Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Ứng dụng CNTT trong dạy môn Ngữ Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.85 KB, 15 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong dạy môn Ngữ Văn
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN
A. Đặt vấn đề
Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 19/12/2000 của Quốc Hội khóa X về
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của việc đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là "Xây dựng nội dung chương
trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ", đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực
tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các
nước phát triển trong khu vực và trên thế giới" và "Việc đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương
pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong luật giáo dục, khắc
phục những mặt hạn chế của chương trình, SGK, tăng cường tính thực tiễn, kĩ
năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân
văn, bổ xung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với
khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển
chương trình giáo dục, tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông
với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, thực hiện phân luồng trong hệ
thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực, bảo đảm
sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương
trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn
khác nhau. Đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy
và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy
học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo bồi dưỡng giáo
viên và công tác quản lý giáo dục"
Ngọ Quang Hưng Trường THCS Tân Kim-Phú Bình
1
Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong dạy môn Ngữ Văn
Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phát ứng


dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong
lĩnh vực Giáo dục Đào tạo, công nghệ thông tin (CNTT) bước đầu đã được
ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy,
học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT
trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh
chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta
không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên
biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của
mình, mục đích của mình. Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ
hông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và
học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và
đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua
việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu
cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học,
bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc
lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. Thực hiện tinh thần
chỉ đạo trên của Bộ Giáo dục và của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhận thức được
rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là
một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới
phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường
phổ thông trong những năm tới, tôi đã mạnh rạn học tập và đưa CNTT vào
giảng dạy 3 năm nay. Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong
các tiết dạy đó là vấn đề mà bất cứ một môn học nào cũng gặp phải khi có ý
định đưa CNTT vào giảng dạy. Trong bản sáng kiến này, tôi sẽ đưa ra những
ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình, cũng như một số tiết dạy tôi đã thử
nghiệm trong các năm học vừa qua để cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận
tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những tiết dạy của mình.
Ngọ Quang Hưng Trường THCS Tân Kim-Phú Bình
2
Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong dạy môn Ngữ Văn

Như đã nói, đổi mới phương pháp dạy học trong đó Thiết bị dạy học
(TBDH) là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình,
sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp
dạy học (PPDH) hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Đáp
ứng yêu cầu này, phương tiện TBDH phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh
thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm.
Sử dụng phương tiện dạy học (PTHD), TBDH không chỉ là phương tiện
của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học . PTDH, TBDH không chỉ
minh họa, còn là nguồn tri thức, là một cách chứng minh bằng quy nạp. Chú
trọng sự dụng PTDH mới phát triển năng lực PTDH mới, đa phương tiện cho
học sinh và thực hành thí nghiệm.
B. Nội dung
1. Dạy và học theo quan điểm công nghệ thông tin.
Theo quan điểm thông tin, học là một quá trình thu nhận thông tin có
định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin, dạy là phát thông tin và giúp
người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu quả.
Thông tin được hiểu càng có giá trị nếu nó gây ra được sự bất ngờ càng
lớn. Trong khoa học người ta đã lượng hóa thông tin theo quan điểm này.
Người học như một máy thu có nhiều cửa vào, phải biết tiếp nhận thông tin
qua nhiều cửa, phải biết tách thông tin hữu ích ra khỏi nhiễu, phải biến đổi,
lưu trữ, ghi nhớ thông tin trong nhiều bộ nhớ khác nhau, mỗi cửa vào này tiếp
nhận một loại thông tin được mã hóa riêng biệt. Ta cần tận dụng tất cả các
phương tiện để đưa thông tin vào các cửa này, cần sử dụng các trang thiết bị
hiện đại nhằm chuyển đổi, mã hóa chế biến thông tin để việc truyền tin đạt
hiệu quả cao nhất. Nếu nội dung bài học chỉ được truyền tới người học dưới
dạng văn bản thì người học có thể sẽ kém hứng thú. Nếu chỉ truyền tin theo
một chiều không có sự hỏi đáp thì thông tin thu được của người học có thể
phiến diện, không đầy đủ hoặc bị biến dạng, có khi dẫn đến việc hiểu sai nội
Ngọ Quang Hưng Trường THCS Tân Kim-Phú Bình
3

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong dạy môn Ngữ Văn
dung.Theo quan điểm công nghệ thông tin (CNTT), để đổi mới phương pháp
dạy học, người ta tìm những "Phương pháp làng tăng giá trị lượng tin, trao đổi
thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn".
Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, quá trình dạy học đã sử dụng
phương tiện dạy học sau đây.
- Phim chiếu để giảng bài với đèn chiếu Overhead.
- Phần mềm hỗ trợ giảng bài, minh họa trên lớp với LCD - Projector
(máy chiếu tinh thể lỏng) hay còn gọi là Video - Projector.
- Phần mềm dạy học (PMDH) giúp học sinh trên lớp và ở nhà.
- Công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm trên máy vi tính.
- Sử dụng mạng Internet để dạy học.
Dạy học với phương tiện hiện đại trên sẽ có ưu thế sau:
- Giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần thì sử dụng được nhiều lần.
- Các PMDH có thể thực hiện các thí nghiệm ảo, sẽ thay thế giáo viên
giảng dạy thực hành, tăng tính năng động cho người học, cho phép học sinh
học theo khả năng.
- Các phương tiện hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài
giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh
chóng của khoa học hiện đại.
- Các phương tiện sẽ hỗ trợ, chuẩn hóa các bài giảng mẫu, đặc biệt đối
với những phần khó giảng, những khái niệm phức tạp.
- Học sinh không bị thụ động, có nhiều thời gian nghe giảng, để đào sâu
suy nghĩ ... và điều quan trọng hơn là nhiều học sinh được dự và nghe giảng
bài của nhiều giáo viên giỏi.
Sử dụng phần mềm dạy học là phương tiện hỗ trợ dạy học một cách hợp
lí sẽ cho hiệu quả cao bởi lẽ khi sử dụng PMDH bài giảng sẽ sinh động hơn,
sự tương tác hai chiều được thiết lập, học sinh được giải phóng khỏi những
Ngọ Quang Hưng Trường THCS Tân Kim-Phú Bình
4

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong dạy môn Ngữ Văn
công việc thủ công vụn vặt, tốn thời gian, dễ nhầm lẫn, nên có điều kiện đi
sâu vào bản chất bài học.
Sử dụng CNTT vào dạy học, PMDH cũng thay đổi. Giáo viên là người
hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn thuần chỉ là người rót thông tin
vào đầu học sinh. Giáo viên cũng phải học tập thường xuyên để nâng cao
trình độ về CNTT, sử dụng có hiệu quả CNTT trong học tập. Học sinh có thể
lấy thông tin từ nhiều nguồn phong phú khác nhau như: Sách, Internet, CD
-Rom ... Lúc này học sinh phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, không còn
chỉ đơn thuần nhận thông tin một cách thụ động vì nguồn thông tin vô cùng
phong phú.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ Văn như
thế nào?
Trong lý luận dạy học, các nhà sư phạm đánh giá cao việc sử dụng
những đồ dùng dạy học để nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học. Trước
đây, chúng ta quen dùng thuật ngữ "Giáo cụ trực quan". Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng là quy luật của quá trình nhận thức. Trực quan vô
cùng quan trọng trong giờ học của học sinh. Tục ngữ Việt Nam cũng khẳng
định " Trăm nghe không bằng một thấy".
Môn Ngữ Văn tất nhiên là ít sử dụng những thiết bị, đồ dùng hơn so với
một số môn khoa học khác. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là môn Ngữ
Văn không cần thiết bị , đồ dùng dạy học. Có điều chúng ta cần thống nhất
quan niệm như thế nào là thiết bị, đồ dùng dạy học cho môn học. Và việc sử
dụng như thế nào cho có hiệu quả.
Theo quan niệm của tôi và của rất nhiều đồng nghiệp, thiết bị và đồ dùng
dạy học là tất cả những gì cần cho giờ dạy của người giáo viên, từ thứ đơn
giản nhất cho đến thứ hiện đại, phức tạp nhất như máy vi tính, máy chiếu
projector ...
Có thể chia thiết bị và đồ dùng dạy học thành 2 nhóm:
Ngọ Quang Hưng Trường THCS Tân Kim-Phú Bình

5
Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong dạy môn Ngữ Văn
* Nhóm thông thường, gồm những vật gọn nhẹ, phổ biến rẻ tiền.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo ...
- Tư liệu tranh, ảnh, biểu đồ, sơ đồ, bảng phụ ...
- Phiếu học tập, giấy trong, bút dạ.
* Nhóm phương tiện kỹ thuật phức tạp, cồng kềnh, đắt tiền.
- Máy ghi âm, băng đĩa ghi âm, các phương tiện dùng để nghe.
- Máy chiếu qua đầu Overhead, giấy trong, hình vẽ trên giấy trong và
chữ viết (các ví dụ, các câu thơ, các điều cần ghi nhớ)
- Máy chiếu phim, ảnh, băng đĩa hình, máy thu hình.
- Máy vi tính, các phần mềm dạy học trên vi tính, giáo án điện tử.
Việc sử dụng thiết bị dạy học trong môn Ngữ Văn quả không đơn giản.
Do đó đã xuất hiện hai xu hướng cực đoan.
Với tư cách là môn học có tính nghệ thuật, vai trò của ngôn ngữ diễn
giảng của giáo viên có ý nghĩa rất to lớn. Vì vậy có một số ý kiến cho rằng
môn Ngữ Văn hoàn toàn không cần hoặc nếu cần thì không cần nhiều đồ
dùng và thiết bị. Đồ dùng chỉ cần SGK. Thiết bị là cái loa (cái miệng) của
người thầy không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ nguồn điện nào. Ngược lại, có
người lại cho rằng thời đại bây giờ là thời đại kho học kỹ thuật, càng đưa
nhiều thiết bị và đồ dùng vào trong giờ dạy càng tốt. Cần đọc thơ hay văn ư?
Xin mở băng ghi âm. Cần ví dụ ư? Có ngay bản phim trong để chiếu bằng
máy chiếu qua đầu, hoặc oai hơn thì bằng máy chiếu Projector. Cần ảnh nhà
văn hay chân dung nhân vật? Thuê, nhờ vẽ hay chiếu, hoặc mang đến bộ
chân dung các nhà văn của Công ty Bản đồ tranh ảnh giáo khoa của NXB
Giáo dục. Một giờ Ngữ Văn, không một lần bật máy chiếu, băng ghi âm,
không một lần sử dụng các phương tiện nghe nhìn thì không ổn, nghe cứ lạc
hậu cũ kĩ thế nào.
Đây là hia xu hướng cần tránh hoặc là coi thường không sử dụng. Hoặc
là qúa đề cao, lúc nào cũng phải phương tiện, thiết bị.

Ngọ Quang Hưng Trường THCS Tân Kim-Phú Bình
6

×