Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Biên soạn tài liệu Cơ sở khoa học và thực tiễn cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven biển” cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.42 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
------------

THUYẾT MINH NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN VỀ
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2017

Tên nhiệm vụ: Biên soạn tài liệu Cơ sở khoa học và thực tiễn cải tạo phục hồi môi trường các
mỏ sa khoáng ven biển” cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Đỗ Văn Bình
Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Thời gian thực hiện: Từ tháng 03 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018

Hà Nội, tháng 12 năm 2016

1


THUYẾT MINH NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. TÊN NHIỆM VỤ: Biên soạn tài liệu Cơ sở khoa học và 2. MÃ SỐ:
thực tiễn cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven
biển” cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường
2. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
Từ tháng 03 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018
3. TỔ CHỨC CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ
Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Điện thoại: (+84-4) 838 9633
E-mail:
Địa chỉ: Số 18 Phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức chủ trì: PGS.TS Lê Hải An
4. CHỦ NHIỆM NHIỆM VỤ


Họ và tên: Đỗ Văn Bình

Học vị: Tiến sĩ

Chức danh khoa học: Phó giáo sư

Năm sinh: 1964

Địa chỉ cơ quan: số 18 Phố Viên, phường Đức Điện thoại di động: 0903202733
Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại cơ quan: (+84-4) 37522492

Fax:

E-mail:
5. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NHIỆM VỤ
Đơn vị công tác và
TT

Họ và tên
lĩnh vực chuyên môn

1

Nội dung thực hiện cụ
thể được giao

Chữ ký

- Chủ trì nhiệm vụ,

- Xây dựng thuyết
minh đề cương
- Thực hiện thực địa
bổ sung
-Thực hiện xây dựng
PGS.TS Đỗ Văn Trường Đại học Mỏ- các chuyên đề liên
Địa chất; Địa chất thủy
Bình
quan đến nội dung tài
văn, Môi trường
liệu biên soạn
- Tổng hợp báo cáo và
tổ chức hội thảo khoa
học
- Tổng hợp, viết báo
cáo tổng hợp
2


2

3

4

5

6

- Thành viên thực hiện

chính
- Thực hiện thực địa bổ
Trường ĐH Mỏ-Địa sung
TS. Nguyễn Quốc
- Thực hiện xây dựng
chất;
Phi
Địa chất môi trường chuyên đề
- Giảng thử nghiệm
- Tham gia tổ chức hội
thảo khoa học
- Thành viên thực hiện
chính
- Thực hiện thực địa bổ
sung
- Lấy mẫu, phân tích
Trường ĐH Mỏ-Địa
TS. Đào Đình
mẫu đất.
Thuần
chất; Hóa học
- Thực hiện xây dựng
chuyên đề
- Tham gia tổ chức hội
đồng đánh giá, nghiệm
thu
- - Thành viên thực
hiện chính
- Thực hiện thu thập tài
liệu

- Khảo sát thực địa bổ
Trường ĐH Mỏ-Địa sung
Th.S Đỗ Thị Hải chất; Địa chất TV, môi - Lấy và phân tích mẫu
trường
nước
- Tham gia tổ chức hội
thảo khoa học
- Lấy ý kiến cán bộ,
sinh viên
- Thực hiện xây dựng
chuyên đề
- Thực hiện thu thập tài
liệu liên quan
- Thực hiện xây dựng
Th.S Đỗ Cao
Trường ĐH Mỏ-Địa chuyên đề
Cường
chất; Địa chất TV
- Thực hiện thực địa bổ
sung
- Tham gia tổ chức hội
thảo khoa học
- Thành viên thực hiện
chính
ThS. Trần Thị Kim Trường ĐH Mỏ-Địa
- Tham gia xây dựng

chất; Địa chất TV
đề cương nhiệm vụ
- Thực hiện thực địa bổ

3


7

8

9

sung
- Thực hiện xây dựng
chuyên đề
- Tham gia tổ chức hội
đồng đánh giá, nghiệm
thu
ThS. Trần Thị Thu Trường ĐH Mỏ-Địa - Thành viên thực hiện
Hương
chất; Sinh học
chính
- Thực hiện thực địa bổ
sung
- Thực hiện xây dựng
chuyên đề
- Tham gia giảng thử
nghiệm
- Tham gia tổ chức hội
thảo khoa học; lấy ý
kiến
Th.S


Thị Trường ĐH Mỏ-Địa - Thành viên thực hiện
Phương Thảo
chất; Môi trường
chính
- Thực hiện thực địa bổ
sung
- Thực hiện xây dựng
chuyên đề
- Thu thập tài liệu liên
quan
- Hoàn thiện tài liệu
biên soạn, báo cáo tổng
kết.
Th.S
Nguyễn Trường ĐH Mỏ-Địa - Thành viên thực hiện
Quang Minh
chất; Môi trường
chính
- Thực hiện thực địa bổ
sung
- Thực hiện xây dựng
chuyên đề
- Thực hiện xây dựng
bản đồ, bản vẽ
- Đo hoạt độ α, β
- Tham gia tổ chức hội
thảo khoa học

6. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị trong và ngoài

nước

Nội dung phối hợp nghiên cứu

Họ và tên người đại
diện đơn vị

7. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA NHIỆM VỤ
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
7.1. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các vấn đề đặt ra của nhiệm vụ ở Việt
4


Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn
khi đánh giá tổng quan)
Không riêng ở các tỉnh ven biển miền trung, trên hầu hết các khu vực thuộc lãnh thổ Việt
Nam, khai thác và chế biến khoáng sản đã và đang gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi
trường, làm thay đổi địa hình, địa mạo, cảnh quan sinh thái; làm mất diện tích rừng, mất diện
tích đất canh tác, trồng trọt, trồng cây xanh do việc mở khai trường và đổ đất đá thải; đặc biệt
khai thác chế biến khoáng sản làm suy thoái, ô nhiễm nguồn nước thoái hóa đất đai, ô nhiễm kim
loại nặng và những hóa chất độc hại. Khi quá trình khai thác kết thúc, mỏ được đóng cửa (đóng
cửa mỏ) thường để lại các dạng địa hình, các yếu tố chất lượng nước, đất, không khí bất lợi cho
môi trường, cho con người, súc vật và các hệ sinh thái. Cải tạo phục hồi môi trường mỏ sau khai
thác có thể giải quyết những vấn đề bất lợi nói trên nhằm hạn chế những tái hại do khai thác gây
ra và đảm bảo trả lại cho môi trường các nguồn tài nguyên đất, nước, khí có chất lượng tốt góp
phần cho sự phát triển bền vững. Công tác cải tạo phục hồi môi trường ở các mỏ khai thác
khoáng sản là một nhiệm vụ nặng nề, quan trọng, cần thực hiện song song, lâu dài với công tác
khai thác và đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc, bài bản trên cơ sở khoa học nhằm hoàn trả,
phục hồi lại môi trường tự nhiên với mức tốt nhất để sử dụng hiệu quả nhất các tài nguyên đất,
nước.

Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 về cải tạo, phục hồi môi trường
trong hoạt động khai thác khoáng sản đã hướng dẫn chi tiết các nội dung về thực hiện quy định
về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai
thác khoáng sản theo tinh thần của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015
của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Đây là văn
bản pháp quy quan trọng quy định về trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định, phê duyệt, kiểm tra,
xác nhận hoàn thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi
trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Thông tư này đã thay thế thông tư
số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký
quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Với thông tư này các
nội dung, hình thức và quy cách của các báo cáo cải tạo phục hồi môi trường được thống nhất và
hướng dẫn thực hiện chi tiết đầy đủ.
Trong những năm qua, công tác cải tạo, phục hồi môi trường của các mỏ khai thác khoáng
sản đã đạt những kết quả nhất định. Các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh công tác kiểm tra,
thanh tra xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường (BVMT) trong hoạt động khai thác khoáng
sản; Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản đã thể hiện trách nhiệm trong việc thực hiện cải tạo,
phục hồi môi trường, tuân thủ các phương án cải tạo, phục hồi môi trường chi tiết được duyệt.
Nhiều bãi thải, mỏ hoặc khu vực mỏ kết thúc công tác, đã từng bước được cải tạo, phục hồi môi
trường.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, còn có những hạn chế trong công tác thực hiện việc cải tạo, phục
hồi môi trường. Các mỏ, điểm mỏ thực hiện phục hồi chủ yếu bằng phương pháp tháo dỡ công

5


trình sau khi kết thúc khai thác, chế biến san gạt tạo mặt bằng, trồng cây phủ xanh trên diện tích
san gạt. Đây là phương pháp được thực hiện ở nhiều mỏ trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.
Cây xanh được trồng với quy cách quy định, thông thường đào hố, phủ đất màu, phân bón và
trồng cây. Các loại cây thường được sử dụng là phi lao, keo lai, keo tai tượng… là những cây có

khả năng sống và sinh trưởng tốt ở những vùng đất bị khô cằn, ô nhiễm. Thực tế cho thấy, nếu
được chăm sóc tốt các cây phát triển được trên đất cát nắng và gió. Tuy nhiên số cây bị chết
cũng đạt tỉ lệ khá cao (15-20%) thậm chí lớn hơn. Vì vậy các đơn vị có trách nhiệm thường cho
trồng dặm lại nhưng cũng có khu vực việc chăm sóc, trồng dặm chưa đạt yêu cầu, việc dặm lại
cũng chưa đáp ứng yêu cầu thiết kế.
Đối với các tỉnh vùng ven biển miền trung, chủ yếu khoáng sản là sa khoáng titan và các
khoáng vật đi kèm (monazit, inmenite…) hoặc cát, sỏi xây dựng nên khi khai thác ảnh hưởng
nhiều đến môi trường nước ngầm và dòng chảy. Ở nước ta, việc cải tạo, khôi phục các dòng chảy
nước mặt cũng như chất lượng các nguồn nước khỏi bị ô nhiễm, xâm nhập mặn sau khi đóng cửa
mỏ chưa được chú trọng và còn khá nhiều bất cập. Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng là ở các mỏ
khai thác titan sa khoáng thường tồn tại các chất phóng xạ. Khi trong môi trường có các chất
phóng xạ, tùy mức độ, liều lượng tiếp xúc mà phóng xạ có thể gây tử vong ngay lập tức hoặc dẫn
đến ung thư da, phổi, máu, tuyến giáp… Thế nên, việc đánh giá và cải tạo phục hồi môi trường ở
các mỏ sa khoáng cần được quan tâm cải tạo và xử lý một cách phù hợp.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Báo cáo môi trường 2014), chỉ tính từ
năm 2008 đến cuối năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt 114 Đề án cải tạo,
phục hồi môi trường với tổng số tiền phê duyệt ký quỹ trên 1.720 tỷ đồng; trên cả nước có trên
2.900 dự án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt với tổng số tiền ký quỹ trên 2.000 tỷ
đồng; đã có 39/63 tỉnh,; thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Quỹ bảo vệ môi trường địa
phương để tiếp nhận và hoàn trả tiền ký quỹ; Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã tiếp nhận tiền
ký quỹ của 159 đơn vị, với tổng số tiền trên 97 tỷ đồng và đã hoàn trả cho các đơn vị với số tiền
trên 5 tỷ đồng (Báo cáo môi trường 20140). Nhìn chung, công tác bảo vệ môi trường cũng như
công tác cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đã có những chuyển
biến tích cực trong những năm vừa qua. Nhiều mỏ đã thực hiện khá tốt công tác hoàn thổ, phục
hồi và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tổ chức, cá nhân vẫn chưa nghiêm túc và
chưa quan tâm thực hiện. Một nguyên nhân quan trọng là do chưa có hướng dẫn kỹ thuật cụ thể,
đầy đủ về cải tạo, phục hồi môi trường cho từng loại hình khai thác khoáng sản. Ví dụ quy trình
cải tạo phục hồi và bảo vệ nguồn tài nguyên nước trong khai thác mỏ sa khoáng titan khác với
quy trình cải tạo phục hồi khu vực khai thác cát sỏi. Vì thế việc thực hiện quá trình phục hồi môi
trường ở các mỏ khai thác thực tế còn có nhiều lúng túng và vướng mắc. Do đó, việc có được

các hướng dẫn cụ thể, chi tiết từ quy trình đến các dạng mỏ cụ thể để thực hiện tốt vấn đề cải tạo
phục hồi môi trường là rất cần thiết.
+ Đối với việc đào tạo nguồn nhân lực môi trường cho đất nước, việc trang bị những kiến
thức cơ bản, kiến thức bổ trợ là rất quan trọng. Vì vậy rất cần thiết biên soạn để có những tài liệu
cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ sinh viên và những người quan tâm đến việc cải tạo phục
hồi môi trường mỏ. Tuy nhiên vấn đề tài liệu để thực hiện các nội dung cải tạo cho từng loại mỏ
6


với loại đất khác nhau, phương thức khai thác, đổ thải khác nhau còn rất hạn chế.
+ Năm 2014, Bùi Phương Mỹ Dung đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với đề tài: “Đánh
giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường đối với một số mỏ khai thác
quặng sa khoáng titan thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận”. Luận văn đã đánh giá
hiện trạng môi trường khu mỏ và đánh giá sự phù hợp và hiệu quả phương án cải tạo, phục hồi
môi trường khu vực dự án khai thác titan ven biển thuộc huyện Hàm Thuận Nam. Đồng thời tác
giả cũng đã chỉ ra nguyên nhân cải tạo phục hồi môi trường kém hiệu quả để từ đó đề xuất các
giải pháp cải tạo phục hồi môi trường hiệu quả hơn (Bùi Mỹ Dung- Luận văn thạc sĩ).
+ Năm 2015, Mai Văn Định đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu
hoàn thiện quy trình hoàn thổ phục hồi môi trường tại một số mỏ khai thác khoáng sản lộ thiên”.
Tác giả đã đề cập đến công tác cải tạo phục hồi môi trường các mỏ khai thác lộ thiên trong đó có
nhấn mạnh cải tạo phục hồi môi trường mỏ khai thác inmenite ở mỏ Kỳ Khang, Hà Tĩnh. Tác giả
cũng đã đề cập đến các biện pháp chống xói mòn khu vực đã cải tạo nhằm đạt hiệu quả tốt nhiệm
vụ phục hồi môi trường. Tuy nhiên quy trình và phương pháp thực hiện cải tạo phục hồi môi
trường đối với mỗi khu mỏ, dự án là khác nhau nên cần có những giải pháp cụ thể (Mai Văn
Định-Luận văn thạc sĩ).
+ Năm 2009, TS. Nguyễn Thúy Loan đã thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng mô hình ngăn ngừa,
giảm thiểu ô nhiễm và hoàn thổ phục hồi môi trường trong khai thác chế biến sa khoáng ven
biển”. Nội dung chính của nhiệm vụ là xây dựng mô hình ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và hoàn thổ phục hồi môi trường cho ngành khai thác và chế biến sa khoáng titan ven
biển Việt Nam. Tác giả đã cho thấy bức tranh về hiện trạng khai thác khoáng sản sa khoáng

Miền trung trong thời gian thực hiện nhiệm vụ và đề xuất các giải pháp cải tạo, hoàn thổ phục
hồi môi trường. Trên cơ sở đánh giá đó, tác giả đã xây dựng mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng mô hình cải tạo phục hồi cho các cơ
sở tại Việt Nam (Theo Nguyễn Thúy Lan-2009).
+ Năm 2007, PGS.TS. Nguyễn Xuân Tặng đã tổng hợp các vấn đề môi trường do ảnh hưởng
của việc khai thác khoáng sản titan ven biển từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận trong bài viết: “Những
vấn đề môi trường trong các khu vực khai thác sa khoáng titan ven biển miền trung Việt Nam”.
Trong đó tác giả đã tổng hợp được những tác động chính khi khai thác sa khoáng titan đã ảnh
hưởng đến điều kiện tự nhiên và môi trường vùng ven biển bao gồm: Chiếm dụng diện tích đất
lớn để làm khai trường và xây dựng các công trình phụ trợ. Tổng diện tích đất cát được cấp cho
khai thác titan (đến 2007) là 3.000 ha (Nguyễn Xuân Tặng-2007), trong đó diện tích rừng phòng
hộ và trảng cây ước tính khoảng 1.000 ha. Khai thác titan đã làm mất thảm cỏ, cây bụi là yếu tố
giữ ổn định vùng cát, chặt hạ rừng dương phòng hộ, chắn cát, tạo ra sự lồi lõm mặt đất bởi các
hố khai thác, đụn cát thải, làm giảm khả năng giữ nước mưa. Và do vậy làm suy giảm nguồn
nước ngầm trong cồn cát. Khai thác titan đã sử dụng một lượng nước rất lớn, đó là nguồn nước
ngọt rất quý giá trong cồn cát. Do vậy làm cạn kiệt trữ lượng nước, hạ thấp mực nước ngầm, gây
nên hiện tượng xâm nhập mặn tầng chứa nước. Sự đào bới, xáo trộn đất cát làm tăng khả năng
rửa lũa các khoáng vật nặng trong nước, dầu mỡ công nghiệp sử dụng cho các thiết bị khai thác
7


ngập trong nước… là những yếu tố gây ô nhiễm tầng chứa nước (tăng các khoáng vật nặng, dầu
mỡ hòa tan…). Việc vận chuyển vật tư, thiết bị, quặng bằng ôtô làm xuống cấp hệ thống giao, hư
hỏng hệ thống đường giao thông nông thôn của các khu vực mỏ. Các loại máy nổ, máy bơm và
phương tiện vận tải gây nên tiếng ồn, tác động đến dân (75 - 85dBA). Khai thác titan ven biển
tràn lan, thiếu kế hoạch và quy hoạch đã làm phá vỡ quy hoạch của Nhà nước về tài nguyên
khoáng sản, sử dụng đất của các địa phương, ảnh hưởng đến du lịch, nuôi trồng thủy hải sản…
Và như vậy việc cải tạo và phục hồi môi trường trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
+ Năm 2015, TS. Mai Thế Toản đã hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ
công tác xây dựng dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản bằng phương

pháp lộ thiên và hầm lò ở Việt Nam”. Tác giả đề tài đã nêu tổng quát các nghiên cứu về cải tạo,
phục hồi môi trường trên thế giới và ở Việt Nam. Tác giả cho rằng yếu tố địa hình, địa mạo sau
khi khai thác, những yêu cầu cần đạt được sau khi cải tạo, phục hồi môi trường có vai trò quan
trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo phục hồi môi trường. Đồng thời tác giả cũng đã chỉ
ra những rủi ro tiềm ẩn do các hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường sau khi khai thác và chế
biến khoáng sản. Trên cơ sở phân tích khoa học, tác giả đề tài đã xây dựng đề án điển hình cho
mỏ khai thác sa khoáng titan ở Bình Thuận - Ninh Thuận và xây dựng hướng dẫn quy trình cải
tạo, phục hồi môi trường tại Việt Nam. Đây là một đề tài có nội dung sâu và rộng liên quan đến
công việc xây dựng đề án, thực hiện đề án về cải tạo phục hồi môi trường mỏ khoáng sản phù
hợp với điều kiện Việt Nam.
+ Năm 2014, Th.s Vũ Thị Hằng đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định
quy luật dịch chuyển đất đá và biến dạng bãi thải mỏ lộ thiên bằng phương pháp địa tin học phục
vụ hoàn thiện quy định về cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản”. Tác giả đã
ứng dụng địa tin học để giải bài toán dịch chuyển đất đá từ bãi thải nhằm đánh giá ổn định của
khối chất thải rắn đối với môi trường. Đề tài đã xác lập cơ sở khoa học và phương pháp luận về
ứng dụng địa tin học trong nghiên cứu sự biến dạng bãi thải đồng thời ứng dụng công nghệ
GNSS xác định các đại lượng dịch chuyển biến dạng bãi thải chính Bắc thuộc Công ty than Núi
Béo - Vinacomin.
+ Năm 2012, tác giả Trần Đình Bình đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp quản lý cải
tạo phục hồi môi trường nước thải ở ven biển xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa”. Đề
tài tuy không nghiên cứu trực tiếp việc xả thải từ hoạt động khai thác mỏ nhưng có liên quan đề
môi trường nước do hoạt động khai thác tài nguyên (cát, sỏi) xây dựng… Tác giả đã đánh giá
mức độ ô nhiễm tiềm năng nước biển khu vực xã Ngư Lộc và giải pháp nâng cao bảo vệ môi
trường nước, phục hồi chất lượng môi trường. Trong đè tài tác giả đã đề cập đến các vấn đề quỹ
môi trường và trợ cấp môi trường nhằm thực hiện tốt nội dung bảo vệ môi trường một cách tổng
thể, toàn diện.
+ Trong những năm qua, chỉ tính riêng trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, đã có hàng trăm
dự án cải tạo phục hồi môi trường được thực hiện. Nhìn chung với khả năng và nguồn lực Việt
Nam, các dự án tuy còn có những hạn chế nhất định nhưng đã góp phần cải tạo, phục hồi môi
trường các mỏ trong và sau khai thác tốt dẫn hơn.

Những hạn chế còn tồn tại trong cải tạo phục hồi môi trường các mỏ khoáng sản:
8


1. Việc thực hiện cải tạo phục hồi môi trường thực hiện chưa đồng bộ với quá trình khai
thác khoáng sản. Những mỏ sa khoáng titan ven biển chủ yếu khai thác và hoàn thổ theo phương
pháp tịnh tiến, nghĩa là khai thác đến đâu hoàn thổ đến đấy, nên sau khi kết thúc khai thác mặt
bằng khu vực mỏ ít ghồ ghề lởm chởm hơn các mỏ vật liệu xây dựng và các mỏ đá. Vì vậy công
tác san gạt ở những mỏ này có phần thuận lợi hơn. Tuy nhiên việc trồng cây sau khi hoàn thổ
trên khu vực mỏ Titan lại là vấn đề khó. Bởi lẽ cát sau khai thác đã mất liên kết, mất các chất
khoáng nên cây trồng khó sống và hơn nữa do gần biển nên có sự xâm nhập của nước biển làm
cây non trồng trên cát khó tươi tốt.
2. Vấn đề mặt bằng có thể được san gạt dễ dàng nhưng nguồn nước ngầm vốn rất tốt trong
các cồn cát lại bị ô nhiễm hoặc nước biển xâm nhập vào gây nhiễm mặn, tạo nên môi trường
khác xa môi trường trước khi khai thác nên tác động đến sự tồn tại của các hệ sinh thái (vi sinh
vật, sinh vật, tảo…và các động vật nước ngọt khác). Thậm chí trong và sau khai thác có thể tạo
ra dòng chảy axit mỏ nguy hiểm đối với sự sống (mỏ sắt Thạch Khê nằm sát biển và có độ sâu
thân quặng đến 350m). Bởi vậy vấn đề bảo vệ và cải tạo chất lượng nguồn nước đang là một khó
khăn tồn tại, cần được nghiên cứu và giải quyết.
3. Đối với việc trồng cây sau khi san lấp mặt bằng mỏ, chưa có những nghiên cứu về chất
đất, loại cây phù hợp với từng loại đất nên có những khu vực, sau khi trồng cây xong, cây khó
phát triển thậm chí bị chết gây ảnh hưởng đến chất lượng cải tạo, phục hồi môi trường.
4. Việc tiến hành các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường mỏ tuy có quy định và hướng
dẫn nhưng chưa có những hướng dẫn cụ thể về loại mỏ nào, đất nào thì nên hoàn thổ và trồng
cây gì. Hiện nay các mỏ đều thực hiện theo hướng dẫn của các văn bản pháp quy là trồng cây
theo số lượng, kỹ thuật quy định theo đề án Cải tạo phục hồi môi trường được duyệt. Chính điều
này dẫn đến những hạn chế, cứng nhắc và không triệt để trong quá trình thực hiện. Việc trồng
cây, cải tạo do đó cũng chưa thu được kết quả như mong muốn.
5. Trong cải tạo phục hồi môi trường chưa có những liên hệ sâu sắc với quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội của địa phương. Nhiều mỏ thậm chí không thực hiện nghiêm nội dung đề án cải

tạo phục hồi môi trường được duyệt. Hình 1. Thể hiện moong khai thác chưa được san lấp và
hình 2. moong đang khai thác titan.
6. Sau khi cải tạo phục hồi môi trường, việc xác nhận đảm bảo yêu cầu về chất lượng, khối
lượng của địa phương với các chủ mỏ cũng chưa đầy đủ và chặt chẽ. Vì thế chưa có chế độ bảo
hành về kết quả thực hiện của chủ mỏ.
7. Lợi ích trong khai thác tài nguyên có những xung đột giữa chủ mỏ với nhân dân trong
vùng. Việc cải tạo phục hồi môi trường cũng vậy, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu lợi ích hài hòa
giữa các bên liên quan. Việc tính toán giá thành sử dụng đất sau khi phục hồi cũng còn cứng
nhắc, cần cụ thể hóa để phù hợp thực tế hơn nhằm đảm bảo lợi ích của các bên liên quan.
8. Cán bộ, nhân viên thực hiện công tác cải tạo phục hồi môi trường nhìn chung chưa có kiến
thức chuyên môn sâu nên chất lượng và hiệu quả thực hiện chưa cao. Do vậy việc cung cấp
nhân lực có kiến thức phổ cập là rất quan trọng và cần thiết.

9


Hình 1. Moong khai thác chưa được san lấp

Hình 2. Khai thác sa khoáng Titan ven

biển
(Ảnh được lấy từ mạng internet)
7.2. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu và thực hiện các vấn đề đặt ra của
nhiệm vụ trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến
nhiệm vụ được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
Trên thế giới, công tác cải tạo phục hồi môi trường được quan tâm và thực hiện khá tốt.
Nhiều mỏ sau khi ngừng khai thác được cải tạo và xây dựng thành những công viên, khu vui
chơi, khu du lịch sinh thái. Công tác cải tạo phục hồi môi trường thường được tiến hành đồng
thời từ khi mở mỏ đến khi khai thác và đóng cửa mỏ. Bởi vậy công tác cải tạo phục hồi luôn
được thực hiện thường xuyên, có kiểm chứng và đảm bảo yêu cầu như đề án được duyệt. Chính

vì vậy nhiều mỏ sau khi khai thác có điều kiện môi trường rất tốt.
Phần lớn các mỏ sa khoáng ilmenite trên thế giới nằm dọc vùng bờ biển các nước
Australia, Nam Phi, Ấn Độ, Braxin, Madagasca và Mỹ. Khoáng chất này cũng có mặt ở các mỏ
đá tại Na Uy và Canada. Ba nước hàng đầu thế giới về khai thác và chế biến titan là Australia,
Nam Phi và Canada. Trong đó Australia là nước dẫn đầu về sản xuất ilmenite (chiếm 28% lượng
sản xuất được trên thế giới), rutile (chiếm 53%) và zircon (chiếm 46%), phần lớn rutile và zircon
xuất khẩu. Việc khai thác titan đã làm mất nhiều diện tích rừng phòng hộ, trồng màu và diện tích
thảm thực vật, cây bụi và các loài động - thực vật địa phương. Bên cạnh đó là các tác động tới
các thành phần môi trường đất, nước, không khí làm trầm trọng thêm các tác động tới môi
trường sinh thái. Việc cải tạo phục hồi môi trường thường là san lấp, trồng lại rừng hoặc tạo nên
cảnh quan sinh thái du lịch. Việc cải tạo này có thể kéo dài nhiều năm và chủ mỏ hoặc đơn vị
chức năng có trách nhiệm thực hiện đến khi được chính quyền và tổ chức môi trường nghiệm thu
đồng ý mới tiếp tục đưa vào sử dụng cho những mục đích khác.
Những mỏ sa khoáng ven biển thường có đặc điểm là có độ sâu nhỏ nhưng bề mặt rộng, các
nghiên cứu và kết quả thực hiện công tác cải tạo ở các nước chỉ ra rằng, việc cải tạo phục hồi
môi trường thường thực hiện bằng cách san gạt mặt bằng, cải tạo đất, cải tạo địa hình sau khai
thác cho bằng phẳng sau đó sử dụng đất đã cải tạo cho canh tác, trồng trọt, hoặc du lịch, thể thao.
Công tác cải tạo phục hồi môi trường, mà cốt lõi là công tác cải tạo đất thường được quan tâm
chú trọng. Tiếp sau đó là quá trình quan trắc chất lượng đất, nước, hoàn chỉnh mặt bằng sau đó
đưa vào sử dụng. Công tác này thường mất từ 2 đến 4 năm sau khi ngừng khai thác và được sử
dụng nhiều ở các nước Asean.
Những nghiên cứu và công bố về cải tạo phục hồi môi trường trên thế giới khá dồi dào và đa
dạng. Song nhìn chung đều nêu các phương pháp cải tạo, biện pháp và kết quả thực hiện. Có thể
10


nêu một số tiêu biểu là:
1. Ở Úc, quốc gia có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển thì việc cải tạo phục hồi
môi trường luôn luôn là một phần không thể tách rời với quá trình khai thác. Kế hoạch thực hiện
và kinh phí cho cải tạo phục hồi môi trường phải được hoàn thiện trước khi quá trình khai thác

được bắt đầu. Kinh phí cải tạo phục hồi môi trường thường đạt trung bình tới 10.000 USD/ha.
Công tác cải tạo phục hồi môi trường thường được thực hiện qua 4 giai đoạn là: 1/ Xác định
phương thức sẽ sử dụng đối với cải tạo đất sau khi khai thác; 2/ San lấp mặt bằng tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho việc trồng cây; 3/Thực hiện trồng cây hoặc gieo hạt trực tiếp trên khu vực cải
tạo; 4/ Quan trắc và nghiên cứu quá trình cải tạo phục hồi môi trường đồng thời có những tác
động phù hợp, kịp thời với công tác cải tạo sao cho đảm bảo các thông số môi trường với sự
thành công của dự án. Như vậy công tác cải tạo phục hồi môi trường được thực hiện trước khi
khai thác mỏ và kéo dài nhiều năm sau khi quá trình khai thác kết thúc. Đây là một trong những
vấn đề mà Việt Nam chưa thực hiện được.
2. Tại mỏ đồng – vàng Batu Hijau trên đảo Sumbawa, một trong những mỏ đồng-vàng lớn
nhất thế giới, việc cải tạo phục hồi môi trường chủ yếu là san gạt và trồng cây xanh. Việc trồng
cây xanh được thực hiện hàng năm song song với quá trình khai thác đồng-vàng. Mỗi năm mỏ
trồng thêm khoảng 40.000 cây xanh nhằm suy trì sự đa dạng sinh học và phát triển các hệ sinh
thái theo thời gian khai thác mỏ. Những nỗ lực trong việc duy trì và phát triển các hệ sinh thái
này khiến sự thực hiện công tác cải tạo phục hồi môi trường mỏ đạt được hiệu quả cao.
3. Tập đoàn Alcoa (Úc) đã phục hồi hàng ngàn ha đất sau khi khai thác quặng sắt. Kết quả
cải tạo rất thành công với sự phát triển đầy đủ thảm thực vật và động vật trên và dưới mặt đất.
Có được thành công đó là do Alcoa đã: có chính sách và mục tiêu đúng trong công tác cải tạo
phục hồi môi trường; có nguồn tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ dồi dào, sử dụng hợp lý;
xác định rõ nhiệm vụ và nội dung trước khi bắt đầu khai thác, trong quá trình khai thác và sau
khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ. Đặc biệt công ty đã xử lý tốt các quyền lợi, lợi ích của
doanh nghiệp và cộng đồng, giữa đất đai với môi trường. Điều này các mỏ và các công ty ở Việt
Nam chưa có những chính sách và chưa thực hiện được.
4. Ở Malayxia là một nước rất gần với Việt Nam, sau khi khai thác, mỏ được cải tạo phục
hồi thành khu vui chơi giải trí, hoạt động thể thao, du lịch. Tiêu biểu như mỏ thiếc Paya indah
Sanctuary đóng cửa năm 1997 nay đã trở thành một khu du lịch thể thao nổi tiếng. Khu vực này
còn được dự định xây dựng một khu trung tâm nghiên cứu sinh thái hàng đầu Châu Á trong
tương lai.
5. Tại Pháp, sau khi đóng cửa mỏ Albi Carmaux năm 1997 có diện tích rộng tới 650 ha thì
đến năm 2003 đã xây dựng một khu giải trí phức hợp gồm cả du lịch, nghỉ dưỡng, trượt tuyết,

lướt ván và bảo tàng khai khoáng. Đến nay khu vực này đã thu hút nhiều khách du lịch Châu Âu
và các nơi khác trên thế giới tham quan.
6. Ngay tại Côn Minh, Trung Quốc một mỏ lưu huỳnh lớn bậc nhất khu vực cũng đang
được khai thác và cải tạo phục hồi môi trường. Khu vực phía Bắc mỏ hiện vẫn đang được khai
thác quặng nhưng khai thác đến đâu được cải tạo phục hồi môi trường đến đấy theo một kịch
bản xây dựng trước. Khu vực phía Nam mỏ hiện đã trở thành một khu du lịch sinh thái với đầy
đủ tiện ích như sân bóng đá, bể bơi, khu thi đấu thể thao và khu rừng sinh thái tuyệt đẹp.
Nhìn chung công tác cải tạo phục hồi môi trường ở các mỏ khai thác khoáng sản trên thế giới
đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kết quả cải tạo phục hồi mang lại giá trị sử dụng của tài
nguyên đất rất đáng kể. Đây là những điều Việt Nam cần học tập và thực hiện trong giai đoạn
11


tiếp theo.
7.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc vấn đề đặt ra của chủ nhiệm và những thành
viên tham gia nhiệm vụ (họ và tên tác giả; bài báo; ấn phẩm; các yếu tố về xuất bản)
a) Của chủ nhiệm nhiệm vụ
1. Đỗ Văn Bình (2011), “Cơ sở Địa sinh thái” – Bài giảng cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi
trường, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
2. Đỗ Văn Bình (2012), “Các phương pháp Điều tra Địa sinh thái và Môi trường”, Bài giảng
cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Mỏ-Địa Chất
3. Đỗ Văn Bình (2009), “Quản lý và phát triển sinh thái tài nguyên nước”, Bài giảng cho sinh
viên ngành Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Mỏ-Địa Chất.
4. Đỗ Văn Bình (2012). “Cơ sở Địa môi trường” – Bài giảng cho sinh viên ngành Kỹ thuật
môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
5. Đỗ Văn Bình (2000). “Địa chất thủy văn và tháo khô các mỏ khoáng sản rắn”, Bài giảng
cho sinh viên ngành Khai thác mỏ, Trường Đại học Mỏ-Địa Chất.
6. Đỗ Văn Bình, Nguyễn Văn Hoàn (2012). Nước thải mỏ than và phương pháp xử lý – Tạp
chí Công nghiệp mỏ tháng 4/2012.
7. Đỗ Văn Bình, Trần Thị Thanh Thuỷ, “Đánh giá hiện trạng môi trường nước tỉnh Thái

Bình. Đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng hợp lý”. Tạp chí Công nghệ mỏ số tháng 8/2012
8. Đỗ Văn Bình (2011- chủ nhiệm), Biên soạn tài liệu Cơ sở Địa sinh thái phục vụ giảng dạy
– học tập ngành Kỹ thuật môi trường ở Trường Đại học Mỏ - Địa Chất. Nhiệm vụ cấp bộ, Mã số
B2011- 07 MT.
9. Nguyễn Quang Minh, Đỗ Văn Bình và nnk (2011) “Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm môi
trường nước của khu vực khai thác và chế biến (tuyển) khoáng sản Apatit Lào Cai”. Mã số:
B2009-02-07
10. Bùi Học (chủ nhiệm), Đỗ Văn Bình (thư ký đề tài), (2005). và nnk: “Nghiên cứu sự chu
chuyển của các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ (POP5) ở một số khu vực kinh tế trọng điểm”. Đề
tài khoa học trọng điểm cấp Bộ.
11. Đỗ Văn Bình (2016), “Hướng dẫn các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong đề
án CPM đối với loại hình khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên” chuyên đề thuộc đề
tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lập đề án cải tạo, phục hồi
môi trường trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên và hầm lò ở Việt Nam” do
TS. Mai Thế Toản chủ trì.
12. Đỗ Văn Bình và nnk (2016), “Đề xuất cách xác định phương án cải tạo phục hồi môi
trường và cách tính giá trị trượt giá đối với các mỏ khoáng sản nằm trong cụm mỏ của khu vực”,
chuyên đề thuộc đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lập đề
án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên và hầm lò
ở Việt Nam” do TS. Mai Thế Toản chủ trì.
13. Đỗ Văn Bình (2016), “Nghiên cứu các phương án cải tạo, phục hồi môi trường cho từng
loại hình dự án khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, kết hợp với kết quả thực hiện
CPM của các mỏ tương tự đã thực hiện để để xuất phương án CPM có hiệu quả cao”, chuyên đề
thuộc đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lập đề án cải tạo,
12


phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên và hầm lò ở Việt
Nam” do TS. Mai Thế Toản chủ trì.
14. Đỗ Văn Bình (2016), “Hướng dẫn cách tính chi phí CPM và ký quỹ CPM đối với từng

loại hình dự án khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò”, chuyên đề thuộc đề tài
“Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lập đề án cải tạo, phục hồi môi
trường trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên và hầm lò ở Việt Nam” do TS.
Mai Thế Toản chủ trì.
15. Đỗ Văn Bình (2016), “Hướng dẫn tính chi phí CPM và ký quỹ CPM đối với các mỏ khai
thác bằng phương pháp hầm lò đã khai thác và triển khai dự án mở rộng, nâng công suất”,
chuyên đề thuộc đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lập đề
án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên và hầm lò
ở Việt Nam” do TS. Mai Thế Toản chủ trì.
b) Của các thành viên tham gia nhiệm vụ
1. Đỗ Thị Hải (2012), Đặc điểm môi trường nước ngầm khu vực đồng bằng ven biển tỉnh
Nghệ An, Hội nghị khoa học trường lần thứ 20, ĐH Mỏ-Địa Chất
2. Đỗ Thị Hải (2012), Features of Arsenic distributed in groundwater in Nam Dinh,
Proceedings of the 2nd international conference on advances in mining and tuneling (tham gia).
3. Đỗ Thị Hải (2014), Tiềm năng sử dụng năng lượng sạch từ các nguồn nước nóng ở Việt
Nam phục vụ đới sống dân sinh. Hội nghị khoa học trường ĐH Mỏ-Địa Chất lần thứ 22 (tham
gia).
4. Đỗ Thị Hải (2015). Đánh giá hiện trạng xả thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thái
Bình, Hội thảo Kỷ niệm 10 xây dựng và phát triển bộ môn Địa sinh thái và CNMT.
5. Trần Thị Thu Hương (2012): “Nghiên cứu xử lý benzene, toluen và xylen trong môi
trường không khí bằng sơn nano apatit/TiO2”, Tạp chí Khoa học và công nghệ 50 (2B) (2012),
T213 – 220
6. Trần Thị Thu Hương (2014) “Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi sinh vật sinh chất
hoạt hoá bề mặt sinh học (CHHBMSH) từ vi sinh vật biển nhằm xử lý mùn khoan trong ngành
công nghiệp dầu khí”; tuyển tập báo cáo NCKH trường năm 2014.
7. Trần Thị Thu Hương và cộng sự (2015),“Ảnh hưởng của một số vật liệu nano kim loại
đến sinh trưởng của chủng vi khuẩn lam Microcystis aeruginosa KG”, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ 53(6A), (2015), T50-57
8. Tran Thi Thu Huong et al (2015), “Effect of engineered nanoparticles on cyanobacteria
strain”, Hội nghị Khoa học dành cho nghiên cứu sinh và các nhà Khoa học trẻ đến từ các nước

ASEAN, 2015, Bangkok, Thailand.
9. Trần Thị Thu Hương và cộng sự (2016), “Ảnh hưởng của vật liệu nano bạc đến sinh
trưởng của bèo Lemna sp.”, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 14(2), 1-8 (2016).
10. Thi Thuy Duong, Thi Thu Huong Tran et al (2016), Inhibition effect of engineered silver
nanoparticles to bloom forming cyanobacteria, journal Adv. Nat. Sci.: Nanosci. Nanotechnol.
issue 3, volume 7.
11. Trần Thị Thu Hương (2015), “Bước đầu nghiên cứu chế tạo vật liệu nano đồng bằng
phương pháp polyol để xử lý vi khuẩn lam Mycrosystin aeruginosa”, Kỷ niêm Hội thảo kỷ niệm
13


10 năm thành lập bộ môn Địa sinh thái và CNMT.
12. Trần Thị Thu Hương et al, 2016: “Nanoparticles as a control for cyanobacterial bloom”,
Journal of Vietnamese environment, ISSN 2193-6471, 2016.
13. Nguyễn Quang Minh (2000), Sự suy giảm của Laser trong môi trường bụi than, Tạp chí
khoa học, Đại học Mỏ - Địa chất.
14. Nguyễn Quang Minh (2009), Environmental impacts of exploitation and processing of
apatite at Lao cai apatite mine, 2009, International training workshop on natural disaster
reduction, Taiwan.
15. Nguyễn Quang Minh (2009), Nghiên cứu sử dụng Xốp Polystyrol xử lý nước thải bằng
phương pháp sinh học, Tuyển tập khoa học Laser và Mụi trường Mỏ, Đại học Mỏ - Địa chất.
16. Nguyễn Quang Minh (2010), Các tác động đến môi trường nước từ hoạt động của Nhà
máy tuyển Apatit Tằng Loỏng, Lào Cai, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học lần thứ 21, ĐH
Mỏ - Địa chất.
17. Nguyễn Quang Minh (2010), Đánh giá tác động đến môi trường nước từ hoạt động của
Nhà máy tuyển Apatit Tằng Loong, Lào cai, Tạp chí Bảo Hộ lao động, số tháng 12/2010.
18. Nguyễn Quang Minh (2012), Sử dụng mô hình Riam Basic đánh giá tác động tổng hợp
tới môi trường nước từ việc khai thác Apatit tại Lào Cai, 2011, Tạp chí Bảo Hộ lao động, số
tháng 4/2011
19. Nguyễn Quang Minh (2014), Mô phỏng tai biến đá rơi, trượt bằng phần mềm PFC-Particle

Flow Code, Hội thảo: Tai biến địa chất, các phương pháp dự báo, phân tích và phòng tránh, tổ chức ngày
30/5/2014.
20. Nguyễn Quang Minh (2016), Dự báo ảnh hưởng mưa đến sụt trượt bãi thải bằng phần
mềm PFC, Tạp KHCN Mỏ.
21. Nguyễn Quang Minh (2016), GIS-based parameter rating approaches for landslide
susceptibility mapping along mountainous road corridors from Bao Thang to Lao Cai, northwest
of Vietnam (in press). International Conference on Environmental Issues in Mining and Natural
Resources Development (EMNR 2016), HUMG, Hnoi, Vietnam.
22. Nguyễn Quang Minh (2016), Multi criteria decision modeling using Analytical
Hierarchical Process for ecotourism regions. A case study of Dehradun City, India, 2016,
International Conference on Environmental Issues in Mining and Natural Resources
Development (EMNR 2016), HUMG, Hnoi, Vietnam.
23. Vũ Thị Phương Thảo, (2012). “Nghiên cứu về khả năng làm sạch nước nhiễm các hợp
chất nitơ của Bèo tấm tím (Spirodela polyrhiza) bằng mô hình động lực tăng trưởng toán học”.
Các công trình nghiên cứu Địa chất và địa vật lý biển 2011, trang 241-257, ISSN: 1859-3070.
24. Vũ Thị Phương Thảo, (2015). “Khả năng tích tụ kim loại chì của cây rau muống và ngổ
dại thu được trên sông Nhuệ đoạn từ Cầu Tó tới Cống Thần”. Tạp chí Khoa học Tài nguyên và
Môi trường, ISSN: 0866-7608 số 7, tháng 3/ 2015.
25. Vũ Thị Phương Thảo, (2014). “Content of some heavy metals in water and in Impomoea
aquatic collecting from Nhue River”. International conference on Advances in Mining and
tunneling, 10/2014, Vung Tau, Vietnam. Publishing House for Science and Technology. ISBN:

14


978-604-913-248-3.
26. Vũ Thị Phương Thảo et al, (2016). “Effect of using Cyperus alternifolius to improve
water quality of Nhue river”. International conference on Earth Sciences and sustainable Georesource Development. 11/2016, Hanoi, Vietnam. Transport publishing House. ISBN 978-60476-1171-3.
(Những công trình được công bố trong 5 năm gần nhất)
8. TÍNH CẤP THIẾT CỦA NHIỆM VỤ

Dải ven biển miền trung có nhiều mỏ sa khoáng đã và đang được khai thác chế biến quặng các
loại, chủ yếu là titan và khoáng sản đi kèm titan như monazit, inmenite... Trong hơn 2 thập kỷ
qua, khai thác sa khoáng titan ở Việt Nam trở nên vô cùng sôi động. Tại các tỉnh miền Trung, đã
có trên 40 đơn vị tổ chức khai thác ở 38 khu mỏ, 18 xưởng tuyển tinh quặng ra đời với hơn 2
triệu tấn quặng được khai thác. Việc khai thác chế biến quặng titan và khoáng sản đi kèm tràn
lan tác động rất mạnh đến môi trường và con người, tác động đến cảnh quan và hình thái môi
trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; gây ô nhiễm và suy thoái vùng đất cát ven biển; làm thay
đổi địa hình cồn cát ven biển; làm cạn kiệt và nhiễm mặn nguồn nước ngọt cồn cát một nguồn tài
nguyên rất quý và giá trị; tàn phá thảm thực vật và rừng phòng hộ ven biển, phá huỷ sự đa dạng
sinh học, nguy cơ xói lở bờ biển, hoang mạc hóa, phát tán các chất phóng xạ vào môi trường,
gây mất an ninh trật tự ở khu vực, tạo nên hiện tượng cát bay, cát chảy, ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống, sản xuất của người dân, đến các hoạt động kinh tế - xã hội của khu vực và gây tổn thất
lớn đến tài nguyên quốc gia. Những hoạt động này đã và đang nhanh chóng phá vỡ cân bằng
sinh thái hình thành từ hàng chục nghìn năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, nhiều
vùng đã có biểu hiện ô nhiễm đất, nước, phóng xạ, vì vậy vấn đề cải tạo phục hồi môi trường sau
khai thác đã trở nên cấp bách trong thời gian gần đây.
Khai thác khoáng sản ở các mỏ sa khoáng của nước ta trong một thời gian dài đã làm phá hủy
môi trường tự nhiên khá nhiều. Có mỏ môi trường trở nên nghiêm trọng do phá hủy tầng chứa
nước ngot, tăng xâm nhập mặn, phá hủy vai trò của rừng phòng hộ. Do vậy việc bảo vệ môi
trường, bảo vệ con người và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, rất cần thiết phải thực hiện các
biện pháp đồng bộ về quy hoạch, tổ chức và khoa học công nghệ. Những năm qua, việc cải tạo
phục hồi môi trường các mỏ khai thác sa khoáng ven biển ở nước ta tuy đã được quan tâm nhưng
thực tế còn chưa tương xứng, chưa bền vững.
Theo tài liệu của Trung tâm tư vấn và công nghệ môi trường - Tổng cục Môi trường (năm
2014), riêng tỉnh Bình Thuận có trữ lượng titan đạt hơn 600 triệu tấn, chiếm 92% trữ lượng cả
nước. Lượng khoáng sản này phân bố trong tầng cát xám và cát đỏ trên diện tích khoảng 800
km2 dọc ven biển. Đã có đến 67 dự án khai thác titan ở đây, nên mức độ tàn phá môi trường là
vô cùng lớn (theo PGS.TS. Lê Trình -Viện Khoa học Môi trường và Phát triển). Sau khi khai
thác một số công ty không hoàn thổ không đúng yêu cầu nên mặt đất bị cày nát, hố trũng loang
lổ, mất hẳn địa hình tự nhiên. Một số đồi cát xanh tự nhiên trước đây giờ trở thành vùng đất chết

không có cây cối, không có động vật nào sinh sống.
Trang bị tài liệu, kiến thức chuyên sâu phục vụ giảng dạy cho sinh viên ngành kỹ thuật môi
trường nhất là chuyên sâu về môi trường mỏ là một nhiệm vụ quan trọng. Khoa Môi trường Đại
học Mỏ - Địa Chất là nơi đào tạo cán bộ môi trường đi sâu về cải tạo phục hồi môi trường các
mỏ khoáng sản. Đây là khoa mới thành lập được hơn 6 năm nên tài liệu phục vụ học tập, giảng
dạy còn có những hạn chế. Tuy vậy, Khoa có thế mạnh trong đào tạo sinh viên có kiến thức tổng
hợp từ địa chất, khai thác mỏ, tài nguyên nước, sinh học đến những vấn đề môi trường khác như
15


phóng xạ, ô nhiễm đất, nước, khí. Trên nền kiến thức tổng hợp ấy, việc thực hiện cải tạo phục
hồi sẽ có những thuận lợi và bài bản hơn so với sinh viên được tào tạo từ những cơ sở khác.
Thực tế cho thấy sinh viên được đào tạo từ Đại học Mỏ - Địa chất, ra trường có khả năng đảm
nhận tốt các công tác đảm bảo tốt các vấn đề kỹ thuật và chuyên môn trong các vấn đề môi
trường mỏ trong đó có cải tạo phục hồi môi trường. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một tài
liệu phục vụ giảng dạy sinh viên môi trường mang tính căn bản, tổng hợp và logic về cải tạo
phục hồi môi trường mỏ sa khoáng sau khai thác.
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn và nhu cầu thực tế của các cơ sở giảng dạy về
cải tạo phục hồi môi trường mỏ khai thác sa khoáng, việc biên soạn tài liệu “Cơ sở khoa học
và thực tiễn cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven biển” cho sinh viên các ngành
kỹ thuật môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết trong đào tạo cũng như quản lý, để đáp
ứng nhu cầu người học cũng như thực tế công việc đòi hỏi.
9. MỤC TIÊU CỦA NHIỆM VỤ
Biên soạn và thử nghiệm được tài liệu “Cơ sở khoa học và thực tiễn cải tạo phục hồi môi
trường các mỏ sa khoáng ven biển” cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường.
Mục tiêu cụ thể nhằm trang bị cho người học hiểu biết về đặc điểm chung các mỏ sa khoáng
ven biển (loại mỏ, loại đất thải, đổ thải, nước thải, phương thức khai thác, các phương pháp cải
tạo phục hồi môi trường mỏ sa khoáng), làm kiến thức nền, cơ bản và từ đó nắm được nội dung
phương pháp cải tạo phục hồi môi trường mỏ trong giai đoạn hiện nay.
10. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

10.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là tổng hợp cơ sở lý thuyết và thực tiễn đối với các loại mỏ sa khoáng
titan ven biển để biên soạn tài liệu “Cơ sở khoa học và thực tiễn cải tạo phục hồi môi trường
các mỏ sa khoáng ven biển” cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường.
10.2. Phạm vi
Nhiệm vụ được tiến hành:
- Trong phòng để thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp các mỏ sa khoáng titan ven biển
miền Trung.
- Thực địa bổ sung tại một mỏ titan phân bố ở Hà Tĩnh và một mỏ phân bố ở Bình Thuận để
lấy ví dụ thực tiễn, sau đó biên soạn tài liệu.
11. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
11.1. Cách tiếp cận
Để giải quyết được nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, các tác giả sử dụng các cách tiếp cận chính như
sau:
a/ Tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp.

16


Đối tượng nghiên cứu là các mỏ sa khoáng ven biển Việt Nam mà chủ yếu tập trung vào các
mỏ titan ven biển từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận. Bởi vậy tác giả sẽ tiếp cận đối tượng một cách
tổng hợp với những thông tin từ tự nhiên đến xã hội. Những điều kiện tự nhiên, đặc điểm mỏ và
phương thức khai thác đều tác động đến môi trưởng và do đó cần có những phương pháp, quy
trình cải tạo phục hồi khác nhau. Bởi vậy nên đòi hỏi phải tiếp cận thực tiễn, hệ thống và tổng
hợp trên cả vùng lãnh thổ mới giải quyết được mục tiêu đề ra.
b/ Tiếp cận kế thừa tri thức, kinh nghiệm và cơ sở dữ liệu đã có một cách chọn lọc:
Vùng ven biển Việt Nam đã và đang khai thác sa khoáng, đã và đang có các biện pháp cải tạo
phục hồi môi trường. Bởi vậy đã có nhiều nguồn tài liệu đã và chưa được công bố. Tiến hành thu
thập, hệ thống hóa các tài liệu ở tất cả các mỏ sa khoáng ven biển đang khai thác titan phục vụ
thực hiện các nội dung của nhiệm vụ là một cách tiếp cận quan trọng và quý giá. Cách tiếp cận

này sẽ tiến hành:
+ Thống kê và hệ thống hóa toàn bộ các mỏ đã và đang khai thác titan, hệ thống hóa tài liệu
cải tạo phục hồi môi trường ở các mỏ đó.
+ Tổng hợp lý thuyết và thực tiễn để xác định phương pháp luận về cơ sở cải tạo phục hồi
môi trường các mỏ khai thác sa khoáng ven biển.
+ Khảo sát thực địa nghiên cứu thực tế một số mỏ điển hình (titan ở Hà Tĩnh và Bình Thuận).
+ Lấy mẫu đất, mẫu nước, phân tích mẫu đó làm cơ sở thông tin để đối sánh và viết nội dung
tài liệu.
c/ Tiếp cận trực tiếp và gián tiếp đối tượng nghiên cứu
+ Tiến hành nghiên cứu, tiếp cận thực tế bằng việc khảo sát thực địa, hỏi đáp, phỏng vấn cán
bộ và nhân dân về thực hiện và hiệu quả, tác động của công tác khai thác, cải tạo phục hồi môi
trường bằng phiếu điều tra, phỏng vấn.
+ Sử dụng ảnh viễn thám để phân tích, đánh giá việc phục hổi môi trường, đề xuất phương
pháp quan trắc, giám sát bằng GIS và ảnh viễn thám.
11.2. Phương pháp thực hiện nhiệm vụ
- Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu, xử lý thống kê số liệu:
+ Tiến hành thu thập, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu: địa lý tự nhiên, địa chất, thổ
nhưỡng, địa chất thủy văn, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, đặc điểm mỏ khoáng sản,
phương pháp khai thác, chế độ đổ thải, xả thải, biện pháp cải tạo phục hồi môi trường đã thực
hiện…
+ Đánh giá tài liệu về mức độ đầy đủ, tin cậy và viết các chuyên đề về tổng quan tài liệu (địa
lý, địa chất, khí tượng thủy văn, ô nhiễm đất, nước, hiện trạng khai thác, tác động do khai thác,
cải tạo môi trường…)
- Phương pháp khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát thực địa bổ sung, nghiên cứu tổng hợp
các nội dung liên quan đến cải tạo phục hồi môi trường (địa hình, địa mạo, đổ thải, xả thải và
quy trình cải tạo phục hồi môi trường nhất là cải tạo đất và nước). Đánh giá mức độ thực hiện
công tác cải tạo phục hồi của cơ sở mỏ ngoài thực tế và đối chiếu tài liệu được phê duyệt. Dự
kiến thực địa 2 mỏ titan (01 mỏ ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh và 01 mỏ ở Hàm Thuận Nam, Bình
Thuận), mỗi mỏ tiến hành 01 đợt thực địa. Khảo sát thực địa còn nhằm mục đích thu thập thêm
17



các tài liệu thực tế, bổ sung thông tin, đánh giá thực trạng các công tác cải tạo môi trường.
- Phương pháp GIS:
Sử dụng công nghệ GIS và viễm thám để xử lý, chồng lặp các bản đồ, bản vẽ chuyên môn,
quan trắc và giám sát việc cải tạo phục hồi môi trường các mỏ nhằm đánh giá sự biến đổi cảnh
quan, môi trường khu vực mỏ và hiệu quả của công tác cải tạo.
- Phương pháp lấy và phân tích mẫu:
+ Tiến hành lấy các loại mẫu đất,mẫu nước và đo phóng xạ tại các khu vực mỏ và phụ cận để
đánh giá thực trạng chất lượng môi trường khu vực trong và ngoài khu khai thác, cải tạo phục
hồi môi trường.
+ Phân tích các mẫu đất, mẫu nước phân tích trong phòng thí nghiệm, đánh giá chất lượng
các thông số môi trường phục vụ cho việc xây dựng phương án cải tạo phục hồi môi trường cụ
thể.
- Phương pháp phân loại thống kê:
+ Thống kê tài liệu, phân loại liên quan về cải tạo phục hồi môi trường dựa trên lý thuyết và
thực tế khảo sát, điều tra.
+ Phân loại mỏ sa khoáng theo qui mô, phương pháp cải tạo phục hồi môi trường và chất
lượng thông số môi trường ở các mỏ khai thác khoáng sản
- Phương pháp chuyên gia:
Tổ chức các hội thảo chuyên đề, hội thảo khoa học để xin các ý kiến chuyên gia phục vụ xây
dựng tài liệu cải tạo phục hồi môi trường mỏ sa khoáng. Tổng hợp và tham khảo ý kiến của các
chuyên gia theo lĩnh vực nghiên cứu.
12. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
12.1. Nội dung thực hiện nhiệm vụ (Mô tả chi tiết những nội dung thực hiện)
- Thu thập tài liệu, tổng hợp số liệu liên quan đến cải tạo phục hồi môi trường
+ Tiến hành thu thập các tài liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, đặc điểm địa chất, địa chất thủy
văn, khí tượng thủy văn, hải văn, đặc điểm các mỏ khoáng sản sa khoáng ven biển, công nghệ
khai thác, hiện trạng khai thác, đổ thải, xả thải, tác động khai thác đến môi trường và các phương
pháp cải tạo phục hồi môi trường ở các mỏ trong khu vực nghiên cứu.

+ Nghiên cứu thống kê, phân loại tài liệu thu thập các mỏ sa khoáng theo các đặc điểm tổng
hợp về địa chất, địa chất thủy văn, đổ đất thải, chất lượng đất, nước, môi trường, biện pháp cải
tạo và phục hồi môi trường.
+ Hệ thống hóa các tài liệu thu thập
+ Thu thập thông tin thêm trong quá trình khảo sát điều tra thực địa bổ sung.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven biển
+ Nghiên cứu đặc điểm phân bố, hình thành các mỏ sa khoáng ven biển
+ Nghiên cứu các tác nhân liên quan tác động đến môi trường khi khai thác mỏ
+ Nghiên cứu quy trình khai thác ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường
18


+ Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ và phương pháp khai thác tác động đến môi trường
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học, quy trình thực hiện cải tạo môi trường
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven biển
+ Tiến hành khảo sát thực địa bổ sung 2 đợt tại 2 mỏ (dự kiến khảo sát tại mỏ titan Nghi
Xuân, Hà Tĩnh và mỏ titan ở Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). Mục tiêu khảo sát là thu thập các
thông tin tổng hợp về chất lượng đất, nước, phương thức khai thác, hiện trạng cải tạo phục hồi
môi trường, đo phóng xạ, thực hiện các phiểu hỏi đáp để thu thập thông tin thực tế. Đánh giá
thực trạng về cải tạo và phục hồi môi trường đối với từng mỏ khảo sát.
+ Lấy mẫu đất, mẫu nước để phân tích chất lượng môi trường đất và nước. Mỗi khu vực mỏ
lấy 10 mẫu đất, 10 mẫu nước.
+ Đo bổ sung hàm lượng phóng xạ ở 2 khu mỏ khảo sát nêu trên, mỗi mỏ 10 điểm
+ Nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp, hiệu quả của phương pháp cải tạo phục hồi môi trường
của từng mỏ đã thực hiện.
+ Đánh giá thực tiễn cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ở Việt Nam. Những vấn
đề thực tiễn trong cải tạo phục hồi các mỏ sa khoáng và giải pháp thực hiện.
- Xây dựng đề cương và xin ý kiến chuyên gia về đề cương của tài liệu “Cơ sở khoa học và
thực tiễn cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven biển”.
Mở đầu

Nội dung 1: Chương 1. Tổng quan về cải tạo phục hồi môi trường mỏ khai thác khoáng sản
Chuyên đề 1: Tổng quan tài liệu thu thập.
Chuyên đề 2: Tổng quan về các phương pháp cải tạo phục hồi môi trường mỏ sa khoáng ven
biển.
Nội dung 2: Chương 2. Đặc điểm và phân loại cải tạo môi trường mỏ sa khoáng ven biển
Chuyên đề 3: Đặc điểm phân bố các mỏ sa khoáng ven biển.
Chuyên đề 4: Những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường khi khai thác sa khoáng ven biển
Chuyên đề 5: Ảnh hưởng của phương pháp và quy trình công nghệ khai thác mỏ sa khoáng
đến môi trường
Nội dung 3: Chương 3. Hiện trạng khai thác và vấn đề môi trường các mỏ sa khoáng ven
biển Việt Nam
Chuyên đề 6: Hiện trạng môi trường nước các mỏ sa khoáng ven biển
Chuyên đề 7: Hiện trạng môi trường đất các mỏ sa khoáng ven biển
Chuyên đề 8: Đặc điểm và hiện trạng môi trường phóng xạ các mỏ sa khoáng ven biển
Chuyên đề 9: Hiện trạng cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven biển Việt Nam
Nội dung 4: Chương 4. Đặc điểm địa sinh thái khu vực nghiên cứu
Chuyên đề 10: Tổng quan về địa sinh thái - Đặc điểm địa sinh thái khu vực nghiên cứu

19


Nội dung 5: Chương 5. Phương pháp cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven biển
Chuyên đề 11: Những vấn đề bất cập và tồn tại trong cải tạo phục hồi môi trường mỏ sa
khoáng ở Việt Nam.
Chuyên đề 12: Cơ sở thực tiễn phục vụ cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ở Việt
Nam.
Chuyên đề 13: Nội dung và trình tự cải tạo môi trường các mỏ sa khoáng ven biển.
Nội dung 6: Chương 6. Ứng dụng công nghệ GIS trong quan trắc, giám sát cải tạo phục hồi
môi trường mỏ
Chuyên đề 14: Ứng dụng GIS và viễn thám trong quan trắc và giám sát cải tạo phục hồi môi

trường.
Nội dung 7: Chương 7. Tính toán chi phí và sử dụng hiệu quả quỹ cải tạo phục hồi môi
trường
Chuyên đề 15. Hướng dẫn tính toán chi phí và sử dụng hiệu quả quỹ cải tạo phục hồi môi
trường.
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
- Nghiên cứu định hướng áp dụng cho chương trình đào tạo Kỹ thuật môi trường, khoa
Môi trường, trường Đại học Mỏ - Địa chất
Tài liệu biên soạn sẽ được áp dụng trong giảng dạy cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi
trường. Việc áp dụng sẽ theo lộ trình: sau khi được giao nhiệm vụ, tiến hành ngay các nội dung
nêu trong đề cương. Tiếp theo biên soạn tài liệu cùng đồng thời tiến hành các hoạt động cụ thể
để đưa tài liệu dần thành môn học. Trước hết trong 2 năm đầu kể từ khi nghiệm thu (từ 20182019) vừa tiến hành giảng dạy vừa bổ sung hoàn thiện để nâng cấp tài liệu thành giáo trình.
- Khuyến nghị cách thức đưa tài liệu “Cơ sở khoa học và thực tiễn cải tạo phục hồi môi
trường các mỏ sa khoáng ven biển” vào chương trình đào tạo cho sinh viên ngành kỹ thuật môi
trường. Do chương trình giảng dạy đã thành khung từ lâu nên cần có lộ trình để đưa tài liệu vào
môn học chính thức. Trước hết, năm 2017 đưa một số nội dung vào bồi dưỡng trong Câu lạc bộ
Môi trường. Các giảng viên sẽ phổ biến, hướng dẫn các em theo từng chương để tập huấn. Tiếp
theo sẽ tổ chức tập huấn ở một số sinh viên về các mỏ theo hoạt động dã ngoại của Khoa kết
hợp với mỏ (dự kiến mỏ titan ở Hà Tĩnh. Sau một thời gian là 01 học kỳ tiếp theo sẽ tiếp cận
đưa vào phần môn học ĐTM và cải tạo phục hồi môi trường.
+ Trong thời gian thực hiện tổ chức hội thảo xin ý kiến chuyên gia. Dự kiến hội thảo với quy
mô 25-30 đại biểu là giảng viên giảng dạy các môn liên quan và nhà quản lý để xin ý kiến hoàn
thiện tài liệu. Thời gian tổ chức vào tháng thứ 10 kể từ khi nhiệm vụ được phê duyệt.
+ Tiến hành triển khai thử nghiệm, giảng cho sinh viên ngành Kỹ thuật Môi trường của trường
ĐH Mỏ - Địa chất và trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội. Tiếp tục xin ý kiến
20



phản hồi thông qua phiếu điều tra và các kênh thông tin khác để chỉnh sửa cho phù hợp.
+ Sau khi có những giảng thử, thử nghiệm, tổ chức các buổi sinh hoạt học thuật, góp ý
phương pháp triển khai, khắc phục những khó khăn trong thực tế để hoàn thiện Tài liệu và biên
tập thành bài giảng chính thức. Sau khoảng 2 năm giảng dạy sẽ bổ sung, hoàn thiện thành giáo
trình giảng dạy.
- Họp hội đồng báo cáo tổng kết, nghiệm thu nhiệm vụ biên soạn tài liệu (hội đồng cấp cơ
sở và cấp Bộ).
12.2. Tiến độ thực hiện

Stt
1

Các nội dung, công việc thực
hiện
Xây dựng đề cương nhiệm vụ,
đề cương được phê duyệt

Sản phẩm

Thời gian
(bắt đầu-kết
thúc)

Người thực hiện

Đề cương

01/2017

Đỗ Văn Bình

Trần Thị Kim Hà
Nguyễn Quốc Phi

2

Thu thập thông tin trong và
ngoài nước có liên quan đến tài
liệu biên soạn

Bộ tài liệu

01-03/2017

Đỗ Thị Hải
Đỗ Cao Cường
Trần Thị Thu Hương

3

Xây dựng thuyết minh đề cương
tài liệu biên soạn

Đề cương

02/2017

Đỗ Văn Bình
Trần Thị Kim Hà
Nguyễn Quốc Phi


4

Hội thảo xin ý kiến chuyên gia Đề cương hoàn
về đề cương chi tiết, chỉnh sửa
chỉnh
bổ sung hoàn thiện đề cương

03/2017

Đỗ Văn Bình
Đào Đình Thuần
Vũ Thị Phương Thảo

5

Thực địa bổ sung

Sổ nhật ký

06/2017

Phiếu phân tích
mẫu

Đỗ Văn Bình
Trần Thị Kim Hà
Nguyễn Quốc Phi
Đỗ Thị Hải
Đào Đình Thuần
Trần Thị Thu Hương

Vũ Thị Phương Thảo
Đỗ Cao Cường
Nguyễn Quang Minh

6

Xây dựng các chuyên đề liên Báo cáo chuyên
quan đến nội dung tài liệu biên
đề
soạn

03-08/2017

Đỗ Văn Bình
Trần Thị Kim Hà
Nguyễn Quốc Phi
Đỗ Thị Hải
21


Đào Đình Thuần
Trần Thị Thu Hương
Vũ Thị Phương Thảo
Đỗ Cao Cường
Nguyễn Quang Minh
7

8

9


10

Tổng hợp các báo cáo chuyên đề
biên soạn nội dung tài liệu “Cơ
sở khoa học và thực tiễn cải tạo
phục hồi môi trường các mỏ sa
khoáng ven biển”

Báo cáo

Hội thảo xin ý kiến đóng góp
của đại diện giáo viên các trường
giảng dạy kỹ thuật môi trường,
các nhà quản lý đối với tài liệu
“Cơ sở khoa học và thực tiễn cải
tạo phục hồi môi trường các mỏ
sa khoáng ven biển”

Hội thảo

Tiến hành triển khai giảng thử
nghiệm, lấy ý kiến phản hồi của
giảng viên và sinh viên thông
qua mẫu phiếu đánh giá

Phiếu

Chỉnh sửa và hoàn thiện Tài liệu
biên soạn


Tài liệu biên
soạn

09/2017

Đỗ Văn Bình
Đỗ Thị Hải
Nguyễn Quốc Phi

10/2017

Đỗ Văn Bình
Nguyễn Quốc Phi
Đào Đình Thuần
Trần Thị Kim Hà

10/2017

Nguyễn Quốc Phi
Trần Thị Thu Hương
Đỗ Cao Cường

11/2017

Đỗ Văn Bình
Đỗ Thị Hải
Vũ Thị Phương Thảo

11


Họp hội đồng báo cáo tổng kết,
nghiệm thu nhiệm vụ biên soạn
tài liệu (hội đồng cấp cơ sở và
cấp bộ)

12/2017

Đỗ Văn Bình
Trần Thị Kim Hà
Đào Đình Thuần
Nguyễn Quang Minh
Nguyễn Quốc Phi

13. SẢN PHẨM
Stt

Tên sản phẩm

Số
lượng

Yêu cầu chất lượng sản phẩm (mô tả chi tiết chất
lượng sản phẩm đạt được như nội dung, hình thức,
các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật,...)

Sản phẩm khoa học (Các công trình khoa học sẽ được công bố: sách, bài báo khoa
học...)
1


+ Sản phẩm khoa học là cuốn tài liệu được biên soạn dày khoảng 180 đến 200 trang.
+ Viết 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước

22


- Các chương mục, bố cục rõ ràng, hợp lý, thông tin
cập nhật, hình vẽ, bảng biểu rõ ràng, sinh động, dễ
hiểu.

2

Sản phẩm đào tạo (Cử
nhân, Thạc sỹ, Tiến
sỹ,...)

- Hiện trạng khai thác và vấn đề môi trường các mỏ sa
khoáng ven biển Việt Nam
01

- Các phương pháp cải tạo phục hồi môi trường các
mỏ sa khoáng ven biển phù hợp với điều kiện Việt
Nam
- Các văn bản, thông tư hướng dẫn về lĩnh vực liên
quan cập nhật

3

Hỗ trợ tài liệu đào tạo
cho 01 thạc sĩ


III

Sản phẩm ứng dụng

Tài liệu đảm bảo chất lượng phục vụ Tốt nghiệp cho
01 Thạc sỹ chuyên ngành Môi trường

01

Sản phẩm ứng dụng là cuốn tài liệu được biên soạn.
Tài liệu sẽ sử dụng làm tài liệu cho học tập và giảng
dạy cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường. Sau thời
gian 2 năm kiểm nghiệm bổ sung, nâng cấp thành bài
giảng hoặc giáo trình giảng dạy chính thức, cụ thể:
Tài liệu “Cơ sở khoa
học và thực tiễn về cải
3.1 tạo phục hồi môi trường
các mỏ sa khoáng ven
biển”

01

- Các chương mục, bố cục rõ ràng, hợp lý, thông tin
cập nhật, hình vẽ, bảng biểu rõ ràng, sinh động, dễ
hiểu.
- Hiện trạng khai thác và vấn đề môi trường các mỏ sa
khoáng ven biển Việt Nam
- Các phương pháp cải tạo phục hồi môi trường các
mỏ sa khoáng ven biển phù hợp với điều kiện Việt

Nam
- Cập nhật các văn bản, thông tư hướng dẫn về lĩnh
vực liên quan đến cải tạo phục hồi môi trường

3.2

Báo cáo kết quả thử
nghiệm tài liệu

Báo cáo tổng kết nhiệm
3.3
vụ

01

-

Đánh giá của người dạy thử nghiệm

-

Đánh giá của sinh viên khi được học và tiếp cận
với Tài liệu “Cơ sở khoa học và thực tiễn cải tạo
phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven biển”

-

Tổng hợp các nội dung của Tài liệu “Cơ sở khoa
học và thực tiễn cải tạo phục hồi môi trường các
mỏ sa khoáng ven biển”


-

Đánh giá mức độ cấp thiết của nhiệm vụ với tình
hình thực tế đào tạo và giảng dạy đối với sinh viên
thuộc ngành Kỹ thuật Môi trường.

-

Đánh giá được kết quả thử nghiệm của Tài liệu
“Cơ sở khoa học và thực tiễn cải tạo phục hồi môi
trường các mỏ sa khoáng ven biển”

01

23


Kết luận và đề xuất khuyến nghị ứng dụng của Tài
liệu này trong đào tạo các ngành Kỹ thuật Môi
trường.
Bản khuyến nghị cách
thức đưa tài liệu “Cơ
sở khoa học và thực tiễn
cải tạo phục hồi môi
3.4 trường các mỏ sa
khoáng ven biển” vào
chương trình đào tạo
cho sinh viên ngành kỹ
thuật môi trường.


Đưa tài liệu vào giảng dạy trong chương trình đào tạo
theo lộ trình. Vừa giảng dạy vừa hoàn thiện và cập
nhật. Sau 2 năm sẽ nâng cấp thành giáo trình để thành
môn học theo tín chỉ tự chọn bắt buộc (số tín chỉ: 2).

14. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NHIỆM VỤ VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG
14.1. Phương thức chuyển giao
- Chuyển giao cho Trường Đại học Mỏ - Địa chất và khoa Môi trường của các trường Đại học
có đào tạo ngành kỹ thuật môi trường liên quan làm học liệu cho sinh viên và học viên sau đại
học các ngành Kỹ thuật Môi trường, Kỹ thuật khai thác mỏ.
- Khuyến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm sử dụng tài liệu này trong công tác đào tạo cho
sinh viên và học viên sau đại học các ngành Kỹ thuật Môi trường, Quản lý Tài nguyên và Môi
trường.
14.2. Địa chỉ ứng dụng
- Các trường Đại học, cao đẳng trên toàn quốc có đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường.
- Các cơ quan quản lý và các đơn vị nghiên cứu có liên quan.
15. TÁC ĐỘNG VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI CỦA KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA NHIỆM
VỤ
15.1. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Biên soạn được cuốn tài liệu hữu ích phục vụ giảng dạy và học tập cho sinh viên và những tổ
chức, cá nhân khác quan tâm. Nâng cao năng lực nghiên cứu, thực tế của cán bộ giáo viên trong
các Bộ môn, Khoa Môi trường và Trường Đại học Mỏ-Địa chất.
- Tập huấn kỹ năng cho sinh viên trong lĩnh vực cải tạo phục hồi môi trường.
- Tổ chức, phát triển và liên kết các hoạt động nhóm trong bảo vệ môi trường của sinh viên và
công đồng.
15.2. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan
- Nâng cao năng lực thiết kế trong thực hiện việc cải tạo phục hồi môi trường
- Nâng cao trình độ, ứng dụng kiến thức mới (GIS và viễn thám) trong nghiên cứu, thực hiện các


24


vấn đề môi trường, nhất là môi trường ở các mỏ khoáng sản.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu chung và áp dụng kiến thức khoa học vào điều kiện thực tế
- Có bộ tài liệu làm cơ sở khoa học cho việc cải tạo phục hồi môi trường mỏ khai thác sa khoáng
ven biển
15.3. Đối với phát triển kinh tế - xã hội
Hiện trạng khai thác, vấn đề môi trường các mỏ sa khoáng ven biển Việt Nam và đề xuất các
phương pháp cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven biển phù hợp với điều kiện Việt
Nam đã được nêu trong tài liệu là rất thiết thực trong việc bảo vệ môi trường các mỏ sa khoáng
của Việt Nam hiện nay. Các thông tin trong tài liệu khi được sử dụng giảng dạy cho sinh viên và
học viên sau đại học sẽ giúp đào tạo cán bộ ngành môi trường hệ thống kiến thức đầy đủ về
phương pháp luận và cơ sở khoa học, thực tiễn cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng
ven biển.
15.4. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
Tài liệu “Cơ sở khoa học và thực tiễn cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven biển”
rất cần thiết cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giảng viên, sinh viên ngành Kỹ thuật
môi trường, kỹ thuật khai thác mỏ. Giúp nâng cao trình độ nghiên cứu thực tế gắn với lý thuyết.
16. KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
Kinh phí thực hiện Nhiệm vụ: 250.000.000 đồng
(Hai trăm năm mươi triệu đồng chẵn)
Trong đó:
 Ngân sách Nhà nước: 250.000.000 đồng
 Các nguồn khác: 0

Stt

Khoản chi, nội dung chi


1

Chi tiền công lao động trực
tiếp

Thời
gian
thực
hiện

Nguồn kinh phí
Tổng kinh phí

Kinh phí từ
NSNN

215.883.500 215.883.500

Ghi chú

Các
nguồn
khác
không

Chi công lao động của cán bộ
khoa học, nhân viên kỹ thuật
trực tiếp tham gia thực hiện
đề tài:
- Xây dựng thuyết minh đề 01cương được duyệt

02/2017
- Biên soạn nội dung tài liệu 0208/2017

25


×