rhizoma curculigiuis


12 g

5

Ba kích

Radix Morindae Officinalis

15 g

6

Dâm dương hoắc

Herba Epimedii

12 g

7

Câu kỷ tử

Fructus Lycii

15 g

8

Lộc nhung


Cornu Cervi Pantotrichum

02 g

1.2.1. Tỏa dương
- Tên khác: Nấm Ngọc cẩu, Củ gió đất, cu pín, củ ngọc núi, hoa đất, xà
cô, ký sinh hoàn, bất lão dược, địa mao cầu.
- Tên khoa học: Balanophora laxiflora Hemsl., thuộc họ Dó đất
Balanophoraceae.

6


Hình 1.1. Nấm ngọc cẩu
- Thành phần hóa học chính: Chất béo, tinh dầu và hoạt chất protodioscin
giúp kích thích nhu cầu tình dục, tăng tiết testosteron một cách tự nhiên,
anthocyanic, glycoside, triterpenoid saponin và lignin [7], [8].
Theo Ho S. T (2010), 5 chất phyto có tác dụng chống oxy hóa của hoa
nấm tỏa dương bao gồm 1-O (E) - caffeoyl-β-d-glucopyranose (1); 1-O (E) - pcoumaroyl-β-d-glucopyranose (2); axit caffeic (3); 1,3-di-O-alloyl-4,6- (S)hexahydroxydiphenoyl-β-d-glucopyranose (4); và 1-O (E) - caffeoyl-4,6- (S) hexahydroxydiphenoyl -β-d-glucopyranose (5) đã được phân lập.
Đỗ Thị Hà và cộng sự (2015) đã phân tích trong thành phần nấm tỏa
dương có triterpenoid gồm 5 hợp chất: lupeol (1A); β-amyrin (1B); β-sitosterol
(2); (21β) -22-hydroxyhopan-3-one (3); daucosterol (4) và (21α) -22hydroxyhopan-3-1 (5) được phân lập từ dịch chiết ethanol của Balanophora
laxiflora Hemsl.
- Công năng chủ trị:
Bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng,
thông tiểu. Chủ trị yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, đau lưng, mỏi gối, biếng
ăn. Nấm tỏa dương được sử dụng trong các bài thuốc có tác dụng bổ máu, bổ
thận, kích thích tiêu hóa, thông tiểu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, di tinh,
liệt dương [8].


7


- Tác dụng dược lý:
Phan Anh Tuấn và cộng sự (2016) đã tiến hành nghiên cứu trên chuột
cống đực non thiến và chuột cống đực trưởng thành. Kết quả cho thấy, cao lỏng
tỏa dương thể hiện hoạt tính androgen rõ thông qua việc tăng nồng độ
testosteron trong máu và khối lượng các cơ quan sinh dục phụ. Với liều thấp
0,28 g/kg, thuốc làm tăng khối lượng tinh hoàn và nồng độ testosteron trên chuột
cống đực trưởng thành nhưng không làm tăng khối lượng các cơ quan sinh dục
phụ trên chuột cống đực non thiến. Ở liều cao 1,4 g/kg cao lỏng tỏa dương làm
tăng cả khối lượng tinh hoàn và bao quy đầu trên chuột cống đực trưởng thành
và cả khối lượng túi tinh, tuyến cowper, cơ nâng hậu môn trên chuột cống đực
non thiến. Đối với chuột cống đực bị gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat,
nấm tỏa dương cũng cho thấy có tác dụng làm tăng khối lượng cơ nâng hậu môn
hành hang, tăng lượng testosteron, tăng mật độ tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng
sống cũng như tinh trùng tiến tới [16].
- Cách dùng và liều dùng:
Ngày dùng 30g, sắc với 1 lít nước, sắc còn khoảng 600 ml, uống trong
ngày (nên thêm khoảng 2 thìa canh mật ong cho dễ uống). Hoặc ngâm rượu, có
thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác như ba kích, dâm dương hoắc...
1.2.2. Thạch hộc tía

Hình 1.2. Thạch hộc tía

8


- Tên khác: Thạch hộc rỉ sắt; kim thoa thạch hộc; thiết bì thạch hộc; hắc

tiết thảo; hoàng thảo. Cây có tên thạch hộc là do cây này thường mọc ở trong
các kẽ đá (thạch = đá, hộc = kẽ).
- Tên khoa học: Dendrobium officinale Kimura et Migo. Họ Lan
Orchidaceae.
- Thành phần hóa học chính: Thạch hộc tía giàu polysaccharid, alcaloid,
các acid amin và nhiều chất khoáng như kali, calci, magnesi, mangan, đồng và
các nguyên tố vi lượng khác, trong đó polysaccharid chiếm tới 22% [7], [8].
Hàm lượng các acid amin như glutamic, glucin chiếm tới 35% tổng lượng
acid amin. Ngoài ra, thạch hộc tía còn có những hợp chất đặc thù như
phenanthryn, bibenzyl, keton, ester và các chất nhầy, hợp chất amidon.
Trong thân cây thạch hộc tía có hàm lượng alcaloid chiếm khoảng 0,3%,
trong đó những chất đã được giám định cấu trúc gồm dendrobin, dendramin,
nobilonin, dendrin, 6-hydroxy-dendroxin, shiunin, shihunidin và muối amoniac
N-methyl-dendrobium, 8- epidendrobin, và dầu bay hơi, trong đó có chất
manool của hợp chất diterpen chiếm hơn 50%.
- Công năng, chủ trị:
Thạch hộc tía là vị thuốc có nhiều công dụng. Trong cổ thư đông y Trung
Quốc cách đây hơn 1.000 năm đã xác định ở Trung Quốc có 9 loại tiên dược
được xếp theo thứ tự như sau: Thạch hộc, Tuyết liên, Nhân sâm, Thủ ô, Phục
linh, Tùng dung, Linh chi, Ngọc trai, Đông trùng hạ thảo, trong đó Thạch hộc
xếp đầu bảng. Thạch hộc tía có giá trị độc đáo và công năng bảo vệ sức khỏe, đã
trở thành sản phẩm bổ dưỡng từ lâu đời như: bổ dưỡng tân dịch, tăng cường thể
chất, bổ tỳ ích vị, bảo vệ gan, lợi mật, mạnh gân cốt, giảm mỡ, hạ đường huyết,
ức chế khối u, sáng mắt, đẹp da, kéo dài tuổi thọ. Đây là thuốc bổ dưỡng dùng
cho người hư lao gầy yếu, thiếu tân dịch, đầy hơi, miệng khô khát, sốt nóng,
không muốn ăn, ra mồ hôi trộm. Còn chữa liệt dương, mắt nhìn kém, đau khớp,
nhược cơ, đau lưng, tay chân nhức mỏi [8].

9



Thạch hộc tía có tác dụng chống ung thư, chống lão hóa, tăng sức đề
kháng của cơ thể, làm dãn mạch máu và kháng đông máu. Thạch hộc tía có thể
dùng đơn độc hoặc phối trộn với các dược liệu khác, đã có hơn 100 bài thuốc từ
Thạch hộc được thị trường đón nhận. Trong dược điển có đề cập đến nhiều loài
Thạch hộc nhưng tốt nhất vẫn là Thạch hộc tía.
- Tác dụng dược lý:
Các alcaloid của Thạch hộc tía được nghiên cứu về tác dụng trên chuột
gây suy giảm trí nhớ bằng lipopolysaccharid (LPS). Chuột đã được dùng chế
phẩm nghiên cứu với liều 40, 80, 160 mg/ kg/ ngày trong 7 ngày, tiếp theo là
tiêm 50 mg LPS vào tâm thất bên phải để gây suy giảm trí nhớ. Điều trị tiếp tục
bằng chế phẩm trong 13 ngày. Các hoạt động được thử nghiệm bởi mê cung
Morris. Kết quả cho thấy alcaloid của thạch hộc tía cải thiện đáng kể hiệu suất
hoạt động thần kinh.
- Cách dùng, liều dùng:
+ Đơn thuốc dưỡng khí bổ huyết, ích thận cường dương:
Thành phần: Thạch hộc 6g, mạch môn 4g, ngũ vị tử 4g, đảng sâm 4g,
trích cam thảo 4g, câu kỷ tử 4g, ngưu tất 4g, đỗ trọng 4g, nước 500ml.
Cách dùng: Các vị thuốc đem sắc uống, sắc cạn còn 300ml. Chia làm 3
lần uống trong ngày.
Bài thuốc trên có tác dụng bồi bổ cơ thể, tốt cho những người gầy yếu,
suy giảm chức năng thận.
+ Ngâm rượu thạch hộc tía:
Thành phần: Thạch hộc 500g, Mạch môn 500g, Ngũ vị tử 300g, Đẳng
sâm 300g, Câu kỷ tử 300g, Đương quy 200g, Đỗ trọng 100g. Các vị đem ngâm
với 10 lít rượu, ngâm 2 tháng là dùng được.
Mỗi ngày dùng 50 ml (Khoảng 2- 3 ly nhỏ). Bài thuốc ngâm rượu trên có
công dụng bồ bổ cơ thể, sinh tinh bổ huyết, tráng kiện gân cốt.

10



1.2.3. Ngưu đại lực
- Tên khác: Cát sâm, nam sâm, sâm chèo mèo, đại lực thự, hay chỏn (Tày).
- Tên khoa học: Miletia speciora Champ, Họ Cánh Bướm Amaryllidaceae.
- Thành phần hóa học chính:
Thành phần hóa học chính của Ngưu đại lực là các alcaloid và
polysaccharid. Ping Ding và cộng sự (2014) phân lập được 13 chất từ dược liệu
Ngưu đại lực, gồm docosanoic acid (1), tetracosan (2), octadecan (3),
hexacosanoic acid (4), β-sitosterol acetat (5), β-sitosterol (6), syringin (7),
maackiain (8), formononetin (9), ψ-baptigenin (10), rotundic acid (11),
pedunculosid (12), và daucosterol (13). [7].

Hình 1.3. Ngưu đại lực
- Tác dụng dược lý:
Ngưu đại lực là dược liệu được dùng nhiều trong y học cổ truyền Trung
Quốc với tác dụng tăng cường thể lực. Xiao Ning Zhao và cộng sự (2015) khi
cho chuột nhắt trắng uống dịch chiết nước của Ngưu đại lực liều 500, 1000,
2000 mg/kg thấy có tác dụng tăng lực, chống mệt mỏi. Polysaccharid toàn phần
của dịch chiết cồn Ngưu đại lực liều 200, 400, và 800 mg/kg có tác dụng tăng
lực, chống mệt mỏi, chống oxy hóa. Dịch chiết Ngưu đại lực cũng được chứng
minh có tác dụng bảo vệ gan, long đờm, chống ho, hen, tăng cường miễn dịch
[8].

11


1.2.4. Sâm cau
- Tên khác: Ngải cau, tiên mao.
- Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn., họ Thủy tiên

Amaryllidaceae.
- Thành phần hóa học chính: Chất nhầy, các hợp chất phenol; polyphenol,
flavonoid, orcinol-β-d-glucosid và curculigosid A có tác dụng chống oxy hóa [7], [8].
Rao và cộng sự đã báo cáo sự hiện diện của thành phần nhầy trong thân rễ
của C. orchioides. Thành phần của chất nhầy được tìm thấy là mannose, glucose,
acid glucuronic trong tỷ lệ phân tử của 6: 9: 10. Tổng lượng chất nhầy được tìm
thấy là 8- 9%.
Tiwari và cộng sự đã phân lập glycosid mới 5,7 dimethoxymyricetin 3-Oα-L xylopyranosyl 4-O-β-D glucopyranosid từ thân rễ của C. orchioides. Thân
rễ cũng có chứa β-sitosterol, sapogenin và lycorin alcaloid.
Kubo và cộng sự phân lập mới phenolic glucosid tên curculigosid. Hai
glycosid phenolic, E curculigosid và orchiosid D, được phân lập và đặc trưng từ
các gốc ghép của C. orchioides. Các hợp chất béo khác nhau được phân lập từ
dịch chiết cồn của sâm cau. Thân rễ còn chứa hentriacontanol, sitosterol,
stigmasterol, cycloartenol, sucrose, curculigol...

Hình 1.4. Sâm cau

12


- Công năng chủ trị: Làm thuốc bổ, chữa phong thấp, thần kinh suy
nhược, liệt dương, chữa ho, trĩ, vàng da, đi ỉa lỏng, đau bụng [8].
- Tác dụng dược lý:
Sâm cau được dùng từ lâu đời trong dân gian với nhiều tác dụng khác
nhau. Nước ép từ củ của sâm cau được trộn với nước cốt tỏi (Allium sativum) và
sử dụng như nhỏ mắt để chữa bệnh mù lòa và đốm trắng trên bóng mắt. Nước ép
này cũng được dùng trên các vết cắt và vết thương (như cồn iod) và được xem
như một chất chống nhiễm trùng và chữa bệnh có hiệu quả. Thân rễ đã được báo
cáo là hữu ích trong bệnh suyễn. Thân rễ được dùng trong điều trị vàng da, hen
suyễn, tiêu chảy và bệnh lậu. Dược liệu này cũng được biết đến là một thuốc chỉ

thống, lợi tiểu, thuốc bổ và thuốc kích dục.
Dịch chiết ethanol của thân rễ sâm cau cải thiện hành vi tình dục ở chuột
đực. Sự thay đổi các hoạt động tình dục được đánh giá bằng cách xác định các
thông số như dương vật cương cứng, giao phối hiệu quả, gắn tần số và gắn độ
trễ. Hơn nữa một hiệu ứng đồng hóa và sinh tinh rõ rệt đã được chứng minh
bằng việc tăng khối lượng của cơ quan sinh sản. Dịch chiết trên cũng làm tăng
khả năng sinh tinh và định hướng hành vi ở chuột đực. Dịch chiết cũng có thể
bảo tồn số lượng tinh trùng trong ống nghiệm đáng kể khi so sánh với nhóm đối
chứng sau 30 phút ủ.
Dịch chiết nước có tác dụng cải thiện đáng kể trong hoạt động tình dục ở
liều 200 mg/ kg khối lượng cơ thể. Có một sự thay đổi đáng kể trong các hành vi
tình dục của động vật được phản ánh bởi việc xuất tinh trễ, tăng thời gian dương
vật cương cứng. Các dịch chiết có tác dụng bảo vệ cơ quan sinh sản từ rối loạn
chức năng tình dục do nhiệt gây ra, rất có ích trong việc cải thiện sự sinh tinh
giảm cũng như khắc phục các thế hệ protein sốc nhiệt ở chuột.
- Cách dùng, liều dùng: Ngày uống 6- 12g dưới dạng thuốc sắc, ngâm
rượu. Có thể phối hợp với các dược liệu bổ dương khác như Ba kích, Dâm
dương hoắc…[7].

13


1.2.5. Ba kích
- Tên khác: Ba kích thiên, Dây ruột gà.
- Tên khoa học: Radix Morindae officinalis How. Họ Cà phê Rubiaceae.
- Thành phần hóa học chính: Anthranoid, đường, nhựa, acid hữu cơ,
vitamin

C,


hợp

chất

glycosid

iridoid,

như

monotropein



acid

deacetylasperulosidic, bajijiasu, oligosaccharid [7].
- Công năng chủ trị: Bổ thận dương, mạnh gân cốt, thận dương suy nhược
dẫn đến di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ đau bụng dưới, không có con,
người già lưng đau, gối mỏi. Trị cao huyết áp của phụ nữ, phối hợp với ích mẫu
thảo, sung úy tử, câu đằng [7].

Hình 1.5. Ba kích
- Tác dụng dược lý:
Theo nghiên cứu của Wang FJ (2013) thử nghiệm trên chuột bị tổn
thương chức năng sinh tinh do bức xạ vi sóng khẳng định dịch chiết nước và
dịch chiết cồn của Ba kích có thể làm giảm nhẹ khối lượng cơ thể, kéo dài rõ rệt
thời gian ủ bệnh và giảm thời gian bệnh, các chấn thương tinh hoàn do bức xạ vi
sóng đã được sửa chữa hoàn hảo, ống mào tinh chứa đầy tinh trùng, giảm dị tật
tinh trùng và tăng mức testosteron [8]. Trong một nghiên cứu khác của Li R.

(2015), dịch chiết nước và dịch chiết cồn của Ba kích có thể cải thiện sự bất
thường tinh hoàn gây bởi bức xạ điện thoại di động của chuột thông qua xác
định mức độ cải thiện chỉ số nồng độ LH huyết thanh và LHR trong mô tinh
hoàn. Còn theo Chen T J. (2015), dịch chiết ba kích có thể sửa chữa khiếm

14


khuyết chức năng sinh tinh của chuột gây bởi cytoxan với hiệu quả tốt nhất ở
nồng độ 30- 40 g/kg/ngày.
Bằng phương pháp phân tích quang phổ mirco-Raman trên sự thay đổi DNA
tinh trùng người, kết quả nghiên cứu của Chen D.L. (2014) cho thấy các
oligosaccharid chiết xuất từ Ba kích có thể giữ "dấu vân tay Raman" của DNA tinh
trùng của con người khỏi bị hư hại bởi H2O2 [9]. Nó cũng đưa ra bằng chứng chứng
minh rằng Ba kích như một thuốc thảo mộc tự nhiên có thể được sử dụng để tăng
cường chức năng sinh sản. Tương tự như vậy, trong nghiên cứu của Wu ZQ (2015)
chất bajijiasu phân lập từ rễ cây Ba kích là một androgen, có tác dụng tăng cường các
hành vi tình dục của cả hai nhóm chuột bình thường và chuột có suy giảm thận
dương. Nó cũng rõ rệt làm tăng nồng độ testosteron, làm giảm mức độ cortisol, cải
thiện chất lượng của tinh trùng, và xung đột với suy mô bệnh học gây ra bởi
hydroxyl urea ở chuột bị suy giảm thận dương. Các xét nghiệm enzym và quang phổ
Raman cho thấy bajijiasu bảo vệ DNA của tinh trùng khỏi bị hư hại bởi H2O2 .
- Cách dùng, liều dùng: Dùng 8- 16 g/ngày dưới dạng thuốc sắc hay rượu
thuốc. Phối hợp các phương thuốc bổ thận. Có thể dùng bài thuốc sau: Ba kích 80g;
lộc nhung 200g; tiểu hồi 60g; phụ tử chế 16g; thục địa 160g; hoài sơn (sao) 160g;
quế nhục 30g; mật ong vừa đủ làm hoàn, ngày uống 3 lần mỗi lần 16- 20g [25].
Bổ tỳ vị, ích tinh thủy, điều huyết mạch, phối hợp với đương quy, hoài
sơn, đan sâm…
1.2.6. Dâm dương hoắc


Hình 1.6. Dâm dương hoắc

15


- Tên gọi khác: Dương hoắc, tiên linh tỳ.
- Tên khoa học: Epimedium macranthum Morr, et Decne; họ Hoàng liên
gai Berberidaceae. Dâm dương hoắc lá mũi tên Epimedium sagittatum Maxim
hoặc Dâm dương hoắc lá hình tim E. brevicornum Maxim.[7].
- Thành phần hóa học chính: Flavonoid, saponin, alcaloid, phytosterol, tinh
dầu, acid palmitic, dầu béo, vitamin E; polysaccharid, acid galacturonic chủ yếu,
galactose, rhamnose, arabinose và glucuronic; 5 chất 8-prenylflavon chính: epimedin
C, Icariin, diphyllosid A, epimedosid A và icarisosid A; flavonoid .
- Công năng chủ trị: Ôn thận, tráng dương; dùng khi thận dương bất túc,
đau lưng, liệt dương. Có thể phối hợp với các vị thuốc bổ dương như Ba kích,
Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Sa sàng tử… (Minh mạng thang).
Trừ thấp chỉ thống: Dùng khi phong thấp hoặc co rút tê dại. Có thể phối
hợp với Quế chi, Uy linh tiên, Xuyên khung .
- Tác dụng dược lý: Nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh Dâm
dương hoắc có những tác dụng sau:
+ Dược liệu có tác dụng như kích tố nam, cho uống cao Dâm dương hoắc có
kích thích xuất tinh (tác dụng của lá và rễ mạnh, còn quả yếu hơn, thân cây kém).
Các flavonoid của Dâm dương hoắc (TFE) là thành phần hoạt chất chính
đã được sử dụng để điều trị các vấn đề sinh sản nam giới. Yuan D (2014) đã
nghiên cứu tác dụng bảo vệ của flavonoid từ dịch chiết lá dâm dương hoắc trên
hệ thống sinh sản của chuột đực bị gây tổn thương tinh hoàn bởi
cyclophosphamid (CP). Trong nhóm CP được điều trị bằng TFE (200 và 400
mg/ kg), chuột tăng khối lượng tinh hoàn bằng 21,6% và 28,4% (P <0,05), số
lượng tinh trùng bằng 81,7% và 148,3% (P <0,01) và tinh trùng di động bằng
47,2% và 61,3% (P <0,01) so với nhóm CP không được điều trị. TFE phục hồi

những thiệt hại do oxy hóa bằng cách điều hòa tăng biểu hiện của enzym chống
oxy hóa, đặc biệt là SOD3 và GPX1. Khi liều TFE tăng, cải thiện nêu trên càng
trở nên mạnh mẽ hơn. Những kết quả này đã chứng minh rằng TFE gây tác dụng

16


×