Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bản thu hoạch 4 năm thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137 KB, 7 trang )

ĐẢNG BỘ XÃ VẠN LƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHI BỘ: TRƯỜNG THCS ĐỐNG ĐA
Vạn Lương, ngày 24 tháng 9 năm 2010
BẢN THU HOẠCH
4 năm thực hiện cuộc vận động
“học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
-Họ và tên: PHAN HOÀNG DUY
- Sinh hoạt tại chi bộ: Trường THCS Đống Đa
Bốn năm qua, từ năm 2007 đến nay, Đảng uỷ, Chi bộ đã tổ chức triển khai thực hiện cuộc
vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, với 3 chuyên đề và tác phẩm
“Sửa đổi lề lối làm việc”.
Sau khi được học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi xin trình bày nhận thức của bản thân về
những nội dung cốt lõi về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác trong các chuyên đề đã được học
và tự liên hệ trách nhiệm của bản thân về những việc đã làm được và chưa làm được, nguyên nhân,
đồng thời đề ra nội dung đăng kí rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của bản thân, đề xuất kiến
nghị giải pháp để tiếp tục thực hiện cuộc vận động tốt hơn trong thời gian đến, cụ thể như sau:
I. VỀ NHẬN THỨC
1. Nhận thức về những nội dung cốt lõi trong tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về chuyên đề: “ thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, quan liêu”.
a. Tiết kiệm.
- Tiết kiệm “là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Tiết kiệm không phải là bủn
xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng
vui lòng. Tiết kiệm là tích cực. “Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn,
nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần
nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực,
chứ không phải là tiêu cực”
- Vì sao phải tiết kiệm? Tiết kiệm để phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc; để tăng thêm
tiền vốn xây dựng đất nước. Điều này càng quan trọng khi nước ta là nước dân chủ nhân dân, không
thể tích lũy vốn theo kiểu thực dân, đế quốc bằng cách cướp bóc thuộc địa, bóc lột công nhân, nông
dân, vay nợ nước ngoài...;để nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, hậu quả
của 80 năm đô hộ, vơ vét của đế quốc Pháp rồi đến phát xít Nhật.


- Nội dung của tiết kiệm : Tiết kiệm sức lao động. Tức là phải tổ chức sắp xếp cho khéo,
phải nâng cao năng suất lao động, “1 người làm bằng 2, 3 người”. Tiết kiệm thời giờ. Bác nói:
“Thời giờ tức là tiền bạc”; “Một tấc bóng là một thước vàng”. “Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người
điên rồ. Thì ai đưa thời giờ vứt đi, là người ngu dại”. Tiết kiệm thời giờ của mình và tiết kiệm thời
giờ của người khác. Tiết kiệm tiền của. Phải tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân và của
chính mình. Việc này liên quan tới tiết kiệm sức người, tiết kiệm thời giờ.
- Ai cần phải tiết kiệm ? Tất cả mọi người đều phải tiết kiệm. Trước hết là các cơ quan, bộ
đội, các xí nghiệp. Nội dung tiết kiệm phải cụ thể, thiết thực ngay trong vị trí công tác của mình. Bộ
đội, chiến sĩ thì tiết kiệm đạn, quân nhu, chiến lợi phẩm...; cán bộ cơ quan hành chính thì tiết kiệm
thời gian, giấy, mực...; cán bộ tư pháp tiết kiệm thời giờ cho dân khi triển khai nhanh công việc...
b. Tham ô
- Tham ô, theo cách nói của Hồ Chí Minh, “là trộm cướp, là hành động xấu xa nhất, tội lỗi
đê tiện nhất trong xã hội”. Đối với cán bộ, tham ô là “Ăn cắp của công làm của tư. Đục khoét của
nhân dân. Ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ
riêng cho địa phương mình, đơn vị mình...” Đối với nhân dân, tham ô là ăn cắp của công, khai gian,
lậu thuế.
Nguyên nhân chủ quan của người tham ô là: Thiếu lương tâm. “Cán bộ các cơ quan, các
đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm
là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Kém lòng trách nhiệm. Đứng núi này
trông núi nọ, làm việc chậm chạp, không hoàn thành nhiệm vụ là “ăn cắp giờ của Chính phủ, của
nhân dân”.
c. Lãng phí
Theo Hồ Chủ tịch, lãng phí có các nội dung sau:
- Lãng phí sức lao động: việc gì ít người làm cũng được mà vẫn dùng nhiều người. Do tính
toán không cẩn thận, điều động hàng trăm người đến công trường nhưng chưa có việc làm hay là
người nhiều việc ít. Bố trí nhân sự không đúng, “người quản lý quá nhiều, người trực tiếp sản xuất
ít”...
- Lãng phí thì giờ: việc gì có thể làm trong một ngày một buổi cũng kéo dài đến mấy ngày.
- Lãng phí tiền của của Nhà nước, cơ quan và bản thân mình. Cụ thể là: “Ăn tiêu xa xỉ, liên
hoan, sắm sửa lu bù, xài tiền như nước”, “Làm một cái nhà không hợp thức, làm xong rồi phải phá

đi làm lại”. Lãng phí là tiêu xài không hợp lý. Bộ đội không biết quý trọng, giữ gìn quân trang, quân
dụng. Nhân dân bỏ hoang ruộng đất, đốt vàng mã, bán trâu, cầm ruộng để đám cưới, đám ma. Lãng
phí là mắc phải bệnh “Phô trương hình thức” gây tốn kém không cần thiết. Lãng phí có khi còn hại
nhiều hơn tham ô, vì “lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho
nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”.
d. Quan liêu
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: Bệnh quan liêu hết sức nguy hiểm, những người và
những cơ quan lãnh đạo nào mắc phải bệnh này thì có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không
nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Nguy hiểm hơn, bệnh
quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí; có nạn tham ô, lãng phí vì có bệnh
quan liêu; nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham ô. Bệnh quan liêu
trợ thủ đắc lực, tiếp tay cho những cán bộ phẩm chất kém, những kẻ xấu thoả sức đục khoét ngân
sách và tài sản quốc gia. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; đồng thời làm tiêu
hao của cải của nhà nước và nhân dân.
Bệnh quan liêu không chỉ đơn thuần là sai lầm về tác phong, phương pháp làm việc mà
chính là một căn bệnh nguy hiểm, có quan hệ trước hết và chủ yếu đến lập trường tư tưởng, đạo đức
cách mạng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng và Nhà nước. Quan liêu thường đi
liền với mệnh lệnh cửa quyền, coi thường quần chúng, sách nhiễu người dân… Nó làm cho các tổ
chức Đảng và cơ quan Nhà nước vốn là cơ quan lãnh đạo, đại diện quyền lực và đầy tớ của nhân
dân trở thành những tổ chức xa dân, đứng trên nhân dân, thoát ly thực tế, từ đó dẫn đến đề ra các
chủ trương, chính sách không sát với yêu cầu của thực tiễn, thậm chí sai lầm, làm ảnh hưởng đến
mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước và nhân dân. Quan liêu là mặt đối lập rất nghiêm trọng với dân
chủ.
Từ những tác hại do bệnh quan liêu gây ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: tham ô, lãng phí
và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân và của Chính phủ, là giặc ở trong lòng, là giặc nội xâm và
là tội ác. Người khẳng định, có nhiều nguyên nhân phát sinh căn bệnh nguy hiểm này, cả nguyên
nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về khách quan, bệnh quan liêu có từ xã hội cũ và chế
độ xã hội cũ lây truyền sang chế độ xã hội mới. Còn nguyên nhân chủ quan chính là những vấn đề
thuộc về bản thân đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước. Người cán bộ, đảng viên, công
chức nào mà cái tâm không trong sáng, không xác định đúng động cơ vào Đảng, quan điểm quần

chúng lệch lạc thì rất dễ mắc bệnh quan liêu. Do đó, mọi đảng viên cần phải nhận thức rõ Đảng ta
phải làm gì? Vào Đảng để làm gì?. Cần phê phán nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên khi đã vào
cơ quan nhà nước rồi thì coi khinh nhân dân, lúc nào cũng tỏ ra quan cách mạng; tự cho mình cái gì
cũng giỏi, xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng;
thích lối làm việc hành chính, mệnh lệnh và đó chính là môi trường thuận lợi cho bệnh quan liêu
sinh sôi, phát triển.
2. Nhận thức những nội dung trong tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhvề
“Nâng cao ý thức, trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh – một danh nhân văn hóa thế giới, một vị lãnh tụ vĩ đại đã chèo lái con
thuyền Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người còn là một nhà tư tưởng
lớn có tầm nhìn chiến lược, toàn diện về mọi lĩnh vực, đặc biệt là tư tưởng Hôc Chí Minh ngay từ
khi Người bắt đầu hoạt động Cách mạng.
- Nghiên cứu, học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những nhiệm vụ,
biện pháp tốt nhất để nâng cao trình độ lý luận của cán bộ Đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một
tấm gương đạo đức về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ
nhân dân. Theo Người, khi chúng ta phụ trách một công việc gì đó, bất kỳ to hay nhỏ, chúng ta phải
luôn luôn nhớ đến việc đó với quan hệ cách mạng, ảnh hưởng tới Tổ quốc, nhân dân, chúng ta phải
toàn tâm, toàn lực làm trọn nhiệm vụ, chỉ làm cho xong, làm qua loa, tức là có hại cho Tổ quốc, có
hại đến nhân dân, cả cuộc đời của Bác hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Cách mạng,
phục vụ nhân dân. Sức thuyết phục to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh chính là ở sự cao đẹp
của toàn bộ cuộc sống và cuộc đời hoạt động Cách mạng của Người. Đó là sự thống nhất giữa động
cơ, lời nói, nói ít làm nhiều, làm với tinh thần trách nhiệm cao. Người không những tự mình rèn
luyện, làm gương cho mọi người noi theo mà còn biểu dương những điển hình tiên tiến, những tấm
gương tiểu biểu để giáo dục cho mọi người.
- Là một Đảng viên trong thời kỳ đổi mới, khi mà đời sống chính trị thế giới đã và đang có những
biến đổi phức tạp tôi nhận thấy việc học tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý
thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân là việc làm vô cùng cần
thiết.
3. Nhận thức về “ Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, là đạo đức, là văn
minh”: gồm những nội dung sau:

a. Cách mạng cần có Đảng " Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt".
- Cách mạng Việt Nam trước hết phải có Đảng cách mệnh, Đảng muốn vững phải có chủ
nghĩa làm cốt mà người đề cập là chủ nghĩa Mác Lê nin.
Học tập chủ nghĩa Mác Lê nin như sau:
Một hiểu chủ nghĩa Mác Lê nin làm cho bản chất của các vấn đề hiểu để hành động đúng.
Hai phải vận dụng sáng tạo và phát triển cho phù hợp với từng lúc từng nơi từng lĩnh vực
Ba thường xuyên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình
để bổ xung phong phú thêm cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác Lê nin
Bốn Đấu tranh chống những luận điểm cơ hội.
Năm dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lê nin để xây dựng khối đại đoàn kết phong trào cộng
sản Quốc tế có lí có tình.
b. Xây dựng Đảng phải thực hiện tốt nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nguyên tắc tập thể lãnh đạo , cá nhân phụ trách
- Nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
+ Tự phê bình và phê bình phải được tiến hành thường xuyên như người ta rửa mặt hàng
ngày.
+ Tự phê bình và phê bình phải có tính chất xây dựng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn
nhau.
- Kỉ luật ngiêm minh tự giác
+ Sức mạnh của một tổ chức cộng sản và mỗi đảng viên phải bắt nguồn từ ý thức kỉ luật
nghiêm minh tự giác.
- Đoàn kết thống nhất trong Đảng
+ Đoàn kết thống nhất là truyền thống cực kỳ quý báu và là nguyên nhân của thắng lợi của
cách mạng.
c. Quan tâm xây dựng rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức có tài để xứng đáng
là đạo đức, là văn minh.
- Xây dựng Đảng về mặt đạo đức là một nội dụng đặc sắc trong tư tưởng Hồ chí Minh về
Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Suốt đời phấn đấu hi sinh cho lí tưởng của Đảng

+ Tuyệt đối trung thành với Đảng với sự nghiệp cách mạng.
+ Có năng lực lãnh đạo tổ chức thực hiện đường lối, chủ chương chính sách của Đảng, Nhà
nước các đoàn thể nhân dân.
d. Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân
- Đảng ta gắn bó với dân vì Đảng ta là con nòi của nhân dân, mục đích của Đảng ta là đoàn
kết nhân dân phụng sự Tổ quốc.
e. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn.
Một: tăng cường công tác xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị tổ chức
Hai: luôn luôn chú ý đề phòng và khắc phục những biểu hiện tiêu cực thái hóa biến chất
Ba: rèn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên đến đội ngũ toàn tâm toàn ý phục vụ tổ quốc phục
vụ nhân dân..
Bốn: Đảng phải vươn lên đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới.
4. Ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”:
Ngày 7/11/2006, Bộ chính trị BCH Trung ương Đảng, khoá X đã ban hành chỉ thị 06 về tổ
chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Yêu cầu
chung của cuộc vận động là làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thấm nhuần nội dung và
nhận thức sâu sắc, vị trí, vai trị, giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đời
sống tinh thần và xã hội nước ta. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các ngành,
các địa phương và mỗi người về yêu cầu, nhiệm vụ học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh. Hình thành phong trào tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh thật sự sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức,
thanh niên và học sinh... góp phần đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống
và các tệ nạn xã hội.
Đối với cán bộ Đảng viên và mỗi giáo viên nói riêng, đây thực sự là đợt sinh hoạt chính trị
sâu rộng, vừa nghiên cứu học tập hệ thống quan điểm lý luận, những phẩm chất đạo đức cao
đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa là quá trình làm theo bằng những kế hoạch hành động
cụ thể.
Đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh từ tinh hoa văn hoá nhân loại, mà “cốt” là đạo đức cách
mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đồng thời đậm đà dấu ấn, bản sắc của văn hoá truyền

thống Việt Nam. Vì vậy bên cạnh tính bác học, thâm thuý là sự dân dã, giản dị, bên cạnh tính
lý luận hiện đại, là tính triết lý hành động sâu xa. Do đó, mọi người soi vào tấm gương đạo
đức của Người đều thấy mình và đều có thể học tập và làm theo trên nhiều nội dung cụ thể
khác nhau, phụ thuộc vào vị trí, nhiệm vụ công tác của mình.
Đối với mỗi Đảng viên là giáo viên , học tập đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức quan
trọng.Nó không chỉ là sự rèn luyện những phẩm chất đạo đức đối với mỗi người giáo viên
mà quan trọng hơn, sự rèn luyện ấy gắn với tính chất công việc của mình, đó là những người
sẽ truyền tải và giáo dục các thế hệ tương lai của đất nước.
Hồ Chí Minh đã dạy: Cán bộ là gốc của mọi công việc, đào tạo cán bộ là công việc gốc của
Đảng. Người giáo viên phải ý thức được trách nhiệm và nhiệm vụ nặng nề của mình là đào
tạo ra những thế hệ trẻ có tri thức có đạo đức. Đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, giao lưu và
hội nhập, là thời kỳ của những luồng tư tưởng chính trị khác nhau, cái mới, cái cũ, cái tốt,
cái xấu đang đan xen lẫn nhau, chúng cần định hướng phát triển cho mỗi giá trị.
II. LIÊN HỆ BẢN THÂN:
Tự liên hệ bản thân có những ưu, nhược điểm, nguyên nhân chưa làm được qua việc học tập
các chuyên đề tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
a. Những kết quả cụ thể trong việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
b. Ưu điểm:
* Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên:
- Bản thân là một giáo viên dạy Toán, sau khi học tập chuyên đề : “thực hành tiết
kiệm chống tham ô lãng phí” tôi luôn gắn với việc làm cụ thể hàng ngày như giữ gìn kỷ
cương làm việc, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ do nhà trường giao với tinh thần trách
nhiệm, quan hệ tốt với đồng nghiệp và học sinh, gìn giữ uy tín trước HS; giữ gìn trang thiết
bị phục vụ cho công việc của cơ quan; tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt hàng ngày ở cơ
quan cũng như trong gia đình; đấu tranh phê bình nghiêm túc với mọi biểu hiện sai trái và
tiêu cực, lãng phí, tham ô, quan liêu, hạch sách, nhũng nhiễu trong cán bộ, đảng viên và
nhân dân.
- Sau khi tìm hiểu về chuyên đề “Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh,
là đạo đức, là văn minh” bản thân luôn:
+ Gương mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách của một Đảng viên, làm tròn nhiệm vụ

được Đảng giao phó. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hòa nhã thân ái với đồng
nghiệp hết lòng vì học sinh thân yêu. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, năng lực,

×