Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập môn học kỳ môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Mối quan hệ giữa tập tục và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.64 KB, 9 trang )

I.Tóm tắt nội dung bài viết “tập tục và pháp luật” của tác giả Ngyễn Minh Đoan
(Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12/2013)
1.Tập tục trong xã hội
Trong đời sống xã hội và trong sách báo ở nước ta có khá nhiều thuật ngữ để chỉ
những cách ứng xử được lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen, được nhiều người
thừa nhận và tuân theo như “tập quán”,”phong tục”, “luật tục”… Dưới đây là một
số cách hiểu về những thuật ngữ nói trên:
Trước hết tập quán được xem là “thói quen” hay “những tác phong (những ứng
xử) được lặp lại theo thời gian ở cá thể hay tập thể”. Tập quán bao hàm những thói
quen về sản xuất và sinh hoạt trong đời sống xã hội; có phạm vi điều chỉnh rộng,
liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau; tính bắt buộc không cao thường chỉ là
những việc rất đáng làm theo, nếu ai không làm theo thì chủ yếu bị dư luận phê
phán, dị nghị hoặc tẩy chay…
Còn phong tục được xem là “thói quen trong xã hội” hay “một số tập quán và
nếp sống có ý nghĩa từ lâu đời và ăn sâu vào đời sống”. Nhưng phong tục khác với
tập quán là ở chỗ phong tục là những khuôn mẫu ứng xử “có tính cách bắt buộc”
đối với mọi thành viên và chúng được coi là những ứng xử cần thiết cho lợi ích
công cộng. Phong tục có tính bắt buộc nghiêm ngặt, những người vi phạm có thể
phải chịu những hình phạt rất nghiêm khắc. Như vậy, phong tục bắt nguồn từ tập
quán nhưng có mục đích và tính bắt buộc cao hơn, được đảm bảo thực hiện bằng
những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc.
Luật tục thường để chỉ những quy tắc co giá trị và có tính bắt buộc gần như
pháp luật nhưng những quy tắc này không phải do nhà nước ban hành nên không
phải pháp luật. Luật tục là những tập quán đã trở thành quy ước chung của cả cộng
đồng và được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp nghiêm khắc mà cộng đồng
nhất trí. Cách giải nghĩa như vậy cho thấy “luật tục” gần đồng nghĩa với “phong
tục”.
Tập tục được hiểu là cách nói tắt của tập quán và phong tục. Tập tục ra đời và
tồn tại như một tất yếu khách quan, một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống



cộng đồng của con người. Tập tục là những quy ước do một cá nhân hoặc do cả
cộng đồng cùng bàn bạc đặt ra nhằm giải quyết những tranh chấp hoặc xử lý
những hành vi gây thiệt hại đến lợi ích của các thành viên hoặc cả cộng đồng. Tập
tục mang tính cục bộ; mỗi địa phương, mỗi cộng đồng dân cư thường co những tập
tục khác nhau; hình thức phổ biến của tập tục là truyền miệng nên tập tục có tính
uyển chuyển, tính xác định không cao, dẫn đến việc áp dụng nhiều khi không thống
nhất, dễ tùy tiện. Hình thức thành văn đầu tiên của tập tục có lẽ là hương ước
(hương biên, hương khoán, hương lệ, khoán ước, tục lệ, cựu khoán, lệ làng…). Gắn
liền với hầu hết các điều trong hương ước là việc thưởng những người có công, xử
phạt những người vi phạm với nhiều hình thức khác nhau. Những năm gần đây
dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta nhiều tập tục, truyền thống văn hóa tốt
đẹp đã được khôi phục, đặc biệt là chủ trương xây dựng hương ước mới càng làm
cho tập tục có điều kiện phát triển và phát huy vai trò tích cực trong đời sống xã
hội. Nhất là ở các đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa phần lớn các quan
hệ xã hội vẫn được điều chỉnh bởi tập tục đặc biệt là các lĩnh vực như tranh chấp tài
sản, cho vay, nợ, hôn nhân và gia đình…
2.Những nội dung cơ bản của tập tục và việc áp dụng tập tục.
Tập tục là những quy ước có tính chất tổng hợp về nhiều vấn đề thuộc các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội. Vì thế, nội dung của tập tục tập trung vào các
lĩnh vực chính của đời sống xã hội như: quy định về các vụ việc dân sự, một số quy
định liên quan đến những hành vi nguy hiểm cho xã hội, một số quy định liên quan
đến lễ hội, các hoạt động chung của cả cộng đồng…. Mục đích của hầu hết các tập
tục đều hướng thiện, vươn tới những điều tốt đẹp cho cá nhân và cho cả cộng đồng.
Những biện pháp xử lý vi phạm tập tục phần lớn là các biện pháp gây hậu quả
bất lợi cho chủ thể về mặt kinh tế, danh dự. Những biện pháp này thường rất khắc
nghiệt có tác dụng răn đe rất lớn cho nên số người vi phạm tập tục trên thực tế là rất
ít. Tập tục thường được người có uy tín nhất, người đứng đầu cộng đồng tổ chức
thực hiện và được sự ủng hộ, giúp đỡ của cả cộng đồng rất nghiêm minh. Nếu việc
phân xử theo tập tục của người có thẩm quyền co biểu hiện rõ ràng là không công
minh hay thiên vị thì các thành viên của cộng đồng sẽ có ý kiến không đồng tình,

phản đối, và không tín nhiệm người phân xử đó nữa.


Đôi khi trong đời sống xã hội các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách cũng
bắt gặp những sự việc cần phải giải quyết nhưng lại không có hoặc không đủ cơ sở
pháp luật để giải quyết, họ đành phải dựa vào tập tục để giải quyết. Vì vậy có thể
thấy tập tục có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống cộng đồng.
3.Tập tục trong quan hệ với pháp luật.
Tập tục là một trong những công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội rất hữu ích. Tập
tục đã hình thành và tồn tại trước khi có pháp luật. Khi pháp luật xuất hiện thì tập
tục vẫn không mất đi, pháp luật chỉ thay thế một phần chứ không thay thế tập tục
một cách hoàn toàn trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội. Pháp luật cũng không
phải là công cụ vạn năng giải quyết mọi vấn đề và được tất cả mọi người chấp nhận
vì thế cần kết hợp hài hòa giữa pháp luật và tập tục trong giải quyết những tranh
chấp, mâu thuẫn, nhất là đồng bào dân tộc ít người thì tập tục chi phối rất nhiều đến
đời sống của họ. Tập tục và pháp luật đều là những công cụ điều chỉnh xuất hiện do
nhu cầu tổ chức quản lý những hoat động chung của con người, do vậy, chúng có
những chức năng tương tự nhau, đều là những công cụ điều chỉnh luôn hỗ trợ lẫn
nhau trong công việc phục vụ mục đích chung của cộng đồng. Quan hệ giữa tập tục
và pháp luật thể hiện trên cả ba phương diện là xây dựng pháp luật, thực hiện pháp
luật và hoạt động xét xử.
a)

Trong hoạt động xây dựng pháp luật một số tập tục có thể được thừa nhận
thành pháp luật.

b) Trong thực hiện và áp dụng pháp luật một số tập tục có thể được áp dụng (là nguồn
luật bổ sung khi được pháp luật chỉ định) để giải quyết vụ việc.
c) Một số tập tục không liên quan đến lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh.
d) Pháp luật ngăn cấm, loại bỏ những tập tục trái vơi pháp luật, có hại cho xã hội.

4.Một số kiến nghị
Thứ nhất, nhà nước nên tiến hành sưu tầm, tập hợp hóa các tập tục được xem là
quan trọng, có giá trị đang tồn tại trong khắp các miền của đất nước. Trên cơ sở đó,
chọn lọc để giữu gìn những tập tục tốt đẹp, loại trừ những tập tục có hại, đồng thời


tác đọng để hình thành những tập tục mới phù hợp với đời sống, bản sắc văn hóa
dân tộc.
Thứ hai, chú trọng đúng mức tới việc xây dựng quy ước mới, chuyển hóa dần
những tập tục không thành văn vào hương ước hay quy ước mới.
Cuối cùng là củng cố vai trò của những người đứng đầu cộng đồng (già làng,
trưởng thôn, trưởng bản…)là những người vừa vận dụng pháp luật vừa kết hợp với
tập tục để trực tiếp giải quyết hầu như mọi công việc lớn nhỏ trong cộng đồng
mình.
II.Sự giống và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp luật và tập
quán trong bài viết “Tập tục và pháp luật” của tác giả Nguyễn Minh Đoan với
tác giả Lê Vương Long trong bài viết: “Pháp luật và tập quán trong điều chỉnh
quan hệ xã hội” (Tạp chí Luật học số 2/2001)
1.Sự giống nhau trong quan điểm của hai tác giả về mối quan hệ giữa pháp luật và tâp
quán
Cả hai tác giả đều cho rằng: tập quán có phạm vi tác động, tính bắt buộc, các
biện pháp bảo đảm, khả năng điều chỉnh quan hệ xã hội của tập quán đều
thấp hơn so với pháp luật.
Đều nhìn nhận quan hệ pháp luật với tập tục trên cả 3 phương diện:xây dựng
pháp luật thực hiện phá luật và hoạt động xét xử.
Tập quán sử dụng để giải quyết các vụ việc trong trường hợp pháp luật
không quy định.
2.Sự khác nhau trong quan điểm của hai tác giả về mối quan hệ giữa pháp luật và tập
quán
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Đoan kết hợp tập tục và pháp luật sẽ mang lại

hiệu quả giúp sự việc giải quyết nhanh chóng, dễ chấp nhận, mọi người đều
vui vẻ thực hiện, đặc biệt là dân tộc thiểu số khi tập tục vẫn chi phối nhiều
đời sống của họ. Còn ThS. Lê Vương Long tập quán có thể đem lại nhiều
hậu quả tích cực nhưng cũng có thể cản trở quá trình thực và áp dụng pháp
luật.


-

-

PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan cho rằng một số tập tục mặc dù không được
luật hóa nhưng lại được pháp luật thừa nhận có giá trị như pháp luật trong
giải quyết một số vụ việc hoặc khi pháp luật chưa hoặc không quy định về
một vấn đề, các chủ thể có thẩm quyền được phép áp dụng theo tập tục mặc
dù luật không chỉ định rõ tập tục cụ thể nào. Ngược lại ThS. Lê Vương Long
lại có quan điểm là tập tục khi được nhà nước thừa nhận phải đáp ứng được
điều kiện thì mới trở thành tập quán pháp.
Theo PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan cho rằng nên kết hợp hài hòa giữa tập tục
và pháp luật. Nhưng ThS. Lê Vương Long lại có quan điểm khác pháp luật
mang tính chất pháp lý nên là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội tốt hơn
tập tục.

III.Nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở Việt Nam hiện nay.
Trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ở nước ta hiện nay, pháp luật
giữ vị trí quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Cùng với pháp luật còn
có rất nhiều công cụ điều chỉnh khác,trong đó phải kể đến phong tục tập quán. Xã
hội có thể tồn tại và phát triển được dựa trên cơ sở của sự trật tự và ổn định. Để
làm được điều này thì pháp luật giữ vai trò rất quan trọng, nó là chuẩn mực cho
hành vi của con người được quy định thành văn bản. Cùng với pháp luật thì

phong tục tập quán cũng là công cụ hữu hiệu, quan trọng trong việc điều chỉnh,
quản lí các hành vi của con người. Hai yếu tố này có những mối quan hệ chặt chẽ,
song song cùng tồn tại đồng thời bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau.
- Một số tập quán được nhà nước thừa nhận hoặc sửa đổi sao cho phù hợp.
Chẳng hạn năm 2007, nhà nước ta đã công nhận ngày mùng mười tháng ba là ngày “
Quốc giỗ “ và khuyến khích xây dựng để Đền Hùng trở thành “ Di sản văn hóa
thế giới “, việc đó dẫ góp phần tạo dựng một truyền thống tốt đẹp cho dân tộc nói
chung và người dân Việt Nam nói chung đó là truyền thống “uống nước nhớ
nguồn” và cả niềm tự hào về nòi giống “con rồng cháu tiên” của dân tộc việt nam
- Nhiều phong tục tập quán được nhà nước bổ sung vào văn bản pháp luật.


Chẳng hạn, Điều 53 trong “ luật hôn nhân và gia đình “ có quy định: “cái chết của một
trong hai hai vợ chồng bắt đầu cho thời kì để tang, kết thúc bằng lễ đóng cửa phần
mộ”, điều này đã phản ánh rõ phong tục bỏ mả và giữ mả vốn xuất phát từ vùng
Tây Nguyên. Phong tục này yêu cầu thân nhân của người quá cố phải thường
xuyên chăm sóc, dọn dẹp trong thời kì giữ mả, trong thời kì này người góa phải
tuyệt đối chung thủy với người quá cố cho khi kết thúc. Phong tục này thể hiện
một cách ứng xử tốt đẹp của con người với người quá cố.
-

Trong nhiều trường hợp pháp luật không có quy định về việc giải quyết một
vụ việc nào đó, thì sẽ áp dụng một cách hợp lý tập quán của địa phương xảy
ra sự việc để giải quyết.

Chẳng hạn, Điều 625 bộ luật dân sự về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra có
quy định “trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì
chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp
luật, đạo đức xã hội”
-


-

Phong tục tập quán không phù hợp, trái với ý chí của nhà nước sẽ trở thành tiền đề
để hình thành nên những quy phạm thay thế chúng, để từ đó góp phần và làm
phong phú thêm cho pháp luật . Trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật thì
những phong tục tập quán phù hợp với ý chí của nhà nước được thừa nhận trong
pháp luật góp phần làm cho pháp luật được thực hiên một cách nghiêm chỉnh, tự
giác hơn., như vậy phong tục tập quán trong một số trường hợp mặc dù không
được pháp luật hóa nhưng được pháp luật thừa nhận và thay mặt pháp luật giải
quyết vụ việc. Mặt khác, có những phong tục tập quán trái với ý chí của nhà nước
sẽ gây cản trở việc thực hiện pháp luật, ví dụ tập quán cưỡng ép kết hôn, tảo hôn
tồn tại trong xã hội đã đi ngược lại với quy định của pháp luật làm việc thực thi
pháp luật ở những địa phương có phong tục này trở nên khó khăn hơn.
Pháp luật không chỉ bị phong tục tập quán tác động một cách bị động mà nó cũng
có vai trò nhất định đối với phong tục tập quán. Việc thực hiện pháp luật một cách
tự giác có thể góp phần củng cố, phát huy vai trò, tác dụng thực tế của các phong
tục tập quán khi chúng phù hợp với ý chí của nhà nước và được nhà nước thừa
nhận trong pháp luật, ví dụ như phong tục giỗ Tổ Hùng Vương là phong tục tốt
đẹp được Nhà nước thừa nhận và được đảm bảo thực hiên không chỉ ở Phú Thọ
mà còn được đảm bảo trên toàn quốc. Ngoài các quy định nhằm bảo vệ và phát


triển các phong tục tập quán tốt đẹp, pháp luật còn ngăn chặn, lên án, loại trừ dần
các phong tục tập quán bị suy thoái và trái với ý chí của nhà nước. chẳng hạn việc
thách cưới trước hôn nhân ở một số địa phương đang dần bị loại bỏ nhờ vào quy
định: cấm yêu sách của cải cưới hỏi trong hôn nhân hay tập tục ‘nối dây’….

Như vậy, pháp luật và phong tục tập quán cùng có vai trò, tác động qua lại
với nhau, phong tục tập quán là một phần trong việc hình thành pháp luật,

còn pháp luật lại là cơ sở giúp cho phong tục tập quán có sự phát triển toàn
diện, phù hợp với xã hội.pháp luật không ngăn cấm, loại trừ mọi phong tục
tập quán mà tồn tại đồng hành với phong tục trong một thời gian nhất định,
tạo điều kiện phát triển những phong tục lành mạnh, có ý nghĩa, để nó có tồn
tại mãi trong đời sống xã hội, pháp luật chỉ ngăn cấm, loại bỏ những phong
tục tập quán có hại cho xã hội, không phù hợp với tiến bộ của xã hội. trong
một số trường hợp thì pháp luật và phong tục tập quán phải vận dụng kết hợp
với nhau với các quy phạm xã hội khác để đạt hiệu quả điều chỉnh tốt nhất.
Một hệ thống pháp luật dù hoàn chỉnh đến đâu cũng không thể đạt hiệu quả cao
nhất nếu không có niềm tin của đại bộ phận nhân dân. Vì vậy, muốn hoàn thiện
bộ máy nhà nước cần biết kết hợp với phong tục tập quán,biết chắt lọc tính ưu
việt của nó đề cùng pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Pháp luật với
nội dung, bản chất, chức năng của mình chứa đựng những tri thức dân gian, giá trị
truyền thống sẽ giúp nâng cao được đời sống pháp lí, ngăn chặn những hủ tục lạc
hậu, giữ gìn trật tự xã hội, ngăn chặn văn hóa ngoại lai xâm nhập, bảo vệ thuần
phong mỹ tục của dân tộc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.
2.
3.
4.

Bài viết “Tập tục và pháp luật”- PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan- Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 12/2003
Bài viết “Pháp luật và tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội”- ThS. Lê
Vương Long- Tạp chí Luật học, số 2/2001)
Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật- NXB Tư pháp 2016- Trường Đại

học Luật Hà Nội
(Truy cập ngày 9/12/2017- 14:27)


MỤC LỤC



×