Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hướng dẫn việc dạy học tiếng Anh THCS, THPT năm học 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.38 KB, 4 trang )

UBND Tỉnh Lâm Đồng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 1008 / SGD&ĐT – GDTrH Đà Lạt, ngày 29 tháng 9 năm 2010
V/v: Hướng dẫn việc dạy học tiếng Anh
THCS, THPT năm học 2010 - 2011

Kính gửi: - Các Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Các trường THPT, PT DTNT
- Trung tâm GD TX Đà lạt
Thực hiện kế hoạch quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng
Anh, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn việc dạy và học tiếng Anh năm học 2010
– 2011 như sau:
A. NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Thực hiện đúng, đủ chương trình theo biên chế năm học và phân phối chương trình
môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, và đã được Sở Giáo dục và Đào tạo cụ thể hóa.
Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu bộ môn thể hiện qua mức độ cần đạt của từng bài
cụ thể.
Căn cứ khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và PPCT của Sở
Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng các tổ, nhóm chuyên môn của các trường thống nhất điều
chỉnh phân phối tiết học của từng bài phù hợp với thực tiễn dạy và học và đặc thù đối tượng
học sinh trong trường. Có phân phối chương trình cụ thể, thống nhất cho từng khối lớp.
2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng dạy
học tích cực, thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hoạt động của giáo viên và học sinh hợp lý,
tập trung vào trọng tâm, dạy sát đối tượng, huy động tất cả kiến thức sẵn có về văn hóa, xã hội
cũng như ngôn ngữ của học sinh trong luyện tập ngôn ngữ, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù
hợp với nội dung từng bài, thúc đẩy động cơ học tập, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
trong học tập ngoại ngữ của học sinh, đặc biệt coi trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
trình bày trước lớp, trước tập thể bằng tiếng Anh.


Lồng ghép việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, các giá trị sống, kỹ năng sống
thế kỷ 21, tiết kiệm năng lượng vào các chủ đề, nội dung bài dạy một cách hợp lý, khoa học
nhằm làm tăng thêm hiệu quả việc giáo dục toàn diện học sinh.
Điều chỉnh một số bài tập trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với đối tượng học sinh
đang giảng dạy, bổ sung các bài tập thực hành phù hợp với chương trình nhằm đáp ứng các đối
tượng học sinh khác nhau và cập nhật nội dung kiến thức và phương pháp dạy học.
Dạy theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tích cực của
học sinh, đặc biệt là trong khâu chuẩn bị bài mới cần phải có nội dung rõ ràng. Cần phải tạo
một không khí lớp học thân thiện và hợp tác lấy “động viên, khuyến khích” làm trọng. Xây
dựng và bồi đắp niềm đam mê học ngoại ngữ trong học sinh thông qua các hoạt động ngoại
khóa, hội thi đố vui, hùng biện…. Rèn luyện cho học sinh tư duy phản biện “critical thinking”
thông qua hệ thống câu hỏi mở (“open-ended” questions or referential questions). Đa dạng
hóa các hoạt động trong lớp. Nên tạo yếu tố mới bất ngờ trong mỗi giờ học. Có thái độ tích
cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh, giúp học sinh học tập từ chính lỗi học sinh và bạn bè.
Tạo môi trường học ngoại ngữ trong trường và lớp học để học sinh có nhiều cơ hội luyện tập
sử dụng ngôn ngữ trong các giờ học, tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp và theo
nhóm hợp lý và hiệu quả.
Sử dụng có hiệu quả các phương tiện hổ trợ dạy học, các thiết bị nghe nhìn phục vụ
việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc trong giờ học ngoại ngữ. Tích cực đầu tư
vào việc sáng tạo sử dụng đồ dùng thật chung quanh môi trường sống để phục vụ bài dạy, từng
bước ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Việc sử dụng có hiệu quả các đồ dùng
dạy học được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của các giờ dạy.
Tổ chức vận dụng có hiệu quả nội dung các chuyên đề được bồi dưỡng. Mỗi tháng phải
bố trí ít nhất một buổi sinh hoạt chuyên môn, từng bước rút kinh nghiệm, bàn biện pháp để
thực hiện tốt nội dung chương trình sách giáo khoa và dạy học tự chọn để có phương pháp
giảng dạy phù hợp và đạt hiệu quả.
Tích cực tự bồi dưỡng, nâng cao tinh thần tự học tự rèn, hợp tác và chia sẻ để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Khuyến khích những đề xuất, góp ý góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học ngoại ngữ.
Trong năm học này, mỗi tổ chuyên môn cần tổ chức thực hiện một số hoạt động cụ thể

sau:
- Tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề đã được bồi dưỡng trong hè 2010 và chia sẽ các
nguồn tài liệu chuyên môn (do chuyên viên Sở GD-ĐT gửi) đến tất cả các giáo viên trong tổ.
- Tổ chức phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra chất lượng bộ môn đối với các khối lớp
có kiểm tra chất lượng (Riêng khối lớp 10 dựa trên điểm tuyển sinh) để đề ra các giải pháp
nâng cao chất lượng bộ môn.
- 01 chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chuẩn KT-KN có đánh
giá và rút kinh nghiệm cụ thể.
- Xây dựng hệ thống bài tập bổ sung cho các khối lớp, đặc biệt là các lớp cuối cấp. Mỗi
trường phải xây dựng bộ đề ôn tập tuyển sinh cho học sinh lớp 9 (THCS), bộ đề ôn tập thi TN
THPT cho học sinh lớp 12 (THPT).
- Tham gia tổ chức hội thi hùng biện tiếng Anh cấp trường.
- Thành lập câu lạc bộ tiếng Anh (nếu chưa thành lập)
- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt cụm. Tham gia thi kiểm tra kiến thức giảng dạy
tiếng Anh (TKT) do Sở Giáo dục & Đào tạo Lâm Đồng phối hợp với bộ phận khảo thí của
Cambridge ESOL tổ chức. Khuyến khích tham gia diễn đàn dạy học tiếng Anh trên website:
http//:lamdong.dayhoc.vn để chia sẽ nguồn tài liệu và thông tin. Động viên, khuyến khích học
sinh tham gia cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên mạng. Các Phòng GD, các trường THPT trực
thuộc Sở tổ chức thi hùng biện tiếng Anh để chọn học sinh tham gia hội thi hùng biện tiếng
Anh cấp Tỉnh.
- Các giáo viên phải nâng cao ý thức tự bồi dưỡng về trình độ chuyên môn và chuẩn bị
tinh thần tham gia việc khảo sát giáo viên tiếng Anh trên phạm vi toàn quốc phục vụ cho việc
triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-
2010”

3. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
a. Yêu cầu
- Việc kiểm tra, đánh giá phải tuân thủ mục tiêu dạy học, theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
Các bài kiểm tra cần tập trung kiểm tra 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trong khuôn khổ các
kiến thức ngôn ngữ được qui định trong chương trình. Cụ thể là:

- Các bài kiểm tra định kỳ phải bao gồm các kỹ năng ngôn ngữ: nghe, đọc, viết và kiến
thức kỹ năng ngôn ngữ.
- Nội dung các bài kiểm tra bám sát mục tiêu và yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng
trong chương trình môn học tại thời điểm kiểm tra bao gồm: Nội dung chủ điểm, chủ đề; khả
năng ngôn ngữ và trọng tâm ngôn ngữ của chuẩn kiến thức và kỹ năng.
b. Hình thức kiểm tra
- Kiểm tra nói thực hiện thường xuyên qua các giờ học trong suốt quá trình dạy học và
chủ yếu kiểm tra kỹ năng nói của học sinh. Nôi dung kiểm tra miệng cần dựa vào nội dung các
chủ điểm và chủ đề của bài học dưới hình thức hội thoại hoặc độc thoại.
- Kiểm tra 15 phút tập trung kiểm tra một trong 3 kỹ năng: nghe, đọc, hoặc viết, hoặc
kiến thức ngôn ngữ. Nội dung kiểm tra cần bám sát chủ điểm hoặc chủ đề và trong phạm vi
kiến thức một đơn vị bài học, việc lựa chọn kỹ năng kiểm tra phụ thuộc vào thực tiễn dạy học
và cần thay đổi qua mỗi lần kiểm tra.
- Kiểm tra 1 tiết thực hiện theo PPCT bao gồm 4 phần: kiểm tra kỹ năng nghe (20-25%);
đọc (25%); viết (25%) và kiến thức ngôn ngữ (25-30%). Mỗi phần cần đề cập đến một khía
cạnh khác nhau của mỗi chủ điểm. Độ dài của bài tập thường ngắn hơn các bài kiểm tra kỹ
năng đơn lẻ (kiểm tra 15 phút).
- Các bài kiểm tra học kỳ có cấu trúc như kiểm tra 1 tiết nhưng nội dung kiến thức kiểm
tra tổng hợp của nhiều chủ điểm khác nhau trong một học kỳ hay trong năm học.
- Lưu ý: Riêng các bài kiểm tra định kỳ ở học kỳ II ở hai lớp cuối cấp (lớp 9, lớp 12) ra
đề theo cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 (lớp 9), TN THPT (lớp 12); hình thức trắc nghiệm
(50 câu/60 phút) để học sinh làm quen với cách làm bài trắc nghiệm.
c. Đánh giá
- Thực hiện đúng quy chế về chấm bài, chữa bài và cho điểm, đảm bảo tính chính
xác, khách quan, động viên khuyến khích học sinh để tạo động lực cho các em học tập tốt.
Tránh tình trạng đánh giá quá khắt khe, gây sức ép đối với học sinh gây ra tác động tiêu cực.
Sử dụng các hình thức đánh giá khác nhau để đánh giá khả năng giao tiếp của học sinh như
tích cực chuẩn bị bài, thường xuyên đóng góp xây dựng bài trên lớp, tham gia các hoạt động
theo cặp hoặc nhóm trong giờ học.


4. CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh trong năm
học này. Tập trung vào các nội dung chủ điểm, chủ đề đề cập trong chương trình tiếng Anh
THCS, THPT.
a. Thi học sinh giỏi Tiếng Anh lớp 9

Bao gồm:
- Kiến thức ngôn ngữ
- Nghe hiểu các bài hội thoại, độc thoại có độ dài 120 đến 180 từ
- Đọc hiểu các đoạn văn có độ dài từ 200 – 250 từ
- Viết đoạn văn có độ dài 100 – 150 từ
b. Thi học sinh giỏi tiếng Anh lớp 12

Bao gồm:
- Kiến thức ngôn ngữ
- Nghe hiểu các bài hội thoại, độc thoại có độ dài 180 đến 200 từ
- Đọc hiểu các đoạn văn có độ dài từ 300 – 400 từ
- Viết đoạn văn có độ dài 150 – 200 từ; mô tả biểu đồ.
Trong đó:
Vòng 1: Thi chọn học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia.

Vòng 2: Thi chọn học sinh giỏi Tỉnh
Nhận được công văn, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu lãnh đạo các trường căn cứ
hướng dẫn này để chỉ đạo việc dạy học bộ môn Tiếng Anh.
Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
- Như trên;
- Lưu: VP; GDTrH. ( Đã ký)
Nguyễn Thị Anh Phương

×