Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

SỰ TÍCH CỜ VUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.35 KB, 2 trang )

SỰ TÍCH CỜ VUA
Ngày xưa, cách đây lâu lắm rồi … Vào khoảng thế kỷ thứ 6, Ấn Độ vốn là một
trung tâm văn hóa và nghệ thuật... Các nhà thông thái của thế giới cổ ấy đã cùng nhau
sáng tạo một trò chơi được gọi là “ Saturanga”, tức là trò chơi bày trận. Trò chơi chiến
Trận này có hai bên tham gia . Các quân tượng trưng cho một thế trận gồm đầy đủ chỉ
huy và bốn binh chủng quân đội bấy giờ . Lúc đầu thế trận được bày trên đất , có cả
“sông” và “núi” ngăn cách nữa . Các nhà thông thái hết sức thú vị với cách bày binh
bố trận của mình vì học cảm thấy chính họ là những thống lĩnh, chỉ huy tối cao, tỏ rõ
được tài nghệ thao lược của mình. Dần dà sân đất được thay thế bằng bàn cờ, quân
cờ… Ngay từ hồi đó, giao lưu giữa Ấn Độ và các nước Đông, Tây láng giềng khá
phát triển. Những người chủ của những chuyến hàng đã học được khá nhiều điều hay
và mới lạ, trong đó có cả trò chơi Saturanga kỳ thú và đã đem về truyền lại cho đồng
bào của mình. Ở Trung Á, trò chơi này rất được ưa chuộng. Mọi người từ vua, chúa
đến dân dã cũng đã đọ trí thử tài với nhau. Do nhiều người chơi nên luật chơi được
quy định lại cho rõ ràng. Vào thế kỷ thứ 9 thứ 10, các nước Ả Rập gọi Saturanga là
Sá-tơ-răng và nhà thông thái An Atli sống thời bấy giờ được mệnh danh là quân sư lỗi
lạc về Sá-tơ-răng. Người ta cho rằng những cuộc xâm lăng, lấn đất đã đưa Sá-tơ-răng
theo các thuyền biển vượt Châu Âu, song cũng có thể nó đi theo các nhà truyền giáo
hoặc theo những thuyền buôn khá thịnh hành của người Do Thái sang châu Âu lúc
bấy giờ. Đến được Châu Âu, chữ Sá-tơ-răng chỉ còn lại chữ Sát. Thế là tùy theo giọng
cao thấp của mỗi dân tộc mà cờ Vua được gọi : Echess (Tiếng Pháp), Chess (Anh),
Sach (Tiệp), Sacmatư (Nga)… Tới thế kỹ thứ 17, các trường phái cờ bắt đầu hình
thành. Giữa thế kỷ 18, tại Pháp xuất hiện một đấu thủ lừng danh tên là Andrê Philiđo
(1725-1795). Ông đã để lại cho những người chơi cờ đời sau cả một kho tàng vô giá
về lý thuyết cờ. Cũng vào giữa thế kỷ 18, một nhà chơi cờ người Pháp nữa tên là
Philip Xtamma đã nghĩ ra một cách đơn giản để đánh dấu tất cả các ô của bàn cờ mà
ngày nay chúng ta đang sử dụng. Từ cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19, cờ Vua được
phát triển rộng khắp châu Âu. Thời bấy giờ Paris và Luân Đôn là trung tâm thu hút và
là nơi tổ chức nhiều cuộc tranh tài trên bàn cờ 64 ô vuông kỳ diệu ấy. Tới thế kỷ thứ
19, cờ Vua đã hát triển tột bực ở các nước Châu Âu. Từ các trung tâm cờ ở Ý, Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, cờ Vua phát triển nhanh chóng sang Pháp rồi đến Anh, Đức,


Nga… Giữa thế kỷ 19 đã bắt đầu có những cuộc tranh tài trên quy mô quốc tế. Rất
nhiều nhà chơi cờ có tên tuổi vào danh sách thi đấu. Qua các cuộc tranh này này,
Anđécxen (1818-1879) đã trở thành người chơi cờ giỏi nhất châu Âu thời ấy. Chính
những trận đấu giành danh hiệu vô địch cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là tiền đề cho
sự ra đời của tổ chức cờ Vua lớn nhất: Liên Đoàn Cờ Vua Thế Giới (Viết tắt theo
tiếng Pháp là FIDE : Fédération Internationale des Échecs). Vua được du nhập vào
nước ta phần lớn qua con đường du học của các sinh viên Việt Nam ở Nga. Vào
khoảng từ những năm 1950 trở đi, miền Bắc Việt Nam chính thức bắt đầu phát triển
bộ môn này. Lúc đầu cờ Vua có tên gọi là cờ Quốc tế, vì trò chơi này đã được phổ
biến rộng rãi trên khắp toàn thế giới. Đến năm 1977-1978 môn cờ Vua mới dần dà
được tìm hiểu và phát triển ở các tỉnh phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó
đến nay, cờ Vua ở nước ta đã có những bước đi ngày càng một vững chắc và giới trẻ
đã đoạt được nhiều huy chương thế giới. Ngày nay, bên cạnh việc bảo đảm dinh
dưỡng, rèn luyện thể lực để cho các em nhỏ được mạnh khỏe, hồng hào, người ta còn
bàn nhiều đến vấn đề rèn luyện sao cho các em có được trí tuệ minh mẫn, biết giải
quyết khéo léo những công việc phức tạp, biết suy nghĩ ngày một thêm sâu sắc và
sáng tạo.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×