Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

BÀI GIẢNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 81 trang )

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, TỶ GIÁ
VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh
Học viện Ngân hàng


CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:
TRUYỀN THỐNG VÀ PHI TRUYỀN THỐNG

PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh
Học viện Ngân hàng


NỘI DUNG


Khung điều hành CSTT



Cơ chế truyền dẫn CSTT



Hiệu lực cơ chế truyền dẫn CSTT


CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Là chính sách quản lý kinh tế vĩ mô mà NHTW sử dụng các
công cụ tác động đến mục tiêu hoạt động làm thay đổi cung


tiền, lãi suất, qua đó tác động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT
là ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và đầy đủ công ăn việc
làm
 Luật NHNN 1997: CSTT quốc gia là một bộ phận của chính
sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng
tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH,
bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân
dân
 Luật NHNN 2010: CSTT quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở
tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm
quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ
tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để
thực hiện mục tiêu đề ra



KHUNG ĐIỀU HÀNH CSTT

Quyết định
chính sách

Công cụ
CSTT

Mục tiêu
hoạt động

Mục tiêu
trung gian


Các biến số
chỉ báo

Mục tiêu
cuối cùng


MỤC TIÊU CUỐI CÙNG
Mục tiêu có thể là đơn hoặc đa, rõ ràng hay mờ nhạt. Đa số
phụ thuộc vào sứ mệnh của NHTW;
 Tỷ lệ lạm phát ổn định ở mức 2%/năm là một ví dụ về mục
tiêu đơn lẻ và rõ ràng.
 Mục tiêu ổn định lạm phát có thể không do NHTW quy định;
việc xác định một tỷ lệ lạm phát cố định có thể do
 NHTW xác định (đa số).
 Chính phủ và NHTW cùng kết hợp xác định (một số)
 Tại UK, mục tiêu lạm phát là do chính phủ xác định



MỤC TIÊU CUỐI CÙNG
Nếu lựa chọn CSTT đa mục tiêu thì các mục tiêu có thể mẫu
thuận nhau. Ví dụ tỷ lệ lạm phát thấp và tăng trưởng kinh tế cao
hoặc ty lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
→Việc này buộc NHTW tại các thời điểm phải cân nhắc ưu tiên
cho mục tiêu này hơn mục tiêu kia.
 NHTW cũng có trách nhiệm cho việc ổn định hệ thống tài
chính. Tại các thời điểm khủng hoảng tài chính và tiền tệ, việc
thiết lập trở lại sự ổn định tài chính sẽ thống lĩnh tất cả các mục
tiêu khác

 VD: Cục dự trữ liên bang (Fed)



THẢO LUẬN



Mục tiêu cuối cùng của CSTT mà NHNN theo đuổi hiện nay
là gì?


MỤC TIÊU TRUNG GIAN
Mục tiêu trung gian bao gồm các chỉ tiêu được NHTW lựa
chọn để đạt được mục đích cuối cùng của CSTT.
 Mục tiêu trung gian: tổng cung tiền (M1,M2,hoặc M3) hoặc mức
lãi suất thị trường (ngắn và dài hạn).
 Lựa chọn mục tiêu trung gian:
+ Chỉ tiêu này phải đo lường được chính xác và nhanh chóng;
+ NHTW có thể kiểm soát được các chỉ tiêu này;
+ Chỉ tiêu này phải có mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối
cùng - đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất của một mục tiêu trung
gian.



MỤC TIÊU CUNG TIỀN

1.


M d dao động
giữa M d' và M d''
2.
Với M-mục
tiêu tại M*, i dao
động giữa i' và i''


MỤC TIÊU LÃI SUẤT

1. M d dao động giữa M d' và
M d''
2. Đặtlãi suất –mục tiêu tại
i* Ms dao động giữa M' và
M''


MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG


NHTW có thể đặt mục tiêu hoặc là cơ sở tiền tệ hoặc là lãi
suất thị trường tiền tệ.

- Cơ sở tiền tệ còn được gọi là đồng tiền có quyền lực bởi vì
đây là xuất phát điểm của việc cung tiền.
-



Lãi suất thị trường tiền tệ là tỷ lệ mà tại đó ngân hàng cho

vay lẫn nhau trong kỳ hạn ngắn nhất, các khoản tín dụng qua
đêm.
NHTW ưu tiên chọn mục tiêu lãi suất thị trường tiền tệ là
mục tiêu hoạt động do mối quan hệ giữa lãi suất với các biến
số kinh tế-tiền tệ thường rõ rêt và ổn định hơn


THIẾT LẬP MỤC TIÊU CHO LÃI SUẤT
TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Quy tắc Taylor
Lãi suất mục tiêu của Fed = Lãi suất thực tế cân bằng
+ tỷ lệ lạm phát mục tiêu
+ α (Chênh lệch lạm phát)
+ β (Chênh lệch sản lượng)
Trong đó α=β=1/2


THIẾT LẬP MỤC TIÊU CHO LÃI SUẤT
TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ (TIẾP)
-





Quy tắc Taylor: NHTW cần duy trì lạm phát thấp và ổn
định, tránh sự biến động lớn của sản lượng và việc làm
thông qua công cụ lãi suất.
Khi lạm phát tăng cao hơn mức mục tiêu, NHTW sẽ tăng
lãi suất; khi sản lượng thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng

thì NHTW sẽ giảm lãi suất.
Nếu mức lạm phát đang ở mức mục tiêu vầ chênh lệch sản
lượng bằng 0 (từ là GDP hiện thời = GDP tiềm năng), thì
lãi suất liên bang mục tiêu sẽ bằng lạm phát mục tiêu cộng
với lãi suất thực.


ÁP DỤNG QUY TẮC TAYLOR ĐỐI VỚI
FED FUNDSRATE


THIẾT LẬP MỤC TIÊU CUNG TIỀN
QUY TẮC FRIEDMAN
Quy tắc đơn giản nhất của CSTT, theo đó, lượng cung tiền nên
được tăng theo một tỷ lệ phần trăm cố định theo thời gian
 gM = k = gP – gV + gy = gy – gV
 Ưu điểm: đơn giản, dễ áp dụng
 Nhược điểm:
- Hiệu quả của quy tắc Friedman trong việc ổn định kinh tế
trong ngắn hạn phụ thuộc vào tính ổn định của hai biến số gy
và gV
- Khi tốc độ chu chuyển tiền tệ đột ngột tăng, kết quả sẽ là
không có đủ tiền bơm thêm vào nền kinh tế. Điều này khiến
kinh tế rơi vào tình trạng suy giảm tạm thời do sự khan hiếm
của tiền làm giảm nhu cầu của nền kinh tế, sản lượng, việc làm
và mức giá đều giảm



THIẾT LẬP MỤC TIÊU CUNG TIỀN

QUY TẮC MCCALLUM
NHTW tránh những biến động lớn của sản lượng bằng cách sử
dụng công cụ lượng tiền cơ sở.
 𝑔𝑔𝐵𝐵=𝑔𝑔𝑦𝑦∗ −𝑔𝑔𝑉𝑉𝐵𝐵 + γ (ln𝑃𝑃𝑦𝑦∗ −ln𝑃𝑃𝑦𝑦)
gy* là tốc độ tăng trung bình của sản lượng thực tế,
Py* là mục tiêu thu nhập danh nghĩa,
Py là thu nhập danh nghĩa kỳ hiện tại
 Ưu điểm:
- Cụ thể hơn, và tính tới cả sự thay đổi của tốc độ chu chuyển
tiền tệ và thu nhập.
- Ít chi phí triển khai hơn vì các biến số cần để thực hiện quy tắc
McCallum (cung tiền, tốc độ chu chuyển tiền tệ và thu nhập danh
nghĩa) dường như dễ đo lường hơn



THẢO LUẬN




NHNN Việt Nam hiện nay đang điều hành CSTT dựa
theo giá (lãi suất) hay lượng (cung tiền)? Tại sao?
Quan điểm của các anh/chị?


CÔNG CỤ CỦA CSTT

Công cụ


Truyền
thống

DTBB

Tái cấp
vốn

Phi truyền
thống

OMO

Hạn mức
tín dụng


CÔNG CỤ CỦA CSTT

Công cụ

Định hướng
chính sách

Truyền
thống

Phi truyền
thống


Cung cấp
thanh
khoản

Mua Tài
sản (TP)

Lãi suất âm

Khuyến
khích cho
vay


CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ PHI
TRUYỀN THỐNG
CSTT phi truyền thống: IMF (2013)
- Trong các giai đoạn thị trường bất ổn nghiêm trọng và khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, các công cụ và các kênh truyền dẫn CSTT
truyền thống, đặc biệt là lãi suất trở nên kém hiệu quả hoặc không
còn thực hiện được vai trò ổn định thị trường. Khi đó, các NHTW
có thể sử dụng CSTT phi truyền thống với các nghiệp vụ phổ biến
bao gồm: thay đổi kết cấu, mở rộng bảng cân đối của NHTW và
định hướng cho lãi suất dự tính trong dài hạn để thay thế.


- CSTT phi truyền thống được thực hiện nhằm ngăn chặn khủng
hoảng của hệ thống tài chính, khôi phục chức năng của thị trường
tài chính và trung gian tài chính, nhờ đó cải thiện tình trạng nền
kinh tế.



CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ PHI
TRUYỀN THỐNG




Tiếp nối của CSTT truyền thống:
Kích hoạt
CSTT truyền thống
CSTT phi truyền thống
Thu hồi chính sách
Ví dụ: Mĩ với các gói nới lỏng định lượng QE1, QE2, QE3
Song song và tương trợ cho CSTT truyền thống


CHƯƠNG TRÌNH MUA TÀI SẢN




NHTW mua một lượng tài sản tài chính phi rủi ro nhất định
từ các NHTM và các tổ chức tư nhân → giá các tài sản tài
chính tăng → lãi suất giảm
Khác biệt giữa OMO và QE (mua tài sản tài chính)????


CHƯƠNG TRÌNH MUA TÀI SẢN (TIẾP)
Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing):

- NHTW mua các tài sản có tính thanh khoản cao, như trái
phiếu chính phủ, chủ yếu là dài hạn từ các NHTM.
- Mục đích:
+ Tăng cung tiền trong nền kinh tế
+ Giảm lãi suất dài hạn →kích thích đầu tư dài hạn
→tăng tổng cầu
+ Ngăn chặn đà giảm phát của nền kinh tế



NỚI LỎNG ĐỊNH LƯỢNG - US


×