Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

quy che lam viec10-11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.08 KB, 8 trang )

Số: 37/QC-LHP Nhà Bàng, ngày 10 tháng 8 năm 2010
QUY CHẾ LÀM VIỆC
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG
Năm học: 2010-2011
(Kèm theo Quyết định số 36/QĐ-LHP ngày 10/8/2010)
Căn cứ vào Luật giáo dục ngày 01/01/2006;
Căn cứ vào Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/04/2007 của Bộ Trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học;
Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2009-2010 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tịnh
Biên;
Căn cứ vào tình hình thực tế của trường;
Nay trường THCS Lê Hồng Phong đề ra quy chế làm việc của trường như sau.
CHƯƠNG I: VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG
Điều 1: Vị trí
Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân.Trường có tư
cách pháp nhân và có con dấu riêng.
Trường THCS chịu sự quản lý của UBND huyện Tịnh Biên, Phòng Giáo dục Đào tạo Tịnh
Biên và UBND thị trấn Nhà Bàng,
Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của trường
Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh.
Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cộng đồng.
Huy động mọi nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và
cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục.
Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của Nhà nước.
Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội.
Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của Ngành.
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Pháp luật.


CHƯƠNG II: TỔ CHỨC BỘ MÁY
Điều 3: Lãnh đạo nhà trường
Trường có 01 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng do UBND huyện bổ nhiệm.
Điều 4: Tổ chuyên môn
Trường thành lập 9 tổ chuyên môn.
Mỗi tổ có 1 tổ trưởng phụ trách.
Điều 5: Tổ văn phòng
Trường có 1 tổ văn phòng gồm: Văn thư kiêm thủ quỹ, Kế toán, Thư viện, Bảo vệ, Y tế và có
1 tổ trưởng phụ trách.
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỊNH BIÊN
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp- Tự do - Hạnh phúc
Điều 6: Nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường
1/- Đối với giáo viên:
Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình, kế hoạch giáo dục, không đảo tiết, bỏ tiết, cắt
xén chương trình.
Giáo viên lên lớp phải có kế hoạch dạy học, có giáo án và giáo án phải có chất lượng, không
soạn giáo án qua loa chiếu lệ.
Giáo viên dạy thực hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định.
Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tích cực, chủ động sáng tạo,
năng lực tự học của học sinh và sư dụng tốt đồ dùng dạy học, quan tâm giúp đỡ học sinh nhất là học
sinh yếu kém.
Phải đủ hồ sơ sổ sách theo điều lệ trường trung học như: sổ soạn bài, sổ dự giờ, sổ kế hoạch
giảng dạy, sổ chủ nhiệm nếu có chủ nhiệm.
Vào sổ điểm, ghi ký phê duyệt học bạ đầy đủ không tẩy xoá, lên lớp, ra lớp đúng giờ, không
tự tiện bỏ giờ, bỏ tiết dạy. Khi lên lớp không hút thuốc và không có rượu, quản lý học sinh trong giờ
dạy và các hoạt động của nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn. Tham gia
công tác phổ cập giáo dục ở địa phương khi được phân công.
Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng

dạy và giáo dục.
Thực hiện Quy chế nhà trường, thực hiện quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của
hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, phải gương mẫu trước học sinh, thương
yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của học sinh, đoàn
kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Phối hợp Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác trong các
hoạt động dạy và giáo dục học sinh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Khi nghỉ phép phải có phép trước 1 ngày (trừ trường hợp đột xuất).
2/- Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Phải tìm hiểu, nắm vững học sinh trong lớp mình về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo
dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp.
Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh (PHHS), chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn,
Đoàn thể, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp
mình chủ nhiệm.
Nhận xét đánh giá và xếp loại học sinh cuối học kỳ và cuối năm, đề nghị khen thưởng và kỷ
luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh lên lớp, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện hạnh kiểm trong hè,
phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ, cập nhật kịp thời sổ đăng bộ của lớp mình
quản lý học sinh.
Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
Thực hiện kiểm tra học bạ, các hồ sơ khác của lớp theo yêu cầu.
Phân công học sinh lao động, trực trái buổi, trực nhựt lớp, tham gia các phong trào có đánh
giá xếp loại cụ thể.
Giáo dục học sinh bảo quản cơ sở vật chất (CSVC) của trường và chịu trách nhiệm trước
hiệu trưởng về CSVC của lớp mình.
Dự đầy đủ các phiên họp chủ nhiệm do trường tổ chức.
Kết hợp với địa phương, các đoàn thể, các khóm, ấp làm tốt công tác vận động học sinh bỏ
học ra lớp và giáo dục học sinh.
3/- Đối với giáo viên phụ trách Tổng phụ trách Đội:

Phải xây dựng kế hoạch hoạt động gởi về hiệu trưởng và các bộ phận khác để phối hợp thực
hiện.
Tổ chức Đại hội liên Đội.
Tham gia các phong trào do trường, địa phương, Hội đồng Đội phát động.
Phối hợp giáo viên chủ nhiệm (GVCN), PHHS, chính quyền địa phương để hỗ trợ giúp đỡ
cho hoạt động Đội.
Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ.
Tổ chức sinh hoạt ngoại khoá với nhiều nội dung phong phú để thu hút Đội viên nhằm giáo
dục, uốn nắn phẩm chất đạo đức cho học sinh.
4/- Đối với giáo viên làm công tác phổ cập:
Chấp hành sự phân công, hướng dẫn của lãnh đạo nhà trường.
Nắm và cập nhựt chính xác từng độ tuổi, địa chỉ học sinh trong địa bàn.
Tham gia công tác phổ cập ở địa phương.
Phối hợp với chính quyền địa phương vận động học sinh ra lớp đạt chỉ tiêu.
5/- Đối với tổ chuyên môn:
Mỗi tổ chuyên môn có 1 tổ trưởng chịu sự quản lý chỉ đạo của hiệu trưởng, do hiệu trưởng
đề nghị về trên bổ nhiệm và giao nhiệm vụ.
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá
nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định và kế hoạch năm học của nhà trường. Thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách.
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ
theo quy định của Ngành.
Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.
Tham gia phong trào thi đua trong tổ, trong trường.
Khi họp tổ phải chuẩn bị tốt nội dung thảo luận những bài khó, phương pháp sử dụng đồ
dùng dạy học, chất lượng của học sinh, nề nếp học tập của học sinh, nắm nguyên nhân học kém để
giúp đỡ.
Tổ chuyên môn hoạt động hai tuần một lần.
Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ.
6/- Đối với tổ văn phòng:

 Đối với nhân viên văn thư kiêm thủ quỹ:
- Công tác văn thư:
+ Nhận và lưu trữ tốt các công văn đi đến, nộp các loại báo cáo, hồ sơ về ngành đúng thời
gian.
+ Viết giấy giới thiệu, công lệnh, nghỉ phép, thư mời.
+ Quản lý tốt các con dấu của trường.
+ Tham mưu nội dung công văn kịp thời đến hiệu trưởng.
+ Nhận và truyền thông tin từ lãnh đạo nhà trường đến các thành viên kịp thời.
- Công tác thủ quỹ:
+ Nhận và phát lương kịp thời.
+ Không được tự ý ứng tiền và cho ứng tiền khi không có ý kiến và chữ ký của hiệu
trưởng.
+ Các phiếu chi xuất phải có chữ ký của hiệu trưởng, nếu không thì phiếu chi xuất đó
không có giá trị.
+ Cùng kết toán, quyết toán theo tháng, quý đúng quy định.
+ Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và ngành về những công việc của mình.
+ Cuối tháng phải kiểm phiếu chi theo đúng số thứ tự của phiếu chi và kiểm quỹ.
+ Các khoản thu - chi phải đúng mục đích, đúng thứ tự.
+ Thực hiện cập nhật đầy đủ, lưu trữ và bảo quản tốt các loại hồ sơ.
 Đối với nhân viên kế toán:
- Dự trù và quyết toán kinh phí đúng thời hạn (tháng, quý, năm).
- Đảm bảo đơn vị lãnh lương đúng thời gian.
- Giải quyết nhanh chống kịp thời các chế độ chính sách.
- Các phiếu chi phải có chữ ký của hiệu trưởng, nếu không thì phiếu chi đó không có giá trị.
- Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và ngành về những công việc của mình.
- Hồ sơ quyết toán phải đầy đủ đúng quy định.
- Lưu trữ và bảo quản tốt các loại hồ sơ.
 Đối với nhân viên thư viện:
- Phải xây dựng nội quy kế hoạch cụ thể.
- Quản lý, sắp xếp, phân loại các loại sách cho ngăn nắp, khoa học.

- Thiết lập và cập nhật đầy đủ các loại sổ mượn, trả sách của giáo viên và học sinh theo quy
định.
- Cấp phát phấn kịp thời cho lớp.
- Giới thiệu sách mới kịp thời và hỗ trợ giáo viên làm tốt nhiệm vụ dạy học.
- Thu hồi sách trước tổng kết năm học 1 tuần.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
 Đối với nhân viên y tế trường học:
- Tham mưu hiệu trưởng trang bị tủ thuốc trường học.
- Chăm sóc học sinh khi có bệnh trong thời gian học ở trường, nếu vượt khả năng báo về gia
đình để chuyển vào bệnh viện.
 Đối với giáo viên phụ trách thiết bi:
- Phải xây dựng nội quy, kế hoạch hoạt động cụ thể.
- Quản lý, sắp xếp, phân loại các lại đồ dùng dạy học cho gọn gàng khoa học.
- Thiết lập và cập nhật đầy đủ các loại sổ theo quy định.
- Giới thiệu đồ dùng dạy học (ĐDDH) và hỗ trợ giáo viên làm tốt nhiệm vụ dạy học.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
 Đối với cán bộ, giáo viên được phân công quản lý hồ sơ sổ sách:
- Hỗ trợ nhà trường quản lý tốt các loại hồ sơ sổ sách như: học bạ, sổ đăng bộ, sổ gọi tên ghi
điểm, sổ đầu bài, sổ học sinh chuyển đi, chuyển đến, sổ theo dõi số liệu học sinh ......
 Đối với thư ký hội đồng:
- Tham dự và ghi đầy đủ các nội dung của các phiên họp do nhà trường tổ chức.
 Đối với bảo vệ phục vụ:
- Đánh trống vào, đổi tiết, ra về và đóng mở cổng, phòng học, văn phòng theo quy định.
- Trà nước văn phòng mỗi ngày và trong những ngày lễ, tết...
- Vệ sinh sạch sẽ văn phòng, sân trường, nhà vệ sinh.
- Chăm sóc cây xanh trong sân trường.
- Bảo quản và tu sửa CSVC của trường, đồng thời chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về sự
mất mát tài sản của nhà trường.
7/- Đối với đoàn thể trong nhà trường:
Tổ chức Công đoàn cơ sở và Đoàn thanh niên đều chịu trách nhiệm quản lý đối với đoàn

viên của mình theo Điều lệ quy định. Phát động và tổng kết phong trào thi đua, vận động CB-GV thực
hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn với năng suất, chất lượng và hiệu quả, cá nhân và gia đình gương mẫu
chấp hành chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy cơ quan, phòng chống
các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học, thực hiện giờ giấc làm việc có hiệu quả.
Cùng với thủ trưởng cơ quan, quan tâm công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho
tập thể CB-GV-CNV.
8/- Đối với Chi bộ đảng và đảng viên:
Chi bộ lãnh đạo về chủ trương thực hiện nhiệm vụ năm học, công tác tổ chức và quy hoạch
cán bộ chủ chốt trong nhà trường.
Chi bộ đảng và đảng viên làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động đảng viên trong thực
hiện chủ trương Nghị quyết của đảng và pháp luật của Nhà nước và chi bộ.
- Chi bộ trực tiếp lãnh đạo đoàn thể và chăm lo chất lượng hoạt động của tổ chức đoàn thể
trong nhà trường, chăm lo về phẩm chất chính trị, tư tưởng đời sống và công tác cán bộ của nhà
trường và cùng chịu trách nhiệm với thủ trưởng về toàn bộ hoạt động của nhà trường.
CHƯƠNG III: QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI TRÁCH NHIỆM
Điều 7: Trách nhiệm của hiệu trưởng
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
năm học.
Quản lý giáo viên, nhân viên, quản lý chuyên môn; phân công công tác; kiểm tra, đánh giá
xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên theo quy
định; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên nhân viên.
Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả
đánh giá, xếp loại học sinh; ký xác nhận học bạ; quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.
Thực hiên các chế độ chính sách theo quy định của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên
và học sinh, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường.
Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.
Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của nhà trường trước Ngành, Đảng uỷ, UBND thị trấn
Nhà Bàng.

Thực hiện các biện háp phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra xử lý nghiêm những biểu hiện lãng
phí, tài sản nhà nước, hành vi gây chia rẽ mất đoàn kết, vi phạm quy chế của ngành.
Tiếp thu ý kiến đóng góp và phê bình của CB-GV-NV.
Giải đáp thắc mắc của CB-GV-NV khi có yêu cầu.
Hiệu trưởng ký tất cả các văn bản thuộc phạm vi quyền hạn của trường.
Thông báo công việc cần công khai cho các đoàn thể biết bằng các hình thức thích hợp.
Tôn trọng và tạo mọi điều kiện để các đoàn thể hoạt động theo đúng Điều lệ, phối hợp với
công đoàn cơ sở cơ quan thực hiện tổ chức Hội nghị CBCC đầu năm theo đúng quy định của Chíh
phủ.
Tiến hành khen thưởng kỷ luật, thu nhận người, nâng lương,... đều có tham gia của đoàn
thể trong Hội đồng thi đua khen thưởng cơ quan.
Tôn trọng vai trò giám sát, kiểm tra, tham gia giải quyết khiếu nại của CB-GV và của tổ
chức công đoàn của Ban thanh tra nhân dân.
Chấp hành Nghị quyết của Chi bộ, hoạt động của cơ quan đều phải trao đổi và được sự
thống nhất của cấp Uỷ Đảng trước khi thực hiện.
Tạo mọi đều kiện để tất cả các đảng viên trong cơ quan thực hiện tốt nhiệm vụ của Chi bộ,
các quy định của Đảng cấp trên.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×