Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Phân tích kết quả đấu thầu thuốc tại sở y tế thành phố hồ chí minh năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.11 KB, 74 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRƯƠNG MINH QUANG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU
THUỐC TẠI SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH NĂM 2016
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRƯƠNG MINH QUANG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU
THUỐC TẠI SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH NĂM 2016
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN THANH BÌNH
Thời gian thực hiện: Từ 6/2018 – 10/2018

HÀ NỘI 2019



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô giáo, gia đình, đồng
nghiệp và bạn bè đã luôn đồng hành và hỗ trợ tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, cô giáo, cán bộ Phòng
Sau Đại học, Bộ môn Quản lý Kinh tế Dược - Trường Đại học Dược Hà Nội
đã luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu tại Trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Thầy GS. TS. Nguyễn
Thanh Bình –Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội, người thầy đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi từng bước hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
chia sẻ, động viên tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại để tôi có thêm quyết
tâm, vững vàng trong suốt thời gian học tập và thực hiện Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2018
Học viên

TRƯƠNG MINH QUANG


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC

trang

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU THUỐC ......................................................3
1.1.1. Khái niệm về đấu thầu................................................................................. 3
1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu ................................................................. 6
1.1.3. Phương thức lựa chọn nhà thầu ................................................................... 7
1.1.4. Các hình thức tổ chức thực hiện.................................................................. 8
1.1.5. Quy trình đấu thầu thuốc ............................................................................. 9
1.2. THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU THUỐC TẠI VIỆT NAM ............................13
1.2.1. Thực trạng giá và chất lượng thuốc trên thị trường .................................. 13
1.2.2. Thực trạng đấu thầu thuốc trên cả nước .................................................... 15
1.2.3. Thực trạng đấu thầu thuốc tại Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh .............. 19
1.2.4. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................22
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................22
2.2.1. Biến số nghiên cứu .................................................................................... 22
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 24


2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 24
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 25
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ......................................................................... 25
2.3.6. Trình bày và báo cáo kết quả .................................................................... 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................26
3.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TẠI SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH NĂM 2016 ........................................................................................26
3.1.1. Cơ cấu trúng thầu ...................................................................................... 26
3.1.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ ..................................... 27
3.1.3. Cơ cấu trúng thầu theo nhà thầu gói Biệt dược......................................... 28

3.1.4. Cơ cấu trúng thầu theo nhà thầu gói Generic ............................................ 30
3.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI CÁC BỆNH
VIỆN THUỘC SỞ Y TẾ TP HCM ......................................................................32
3.2.1. Tỷ lệ sử dụng thuốc trúng thầu ................................................................ 32
3.2.2. Tỷ lệ sử dụng thuốc trúng thầu theo Hạng bệnh viện ............................... 33
3.2.3. Tỷ lệ sử dụng thuốc ở một số bệnh viện ................................................... 35
3.2.4. Một số thuốc có tỷ lệ sử dụng cao hơn số lượng dự trù ............................ 36
3.2.5. Một số thuốc có tỷ lệ sử dụng thấp hơn số lượng dự trù .......................... 40
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................................43
4.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC TRÚNG THẦU TẠI SỞ Y
TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2016 ...................................................43
4.1.1. Về cơ cấu trúng thầu ................................................................................. 43
4.1.2. Về cơ cấu trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ .......................................... 43
4.1.3. Về cơ cấu trúng thầu theo nhà thầu ........................................................... 44


4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI CÁC BỆNH
VIỆN THUỘC SỞ Y TẾ TP HCM ......................................................................45
4.2.1. Về tỷ lệ sử dụng thuốc theo Hạng bệnh viện ............................................ 45
4.2.2. Về tỷ lệ sử dụng thuốc trúng thầu được phân bổ ở một số bệnh viện ...... 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................47
KẾT LUẬN ..........................................................................................................47
1. Phân tích danh mục thuốc trúng thầu .............................................................. 47
2. Phân tích việc thực hiện hợp đồng tại các bệnh viện ...................................... 47
KIẾN NGHỊ .........................................................................................................48
TÀILIỆUTHAMKHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết
tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3

ĐTTT

Đấu thầu tập trung

4

EMA


European Medicines Cơ quan quản lý dược châu
Agency
Âu

5

EU

European Union

Liên minh châu Âu

Good Agricultural
Thực hành tốt trồng trọt và
and Collection
thu hái cây thuốc
Practices
Good Manufacturing
Thực hành tốt sản xuất thuốc
Practices

6

GACP

7

GMP


8

HSDT

Hồ sơ dự thầu

9

HSĐXKT

Hồ sơ đề xuất kỹ thuật

10

HSĐXTC

Hồ sơ đề xuất tài chính

11

HSMT

Hồ sơ mời thầu

12

ICH

Hội nghị quốc tế về hài hòa
hóa các thủ tục đăng ký dược

phẩm sử dụng cho con người

13

KCB

Khám chữa bệnh

14

KHĐT

Kế hoạch đấu thầu

15

KQĐT

Kết quả đấu thầu

16

MTV

Một thành viên


STT

Từ viết

tắt

Tiếng Anh
Pharmaceutical
Inspection Cooperation Scheme

Tiếng Việt
Hệ thống hợp tác về thanh tra
Dược phẩm

17

PIC/S

18

SYT

Sở Y tế

19

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

20

TP HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

21

UBND

Ủy ban Nhân Dân

22

WHO

World Health
Organization

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu ......................................................... 6
Bảng 1.2. Các phương thức lựa chọn nhà thầu .................................................... 7
Bảng 1.3. Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu ........................................... 8
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ...................................................................... 22
Bảng 3.1. Cơ cấu trúng thầu theo gói thầu ......................................................... 26
Bảng 3.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ .............................. 27
Bảng 3.3. Xếp hạng giá trị trúng thầu gói Biệt dược theo nhà thầu .................. 28
Bảng 3.4. Xếp hạng giá trị trúng thầu gói Generic theo 10 nhà thầu có giá trị
trúng thầu cao nhất .............................................................................................. 30
Bảng 3.5. Tỷ lệ sử dụng thuốc theo gói thầu ..................................................... 32
Bảng 3.6. Tỷ lệ sử dụng thuốc theo Hạng bệnh viện ở gói Biệt dược ............... 33

Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng thuốc theo Hạng bệnh viện ở gói Generic .................. 34
Bảng 3.8. Tỷ lệ sử dụng thuốc ở một số bệnh viện Hạng ................................. 36
Bảng 3.9. Tỷ lệ sử dụng thuốc ở một số bệnh viện Hạng 2 ............................... 37
Bảng 3.10. Tỷ lệ sử dụng thuốc ở một số bệnh viện Hạng 3 ............................. 38
Bảng 3.11. Một số thuốc có tỷ lệ sử dụng vượt quá dự trù ................................ 39
Bảng 3.12. Một số thuốc có tỷ lệ sử dụng thấp so với dự trù ............................ 40


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc ........................................................... 10
Hình 1.2. Quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu ........................................................ 11
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ................................. 20


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thu nhập bình quân đầu người của người dân ngày càng tăng kéo theo
các khoản chi cho Y tế và sức khỏe cũng tăng theo. So với những năm đầu thế
kỷ 21, số tiền thuốc bình quân đầu người hiện nay đã tăng hơn 4 lần [5].
Thuốc sản xuất trong nướcngày càng đáp ứng tốt hơn với nhu cầu điều trị với
khoảng hơn 500 hoạt chất [5]. Tuy nhiên, thuốc nhập khẩu vẫn đóng vai trò
lớn trong công tác khám, điều trị bệnh với tỷ trọng thuốc nhập khẩu chiếm
hơn 60% so với tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại Việt Nam [9]. Giá thuốc
ngày càng tăng, trong khi chất lượng đi kèm không tương xứng đã đặt ra vấn
đề nan giải cho việc lựa chọn thuốc có chất lượng, hiệu quả và giá thành phải
chăng cho hệ thống y tế nhất là các cơ sở y tế công lập vốn có nguồn tài chính
hạn chế.
Trong những năm gần đây, đa số các cơ sở y tế trong cả nước đều thực
hiện mua sắm thuốc bằng hình thức đầu thầu. Hình thức đấu thầu thuốc giúp
cho các bệnh viện và cơ sở y tế có nhiều cơ hội lựa chọn được thuốc đảm bảo
chất lượng, đúng yêu cầu đặt ra, đáp ứng về giá cả và đủ thuốc trong thời gian

dài, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân
ngày càng nâng cao hơn. Đồng thời, qua đấu thầu thuốc giúp các cơ quan
chức năng nắm bắt chặt chẽ và sát sao trong quá trình quản lý, chỉ đạo, thanh
toán và thanh kiểm tra công tác khám chữa bệnh. Cả nước hiện có 119 hội
đồng đấu thầu thuốc và phương thức đấu thầu được sử dụng chủ yếu ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay là đấu thầu rộng rãi [10].
Về thực chất, đấu thầu thuốc là một trường hợp đặc biêt của đấu thầu
mua bán hàng hóa, trong đó bên mua là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và
bên bán là các cơ sở cung ứng thuốc (cung ứng dược phẩm). Hệ thống văn
bản pháp quy về hoạt động đấu thầu ngày càng được hoàn thiện và nâng cao
từ đó tạo bộ khung đầy đủ cho hoạt động đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế.
Năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63 quy định chi tiết thi hành
1


một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, đến năm 2016 Bộ Y tế
ban hành các thông tư hướng dẫn về hoạt động đấu thầu thuốc. Sau khi Thông
tư số 01 về hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế và Luật đấu
thầu số 43 có hiệu lực, các cơ sở y tế trong cả nước đã áp dụng hình thức mua
sắm thuốc tập trung và thu được nhiều kết quả tốt trong việc đấu thầu: mua
thuốc chất lượng với giá hợp lí. Điều này giúp đơn giản hóa công tác đấu
thầu, tiết kiệm chi phí và thời gian cho các cơ sở y tế trong công tác mua sắm
thuốc.
Với mục đích khảo sát tỷ lệ thuốc trúng thầu so với mời thầu, tìm hiểumột
sốnguyên nhân thuốc không trúng thầu và cơ cấu danh mục thuốc trúngthầu
tại Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016, đồng thời làm căn cứ tham
mưu cho lãnhđạo Sở Y tế về phương án đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả,
chất lượng côngtác đấu thầu mua thuốctrong những năm tiếp theo tại Sở Y tế
Thành phố Hồ Chí Minhđề tài “Phân tích kết quả đấu thầu thuốc tại Sở Y
tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016” được thực hiện vớicác mục tiêu sau:

1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc trúng thầu tại Sở Y tế Thành phố Hồ
Chí Minh năm2016.
2. Khảo sát kết quả thực hiện hợp đồng tại một số bệnh viện thuộc Sở Y tế

Thành phố Hồ Chí Minh năm2016.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU THUỐC
1.1.1. Khái niệm về đấu thầu
Luật đấu thầu số 43 định nghĩa: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà
thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư
vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện
hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử
dụng đất trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả
kinh tế”[18].
Thuốc là một hàng hóa đặc biệt có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và
tính mạng con người nên cần một hệ thống các văn bản quy định chặt chẽ để
đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc an toàn trong khám và điều trị cho người
bệnh. Đấu thầu thuốc hiện nay được các cơ sở y tế thực hiện dựa trên các văn
bản luật, thông tư và nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn đầy đủ về đấu
thầu thuốc do Bộ Y tế ban hành và liên tục sửa đổi. Đấu thầu nói chung và
đấu thầu thuốc nói riêng là một lĩnh vực mới, nên trên cơ sở tham khảo các
quy định theo thông lệ chung của Quốc tế và thực tiễn quản lý của Việt Nam
chúng ta vừa thực hiện vừa phải nghiên cứu ban hành và chỉnh sửa các qui
định về đấu thầu để ngày càng hoàn thiện và sát thực hơn. Về thực chất, đấu
thầu thuốc là một trường hợp đặc biết của đấu thầu mua bán hàng hóa, trong
đó bên mua là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và bên bán là các cơ sở cung

ứng thuốc (cung ứng dược phẩm).
Sau khi Luật đấu thầu số 43 và Nghị định 63 ra đời, nhiều địa phương
trên cả nước đã dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nhà thầu, tiếp đó Bộ Y tế ban
hành các Thông tư hướng dẫn việc đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế
với những quy định cụ thể về quy trình đấu thầu mua thuốc, xây dựng kế
hoạch đấu thầu và xét duyệt trúng thầu thuốc tại các cơ sở y tế như Thông tư
hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế thông qua Thông tư số 01
3


và Thông tư số 36 với những quy định cụ thể về quy trình đấu thầu thuốc, xây
dựng kế hoạch đấu thầu và xét duyệt trúng thầu thuốc tại các cơ sở y tế [2][3].
Các qui định trong Thông tư số 01 về hướng dẫn đấu thầu mua thuốc
trong các cơ sở y tế và Thông tư liên tịch số 36 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư liên tịch số 01 cũng mang đến những đổi mới trong công
tác đấu thầu mua sắm thuốc tại các đơn vị y tế. Đặc biệt, các qui định về phân
nhóm thuốc đấu thầu, cụ thể là: tại điều 7 về phân chia gói thầu của Thông tư
số 36, thuốc đấu thầu được chia làm 3 gói: gói thầu thuốc theo tên biệt dược,
gói thầu thuốc theo tên generic và gói thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
Thuốc biệt dược gốc: là thuốc được cấp phép lưu hành lần đầu tiên,
trên cơ sở đã có đầy đủ các số liệu về chất lượng, an toàn và hiệu quả.
Thuốc generic: là thuốc thành phẩm nhằm thay thế một thuốc phát
minh được sản xuất không có giấy phép nhượng quyền của công ty phát minh
và được đưa ra thị trường sau khi bằng phát minh và các độc quyền đã hết hạn
[2][17]. Trong đó, gói thầu thuốc theo tên generic được chia thành 5 nhóm,
tương ứng với 5 nhóm tiêu chuẩn của nhà sản xuất như sau:
a) Nhóm 1:
- Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc
PIC/sGMP thuộc nước tham gia ICH;
- Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn WHO-GMP do

Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dược) cấp giấy chứng nhận và được cơ quan
quản lý có thẩm quyền của nước tham gia ICH cấp phép lưu hành.
Cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP là cơ sở
sản xuất thuốc được cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước tham gia Cơ
quan quản lí dược Châu Âu (EMA) hoặc nước tham gia Hội nghị quốc tế về
hài hòa hóa các thủ tục đăng kí dược phẩm sử dụng cho con người (ICH) hoặc
nước tham gia hệ thống hợp tác về thanh tra dược phẩm (PIC/s) cấp giấy
chứng nhận đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP hoặc tương đương.
4


b) Nhóm 2:
- Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc
PIC/sGMP nhưng không thuộc nước tham gia ICH;
- Thuốc nhượng quyền từ cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc
PIC/s-GMP thuộc các nước tham gia ICH và được sản xuất tại cơ sở sản xuất
thuốc Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dược) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn WHO-GMP.
c) Nhóm 3: thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn
WHO-GMP được Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dược) cấp giấy chứng
nhận.
d) Nhóm 4: thuốc có chứng minh tương đương sinh học do Bộ Y tế
công bố. Tương đương sinh học: Hai thuốc được coi là tương đương sinh học
nếu chúng là những thuốc tương đương bào chế hay là thế phẩm bào chế và
sinh khả dụng của chúng sau khi dùng cùng một mức liều trong cùng điều
kiện thử nghiệm là tương tự nhau dẫn đến hiệu quả điều trị của chúng về cơ
bản được coi là sẽ tương đương nhau.
e) Nhóm 5: thuốc không đáp ứng tiêu chí phân nhóm quy định tại Điểm
a, b, c và d.
Các thuốc được đưa vào gói thầu thuốc theo tên biệt dược gồm:

- Thuốc biệt dược gốc hoặc thuốc có tương đương điều trị với thuốc
biệt dược gốc do Bộ Y tế công bố.
- Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm do Bộ Y tế ban hành.
Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được phân chia thành 2 nhóm theo
tiêu chí kỹ thuật và công nghệ được cấp phép như sau:
- Nhóm 1: thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được sản xuất tại cơ sở đạt
tiêu chuẩn WHO-GMP do Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dược) cấp giấy
chứng nhận.

5


- Nhóm 2: thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được sản xuất tại cơ sở
chưa được Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dược) cấp giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn WHO-GMP [2].
1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Có 6 hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu
hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp và đàm phán
giá[2][3][7]. Chi tiết các hình thức được trình bày như bảng 1.1.
Bảng 1.1.Các hình thức lựa chọn nhà thầu
STT

1

2

3

Hình thức
lựa chọn

nhà thầu

Phạm vi áp dụng

Đấu thầu
rộng rãi

- Tất cả các cơ sở y tế đấu thầu thuốc sử dụng vốn nhà
nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác
của cơ sở y tế công lập.

Đấu thầu
hạn chế

- Không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự
- Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói
thầu mua thuốc có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc thuốc
có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng
được yêu cầu của gói thầu.

Chỉ định
thầu

- Áp dụng trong trường hợp đặc biệt: Mua thuốc triển
khai phòng chống dịch bệnh trong trường hợp cấp
bách, thiên tai …
- Gói thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng.
- Giá trị của gói thầu không quá 05 tỷ đồng;


4

Chào hàng
cạnh tranh

- Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế
ban
hành hoặc những thuốc thông dụng, sẵn có trên thị
trường với đặc tính kỹ thuật, chất lượng thuốc đã được
tiêu chuẩn hóa và tương đương về chất lượng.
- Nhà thầu đã trúng thầu cung cấp thuốc thông qua đấu
thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng
thực hiện gói thầu trước đó;

5

Mua sắm

- Gói thầu có các thuốc tương tự và quy mô nhỏ hơn

6


STT

Hình thức
lựa chọn
Phạm vi áp dụng
nhà thầu
trực tiếp 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

- Đơn giá của các thuốc thuộc gói thầu áp dụng hình
thức mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của
các thuốc tương ứng thuộc gói thầu đã ký hợp đồng
trước đó, đồng thời phải phù hợp với giá thuốc trúng
thầu được công bố tại thời điểm thương thảo hợp
đồng.

6

Đàm phán
giá

Áp dụng cho gói thầu mua thuốc chỉ từ một đến hai
nhà sản xuất, thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc
trong thời gian còn bản quyền và các trường hợp đặc
thù.

1.1.3. Phương thức lựa chọn nhà thầu
Các phương thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: Một giai đoạn một túi hồ
sơ và một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn
hai túi hồ sơ [18][8]. Chi tiết trình bày như bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các phương thức lựa chọn nhà thầu
Phương thức
STT lựa chọn nhà
thầu

Phạm vi áp dụng
- Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng
rãi,đấu thầu hạn chế nhưng có quy mô nhỏ (giá gói
thầu không quá 10 tỷ đồng).

- Gói thầu mua thuốc theo hình thức chào hàng cạnh

1

Một giai đoạn tranh.
một túi hồ sơ - Gói thầu mua thuốc theo hình thức mua sắm trực
tiếp.
- Gói thầu mua thuốc theo hình thức chỉ định thầu
thôngthường.

2

- Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng
rãi,đấu thầu hạn chế có giá trị gói thầu trên 10 tỷ
Một giai đoạn đồng.
hai túi hồ sơ
- Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng
7


rãi,đấu thầu hạn chế có giá gói thầu không quá 10 tỷ
đồngnhưng thuốc đó cần được lựa chọn trên cơ sở kết
hợpgiữa chất lượng và giá.
3

Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu
Hai giai đoạn
mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có quy mô
một túi hồ sơ
lớn, phức tạp.


4

Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế với gói thầu mua
Hai giai đoạn
sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công
hai túi hồ sơ
nghệ mới, phức tạp có tính đặc thù.
Trong giai đoạn hiện nay, đấu thầu mua thuốc được thực hiện chủ yếu

theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Nhà thầu trong cùng thời điểm
trước khi đóng thầu phải nộp hai túi hồ sơ: Túi HSĐXKT và Túi HSĐXTC.
Chủ đầu tư/bên mời thầu đánh giá Túi HSĐXKT trước, nhà thầu nào đạt yêu
cầu mới được tiếp tục đánh giá Túi HSĐXTC.
1.1.4. Các hình thức tổ chức thực hiện
Theo Thông tư 01 việc đấu thầu mua thuốc cho các cơ sở y tế sẽ thực
hiện ba hình thức: đấu thầu tập trung, đấu thầu đại diện và đấu thầu riêng
lẻ[2]. Chi tiết được trình bày như bảng 1.3.
Bảng 1.3.Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu
STT

Hình thức

Nội dung

Tập trung

Sở Y tế tổ chức đấu thầu tập trung cho tất cả các cơ sở
y tế trên địa bàn. Các cơ sở y tế căn cứ vào kết quả
thông báo trúng thầu của Sở Y tế để thương thảo, ký

hợp đồng cung ứng thuốc theo nhu cầu trong năm.

2

Đại diện

Một trong các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh tổ chức
đấu thầu hàng năm. Các đơn vị khác trên địa bàn áp
dụng kết quả lựa chọn nhà thầu của bệnh viện đó để
mua thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp.

3

Riêng lẻ

Các CSYT tự tổ chức đấu thầu theo nhu cầu sử dụng
thuốc của đơn vị mình.

1

8


Hình thức đấu thầu tập trung là hình thức đấu thầu được Bộ Y tế
khuyến khích và được các tỉnh thành trên toàn quốc áp dụng rộng rãi. Hình
thức đấu thầu tập trung tại Sở Y tế đã đem lại nhiều ưu điểm, thuận lợi hơn so
với hình thức đấu thầu riêng lẻ tại từng bệnh viện như:
- Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả đấu thầu vì cơ quan, đơn vị
chủ đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm, đội ngũ nhân lực lựa chọn tham gia có
chuyên môn cao.

- Thuận tiện trong công tác quản lí, giám sát công tác đấu thầu, đặc biệt
là quản lí cấp cao. Do đó đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, công khai, minh
bạch, hạn chế được những sai phạm trong quá trình đấu thầu
- Dễ dàng trong kiểm soát giá thuốc, thống nhất giá thuốc trúng thầu và
giá trên thị trường, góp phần bình ổn giá và thống nhất giá thuốc trên địa bàn
tỉnh, thành phố.
- Giảm thiểu chi phí, tránh lãng phí thời gian và nguồn nhân lực phục
vụ công tác đấu thầu.
Tuy nhiên bên cạnh đó, hình thức đấu thầu thuốc tập trung vẫn còn tồn
tại một số hạn chế:
- Danh mục thuốc đấu thầu của SYT không bao quát được toàn bộ danh
mục thuốc của các đơn vị y tế trực thuộc.
- Luôn có một danh mục thuốc trượt thầu do vậy gây khó khăn cho các
đơn vị mua sắm bổ sung thuốc.
- Khó khăn trong việc quản lý lượng thuốc mua sử dụng thực tế tại các
đơn vị y tế trên cơ sở lượng thuốc trúng thầu [15].
1.1.5. Quy trình đấu thầu thuốc

9


Chủ đầu tư / bên mời
thầu

Người / cơ quan có thẩm
quyền

Lập, trình duyệt

Phê duyệt KHĐT,


KHĐT, HSMT

HSMT

Nhà thầu

Thông báo mời thầu

Chuẩn bị và nộp
Bán HSMT

HSDT

Tiếp nhận và quản lý
HSDT

Mở thầu

Đánh giá HSDT

Xét duyệt trúng thầu,
trình duyệt KQĐT

Phê duyệt KQĐT

Ký thỏa thuận
khung + Thương

Thông báo KQĐT


thảo, ký hợp đồng
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc
Thông tư số 31, 37 và nghị định số 63 qui định chi tiết về các tiêu

10


chuẩn đánh giá HSDT nói chung và đối với riêng mặt hàng thuốc [4][6][8].
Tiêu chuẩn đánh giá HSDT bao gồm 2 bước đánh giá:
- Đánh giá về kỹ thuật: năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn
kỹ thuật đối với hang hóa dự thầu
- Đánh giá về tài chính: tiêu chuẩn đánh giá về giá thuốc từ đó xác định
tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp.
Nghị định số 63 qui định rõ các tiêu chuẩn đánh giá HSDT nói chung
và tiêu chuẩn đánh giá HSDT của thuốc được trình bày như hình 1.2.

Hình 1.2.Quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu

11


A) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm
Sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt” để đánh giá từng nội dung về năng
lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể:
- Điều kiện tiên quyết của nhà thầu: tư cách nhà thầu, đảm bảo dự thầu,
vi phạm trong kinh doanh, ...
- Kinh nghiệm của nhà thầu trong việc cung ứng các mặt hàng tương
tự;
- Năng lực của nhà thầu: năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh

doanh.
- Nhà thầu đạt tất cả nội dung nêu trên được đánh giá đáp ứng yêu cầu
về năng lực và kinh nghiệm.
B) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật
Sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá theo thang điểm 100, cụ
thể như sau:
- Tỷ trọng đánh giá về chất lượng thuốc: từ 60% đến 80% tổng số điểm;
- Tỷ trọng đánh giá về đóng gói, bảo quản, giao hàng, ... từ 20% đến
40% tổng số điểm;
- Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật
khi có điểm về kỹ thuật không thấp hơn 80% tổng số điểm và điểm của từng
nội dung không thấp hơn 60% điểm tối đa của nội dung đó.
C) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp
Bước 1: Xác định điểm giá
Sử dụng thang điểm 100. Điểm giá được xác định như sau:
Điểm giá đang xét = Giá thấp nhất X 100 / Giá đang xét.
Trong đó:
Điểm giá đang xét: điểm giá của sản phẩm của nhà thầu đang xét
Giá thấp nhất: giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị
giảm giá (nếu có) thấp nhất trong số các giá của các nhà thầu tham gia chào
12


cùng một danh mục.
Giá đang xét: giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị
giảm giá (nếu có) của của sản phẩm của nhà thầu đang xét.
Bước 2: Xác định điểm tổng hợp
Điểm tổng hợp được xác định theo công thức sau đây:
Điểm tổng hợp đang xét = K x Điểm kỹ thuật đang xét + G x Điểm giá
đang xét, trong đó:

- Điểm kỹ thuật đang xét: là số điểm được xác định tại bước đánh giá
về kỹ thuật;
- Điểm giá đang xét: là số điểm được xác định tại bước đánh giá về giá;
- K: tỷ trọng điểm về kỹ thuật quy định, trong thang điểm tổng hợp,
chiếm tỷ lệ 30%;
- G: tỷ trọng điểm về giá quy định trong thang điểm tổng hợp, chiếm tỷ
lệ 70%;
- K + G = 100%.
D) Tiêu chuẩn xét duyệt thuốc trúng thầu
- Mặt hàng có giá dự thầu không cao hơn giá kế hoạch và không cao
hơn giá bán buôn kê khai/kê khai lại còn hiệu lực tại thời điểm chấm thầu;
- Mỗi nhóm thuốc chỉ được xét trúng thầu 01 mặt hàng thuốc đạt các
yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng theo quy định và có điểm tổng hợp cao
nhất.
1.2. THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU THUỐC TẠI VIỆT NAM
1.2.1. Thực trạng giá và chất lượng thuốc trên thị trường
Trước đây, tỷ lệ thuốc trong tổng chi phí khám bệnh do BHYT chi trả
chiếm từ 55 - 60% tổng chi phí KCB BHYT. Nhưng trong những năm gần
đây, tỷ lệ chi cho thuốc đã có nhiều thay đổi, liên tục giảm qua các năm. Năm
2016, chi phí thuốc BHYT giảm xuống còn 43% tổng chi KCB BHYT. Tiếp
đó, năm 2017, tỷ lệ chi cho thuốc là 36,1% tổng chi KCB BHYT[1].Công tác
13


quản lí giá thuốc trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất
định, song tuy nhiên có thể thấy giá thuốc ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao so
với các nước trong khu vực và quốc tế. Giá thuốc trúng thầu vẫn còn khá
chênh lệch giữa các bệnh viện và cơ sở y tế trong cả nước. Theo một nghiên
cứu năm 2012, giá trúng thầu của thuốc Cefotaxim 1g/1lọ của cùng một nhà
sản xuất, cùng hàm lượng, dạng dùng nhưng có sự chênh lệch khá lớn về giá.

Giá bình quân của loại thuốc này ở khu vực đồng bằng sông Hồng là 16.897,5
đồng, trong khi giá bình quân ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc là
21.188,9 đồng. Ngay trong cùng một khu vực là đồng bằng sông Hồng, giá
của loại thuốc này từ 11.000 đồng/1lọ tại tỉnh Nam Định đến 27.090 đồng tại
tỉnh Bắc Ninh. Một ví dụ khác là thuốc Tienam 1g/1lọ của nhà sản xuất
Merck – Mỹ, giá của loại thuốc này giữa các địa phương chênh lệch khá
nhiều, từ 2% tại Hải Phòng đến 20% tại Bến Tre, Hòa Bình so với giá bình
quân [15]. Từ khi thực hiện công tác đấu thầu, giá thuốc trúng thầu theo quy
định mới về đấu thầu đã ổn định và giúp tiết kiệm 35% chi phí mua thuốc tại
các cơ sở y tế trên cả nước [5].
Đi kèm với giá, chất lượng thuốc là tiêu chí hàng đầu cần được quan
tâm hiện nay. Trong thời gian qua, thuốc nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ,
Pakistan chất lượng không hơn gì thuốc Việt Nam nhưng vẫn trúng thầu rất
nhiều vì giá rẻ,thậm chí không phải đấu thầu chung với thuốc Việt Nam. Theo
một thống kê của Cục quản lí dược cho thấy, kết quả trúng thầu thuốc tại 9
tỉnh, thành phố có 2211 loại thuốc nhập khẩu, trong đó Ấn Độ dẫn đầu về
danh sách[20] do các thuốc có giá rất rẻ nên tỉ lệ thuốc trúng thầu của những
thuốc này khá cao. Về vấn đề vi phạm chất lượng của thuốc nhập khẩu, theo
báo cáo của Cục Quản lý Dược, từ năm 2011 đến tháng 7/2014, hai quốc gia
Ấn Độ và Hàn Quốc có tỷ lệ thuốc vi phạm chất lượng nhiều nhất (chiếm
73,78% và 11,59% tổng số 164 lô thuốc nhập khẩu vi phạm chất lượng). Các
thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam vi phạm chất lượng cũng bao gồm
14


một số mặt hàng thuốc của các quốc gia có nền công nghiệp dược phát triển
như Pháp, Đức, Mỹ, Canada và Australia [11]. Các nhóm thuốc nhập khẩu vi
phạm chất lượng xuất xứ từ Hàn Quốc và Ấn Độ có tỷ trọng cao trong tổng số
lô thuốc vi phạm chất lượng của hai quốc gia này là nhóm kháng sinh; thuốc
tiêu hóa; thuốc tim mạch, giảm đau hạ sốt chống viêm và thuốc chống dị ứng.

Các hoạt chất xuất xứ từ Ấn Độ và Hàn Quốc có tỷ trọng vi phạm chất lượng
cao nhất là các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3 (cefpodoxim,
cefixim, cefoperazone & sulbactam) và kháng sinh nhóm quinolon
(ciprofloxacin, ofloxacin), thuốc giảm đau hạ sốt, hạ sốt và chống viêm
(diclofenac, piroxicam, meloxicam), các thuốc ức chế bơm proton
(omeprazole, pantoprazole, lansoprazole), thuốc tim mạch (amlodipin,
captopril) và thuốc chống dị ứng (fexofenadin, cetirizin, loratadin,
desloratadin) [12].
Chất lượng thuốc sản xuất trong nước ngày càng đáp ứng về giá cả và
chất lượng. Tuy vẫn còn nhiều điểm chưa thể sánh bằng về chất lượng so với
thuốc sản xuất ở các nước tham gia ICH hay Australia nhưng so với các nước
trong khu vực, chất lượng và giá cả của các thuốc sản xuất trong nước vẫn có
nhiều ưu điểm có thể cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Do đó,
chúng ta nên khuyến khích và ưu tiên dùng thuốc sản xuất trong nước đảm
bảo đạt tiêu chuẩn GMP-WHO do Bộ Y tế công bố, kiểm soát nguồn nguyên
liệu sản xuất thuốc, thực hiện tốt chương trình: “Người Việt ưu tiên dùng
thuốc Việt” do Bộ Chính trị và Bộ Y tế phát động.
1.2.2. Thực trạng đấu thầu thuốc trên cả nước
Suốt thời gian dài, giá thuốc tại Việt Nam cao hơn mặt bằng chung so
với các nước trong khu vực, dẫn đến số tiền mà Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho
các loại thuốc hàng năm rất cao. Đơn cử, năm 2016, chỉ riêng về thuốc, Quỹ
bảo hiểm y tế chi trả 31.000 tỷ đồng, chiếm 41% tổng chi bảo hiểm y tế [10].
Đấu thầu thuốc tập trung quốc gia được lựa chọn và đây cũng là xu
15


×