Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Bàn về văn học dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.38 KB, 52 trang )

Văn học dân gian
Văn học dân gian
Khái niệm văn học dân gian
- Văn học dân gian là một thành tố của văn hoá dân gian, tức là phôncơlo (trí tuệ nhân dân).
- Văn học dân gian còn gọi là văn học truyền miệng hoặc văn học bình dân.
- Văn học dân gian là những sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân, ra đời từ thời viễn
cổ, phát triển qua các thời kì lịch sử, đến cả hiện nay và mai sau. Văn học dân gian có những đặc
trưng riêng so với văn học viết; nó cùng với văn học viết hợp thành nền văn học dân tộc.
Các thể loại văn học dân gian
1. Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, hò, vè, truyện thơ.
2. Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
3. Sân khấu dân gian: chèo, tuồng đồ.
Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
1. Tính tập thể (trong sáng tạo, trong lưu truyền, trong sử dụng và cảm thụ...)
2. Tính truyền miệng.
3. Gắn với sinh hoạt xã hội (đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động...)
Giá trị và vai trò của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc
1. Văn học dân gian là kho báu về trí tuệ, tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân.
2. Văn học dân gian là ngọn nguồn, là cơ sở kết tinh của văn học dân tộc.
Tát nước đầu đình
Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà.
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ trả công,
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho.
Giúp cho một thúng sôi vò,


Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp cho đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp cho quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
Lời bình
1
Văn học dân gian
"Tát nước đầu đình" là bài ca dao tỏ tình của anh trai cày với cô gái thôn nữ. Đã có bài "Mận
hỏi Đào"... Cũng có cảnh thổ lộ tình yêu một cách mộc mạc:
"Gặp đây anh lắm cổ tay,
Anh hỏi câu này, có lấy anh không?"
Bài ca dao "Tát nước đầu đình" cho thấy, anh trai cày này dễ thương hơn. Gặp cô thôn nữ
chắc anh đã "phải lòng" rồi, anh lấy cớ "mất áo" để bắt chuyện. Sen làm gì có cành, đó chỉ là
cách nói cho đậm đà. Cô gái bị buộc vào một cảnh ngộ "khó xử":
"Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà"
Chiếc áo đã trở thành "cái cầu" thương nhớ! Thật là hồn nhiên, tự nhiên. Cô thôn nữ chắc là
đã "Lắng nghe lời nói như ru - Chiều thu dễ khiến nét thu ngại ngùng" (Kiều). Bỏ đi sao đành,
khi nghe chàng thổ lộ gia cảnh:
"Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu"
Cái áo đã đi trọn một vòng đời khi anh nói: "Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng". Anh đang
chăn đơn gối chiếc, thiếu kẻ sửa túi nâng khăn. Anh chỉ có mẹ già, "mẹ già bằng ba lần cửa",
"mẹ già như chuối ba hương - như xôi nếp mật như đường mía lau" (ca dao).
Cảnh ngộ ấy, ai nghe mà chẳng động lòng. Từ chỗ gọi bằng "em", chàng trai cày chuyển sang
gọi bóng gió: "cô ấy".
Chàng trai nói về chuyện "trả công", nói về chuyện "giúp cho". Rất hậu hĩnh: "một thúng xôi
vò", "một con lợn béo", "một vò rượu tăm". Cũng với lời nói, đến đây, khoé mắt, đôi mày, nụ
cười, mái tóc ... như đều biết nói, cùng tham dự vào cuộc tỏ tình. Mỗi lúc một hé lộ, cánh cửa

tâm tình mở rộng dần ra. Từ "một" đã thành "đôi" rồi:
"Giúp em đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo"
Bài ca dao, "bức thông điệp của tình yêu" đã thấm sâu vào tâm hồn người thiếu nữ khi bên tai
nàng một tiếng nói chân tình vang ngân:
"Giúp cho quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau".
Các điệp từ, điệp ngữ: "giúp cho.... giúp cho..." tạo nên ngữ điệu nồng nàn, ý vị, thiết tha, thể
hiện một cách chân thành nỗi ước mơ nên vợ nên chồng mà chàng trai cày đang hướng tới.
2
Văn học dân gian
Cho chim khoe giọng hót. Anh thợ mộc Thanh Hoa khoe tài. Chàng trai cày nói chuyện bỏ
quên cái áo "sứt chỉ đường tà" v.v… Trai gái làng xưa đã tỏ tình, đã giao duyên... đậm đà như
vậy.
Lao động, hạnh phúc lứa đôi, cuộc sống êm đềm hạnh phúc "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi
bừa", là ước mong, khát vọng muôn đời của họ. Chân thành, tế nhị ... của chàng trai trong tỏ
tình, trong giao tiếp... là một nét rất đẹp trong tâm hồn để ta trân trọng.
Một số bài tập
Baì 20591
Bình giảng bài ca dao “Tát nước đầu đình”.
BÀI LÀM
“Tát nước đầu đình” còn được nhiều người gọi là “Bài ca xin áo”. Là bài ca tỏ tình, là
tiếng hát giao duyên của anh trai cày sau luỹ tre xanh thuở nào. Trai gái làng quê xưa đã tình tự,
đã giao duyên, đã hát ghẹo nhau nơi sân đình, nơi gốc đa,… để rồi “chín nhớ mười thương”, để
rổi “Yêu nhau cởi áo cho nhau - Về nhà dối mẹ, qua cầu gió bay”. Có ngàn vạn mối tình thì
cũng có ngàn vạn cách tỏ tình “dịu ngọt”;
- “Gặp đây Mận mới hỏi Đào,
Vườn Hồng đã có ai vào hay chưa?...”
“Đôi ta được gặp nhau đây,
Khác gì chim phượng gặp cây ngô đồng”.

“Tình yêu làm cho trái tim biết hát”, làm cho “con mắt có đuôi”, để rồi cùng “xe chỉ luồn
kim”. Anh trai cày trong bài ca dao “Tát nước đầu đình” đã từ chuyện “hôm qua” mà nói chuyện
“hôm nay” và chuyện trăm năm “sau này”. Chuyện hôm qua là chuyện anh mải miết làm ăn mà
đãng trí nên mới để…, thật chàng đáng trách mà lại rất dễ thương:
“Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.
Em được thì cho anh xin…”
Cái cớ mà chàng trai cày bịa ra thật đậm đà, đáng yêu. Cô thôn nữ mà anh gặp “xin áo”
hôm nay chính là người từng “để thương, để nhớ, để sầu” cho anh đã bao lâu rồi. Anh lấy cớ
“mất áo” để bắt chuyện. Sen làm gì có cành, đó chỉ là một cách duyên cho đậm đà, cho tình tứ.
Cô thôn nữ xinh giòn ấy đã bị buộc vào một cảnh ngộ “khó xử”:
“Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà.”
Đã từ lâu lắm rồi, từ những ngày xửa ngày xưa, cái áo từng được trai gái yêu nhau dùng
“để làm tin trong nhà”, một chút kỷ vật của mối tình đầu đẹp:
“Anh về để áo lại đây,
Đêm khuya em đắp, gió tây lạnh lùng”.
Hoặc:
“Áo xông hương của chàng vắt mắc,
3
Văn học dân gian
Đêm em nằm em đắp lấy hơi”.
Chiếc áo đã trở thành “cái cầu” thương nhớ, giao duyên. Thật là hồn nhiên, tự nhiên: quên
áo sau khi tát nước, chuyện mới xẩy ra hôm qua ở đầu đình. Cô thôn nữ chắc là đã “lặng nghe
lời nói như ru - Chiều thu dễ khiến nét thu ngại ngùng” (Truyện Kiều). “Em được thì… Hay em
để…”, nhẹ nhàng thế thôi, dịu ngọt thế thôi, em bỏ đi sao đành? Ở cái tuổi hoa, tuổi nụ, cô thôn
nữ sao mà chẳng “xôn xao” trong lòng trước ánh mắt, tấm lòng đầy tin cậy của chàng trai? “Em”
làm sao nỡ bỏ đi khi nghe “anh” thổ lộ gia cảnh: áo anh không rách, nó chỉ “sứt chỉ đường tà”,
nhưng “áo anh sứt chỉ đã lâu”, bởi lẽ”
“Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu”

Không phải thổ lộ để cầu xin một chút thương hại. Anh đã gợi lên trong lòng thiếu nữ một
tình thương. Cô xúc động khi nghe anh nói. Anh đang cần một người như cô để săn sóc mẹ già,
cần một người đẹp đôi như “em” để xây dựng một tổ ấm gia đình. Chàng trai đã đến với thiếu
nữ bằng tất cả tấm long tin yêu chân thành, chân thật, với tất cả nỗi lòng khao khát tình yêu hạnh
phúc gia đình. Anh là một con người siêng năng chịu khó. Anh là một đứa con hiếu thảo. Anh là
một trai tơ “vợ anh chưa có”. Tiếng nói của anh, gia cảnh của anh “đánh thức” trong lòng thiếu
nữ biết bao tình yêu thương “trong buổi mới lạ lùng” ấy. Và cô hiểu rằng, anh không thể thiếu
cô trong cuộc đời và cô phải đến với anh bằng tất cả tấm lòng yêu thương.
Cái áo “sứt chỉ đường tà” đã đi trọn “một vòng đời” khi anh nhẹ nhàng, nửa kin nửa hở
nói: “Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”. “Cô ấy” là cô nào, một cách nói bóng gió dễ nghe.
Chữ “cùng”là cách nói “buông”, nghĩa là cùng ăn, cùng ở, cùng nên vợ nên chồng. Anh đang
chăn đơn gối chiếc, thiếu kẻ sửa túi nâng khăn. Anh còn mẹ già: “mẹ già bằng ba lần cửa”, “Mẹ
già như chuối ba hương – Như xôi nếp mật, như đường mía lau”. Từ chỗ gọi bằng “em” khi xin
áo, chàng trai cày đã chuyển sang nói bóng gió: “cô ấy” khi mượn khâu áo “sứt chỉ đường tà”
“Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ tra công,
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho”.
Anh là một con người chu tất, trọn vẹn trong ứng xử. Anh sống nhân hậu, tình nghĩa thuỷ
chung. Chàng trai nói về chuyện “trả công”, nói về chuyện “giúp cho”. Rất hậu hĩnh. Chỉ khâu
cái áo sứt chỉ đường tà mà anh anh sẽ “giúp cho”: “một thúng xôi vò”, “một con lợn béo”, “một
vò rượu tăm”. Cùng với lời nói, đến đây khoé mắt, đuôi mày, nụ cười, mái tóc… như đều biết
thổ lộ tâm tình, đều cùng tham dự vào cuộc tỏ tình, giao duyên. mỗi lúc một hé lộ, cánh cửa tâm
tình mở rộng dần ra. Từ “một” đã thành “đôi” tự bao giờ rồi”
“Giúp cho đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo”.
Bài ca dao - bức thông điệp cầu hôn – đã thấm sâu vào tâm hồn thiếu nữ khi bên tai nàng
một tiếng nói chân tình ngân lên:
“Giúp cho quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.”

Trả công khâu áo bằng một lễ cưới to tát, sang trọng, có cheo cưới đàng hoàng. Anh đã
nói rất dễ thương một điều “rất khó nói” xưa nay. Anh trai cày đã đến với thiếu nữ bằng một nỗi
ước mong chân thành. Các điệp ngữ: “giúp cho…giúp cho…giúp cho…” tạo nên một ngữ điệu
4
Văn học dân gian
nồng nàn, ý vị, thiết tha, biểu lộ một ước mơ tốt đẹp nên vợ nên chồng mà anh trai cày đang
hướng tới.
Con chim khoe giọng hót. Hoa thì khoe sắc khoe hương. Anh thợ mộc Thanh Hoa kheo tài
chạm trổ… “một đèn anh để đợi chờ nàng đây”. Còn anh trai cày lại mượn chuyện bỏ quên cái
áo “sứt chỉ đường tà”… Trai gái làng quê xưa đã tỏ tình, đã giao duyên… đậm đà như vậy. Lao
động, hạnh phúc lứa đôi, cuộc sống êm ấm hạnh phúc “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”… là
ước mong, khát vọng muôn đời của họ. “Bài ca xin áo” đâu chỉ là chuyện “Tơ tằm đã vấn thì
vương – Đã trót đau díu thì thương nhau cùng”, mà còn cho thấy: cheo cưới là thuần phong mĩ
tục, là nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc. Chân thành, tế nhị… trong tỏ tình, ước mong nên vợ
nên chồng của anh trai cày trong bài ca dao “Tát nước đầu đình” thật đáng yêu, đáng trân trọng.
Bài ca người thợ mộc
Anh là thợ mộc Thanh Hoa,
Làm cầu, làm quán, làm nhà... khéo thay!
Lựa cột anh dựng đòn tay,
Bào trơn đóng bén nó ngay một bề.
Bốn cửa anh chạm bốn dê
Bốn con dê đực chầu về tổ tông,
Bốn cửa anh chạm bồn rồng,
Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo.
Bốn cửa anh chạm bốn mèo,
Con thì bắt chuột, con leo xà nhà.
Bốn cửa anh chạm bồn gà,
Đêm thì nó gáy, ngày ra ăn vườn.
Bốn cửa anh chạm bốn lươn,
Con thì thắt khúc, con trườn bò ra.

Bốn cửa anh chạm bốn hoa,
Trên là hoa sói, dưới là hoa sen.
Bốn cửa anh chạm bốn đèn,
Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ.
Một đèn đọc sách ngâm thơ,
Một đèn anh để đợi chờ nàng đây.
Lời bình
Tục ngữ có câu: "Thợ mộc xứ Thanh ở quanh Kinh kì", hoặc: "Thợ mộc xứ Thanh ở quanh
Thuận Quảng". Thợ mộc dù giỏi đến đâu cũng chỉ được gọi là phó cả. Thợ mộc làm cung điện
vua chúa mới được gọi là thợ cả. Xây dựng cung điện thời Lê - Thịnh, thời Nguyễn sau này,
phần lớn là thợ mộc Thanh Hoá. Câu đầu của bài ca dao này có dị bản ghi là "Anh làm thợ mộc
Thanh Hoa". Theo ý chúng tôi là “Anh là thợ mộc Thanh Hoa”; một chữ là biết mấy tự hào khi
chàng trai xưng danh với cô gái. Không phải thợ mộc tầm thường mà là thợ mộc Thanh Hoa xây
dựng cung điện đấy nhé! Hai chữ "khéo thay" cũng là lời tự khen, khoe tài của anh: "Làm cầu,
làm quán, làm nhà ... khéo thay"! Có tài thực mà khoe khoang thì cũng chẳng hay ho gì! Ở đây,
chàng thợ mộc Thanh Hoa khoe tài là để tỏ tình với cô gái mà anh đang yêu, nên rất dễ thương,
được chúng ta đồng tình.
5
Văn học dân gian
Câu 3,4 chỉ theo đà mà nói, chứ có tài cán gì ở cái việc "bào trơn, đóng bén"... Từ câu thứ
năm trở đi, bằng biện pháp liệt kê, chàng thợ mộc khoe tài chạm trổ của anh. Năm bức chạm con
vật: dê, rồng, mèo, gà, lươn. Hai bức chạm cảnh: hoa và đèn. Có bức chạm tứ linh: rồng, nhưng
đã được cách điệu dân gian hoá, bình dị hoá.
"Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo"
Con lươn có gì đáng chạm? Với tài nghệ điêu luyện, bức chạm lươn vô cùng sống động, tuyệt
khéo:
"Bốn cửa anh chạm bốn lươn
Con thì thắt khúc, con trườn bò ra".
Nghệ thuật cổ phương Đông lấy cái cân xứng làm thành một tiêu trí của cái đẹp. Hội hoạ,
chạm trổ, kiến trúc, thơ văn... hay miêu tả cảnh vật qua bộ tứ bình: tùng, cúc, trúc, mai; xuân, hạ,

thu, đông; ngư tiều, canh, mục...nghệ sĩ lấy cái đối xứng, cái hài hoà làm trọng. Trong bài ca dao
này, các tiểu đối đã làm rõ vẻ đẹp bức chạm đầy mĩ thuật của chàng thợ mộc:
- Trên thì rồng ấp // dưới thì rồng leo.
- Con thì bắt chuột // con leo xà nhà.
- Đêm thì nó gáy // ngày ra ăn vườn.
- Con thì thắt khúc // con trườn bò ra.
- Trên là hoa sói // dưới là hoa sen.
- v.v ...
Cái hồn của bức chạm 5 con vật được thể hiện ở trạng thái động: " Chầu về tổ tông", "rồng ấp
rồng leo", "bắt chuột... leo xà nhà", "gáy ra ăn vườn", "thắt khúc... trườn bò ra".
Tất cả các bức chạm đều cho thấy anh thợ mộc là con một người rất tài hoa.
Anh còn là một chàng trai đa tình. Làm nghề thợ mộc dù giỏi đến mấy cũng thuộc vị thế tầm
thường qua sự xếp đặt 4 lớp người trong xã hội phong kiến. Bức chạm hoa - hoa sói , hoa sen -
là một ngầm ý: khoe tâm hồn thanh cao. Chàng trai đang tỏ tình không phải là loại người vai u
thịt bắp đâu nhé! Bức chạm đèn mới thật kì diệu. Hai ngọn đèn cho người khéo tay hay lam hay
làm - chính là cô gái - để dệt vải, để quay tơ. Đèn thứ ba, để cho ai, "đọc sách ngâm thơ"? Một
con người nho nhã đang tỏ tình với nàng. Ngọn đèn thứ tư là ngọn đèn hạnh phúc:
"Một đèn anh để đợi chờ nàng đây".
Có thể nói bức chạm đèn rất đẹp, đẹp về mặt mĩ thuật, đẹp ở tâm tình chàng thợ "mộc", đó là
một con người luôn luôn hướng về một cuộc sống lao động, êm đềm hạnh phúc của lứa đôi
trong mỗi gia đình Việt Nam.
Cấu trúc bài ca dao cân xứng, hài hoà. Giọng điệu hồn nhiên tự tin và chân thành. Chàng thợ
mộc Thanh Hoa là một chàng trai tài hoa và đa tình: Anh là một con người dễ mến dễ thương.
6
Văn học dân gian
Một số bài tập
Baì 20592
Bình giảng bài ca dao “Bài ca người thợ mộc”.
BÀI LÀM
Tiếng hát giao duyên, tỏ tình của trai gái làng quê xưa được thể hiện trong ca dao, dân ca

rất hay, rất đậm đà” “Gặp đây Mận mới hỏi Đào…”, “Hôm qua em đi hái dâu…”. “Tát nước
đầu đình…”, và “Bài ca chàng thợ mộc”.
Với 20 câu lục bát đi liền một mạch, qua ánh mắt và nụ cười, chàng thợ mộc tài hoa và đa
tình mượn chuyện chạm trổ của mình để tỏ tình với cô thôn nữ.
Bốn câu đầm ấm áp với bao tình quê vơi đầy. Chàng trai đã xưng danh, xưng nghề, xưng
quê hương bản quán. Cũng như nhiều thiếu nữ khác đã bẽn lẽn nói về mình: “Em là cô gái đồng
trinh…”, “Em là con gái kẻ Mơ…”, chàng trai thật đàng hoàng tự tin nói với cô thôn nữ:
“Anh là thợ mộc Thanh Hoa
Làm cầu, làm quán, làm nhà khéo thay!
Lựa cột anh dựng đòn tay,
Bào trơn, đóng bén nó ngay một bề.”
Tục ngữ có câu: “Thợ mộc xứ Thanh ở quanh Kinh kỳ”, hoặc: “Thợ mộc xứ Thanh ở
quanh Thuận Quảng”. Thợ mộc dù tài giỏi đến đâu cũng chỉ được gọi là phó cả. Chỉ có thợ mộc
làm cung điện vua chúa mới được gọi là thợ cả. Xây cung điện thời Lê-Trịnh, thời Nguyên sau
này, phần lớn là thợ mộc Thanh Hoa. Câu đầu của bài ca dao này có dị bản ghi là “Anh làm thợ
mộc Thanh Hoa”, vì quen miệng theo đà 3 chữ “làm” trong câu ca thứ hai nên mới lầm lẫn như
thế! Một chữ “là” biểu lộ biết bao tự hào về quê hương bản quán, về nghề nghiệp truyền thống
của mình. Không phải là một tay “đục đẽo” tầm thường, mà anh chính là thợ mộc Thanh Hoa
từng xây dựng cung điện, nổi danh tài ba. Ba câu tiếp theo, anh tự khẳng định mình là một người
làm ăn giỏi, một thợ mộc giỏi toàn diện, nổi danh tài ba. Ba câu tiếp theo, anh tự khẳng định
mình là một người làm ăn giỏi, một thợ mộc giỏi toàn diện, biết “Làm cầu, làm quán, làm nhà”,
biết “lựa cột dựng đòn tay”, biết “bào trơn đóng bén”. Hai chữ “khéo thay” là tự khen, tự khoe
tài là để tỏ tình với cô gái mà anh đang yêu, nên rất dễ thương và được chúng ta đồng tình. Vả
lại, thói đời xưa nay vẫn thế “Gái tham tài, trai tham sắc”. Câu 3, 4 chỉ theo đà mà nói, chứ có tài
cán gì ở cái việc “bào trơn, đóng bén…” mà khoe?
Mười câu ca dao tiếp theo, bằng biện pháp liệt kê, anh thợ mộc Thanh Hoa nói với cô
thiếu nữ về nghệ thuật chạm trổ về những con giống. Mỗi con vật được chạm trổ đều có đôi, có
đàn; con nào cũng đều mang một hình thù, một dáng vẻ khác nhau, trong trạng thái động. Nghệ
thuật chạm trổ đạt đến trình độ cực kỳ điêu luyện, sáng tạo, đẹp mắt và hấp dẫn.
Đình đền, cung điện… mới chạm rồng; vật linh thiêng trong nhóm tứ linh: long, li, quy,

phượng. “Long vân giao hội” v.v… là những bức thêu, bức chạm đã được nghệ thuật cổ phương
Đông quy phạm, làm biểu tượng cho cái đẹp, cho uy quyền của đế vương. Anh thợ mộc Thanh
Hoa cũng chạm rồng, nhưng chỉ là “Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo”. Con rồng dưới bàn tay
chạm trổ của anh đã được cách điệu đậm đà màu sắc nghệ thuật dân gian, và trong một chừng
7
Văn học dân gian
mực nào đó, nó gợi ra một khát vọng sống trong sinh sôi nảy nở, trong hạnh phúc tròn đầy, tươi
vui.
“Bốn cửa anh chạm bốn dê,
Bốn con dê đực chầu về tổ tông”.
Dân gian quan niệm con quạ và con dê là hai loài vật tình nghĩa nhất. Đã từng có lời ca
truyền tụng:
“Quạ còn mớm mồi lại,
Dê còn giữ lễ quỳ,
Khuyên ai đạo làm con,
Đọc sách nên có hiểu”.
Bức chạm “Bốn con dê đực chầu về tổ tông”, biểu lộ một cách kín đáo về một tấm lòng ân
nghĩa thuỷ chung, thoáng hiện chất hóm hỉnh, tinh nghịch, phong tình. Sau lời giới thiệu chạm
bốn con dê đực là một tiếng cười khẽ đưa duyên…
Anh khoe tài, không chỉ biết chạm dê, chạm rồng mà còn biết chạm những con vật gần gũi
với đời sống dân dã, gắn bó với mọi người nơi đồng nội, trong vườn tược của mỗi gia đình chốn
quê”
Bốn cửa anh chạm bốn hoa,
Trên là hoa sói, dưới là hoa sen.
Bốn cửa anh chạm bốn đèn,
Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ.
Mèo bắt chuột, gà gáy… con vật nào cũng đáng yêu, có ích, sống động, biểu tượng cho
đức tính chăm chỉ, cần mẫn, hay lam hay làm. Bức chạm lươn thật kì lạ! Con lươn có gì mà
đáng chạm? Là người đồng hương của Trạng Quỳnh nên anh mới chạm lươn chăng? “Thân lươn
bao quản lấm đầu” ấy đã được chàng thợ mộc Thanh Hoa chạm trổ rất bay bướm và có thần”

Bốn cửa anh chạm bốn lươn,
Con thì thắt khúc, con trườn bò ra.
“Thắt khúc” và “trườn bò ra” là hai nét chạm cực khéo, làm cho con vật đơn sơ, bình dị
được nghệ thuật “thổi hồn vào”. Có thể nói, 5 bức chạm dê, chạm rông, chạm mèo, chạm gà,
chạm lươn, bức nào cũng sống động, khéo léo, tài ba. Qua những bức chạm ấy, anh thợ mộc
Thnh Hoa kín đáo thổ lộ với người bạn tình một nỗi ước mong về cuộc đời có âm dương, có đôi
lứa, có no đủ sung túc, có hoà hợp yên vui, được sống hạnh phúc trong một mái ấm gia đình do
tài năng anh tự vui đắp nên.
Nói ca rồi anh nói gần, anh đã làm cho thiếu nữ “Lặng nghe lời nói như ru…” Chàng thợ
mộc giới thiệu bức chạm hoa”
“Bốn cửa anh chạm bốn hoa,
Trên là hoa sói, dưới là hoa sen”.
Có hoa thì hương thơm ngào ngạt như hoa sói. Có hoa thì rực rỡ “Nhị vàng, bông trắng, lá
xanh - Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như hoa sen. Bức chạm này cũng gởi gắm bao nết
tài hoa, thơ mộng, bởi lẽ “Lòng đời chắc nặng lắm – Hoa sói hoài không thôi” (Hoa về - Huy
Cận).
Sau bức chạm hoa là bức chạm đèn. Mỗi cây đèn soi tỏ một nét tâm tình dưới tổ ấm gia
đình hạnh phúc. “Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ” hướng về cô nàng khéo tay hay làm. Cây
8
Văn học dân gian
đèn thứ ba: “Một đèn đọc sách ngâm thơ” chiếu sáng một tâm hồn thanh cao nho nhã. Cây đèn
thứ tư là “cây đèn thần”, cây đèn ước hẹn chờ mong “đèn thương nhớ ai – mà đèn không tắt”,…
Lời tỏ tình thật hồn nhiên, chân tình, duyên dáng”
“Một đèn anh để đợi chờ nàng đây”.
Đó là một tiếng nói yêu thương, nồng nàn, dịu ngọt, một tiếng nói có mùi thơm của hương
hoa, có ánh sáng của lửa đèn và chứa chan hy vọng về ngày mai hạnh phúc.
Tóm lại, bài ca dao “Bài ca chàng thợ mộc” là một trong những bài ca dao tỏ tình hay
nhất, ý vị nhất. Tất cả 20 câu lục bát là lời độc thoại của chàng thợ mộc về quê quán, nghiệp
nghề, về tài hoa… Anh thợ mộc Thanh Hoa khoe tài để tỏ tình. Con người tài hoa, đa tình ấy
mới đáng yêu làm sao!

Cấu trúc vần thơ, câu thơ cân xứng kết hợp với các biện pháp điệp ngữ, liệt kê làm cho lời
tỏ tình trở nên duyên dáng, hồn nhiên, dung dị như tấm lòng hồn hậu, chan chứa yêu thương và
khát khao hạnh phúc lứa đôi của chàng thợ mộc Thanh Hoa. Câu ca nào cũng ngọt ngào đằm
thắm để thương để nhớ trong lòng người bao lâu nay một vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng cân xứng,
hài hoà. Cuộc sống vốn thế, tình yêu vốn thế”
“Trên thì rồng ấp // dưới thì rồng leo”
“Con thì bắt chuột // con leo xà nhà”
“Đêm thì nó gáy // ngày ra ăn vườn”
“Con thì thắt khúc // con trườn bò ra”
“Trên là hoa sói // dưới là hoa sen”
“Một đèn dệt cửi // một đèn quay tơ”
“Bài ca chàng thợ mộc” còn là một bài hát ngành nghề đậm đà ý vị mang tình quê hương.
Con người có bàn tay vàng ấy đã đem tài nghệ, tài hoa làm đẹp cuộc đời, xây đắp hạnh
phúc cuộc đời trong tình yêu và hy vọng:
“Một đèn anh để đợi chờ nàng đây”
Có thực tài và dám đàng hoàng đem tài hoa ra để tỏ tình, để giao duyên như chàng thợ
mộc Thanh Hoa mới đáng yêu chứ.
Vượt biển
Tóm tắt
"Vượt biển" là một truyện thơ dân gian Tày, Nùng, dài chừng 1.000 câu thơ. Tiếng Tày, Nùng
gọi là "Khảm hải". Truyện được lưu truyền rộng rãi ở vùng xung quanh hồ ba bể, tỉnh Bắc Cạn.
Các thầy cúng xưa nay vẫn đọc "Vượt biển" trong những buổi lễ cầu hôn, cầu mát nghe rất não
nùng, ai oán. Có thể tóm tắt truyện thơ "Vượt biển" như sau:
Có hai anh em nhà kia mồ côi, lúc nhỏ rất yêu thương nhau. Sau khi người anh lấy vợ, rồi
giàu có. Người anh trở nên nhạt nhẽo và bỏ mặc em sống nghèo đói lam lũ, rách rưới. Chị dâu
thương tình vá áo cho đứa em chồng. Lưng áo rách của em đã in những ngón tay chàm của chị
dâu. người anh đi làm về nhìn thấy vết tay chàm trên lưng áo em, ghen tức.
"Chém đầu em treo ngọn cọ,
Chặt chân em treo ở ngọn vông".
9

Văn học dân gian
Em chết đau đớn, oan khuất. Linh hồn không nơi lưng tựa, bơ vơ. Rồi bị các quan slay ở âm
phủ bắt làm sa dạ sa đồng - phu chèo thuyền trên biển ma. Mỗi lần vượt biển là phải trải qua một
hải trình dài 12 rán nước, đay thuỷ quái, mặt biển réo sôi. Các sa dạ sa đồng lúc thì cất tiếng than
hãi hùng, lúc thì hối hả gọi nhau chèo gấp. Lúc các slay lên bờ kéo vào chợ Đường Chu (chợ xứ
ma của Diêm Vương), sa dạ ngồi trên bờ biển than khóc, khiếp sợ nghĩ đến cảnh phải vượt biển
trở lại tiếp theo...
Phân tích đoạn thơ "Chèo thuyền vượt biển"
Ở dương gian, người em trải qua nhiều cái khổ: mồ côi, cô đơn, đói rách, bị anh giết chết một
cách dã man và oan uổng. Xuống địa ngục lại trở thành sa dạ sa đồng, phải trèo thuyền vượt qua
biển dữ, biển ma. Hải trình là 12 rán nước, mỗi rán nước là một cửa tử, rùng rợn vô cùng. Phép
liệt kê tăng cấp cùng với tiếng than khóc, tiếng biển sôi, biển réo tạo nên cảnh chết vô cùng hãi
hùng! Rán thứ chín "mặt biển nước sôi gầm réo", rán thứ mười "nước trời băng băng, làm cho
con thuyền "cánh dầm tung bốn góc". Rán thứ mười một "sóng đuổi sóng xô đi", v.v… Thuỷ
quái, nhất là con "ngọ lồm" - quỷ biển ma - đón đường cắn xé sa dạ sa đồng. Phu chèo thuyền
kinh hãi, cất tiếng khóc than:
"Biển ơi, đừng giết tôi
Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền".
Họ gọi nhau "chèo mau lên, chèo cố" giữa biển ma mịt mù và cái chết nơi cõi âm bủa vây.
Các slay - quan quân lên bờ, có người "ôm hoa", "ôm hương", có người "cầm nón", "cầm ô",
"xách giầy hoa...giầy đẹp", gánh gồng bao của quý "đi lễ người". Còn các sa dạ sa đồng, hồn ma
của người em bất hạnh ngồi trên bờ biển càng cảm thấy cô đơn, nghĩ đường về nhà kinh hãi:
"Chèo thuyền qua lò than, qua biển
Nhìn đường về, nước cuộn ầm rung".
Hết rán nước này qua rán nước khác, chèo thuyền đi rồi lại chèo thuyền về trên biển ma - kết
cấu chuyển dịch nhằm diễn tả những kiếp người luân hồi đau khổ. "Vượt biển" qua giọng đọc và
khấn cầu của thầy cúng, ai đã một lần được nghe mới súc động trước âm điệu thê thiết não nùng,
mới cảm thấy cái khủng khiếp của bể trầm luân và thương sót với những kiếp người đau khổ,
bất hạnh. Truyện thơ "Vượt biển" là tiếng kêu đau thương từ cõi âm vọng về cõi dương. Đó là
nội dung nhân đạo của nó.

Tiễn dặn người yêu
Tóm tắt
"Tiễn dặn người yêu" là một truyện thơ dài 1846 câu của người Thái ở Tây Bắc nước ta.
Truyện kể về một mối tình chung thuỷ của lứa đôi, trải qua nhiều trắc trở đắng cay, cuối cùng
cũng đoàn tụ. Cốt truyện như sau:
Chàng trai nhà nghèo yêu một cô gái. Hai người có bao kỷ niệm đẹp êm đềm và từng gắn bó
thề nguyền:"Sông Đà cạn bằng chiếc đũa hãy quên". Anh nhờ người mối lái, lo lễ vật đến xin ở
rể, nhưng bố mẹ cô gái chê anh nghèo, không nhận lời. Cô bị bố mẹ ép gả cho một người con
10
Văn học dân gian
trai giàu có. Cô kêu van chú thím anh chị em trong nhà, kêu van đến cả chim cu, nhưng ai cũng
không giúp được, "dẫu van xin bố mẹ cũng không buông, không tha".
Người con trai nhà giàu đến ở rể. Người yêu của cô đau khổ, phẫn chí bỏ nhà đi buôn, hy vọng
trở nên giàu có, sẽ trở về giành lại người yêu.
Trước lúc ra đi, cô trao lại người yêu chiếc đàn môi hẹn ngày tái ngộ. Cô mòn mỏi chờ trông
mà người yêu đi mãi vẫn chưa về. Năm tháng đã trôi qua, người con trai nhà giàu đã hết hạn "ở
rể ngoài" và được làm "rể trong". Hết hạn ở rể, cô phải về nhà chồng. Cùng lúc ấy, người yêu trở
về, anh tiễn chị đi. Đôi bạn tình bịn rịn, không muốn rời nhau. Anh tiễn người tình trước lúc chia
tay: " Không lấy được nhau thời trẻ" thì hãy lấy nhau "khi goá bụa về già".
Mấy năm sau, chị bị nhà chồng đuổi về nhà cha mẹ đẻ vì theo họ, chị không thể nào trở thành
"vợ hiền, dâu thảo". Rồi cha mẹ chị bán chị cho một nhà quan. Chị đau khổ như điên như dại.
Gia đình nhà quan đưa chị ra chợ bán với giá bán một cuộn dong. Người mua chị lại chính là
người yêu cũ, nay đã trở nên giàu có và đã có vợ. Chị đã quá thay đổi, anh chẳng nhận ra chị
được nữa. Chị đem đàn môi ra gảy. Anh chợt nhận ra chị qua tiếng đàn môi não nùng. Anh thu
xếp cho người vợ trước trở về nhà cha mẹ mình rồi cưới chị làm vợ như lời nguyền ngày trước.
Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa
1. Đoạn thơ ghi lại tâm trạng hoảng hốt, đau khổ của cô gái Thái khi bị cha mẹ ép duyên.
- Đó là một buổi chiều, cô đang kiếm củi trên nương. Cô vừa hái củi vừa nghĩ đến người yêu:
".. một bó dành nhen lửa sàn hoa - Lứa sàn hoa để bạn trai xa hơ áo - Em chỉ đón chờ mồi
thuốc anh yêu". Cô mơ ước "Hỡi vía anh yêu, về nhà theo nhau". Mặt trời được nhân hoá như

đang đối thoại với cô gái, mặt trời "qua sàn người thương", lúc "sắp lặn", lúc "khuất mây mờ",
mặt trời "không gọi....không chờ", - chẳng khác nào chàng trai - người yêu của cô.
Gánh củi về nhà, cô ngạc nhiên nhìn thấy gói cà, gói xôi, gói thuốc lào... Lúc đầu cô tưởng là
hàng hoá của người Xá mang tới đổi bán. Khi biết là sính lễ "ràng cuốn tình con", cô luống
cuống hoảng sợ, đau khổ "lập cập chạy ra sân"..."nát ruột gan" nghĩ về người yêu. Kêu van bác
trai, bác gái, chú thím, chị em dâu rể, ai cũng bảo: "Không giúp nổi cháu ơi", "không giúp được
em ơi!" Nghe chim cu khuyên giải: "Bố gả chồng cho, đừng chối cô à!".
Như một định mệnh "dầu van xin cha cũng không buông không thả", cô gái tủi thân, tủi phận,
than khóc:
"Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa.
Bằng con chẫu chuộc thôi!"
2. Ý nghĩa, giá trị
- Đoạn thơ phản ánh tục lệ ép duyên, lên án lễ giáo phong kiến về hôn nhân đã chà đạp lên
tình yêu hạnh phúc của người phụ nữ. (Thái)
11
Văn học dân gian
- Đoạn thơ có giá trị nhân đạo, thể hiện sự đồng cảm đối với nỗi đau khổ của người con gái
bị ép duyên.
Trầu Cau
Tóm tắt
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao sinh được hai người con trai giống nhau như hai giọt
nước, thật khó phân biệt ai là anh, ai là em. Khi hai anh em đến tuổi 17, 18 thì cha mẹ đều qua
đời cả. Anh em lại càng yêu thương nhau nhiều hơn.
Hai anh em đến xin học ông đạo sĩ họ Lưu. Thấy hai anh em chăm chỉ học hành, lại đứng đắn
nên thầy quý như con. Ông đạo sĩ có một cô con gái xinh đẹp tươi giòn, tuổi đã 16, 17 sinh lòng
yêu mến hai chàng trai, muốn kết duyên với người anh như không thể phân biệt được người nào
là anh, người nào là em. Sau đó, cô mới nghĩ ra một kế: dọn 2 bát cháo mà chỉ đặt một đôi đũa
rồi mời hai anh em cung ăn. Người em lễ phép nhường đôi đũa cho người anh ăn trước. Cô gái
xinh đẹp xin phép cha mẹ cho được lấy người anh làm chồng.
Từ ngày lấy vợ, người anh hình như dồn tất cả tình yêu cho vợ nên tình cảm anh em không

còn được thắm thiết như trước nữa. Người em buồn tủi vô cùng. Một lần đi nương về, trời đã
tối, cô gái họ Lưu từ buồng ra gặp người em tưởng là chồng, vội ôm chầm lấy. Người em vội
kêu lên, cả hai đều xấu hổ. Còn người anh thì lại nghi ngờ chị dâu và em chồng có tình ý gì nên
càng hững hờ với em hơn trước.
Một buổi chiều, ở nhà một mình, trống vắng, buồn tủi, cô đơn, người em đã bỏ nhà ra đi, đi
mãi vào tận khu rừng âm u. Trời tối mịt, người em vẫn đi. Trăng đã lên. Phía trước là một con
suối rộng, sâu, nước xanh biếc, chẳng lội qua được. Chàng ngồi bên bờ suối mà khóc, khóc mãi.
Sương khuya lạnh thấm vào cõi lòng cô đơn. Chàng chết mà vẫn trơ trơ, biến thành một tảng đá.
Thấy em bỏ nhà ra đi mãi chưa về, người anh đi tìm em. Lại ngồi trước con suối, người anh rầu
rĩ than khóc, ngất đi rồi chết cứng, hoá thành một cây không cành mọc thẳng đứng bên tảng đá.
Người vợ lại bỏ ra đi tìm chồng, tìm em. Lạ thay người lại đi theo con đường vào rừng xanh,
cũng đến bờ suối, ngồi cạnh tảng đá, dưới gốc cây. Nàng vô cùng đau khổ khóc than, mình gầy
xác ve, chết tự lúc nào, biến thành một cây leo quấn chặt lấy cái cây không cành mọc bên tảng
đá.
Trong vùng, ai cũng thương tâm. Một lần vua Hùng đi qua con suối ấy, nhân dân đem truyện
ba người kia kể lại cho vua nghe. Vua bảo thử lấy quả ở cây không cành nghiền với lá cây leo
thì một mùi thơm toả ra; nhai thử thấy thơm ngon đậm đà và nhổ vào tảng đá, lạ chưa bãi nước
biến thành sắc đỏ. Nhân dân đặt tên cây không cành ấy là cây cau, cây dây leo là cây trầu, lại lấy
tảng đá nung lên cho xốp để ăn với trầu, cau cho thơm miệng, đỏ môi.
Tục ăn trầu của dân ta có từ đấy. Trầu cau không thể thiếu trong lễ hội, trong cưới xin... Mỗi
lần khách đến chơi nhà "miếng trầu là đầu câu chuyện" làm cho tình nghĩa thêm đẹp và đằm
thắm, đậm đà.
Phân tích
12
Văn học dân gian
1. Ý nghía
Truyện "Trầu cau" là một trong những truyện cổ tích thần kì sớm nhất ở Việt Nam. Truyện đã
giải thích một cách nên thơ, cảm động, với bao tình tiết đậm đà chất trữ tình tục ăn trầu- một mĩ
tục dân gian, biểu hiện một nét đẹp truyền thống lâu đời giàu bản sắc của nền văn hoá Việt Nam.
Đồng thời truyện còn ca ngợi tình nghĩa thắm thiết, thuỷ chung của anh em, vợ chồng trong gia

đình.
Cái chết của ba người-hai anh em họ Cao và cô gái họ Lưu- chỉ là một sự hoá thân kì diệu:cau
- trầu - vôi. Cây cau toả bóng chở che cho hòn đá, cây trầu quấn chặt lấy thân cau. Cũng như
trầu với cau ăn với tí vôi làm cho miệng thơm môi đỏ. Trầu cau đã gắn bó với lễ hội cổ truyền,
trong thù tiếp của cộng đồng người Việt xa xưa.
2. Lời bình
Dị bản thành văn của truyện "Trầu cau" xuất hiện ở thế kỷ 15 trong "Lĩnh Lam chích quái"
(Truyện Cây Trầu). Nhưng như thế là rất muộn so với nội dung xã hội được phản ánh trong
truyện. Mằc dù các tác giả "Lĩnh Lam chích quái" có cố gắng tô điểm lại thêm đôi nét cho thích
hợp với quan điểm đạo đức thời phong kiến, dị bản này vẫn bảo lưu được cái cốt lõi rất cổ của
truyện kể. Đó là một kiểu truyện kể về sự xung đột của hai quan điểm vì hình thái hôn nhân: một
thuộc chế độ quần hôn (anh em lấy chung một vợ) thời mẫu hệ và một thuộc chế độ hôn nhân và
gia đình lứa đôi thời phụ hệ.
Sự xung đột đó phản ánh một bước tiến xã hội và thể hiện thành tâm trong đau khổ giằng xé
giữa tình anh em và tình yêu trai gái ở trong từng nhân vật của truyện. Tâm trạng ấy đưa đến cái
chết sầu muộn của cả ba người thật là cảm động. Kiểu truyện này phổ biến khắp vùng Đông
Nam Á.
Nhưng cũng như ở nhiều nơi khác, truyện cổ tích thần kì Việt Nam đã lồng đề tài xã hội vào
đề tài thiên nhiên, đã kết thúc bằng đồng nhất các quan hệ tình cảm kia với sự hài hoà của thiên
nhiên (trầu, cau, vôi) gợi nên niềm thương cảm gắn bó giữa những con người chân thành với
nhau, cũng là một nội dung văn hoá lành mạnh của tục ăn trầu ở Việt Nam hàng ngàn năm qua.
Chử Đồng Tử
Tóm tắt
Ngày xưa ở nàng Chử Xá có hai cha con Chử Cù Vân và Chử Đồng Tử, nghèo khổ, mò cua
bắt ốc, chỉ có một chiếc khố chung nhau, hễ ai đi đâu thì đóng: Chử Cù Vân ốm sắp chết dặn
con cứ táng trần cho cha. Nhưng khi Chử Cù Vân qua đời thì Chử Đồng Tử đã lấy khố đóng cho
cha rồi mới chôn cất. Ngày ngày Chử Đồng Tử vẫn xuống sông mò cua bắt cá kiếm sống. Thuở
ấy có nàng Tiên Dung, công chúa của vua Hùng thứ ba, nhan sắc tuyệt trần, đã 17, 18 tuổi mà
không chịu lấy chồng, chỉ thích chèo thuyền đi xem sông núi. Một hôm, thuyền của nàng đến
khúc sông làng Chử Xá, thấy cảnh sông nước bờ bãi xinh đẹp, nàng bèn ra lệnh cho thị nữ vây

màn tứ vi vào một nơi có bóng mát để tắm. Không ngờ nơi đó Chử Đồng Tử đang náu mình
dưới cát. Tiên Dung giội nước một lúc, nàng giật mình thấy một chàng trai trồi lên. Nàng hỏi
13
Văn học dân gian
duyên cớ thì Chử Đồng Tử nói vì không có quần áo, thấy thuyền quan quân thì sợ nên phải vùi
mình xuống cát để ẩn.
Tiên Dung nói với Chử Đồng Tử : "Tôi đã nguyện không lấy chồng, nay duyên trời run rủi,
lại gặp chàng chốn này mới biết cưỡng không được với trời". Nàng sai thị nữ đem áo quần cho
Chử Đồng Tử và sửa soạn tiệc hoa. "Chử Đồng Tử bối rối chối từ, Tiên Dung nói: "Thiếp với
chàng là tự trời xe duyên, việc gì mà từ chối!". Hai người nên vợ nên chồng từ đấy.
Vua Hùng được tin giận lắm, ra lệnh cho quân quan, người hầu của Tiên Dung phải về kinh
đô. Nàng sợ cha, đành cùng chồng ở lại làm ăn. Mấy năm sau, cuộc sống trở nên thịnh vượng.
Nàng để chồng ra biển tìm vật lạ đem về đổi lấy các thứ khác. Chử Đồng Tử lên đường. Đến
một nơi núi non hữu tình, thấy cái am nhỏ, chàng leo lên núi, may thay gặp sư Phật Quang. Thấy
Chử Đồng Tử là người chân thật, sư Phật Quang truyền cho phép lạ, hơn một năm sau thành tài.
Chử Đồng Tử xuống núi trở về nhà, lạy tạ nhà sư và được Phật Quang ban cho một cái gậy, một
nón có phép mầu nhiệm biến hoá. Chử Đồng Tử đem phép mầu truyền lại cho Tiên Dung rồi hai
vợ chồng du ngoạn cảnh sông núi. Có lần trời tối giữa đường, hai vợ chồng cắm cái gậy xuống
đất, úp nón lên đầu gậy, hai người tựa vào nhau dưới nón mà ngủ. Nửa đêm tỉnh giấc, hai vợ
chồng thấy mình đang sống trong một cung điện tráng lệ... Tin lạ ấy bay đến tai vua Hùng. Vua
cả giận, ngỡ là Chử Đồng Tử và Tiên Dung làm phản bèn sai quân quan đi đánh dẹp. Binh mã
triều đình chưa qua sông thì trời tối phải dừng lại. Đêm ấy, Tiên Dung và Chử Đồng Tử cùng
bay lên trời. Mưa to, gió lớn, cung điện cũng biến mất. Về sau, bãi ấy gọi là bãi Tự Nhiên, đầm
ấy gọi là đầm Nhất Dạ. Nghe nói, thời nước ta bị tàu đô hộ, Chử Đồng Tử đã cưỡi rồng xuống
giúp Triệu Việt Vương một cái vuốt rồng cắm lên mũ đầu mâu... Nhờ thế mà quân ta phản công,
chém được tường giặc Lương là Dương Sằn, khôi phục lại đất nước.
Ý nghĩa
- Chử Đồng Tử " là một truyện cổ tích thần kì, có nhiều dị bản đậm sắc thần kỳ"
Nó cũng thuộc đề tài về những kẻ hèn mọn "lấy tiên, lấy công chúa... được kể qua nhiều
truyện cổ tích thần kì. Truyện "Chử Đồng Tử" cũng vậy. Chử Đồng Tử mò cua, bắt cá, nghèo

khổ, một cái khố cũng không có, nhưng rất hiếu thảo, chân thật. Hạnh phúc cầm tay rồi mà
chàng vẫn bối rối, muốn chối từ. Với Tiên Dung thì nàng "gặp" và lấy Chử Đồng Tử là do
"duyên trời run rủi", là " tự trời xe duyên". Qua đó, ta thấy truyện Chử Đồng Tử nói lên quan
niệm của nhân dân ta về vấn đề hôn nhân là do duyên số, đồng thời thể hiện ước mơ tự do và
dân chủ trong tình yêu, trong xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Tiên Dung đã chủ động kết duyên với
Chử Đồng Tử vượt qua lễ giáo và đẳng cấp, vượt qua mọi thử thách để bảo vệ hạnh phúc.
Tình tiết Chử Đồng Tử cưỡi rồng xuống hạ thế giúp Triệu Việt Vương chiếc vuốt rồng linh
nghiệm... để quân ta chém được tướng giặc là Dương Sằn, Tổ quốc được giải phóng, đã làm cho
truyện cổ tích này thêm vị truyền thuyết thể hiện sâu sắc lòng yêu nước của nhân dân ta. Con
người Việt Nam dù đi đâu làm đâu cũng nhớ về cội nguồn, tìm mọi cách để giúp nước. Chử
Đồng Tử và Tiên Dung đã sống và hành động như vậy.
Nhà sư Phật quang, cái nón và chiếc gậy nhiệm màu, cung điện tự mọc lên, tự mất đi, Chử
Đồng Tử và Tiên Dung bay lên trời, Chử Đồng Tử giúp Triệu Quang Phục cái vuốt rồng.... đó là
14
Văn học dân gian
yếu tố hoang đường, kì diệu... làm cho truyện cổ tích này vô cùng hấp dẫn. Các địa danh: làng
Chử Xá, bãi Tự Nhiên, đầm Nhất Dạ... nay vẫn còn đó, làm cho truyện cổ tích "Chử Đồng Tử"
tuy mang màu sắc hư ảo, thần kì mà như thật, có thật. Rất thú vị về những tên người, tên đất...
ấy.
Một số bài tập
Baì 17198
Tư liệu: Các lớp truyện Chử Đồng Tử
Bài giải
Chử Đồng Tử là một truyên cổ tích thần kỳ có nguồn gốc lâu đời,bắt rễ sâu trong đời sống vật
chất và đời sống tinh thần của người Việt.Cốt cơ bản của chuyện gồm những chặng chủ yếu
sau :
Thời thơ ấu nghèo khổ của chàng mồ côi làng Chử Xá:
Chặng đường này gồm các chi tiết sau:
- Hai cha con Chử Đồng Tử nghèo đến phải chung nhau chiếc khố ,hễ ai đi đâu thì đóng. (1)
- Cha chết vì thương cha nên Chư Đồng Tử đóng khố cho cha rồi mới chôn.Mình chịu cảnh

trần truồng. (2)
- Chử Đồng Tử sống mồ côi,dầm mình trong nước, đánh cá đổi gạo để sống qua ngày. (3)
Hai chi tiết (1) và (3) xác định bản chất của nhân vật : đây là người lao động ,nghèo khổ ,sớm
chiụ cảnh mồ côi . Người mồ côi là kiểu loại nhân vật phổ biến nhất của thể loại truyên cổ
tích.Nằm trong kiểu loại chung ấy ,nét riêng về hoàn cảnh suốt thân và cảnh ngộ sống của nhân
vật Chử Đồng Tử là mức độ tột cùng của sự nghèo khổ. Không phải không có cơ sở khi có ý
kiến cho rằng hạt nhân ban đầu của chuyện này là một thần thoại về người anh hùng văn hoá
nhằm giải thích nguồn gốc hình thế của đất nước Việt.Tuy nhiên ,nói chung thần thoại không
quan tâm đến y phục của nhân vật.Chi tiết về sự thiếu thốn quá mức tối thiểu của nhân vật được
sáng tạo theo yêu cầu của thể loại truyện cổ tích đã nói lên tình trạng sống khốn khổ của người
lao động thời phong kiến.Hơn nữa,từ cách kể của truyện,hiện tượng ấy có nguyên nhân xã hội-
giai cấp của nó : rồi đây,khi nghe đến cảnh công chúa dạo chơi trên sông , đám đông thuyền theo
hầu hạ “làm rợp cả mặt nước”, đến thái độ dận dữ của nhà vua biểu hiện sự kỳ thị đẳng cấp đến
nghiệt ngã (1) người nghe kể truyện hẳn sẽ hiểu rằng sự khốn khó của tầng lớp kia là do sự đầy
đủ đến dư thừa của tầng lớp này gây ra.
Đáng chú ý hơn là chi tiết (2) xác định đặc điểm nổi trội nhất của nhân vật về phương diện
đạo đức :lòng hiếu thảo biểu lộ trong một hoàn cảnh ít nhiều mang tính chất của khách quan
.Khái niệm “hiếu đễ” có thể định danh rất muộn nhờ vay mượn một ngoại lai mang đậm màu sắc
nho giáo có phần lý tính khô khan.Nhưng lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đã là truyền
15
Văn học dân gian
thống vốn có từ lâu của người Việt .Tình cảm thiêng liêng và tư nhiên ấy ,cách cư xử cần phải
có nơi những đứa con biết yêu thương cha mẹ đã thành đề tài ,nội dung của bao câu ca dao ,baoi
câu tục ngữ .Tuy nhiên,cùng thể hiện truyền thống ấy của dân tộc ,truyện Chử Đồng Tử vẫn có
cách thể hiện của riêng mình hết sức đặc sắc .Cả hai nhân vật đều làm trái ý cha ,thế thì cô công
chúa thì bị cha giận cho là bất hiếu ,còn chàng đánh cá được nhân dân coi là tấm gương hiếu
thảo .Dân gian lại “đem” cô công chúa “bất hiếu” kia “làm phần thưởng” chàng trai hiếu thảo
này . Đó là cách nhân gian đối lập hai quan niệm đạo đức của hai giai cấp ,đối lập thứ đạo lý nho
giáo ngoại lai với thứ đạo lý dân gian –dân tộc-bản địa .Bằng cách đó,truyện phê phán đạo lý
cứng nhắc theo khuôn phép của giai cấp thống trị và đề cao thứ đạo lý-tình cảm tự nhiên đầy

tính nhân bản cuả người Việt Nam đang tủm tỉm nụ cười hóm hỉnh ,hồn hậu .Và truyện Chử
Đồng Tử trước hết là truyện cổ tích về chàng đánh cá do hiếu thảo mà sau được hưởng hạnh
phúc.
Cuộc gặp gỡ giữa Chử Đồng Tử với công chúa Tiên Dung:
Nội dung chặng này kể hai sự việc sau:
- Giới thiệu nhân vật Tiên Dung.
- Thái độ và hành động của Tiên Dung trong cuộc gạp gỡ bất ngờ của chàng trai lạ .
Riêng ở chặng này ,nhân vật Tiên Dung đóng vai trò chính ,quả quyết và chủ động ngay
trong những tình thế bất ngờ và bất thường nhất.Trong kho tàng truyện cổ tích các dân tộc trên
thế giới phổ biến kiểu chuyện kể về “chàng trai (hoặc cô gái) nghèo,nhờ tài năng và đức hạnh về
sau lấy được công chúa (hoặc hoàng tử ,vua) và được hưởng hạnh phúc” .Có thể xếp Chử Đồng
Tử vào kiểu chuyện này .Tuy vậy ,so với những truyện cùng hệ thống đề tài ,Chử Đồng Tử vẫn
có nét riêng .Có thể kể ra một số chi tiết thấy ở đây mà không thấy lặp lại ở bất cứ chuyện nào
khác : đó là cái ý “nguyện không lấy chồng”,chỉ thích sống tự do của công chúa (nét tính cách
này ít nhiều mang màu sắc cá tính . Đây là điểm “rất lạ” trong thế giới nhân vật cổ tích),là thái
độ ban đầu sợ hãi từ chối của chàng ngư phủ không mảnh khố che thân trước ngôi vị phò mã
chẳng cầu mà đến bất ngờ .Nhưng có lẽ điều chỉ xẩy ra duy nhất ở chuyện cổ tích này là cái tình
thế thật không bình thường diễn ra cuộc kỳ ngộ của đôi trai gái. Ở đây có tình yêu xuất phát từ
đạo lý ,từ sự kính trọng một tấm gương về chữ hiếu. Ở đây còn có tình yêu nảy nở tự nhiên
trước vẻ đẹp hình hài và tâm hồn giữa một người con gái và một người con trai. Đó là tính nhân
bản sâu sắc của truyện.Những chi tiết không hề lặp lại trong thể loại truyện cổ tích nói chung,chỉ
thấy có ở truyện Chử Đồng Tử đó cho phép ta nghĩ đến nguồn gốc truyền thuyết của truyện cổ
tích này.Nếu như bảo Tiên Dung có bản lĩnh,thái độ mạnh dạn,chủ động trong tình yêu và hôn
nhân,trong giải quyết quan hệ tình với hiếu thì điều ấy vẫn không hề mâu thuẫn với nhận thức
rằng đây là nhân vật tuy có nguồn gốc truyền thuyết nay đã cổ tích hoá để thực hiện chức năng
thể loại mới : làm “phần thưởng” cho chàng trai lao động và hiếu thảo ở làng Chử Xá.Và,như
thế,ta bỗng nhận ra sâu sắc hơn những nét đẹp đẽ, đáng quý của mối kỳ duyên Chử Đồng Tử-
Tiên Dung : đây là cuộc gặp gữ ngẫu nhiên mà tất yếu giữa những con người đều không hề bận
tâm đến những ràng buộc khắt khe của lề thói xã hội,của thứ luân lý đang thống trị thời đại.Một
tình yêu nảy nở hồn nhiên giữa đất trời,sông nước phóng khoáng chỉ có thể là tình yêu nơi

những tâm hồn khỏe khoắn yêu đời,ham sống.
16
Văn học dân gian
Chử Đồng Tử và Tiên Dung cùng nhân dân lao động ,biến một vùng sông nứơc hoang vu
thành nơi xóm làng đông đúc.Hai người học được phép tiên rồi bay về trời.
Chặng này kể tiếp về những gì xảy ra với hai nhân vật kể từ sau hôn nhân.Có ba sự kiện tạo
thành ba chi tiết chủ yếu sau:
- Hai người không hề về triều đình ở lại cùng nhân dân “ làm ăn ngày một thịnh vượng,dần
dần thành một xóm “.
- Hai người học được phép tiên ,vứt bỏ toàn bộ tài sản đi tìm nơi thanh vắng để ở
- Hai người nửa đêm bay về trời,nền thành cũ của họ còn để lại hoá thành bãi Tự nhiên và đầm
Nhất Dạ.

Chi tiết (1) xây dựng Chử Đồng Tử từ một chàng trai làm nghề đánh bắt cá ( ngư nghiệp ) trở
thành một người có công bảo ban giúp dân làm ăn sản xuất,cải tạo vùng đất bãi ven sông tahnhf
những xóm làng đông vui,thịnh vượng ( nông nghiệp ).Về mặt địa lý,”dải đất rìa châu thổ sông
Hồng cho đến thế kỷ XVII-XVIII trong thực tế vẫn còn là những bãi lầy ,thưa thớt một số làng
xóm định cư trên những gò đất cao,hoặc là những đất nền được đắp lên “.Như vậy là bằng hình
tượng nghệ thuật truyện Chử Đồng Tử phản ánh công cuộc lao động vật lộn gian khổ với thiên
nhiên của nhiều thế hệ người Việt để chinh phục,cải tạo vùng đầm lầy mênh mông,trải dài suốt
vùng rìa châu thổ sông Hồng từ cửa sông (đổ ra biển ) chạy lên vùng Hà Nội ngày nay.Những
thành tựu lớn lao của nhiều thế hệ ấy được truyện dân gian kết tinh vào hình tượng nhân vật Chử
Đồng Tử cùng vợ là công chúa Tiên Dung.Từ một chàng trai sống bằng nghề đánh bắt cá ven
sông (chặng 1) Chử Đồng Tử trở thành một vị thủ lĩnh đã điều khiển nhân dân lao động,cải tạo
một vùng lầy thụt ven sông thành nơi xóm làng định cư sung túc ( chặng 3 ) là một sự phát triển
hợp lý của hình tượng nhân vật văn học dân gian.Người cầm đầu một cong cuộc lớn lao như thế
phải là người suốt đời gắn bó với môi trường,với đối tượng của lao động( tức vùng đầm lầy ),am
hiểu nó,và nhất là phải có uy tín đối với dân chúng.Chử Đồng Tử là nhân vật hội đủ các yêu cầu
ấy.Từ đời cha ông,mặc dù gian nan thiếu thốn,nhà họ Chử vẫn sống gắn bó với miền đất này :
Thuở nhỏ Chử Đồng Tử sống bằng nghề đánh bắt cá nên hiểu rõ từng khúc sông,bãi lầy,chàng là

người con có hiều với cha nên chắc chắn được nhân dân yêu mến,kính trọng,vợ chàng là một
công chúa và dù thế nào đi nữa chàng vẫn là một vị phò mã - điều này toạ nên uy tín xã hội cho
chàng.Có thể diễn đạt nội dung cơ bản của truyện theo một cách khác : Truyện kể về cuộc đời
một vị anh hùng văn hóa- anh hùng chinh phục đầm lầy và chúng ta cảm nhận được rằng truyện
Chử Đồng Tử hình thành như kết quả của cả quá trình giao thoa,chuyển hoá lâu dài giữa thần
thoại với truyện cổ tích ( có trải qua giai đoạn là truyền thuyết lịch sử ) . Ở dạng phát triển hoàn
chỉnh ( dạng cổ tích ) , hình tượng Chử Đồng Tử - Tiên Dung quả có phần như có tài liệu đã
nói,phản ánh ước mơ của nhân dân thời phong kiến muốn có những vị chủ làng tài năng đức độ.
Dấu vết thần thoại còn sót lại ở truyện cổ tích này sẽ còn lộ ra lần nữa ở chi tiết (3) : giải thích
sự tạo thành đầm Nhất Dạ và bãi Tự Nhiên như là kết quả của một phép kỳ diệu có pha chút ảnh
hưởng của Đạo giáo là điều dễ hiểu,bởi lẽ văn hoá phương Bắc,trong đó có tôn giáo,sớm thâm
nhập nước ta ngay từ thời Bắc thuộc.Có điều người bình dân Việt Nam tiếp thu ảnh hưởng cảu
Đạo giáo mà ít quan tâm đến khía cạnh lý thuyết triết học của nó như tầng lớp trí thức và tầng
17
Văn học dân gian
lớp quý tộc.Họ bắt gặp ở Đạo giáo cái phần khuyến khích con người sống một cách tích
cực,phấn đấu cho hạnh phúc ở ngay kiếp này.Cái phần mà người bình dân muốn hướng đến ấy
cũng là để chống lại những ràng buộc khắt khe của Nho giáo.Những con người ưa sống phóng
khoáng,tự do,khắt khao hạnh phúc,tình yêu,biết tận hưởng lạc thú lành mạnh của cuộc đời như
Chử Đồng Tử,Tiên Dung sẽ tìm được suy tôn là “ Chử Đạo tổ “ (ông tổ của Đạo giáo Việt Nam)
thì cả hai vợ chồng chàng vẫn là biểu tượng cho ước mơ của những người nông dân Việt Nam
( chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp kết hợp với ngư nghiệp ) đã nỗ lực dựng nên những xóm
làng rải rác suốt vùng rìa châu thổ sông Hồng ngay từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc chi tiết
nửa đêm hai người biến mất khỏi vòng vây của quân triều đình rất có ý nghĩa : sử dụng mô típ “
hoá thân “ ,truyện biểu lộ thái độ phản kháng của nhân dân đối với chế độ phong kiến ngay từ
thuở manh nha.
Đời sau đã suy tôn Chử Đồng Tử lên hàng bốn vị thánh bất tử của Việt Nam.Cũng đời sau đã
dựng những ngôi đền tưởng nhớ công lao giúp dân,cứu nước của vợ chồng Chử Đồng Tử,tiêu
biểu nhất là đền thờ ở thôn Đa Hoà,xã Bình Minh,huyện Khoái Châu,tỉnh Hưng Yên và đền Dạ
Trạch ở ngay trên vùng đầm Nhất Dạ khi xưa. Ở những nơi này,trên bàn thờ,ngoài tượng vợ

chồng Chử Đồng Tử còn có bức tượng gỗ tạc hình con cá chép tục gọi là Bế ngư thuyền quang
và trên nóc đền cũng không thể thiếu tượng đôi long ngư ( cá chép đầu đã hoá rồng ).Những tác
phẩm nghệ thuật ấy gợi nhớ câu chuyện về cuộc đời người anh hùng ngư nghiệp kiêm nông
nghiệp thuở xưa.Truyện kể truyền miệng là sự minh giải bằng ngôn ngữ từ cho sự có mặt của
những bức tượng nói trên.
Cả việc Chử Đồng Tử được đặt lên hàng bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng nhân gian,cả sự
tồn tại của những tác phẩm điêu khắc hình cá,cả sự lưu truyền qua không gian,thời gian câu
chuyện cổ tích về người đánh cá mồ côi,có lòng hiếu thảo,lấy được công chúa...,tất cả đểu là
cách tự ghi chép lịch sử,tự thể hiện sức mạnh và lòng yêu nước của những người Việt Nam sinh
sống bằng nông nghiệp và ngư nghiệp,nối đời khai hoang lấn bãi,làm ăn và đánh giặc trên khắp
vùng đồng bằng sông Hồng.
Baì 17197
Về tuyện cổ tích Chử Đồng Tử,có ý kiến cho rằng :
Cuộc hôn nhân Tiên Dung-Chử Đồng Tử là cuộc hôn nhân đẹp của những con người có những
phẩm chất cao quý,mơ ước được sống cuộc đời tự do phóng khoáng giữa nhân dân,giữa đất trời.
Ý kiến của anh chị ra sao?
Gợi ý làm bài:

Chữ Đồng Tử là truyện cổ tích thần kỳ tiêu biểu trong kho tang truyện dân gian ở nước ta.Sự
ly kỳ,hấp dẫn của câu truyện cổ ơ đây là cuộc hôn nhân giữa anh chàng mồ côi Chử Đồng Tử
và công chúa Tiên Dung.
Đây là dạng đề phân tích,kết hợp phát biểu cảm nghĩ riêng của người viết về cuộc hôn nhân
Tiên Dung-Chử Đồng Tử,cũng chính là nét dẹp độc đáo của tác phẩm.Do đó,phải trên cơ sở
phân tích hai nhân vật Chử Đồng Tử và Tiên Dung(chủ yếu phẩm chất cao quý, ước mơ về cuộc
đời tự do,phóng khoáng giữa đất trời,giữa nhân dân)và cuộc hôn nhân giữa hai người,người viết
18
Văn học dân gian
nêu lên suy nghĩ,cảm xúc của minh.Cụ thể,lưu ý trình bầy:
1. Những con người có phẩm chất cao quý:


- Chử Đồng Tử:Con nhà nghèo,nhưng hiếu thảo, tự lao động kiếm sống.Hai cha con chỉ có
một cái khố.Tấm lòng hiếu thảo của chàng thể hiện tập trung ở việc cha mất:
Cù Vân bị ốm nặng,khi sắp chết dạn con rằng:

- Bố chết,con cứ tang bố,còn cái khố con cứ dữ mà dùng.
Cù Vân chết,Chử Đồng Tử không nỡ để cha trần truồng,lấy khố đóng cho cha,rồi mới chôn.
Chư Đồng Tư dã không nghe lời cha dặn,nhưng vẫn là người con chí hiếu.Tấm long yêu
thương,hiếu thảo ấy là phẩm chất cao quý ở chàng.
- Tiên Dung:Nàng xinh đẹp.Là con vua,Tiên Dung dược sống trong nhung lụa,ngà ngọc.Song,
nàng lai thích hoà nhập cùng thiên nhiên, đất trời,tuổi đã mười bẩy,mười tám ma không chịu lấy
chồng,chỉ thích chèo thuyền đi theo sông núi.Con vua,nhưng sống phóng khoáng ,tự do:Thấy bãi
song rộng rãi ,lại có lác đác bụi cây lớn toả bong mát êm dịu,Tiên Dung lấy làm ưa thích,ra lệnh
cho thuyền ghé vào,rồi chọn 1 chỗ có bóng mát ,sai thị nữ chăng màn tứ vi để tắm…
2. Cuộc hôn nhân đẹp,hợp tự nhiên của hai người có phẩm chất cao quý:

- Hôn nhân bắt đầu từ cuộc gặp gõ tình cờ,sống ở giữa thiên nhiên tươi đẹp , đất trời giao
hoà.Một người sống bên cồn cát ven song,một người thích dao du xem hình bóng sông núi .
- Tiên Dung đến tuổi cập kê nhưng không chịu lấy chồng.Chử Đồng Tử dã trưởng thành,song
chưa có vợ.Hôn nhân tuy bất ngờ nhưng hợp lẽ tự nhiên.
- Cuộc hôn nhân chủ động giữa những người dám sống và dám yêu,nhất là với Tiên
Dung.Nàng chấp nhận lấy Chử Đồng Tử là chấp nhận từ bỏ thân phận cao sang của mình và
chấp nhận cuộc sống lao động nghèo khổ của người dân thường.Truyện kể rằng,khi thấy đám
binh lính và thị nư của Tiên Dung,Chư Đồng Tử vì không có khố mặc nên sợ hãi vội vứt vó vào
bụi,chạy lên bãi,bới cát vùi mình xuống ,rồi lấy cát phủ lên.Khi bị Tiên Dung phát hiện trong bãi
tắm của nàng,Chử Đồng Tử càng sợ hơn .Thế nhưng ,nàng đã nói với chàng : Tôi đã nguyện
không lấy chồng ,nay duyên trời run rủi ,lại gặp chàng chốn này ,mới biết không cưỡng lại với
trời rồi nhất quyết lấy Chử Đồng Tử làm chồng.Mặc Chử Đồng Tử có đồng ý hay không ,Tiên
Dung đã sai người đưa quần áo cho Chử Đồng Tử mặc và sai tì nữ sửa soạn tiệc hoa.Thuyết
phục được Đồng Tử ,Tiên Dung tổ chức tiệc hoa ngay trong ngày hôm ấy .Các tình tiết đó chính
tỏ Tiên Dung là người cương quyết chủ động tìm kiếm hạnh phúccủa mình và cuộc hôn nhân

của người là hợp với tụ nhiên (mà thei lời Tiên Dung là không cưỡng được với trời) !
Một vài điều cần biết về chuyện cổ tích
1. Cổ tích là tích cũ, chuyện xa xưa, ra đời khi xã hội có áp bức, bóc lột. Cổ tích kể về
những truyện mang yếu tố hoang đường, sự tích kì lạ về con người, hoặc thế giới muôn loài,
chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc.
19
Văn học dân gian
2. Người ta chia truyện cổ tích thành 3 loại:
- Truyện cổ tích loài vật (Quạ và Công; Con thỏ tinh khôn...)
- Truyện cổ tích thần kỳ (Chử Đồng Tử, Cây khế…)
- Truyện cổ tích sinh hoạt (Chàng ngốc, Cái cân thuỷ tinh...)
3. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giàu và nghèo, thống trị và bị thống trị, chính nghĩa và
phi nghĩa... Các bài học về ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, tham thì thâm... rất dễ bắt gặp
trong truyện cổ tích. Cổ tích nêu cao khát vọng về tự do và hạnh phúc, công bằng ở đời.
Một số bài tập
Baì 17199
Nhà văn Pháp Anatole France (1844-1924) có nhận xét :
Các truyện cổ tích thì vô lý và trẻ con. Nếu chúng không vô lý thì chúng đã không hấp dẫn.
Qua việc phân tích truyện cổ tích Làm theo vợ dặn,hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Bài giải
Phân tích đề :

Đề bài yêu cầu phân tích truyện cổ tích.Do đó,trước hết cần phải giải thích để hiểu được ý
nghĩa của nhận định này sau đó tiến hành thao tác phân tích tác phẩm để chứng minh.Tuy
nhiên,phân tích tác phẩm ở đây theo hướng làm sáng tỏ một nhận định có trước,chứ không phải
là phân tích một tác phẩm truyện cổ tích thuần tuý.
Dàn bài chi tiết :
1.Giải thích ý kiến của nhà văn A.France về truyện cổ tích
- Ý kiến của nhà văn A.France đã khái quát một đặc trưng chung của thể loại này. Đó là tất cả
các truyện cổ tích,dù ở đâu đi nữa,cũng đều là sáng tác nghệ thuật của nhân dân. Đã là sáng tác

nghệ thuật thì bao giờ cũng có sự hư cấu,bịa đặt.Vả lại,truyện cổ tích được nhân dân lao động
sáng tạo ra nhằm gửi gắm ước mơ,nguyện vọng của mình,hay đúc kết những kinh nghiệm,bài
học ở đời.Như vậy,dù là chuyện bịa,nhưng tính chân thực của nó không hề giảm đi.Những điều
nhân dân gửi gắm,nhắn nhủ chứ không phải là bản thân câu chuỵên được kể mới là mục đích
của sáng tác.
- Những câu chuyện càng ly kỳ,hay có nhiều nét cường điệu,phóng đại thì càng hấp dẫn người
nghe và được truyền tụng từ đời này sang đời khác.Vì thế,nghe kể truyện cổ tích,người nghe
không cần phải lý giải sự hợp lý hay không của các sự kiện,tình tiết. Điều đó có nghĩa,những
truyện cổ tích nào càng vô lý,càng có vẻ trẻ con bao nhiêu thì sức hấp dẫn của nó lớn bấy nhiêu.
20
Văn học dân gian

2.Phân tích truyện cổ tích làm theo vợ dặn để sáng tỏ ý kiến của nhà văn A.France:

a. Làm theo vợ dặn là một chuỗi liên kết các sự việc “vô lý” xoay quanh anh chàng ngốc:
- Anh đi buôn vịt gà nhưng không phân biệt được L “vịt trời” và “vịt nhà”.Hậu quả là bị bọn
trẻ chăn trâu lừa:Ngốc ta ngồi tại bờ đầm canh chừng bầy vịt [vịt trời].Chưa quá trưa,anh đã lội
xuống nước để lùa vịt về,thì bầy vịt nhác thấy bóng người ,bay vụt lên trời,một chốc mất
biến.Ngốc ta tưng hửng , đành trở về,kể lại với vợ...

- Ngốc đi buôn lợn . “Rút kinh nghiệm” của lần buôn vịt,theo lời vợ dạn ,anh giơ gậy lên dứ
vào mấy con lợn.Mấy con lợn thấy vậy sợ quá nhẩy tót ra ngoài rặc,rồi chạy vào bụi mất cả.ngốc
lãnh đủ hậu quả :Người hàng lợn bèn nắm lấy áo anh bắt vạ.Có bao nhiêu tiền vốn mang đi ,anh
phải lấy ra đền.
- Ngốc đi buôn nồi đất.Nhớ lời vợ dặn lần mất lợn,Ngốc đàng hoàng đi giữa đường,chẳng
thèm tránh bầy trâu.Bầy trâu húc cho vỡ cả gánh nồi đất.

- Ngốc lại đi buôn vôi đá mới nung.Lần trước làm vỡ nồi đất vợ dậngpwj phải những con vật
thì tránh đi.Lần này trông thấy con chuột chết giữa đường ,Ngốc lẩm bẩm :Chà chà,có con vật
này nằm cản đường ta ,ta phải tránh nó mới được.Anh ta lội xuống ruộng nước để tránh

chuột,vôi đá xôi lên sùng sục,bèn vứt cả quang gánh mà chạy.
- Bốn lần đi buôn thất bại,hết sạch tiền vợ,Ngốc chuyển sang ăn trộm .Lẻn vào nhà người ,lấy
được một số tiền,anh ngốc đem đếm,thấy có mấy đồng xèng,bèn tìm chủ nhà bảo đổi.Lần này
,Ngốc chẳng những không kiếm được gì về cho vợ mà còn phải hoảng hốt chạy tháo thân.
- Ngốc đi ăn trộm lần thứ hai để kiếm ít ngạo về ăn theo lời vợ dặn .Không tìm ra ngạo chỉ có
thóc, Ngốc, hẳn là sợ trái lời vợ,thấy có cối xay gần đó, anh bèn đổ thóc vào xay.Chủ nhà nghe
thấy tiếng động rượt chàng ngốc chạy chí chết.
- Lần thứ ba đi ăn trộm. Nhớ lời vợ dặn,thấy gì lấy nấy ,Ngốc ta nhặt nhanh đủ thứ ở sân nhà
người đem về.Về nhà,vợ thắp đèn lên xem thì hoá ra toàn là chổi cùn ,rế rách , đò ghế ,gỗ
vụn,cào tre,cuốc gẫy,lại còn có cả một nồi nước giải.
- Theo lời vợ ,Ngốc chuyển sang “nghề” đi xin.Gặp một người sang trọng ,vừa mới mở
miệng đã bị hai tên lính theo hầu quan đã bước tới quất cho mấy roi, anh ba chân bốn cảng chạy
về nhà.Hoá ra người ấy là một ông quan.
- Lần sau, cũng theo lời vợ dặn , đi xin phải đến nơi đông người , Ngốc vào một đám
ma.Giữa bao nhiêu là tiếng khóc,Ngốc ta ngửa tay xin ăn nên còn bị mắng đuổi là còn may.
- Lần kế tiếp, Ngốc đi xon gặp đám rước dâu, theo lời vợ dặn , anh ta ô hô ít câu mong người
ta cho ăn nên bị một trận đòn đau.
Ngốc cứ “rút kinh nghiệm” lần trước cho lần sau nhưng hậu quả bao giờ cũng tai hại
hơn.Cuối cùng ,trông thấy hai con trâu dữ đang húc nhau chí tử, chàng Ngốc nhớ lời vợ dặn, anh
21
Văn học dân gian
chạy vào cố sức vỗ về hai con vật ,miệng nói “dĩ hoà vi quý” để chúng húc cho thủng bụng.
b. Ý nghĩa của câu chuyện “vô lý” và “trẻ thơ” về chàng ngốc:
- Rõ ràng Làm theo vợ dặn là câu chuyện của những sự vô lý, chẳng hề có trên đời sống.
Song, nhân dân xưa kia đã không xem đó là câu chuyện có thật. Trái lại, mỗi khi nghe kể chuyện
, ai nấy đều cười .Tiếng cười ấy vang lên mỗi lúc một nhiều hơn ,vì sự lười biếng ,ngốc nghếch
của một con người . Đúng , không hề có một câu chuyện có thật kiểu làm theo vợ dặn , cũng có
một anh như chàng ngốc. Nhưng ,trên đời này, từ xưa đến nay , đâu hiếm những chồng lười
biếng ,cũng chẳng hiếm những người chỉ biết làm theo người khác một cách máy móc , không
hề suy nghĩ.

- Như vậy , ở truyện cổ tích Làm theo vợ dặn sự vố lý đầy dẫy từ lúc bắt đầu cho đến khi
kết truyện đã hàm chứa những cái lý mà nhân dân ta muốn gửi gắm và cùng với sự ngờ nghệch ,
ngốc nghếch hơn cả “trẻ thơ” của chàng ngốc đã khiến câu truyện trở lên hấp dẫn , được người
đời vẫn thường kể đi kể lại .”Qua những hành động của anh ta ,người đọc tưởng như dáng điệu
một con người hoảng hồn buồn rầu , ngơ ngác, vì không hiểu sao mình toàn gặp phải những
chuyện như vậy ,mặc dù luôn luôn “làm theo vợ dặn” (Tràn Gia Linh).
Bài ca chàng Đam Săn
Xuất xứ
"Bài ca chàng Đam Săn" là sử thi anh hùng của tộc người Ê đê ở Tây Nguyên. Tác phẩm
được nhiều người sưu tầm tuy lời kể có khác nhau ít nhiều, nhưng cốt truyện đều giống nhau.
Tóm tắt
Theo tục "nối dây", Đam Săn phải lấy hai chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí làm vợ. Anh đã chống
lại, nhưng bị trời lấy ống điếu gõ vào đầu 7 lần "Đam Săn chết lịm, rồi Trời cho sống lại". Cuối
cùng Đam Săn phải làm theo lời Trời. Đam Săn trở thành tù trưởng giàu mạnh, danh tiếng vang
lừng rừng núi, "đầu đội khăn kép, vai mang túi da". Đam Săn đã cùng bộ tộc đánh thắng hai tù
trưởng hùng mạnh khác là Mơtao Grứ và Mơtao Mơxây, bắt được nhiều nô lệ, thu được nhiều
tài sản quý báu. Ngang tàn coi thường thần linh, Đam Săn chặt cây thần. Chặt mãi cây mới đổ.
Cây đổ quật chết cả hai nàng Hơ Nhí và Hơ Bhí. Anh vác rìu đi lên trời, cầu xin Trời cứu sống
vợ anh. Đang sống trong yên vui giàu có, Đam Săn lại lên đường đi bắt Nữ thần Mặt Trời để có
"hai vợ lẽ... vợ thật đẹp”. Cuộc cầu hôn thất bại, anh trở lại quê nhà, bị chết lún giữa rừng của bà
Sun Y Rít. Đam Săn chết, cháu Đam Săn ra đời, lại theo tục "nối dây" đi tiếp hành trình của cậu
chàng, dấn thân vào cuộc chiến đấu mới.
Giảng văn
Đi bắt nữ thần Mặt Trời
1. Xuất xứ và ý tưởng chủ đạo
Đoạn trích "Đam Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời" nằm trong chương 7 "Bài ca chàng Đam Săn"
22
Văn học dân gian
Đoạn sử thi này nói lên khát vọng và dũng khí, lòng quả cảm của người anh hùng Đam Săn
được bộ tộc ngưỡng mộ.

2. Hình ảnh dũng sĩ Đam Săn
- Khát vọng phi thường. Là một tù trưởng giàu có và hùng mạnh: "Trăm chiêng núp anh đã
có. Trăm chiêng bằng anh đã có. Trăm con voi anh đã có...". Nhiều nồi đồng, lợn dê đầy sân.
"Tiếng tăm anh vang đến thần núi", ai cũng phải khen anh là "gan dạ, anh dũng", không hề lùi
trước bất cứ địch thủ nào! Đam Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời vì nàng là "người đẹp nhất", "bắp
chân nàng tròn, váy nàng đẹp tuyệt vời". Đi bắt nữ thần Mặt Trời mới thành một tù trưởng "hết
sức giàu mạnh... trên đời không ai bì kịp"... Khi đến vương quốc của nữ thần Mặt Trời, Đam
Săn đã nói với người đẹp: "Tôi muốn có hai vợ lẽ, tôi muốn có một người vợ thật đẹp và tôi hứa
với nàng tôi sẽ mang nàng xuống trần lập một gia đình chung với Hơ Nhí và Hơ Bhí". Người tù
trưởng phải có khát vọng phi thường như vậy mới tiêu biểu cho phẩm chất cao đẹp của cộng
đồng bộ tộc xa xưa.
- Dũng khí quả cảm vô song.
Lên đường với con tuấn mã, tay cầm lao, gươm dắt thắt lưng, khoác áo màu đen màu trắng,
mang theo bùa ngải..."sẽ giúp tôi thắng!". Đừng đi đầy tê giác, hùm thiêng, cọp dữ, đã cắm
chông, đã cắm bẫy, nước đầy đỉa, cây đầy sên, bò cạp giữa đường, rết trên ngọn cây... xương
người và xương trâu đầy rừng!... Nhưng quyết tâm của Đam Săn không hề nao núng: "Mặc kệ!
để tôi kiếm một nối đi. Tôi sẽ tới chỗ tôi muốn! Gặp hùm tôi sẽ giết hùm".
Đam Săn ra đi từ lúc gà gáy. Chàng vượt qua rừng âm u, núi rậm chân và tay bị cỏ tranh, mây
"cắt nát". Đến ranh giới giữa trời và đất, Đam Săn đã "chặt một sườn núi ném xuống bùn làm
con đường" để vượt qua và tiến lên. Chàng dũng sĩ vô cùng ngạc nhiên trước cái nhà của nữ
thần: cầu thang nhà là chiếc cầu vồng, cối và chày giã gạo đều bằng vàng, sân nhà đầy voi, trong
nhà đầy chiêng núp. Tôi tớ trai và gái đi lại đông như mây. Đam Săn thì được người nhà của nữ
thần ngắm nghía như nhìn một "thần linh danh tiếng". Còn nữ thần Mặt Trời thay hai lần váy
mới "nhấp nháy như chớp sáng". Tóc chải bóng buông dài. Dáng đi thướt tha "như chim diều
bay, như phượng hoàng liệng, như nước chảy êm đềm". Cổ nàng "đẹp như cổ con công". Nàng
là dòng dõi nhà "Trời và Đất". Với tưởng tượng kì diệu, tác giả sử thi đã miêu tả hành trình của
Đam Săn và hình ảnh nữ thần Mặt Trời để ca ngợi dũng khí, lòng quả cảm và khát vọng về công
danh, hạnh phúc của người dũng sĩ lỗi lạc.
Cuộc cầu hôn không thành, Đan Săn lên ngựa trở về. Thần ánh sáng đã làm cho đất nhão ra.
Chàng dũng sĩ đã chết trong tư thế lẫm liệt. Mặc dù vậy, Đam Săn là tù trưởng duy nhất đi tới

được vương quốc nữ thần Mặt Trời. Người Ê đê xưa và nay vô cùng tự hào về hành trình của
Đam Săn. Cách giải thích hiện tượng tự nhiên, Mặt Trời và ánh sáng của người Ê đê xa xưa rất
kì diệu.
Đoạn Đam Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời là đoạn hay nhất tràng lệ nhất, bi tráng nhất trong sử
23
Văn học dân gian
thi "Bài ca chàng Đam Săn". Nghệ thuật phóng đại và so sánh được sử dụng trong miêu tả và
chuyện kể rất thần tình, đầy ấn tượng.
Một số bài tập
Baì 17196
Phân tích hình tượng người anh hùng Đam San trong đoạn trích Đi bắt Nữ thần Mặt Trời(sư thi
Đam San).
Gợi ý làm bài:

1. Để làm tốt bài văn,học sinh cần nắm vững những kỹ năng phân tích một vật trong tác phẩm
tự sự.Tuy nhiên, ở đây là Đam San,nhân vật chính của một tác phẩm sử thi.Do đó,phải hiểu rõ
đạc trưng của thể loại sử thi,nhất à những đặc trưng của hình tượng anh hùng trong tác phẩm:
- Sử thi là những sáng tác tự sự miêu tả các sự kiện quan trọng,có ý nghĩa quyết định đối với
đời sống tư tưởng và vận mệnh của một cộng đồng,dân tộc và nhân dân.Tác phẩm được sáng tác
nhằm mục đích biểu hiện ý thức cộng đồng của nhân dân,dân tộc đối với quá khứ vẻ vang của
mình.Chính vì thế,nội dung của sử thi bao giờ cũng là các sụ kiện mang tính toàn dân,toàn dân
tộc,không phải là những câu chuyện riêng tư,ca nhân.
- Sử thi tập trung xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng, tức là người đại diện cho sức mạnh
của cộng đồng,của dân tộc. Ở Đam San,người anh hùng là hiện thân của một tù trưởng giàu
mạnh,có tài năng vẻ đẹp,lập nên nhiều chiến công phi thường.Phẩm chất của Đam San cũng như
các anh hùng khác ở các tác phẩm sử thi là phẩm chất của dân tộc,bộ lạc,của nhân dân.Họ mang
tầm cỡ và vẻ đẹp dân tộc.Nói cách khác,khi xây dựng hình tượng anh hùng,sử thi nhằm đề
cao,thậm chí phóng đại,sức mạnh cộng đồng trong các cuộc chiến tranh hay quá trình dựng xây
đất nước.
- Do yêu cấu biểu hiện y thức cộng đồng,sức mạnh dân tộc,nghệ thuật của sử thi có những đặc

trưng riêng biệt so với các thể loại tự sự khác. Đó là lối trần thuật khoan thai,trầm tĩnh,mang sắc
thái ngợi ca,khoa trương,cường điệu.
2. Trên cơ sở hiểu biết về thể loại sử thi và tác phẩm Đam San,có thể phân tích hình tượng
người anh hùng Đam San,mà cụ thể là đoạn trích Đi bắt Nữ thần Mặt Trời,theo các ý sau :
- Đam San là người anh hùng có sức mạnh phi thường.Sức mạnh ấy có thể làm lay trời
chuyển đất,khiến thần linh phải kiêng dè.Trên đường đi bắt Nữ thần Mặt Trời,chàng đã chặt một
sườn núi,ném xuống bùn làm con đường để vựơt qua ranh giới giữa trời và đất. Đam San còn
giết tê giác dưới vực thẳm,giết hùm trong núi cao,giết quạ diều trong cây trồng,giết ma quỷ trên
các đường đi.Hành động ấy quả chưa từng có.Sức mạnh ấy quả phi phàm.
- Đam San mang vẻ đẹp kỳ diệu ở diện mạo và thân hình.Chàng vừa mềm
mại,dẻo dai,lại vừa tươi tắn,nhanh nhẹn.Ngay cả trang phục,tư thế của chàng cũng rất đẹp
24
Văn học dân gian
( Chàng khoác màu đen màu trắng.Tay cầm lao.Gươm giắt thắt lưng; đầu mang khăn xếp;vai
mang túi da...) Nếu Asin trong Iliát của Home “ từ đầu đến chân đuề ngời lên một niềm vinh
quang chói lọi “ ( Bêlinxki) thì trong bộ tộc của Đam San ai cũng ngưỡng vọng chàng : Người
nhà đi lại từ nhà sau ra nhà trước nhìn Đam San như một thần linh. Điều này là lẽ đương nhiên
vì cả Asin và Đam San “ không đại diện cho bản thân mà đại diện cho nhân dân, được miêu tả
như là đại diện của nhân dân “ ( Bêlinxki )
- Nổi bật nhất ở Đam San là lòng quả cảm.Chàng từng chống lại tục nối dây,dám bắt trời
thay đổi ý định và cuối cùng là đi chinh phục cả Nữ thần. Đam San hầu như không sợ bất kỳ trở
lực nào.Chàng bạt đồi,san núi,phát rẫy,giết mãnh thú,hạ kẻ thù...với lòng quả cảm. Ở đâu và bao
giờ, Đam San cũng là người đứng hàng đầu,tạo nên các kỳ tích chưa từng có.
- Đam San luôn mang một khát vọng không cùng.Có những thử thách,chàng biết thật to
lớn,nhưng vẫn quyết tâm thực hiện.Bằng chứng là khi nghe Đam Pắc Quây khuyên can : Xương
người đầy bìa rừng,xương trâu bò đầy núi.Chỗ ấy đã chết biết bao tù trưởng khoẻ mạnh và
cương quyết. Đất trong rừng là đất đen nhão như nước.Nhiều tù trưởng đã chết lún trong đất
lỏng ấy...Nhất định không để anh vào rừng của trời,rừng đầy chông gai,nhiều đến nỗi con sóc có
nhày vào thì thân đã bị đâm thủng trước lúc chân sở tới đất “ thì Đam San vẫn một mực thực
hiện ý định của mình :

- Mặc kệ ! Để tôi kiếm một lối đi.Tôi sẽ đi tới chỗ tôi muốn ! Gặp hùm tôi sẽ giết hùm.
Không ai ngăn cản được ý định của Đam San.Hành động đi bắt Nữ thần Mặt Trời là đỉnh cao
trong khát vọng chinh phục thiên nhiên của Đam San. Đến khi phải gục ngã trong rừng sáp
đen,khát vọng của Đam San không tắt.Chàng hoài thai để tiếp tục thực hiện khát vọng của
mình.Do đó,hành động mang tính cách liều lĩnh với ước vọng ngây thơ của Đam San không
khiến chàng đối lập với bộ tộc của mình.Trái lại,nó ngời sáng lý tưởng của cả bộ tộc nên chàng
tái sinh để trở thành tù trưởng mới.
- Đam San là người anh hùng của bộ tộc,người đại diện cho cả cộng đồng nên tất cả câu
chuyện trong bản sử thi đều xoay quanh chàng, đều góp phần tôn vinh,ca ngợi Đam San.Vì
thế,hình tượng anh hùng Đam San đậm chất phi thường,trở thành vẻ đẹp hoành tráng, đời
đời.Hình tượng nghệ thuật Đam San là biểu hiện tập trung nhất cho đặc trưng thể loại sư thi ở
tác phẩm này.
Baì 17195
Tóm tắt tác phẩm sử thi Đam San và xác định vị trí,giá trị của đoạn trích Đi bắt nữ thần mặt
trời?
Gợi ý làm bài :
1. Đam San là thiên sử nổi tiếng của dân tộc Ê Đê ở nước ta.Tác phẩm này có tên đầy đủ là Bài
ca Đam San ( tiếng Ê Đê : Klei khan Y Đam San).Từ năm 1929,một dich giả người Pháp tên là
Léopold Sabatier đã dịch sang tiếng Pháp và xuất bản ở Paris.Đam San có 8 hồi,kể về những
chiến công oanh liệt và khát vọng tự do của một tù trưởng cùng tên.

Theo tập tục hôn nhân cổ của người Êđê,tục “ nối dây “ , Đam San buộc phải lấy cả hai chị
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×