Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập học kỳ môn Nghề luật và phương pháp học luật 7,5 điểm Quy trình trở thành luật sư theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.96 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, nghề luật sư đang dần khẳng định được vai trò quan trọng
trong xã hội hiện nay. Trong bối cảnh xã hội phát triển, quan hệ dân sự giữa con
người và con người càng mở rộng, phức tạp, đan xen thì vai trò của những người
trung gian như luật sư hay cán bộ pháp chế hết sức quan trọng. Bên cạnh đào tạo
ngành luật để làm luật sư hay làm ở các cơ quan Tư pháp, nhu cầu của xã hội trong
những lĩnh vực khác như các doanh nghiệp, hoạt động tư vấn pháp luật, kinh tế,
các tổ chức phi chính phủ cũng rất cần nhân lực ngành luật. Hiện nay, Việt Nam có
khoảng 600.000 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này luôn cần sự hỗ trợ pháp lý
rất lớn trong hoạt động điều hành và kinh doanh. Bên cạnh đó, nhu cầu tư vấn và
hỗ trợ pháp lý của người dân ngày càng gia tăng vì cơ hội việc làm đang mở rộng
đối với những sinh viên luật.Trong khối ngành nghề hoạt động về luật, cơ quan Tư
pháp được hưởng chế độ lương bổng của nhà nước; khối ngành nghề hoạt động tự
do như luật sư, công chứng thu nhập cũng khá cao; với người làm hoạt động trong
khối kinh tế, ngoài lương cơ bản, họ còn được hưởng doanh thu của doanh nghiệp.
Thậm chí, nhiều người học luật có xu thế ít tham gia vào khối nhà nước mà chủ
yếu muốn làm ở khối tự do hay khối kinh tế. Cũng chính vì cơ hội việc làm và mức
lương đối với một luật sư “giỏi” khá cao mà nhiều học sinh trung hiện nay đang có
xu hướng thi vào khoa luật của các trường đại học, bằng chứng là những năm gần
đây số trường đào tạo ngành luật tăng lên và khoa luật của các trường đại học lấy
điểm đầu vào cũng rất cao. Nhưng có một thực tế là các bạn học sinh trung học
phổ thông hiện nay chọn ngành học và định hướng nghề nghiệp chủ yếu là theo sở
thích và xu hướng, cũng chưa thực sự hiểu rõ về ngành học hay nghề nghiệp mà
mình theo đuổi. Một ví dụ điển hình là các bạn học sinh chọn ngành luật thường
nghĩ là sau khi đỗ vào ngành luật của các trường đại học, học bốn năm đại học sau
đó ra trường là có thể làm luật sư. Nhưng không phải vậy, bốn năm đại học này chỉ
là một giai đoạn cơ bản để trở thành luật sư. Để làm rõ hơn về các quy trình trở
thành luật sư, em xin trình bày về vấn đề : “ Quy trình trở thành luật sư theo pháp
luật Việt Nam”.
NỘI DUNG
Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu


chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư
thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là
khách hàng). Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo
văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại


diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trong quá trình tiến hành tố
tụng.
Theo Điều 2 Luật luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định: “Luật sư là
người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện
dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là
khách hàng)”.
I.
Một số điều kiện để trở thành luật sư ở Việt Nam
Giống với những ngành nghề khác, để trở thành luật sư cũng có những
điều kiện nhất định về nhân phẩm, năng lực, tố chất, sức khỏe,…
Điều 10 Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định về tiêu chuẩn
luật sư như sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp
và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo
nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm
hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư”.
Điều 11 của Luật này quy định: “Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại
Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề
luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư”.
Như vậy, theo quy định này, để trở thành luật sư cần có các điều kiện sau:
là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có
phầm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã có
thời gian tập sự hành nghề luật sư (trừ trường hợp những đối tượng được miễn thời
gian tập sự), có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư.
Chứng chỉ hành nghề được cấp sau khi người theo học lớp luật sư phải

trải qua một thời gian tập sự và phải qua một kỳ thi sát hạch để trở thành luật sư
chính thức.
Ngoài ra, luật sư phải có kĩ năng cơ bản đối với yêu cầu của công việc
này như: giao tiếp tốt, có khả năng phân tích, suy nghĩ và sử dụng các tình tiết
logic nhanh và hiệu quả, có lòng can đảm, có khả năng thuyết phục và đàm phán,
có khả năng làm việc do áp lực và làm việc nhiều đối tượng, nhất quán và có lòng
tốt.


Một số trường hợp ngoại lệ: Khoản 2, 3 Điều 16 Luật Luật sư sửa đổi, bổ
sung năm 2013

“2. Miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư:


Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung
cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp
ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên
cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự
hành nghề luật sư.

Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên
chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính
trong lĩnh vực pháp luậtđược giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên
trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát
từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.”
3. Miễn kiểm tra tập sự hành nghề luật sư:
Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung
cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp

ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên
cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn kiểm tra.”

II.

Quy trình để trở thành luật sư theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Hoạt động luật sư tại Việt Nam đã có từ trước những năm 1945. Cùng
với sự phát triển của đất nước sau những năm đổi mới, đội ngũ luật sư tại Việt Nam
nhanh chóng phát triển về cả số lượng và chất lượng. Vào năm 2009, Liên đoàn
Luật sư Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước ngoặt cùng quan trọng trong việc khẳng
định vị thế và vai trò của luật sư trong hoạt động tư pháp cũng như trong tiến trình
hội nhập quốc tế của Việt Nam. Có thể nói, về cơ bản, chất lượng của luật sư tại
Việt Nam trong những năm gần đây đã được cải thiện và nâng lên đáng kể nhằm
cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín và đáng tin cậy cho khách hàng. Nhưng trong quá
trình hội nhập nhanh chóng như hiện nay, tỷ lệ luật sư trên đầu người tại Việt Nam
vẫn còn thấp, có sự phân bố không đồng đều khi chỉ tập trung tại một số thành phố
lớn trên cả nước.
Nghề Luật sư là một nghề cao cả, nhiều vinh quang nhưng để trở thành
một luật sư giỏi, ngoài tố chất thiên bẩm, yêu cầu khắt khe về kiến thức và trình độ


chuyên môn thì người học Luật cần phải có “tinh thần thép”, có ý chí bền bỉ để đối
đầu với quá trình đào tạo kéo dài và kỳ tập sự khó khăn. Ngoài ra, người Luật sư
còn phải đáp ứng được những yêu cầu về mặt đạo đức và tuân thủ đúng quy tắc
hành nghề, đạo đức nghề nghiệp. Tất cả những điều này, bản thân mỗi Luật sư phải
tự mình tôi luyện và rèn rũa trong quá trình đào tạo. Nhìn chung, không có con
đường nào trải đầy hoa hồng. có khó khăn mới làm nên thành công, để trở thành
Luật sư tại Việt Nam, mỗi người cần phải qua những giai đoạn cơ bản như dưới
đây:

1. Đào tạo trình độ cử nhân luật

Giai đoạn đào tạo này thường kéo dài bốn năm, tùy vào hình thức đào
tạo và quá trình học tập của mỗi người. Trong khoảng thời gian bốn năm này, sinh
viên phải hoàn thành những môn học bắt buộc, số tín chỉ theo chương trình học;
nếu không hoàn thành đủ số tín chỉ hay những môn học bắt buộc thì sinh viên phải
học cho đủ mới có thể tốt nghiệp được; nếu sinh viên có thể học nhiều tín chỉ hơn
ở mỗi kỳ học, hoàn thành sớm chương trình học thì trong ba năm sáu tháng là có
thể tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp cơ sở đào tạo ngành Luật, mỗi người sẽ được cấp
bằng Cử nhân Luật.
Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành
Luật nhưng có thể điểm qua một số cơ sở đào tạo uy tín, luôn nhận được sự quan
tâm đặc biệt của các sỹ tử khi đăng ký dự thi ngành Luật như: Trường đại học Luật
Hà Nội, Trường đại học Luật Hồ Chí Minh, Khoa luật – Trường đại học Quốc gia
Hà Nội, Khoa luật – Trường đại học Vinh, Trường đại học Luật Huế, Khoa luật Trường đại học Cần Thơ, Trường đại học Kinh tế luật – Trường đại học Quốc gia
Hồ Chí Minh,...
2. Đào tạo nghề luật sư tại Học viện tư pháp

Điều 12 Luật luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định:
“1. Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở
đào tạo nghề luật sư.
2. Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật
sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
3. Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư, việc
công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài”.


Học viện Tư pháp là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đào tạo nghề Luật Sư.

Sau khi có bằng cử nhân Luật, để trở thành luật sư, bắt buộc phải đăng ký khóa học
đào tạo nghề luật sư tại đây. Khóa học kéo dài 12 tháng. Sau khi kết thúc chương
trình học, học viên phải thi tốt nghiệp, nếu đạt kết quả tốt nghiệp mới được cấp
Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư.
3. Tập sự tại tổ chức hành nghề luật sư

Điều 14 Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định về tập sự hành
nghề luật sư:
“1. Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người quy định
tại khoản 2 Điều 16 của Luật này được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề
luật sư.
Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật này. Thời gian tập sự hành nghề luật sư
được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.
Tổ chức hành nghề luật sư phân công luật sư hướng dẫn người tập sự hành nghề
luật sư. Luật sư hướng dẫn tập sự phải là người có ít nhất ba năm kinh nghiệm
hành nghề luật sư và không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật
theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này. Tại cùng một thời điểm, một luật
sư không được hướng dẫn quá ba người tập sự.
2. Người tập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương
nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và được Đoàn luật sư
cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư.
Đoàn luật sư có trách nhiệm giám sát việc tập sự hành nghề luật sư.
3. Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động
nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự hành nghề luật sư được đi cùng với luật sư hướng dẫn gặp gỡ người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, nguyên đơn, bị đơn và
các đương sự khác trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi được người đó đồng

ý; giúp luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ, việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình
tiết liên quan đến vụ, việc và các hoạt động nghề nghiệp khác; được tư vấn pháp
luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân
công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý.
Luật sư hướng dẫn phải giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người
tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản này.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể việc tập sự hành nghề luật sư”.


Sau khi đã hoàn thành khóa đào tạo nghề tại Học viện tư pháp, cử nhân
Luật bắt buộc phải đăng ký tập sự tại một tổ chức hành nghề Luật sư. Người tập sự
sẽ đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành
nghề luật sư mà mình tập sự và được Đoàn luật sư cấp Giấy chứng nhận người tập
sự hành nghề luật sư. Kỳ tập sự này kéo dài 12 tháng (đã giảm 6 tháng kể từ thời
điểm Luật Luật sư 2012 có hiệu lực), trừ trường hợp miễn, giảm thời gian tập sự
hành nghề luật sư quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 16 Luật Luật sư sửa đổi,
bổ sung năm 2012. Tập sự hành nghề Luật sư là quá trình giúp Luật sư tương lai
tiếp xúc với công việc thực tiễn để tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng nghề
nghiệp cũng như hoàn thiện về mặt đạo đức để phục vụ quá trình hành nghề sau
này. Kết thúc quá trình tập sự, người tập sự phải tham gia kỳ kiểm tra kết thúc tập
sự hành nghề Luật sư do Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức. Nếu đạt kết quả thì
sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề
luật sư. Nếu không đạt kết quả theo quy định, người tập sự sẽ được gia hạn tập sự
và tham gia kỳ kiểm tra lại.
4. Cấp Chứng chỉ hành nghề, gia nhập Đoàn Luật sư và cấp thẻ hành nghề

luật sư tại Việt Nam
Khoản 1 và khoản 3 Điều 17 Luật Luật sư sửa đổi bổ sung năm
2012 quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề luật sư:
“1. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị

cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban
hành;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe;
d) Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm
Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị
cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật
này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp
có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh
tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ
hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.


Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư
pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải
thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành
nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật
sư.
Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại,khiếu kiện
theo quy định của pháp luật”.
Sau khi trải qua được tất cả những giai đoạn khó khăn trên, người luật
sư tương lai phải làm hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ
nhiệm Đoàn Luật sư. Để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, cần phải chuẩn bị
bộ hồ sơ đầy đủ nêu tại khoản 1 Điều 17 Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm
2012 gửi đến Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư sẽ chuyển

hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành
nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật Luật sư. Sau thời gian
20 ngày, sẽ được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Trong trường hợp từ chối cấp
chứng chỉ hành nghề luật sư, sẽ nhận được thông báo bằng văn bản cùng với lý do
từ chối cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.
Sau khi có Chứng chỉ hành nghề Luật sư, cá nhân có quyền lựa chọn
gia nhập vào một Đoàn Luật sư bất kỳ để hành nghề. Sau đó phải làm hồ sơ với
đầy đủ giấy tờ theo đúng quy định tại Điều 20 Luật Luật sư. Sau khi có quyết định
gia nhập Đoàn Luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm gửi văn bản
đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp Thẻ luật sư cho người gia nhập Đoàn Luật
sư. Như vậy, kể từ thời điểm được cấp Thẻ luật sư, người luật sư phải thực hiện
đúng tôn chỉ nghề nghiệp và tôn trọng pháp luật.
KẾT LUẬN
So sánh thời gian đào tạo luật sư ở Việt Nam so với ở một số nước phát
triển khác như Mỹ thì có thể nhận thấy, thời gian đào tạo luật sư ở Việt Nam ngắn
hơn ở Mỹ hai năm. Điều kiện để thi vào các trường đại học chuyên ngành luật và
con đường trở thành luật sư của các luật sư Việt Nam cũng dễ dàng hơn. Ở Mỹ,
một người muốn theo học ngành luật sư bắt buộc người đó đã hoàn thành một
chương trình đào tạo đại học chính quy của một chuyên ngành khác. Ở Việt Nam,
một người muốn học đại học chuyên ngành luật chỉ cần tốt nghiệp THPT. Điều này
đã cho thấy, ở Việt Nam, mặc dù thời gian đào tạo luật sư lâu hơn những ngành
nghề khác song đã có những giảm tải và dễ dàng hơn so với việc đào tạo luật sư ở
một số nước khác. Để được công nhận là luật sư và hoạt động với tư cách luật sư,
mỗi người phải đạt đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Luật Luật sửa đổi, bổ sung


năm 2012. Theo đó, muốn trở thành luật sư, mỗi người phải tốt nghiệp các trường
đào tạo cử nhân luật, tham gia khóa học đào tạo nghề luật sư của học viện tư pháp
trong vòng mười hai tháng, đăng ký tập sự tại các văn phòng luật sư trong vòng
mười hai tháng và cuối cùng là trải qua kỳ thi cấp quốc gia do Bộ Tư Pháp tổ chức.

Như vậy, tổng thời gian kể từ khi học đại học chuyên ngành luật cho đến khi được
công nhận là luật sư của mỗi người nếu thực hiện liên tục, không đứt đoạn là sáu
năm. So với những ngành nghề khác trong nước được đào tạo trong nước thì rõ
ràng nghề Luật sư có thời gian đào tạo lâu hơn, thể hiện rõ tính chất phức tạp của
công việc. Có nhiều người cho rằng, thời gian đào tạo nghề luật sư như vậy là quá
lâu, dẫn đến việc xây dựng sự nghiệp và đạt được thành công muộn hơn bạn bè
cũng trang lứa. Có thể thấy đây là ý kiến hết sức chủ quan, chưa nhận thức đúng
đắn và chính xác về nghề luật sư. Nghề luật sư không giống những nghề bình
thường khác. Luật sư là những người vừa phải nắm chắc pháp luật, vừa phải có
những kỹ năng cần thiết đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp vững vàng. Luật
sư không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của công dân mà còn góp phần không nhỏ vào việc phát triển xã hội. Chính vì vậy,
để trở thành một luật sư đúng nghĩa, mỗi người phải trải qua một khoảng thời gian
rèn luyện nghiêm túc, có học vấn vững vàng đồng thời được đào tạo những kỹ
năng bài bản. Sáu năm không phải là dài cho những ai thực sự có đam mê và nhiệt
huyết với nghề.

Trang chủ » Tin Tức

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />
kho-194/ ( Truy cập ngày 23/12/2017 )
2. (

Truy cập ngày 23/12/2017)
3. />
con/15660/dieu-kien-hanh-nghe-luat-su ( Truy cập ngày 24/12/2017 )
4. (Truy cập ngày

24/12/2017 )




Contents

MỤC LỤC



×