Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Hoàn thiện Marketing mục tiêu của công ty Cổ Phần Vật Giá Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.22 KB, 61 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................ i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU.......................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.............................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................................1
3. Các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài.............................................................................2
4. Các mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài....................................................................................3
7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp........................................................................................4
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING MỤC
TIÊU TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.......................................................5
1.1. Khái quát về chủ đề nghiên cứu.................................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................................5
1.1.2. Vai trò của Marketing mục tiêu..............................................................................6
1.1.3. Đặc điểm và vai trò của thương mại điện tử..........................................................6
1.2. Nội dung nghiên cứu marketing mục tiêu tại công ty thương mại điện tử.................6
1.2.1. Mục tiêu chiến lược của công ty thương mại điện tử.............................................6
1.2.2. Phân đoạn thị trường.............................................................................................7
1.2.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu................................................................................8
1.2.4. Định vị thị trường mục tiêu....................................................................................9
1.2.5. Xác định Marketing – Mix...................................................................................10

1


1.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới marketing mục tiêu tại công ty thương mại
điện tử............................................................................................................................ 12
1.3.1. Nhân tố bên trong................................................................................................12


1.3.2. Nhân tố bên ngoài...............................................................................................14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MARKETING MỤC TIÊU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT GIÁ VIỆT NAM......................................................................................15
2.1. Tổng quan về tình hình kinh doanh của công ty và các yếu tố nội bộ của công ty tới
hoàn thiện marketing mục tiêu của công ty cổ phần Vật Giá Việt Nam.........................15
2.1.1. Tổng quan về công ty cổ phần Vật Giá Việt Nam.................................................15
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần Vật Giá Việt Nam...........................17
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh........................................................................................18
2.1.4. Một số kết quả kinh doanh của công ty.................................................................19
2.1.5. Mục tiêu định hướng của công ty.........................................................................20
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến marketing mục tiêu tại công ty cổ phần Vật Giá Việt
Nam ............................................................................................................................. 20
2.2.1. Môi trường vĩ mô..................................................................................................20
2.2.2. Môi trường vi mô..................................................................................................23
2.3. Kết quả phân tích thực trạng marketing mục tiêu của công ty cổ phần Vật Giá Việt
Nam ............................................................................................................................. 25
2.3.1. Mục tiêu chiến lược và mục tiêu chiến lược Marketing của công ty Cổ phần Vật
Giá Việt Nam.................................................................................................................. 25
2.3.2. Thực trạng phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu......................25
2.3.3. Thực trạng định vị thị trường...............................................................................28
2.3.4. Thực trạng mô hình Marketing – Mix...................................................................28
2.4. Đánh giá chung thực trạng marketing mục tiêu của công ty cổ phần Vật Giá Việt
Nam ............................................................................................................................. 30
2.4.1. Thành Công..........................................................................................................30
2.4.2. Hạn chế................................................................................................................31
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế.....................................................................................31
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING MỤC TIÊU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT GIÁ VIỆT NAM....................................................33
3.1. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề hoàn thiện marketing mục tiêu tại
công ty cổ phần Vật Giá Việt Nam.................................................................................33


2


3.1.1. Dự báo triển vọng.................................................................................................33
3.1.2. Quan điểm giải quyết vấn đề hoàn thiện marketing mục tiêu tại công ty Cổ Phần
Vật Giá Việt Nam............................................................................................................ 34
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện marketing mục tiêu tại công ty cổ phần Vật Giá
Việt Nam........................................................................................................................ 35
3.2.1. Hoàn thiện hoạt động phân đoạn thị trường........................................................35
3.2.2. Hoàn thiện hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu.............................................36
3.2.3. Hoàn thiện hoạt động định vị thị trường mục tiêu................................................36
3.2.4. Đề xuất điều chỉnh Marketing – Mix....................................................................37
KẾT LUẬN................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................1
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU
VNP

Công ty Cổ Phần Vật Giá Việt Nam

GHĐB

Gian hàng đảm bảo

VNĐ


Việt Nam đồng

VAT

Thuế thu nhập cá nhân

CPA

Phí trên một đơn hàng thành công

PR

Quan hệ công chúng

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Hiện nay ngành thương mại điện tử Việt Nam đang có mức tăng trưởng khá lớn và
lượng doanh nghiệp đầu tư và lĩnh vực này ngày càng nhiều. Rất nhiều website thương
mại điện tử xuất hiện ngày càng nhiều. Các vốn đầu tư và website thương mại điện tử
nước ngoài cũng tích cực mua cổ phần, bỏ tiền đầu tư cho các sàn và các trang web
thương mại điện tử trong nước.
Thị trường thương mại điện tử bắt đầu trở nên nhộn nhịp hơn khi nhiều website
mới như Adayroi, SIdeal.vn,… bắt bắt đầu tham gia cạnh tranh với các sàn thương mại
điện tử lớn như Lazada, Vatgia.com, Sendo, Shopee…, Cạnh tranh ngày càng khốc liệt
vì thế các trang web thương mại điện tử kinh doanh lâu năm như chotot.vn, vatgia.com,
muabannhanh.com, … cũng mở rộng ngành hàng, dịch vụ giao – nhận, thanh toán,

mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng.
Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các website đòi hỏi mỗi wedsite phải thay đổi, phát
triển liên tục, có những cái riêng nổi bật để cạnh tranh lại các web khác. Một số chiến
lược Marketing đánh đúng tâm lý khách hàng như “Flash sale” (Shopee), “Săn Deal”
(Lazada)…mang lại cho các sàn thương mại điện tử doanh số không tưởng.
Xuất hiện nhiều sàn thương mại mang lại nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng
nhưng cũng một phần mang lại sự khó khăn cho các sàn thương mại lâu năm như
vatgia.com, chotot.com…Vatgia.com là sàn thương mại điện tử đã xuất hiện 11 năm trên
thị trường tại công ty Cổ Phần Vật Giá Việt Nam, là sàn thương mại điện tử điên tử đầu
tiên ở nước ta. Do xuất hiện lâu như vậy công thêm chính sách có ít sự thay đổi dẫn đến
bị các sàn thương mại điện tử khác vượt mặt. Song nhận thấy được điều đó công ty Cổ
Phần Vật Giá Việt Nam đang bắt đầu vào giai đoạn nghiên cứu áp dụng marketing mục
tiêu với các nội dung phân loại, lựa chọn và định vị thị trường.
Từ những phân tích trên, em xin lựa chọn đề tài “Hoàn thiện Marketing mục tiêu
của công ty Cổ Phần Vật Giá Việt Nam”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới có khá nhiều sách cũng như các nghiên cứu viết về marketing mục
tiêu như:
- AL Ries & Jack Trout (1996) - Potisionning (Định vị): Định vị là những gì
doanh nghiệp tạo ra cho sản phẩm. Định vị cũng là những gì mà doanh nghiệp muốn tạo
ra trong tâm trí của khách hàng
- Susan Friedmann (2009) – The complete Idiot’s Guide to Target Marketing: Đề
xuất các chiến lược Marketing giúp định vị đúng mục tiêu, thời gian, địa điểm
1


- Ceyda Aysuna Turkyilmaz và công sự (2015) - The Effects of Personality
Traits and Website Quality on Online Impulse Buying: nghiên cứu được thực hiện tại
Thổ Nhĩ Kỳ đi sâu vào đặc điểm tính cách và Chất lượng của trang web
Còn nói đến đề tài hoàn thiện marketing mục tiêu trong nước hiện nay đã không

còn mới, rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề đã được lựa chọn làm đề tài như bệnh viện,
khách sạn, nông nghiệp:
- Tạ Thị Minh Thu (2015) – Đại Học Thương Mại: Hoàn thiện marketing mục
tiêu tại bệnh viện mắt Hà Đông, Hà Nội
- Nguyễn Hương Thảo (2015) – Đại Học Thương Mại: Hoàn thiện marketing
mục tiêu của bộ phận Spa & Fitness của khách sạn JW Marriott Hà Nội
- Chu Thanh Vy (2014) – Đại Học Thương Mại: Hoàn thiện marketing mục tiêu
của Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, Hà Nội
Còn tại công ty Cổ Phần Vật Giá Việt Nam có rất nhiều đề tài đã nghiên cứu như:
- Nguyễn Thị Trà My (2017) – Đại Học Ngoại Thương: Hoạt động kinh doanh tại
công ty Cổ Phần Vật Giá Việt Nam
- Tạ Đình Đề (2017) – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân: Thúc đẩy hoạt động kinh
doanh của công ty Cổ Phần Vật Giá Việt Nam
- Hoàng Tú Quyên (2017) – Đại Học Công Đoàn: Đào tạo nguồn nhân lực tại
công ty Cổ Phần Vật Giá Việt Nam
- Nguyễn Hoàng Giang (2015) – Đại Học Thương Mại: Hoàn thiện truyền thông
marketing thương hiệu vatgia.com của công ty Cổ phần Vật Giá Việt Nam
- Lê Thị Ngọc Ánh (2017) – Đại Học Thương Mại: Hoàn thiện quá trình cung
ứng dịch vụ khách hàng tại công ty Cổ phần Vật Giá Việt Nam
- Nguyễn Hoàng Sơn (2017) – Đại Học FPT: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến hành vi mua ngẫu hứng của người tiêu dùng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử
Tuy nhiên, trong lĩnh vực Thương Mại Điện Tử còn khá mới, lĩnh vực này lại ngày
nay càng được quan tâm, nên đề tài “Hoàn thiện marketing mục tiêu của công ty Cổ
Phần Vật Giá Việt Nam” là cần thiết để nghiên cứu.
3. Các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài
Bài khóa luận phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Công ty có phân đoạn thị trường không? Và phân đoạn thị trường theo những tiêu
chí nào? Có hợp lý không?
- Thị trường mục tiêu của công ty là gì? Thị trường đó có phù hợp với đặc điểm
của công ty không?

- Công ty định vị thị trường như thế nào? Công ty có cần định vị lại đoạn thị
trường mục tiêu hay không?
2


- Chiến lược marketing nào được công ty sử dụng để đánh vào thị trường nói trên?
Các biến số của marketing – mix có đáp ứng được thị trường mục tiêu?
- Cần điều chỉnh marketing mục tiêu của công ty như thế nào để phù hợp?
4. Các mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giúp tìm ra những giải pháp mang tính khả thi để hoàn thiện
marketing mục tiêu tạicông ty Cổ Phần Vật Giá Việt Nam. Từ mục tiêu nghiên cứu đặt
ra các nhiệm vụ cụ thể cho đề tài là:
- Hệ thống hóa lý luận về marketing mục tiêu tại công ty thương mại điện tử
- Khảo sát đánh giá thực trạng marketing mục tiêu tại công ty cổ phần Vật giá Việt Nam
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện marketing mục tiêu tại công ty cổ phần Vật giá Việt Nam
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ tập trung vào các nội dung liên quan đến marketing
mục tiêu tại công ty cổ phần Vật giá Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Các số liệu minh chứng nghiên cứu được lấy trong hai năm
gần đây là năm 2016 và 2017, các giải pháp đề xuất định hướng đến năm 2022
- Phạm vi không gian là công ty cổ phần Vật giá Việt Nam trên địa bàn toàn quốc
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài
a) Phương pháp thu thập dữ liệu
 Dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp cần cho nghiên cứu:
o Tình hình ngành thương mại điện tử nước ta
o Tình hình chiến lược marketing hiện tại của công ty
o Tình hình đối thủ cạnh tranh của công ty
o Thống kê doanh số, tài chính của công ty
o Thị trường mục tiêu của công ty

o Phân khúc thị trường mà công ty đang nhắm tới
o Định vị thị trường của công ty
o Các biến số Marketing – Mix của công ty
Cách thức thu thập:
o Lấy từ những vài báo, tạp chí, bài nghiên cứu, luận án, luận văn đã được công
bố trước đó
o Xin dữ liệu thông tin từ phòng Marketing, phòng PR nội bộ của công ty
o Lấy dữ liệu trên tài khoản dành riêng cho nhân viên công ty

 Dữ liệu sơ cấp
Các dữ liệu sơ cấp cần thu thập:
3


o Hoạt động Marketing nội bộ của công ty
o Phân khúc thị trường mới mà công ty định nhắm tới
o Đặc điểm nhu cầu khách hàng ở phân khúc thị trường
o Mong muốn của khách hàng khi mua sản phẩm của công ty và đánh giá của
khách hàng
o Các chiến lược marketing dự thảo định vị thị trường mục tiêu
o Mức độ đáp ứng của công ty so với yêu cầu của khách hàng
o Thị trường mục tiêu trong tương lai công ty hướng tới
o Định vị thị trường mới
o Các biến số Marketing – Mix công ty muốn thay đổi
o Chiến lược giúp cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh
Cách thức thu thập:
o Thu thập chủ yếu bằng hoạt động nghiên cứu định lượng thông qua phỏng vấn
theo bảng câu hỏi
Thời Gian: 15/2/2018 – 15/4/2018 (2 tháng)
Thu thập 200 mẫu đối tượng trên phạm vi Hà Nội (khách hàng của công ty)

b) Phương pháp phân tích dữ liệu
- Dữ liệu sơ cấp: tiến hành thống kê, tổng hợp kết quả điều tra và các số liệu
nghiên cứu được, từ đó phân tích số liệu và đánh giá kết quả thu được.
- Dữ liệu thứ cấp: xác nhận các thông tin cần cho đề tài, tìm kiếm và xin dữ liệu từ
nguồn dữ liệu nội bộ công ty Cổ phần Vật Giá Việt Nam.
c) Phương pháp xử lý dữ liệu
Xử lý các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập và phân tích kỹ ở trên. Từ đó đưa ra
kết quả của quá trình nghiên cứu.
7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bố cục bài khóa luận gồm có 3 chương chính:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về marketing mục tiêu tại công ty kinh
doanh
Chương 2. Thực trạng marketing mục tiêu tại công ty Cổ phần Vật giá Việt Nam
Chương 3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện marketing mục tiêu tại công ty Cổ phần
Vật giá Việt Nam

4


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING
MỤC TIÊU TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1. Khái quát về chủ đề nghiên cứu
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Marketing là ngành bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa
mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát
triển thương hiệu
Marketing mục tiêu là quá trình mà người ta cần phân chia thị trường thành những
đoạn thị trường khác nhau nhưng đồng nhất một đoạn và công ty sẽ tập trung các nguồn
lực hoạt động vào đoạn thị trường hấp dẫn nhất

Thương mại điện tử là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử
như Internet và các mạng máy tính
Thị trường là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung
cấp ) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ
Thị trường mục tiêu là một hoặc một vài đoạn thị trường mà doanh nghiệp lựa
chọn và quyết định tập trung nỗ lực marketing vào đó nhằm đạt được mục tiêu kinh
doanh của mình
Đoạn thị trường là tập hợp những người mua có những đáp ứng tương đối giống
nhau dưới những tác động hay kích thích của doanh nghiệp.
Phân đoạn thị trường là việc phân chia thị trường tổng thể thành nhiều đoạn thị
trường nhỏ khác biệt với nhau. Trong mỗi đoạn thị trường lại có sự đồng nhất với nhau
về nhu cầu, đặc tính hoặc hành vi mua của khách hàng.
Lựa chọn thị trường mục tiêu là việc xác định một hoặc vài đoạn thị trường mà
doanh nghiệp tập trung nỗ lực marketing vào đó nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh
của mình.
Định vị là để tự xác định cho mình đồng thời nói cho người tiêu dùng (hay người
sử dụng cuối cùng) biết, hiểu và nhớ “tôi là ai?”, “tôi đem lại lợi ích gì?”, “tôi có gì
tương đồng / khác biệt với người khác?”, “lý do nào để tin vào điều đó?”...
Định vị thị trường là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm
được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Định vị thị
trường đòi hỏi doanh nghiệp phải quyết định khuyếch trương bao nhiêu điểm khác biệt
và những điểm khác biệt nào giành cho khách hàng mục tiêu.

5


1.1.2. Vai trò của Marketing mục tiêu
So với marketing đại trà, marketing sản phẩm thì marketing mục tiêu giúp người
cung cấp sản phẩm, dịch vụ phát triển một cách tập trung cũng như tốt nhất khả năng
marketing hiện có.

Thay vì làm marketing chung định hướng chung thì marketing mục tiêu giúp người
cung cấp cung cấp những mặt hàng sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất với thị trường mục
tiêu đang hướng tới hay tập trung vào những khách hàng tiềm năng nhất, quan tâm đến
sản phẩm, dịch vụ của mình. Như vậy có thể giúp rút ngắn tời gian, cũng như chi phí
cho chiến lược của mình, mặt khác có thể thu lợi hiệu quả cao hơn.
1.1.3. Đặc điểm và vai trò của thương mại điện tử
Thương mại điện tử là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương
mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại. Về bản chất, thương mại điện tử
giống như thương mại truyền thống thông qua khái niệm “mua bán”. Tuy nhiên, bằng
các phương tiện điện tử mới, các hoạt động giao dịch, quảng bá, thậm chí là thanh toán
được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi
kinh doanh.
Có thể hình dung thương mại điện tử có các loại hình sau:
- B2B: Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (business to business)
- B2C: Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng (business to consumer)
- B2G: Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước – (business to government)
- C2C: Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau – (consumer to consumer)
- G2C: Giao dịch giữa cơ quan Nhà nước với cá nhân – (government to consumer).
Thương mại điện tử đem lại sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao
dịch. Giao dịch bằng thương mại điện tử nhanh hơn giao dịch truyền thống, cũng như có
chi phí rẻ hơn do có thể tiếp thị, chào hàng một lúc cho nhiều khách hàng ở nhiều địa
điểm khác nhau chỉ với chi phí giống như gửi cho một khách hàng. Tiết kiệm được thời
gian, chi phí đi lại cho người bán và cả người mua.
Thương mại điện tử góp phần thúc đẩy sự cạnh trên giữa các doanh nghiệp để thu
được nhiểu lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh thế
hiện nay.
1.2. Nội dung nghiên cứu marketing mục tiêu tại công ty thương mại điện tử
1.2.1. Mục tiêu chiến lược của công ty thương mại điện tử
Công ty thương mại điện tử nào cũng xác định mục tiêu chiến lược dài hạn là
hướng tới trở thành sàn thương mại điện tử đứng top đầu Việt Nam cũng như vươn ra

cạnh tranh với các sàn thương mại điện tử nước ngoài.

6


Cụ thể hơn là:
- Xây dựng, hoàn thiện và phát triển sàn thương mại điện tử mang đến cho khách
hàng những sản phẩm tốt nhất
- Truyền thông tốt về hình ảnh để khách hàng biết đến và tin tưởng công ty
- Tạo dựng nhiều mối quan hệ trong ngành thương mại điện tử
- Có thể đánh bật lại được các đối thủ khác
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trưởng mạnh mang lại lợi nhuận cao
- Hoàn thiện đội ngũ nhân lực chuyên về mảng bán hàng, marketing, phát triển thị
trường.
1.2.2. Phân đoạn thị trường
1.2.2.1. Các yêu cầu phân đoạn thị trường
Có nhiều cách phân đoạn thị trường, tuy nhiên không phải cách nào cũng mang lại
hiệu quả. Do vậy, việc phân đoạn thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đo lường được: Quy mô, sức mua và đặc điểm của khách hàng đều đo được
- Có quy mô đủ lớn: Việc phân đoạn thị trường phải được xác định từ những nhóm
khách hàng có quy mô lớn, có khả năng tạo lợi nhuận
- Có tính khả thi: Các đoạn thị trường phải tiếp cận được và phục vụ có hiệu quả
- Có thể phân biệt được: Các đoạn thị trường này khác biệt nhau về quan niệm và đáp
ứng khác nhau đối với các yếu tố Marketing – Mix và chương trình Marketing khác nhau
- Có thể hoạt động được: có thể xây dựng những chương trình có hiệu quả để thu
hút và phục vụ những thị trường đó
- Có tính lâu dài: nên chọn những đoạn thị trường mang lại lợi nhuận lâu dài
Khi phân đoạn thị trường cần đảm bảo các yêu cầu trên vì nó mang ý nghĩa quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn thị trường mục tiêu sau này.
1.2.2.2. Các tiêu thức phân đoạn thị trường

- Địa lý: thành phố, khu vực, quốc gia, khí hậu, mật độ dân số…căn cứ vào những
yếu tố trên là cơ sở phân đoạn. Doanh nghiệp có thể quyết định hoạt động trong một hay
một vài vùng địa lý, nhưng lưu ý đến các tập tính địa lý khác nhau. Cách phân loại này
tiện cho việc quản lý của doanh nghiệp quản lý theo vùng
- Nhân khẩu học: bao gồm giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, quy
mô gia đình, thu nhập…Phân đoạn theo tiêu thức này tương đối dễ nhận biết, dễ đo
lường, thường được sử dụng kết hợp với nhau. Tùy vào từng loại hình sản phẩm, dịch
vụ có thể sử dụng các tiêu chí này làm cơ sở phân đoạn thị trường, hoặc kết hợp nhiều
yếu tố trong nhân khẩu học để đưa ra những phân đoạn thị trường hợp lý.
- Tâm lý học: gồm xã hội, lối sống và nhân cachs. Các yếu tố này đóng vai trò
7


quan trọng trong hành vi lựa chọn và mua sắm của khách hàng nhưng không dễ đo
lường. Tâm lý là cơ sở chính khi phân đoạn thị trường những sản phẩm tiêu dùng gắn
với cá nhân: mang tính thời trang, nhạy cảm, thể hiện cá tính của người mua: điện thoại,
quần áo, thể thao, âm nhạc…Yếu tố tâm lý thường được phân tích đi kèm với các yếu tố
về địa lý, nhân khẩu học khi thực hiện phân đoạn thị trường và càng ngày sự ảnh hưởng
của yếu tố này trong phân đoạn thị trường càng tăng lên
- Hành vi: Căn cứ vào lý do mua hàng, lợi ích tìm kiếm, cường độ tiêu dùng…Đây
là cách phân loại mang tính ứng dụng thực tiễn cao, tuy nhiên, cách phân loại này nên
được áp dụng trong một thời điểm, giai đoạn nhất định trong công việc kinh doanh của
doanh nghiệp đồng thời được kết hợp với các căn cứ yếu tố phân loại đã đề cập.
1.2.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu
1.2.3.1. Đánh giá các đoạn thị trường
Đánh giá các đoạn thị trường nhằm nhận dạng được các mức độ hấp dẫn của chúng
trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Các tiêu chuẩn cơ bản:
- Quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường: tiêu chuẩn này có tính tương
đối. Nhiều doanh nghiệp lớn thường hướng đến các đoạn thị trường có quy mô nhỏ và

không đòi hỏi quá nhiều nguồn lực từ họ.
- Mức độ hấp dẫn của quy mô, cơ cấu thị trường: một đoạn thị trường hấp dẫn sẽ
có rất nhiều đối thủ nhòm ngó tới. Do vậy một đoạn thị trường có quy mô và ttoocs độ
tang trưởng như mông muốn nhưng vẫn không cạnh tranh nếu đoạn thị trường đó quá
gay gắt hay quyền thương lựa giữa các bên cao.
- Các mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp: dù đoạn thị trường có hấp dẫn đến
đâu nhưng nó cần phải ăn khớp với mục tiêu lâu dài và khả năng của công ty.
Doanh nghiệp cố gắng theo đuổi sức hấp dẫn của các đoạn thị trường vượt khả
năng và mục tiêu của mình thì mọi nguồn lực sẽ bị phân tansm không tập trung được
cho các chiến lược, mục tiêu lâu dài, quyết định sự tồn tại của chính doanh nghiệp.
1.2.3.2. Các phương án lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu
- Chọn một đoạn thị trường duy nhất: doanh nghiệp chọn một đoạn thị trường làm
điểm xuất phát, làm điểm bật cho sự mở rộng sau này
- Chuyên môn hóa tuyển chọn: doanh nghiệp có thể chọn một đoạn thị trường
riêng biệt làm thị trường mục tiêu
- Chuyên môn hóa theo đặc tính sản phẩm: doanh nghiệp tập trung sản xuất một
chủng loại sản phẩm để đáp ứng cho nhiều đoạn thị trường
- Chuyên môn hóa theo đặc tính thị trường: doanh nghiệp chọn một nhóm khách hàng

8


riêng biệt làm thị trường mục tiêu và tập trung mọi nỗ lực, cố gắng vào việc thỏa mãn nhu
cầu, mong muốn của nhóm khách hàng đó, từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Bao phủ toàn bộ thị trường: doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của mọi đoạn khách
hàng khác nhau về những loại sản phẩm, dịch vụ mà họ cần
1.2.4. Định vị thị trường mục tiêu
1.2.4.1. Lý do phải định vị thị trường
- Quá trình nhận thức của khách hàng: Do khả năng nhận thức và ghi nhớ thông tin
của con người là có hạn, vì vậy phải có những thông điệp rõ ràng, xúc tích, gây ấn tượng

cùng với việc chào bán các sản phẩm, dịch vụ có vị thế tốt mới có khả năng thâm nhập
vào nhận thức của khách hàng.
- Yêu cầu tất yếu để cạnh tranh: một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần
phải tạo ra sản phẩm có hình ảnh độc đáo và khác biệt so với sản phẩm của các đối thủ
cạnh tranh.
- Hiệu quả của hoạt động truyền thông: cách tốt nhất là định vị. Khi định vị tốt sẽ
tạo được sự chú ý của khách hàng.
1.2.4.2. Các hoạt động trọng tâm của chiến lược định vị
Gồm 4 hoạt động chính
- Tạo được một hình ảnh cụ thể cho sản phẩm thương hiệu trong tâm trí khách
hàng, mục tiêu.
- Lựa chọn vị thế của sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu.
- Tạo được sự khác biệt cho sản phẩm thương hiệu.
Có 4 nhóm công cụ chính được marketing sử dụng để tạo ra sự khác biệt:
Nhóm 1: Tạo điểm khác biệt cho sản phẩm vật chất.
Nhóm 2: Tạo điểm khác biệt cho dịch vụ.
Nhóm 3: Tạo điểm khác biệt về nhân sự.
Nhóm 4: Tạo sự khác biệt về hình ảnh.
- Lựa chọn và khuyếch trương những điểm khác biệt có ý nghĩa
1.2.4.3. Các bước tiến hành định vị
- Bước 1: Nghiên cứu thị trường mục tiêu
Trong bước này, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu, mong muốn của
khách trong mua sắm và tiêu dùng sản phẩm. Từ đó xác định giá trị, lợi ích cốt lõi
khách hàng muốn có ở sản phẩm, cũng như doanh nghiệp.
- Bước 2: Lập biểu đồ định vị
 Biểu đồ định vị: là một hệ trục tọa độ mô tả giá trị của các thuộc tính khác nhau
mà người nghiên cứu có thể dựa vào đó để xây dựng được khái niệm về hình ảnh sản

9



phẩm, doanh nghiệp mong muốn xây dựng trong tâm trí của khách hàng. Từ đó xác định
được vị thế cho sản phẩm và doanh nghiệp.

10


 Để có một bản đồ định vị tốt cần nghiên cứu kỹ những thuộc tính của sản phẩm,
sau đó lựa chọn những thuộc tính ảnh hưởng tới quyết định mua sắm và tiêu dùng của
khách hàng làm tiêu chí lập biểu đồ định vị
- Bước 3: Xây dựng các phương án định vị
Mô tả các phương án định vị hiện có và lựa chọn cho sản phẩm, thương hiệu một
vị trí trên bản đồ định vị. Có thể lựa chọn chiến lược: bên cạnh vị thế sản phẩm cạnh
tranh hiện có hoặc chiến lược vị thế không có đối thủ cạnh tranh.
- Bước 4: Soạn thảo chương trình Marketing - Mix để thực hiện chiến lược định vị
đã lựa chọn:
 Sau khi đã xác định hình ảnh và vị thế của sản phẩm, thương hiệu, doanh nghiệp
bắt đầu vào chiến lược định vị, sau đó xây dựng các chương trình Marketing - Mix
 Hệ thống chương trình Marketing - Mix được thiết kế dựa trên khái niệm định vị
đã được định sẵn và phải có sự phối hợp thể hiện tính nhất quán của hình ảnh định vị.
1.2.5. Xác định Marketing – Mix
1.2.5.1. Sản Phẩm
Công ty hiện có 3 sản phẩm chính là:
- Sàn thương mại điện tử vatgia.com: Cung cấp một nền tảng toàn diện cho cả
dịch vụ thương mại điện tử theo mô hình B2B2C Vatgia.com đã trở thành một trong số
những website hàng đầu trong cả nước với lượng truy cập và số giao dịch, và là trang
web tiếng Việt đầu tiên được Google xếp hạng trong top 1000 website có lưu lượng truy
cập lớn nhất thế giới.
Vatgia.com đang cung cấp nhiều tính năng để hỗ trợ người mua và người bán kinh
doanh hiệu quả, bao gồm thông tin sản phẩm và giá cả, dịch vụ hỗ trợ bán hàng, quảng

cáo, đánh giá sản phẩm và hỏi đáp cho cả nền tảng di động và máy tính. Bên cạnh đó,
Vatgia.com hiện đang triển khai các gói dịch vụ Gian hàng đảm bảo nhằm giúp người
bán khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình và người mua dễ dàng hơn trong
việc lựa chọn sản phẩm.
- Cổng thanh toán trực tuyến Baokim.vn: Baokim.vn được xây dựng theo mô
hình hệ thống thanh toán Paypal, Moneybookers,… phục vụ thánh toán trực tuyến tại
Việt Nam. Bảo Kim đóng vai trò là trung gian giữa người mua và người bán, hỗ trợ
thanh toán trực tuyến và chuyển tiền trực tuyến giữa hai bên. nhờ sự nâng cấp và cải
tiến, ví thanh toán điện tử Bảo Kim đã giúp người mua hàng thực hiện thanh toán một
cách tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng; đảm bảo giao dịch là an toàn tuyệt đối.
- Giải pháp quản lý bán hàng Nhanh.vn: Nhanh.vn là giải pháp quản lý bán
hàng trên nền tảng điện toán đám mây, cung cấp website, phần mềm quản lý bán hàng,
đồng bộ thời gian thực dữ liệu giữa online và offline, giúp doanh nghiệp phát triển kinh
doanh online hiệu quả hơn.
11


1.2.5.2. Giá
- Vatgia.com hiện có 3 gói:
Bảng 1.1: Bảng giá các gói GH trên website vatgia.com
(Đơn vị: VNĐ/tháng)
Các loại GH
Giá

Gói cơ bản
660.000

Gói nâng cao
1.320.000


Gói toàn diện
3.000.000 – 4.000.000
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

- Nhanh.vn:
Bảng 1.2: Bảng giá dịch vụ của Nhanh.vn
(Đơn vị: VNĐ)
Các dịch vụ
Quản lý bán hàng đa kênh
Thiết kế website
Dịch vụ vận chuyển
Bán hàng trên Facebook

Giá
200.000 – 1.000.000/tháng
3.000.000/năm
Phụ thuộc vào hãng vận chuyển
1.200.000đ – 3.600.000đ/năm
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

- Baokim.vn: Khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Vật Giá khách hàng sẽ được
thiết lập 1 tài khoản Bảo Kim nên sẽ không mất phí khi mở tài khoản.
Tổng, công ty Vật Giá đang sử dụng phương pháp định giá dựa trên giá trị mà
khách hàng nhận được từ sản phẩm/dịch vụ.
1.2.5.3. Xúc Tiến
Với đặc điểm sản phẩm của công ty là dịch vụ - một sản phẩm vô hình, điều quan
trọng là phải làm cho nhiều người biết đến sản phẩm, xây dựng được uy tín, để khách hàng
có thể cảm nhận được chất lượng trước khi trải nghiệm, điều này đóng vai trò vô cùng quan
trọng. Chính vì lý do đó công ty dành nhiều ngân sách cho quảng cáo và marketing trực
tiếp, đây là kênh truyền thông chủ yếu và tìm kiếm khách hàng của công ty.

Với 11 năm trên thị trường công ty đã có mối quan hệ nhất định đối với khách
hàng và người tiêu dùng, nhưng không vì thế là công ty lơ là. Vì vậy, hoạt động PR
coongty cũng đang đẩy mạnh để có thể phát triển hơn hình ảnh của công ty. Không
những tạo hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng, công ty còn có bộ phận PR nội bộ, truyền
thông trong nội bộ công ty đến các nhân viên, như vậy vừa giữa được trong vừa giữa
được ngoài
Tuy dành nhiều ngân sách cho quảng cáo nhưng có thể thấy hiện tại công ty chưa thực
hiện mảng này tốt cho lắm. Việc mạng xã hội hiện nay đang là một thứ không thể thiếu
trong cuộc sống, nhận thấy được tiềm năng quảng cáo trong mảng này nhưng công ty lại
không chú trọng. Công ty hiện đang chú trọng vào chạy SEO google là chính. Quảng cáo
google là cách nhanh nhất để tiếp cận khách hàng, nhưng bên cạnh đó mạng xã hội cũng có
12


lượng khách hàng khủng. Chính vì vậy nên điều chỉnh hai bên để phù hợp.
1.2.5.4. Phân Phối
Vật Giá sử dụng chủ yếu kênh phân phối trực tiếp, thông qua bộ phận marketing
và kinh doanh của công ty để chào các sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng có nhu cầu,
nhưng chủ yếu sẽ do bộ phận Kinh doanh. Với đặc thù của ngành dịch vụ, sản phẩm của
công ty sẽ đi trực tiếp tới tay khách hàng mà không phải qua một trung gian nào khác.
Cũng với đặc thù này công ty sẽ không mất khoản kho bãi để chứa sản phẩm
Đối với khách hàng là người bán, kinh doanh sẽ trực tiếp gọi điện chào mời các
sản phẩm, dịch vụ của công ty tới khách hàng theo data tự tìm kiếm.
Hiện công ty có 2 chi nhánh chính là Hà Nội và Hồ Chí Minh, ngoài ra ở các tỉnh
thành cũng có các bộ phận hỗ trợ nhỏ như Hải Phòng, Đà Nẵng… Các bộ phận muốn
liên kết với nhau sẽ thông qua trang quản trị riêng của công ty để có thể theo dõi cũng
như nắm bắt tình hình ở các khu vực.
Việc vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng thì công ty hiện có
liên kết với các hãng vận chuyển uy tín như Viettel Post, VN Post, Giao Hàng Tiết
Kiệm, Giao Hàng Nhanh…Đặc biệt, công ty có thiết lập 1 kệnh vận chuyển riêng là

5ship để cung cấp tốt nhất đến cho khách hàng
1.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới marketing mục tiêu tại công ty
thương mại điện tử
1.3.1. Nhân tố bên trong
1.3.1.1. Vốn
Hình thức các công ty thương mại điện tử thường là công ty Cổ Phần Vốn của
công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành
huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Ai cũng có thể
tham gia khi mua cổ phần của công ty.
1.3.1.2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực thương mại điện tử hiện nay mới chỉ phần nào đáp ứng được nhu
cầu từ thực tế. Mặt khác, chất lượng đào tạo của các trường chưa đáp ứng được nhu cầu
cả về số lượng lẫn chất lượng. Số nhân viên được đào tạo bài bản về thương mại điện tử
trong những công ty thương mại điện tử tại Việt Nam còn chưa cao. Các doanh nghiệp
trực tuyến phải tốn kém chi phí và thời gian cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự để
có thể đáp ứng công việc. Đó có nghĩa cần có giải pháp để khắc phục tình trạng này như
đẩy mạnh hợp tác các trường, các đơn vị đào tạo thương mại điện tử với các doanh
nghiệp. Để vận hành hoạt động thương mại điện tử, mỗi doanh nghiệp cần có đội ngũ
nhân sự đồng bộ từ Kinh doanh, Marketing, Tài chính, Nhân sự, Phát triển sản phẩm,
Quản trị thông tin, Chăm sóc khách hàng, Vận chuyển… và để duy trì được đủ nhân sự
13


vân hành hoạt động này công ty cần có chính sách đào tạo, tuyển dụng và chăm sóc
nhân viên để họ yên tâm làm việc, có phương án thay thế kịp thời trong trường hợp có
sự thay đổi về nhân sự, đảm bảo hệ thống vẫn vận hành tốt.
Các doanh nghiệp cũng cần phải có chính sách thu hút và giữ chân nhân tài để về
làm việc cho công ty, vì thương mại điện tử là một ngành đang phát triển mạnh và luôn
cần sự sáng tạo và thay đổi không ngừng, công ty nào có người trẻ - giỏi thì là một lợi
thế siêu lớn cho họ trên con đường cạnh tranh với các đối thủ khác.

1.3.1.3. Công nghệ
* Xây dựng hệ thống bảo mật thông tin
Trong bối cảnh lượng thông tin và giao dịch trao đổi trực tuyến qua mạng tăng
nhanh, vấn đề an toàn, an ninh mạng và thương mại điện tử càng được các doanh nghiệp
quan tâm. Việc xây dựng hệ thống bảo mật trong thương mại điện tử phải đạt được
những mục tiêu cơ bản sau:
- Chống lại các cuộc tấn công lấy cắp thông tin: thông tin trong các giao dịch
thương mại điện tử rất nhạy cảm, quan trọng cần được bảo vệ. Có nhiều dạng tấn công
để lấy nội dung thông tin nhưng dù ở dạng nào, các hệ thống cũng phải được cài đặt để
chống lại các cuộc tấn công trên
- Bảo đảm tính bảo mật của thông tin: cần bảo mật thật kỹ các thông tin, chỉ những
người có quyền mới được truy cập thông tin đó.
- Bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin: Thông tin đi từ nguồn tới đích không bị sửa
đổi. Các sàn thương mại điện tử cần có hệ thống kiểm soát thông tin, nhằm phát hiện ra
sự mạo danh cũng như sự không toàn vẹn của thông tin.
Để đạt được những mục tiêu trên, mỗi công ty thương mại điện tử phải nghiên cứu
đầu tư, xây dựng một chiến chiến lược an toàn mạng cho chính mình.
* Sự đa dạng trong việc cung cấp các loại hình thanh toán cho khách hàng
Hình thức thanh toán là một yếu tố khách hàng quan tâm trên sàn tương mại điện
tử, vì vậy có một cổng thanh toán riêng sẽ là một công cụ khá hiệu quả
- Khi phát sinh giao dịch trên sàn thương mại điện tử thì chất lượng và tính bảo
mật của các hoạt động thanh toán đóng một vai trò cực kì quan trọng, nhà cung cấp nào
cung cấp càng nhiều phương thức thanh toán an toàn – dễ dàng cho người sử dụng thì tỉ
lệ thành công trong các giao dịch trực tuyến càng nhiều.
- Hiện nay có thể phân loại hình thức thanh toán ra 2 loại chính là thanh toán trực
tuyến và thanh toán khi nhận hàng. Đối với hình thức thanh toán trực tuyến, các sàn
thương mại điện tử thường liên kết với các ngân hàng trong và ngoài nước để người
dùng có thể thanh toán một cách nhanh chóng nhất. Hình thức thanh toán khi nhận hàng,
với hình thức này người mua sẽ nhận hàng và tiến hành kiểm tra, nếu đúng với mô tả
14



hoặc yêu cầu thì mới quyết định mua hàng và thành toán
Để các giao dịch thương mại điện tử thực hiện một cách nhanh chóng, tiện lợi
nhất, hệ sinh thái thương mại điện tử phải được xây dựng đồng bộ để thực hiện các thao
tác một cách toàn diện. Trong hệ sinh thái này, các đối tượng tham gia không chỉ thực
hiện các giao dịch trực tuyến mà còn có thể sử dụng các dịch vụ cộng thêm, bổ trợ cho
các giao dịch mua bán online này. Một hệ sinh thái thương mại điện tử cơ bản có những
thành phần sau.
1.3.1.4.Cơ sở vật chất
Nhắc đến thương mại điện tử thì mạng lưới mạng là một yếu tố không thể không
nhắc đến đầu tiên. Trước hết khi muốn hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử thì
mỗi công ty cần xây dựng một mạng lưới online ổn định.
Ngoài ra cần có mặt bằng hoạt động kinh doanh cho nhân viên, trong đó cung cấp
đầy đủ cơ sở hạ tầng cần thiết nhất cho hoạt động kinh doanh, trang bị đầy đủ các trang
thiết bị cho nhân viên làm việc như điện thoại, máy in, máy photo,…
1.3.2. Nhân tố bên ngoài
1.3.2.1. Khách hàng
Uy tín, tiện lợi, chất lượng, độ an toàn cao là những yếu tố hàng đầu quyết định lượng
khách hàng mua sắm trực tuyến. Ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là nước ta
người dùng còn dè dặt trong thói quen mua sắm trực tuyến, họ có xu hướng xem tận mắt, sờ
tận tay những sản phẩm họ sẽ mua để đảm bảo xứng đáng với chi phí họ bỏ ra nhất.
Việc thương mại điện tử phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào xu hướng
và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, việc tạo được lòng tin và sự tin tưởng trong
mua sắm trực tuyến là một yếu tố cực kỳ quan trọng cho các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực này.
1.3.2.2. Sự cạnh tranh đến từ các đối thủ
Thương mại điện tử là một mảnh đất hấp dẫn và giàu tiềm năng, do vậy việc nhiều
doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành này là điều bình thường, mỗi doanh nghiệp
có lợi thế cạnh tranh riêng về thương hiệu, về vốn, về đội ngũ nhân viên, về cơ sở hạ

tầng phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử, việc xác định đúng lợi thế cạnh tranh
để phục vụ khách hàng tốt hơn, đem lại những giá trị mà khách hàng mong muốn và
những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời là chia khóa để một doanh nghiệp có thể tồn tại và
không ngừng phát triển.
Việc xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực như
Shopee, Sendo,…đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có những hướng đi riêng, nhanh nhất để
có thể bắt kịp thị trường cũng như đáp ứng tốt và nhanh nhất thị hiếu của khách hàng.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MARKETING MỤC TIÊU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬT GIÁ VIỆT NAM
15


2.1. Tổng quan về tình hình kinh doanh của công ty và các yếu tố nội bộ của
công ty tới hoàn thiện marketing mục tiêu của công ty cổ phần Vật Giá Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về công ty cổ phần Vật Giá Việt Nam
2.1.1.1. Tổng quan
Công ty Cổ phần Vật giá Việt Nam - Viet Nam Price Joint Stock Company
(tên viết tắt VNP)- thành lập 21/8/2006.
Tọa lạc tại số 102, phố Thái Thịnh, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố
Hà Nội.
Logo: Là hình ngôi sao gồm 4 hình tam giác xếp vuông góc theo tỷ lệ vàng, với 5
màu sắc theo ngũ hành “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ”.

Slogan: Vượt trên mong đợi – Beyond Expectations
Sứ mệnh của VNP: VNP thành lập ra để giúp cho con người hạnh phúc hơn với
internet, đem lại sự giàu có và tự hào cho các thành viên.
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vật Giá
Qua gần 12 năm hình thành và phát triển, VNP đã khẳng định vị trí đi đầu của
mình trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng như truyền thông Internet, với quy mô hơn

700 nhân viên tại 2 chi nhánh Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nay, VNP Group là đối tác chiến lược và nhận vốn đầu tư trực tiếp từ các liên
doanh hàng đầu của Nhật Bản như Cyber Agent, Mitsui, Recuit JV, CAI và IDG Venture
– Quỹ đầu tư mạo hiểm của Hoa Kỳ với cam kết mang lại một hệ sinh thái thương mại
điện tử hoàn chỉnh cho Việt Nam.

16


Bảng 2.1. Giai đoạn phát triển của Công ty Cổ phần Vật Giá Việt Nam
Năm
2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Sự Kiện
- Thành lập công ty Cổ Phần Vật Giá Việt Nam
Tên viết tắt là VNP

- Bắt đầu phát triển website:
- 07/06: Chính thức ra mắt website:

- Nhận giải thưởng Giải phướng thương mại điện
tử xuất sắc của II Weeks
- 04/06: IDG đầu tư vào VNP
- 10/06: Nhận giải thưởng Sao Khuê
- Vào top 20 Alexa Việt Nam
- Ra mắt vatgia.com trên Mobile
- 04/09: Cyber Agent đầu tư
- Thử nghiệm cổng thanh toán www.baokim.vn
- Đạt 300.000 người sử dụng
- Đứng thứ 15 của Alexa Việt Nam
- Tháng 8: Ra mắt cổng thanh toán trực tuyến
www.baokim.vn
- Tháng 9: Ra mắt website mua hàng giá tốt nhất
www.cucre.vn
- Tháng 2: Nhận đầu tư từ Mitsui
- Tháng 8: Ra mắt dịch vụ phân phối sản phẩm
vật chuyển tại nhà www.nhanh.vn
- Tháng 9: Hoàn thiện hệ thống Vatgia Ad
- Ra mắt website du lịch: www.mytour.vn
- Nhận đầu tư từ Recruit JV
- Đạt 1 triệu người sử dụng website vatgia.com
- Đầu tư vào Appota và WebBNC

- Pubvn.net đứng đầu về phim HD
- Baokim.vn phát hành thẻ khuyến mại cho
khách hàng Vpoint
- 123doc.org đứng số 1 về ebook


17

Chú thích


2014

2015

2016

- Phát triển hệ sinh thái VNP Group
- Ra mắt ứng dụng Vchat
- Phát triển hệ thông VatgiaAd

- Hoàn thành được tính năng thu CPA trên
vatgia.com
- Phát triển được VNPU – một nơi đào tạo nhân
tài cho VNP
- Phát triển được Vchat tạo ra lợi nhuận
- Xây dựng được team vận hành, team làm apps
mobile
- Hoàn thiện tính năng giúp gian hàng và cá nhân
đều có thể tham gia bán hàng trên app của
vatgia.com
- Bắt đầu tham gia vào lĩnh vực ăn uống online
- Ra mắt phần mềm quản lý bán thuốc, tham gia
vào lĩnh vực y tế
- Đầu tư vào sản phẩm 5ship trong lĩnh vực vận

chuyển
(Nguồn: VNP Group)

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần Vật Giá Việt Nam

Trưởng
Trưởng
Phòng
Phòng

Trưởng
Trưởng
Nhóm
Nhóm

Nhân
Viên
Nhân Viên

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh

18


(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề chính của công ty Cổ phần Vật Giá Việt Nam gồm 3 mảng chính:
- Thương Mại Điện Tử: www.vatgia.com

- Nội dung số: pubtv.net; tin247.com; 123doc…
- Dịch Vụ: Nhanh.vn; Vstudy; Baokim.com; Vchst.com…

19


2.1.4. Một số kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 2.2 : Kết quả kinh doanh trong 3 năm 2015-2017
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
ST
T
1

2
3
4

5

6

Chỉ tiêu
Doanh thu
bán hàng và
cung cấp dịch
vụ
Giá vốn bán
hàng
Chi phí tài
chính

Chi phí quản
lý kinh doanh
Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động kinh
doanh
Lợi nhuận
sau thuế thu
nhập doanh
nghiệp

2015

2016

2017

2016/2015 2017/2015

90.189

91.710

92.005

1.0101

1.0032

76.450


77.321

78.102

1.0114

1.0101

1.710

1.742

1.822

1.0187

1.0459

2.743

2.910

3.007

1.0609

1.0333

10.586


11.151

11.498

1.0533

1.03112

7.939

8.363

8.947

1.0534

1.0698

(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Qua bảng kết quả kinh doanh năm 2015 – 2017 của công ty Cổ Phần Vật Giá Việt
Nam, ta thấy:
- Tổng doanh thu của công ty năm 2017 tăng 295 triệu so với năm 2016 và 1 tỷ
816 triệu so với năm 2015, tương ứng với 0,287% và 1,98% do trong thời gian này
Công ty hoàn thành được tính năng thu phí gian hàng trên sàn Vatgia.com đồng thời
triển khai thêm nhiều dự án mới, mang lại nguồn thu lớn cho Công ty
- Về chi phí chủ yếu của Công ty là chi phí cho hoạt động kinh doanh và chi phí
cho quản lý doanh nghiệp. Năm 2015, tổng chi phí cho hoạt động quản lý kinh doanh là
2.743 tỷ VNĐ, chi phí tài chính là 1.710 tỷ VNĐ. Đến năm 2016, mức chi phí có chút
tăng lên vào khoảng 4.652 tỷ VNĐ tổng chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh,

tăng 4,46% so với năm 2015. Tương tự năm 2017 tăng lên khoảng 4.829 tỷ VNĐ, tăng
3.8 % so với năm 2017.
- Đối với lợi nhuận sau thuế của Công ty: lợi nhuận đạt được tăng qua các năm,
20


Công ty đầu tư nhiều chi phí vào việc hoàn thành tính năng thu phí các gian hàng trên
sàn Vatgia.com. Năm 2015, mức lợi nhuận khoảng 7.939 tỷ VNĐ, năm 2106 con số đó
tăng lên 8.363 tỷ VNĐ tăng 0.424 tỷ VNĐ so với năm 2015. Đến năm 2017 lợi nhuận
sau thuế là 8.947 tỷ VNĐ, tăng 6.6% so với năm 2016.
2.1.5. Mục tiêu định hướng của công ty
Với mục tiêu dài hạn là trở thành sàn thương mại điện tử số 1 tại Việt Nam, Công
ty đang có những hướng đi trong những năm tới:
- Khôi phục lợi thế SEO (Search Engine Optimization) – tối ưu công cụ tìm kiếm:
Trong thời đại mà bất cứ thông tin gì khách hàng cũng có thể tìm kiếm thông qua google
thì việc đẩy thông tin sản phẩm của mình lên đầu trong số hàng trăm nghìn kết quả tìm
kiếm là điều quan trọng.
- Tập trung xây dựng đội ngũ marketing mạnh để đảm bảo chạy hiệu quả hơn gian
hàng tự chạy, phát triển thị trường.
- Công ty dần chuyển thành một công ty tư vấn hơn là một sàn thông thường. Xuất
phát từ thực tế rằng, các shop bán hàng online của Việt Nam đang gặp rất nhiều vấn đề,
từ dự trù tài chính, lên kế hoạch marketing, quản lý nhân sự cho đến quản lý hàng tồn
kho. Bài toán lớn nhất là làm thế nào để tăng doanh thu và giảm chi phí. Tuy nhiên,
chưa hề có một đơn vị nào cung cấp công cụ để doanh nghiệp phát hiện vấn đề một cách
toàn diện cũng như giúp họ giải quyết chúng. Đây chính là tiền đề để VNP hướng tới
dịch vụ Tư vấn toàn diện cho các Shop bán hàng.
- Phát triển các hệ thống hỗ trợ bán hàng (thanh toán, vận chuyển) hoạt động ổn
định, tin cậy.
- Tối ưu theo từng ngành hàng. Thực hiện nghiên cứu và tối ưu theo từng ngành hàng.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và phát triển sàn thương mại điện tử Vật giá mang

đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, với sứ mệnh “giúp cho con người hạnh
phúc hơn với internet, đem lại sự giàu có và tự hào cho các thành viên”
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến marketing mục tiêu tại công ty cổ phần Vật
Giá Việt Nam
2.2.1. Môi trường vĩ mô
- Dân số:
Với tỷ lệ người dùng internet đạt trên 50% trên tổng số dân, Việt Nam hiện đang
đứng vị trí thứ 16 trong 20 quốc gia sử dụng Internet nhiều nhất tại châu Á. Với nhóm
người sử dụng mạng internet chính từ 15- 50 tuổi, trong khoảng con số này sử dụng
internet với nhiều mục đích. Nhóm người sử dụng internet để mua sắm thường nằm
21


×