Tải bản đầy đủ (.pdf) (273 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.95 MB, 273 trang )

1
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC






BÁO CÁO
TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ


ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO
VIỆC XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
TÀI NGUYÊN NƯỚC



Chủ nhiệm đề tài: TS. DƯƠNG VĂN KHÁNH
Cơ quan chủ trì:
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC


8920


HÀ NỘI, 2010



2
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC



BÁO CÁO
TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ


ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO
VIỆC XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
TÀI NGUYÊN NƯỚC

Cộng tác viên chính:
ThS. Phạm Thị Thu Hiền
ThS. Phạm Thị Thu Hương
ThS. Nguyễn Ngọc Hà
ThS. Thân Văn Đón
CN. Nguyễn Đình Thuấn

KS. Nguyễn Chí Yên
KS. Trịnh Xuân Phong
KS. Vũ Minh Long
KS. Nguyễn Quốc Hưng
KS. Lê Thế Trung




Ngày…tháng…năm…

Ngày…tháng…năm…

Ngày…tháng…năm…
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI





TS. Dương Văn Khánh

CƠ QUAN THỰC HIỆN

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

Hà Nội, ngày…tháng…năm…
CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI







HÀ NỘI, 2010
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC

Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
I


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM .4
1.1. Tài nguyên nước và những thách thức về tài nguyên nước của Việt Nam 4
1.2. Sự suy giảm nguồn nước và tác hại 5
1.3. Công tác quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông ở Việt Nam hiện nay 8
1.4. Quy hoạch tài nguyên nước 14
1.4.1. Mục đích quy hoạch tài nguyên nước 14
1.4.2. Hệ thống tiêu chuẩn chính trong quy hoạch tài nguyên nước 16
1.4.3. Phát triển bền vữ
ng tài nguyên nước 17
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH CÁC
TIÊU CHÍ QUY HOẠCH PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC 20
2.1. Phân bổ tài nguyên nước 20
2.1.1. Khái niệm, mục tiêu phân bổ tài nguyên nước 20
2.1.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các tiêu chí cụ thể của quy
hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt 21
2.1.3. Đề xuất một số tiêu chí phân bổ tài nguyên nước 35
2.2. Xác định khả năng
đảm bảo nước cho một lưu vực sông 36
2.2.1. Các đại lượng đặc trưng số lượng, tiềm năng tài nguyên nước 36
2.2.2. Các chỉ số xác định sức ép đến TNN 36
2.3. Nghiên cứu xác định các tiêu chí phân bổ chia sẻ tài nguyên nước giữa các ngành dùng
nước, giữa thượng và hạ lưu 53
2.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn về TNN 53
2.3.2. Xác định các tiêu chí trong phân bổ chia sẻ tài nguyên nước giữa thượng lưu và hạ l

ưu
sông 78
2.4. Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí sử dụng nước của ngành Nông nghiệp trong vùng quy
hoạch 79
2.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong sử dụng nước cho trồng trọt và chăn nuôi 79
2.4.2. Giá trị của nước trong nông nghiệp 80
2.4.3. Xác định các tiêu chí để đánh giá về giá trị hàng hóa sử dụng nước của ngành nông
nghiệp 84
2.4.4. Xác định các tiêu chí về kinh tế để lựa chọn dự án sử dụ
ng nước của ngành nông nghiệp
trong vùng quy hoạch 85
2.5. Xây dựng các tiêu chí sử dụng nước của ngành công nghiệp trong vùng quy hoạch 86
2.5.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn 86
2.5.2. Một số phương pháp để đánh giá vai trò của nước trong công nghiệp. 88
2.5.3. Giá trị của nước sử dụng cho công nghiệp: thủy điện 90
2.5.4. Nhận xét về giá trị của nước trong công nghiệp 91
2.5.5. Một số tiêu chí đề xuất hoạ
t động khai thác sử dụng nước của ngành Công nghiệp trên
lưu vực sông 92
2.6. Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí cần thiết của dòng chảy đối với giao thông thủy 92
2.6.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn 92
2.6.2. Đề xuất các tiêu chí cần thiết của dòng chảy đối với giao thông thuỷ 94
2.7. Các chỉ tiêu của quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt: 95
2.8. Chỉ tiêu khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước Việt Nam 96
2.9. Tiêu chí và ch
ỉ tiêu giảm thiểu suy thoái tài nguyên nước do biến đổi khí hậu và nước biển
dâng. 97
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
II



CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH CÁC
TIÊU CHÍ QUY HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 99
3.1. Các vấn đề liên quan đến bảo vệ TNN 99
3.2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước 101
3.3. Xác định các tiêu chí về dòng chảy tối thiểu duy trì trên sông trong thời kỳ khô hạn, thiếu
nước trong năm thuộc vùng quy hoạch 101
3.3.1. Khái niệm dòng chảy tối thiểu 101
3.3.2. Một số ph
ương pháp xác định dòng chảy tối thiểu 102
3.3.3. Cơ sở đề xuất tiêu chí dòng chảy tối thiểu trong sông 104
3.3.4. Xác định các tiêu chí về dòng chảy tối thiểu 106
3.4. Xác định các tiêu chí bảo đảm phát triển bền vững của hệ sinh thái thủy sinh và đa dạng sinh
học trong sông 107
3.4. 1. Tổng quan về hệ sinh thái thủy sinh trong lưu vực sông 107
3.4. 2. Tầm quan trọng của hệ sinh thái thủy sinh 108
3.4. 3. Xu thế biến đổi hệ
sinh thái thủy sinh và yêu cầu bảo vệ 109
3.4.4. Xác định tiêu chí, giải pháp bảo vệ và duy trì hệ sinh thái thủy sinh 110
3.4.5. Các định hướng bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh 113
3.5. Xác định tiêu chí đánh giá mức độ ô nhiễm của các nguồn nước trong lưu vực sông, đề xuất
giải pháp phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm 113
3.5.1. Nguồn gốc ô nhiễm nước 113
3.5.2. Các phương pháp xác định mức độ ô nhiễ
m nguồn nước 117
3.5.3. Tiêu chí đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước trong lưu vực sông 125
3.6. Xác định các tiêu chí bảo tồn các vùng đất ngập nước, các khu bảo tồn thiên nhiên trong
vùng quy hoạch 127
3.6.1. Tổng quan về đất ngập nước 127

3.6.3. Các văn bản, chính sách liên quan đến bảo vệ các vùng Đất ngập nước 128
3.6.4. Các công ước quốc tế về bảo vệ Đất ngập nước Việt Nam tham gia 129
3.6.5. Yêu c
ầu và đề xuất các tiêu chí bảo vệ vùng đất ngập nước 130
3.7. Xác định các tiêu chí về cơ chế chính sách trong đầu tư khắc phục sự cố về tài nguyên nước132
3.7.1. Thực trạng và các cơ chế chính sách trong đầu tư khắc phục sự cố về tài nguyên nước . 132
3.7.2. Thực trạng đầu tư cải tạo nguồn nước 136
3.7.3. Công tác quản lý chỉ đạo, đầu tư cải t
ạo nguồn nước 139
3.7.4. Các tiêu chí đánh giá các cơ chế chính sách trong đầu tư khắc phục sự cố, cải tạo nguồn
nước 144
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP
CÔNG TRÌNH, PHI CÔNG TRÌNH TRONG PHÒNG CHỐNG GIẢM THIỂU TÁC
HẠI DO NƯỚC GÂY RA 152
4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đánh giá hiệu quả các biện pháp công trình và phi công
trình phòng chống giảm thiểu tác hại do nước gây ra 152
4.1.1. Đặt vấn
đề 152
4.1.2. Các biện pháp công trình 152
4.1.3. Các biện pháp phi công trình: 153
4.2. Nhận xét và đánh giá chung về các biện pháp phòng chống, giảm thiểu tác hại do nước gây
ra 153
4.2.1. Nhận xét và đánh giá chung về hiệu quả của các biện pháp phòng chống, giảm thiểu tác
hại của lũ, lụt 153
4.2.2. Nhận xét và đánh giá chung về hiệu quả của các biện pháp phòng chống, giảm thiểu tác
hại của lũ quét 155
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
III



4.2.3. Nhận xét và đánh giá chung về hiệu quả của các biện pháp phòng chống, giảm thiểu tác
hại của hạn hán thiếu nước 156
4.2.4. Nhận xét và đánh giá chung về hiệu quả của các biện pháp phòng chống, giảm thiểu tác
hại của xâm nhập mặn 156
4.2.5. Nhận xét và đánh giá chung về hiệu quả của các biện pháp phòng chống, giảm thiểu tác
hại của vùng ngập 157
4.2.6. Nhận xét và đánh giá chung về hiệ
u quả của các biện pháp phòng chống, giảm thiểu tác
hại của suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước 158
4.3. Đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các biện pháp 159
4.3.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng, chống, giảm thiệt hại do lũ, lụt159
4.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng, chống, giảm thiệt hại do lũ quét160
4.3.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các biệ
n pháp phòng, chống, giảm thiệt hại do hạn
hán thiếu nước 160
4.3.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng, chống, giảm thiệt hại do úng
ngập 160
4.3.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng, chống, giảm thiệt hại do xâm
nhập mặn 160
4.3.6. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng, chống, giảm thiệt hại do suy
thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước 160
4.4. Nghiên cứ
u đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các biện pháp theo các tiêu chí đã đề
xuất 161
4.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các biện pháp công trình và phi công trình trong
phòng tránh và giảm thiệt hại do lũ, lụt 161
4.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các biện pháp công trình và phi công trình trong
phòng tránh và giảm thiệt hại do lũ quét 164
4.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các biện pháp công trình và phi công trình trong

phòng tránh và giảm thiệt hại do hạn hán thiếu nước 165
4.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng, chống, giảm thiệt hại do úng
ngập 168
4.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các biện pháp công trình và phi công trình trong
phòng tránh và giảm thiệt hại do xâm nhập mặn 170
4.4.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các biện pháp công trình và phi công trình trong
phòng tránh và giảm thiệt hại do suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước 171
4.4.7. Đánh giá chung về các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các biện pháp công
trình và phi công trình 174

CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KIỂM NGHIỆM CÁC TIÊU CHÍ QUY
HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC CHO LƯU VỰC SÔNG BA 176
5.1. Những nội dung cụ thể thực hiện: 176
5.2. Đặc điểm địa lý, khí tượng, thủy văn và tài nguyên nước lưu vực sông Ba 177
5.2.1. Đặc điểm địa lý, khí tượng thuỷ văn lưu vực sông Ba 177
5.2.2.Tài nguyên nước 180
5.3. Phân tích, kiểm nghiệm áp dụng các tiêu chí trong quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông
Ba 181
5.3.1. Quy hoạch phân b
ổ chia xẻ tài nguyên nước 181
5.3.2.Tính toán phân bổ tài nguyên nước 182
5.3.3. Nước sử dụng cho nông nghiệp 196
5.3.4. Cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp 197
5.3.5. Quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Ba 200
5.3.6. Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước 201
KẾT LUẬN 210
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
IV



MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Mục tiêu phân bổ TNN đối với kinh tế, xã hội và môi trường 20

Bảng 2: Mức bảo đảm cấp nước của các công trình khai thác, sử dụng nước 33
Bảng 3: Các thành phần của chỉ số nghèo nước 45
Bảng 4: Tổng hợp các chỉ số về tài nguyên nước 47
Bảng 5: Đánh giá mức đảm bảo cấp nước theo Falkenmark đối với các sông thuộc vùng
kinh tế trọng điểm Miền trung 50

Bảng 6: Đánh giá mức độ căng thẳng về nguồn nước theo hệ số DPs đối với các sông
thuộc vùng Kinh tế Trọng điểm Miền trung 51

Bảng 7: Đánh giá mức đảm bảo cấp nước theo hệ số C đối với các sông thuộc vùng kinh tế
trọng điểm Miền trung 51

Bảng 8: Hệ số sức ép nguồn nước trên lưu vực sông Lô- Gâm 52
Bảng 9: Phân tiểu lưu vực quy hoạch tài nguyên nước trên lưu vực sông Mã 55
Bảng 10: Các ngành sử dụng nước chính trên lưu vực sông Mã 57
Bảng 11: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước hiện tại cho các ngành năm 2009 59
Bảng 12: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của các ngành vào năm 2020 60
Bảng 14: Chỉ số mức căng thẳng nguồn nước hiện tại 62
Bảng 15: Chỉ số mức căng thẳng nguồn nước năm 2020 63
Bảng 16: Tổng hợp chung các chỉ số căng thẳng nguồn nước hiện tại và tương lai 64
Bảng 17: Đánh giá, nhận định các mâu thuẫn trong KTSD TNN giữa các ngành trên từng
nguồn nước 67

Bảng 18: Đánh giá, nhận định các mâu thuẫn trong KTSD TNN giữa các ngành trên từng
tiểu lưu vực 69


Bảng 19: Các vấn đề về phân bổ tài nguyên nước trên từng tiểu lưu vực 70
Bảng 20: Các Vấn đề liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước trên lưu vực sông Mã 72
Bảng 21: Các vấn đề thiên tai do nước gây ra trên lưu vực sông Mã 74
Bảng 22: Bảng tổng hợp xác định các vấn đề theo 3 trục trên từng vùng quy hoạch 76
Bảng 23: Giá trị kinh tế do tưới đem lại cho 1ha lúa chiêm 83
Bảng 24: Giá trị sử dụng nước 84
Bảng 25: Tình hình phát triển KCN qua các năm 2006, 2007, 2008 88
Bảng 26: Tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành công nghiệp, giá trị sử dụng nước trong
ngành công nghiệp trên một số các lưu vực sông lớn 89

Bảng 27: Nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp tại vùng KTTĐ miền Trung 90
Bảng 28: Các chỉ số, chỉ tiêu 95
Bảng 29: Bảng kết quả tính toán tần suất lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất năm 105
tại trạm Bình Tường 105
Bảng 30: Kết quả tính toán dòng chảy tối thiểu theo phương pháp Tennant 105
Bảng 31: Các tác nhân ô nhiễm điển hình trong nước thải một số ngành công nghiệp 114
Bảng 32: Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư 115
Bảng 33: Các thông số chọn lọc để đánh giá nhanh tình trạng ô nhiễm nước 117
Bảng 34: Hệ thống đánh giá tổng hợp chất lượng nước mặt 118
Bảng 35: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08 - 2008/BTNMT
119

Bảng 36: Mức quan trọng và tỷ trọng của 9 thông số WQI 120
Bảng 37: Phân loại dòng chảy dựa trên chỉ số chất lượng nước 120
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
V


Bảng 38: Phân loại ô nhiễm nguồn nước mặt 121

Bảng 39: Bậc điểm cho từng mức độ trong các yếu tố 124
Bảng 40: Mức độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất 124
Bảng 41: Đặc tính các vùng nước nhiễm bẩn trong điều kiện khí hậu nhiệt đới 126
Bảng 42: Rừng phòng hộ được phân ra các khu vực sau: 154
Bảng 43: Phân bố hồ chứa thủy điện theo lưu vực sông (dung tích hồ ≥ 500.000 m
3
) 154
Bảng 44: Tiềm năng nguồn nước trên lưu vực sông Ba 183
Bảng 45: Chỉ số mức căng thẳng năm 2010 theo tiêu chuẩn Falkenmark 183
Bảng 46: Chỉ số mức căng thẳng năm 2020 theo tiêu chuẩn Falkenmark 183
Bảng 47: Tổng hợp chung các chỉ số căng thẳng nguồn nước theo Falkenmart năm 2010 và
2020 của lưu vực sông Ba 184

Bảng 48: Xác định mức độ căng thẳng TNN theo chỉ số mức bảo đảm cấp nước theo đầu
người đối với lưu vực sông Ba 185

Bảng 49: Đánh giá mức đảm bảo cấp nước theo hệ số C đối với lưu vực sông Ba 186
Bảng 50: Các phương án tính toán cân bằng nước và phân bổ chia sẻ 187
Bảng 51: Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt dân sinh (l/người/ngày.đêm) 188
Bảng 52: Tiêu chuẩn cấp nước cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt 189
Bảng 53: Tiêu chuẩn cấp nước cho nuôi trồng thủy sản nước lợ (Đơn vị: m
3
/ha) 190
Bảng 54: Lượng nước cần dùng trong các vùng (W 10
6
m
3
) 190
Bảng 55: Tỷ lệ nhu cầu sử dụng nước cần dùng trong các vùng 190
Bảng 56: Tổng hợp kết quả cân bằng nước và phương án phân bổ, chia sẻ 192

Bảng 57a: Lượng nước mặt được phân bổ cho các ngành sử dụng theo phương án 3ª 193
Bảng 57b: Tỷ lệ (%) lượng nước mặt được phân bổ cho các ngành so với tổng nhu cầu
nước mặt toàn lưu vực theo phương án 3a 193

Bảng 57c: Tỷ lệ (%) lượng nước mặt được phân bổ cho các ngành so với yêu cầu nước
mặt của các ngành theo phương án 3a 193

Bảng 58a: Phân bổ lượng nước theo phương án 3b 194
Bảng 58b: Tỷ lệ (%) lượng nước mặt được phân bổ cho các ngành so với tổng nhu cầu
nước mặt toàn lưu vực theo phương án 3b 195

Bảng 58c: Tỷ lệ (%) lượng nước mặt được phân bổ cho các ngành so với yêu cầu nước
mặt của các ngành theo phương án 3b 195

Bảng 59a: Phân bổ lượng nước mặt theo phương án 3c 196
Bảng 59b: Tỷ lệ (%) lượng nước mặt được phân bổ cho các ngành so với tổng nhu cầu
nước mặt toàn lưu vực theo phương án 3c 196

Bảng 59c: Tỷ lệ (%) lượng nước mặt được phân bổ cho các ngành so với yêu cầu nước
mặt của các ngành theo phương án 3c 196

Bảng 60: Các công trình thủy lợi vừa và nhỏ trên lưu vực sông Ba 197
Bảng 61 : Các nhà máy cấp nước tập trung trên lưu vực sông Ba 198
Bảng 62: Phân vùng bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh 204
Bảng 63: Tổng hợp phân vùng bảo vệ TNN và HST thủy sinh sông Ba 206
Bảng 64: Kết quả DCTT ở mức tối thiểu các tuyến tính toán trên sông Ba theo lưu lượng
trung bình mùa lũ, lưu lượng trung bình mùa cạn 207

Bảng 65: Dòng chảy tối thiểu một số tuyến chính trên dòng chính sông Ba theo thời đoạn
tháng (các tháng mùa cạn) 207


Bảng 66: Lưu lượng duy trì tại các tuyến trên dòng chính sông Ba các tháng mùa cạn.208
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
VI


MỤC LỤC HÌNH
Hình 1: Các thành phần tác động đến tài nguyên nước 37
Hình 2: Falkenmark Water Stress Index cho dòng chảy mùa khô của lưu vực sông 40
Hình 3: Hiện trạng nguồn nước và sử dụng nước - tính theo tổng lượng dòng chảy năm50
Hình 4: Hiện trạng nguồn nước và sử dụng nước trong thời kỳ mùa khô 50
Hình 5: Chỉ số khai thác tài nguyên nước mùa khô lưu vực sông Lô -Gâm 52
Hình 6: Phương pháp đánh giá giá trị của nước 81
Hình 7: Đồ thị của tổng cầu đối với tưới của hệ thống La Khê 83
Hình 8: Đồ thị biểu thị phương pháp tính giá trị kinh tế của tưới 83
Hình 9: Tình hình phát triển KCN trong thời gian qua 88
Hình 10: Nghiên cứu của Singapore về công tác QLNN của các nước Châu Á 145
Hình 11: Nghiên cứu của Singapore về công tác QLNN của các nước Châu Á 146
Hình 12: Nghiên cứu của Singapore về công tác QLNN của các nước Châu Á 147
Hình 13: Nghiên cứu của Singapore về công tác QLNN của các nước Châu Á 148
Hình 14: Nghiên cứu của Singapore về công tác QLNN của các nước Châu Á 149
Hình 15: Nghiên cứu của Singapore về công tác QLNN của các nước Châu Á 150
Hình 16: Nghiên cứu của Singapore về công tác QLNN của các nước Châu Á 150
Hình 17: Đường lũy tích sai chuẩn lưu lượng trạm An Khê 182
Hình 18: Đường lũy tích sai chuẩn lưu lượng trạm Củng Sơn 183
Hình 19: Tỷ lệ % nhu cầu sử dụng nước 2010 với nước đến trên các tiểu lưu vực 184
Hình 20: Tỷ lệ % nhu cầu sử dụng nước tương lai (2020) với nước đến trên các tiểu lưu
vực 184


Hình 21: Các chỉ số căng thẳng về nguồn nước tại từng tiểu lưu vực quy hoạch 185
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
VII


CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH………………….Biến đổi khí hậu
DCMT………………. .Dòng chảy môi trường
DCTT……………… Dòng chảy tối thiểu
ĐNN………………… Đất ngập nước
HSTTS Hệ sinh thái thủy sinh
KTTV Khí tượng thủy văn
LVS Lưu vực sông
NDĐ Nước dưới đất
QH TNN Quy hoạch tài nguyên nước
QH LVS……………… Quy hoạch lưu vực sông
QLNN………………… Quản lý nguồn nước
TNN Tài nguyên nước
TNNM Tài nguyên nước mặt
TNMT Tài nguyên và môi trường
YRCC Yellow River Conservancy Commission

TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
1


MỞ ĐẦU
Để làm tốt Quy hoạch tài nguyên nước (QH TNN), cũng như các loại quy hoạch

tài nguyên khác, cần dựa trên cơ sở những tiêu chí xác định, từ đó xác định các giải
pháp quy hoạch hợp lý. Trong khi đó, hiện nay, nước ta vẫn chưa có các tiêu chí của
QH TNN chuẩn đã được phê duyệt để có thể áp dụng thực hiện thống nhất, do đó
nghiên cứu xây dựng các tiêu chí phục vụ quy hoạch tài nguyên nước ở nước ta là rất
cần thi
ết.
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước có chức năng xây dựng quy
hoạch tài nguyên nước trong phạm vi cả nước. Nội dung và trình tự của việc lập quy
hoạch TNN hiện nay đã được các cơ quan có trách nhiệm soạn thảo và trình các cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Vùng quy hoạch TNN có thể là một lưu vực sông (LVS), hay
một vùng lãnh thổ, vùng kinh tế. Quy hoạch TNN lưu vực sông thường được gọi là
quy hoạch lưu vực sông.
Ngh
ị định 120 của Chính phủ về Quản lý lưu vực sông đã qui định các nội dung
Quy hoạch lưu vực sông bao gồm các quy hoạch thành phần sau đây:
a) Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước;
b) Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước;
c) Quy hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Như vậy, đối với mỗi loại quy hoạch thành phần trong quy hoạch TNN cần thiết
phải có một bộ các tiêu chí cơ
bản nhất, phù hợp nhất để làm cơ sở cho các giải pháp
quy hoạch thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu của quy hoạch. Trong khi đó, ở nước
ta đến thời điểm hiện nay, Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ
về các bộ tiêu chí cho các quy hoạch TNN, chưa có bộ tiêu chí xây dựng QHTNN.
Điều này đã tạo cho các cơ quan, đơn vị và cán bộ thực hiện lập QHTNN gặp nhiề
u
khó khăn trong công việc của mình và các sản phẩm QHTNN cũng không có cơ sở để
đánh giá về chất lượng. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc
xác định các tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước là rất cần thiết.
Trước tình hình đó, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước đã đề xuất

và được Bộ TNMT đồng ý cho thực hiện Đề tài ”Nghiên cứu cơ sở khoa họ
c và thực
tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước”.
Bộ tiêu chí này chính là những thước đo đánh giá tác dụng và hiệu ích của các
quy hoạch tài nguyên nước; vì thế sẽ là một loại công cụ hỗ trợ cho các nhà quản lý,
các nhà làm quy hoạch về tài nguyên nước trong công việc của mình.

TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
2


Trong nội dung nghiên cứu, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học
để đưa ra các tiêu chí, chỉ tiêu cho quy hoạch tài nguyên nước mặt (chủ yếu quy hoạch
phân bổ tài nguyên nước, quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước và các tiêu chí, chỉ tiêu
đánh giá hiêu quả của ccs biện pháp công trình và phi công trình trong phòng chống
thiên tai khắc phục hậu quả do nước gây ra trên lưu vực sông, hay vùng lãnh thổ).
Đồng thời kiểm chứng một số tiêu chí cho lưu vực sông Ba.
Vài nét t
ổng quan thực hiện đề tài
- Bối cảnh thực hiện
Đề tài được phê duyệt cho thực hiện trước khi Nghị định số 120/2008/NĐ-CP
ngày 01-12-2008 của Chính phủ về Quản lý lưu vực sông và Thông tư số
15/2009/TT-BTNMT ngày 15-10-2009 của Bộ TNMT quy định về “Định mức kinh tế
- kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước” ra đời;
Trong khi đó nội dung thực hiện c
ủa đề tài thực hiện theo đề cương được Bộ
TNMT phê duyệt có những vấn đề thực hiện của đề tài không trùng với nội dung về
quy hoạch tài nguyên nước quy định tại Nghị định 120, do đó, đây cũng là hạn chế cho
việc thực hiện đề tài. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Chủ nhiệm đề tài đã cố gắng

dựa vào Nghị định 120/2008/NĐ-CP để thực hi
ện một phần nội dung của đề tài, để sản
phẩm của đề tài phần nào có tính thực tiễn, khả thi và áp dụng được trong thực tiễn.
- Cơ sở pháp lý và căn cứ thực hiện đề tài
Cơ sở pháp lý và căn cứ thực hiện đề tài bao gồm những văn bản chủ yếu dưới đây:
1. Hợp đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ số 01-TNN-09/HĐ
KHCN,
ngày 15-05-2009 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Quy hoạch và Điều
tra tài nguyên nước;
2. Thuyết minh Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở khoa
học và thực tiễn cho việc các định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước” của
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra TNN đã được Bộ TNMT phê duyệt ngày 12-05-
2009;
3. Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01-12-2008 của Chính phủ về Quản lý
lưu vực sông;
4.
Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT ngày 15-10-2009 của Bộ TNMT quy định
về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước;
- Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu và đề xuất tiêu chí quy hoạch tài nguyên nước mặt và xác định các chỉ
tiêu, chỉ số của từng tiêu chí trong các quy hoạch tài nguyên nước thành phần (Quy
hoạch phân bổ, phát triển tài nguyên nước; Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước) làm cơ
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
3


sở phục vụ lập quy hoạch tài nguyên nước mặt cũng như xây dựng cơ chế, chính sách
quản lý tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông hay vùng lãnh thổ.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài

• Tập trung nghiên cứu để xây dựng các tiêu chí về quy hoạch khai thác
tổng hợp TNN, phát triển TNN, phân bổ TNN; quy hoạch bảo vệ TNN phục vụ quy
hoạch tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông hay vùng lãnh thổ;
• Trên cơ sở các QH TNN l
ưu vực sông và các vùng đã được lập, phân
tích, xác định các tiêu chí cho từng thành phần quy hoạch tài nguyên nước mặt;
• Dựa vào các tiêu chí đã được lập, xác định các chỉ tiêu nhận biết của
từng tiêu chí trên cơ sở đánh giá, kiểm chứng một số chỉ tiêu, chỉ số cơ bản của từng
tiêu chí quy hoạch TNN đã được xây dựng ở LVS Ba để kiểm tra mức độ phù hợp.
- Những nội dung ch
ủ yếu của đề tài
1- Tổng quan về tình hình quy hoạch tài nguyên nước;
2- Xác định các tiêu chí của các thành phần QH TNN, bao gồm quy hoạch phân
bổ tài nguyên nước và quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước;
3- Nghiên cứu, xác định các chỉ tiêu nhận biết của các tiêu chí thuộc các thành
phần QH TNN;
4- Kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu, chỉ số nhận biết của các tiêu chí xây dựng QH
TNN lưu vực sông Ba và đánh giá khả năng ứng dụng của Đề tài.
- Quá trình thực hiệ
n và kết quả nghiên cứu của đề tài
Sau khi Đề cương nghiên cứu của Đề tài được phê duyệt và Hợp đồng nghiên
cứu khoa học và công nghệ đã được ký kết giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường (ủy
quyền cho Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ) với Trung tâm Quy hoạch và Điều
tra tà nguyên nước, đề tài đã được triển khai thực hiện với sự giúp đỡ của PGS. TS.
Nguyễn Văn Thắ
ng, TS. Nguyễn Chí Công, TS. Huỳnh Lan Hương và một số cán bộ
Phòng Điều tra và Kiểm kê tài nguyên nước mặt, Phòng Quy hoạch tài nguyên nước
thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước và của Lãnh đạo trung tâm
Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước.
- Kết quả nghiên cứu chủ yếu của Đề tài

- Đề xuất bộ tiêu chí của các thành phần quy hoạch tài nguyên, bao gồm quy
hoạch phân bổ tài nguyên nước và quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước;
- Nghiên cứu, xác đị
nh các chỉ tiêu nhận biết của các tiêu chí thuộc các quy
hoạch tài nguyên nước thành phần.
- Đánh giá kiểm nghiệm các tiêu chí với nội dung các quy hoạch tài nguyên
nước lưu vực sông Ba về sử dụng nước cho sinh hoạt (đô thị, thành phố, nông thôn),
nông nghiệp, công nghiệp; bảo vệ môi trường nước, môi trường sinh thái và đa dạng
lưu vực sông và xác định các dòng chảy tối thiểu duy trì trong sông trên lưu vực sông
Ba;
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở
VIỆT NAM
1.1. Tài nguyên nước và những thách thức về tài nguyên nước của
Việt Nam
Tổng lượng nước mặt bình quân năm ở Việt Nam có khoảng 835,5 tỉ m
3
. Gần
59,8% lượng dòng chảy này là ở lưu vực sông Cửu Long, hơn 14,8% ở lưu vực sông
Hồng-Thái Bình, và hơn 4% ở lưu vực sông Đồng Nai, nơi diễn ra hầu hết phát triển
kinh tế-xã hội, phần còn lại là các sông khác. Hơn 60% nguồn nước mặt của Việt Nam
được sản sinh ở nước ngoài, chỉ có bình quân 323,1 tỉ m
3
mỗi năm (38,7%) được sản
sinh trên lãnh thổ Việt Nam.
Nếu xét chung cho cả nước thì nước ta không thuộc diện thiếu nước, nhưng

không ít vùng và lưu vực sông đang thiếu nước và hiếm nước, như vùng ven biển Ninh
Thuận - Bình Thuận, duyên hải khu vực Nam Trung Bộ, hạ lưu sông Ðồng Nai Sự
gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh đến môi
trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng (dân s
ố tăng lên một lần, nhu
cầu nước tăng lên ba lần). Những hoạt động của con người như chặt phá rừng, canh tác
nông lâm nghiệp không hợp lý và xả chất thải bừa bãi vào các thủy vực gây nên
những hậu quả nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, ô nhiễm.
Nguy cơ thiếu nước sạch ngày càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng
mưa ít gây hạn hán khốc liệt. Theo nghiên cứu c
ủa Viện Khoa học - KTTV và Môi
trường, nếu chặt phá 30% diện tích rừng trên lưu vực, nguồn nước mùa cạn giảm đi
khoảng 2 đến 3%, dòng chảy tháng lớn nhất tăng lên khoảng 1,5%. Lượng nước mặt từ
ngoài lãnh thổ chảy vào nước ta chiếm khoảng 60% tổng lượng nước của các hệ thống
sông ngòi. Do vậy, chúng ta sẽ chịu tác động mạnh mẽ và sẽ gặp khó khăn khi các
nước có chung dòng sông sử d
ụng nước nhiều hoặc gây ô nhiễm nước đầu nguồn hay
khi điều tiết dòng chảy.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không đi đôi với làm tốt công tác bảo vệ môi
trường đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên nước. Hiện tại, nguồn nước
sông đang bị ô nhiễm, nhất là đoạn chảy qua các đô thị, khu công nghiệp tập trung,
như sông Cửu Long, sông H
ồng, sông Thị Vải, sông Sài Gòn, sông Cấm
Tài nguyên nước mặt ở nước ta đang phải đối mặt với những thách thức cơ
bản sau:
- Phụ thuộc vào nguồn nước quốc tế;
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
5



- Khả năng thiếu nước trong mùa khô ở hầu hết các lưu vực sông của Việt Nam,
đặc biệt LVS Đồng Nai và các lưu vực sông ven biển Đông Nam Bộ có mức thiếu
nước cao hơn. Có 11 trên tổng số 16 lưu vực sông được phân loại là có mức căng
thẳng về nguồn nước; Sự mất cân bằng giữa nguồn nước hiện có và nhu cầu sử dụng;
Sự suy giả
m nguồn nước mặt, nước dưới đất và chất lượng nước;
- Chưa có một mô hình quản lý lưu vực sông phù hợp để tạo cơ chế xử lý việc
phân bổ, chia sẻ nguồn nước và bảo đảm tính bền vững (giới hạn khai thác và dòng
chảy môi trường). Sự cạnh tranh về lợi ích giữa các ngành kinh tế, giữa các vùng; Sự
khai thác, sử dụng không hợp lý, không trên quan điểm t
ổng hợp, đa mục tiêu đang
làm tình trạng thiếu nước nghiêm trọng thêm. Giá trị nhiều mặt, đa dạng và rất thiết
yếu của nước trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường chưa được chú ý
đầy đủ, toàn diện. Lâu nay, chúng ta thường chỉ chú trọng giá trị thủy điện, thủy lợi
của nước;
- Giám sát tài nguyên nước còn hạn chế do thông tin, số liệ
u quan trắc và quản lý
số liệu còn nhiều bất cập trong chia sẻ và khai thác sử dụng phục vụ quản lý TNN và
bảo vệ môi trường;
- Biến đổi khí hậu có tác động rất lớn đến khả năng nguồn nước cũng như chế độ
dòng chảy mặt. Nước biển dâng , xâm nhập mặn sâu cũng là một thách thức lớn và
chưa được nghiên cứu, đánh giá nhiều.
- Nhận thức về các vấn đề tài nguyên nước ở các cấp hiện nay còn khá thấp, nhất
là nhận thức của người dân.
- Các hoạt động tài chính nước chưa được tính đúng, tính đủ: Hiện nay các dịch
vụ nước vẫn còn phải bao cấp do giá dịch vụ thấp hơn chi phí, đồng thời cơ chế xác
định giá nước cũng không công bằng hợp lý.
1.2. Sự suy giảm nguồn nước và tác hại
Trong những năm gần đây, trên các lưu vực sông, nhất là ở hạ lưu trên hầu hết các

lưu vực sông, tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước
không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn,
trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Những thách thức chung đối với ngành nước, bao gồm : sự thiếu h
ụt về nước và
hạn hán; lũ lụt, ngập úng các vùng đất và khu dân cư; thiếu khả năng tiếp cận nguồn
nước sạch, nước uống và các thiết bị vệ sinh cho cộng đồng, đặc biệt là những người
nghèo; suy thoái môi trường trong các lưu vực nhỏ và vùng hạ lưu châu thổ, sự gia
tăng ô nhiễm các nguồn nước; sự thiếu hụt tài chính trong phát triển và quản lý cơ sở
hạ t
ầng về nước; sự cần thiết nâng cao giá trị của nước về mặt kinh tế-xã hội; sự hạn
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
6


chế trong phát triển thể chế, nâng cao năng lực và nhận thức của cộng đồng. đối với
nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ mới, công
tác thuỷ lợi cũng chịu những thách thức chung, nhưng nổi lên một số vấn đề chủ yếu
sau :
Nước cho cây trồng cạn.
Thực hiện chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, trong nhữ
ng
năm qua đã có những kết quả bước đầu nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
đến năm 2000 diện tích cây công nghiệp, hoa màu, cây ăn quả cả nước khoảng 3.8
triệu ha đã và đang hình thành nhiều vùng tập trung, vùng nguyên liệu lớn chuyên
canh, thâm canh. Đặc biệt khu vực kinh tế trang trại với các loại cây trồng cạn như cà
phê, tiêu, mía, dâu tằm chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nông nghiệp.
Việc đả
m bảo nước cho cây trồng cạn đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất

nông nghiệp là một việc hết sức phức tạp cả về qui hoạch, khoa học công nghệ, đầu tư
và cơ chế chính sách. nếu không có sự chỉ đạo tập trung, nghiên cứu sát sao khó có thể
mang lại hiệu quả cao.
Nước cho phát triển thuỷ sản.
Tiềm năng nước mặt nuôi trồ
ng thuỷ sản của việt nam khoảng 1.700.000 ha, trong
đó diện tích đã đưa vào nuôi trồng khoảng 650.000 ha. vài năm gần đây, do nhu cầu
thị trường diện tích nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh ven biển tăng vọt. đã xẩy ra tranh chấp
giữa nuôi tôm và trồng lúa ở các tỉnh cà mau, bạc liêu, sóc trăng việc lấy nước mặn
vào nuôi tôm nếu không kiểm soát được sẽ làm hỏng diện tích trồng lúa. nhiều vùng
tôm đã có hiện t
ượng tôm bị bệnh hoặc chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người sản
xuất. những vấn đề môi trường nước để đảm bảo hiệu quả cao và bền vững cho phát
triển thuỷ sản tập trung đang là những thách thức cần được giải quyết sớm. từ qui
hoạch sản xuất, phân định ranh giới giữa tôm lúa đến việc xây dựng hệ thống dẫn, tháo
nước và qui trình sử lý nước thải từ diện tích nuôi trồng thuỷ sản đang đòi hỏi được
giải quyết.
Ô nhiễm do nước thải từ các làng nghề và khu dân cư.
Việc phục hồi, phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn sẽ tạo thêm công
ăn việc làm, thu nhập cho nông dân, tạo một lượng sản phẩm có giá trị lớn cho xã hội.
Nhưng cùng với sự phát triển của sản xu
ất, yêu cầu nước cho làng nghề và nhất là việc
sử lý ô nhiễm nước thải là vấn đề bức xúc. trong các nghề truyền thống có thể sơ bộ
phân chia làm 3 nhóm nghề chính :
Tái chế kim loại gồm chủ yếu là sắt, đồng, chì, nhôm để sản xuất 1 tấn sắt cần
120-130 m3 nước, 1 tấn kim loại màu khoảng 70-80 m3 nước lượng nước thải ra
khoảng 80-85% lượng nước sử dụng. trong nước thải mang nhi
ều chất ô nhiễm như
chì a xít rất độc hại với môi trường.
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC

Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
7


Chế biến nông sản thực phẩm như làm bún, chế biến tinh bột sắn, làm dong miến,
lò giết mổ gia súc nhu cầu nước cho một tấn sản phẩm khoảng 40-50 m3. nước thải
có độ ph thấp, hàm lượng bod, cod cao có khi lên đến 4000-6000 mg/lít; cặn lơ lửng từ
1500-2200 mg/lít vì vậy mức độ ô nhiễm rất cao.
Sản xuất các mặt hàng thủ công như làm giấy, chiếu cói, dệt lụa các chất trong
nước thải củ
a loại nghề này là các hoá chất sử lý vật liệu như xút, thuốc tẩy, lưu
huỳnh với hàm lượng cao gây ô nhiễm. Cơ sở sản xuất giấy Phú Lâm Bắc Ninh sản
xuất 18000-20000 tấn giấy một năm, mỗi ngày thải ra khoảng 3000 m3 nước thải với
nhiều chất gây ô nhiễm, trong nước thải hàm lượng chất lơ hửng vượt 5.5 lần, bod
vượt từ 4-6 lần, cod vượt 5-8 lần tiêu chu
ẩn cho phép.
Vấn đề ô nhiễm do nước thải của các làng nghề truyền thống với qui mô ngày càng
lớn nếu không có ngay các giải pháp để kiểm soát và xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
người làm việc trong làng nghề và còn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước trong khu
vực.
Hậu quả tác hại của sự suy giảm nguồn nước:
Thiếu nước thường xuyên và kéo dài, quy mô và phạm vi lớn tác động lớn đến
tài nguyên nước, làm suy kiệt trữ lượng nước trong mạng sông, trong các tầng chứa
nước, trên lưu vực sông dẫn tới suy giảm nguồn nước có thể diễn ra trong thời kỳ dài,
môi trường sinh thái các dòng sông, làm gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng
trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội; ảnh hưởng nghiêm trọng đối
với con người:
- Thay đổi nghiêm trọng môi trường, đời sống bình thường và hệ
sinh thái nước
của hạ lưu các dòng sông. Nếu nguồn nước ở vùng hạ lưu bị suy giảm trong thời kỳ

dài đều dẫn đến xảy ra các quá trình tài nguyên nước và thủy văn bất bình thường và
không thể khôi phục được trong thời gian ngắn hoặc thậm chí không thể khôi phục,
chẳng hạn như làm giảm nguồn cung cấp nước cho các tầng nước dưới đất; dẫn tới
giảm trữ l
ượng, hạ thấp mực nước dưới đất trên vùng rộng lớn ven bờ dọc dòng sông;
gia tăng lún sụt mặt đất, sạt lở bờ, lòng dẫn đến mức khó kiểm soát,…; dẫn tới hủy
hoại tài nguyên và môi trường sinh thái lưu vực; gia tăng xâm nhập mặn;
- Tác động đến đời sống, sức khỏe mọi người dân, gia cầm, gia súc, mùa màng
vùng bị ảnh hưởng, tới tốc độ tă
ng trưởng, thậm chí gây đình trệ sản xuất, phát triển,
dẫn tới buộc người dân phải di cư khỏi nơi đã sinh sống lâu nay.
- Gây gia tăng nguy cơ kém bền vững trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã
hội và bảo vệ môi trường nếu thiếu nước nghiêm trọng, lâu dài khó giải quyết có thể
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
8


dẫn tới xung đột giữa các cộng đồng dân cư. Tác động xã hội và môi trường thường rất
sâu sắc và khó khắc phục.
Đối phó với tình trạng suy giảm nguồn nước ở hạ lưu các lưu vực sông nói
riêng và nạn hán hán, thiếu nước, khan hiếm nước nói chung, đòi hỏi sự phối hợp của
các cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương cùng toàn xã hội thực hiện đồng bộ
và t
ổng hợp hệ thống các biện pháp trước mắt và lâu dài đối với tài nguyên nước các
lưu vực sông.
1.3. Công tác quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông ở Việt Nam
hiện nay
Quy hoạch tài nguyên nước (QH TNN) là lĩnh vực khoa học tổng hợp và rất
phức tạp. QH TNN là sự hoạch định chiến lược sử dụng nước một cách hợp lý của một

quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc một lưu vực sông, bao gồm chiến lược phân bổ, bảo
vệ, phát triển nguồn nước và phòng chống giảm nhẹ thiên tai nhằm đáp ứng các yêu
cầu về nước và đảm b
ảo sự phát triển bền vững. Trong thời đại hiện nay, tài nguyên
nước càng ngày càng cạn kiệt so với sự phát triển dân số và mức độ yêu cầu ngày càng
cao của các ngành dùng nước (cả về số lượng và chất lượng) do đó việc khai thác, sử
dụng tài nguyên nước không những phải đảm bảo sự đầu tư có hiệu quả mà còn phải
đảm bảo sự phát triển bền vững.
QH TNN là sự thiế
t lập cấu trúc của hệ thống tài nguyên nước bao gồm hệ
thống công trình và hệ thống các yêu cầu về nước. Trong lĩnh vực tài nguyên nước
công việc này được gọi là Quy hoạch hệ thống hoặc “Thiết kế hệ thống”. Mục tiêu của
giai đoạn thiết kế hệ thống là xác định một cấu trúc hợp lý nhất của hệ thống nguồn
nước, thoả mãn các m
ục tiêu khai thác và bảo vệ nguồn nước.
Khi lập các quy hoạch tài nguyên nước, từ yêu cầu khai thác nguồn nước, người
làm quy hoạch phải xem xét, xác định loại công trình xây dựng, quy mô xây dựng, yêu
cầu, nhu cầu cấp nước và khả năng đáp ứng, cấu trúc của hệ thống và khả năng thực
thi, đảm bảo tính tối ưu nhất. Ngoài ra cần xem xét các phương án phi công trình
(trồng rừng, hệ thống chính sách ) nhằm bảo vệ và tái t
ạo tài nguyên nước.
Quy hoạch tài nguyên nước luôn tồn tại các mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa các
ngành, các hộ sử dụng nước, giữa thượng lưu và hạ lưu, mâu thuẫn giữa khai thác và
bảo vệ môi trường, mâu thuẫn giữa sử dụng nước với sự đảm bảo phát triển bền vững.
Xem xét các vấn đề khan hiếm suy thoái cạn kiệt, các tình huống thiếu nước, xung đột
cạnh tranh trong khai thác sử dụng nước gi
ữa các ngành, các lĩnh vực phát triển kinh
tế, giữa các hộ dùng nước, giữa Trung ương địa phương, giữa thượng lưu và hạ lưu;
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước

9


giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, giữa phát triển kinh tế
với bền vững môi trường.
Nếu trước đây, theo quan điểm truyền thống khai thác tài nguyên nước phải
đảm bảo tối ưu về mặt đầu tư, thì ngày nay vấn đề phân tích kinh tế chỉ là một loại tiêu
chuẩn đánh giá dự án quy hoạch. Để đảm bảo sự phát triển bền vữ
ng trong quá trình
phát triển nguồn nước thì vấn đề đặt ra không phải tìm phương án tối ưu mà cần phải
tìm phương án hợp lý nhất, đó là phương án tối ưu kinh tế và thỏa mãn các yêu cầu
phát triển bền vững đồng thời đảm bảo cả vấn đề an sinh xã hội, văn hóa, chính trị và
cả an ninh, chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải.
Giai đoạn trước khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập
Tr
ước đây Bộ trưởng Bộ Thủy lợi ra quyết định số 167 QĐ/KHTL (Ngày 28
tháng 10 năm 1995), về việc ban hành tiêu chuẩn ngành
14 TCN 87 – 1995
“Quy
hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước - Các quy định chủ yếu”. Tiêu chuẩn
ngành này
, được áp dụng cho việc lập mới hoặc bổ
sung quy hoạch sử dụng tổng hợp
và bảo vệ nguồn nước ở một lưu vực sông, một vùng kinh tế, liên lưu vực hoặc toàn
quốc. Quy hoạch này gọi tắt là quy hoạch thủy
lợi.

Quy hoạch thủy
lợi gồm toàn bộ hoặc một số quy
hoạch chuyên ngành sau:

- Quy hoạch thủy nông (tưới tiêu, cải tạo đất bằng biện pháp thủy lợi);
- Quy hoạch cấp thoát nước cho sinh hoạt, công nghiệp:
- Quy hoạch thủy điện;
- Quy hoạch giao thông thủy;
- Quy hoạch nuôi trồng thủy sản;
- Quy hoạch phục vụ an dưỡng - du lịch - giải trí;
- Quy hoạch phòng chống lũ;
- Quy hoạch bảo vệ phòng chống ô nhiễm nguồn nước;
- Quy hoạch bảo vệ phòng chố
ng cạn kiệt nguồn nước.
- Ngoài những quy định chung, tiêu chuẩn còn quy định về thành phần, nội
dung và bước lập quy hoạch thủy lợi; quy định về các tài liệu cơ bản; quy định về quản
lý quy hoạch.
Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 87 - 1995 là một văn bản pháp quy kỹ thuật đã được
sử dụng có hiệu quả trong các hoạt động quy hoạch phát triển
thủy lợi trong thời gian
qua. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này cũng đã bộc lộ
một số bất cập:
- Tiêu chuẩn được ban hành khi Luật Tài nguyên nước chưa ra đời, hành lang
pháp lý cho công tác quản lý tài nguyên nước chưa được hình thành; Các hoạt động bảo
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
10


vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống, giảm thiểu tác tác hại do nước gây
ra cũng chưa được xác định rõ;
- Phương châm chủ yếu của
quy hoạch thủy lợi theo tiêu chuẩn ngành 14
TCN 87 - 1995 là tạo nguồn và

phòng chống lũ lụt bằng các biện pháp công trình
(cụ thể: quy định tại khoản 1.9 của tiêu chuẩn); các quan điểm “phát triển nhanh, hiệu
quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và
bảo vệ môi trường” chưa được xác định một cách rõ nét;
- Mối liên hệ giữa các quy hoạch chuyên ngành trong quy hoạch thủy lợi
(quy
định tại khoản 1.3 của tiêu chuẩn) còn mờ nhạt và dẫn đến việc quy định tiến hành một
loạt các quy hoạch chuyên ngành trong quy hoạch thủy lợi ít mang tính khả thi.
Thực tế, hiện nay quy hoạch thủy điện đã được thực hiện gần xong, quy hoạch
phát triển công nghiệp cũng đã đang được thực hiện (cùng với các yêu cầu cấp nước
công nghiệp), quy hoạch tổng thể phát tri
ển du lịch đã được xây dựng và đang chờ phê
duyệt, hầu hết các công trình tạo nguồn phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp đã được
quy hoạch và đang dần được thực hiện Việc bảo đảm tính thống nhất trong các quy
hoạch chuyên ngành với nhau và với quy
hoạch thủy lợi chưa được đề cập và thiếu
chế tài để điều chỉnh.
Việc coi môi
trường cũng là một đối tượng khai thác, sử dụng nước chưa được
đề cập trong tiêu chuẩn. Do đó, một số hoạt động rất cần thiết của công tác quản lý tài
nguyên nước như điều hòa, phân bổ nguồn nước trên lưu vực sông; cấp phép khai thác
sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước; các kế hoạch kiểm kê, điều tra cơ bản
TNN; hoạt
động bảo vệ TNN phù hợp với điều kiện hiện tại của lưu vực sông chưa
được làm rõ trong các quy định tại tiêu chuẩn 14 TCN 87 - 1995.
- Về mặt kỹ thuật, tiêu chuẩn 14 TCN 87 - 1995 áp dụng cho LVS và vùng kinh
tế nhưng những khác biệt khi tiến hành lập quy hoạch thủy lợi cho các
đơn vị không
gian này chưa được làm rõ. Mặt khác, những thành tựu khoa học,
công nghệ nói

chung, trong lĩnh vực TNN nói riêng trong thời gian qua chưa được cập nhật, bổ sung khi
xây dựng những quy định của tiêu chuẩn 14 TCN 87 - 1995.
Tóm lại, những quy định của tiêu chuẩn 14 TCN 87 - 1995 cần phải tiếp tục cập
nhật, nghiên cứu, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các nguyên tắc và nội
dung của quản lý tổng hợp TNN trên các lưu vực sông; bảo đảm định hướng phát triển
b
ển vững của đất nước.
Một số quy
hoạch chuyên ngành liên quan đến khai thác, sử dụng TNN như:
- Quy hoạch trị thủy và khai thác hệ thống sông Hồng
(1964);
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
11


- Luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình đa mục tiêu Hòa Bình (được nhà nước
duyệt năm 1973);
- Nghiên cứu về phát triển và quản lý TNN toàn quốc tại nước CHXHCN Việt
Nam (Hoàn thành năm 2003 do Bộ NN và PTNT thực hiện dưới sự giúp đỡ của Tổ
chức hợp tác quốc tế Nhật Bản);
- Nghiên cứu quy hoạch thủy điện quốc gia (Hoàn thành năm 2007 do Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Tập
đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện với sự giúp đỡ của Cơ quan
hợp tác phát triển của Na Uy, Thụy Điển)
C
ác nghiên cứu quy hoạch trên đây là những nguồn tư liệu, thông tin tham
khảo bổ ích trong việc định hướng các nội dung cần thiết cho những bước đi phù hợp
của quá trình QH TNN LVS. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng các quy hoạch mới tập
trung vào giải quyết những khía cạnh cụ thể của TNN như phát triển TNN hay phòng

chống lũ lụt. Cách tiếp cận trong các quy hoạch đó chưa bảo đảm đầy đủ sự đồng bộ và
nhất quán từ tổng
thể đến chi tiết. Không thể đưa ra các giải pháp hay phương án
phát triển TNN
nếu chưa tập trung làm rõ những vấn đề về chiến lược, về tầm nhìn
đối với LVS; việc phòng, chống, giảm thiểu tác hại gây ra cũng không thể không dựa
trên những giải pháp tổng hợp công trình và phi công trình, từng bước
hài hòa, thích
nghi với tự nhiên
Những hạn chế và thuận lợi trong triển khai công tác quy hoạch tài nguyên nước
a) Hạn chế:
1) QH TNN mới được triển khai thực hiện, các quy định về nội dung, trình tự,
thủ tục lập, thẩm định, trình duyệt, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở cho việc lập,
thẩm định và thực hiện QH TNN còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
Chưa có các đơn vị có kinh nghiệm trong xây dựng và triển khai thực hiệ
n QH TNN;
2) Sự phối hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu khai thác, sử dụng nước của các
ngành, các địa phương trong vùng quy hoạch còn rất hạn chế, chưa bảo đảm tính đồng
bộ, nhất quán trong các thông tin, dữ liệu phục vụ xây dựng QH TNN (cần có sự đồng
thuận và nhất trí cao của các ngành, các địa phương có khai thác, sử dụng chung
nguồn nước, chia sẻ lợi ích trong sử dụng nguồn nước trên cơ sở tiề
m năng thực tế của
nguồn nước trong từng LVS, từng vùng bảo đảm sự phát triển bền vững TNN);
3) Thực tế triển khai các QH TNN gặp nhiều khó khăn do hiện nay, một số các
quy hoạch chuyên ngành liên quan đến tài nguyên nước đã được xây dựng và phê duyệt,
như quy hoạch các tuyến giao thông thủy, quy hoạch các bậc thang thủy điện, quy hoạch
cấp nước sinh hoạt, và đã có nhiều công trình khai thác, sử dụng nướ
c theo các quy
hoạch này đã và đang được xây dựng, có công trình đã đi vào hoạt động. Trong khi QH
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC

Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
12


TNN là cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch khai thác, sử dụng nước
của từng ngành, từng địa phương, bảo đảm tính thống nhất của QH TNN và các quy
hoạch chuyên ngành thì đến thời điểm hiện nay chưa có quy hoạch nào được phê
duyệt;
4) Công tác QH TNN còn mang tính đơn ngành và chủ yếu tập trung vào các
vấn đề phát triển nguồn nước mà chưa đi sâu vào quy hoạch sử dụng và bảo vệ tài
nguyên n
ước, chưa thực hiện các nguyên tắc quản lý tổng hợp TNN, bảo đảm phát
triển bền vững của khu vực;
5) Chưa lồng ghép được đầy đủ quy hoạch sử dụng nước của các ngành để có
quy hoạch tổng thể phù hợp với khả năng nguồn nước và đạt hiệu quả cao trong sử
dụng, trình duyệt chính thức làm cơ sở cho quản lý;
6) Khái niệm quản lý LVS, khai thác phát triển t
ổng hợp các dòng sông mà Bộ
NNPTNT và 3 Ban Quản lý lưu vực các sông lớn hiện nay đang thực hiện chỉ là làm
quy hoạch, quản lý quy hoạch khai thác TNN ở các dòng sông không đặt vấn đề bảo
vệ số lượng nguồn nước của các sông bằng việc phối hợp để bảo vệ đất, rừng, hệ sinh
thái nước, lòng, bãi sông; bỏ qua chức năng bảo vệ là chưa đầy đủ so với khái niệm
mới v
ề quản lý tổng hợp TNN và Quản lý tổng hợp LVS;
7) Ban quản lý quy hoạch LVS hiện nay không có chức năng quản lý chất
lượng nên không gắn việc quản lý số lượng đi đôi với quản lý chất lượng nước;
8) Công tác quản lý và phát triển TNN ở Việt Nam hiện còn thiếu các chính
sách để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, khuyến khích sử dụng nước tiết
kiệm và giảm thiểu ô nhiễm.
b) Thuận lợ

i
- Luật Tài nguyên nước ban hành năm 1998, đã quy định “Quy hoạch lưu vực
sông là quy hoạch về bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước, phát triển TNN, phòng
chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong LVS”. Quy hoạch LVS là
căn cứ để điều hoà, phân phối TNN cho các mục đích sử dụng và là căn cứ để quyết
định việc xây dựng các dự án chuyển nước từ lưu v
ực sông này sang LVS khác.
Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số
39/NQ-TW ngày 16 tháng 8 năm 2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển
kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải
Trung Bộ đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 113/2005/QĐ-TTg ngày 20
tháng 5 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ, giao nhiệm vụ cho Bộ Tài nguyên và Môi
trường xây dựng “quy hoạch khai thác, sử dụng tổng h
ợp và bảo vệ TNN các lưu vực
sông lớn” thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
13


Thông báo số 60/TB-VPCP ngày 4/4/2005 của Văn phòng Chính phủ thông báo
ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ (khi đó là Phó Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng) tại Hội nghị Ban chỉ đạo tổ chức điều phối phát triển Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam có nêu: “khẩn trương tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng
nguồn nước theo hướng sử dụng liên hoàn nước các con sông, hồ trong vùng và n
ước
ngầm.”;
Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số
53/NQ-TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội
và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số
123/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ
Tài nguyên và Môi tr
ường “Triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo
vệ TNN các LVS lớn trong vùng”;
Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP của Chính phủ ngày 19/01/2007 về những giải
pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà
nước năm 2007 đã nêu “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý tài nguyên theo hướng sử
dụng có hiệu quả, hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng quy hoạch, k
ế hoạch quản
lý tổng lượng tài nguyên thiên nhiên; đặc biệt, chú trọng tới quy hoạch tổng hợp TNN,
quản lý, khai thác bền vững các LVS, vùng kinh tế trọng điểm”;
Quốc Hội cũng đã ban hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số
48/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005, trong đó có những quy định cụ thể đối
với: sử dụng tiết kiệm, hiệu quả TNN trong quy hoạch, quản lý TNN (Điều 41) và
trong khai thác sử
dụng TNN (Điều 42). Theo đó, đã quy định cụ thể trách nhiệm của
cơ quan quản lý nhà nước về TNN và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà
nước trong việc chỉ đạo, lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch nguồn TNN; xây dựng
kế hoạch khai thác và bảo vệ TNN bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả; trách nhiệm quản lý
chặt chẽ việc khai thác và sử dụng TNN; qu
ản lý chất lượng và trữ lượng nguồn nước.
Từ khi thành lập, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo tăng cường đầu tư
cho công tác quy hoạch và điều tra cơ bản về TNN, ban hành và trình Chính phủ ban
hành nhiều văn bản pháp quy tăng cường năng lực nhiệm vụ quản lý và QH TNN.
Thực hiện Luật tài nguyên nước và các Chương trình hành động của Chính phủ,
nhằm đảm bảo việc khai thác sử
dụng tài nguyên nước công bằng, bền vững và bảo vệ
TNN không bị suy thoái cạn kiệt, trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường
đã và đang triển khai 11 dự án lập QH TNN, cụ thể là: QH TNN các LVS Đồng Nai,

sông Ba, sông Cầu, sông Hương; QH TNN các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
14


Nam, Miền Trung; QH TNN vùng cực Nam Trung Bộ, Bán đảo Cà Mau, đảo Phú
Quốc và lập nhiệm vụ QH TNN lưu vực sông Hồng - Thái Bình.
Trong năm 2008, 4 dự án xây dựng QH TNN đã kết thúc và đang trình cấp có
thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, bao gồm: QH TNN lưu vực sông Đồng Nai, sông
Ba, vùng Cực Nam Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đến nay, một số
nhiệm vụ lập nhiệm vụ QH TNN và QH TNN ở một số lư
u vực sông và vùng kinh tế
trọng điểm đã thực hiện nhưng chưa có quy hoạch nào được phê duyệt.
Trong giai đoạn hiện nay, khi các vấn đề môi
trường nước, về suy thoái, cạn
kiệt nguồn nước đang trở nên ngày càng gay gắt, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các
thực thể xã hội, nhân văn, kinh tế trên lưu vực
sông thì việc bảo vệ TNN, việc tăng
cường bảo vệ để phát triển TNN, việc triển khai các giải pháp đồng bộ và tổng hợp
trong quản lý
nguồn nước các lưu vực sông là một đòi hỏi có tính thời sự.
Những
thành tựu về khoa học công nghệ, sự chuyển dịch mạnh mẽ sang nền kinh
tế tri thức của Việt Nam đòi hỏi quá trình quy hoạch tổng hợp TNN LVS cần thiết phải
có đổi mới cơ bản về chất. QH TNN xem xét toàn diện nước mặt, nước dưới đất, lồng
ghép với quy hoạch sử dụng nước của các ngành để có quy hoạch tổng thể phù hợp
với khả
năng nguồn nước và đạt hiệu quả cao trong sử dụng, trình duyệt chính thức
làm cơ sở cho quản lý:

Tháng 12 năm 2008, Bộ TNMT đã soạn thảo và trình Chính phủ ban hành
Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về quản lý LVS, trong đó có qui định về QH TNN lưu
vực sông, QH TNN vùng, địa phương) bao gồm các quy hoạch thành phần như sau:
a) Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước;
b) Quy hoạch bảo vệ nguồn nước;
c) Quy hoạch phòng, chống và khắ
c phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
1.4. Quy hoạch tài nguyên nước
1.4.1. Mục đích quy hoạch tài nguyên nước
Quy hoạch tài nguyên nước trên lưu vực sông nhằm khai thác hiệu quả và hợp
lý TNN trên lưu vực, “Hợp lý, công bằng về mặt xã hội, hiệu quả về kinh tế và bền
vững về môi trường”.
Quy hoạch TNN trên lưu vực sông là đưa ra hướng dẫn để đảm bảo sử dụng có
hiệu quả nguồn nước trên lưu vực nhằm đáp ứng tốt nhất các mục tiêu và mục
đích
quốc gia và vùng lãnh thổ. Quy hoạch này tổng hợp tất cả các dữ liệu thích hợp hiện
có lập thành văn bản tất cả các dự án đang tồn tại, các quy định và cam kết về nước,
đưa ra các phương án quản lý, kế hoạch thực hiện, tổ chức, cơ sở vật chất và các
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
15


nguồn nước phù hợp với các mục tiêu và mục đích đã đề ra. Các điều kiện sử dụng
nước và các phương án được lập theo giai đoạn hiện tại, 10 năm, 25 năm và 50 năm.
Do những dữ liệu thu thập được ngày càng tăng cùng với sự thay đổi về mục tiêu nên
Quy hoạch LVS phải được thay đổi và cập nhật thường kỳ.
Quy hoạch LVS sẽ là văn bản chính th
ức hướng dẫn mọi hoạt động quy hoạch
của Chính phủ và khu vực tư nhân của tất cả các ngành có thể sử dụng hay tác động

đến các nguồn nước của lưu vực.
Phạm vi của quy hoạch LVS sẽ đề cập đến mọi nguồn nước trong lưu vực và sử
dụng các nguồn nước này trong cũng như ngoài phạm vi lưu vực. Khi lập các quy
hoạch lưu vự
c cần xem xét trong mối quan hệ sự liên đới với các lưu vực khác.
Nội dung “Lập quy hoạch phát triển tài nguyên nước” bao gồm:
- Dự báo yêu cầu về nước trong tương lai bao gồm yêu cầu sử dụng nước,
phòng chống lũ và bảo vệ môi trường.
- Đánh giá cân bằng nước trong tương lai bao gồm cân bằng tự nhiên và cân
bằng với quy hoạch hệ thống công trình đã xác định trong tương lai.
- Xây dựng quy hoạch về
sử dụng nước và khai thác nguồn nước trong tương
lai.
- Dự báo sự thay đổi về môi trường, sự suy thoái nguồn nước do các hoạt động
dân sinh kinh tế và tác động do các biện pháp khai thác nguồn nước gây nên. Trên cơ
sở đó lập các quy hoạch cho các biện pháp nhằm tái tạo nguồn nước, chống suy thoái
về nguồn nước.
- Hoạch định các biện pháp cần thiết trong quản lý nguồn nước, hệ thống chính
sách và thể chế
nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Lập chiến lược tối ưu trong đầu tư phát triển TNN.
Quy hoạch tài nguyên nước được thiết lập theo các giai đoạn khác nhau, mỗi
một giai đoạn tiếp theo các nghiên cứu sẽ chi tiết hơn giai đoạn trước.
Nội dung chính của một quy hoạch theo các giai đoạn bao gồm:
- Hoạch định chiến lược khai thác tài nguyên nước, và nghiên cứu các ph
ương
pháp khai thác khả thi và hợp lý. Trên cơ sở đó hình thành các mục tiêu khai thác hệ
thống và thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá hệ thống.
- Thiết lập các phương án về biện pháp công trình cụ thể, phân tích tính khả thi
của các phương án công trình, bao gồm các vấn đề kinh tế và kỹ thuật. Trong giai đoạn

này cần thiết phải sử dụng các mô hình mô phỏng đánh giá khả năng đạt được những
chỉ
tiêu đã đặt ra. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu có thể điều chỉnh các mục tiêu ban
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đề tài NCKH: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí xây dựng quy hoạch tài nguyên nước
16


đầu cùng với hệ thống chỉ tiêu khai thác hệ thống. Hai quá trình này được lặp lại nhiều
lần cho đến khi xác định được một chiến lược và mục tiêu tương đối hợp lý.
- Lựa chọn các phương án có thể về biện pháp công trình và thiết kế hệ thống
theo các phương án quy hoạch.
- Phân tích và xác định chiến lược phát triển hệ thống, bao gồm cả chiến lược
phát triển hệ thống công trình và chiến l
ược sử dụng tài nguyên nước trong tương lai.
Trong giai đoạn này cần chú ý đến khả năng huy động vốn trong suốt thời kỳ
quy hoạch. Phân tích hiệu ích kinh tế của quá trình phát triển hệ thống để lựa chọn
chiến lược tối ưu.
- Phân tích một cách đầy đủ các mục tiêu khác: vấn đề xã hội, chính trị, văn hoá
v.v. Từ đó, không loại trừ khả năng có thể phải đi
ều chỉnh lại mục tiêu ban đầu.
1.4.2. Hệ thống tiêu chuẩn chính trong quy hoạch tài nguyên nước
Nhiệm vụ của QH TNN là xác định một cân bằng hợp lý trong quy hoạch, thiết
kế, điều khiển và quản lý nguồn nước theo các tiêu chuẩn đã được quy định bởi các
mục đích khai thác, sử dụng, bảo vệ TNN:
1) Phải đáp ứng tối đa các yêu cầu về nước trong vùng nghiên cứu;
2) Đảm bảo sự cân bằng phát triển bền vững của vùng hoặc lưu vực sông;
3) Phả
i đạt được tính hiệu quả cao của các biện pháp khai thác và tính khả thi
của các dự án quy hoạch. Nó phụ thuộc vào các điều kiện kỹ thuật và khả năng huy

động vốn của nhà nước, tức là phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của quốc gia;
4) Đạt được tính mềm dẻo của dự án, tức là sự thích ứng của quy hoạch đối với
những điều chỉnh về
mục tiêu khai thác và sử dụng nước trong tương lai nếu có;
5) Có độ tin cậy cao, tức là xác suất của sự sai khác giữa những thay đổi trong
tương lai so với quy hoạch ban đầu là nhỏ nhất.
Khi thiết lập các dự án quy hoạch hệ thống tài nguyên nước có thể sử dụng các
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, phát triển dân
sinh, các yêu cầu về chính trị xã hội. Khi đánh giá hiệ
u quả kinh tế của các phương án
quy hoạch, phải xem xét cả quan điểm tài chính và quan điểm kinh tế, phân tích kinh tế
và phân tích tài chính của một dự án.
6) Đảm bảo môi trường bền vững: Hiệu quả kinh tế của khai thác, sử dụng tài
nguyên nước là chỉ tiêu quan trọng, nhưng nó có thể không được thực thi nếu tác động
xấu đến môi trường.
Đánh giá tác động đến môi trường của QH TNN trên lưu vực sông bao gồm:
• Sự tác động đến môi trường nước, sự thay đổi tiểu khí hậu nếu có;

×