Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Chính sách tiền tệ Quốc gia và các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.83 KB, 34 trang )

Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài: Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết
kinh tế vĩ mô cực kì quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì
nó có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc độ
tăng trưởng, lạm phát... Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì
việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định.
Ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là các
công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng
đối với nền kinh tế. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn
các công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn
là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết đối với các
nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà nghiên cứu
kinh tế. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế như hiện
nay thì việc nghiên cứu về chính sách tiền tệ cụ thể là các công cụ của chính
sách tiền tệ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Với mục đích
trau dồi kiến thức đã học và góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về chính sách tiền
tệ ,em quyết định chọn đề tài: “Chính sách tiền tệ Quốc gia và các giải
pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay”.
Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 chương
được bố cục như sau:
Chương 1: Lý luận chung về chính sách tiền tệ Quốc gia
Chương 2: Thực trạng kinh tế Việt Nam và việc thực hiện chính sách
tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo
Nguyễn thị Hoài Phương đã giúp em hoàn thành đề án này.
Sinh viên:Nguyễn Đức thành
1
Đề án môn học
CHƯƠNG 1


LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA
1.1.Khái niệm, vị trí của CSTT.
1.1.1.Khái niệm CSTT.
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung
ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ , biện pháp của mình nhằm
đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng
kinh tế .
Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai
hướng: chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền ,giảm lãi suất để thúc đẩy
sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng-chính sách tiền tệ
chống thất nghiệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi
suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng
thất nghiệp tăng-chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền).
1.1.2.Vị trí của CSTT.
Trong hệ thống các công cụ đIều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách
tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp
vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ.Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính
sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính
sách kinh tế đối ngoại.
Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thi chính sách
chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm
làm cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.
1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ :
1.2.1.Ổn định giá trị đồng tiền:
NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá
Sinh viên:Nguyễn Đức thành
2
Đề án môn học
trị đồng tiền của nước mình.Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2
mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong

nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại
tệ).Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ
lệ lạm phát =0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được, để có một tỷ
lệ lạm phát giảm phảI chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
1.2.2.Tăng công ăn việc làm:
CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có
hiệu qủa các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh
hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế.Để có một tỷ lệ thất nghịêp giảm
thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên.
1.2.3.Tăng trưởng kinh tế :
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch
định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng
đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể
hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.Mục tiêu này chỉ đạt được khi
kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà. Mối quan hệ giữa các
mục tiêu: Có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời. Nhưng xem
xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau
thậm chí triệt tiêu lẫn nhau.Vậyđể đạt được các mục tiêu trên một cách hài
hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các
chính sách kinh tế vĩ mô khác.
1.3 Các công cụ của CSTT.
1.3.1.Nghiệp vụ thị trường mở.
* Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở là những hoạt động mua bán
chứng khoán do NHTW thực hiện trên thị trường mở nhằm tác động tới cơ số
tiền tệ qua đó điều tiết lượng tiền cung ứng.
* Cơ chế tác động: Khi NHTW mua (bán) chứng khoán thì sẽ làm cho cơ
Sinh viên:Nguyễn Đức thành
3
Đề án môn học
số tiền tệ tăng lên (giảm đi) dẫn đến mức cung tiền tăng lên (giảm đi). Nếu thị

trường mở chỉ gồm NHTW và các NHTM thì hoạt động này sẽ làm thay đổi
lượng tiền dự trữ của các NHTM (R ), nếu bao gồm cả công chúng thì nó sẽ
làm thay đổi ngay lượng tiền mặt trong lưu thông(C)
* Đặc điểm: Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi
là một công cụ năng động, hiệu quả, chính xác của CSTT vì khối lượng chứng
khoán mua (bán) tỷ lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh, ít tốn
kém về chi phí, dễ đảo ngược tình thế.Tuy vậy, vì được thực hiện thông qua
quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị
trường và mặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần phảI có sự phát triển đồng
bộ của thị trường tiền tệ, thị trường vốn.
1.3.2 Dự trữ bắt buộc.
* Khái niệm: Dự trữ bắt buộc là số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các
NH phảI giữ lại, do NHTW qui định, gửi tại NHTW, không hưởng lãi, không
được dùng để đầu tư, cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nhất
định trên tổng số tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán, sự
ổn định của hệ thống ngân hàng
* Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực
tiếpđến số nhân tiền tệ (m=1+s/s+ER+RR) trong cơ chế tạo tiền của các
NHTM. Mặt khác khi tăng (giảm ) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay
của các NHTM giảm (tăng), làm cho lãI suất cho vay tăng (giảm), từ đó làm
cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng).
* Đặc điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lý Nhà nước nên giúp
NHTW chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động
của nó cũng rất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là
ảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền).Song tính linh hoạt của nó
không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm, phức tạp, tốn kém và nó có
thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Sinh viên:Nguyễn Đức thành
4
Đề án môn học

1.3.3 Chính sách tái chiết khấu:
* Khái niệm: Đây là hoạt động mà NHTW thực hiện cho vay ngắn hạn
đối với các NHTM thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu bằng việc điều chỉnh
lãi suất tái chiết khấu (đối với thương phiếu) và hạn mức cho vay tái chiết
khấu (cửa sổ chiết khấu).
* Cơ chế tác động: Khi NHTW tăng (giảm ) lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn
chế (khuyến khích) việc các NHTM vay tiền tại NHTW làm cho khả năng cho
vay của các NHTM giảm (tăng) từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh
tế giảm (tăng).Mặt khác khi NHTW muốn hạn chế NHTM vay chiết khấu của
mình thì thực hiện việc khép cửa sổ chiết khấu lại.Ngoài ra, ở các nước có thị
trường chưa phát triển (thương phiếu chưa phổ biến để có thể làm công cụ
táI chiết khấu) thì NHTW còn thực hiện nghiệp vụ này thông qua việc cho
vay táI cấp vốn ngắn hạn đối với các NHTM.
* Đặc điểm: Chính sách tái chiết khấu giúp NHTW thực hiện vai trò là
người cho vay cuối cùng đối với các NHTM khi các NHTM gặp khó khăn
trong thanh toán, và có thế kiểm soát đựoc hoạt động tín dụng của các
NHTM, đồng thời có thể tác động tới việc đIều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với
nền kinh tế thông qua việc ưu đãi tín dụng vào các lĩnh vực cụ thể.Tuy vậy,
hiệu qủa của cộng cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của các
NHTM, mặt khác mức lãi suất tái chiết khấu có thể làm méo mó, sai lệch
thông tin về cung cầu vốn trên thị trường.
Trên đây là 3 công cụ tác động gián tiếp tới qui mô lượng tiền cung ứng,
trong một nền kinh tế nếu NHTW sử dụng có hiệu quả cấc công cụ này thì sẽ
không cần đến bất cứ một công cụ nào khác.Tuy vậy trong những điều kiện
cụ thể (các quốc gia đang phát triển; các giai đoạn kinh tế quá nóng ) thì để
đạt được mục tiêu của mình, NHTW có thể sử dụng các công cụ điều tiết trực
tiếp sau:
1.3.4. Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM
* Khái niệm: Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM là việc NHTW
quy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá một lượng

Sinh viên:Nguyễn Đức thành
5
Đề án môn học
nào đó trong một thời gian nhất định(một năm) để thực hiện vai trò kiểm soát
mức cung tiền của mình.Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế
dựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởnglạm phá tiêu
thụ..) sau đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và NHTM không thể cho
vay vượt quá hạn mức do NHTW quy định .
* Cơ chế tác động: Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối
với lượng tiền cung ứng, việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng
cho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo
mục tiêu của NHTM.
* Đặc điểm: Giúp NHTW điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứng
khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả, đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất
cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá cao của nền
kinh tế.Song nhược điểm của nó rất lớn: triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa
các NHTM, làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế, dễ phát sinh
nhiều hình thức tín dụng ngoài sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở nên quá
kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên .
1.3.5 Quản lý lãi suất của các NHTM:
* Khái niệm: Quản lý lãi suất của các NHTM là việc NHTW đưa ra một
khung lãi suất hay ấn dịnh một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTM
điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của
nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình.
* Cơ chế tác động: Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm
sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm
cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo.
* Đặc điểm: Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng
theo mục tiêu của từng thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có
điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp.Song, nó dễ làm mất

đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãI suất là “giá
cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn
trong nến kinh tế .Mặt khác việc thay đổi quy định đIều chỉnh lãi suất dễ làm
cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình.
Sinh viên:Nguyễn Đức thành
6
Đề án môn học
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ VIỆC THỰC HIỆN
CSTT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.Thực trạng kinh tế VN thời gian qua.
2.1.1.Kinh tế VN năm 2006.
* Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng
8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch
vụ tăng 8,29%.Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng
đóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần
trăm.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%, thấp hơn mức tăng 4%
của năm 2005, chủ yếu do tốc độ tăng của ngành nông nghiệp và thuỷ sản
chậm lại vì ảnh hưởng của thời tiết bất thường và dịch bệnh. Khu vực công
nghiệp, xây dựng tăng trưởng thấp hơn mức tăng của năm ngoái do sản xuất
công nghiệp giảm (dầu thô khai thác đạt 17 triệu tấn, thấp hơn mức 18,5 triệu
tấn của năm 2005; công nghiệp chế biến và điện, nước, ga cũng giảm so với
mức tăng trưởng năm trước. Khu vực dịch vụ tăng cao hơn mức tăng trưởng
chung của nền kinh tế, trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn duy trì được
mức độ tăng cao như thương nghiệp; vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch;
khách sạn, nhà hàng; tài chính ngân hàng, bảo hiểm.
* Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực

công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và
thuỷ sản.Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên
41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực
Sinh viên:Nguyễn Đức thành
7
Đề án môn học
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%.
* Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2006 ước tính bằng 110,2% dự
toán cả năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 103%; thu từ dầu thô bằng
126%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 106,3%; thu
viện trợ bằng 148%. Chi ngân sách Nhà nước năm 2006 bằng 108,4% dự toán
cả năm, bảo đảm được các kế hoạch chi cho đầu tư phát triển và chi thường
xuyên. Bội chi ngân sách Nhà nước cả năm bằng mức dự toán cả năm, trong
đó 74,2% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 25,8% từ nguồn vay
nước ngoài.
* Về nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2006 (theo
giá cố định) ước tính tăng 4,4% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp tăng
3,6%; lâm nghiệp tăng 1,2%; thuỷ sản tăng 7,7%.
* Về sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 490,82
nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực doanh
nghiệp Nhà nước tăng 9,1% (Trung ương quản lý tăng 11,9%; địa phương
quản lý tăng 2%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 23,9%; khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài tăng 18,8% (Dầu mỏ và khí đốt giảm 6,5%, các ngành khác
tăng 25,4%). Nguyên nhân khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp hơn,
chủ yếu do giảm số doanh nghiệp, giảm nhiều nhất là doanh nghiệp Nhà nước
địa phương quản lý do tiếp tục thực hiện triệt để hơn chủ trương của Nhà
nước về đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước.
* Về đầu tư

Thực hiện vốn đầu tư năm 2006 theo giá thực tế ước tính đạt 398,9 nghìn
tỷ đồng, bằng 105,9% kế hoạch năm, trong đó vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng
50,1%, bằng 103,2%; vốn ngoài Nhà nước chiếm 33,6%, bằng 105,7%; vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,3%, bằng 116,1%.
Sinh viên:Nguyễn Đức thành
8
Đề án môn học
Vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2006 ước
tính thực hiện 64,1 nghìn tỷ đồng, bằng 114,1% kế hoạch cả năm, trong đó
vốn đầu tư do trung ương quản lý xấp xỉ 18 nghìn tỷ đồng, bằng 103,3%; vốn
do địa phương quản lý 46,1 nghìn tỷ đồng, bằng 119%.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2006 tiếp tục phát triển. Tính từ đầu
năm đến 18/12/2006, cả nước có 797 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy
phép với tổng số vốn đăng ký 7,57 tỷ USD, bình quân 1 dự án đạt 9,5 triệu
USD. Cũng đến thời điểm trên, còn có 486 lượt dự án được tăng vốn với số
vốn tăng thêm 2,36 tỷ USD; tính chung cả cấp mới và tăng vốn đến
18/12/2006 đạt 9,9 tỷ USD và như vậy cả năm 2006 sẽ đạt trên 10 tỷ USD, là
mức cao nhất từ trước đến nay và cũng là một trong những sự kiện kinh tế nổi
bật nhất trong năm 2006. Trong tổng vốn đăng ký thuộc các dự án ĐTNN
được cấp phép năm nay, công nghiệp và xây dựng chiếm 68,4%; dịch vụ
chiếm 30%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 1,6%. Có 43 tỉnh, thành phố có
dự án đầu tư nước ngoài mới cấp phép trong năm 2006, trong đó có 12 tỉnh,
thành phố có số vốn đăng ký từ 100 triệu USD trở lên. Có 39 quốc gia và
vùng lãnh thổ được cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam trong năm 2006.
* Về thương mại, giá cả và dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt
580,7 nghìn tỷ đồng (tính theo giá thực tế) tăng 20,9% so với năm trước và
tăng trên 13%, nếu loại trừ yếu tố giá, đây là mức tăng tương đối cao so với
mức tăng trưởng, chứng tỏ sức mua tăng và tiêu dùng của dân cư tăng lên.
Trong tổng mức, kinh tế nhà nước tăng 8,2%; kinh tế tập thể tăng 20,8%; kinh

tế cá thể tăng 22,4%; kinh tế tư nhân tăng 25%; kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 21,5%. Phân tích theo ngành kinh tế, thương nghiệp tăng 19,9%;
khách sạn, nhà hàng tăng 22,3%; dịch vụ tăng 31,6% và du lịch lữ hành,
chiếm 0,7% tổng mức nhưng tăng 30,5%.
Giá tiêu dùng tháng 12/2006 tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 6,6%
Sinh viên:Nguyễn Đức thành
9
Đề án môn học
so với tháng 12/2005, thấp hơn mức tăng trưởng và đạt mục tiêu về lạm phát
mà Quốc hội đã đề ra. Giá của tất cả các nhóm hàng hoá và dịch vụ trong
tháng 12 đều tăng so với cuối năm trước, trong đó hàng ăn và dịch vụ ăn uống
tăng 7,9%, là nhân tố chính đóng góp vào tăng giá tiêu dùng; các nhóm còn
lại tăng phổ biến từ 3,5% đến 6,5%; riêng giá phân nhóm bưu chính, viễn
thông giảm 2,9%. Giá bình quân năm 2006 tăng 7,5% so với năm trước, thấp
hơn mức tăng của 2 năm liền trước (giá bình quân năm 2005 tăng 8,3%, năm
2004 tăng 7,7%).
Giá vàng tháng 12/2006 đã tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 27,2%
so với cuối năm trước. Bình quân giá vàng năm 2006 tăng 36,6% so với năm
2005, trong đó tăng mạnh ở các quí II và III với các mức tăng tương ứng là
47,6% và 44,5%. Giá đô la Mỹ tháng 12/2006 không tăng so với giá tháng 11,
nhưng tăng 1% so với cuối năm 2005. Bình quân giá đô la Mỹ năm nay tăng
0,9% so với năm ngoái và không chênh lệch nhiều giữa các quí, mức giao
động chỉ từ 0,9% tới 1,1%. Như vậy, nếu quan sát từ năm 2003 đến nay, giá
đô la Mỹ tăng thấp đáng kể so với giá vàng và tăng thấp so với mức tăng giá
tiêu dùng.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2006 ước tính đạt 84
tỷ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 22,1%; nhập
khẩu tăng 20,1%; nhập siêu là 4,8 tỷ USD, bằng 12,1% kim ngạch xuất khẩu
(các con số tương ứng của năm trước là 4,54 tỷ USD và 14%).
Xuất khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt 4,9%

so với kế hoạch cả năm, trong đó khu vực kinh tế trong 16,7 tỷ USD, tăng
20,5% so với năm trước, đóng góp 39,8% vào mức tăng chung; khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô 14,5 tỷ USD, tăng 30,1%, đóng góp
46,9% và dầu thô 8,3 tỷ USD, tăng 12,9%, đóng góp 13,3%. Năm nay, có
thêm cao su và cà phê đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD nâng tổng số
các mặt hàng có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên là 9, trong đó 4 mặt hàng lớn
Sinh viên:Nguyễn Đức thành
10
Đề án môn học
truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch mỗi mặt
hàng đạt trên 3,3 tỷ USD. Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm nay tăng
mạnh, do phát triển nông nghiệp đúng hướng, đồng thời giá thế giới tăng cao,
trong đó kim ngạch cao su tăng cao nhất (+58,3%); cà phê tăng tới 49,9%
(hoàn toàn do được lợi về giá); riêng gạo giảm cả kim ngạch và lượng, chủ
yếu do nguồn cung không tăng.
Nhập khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 44,41 tỷ USD, vượt 4,5% so
với kế hoạch năm 2006 và tăng 20,1% so với năm trước, trong đó khu vực
kinh tế trong nước đạt 27,99 tỷ USD, tăng 19,9% và đóng góp 62,6% vào
mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16,42 tỷ USD, tăng
20,4%, đóng góp 37,4%.
Nhập khẩu máy móc, thiết bị và hầu hết các vật tư, nguyên liệu cho sản
xuất trong nước đều tăng so với năm trước, đặc biệt là nhiều loại vật tư chủ
yếu (trừ xăng dầu, phôi thép và phân u rê) có lượng nhập khẩu tăng khá.
Nhập khẩu máy móc, thiết bị tăng 24,1%; xăng dầu 5,8 tỷ USD, tăng 16,4%
(nhưng lượng nhập giảm 3,8%); phân bón tăng 5,1%; chất dẻo tăng 26,8%;
hoá chất 18,6%; giấy các loại tăng 30,5%; vải tăng 23,1%; riêng nguyên phụ
liệu dệt, may, da giảm 14,1%, và đang có xu hướng giảm do tăng sản xuất
thay thế ở trong nước; sắt, thép 2,9 tỷ USD, giảm 0,9%, nhưng lượng tăng
1,8% nhờ giá giảm.
Xuất khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,1 tỷ USD, tăng 19,6% so với

năm 2005, trong đó một số dịch vụ có tỷ trọng cao đạt mức tăng trên 20%
như: du lịch, tăng 23,9%; vận tải hàng không tăng 35,5%; dịch vụ hàng hải
tăng 27,5%; dịch vụ tài chính tăng 22,7%. Nhập khẩu dịch vụ năm 2006 ước
tính đạt 5,12 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước, trong đó du lịch tăng
16,7% và cước phí vận tải, bảo hiểm (cif) chiếm 33,7%, tăng 20,1%. Nhập
siêu dịch vụ năm 2006 chỉ còn khoảng 22 triệu USD (năm trước 220 triệu
USD).
Sinh viên:Nguyễn Đức thành
11
Đề án môn học
Vận chuyển hành khách năm 2006 ước tính đạt 1386,6 triệu lượt khách
và 58,7 tỷ lượt khách.km, tăng 9,1% về lượt khách và tăng 10,2% về lượt
khách.km so với năm 2005, trong đó vận chuyển hành khách bằng đường bộ
chiếm 85,7% số lượt hành khách vận chuyển, tăng 10,1%; đường sông tăng
4,3%; hàng không tăng 15,5%; đường biển tăng 11,1%. Khối lượng hành
khách luân chuyển tăng chủ yếu do tăng luân chuyển bằng đường bộ và
đường hàng không. Riêng vận chuyển hành khách bằng đường sắt giảm cả về
số lượt khách và lượt khách.km.
Vận chuyển hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 350,4 triệu tấn và 88,6 tỷ
tấn.km, tăng 8,1% về tấn và tăng 9,3% về tấn.km so với năm trước. Trong đó,
vận tải cả trung ương, địa phương cũng như vận chuyển trên cả tuyến đường
trong nước, quốc tế và các ngành đường đều tăng cả về tấn hàng hoá và
tấn.km.
Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2006 ước tính đạt 3,6 triệu lượt người,
tăng 3% so với năm 2005, chưa đạt được mức tăng trưởng như mong đợi và là
mức tăng tương đối thấp so với tốc độ tăng 18,8% của 2005, chủ yếu do
khách đến từ Trung Quốc giảm tới 28%. Ngoài ra, khách đến từ một số nước
như Cam-pu-chia, Lào, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a…đều giảm từ 7,7% đến 22%.
Theo mục đích đến, khách du lịch nghỉ ngơi chiếm 57,7% nhưng chỉ tăng
1,5% so với năm 2005; đi công việc tăng 16,2%; thăm thân nhân tăng 10,4%;

riêng khách đến với các mục đích khác giảm 13,1%. Các nước có lượng
khách đến nước ta đạt trên 100 nghìn lượt người vẫn giữ mức tăng trưởng cao
như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ôx-trây-lia, Thái Lan và Xin-ga-po.
Bưu chính, Viễn thông 2006 tiếp tục là năm sôi động. Trên thị trường
thông tin di động, có thêm mạng điện thoại di động EVN từ tháng 3/2006, thử
nghiệm dịch vụ điện thoại di động CDMA của Viễn thông Hà Nội từ tháng
11/2006; các nhà cung cấp không ngừng đưa ra các loại hình dịch vụ mới và
đa dạng để thu hút khách hàng; kết cấu hạ tầng viễn thông ngày càng hoàn
Sinh viên:Nguyễn Đức thành
12
Đề án môn học
thiện. Mạng lưới bưu chính được củng cố.Ước tính đến hết tháng 12/2006,
trên cả nước đã có 25,4 triệu thuê bao điện thoại, tăng 60,5% so với cùng thời
điểm năm 2005, trong đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông chiếm tới 67,4%
thị phần với 17,1 triệu thuê bao (7,6 triệu thuê bao cố định và 9,5 triệu thuê
bao di động).Số thuê bao internet phát triển năm 2006 của toàn mạng ước tính
đạt 1,19 triệu thuê bao, bằng 95,9% so với năm 2005, do khách hàng chuyển
sang sử dụng thuê bao băng rộng (ADSL).Ước tính đến cuối năm 2006, cả
nước có 4,1 triệu thuê bao internet (với 1,77 triệu thuê bao thuộc Tập đoàn
Bưu chính, Viễn thông). Tổng doanh thu bưu chính, viễn thông năm 2006 ước
tính đạt 37,4 nghìn tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 34,8
nghìn tỷ đồng.
2.1.2.Kinh tế VN năm 2007.
* Những thành tựu đạt được
Kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ
là thành tựu nổi bật nhất, cơ bản nhất của nền kinh tế Việt Nam năm 2007.
Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,44%, đạt kế hoạch đề ra (8,0 - 8,5%), cao
hơn năm 2006 (8,17%) và là mức cao nhất trong vòng 11 năm gần đây. Với
tốc độ này, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của các
nước châu Á sau Trung Quốc (11,3%) và Ấn Độ (khoảng 9%) và cao nhất

trong các nước ASEAN (6,1%). Tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 khu vực kinh tế
chủ yếu đều đạt mức khá: Khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản ước tăng
3,0%/ so với mức 3,32% cùng kỳ 2006, khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 10,33% (riêng công nghiệp tăng 10,32%)/ so với mức 10,4% và 10,32%
cùng kỳ và khu vực dịch vụ tăng 8,5%/ so với mức 8,29% của năm 2006.
(tính theo giá so sánh năm 1994).
Nếu không có thiên tai, dịch bệnh lớn như vừa trải qua, tốc độ tăng GDP
chắc chắn còn cao hơn 8,5%.Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế chuyển dịch theo
hướng tích cực.Tỷ trọng GDP khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm còn
Sinh viên:Nguyễn Đức thành
13

×