Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

bai ca ngat nguong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.7 KB, 6 trang )

Ngày soạn : 14/10 Ngày giảng:16/10/2007
Tiết 25 - Đọc văn
Bài ca ngất ngưởng
Nguyễn Công Trứ
A. Chuẩn bị
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
* Giúp HS:
- Hiểu được thực chất và ý nghĩa của phong cách sống có bản lĩnh cá nhân trong
khuôn khổ của xã hội phong kiến chuyên chế.
- Nắm bắt được đặc điểm của thể hát nói.
2. Tư tưởng- tưởng cảm
àCảm nhận được nét đẹp nhân văn trong cái ngất ngưởng của NCT.
II. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, Thiết kế bài học
- SGK, Tài liệu tham khảo, Soạn bài theo hướng dẫn của GV và hệ thống câu
hỏi trong SGK.
III. Cách thức tiến hành
Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học
* ổn định tổ chức (1 phút)
I. Kiểm tra bài cũ (KT việc chuẩn bị bài của HS - 2 phút))
II.Bài mới
* Giới thiệu bài mới
NCT là một danh nhân đất Việt lẫy lừng một thuở với những chiến công hiển
hách, với tài kinh bang tế thế, với đường hoạn lộ thăng trầm, với cả lối sống ngất
ngưởng. Ông đã tổng kết lại cuộc đời ngang dọc, ngang tàng của mìhn trong bài ca
trù- hát nói: Bài ca ngất ngưởng.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
- HS đọc Tiểu dẫn (SGK),
tóm tắt những nét cơ bản


về NCT.
- GV nhấn mạnh:
I. Tìm hiểu chung (8 phút)
1. Tác giả
Một tên tuổi lớn, một danh tướng, một nhà kinh tế,
một nhà thơ, một tài tử tài hoa nhưng cuọc đời nhiều
thăng trầm biến cố. Viết chủ yếu bằng chữ Nôm, thể
loại ưa thích: hát nói- ca trù. Ông là người đầu tien
đem đến cho thể loại này nội dung phù hợp với cấu
trúc và chức năng của nó.
1
2. Hoàn cảnh sáng tác: sau khi về hưu (1848)
- GV giới thiệu vài nét về
thể loại.
3. Thể loại
Đến thế kỉ thứ XVIII-XIX, thú nghe hát ả đào - ca
trù- hát nói đã trở thành phổ biến trong giới quý tộc
và thương nhân giàu có ở nước ta. Không ít nhà nho
đã tham gia sinh hoạt văn hoá này: Nguyễn Khuyến,
Dương Khuê, Trần Tế Xương, Chu Mạnh Trinh…
Tuy nhiên chưa thấy ai công khai kể hay khoe thú thú
chơi này như Nguyễn Công Trứ. Ông chính thức
công nhận đây là thú chơi tao nhã của nhà nho. Đề
cao thú hát nói, dám phô ra sự gần gũi của mình với
các ca nhi ả đào, là những người vẫn bị mọi người coi
là loại “sướng ca vô loài”. Hơn thế nữa, ông còn sáng
tác những bài hát nói làm lời ca cho các ca nhi hát.
- GV giới thiệu bố cục bài
hát ca trù
4. Bố cục

- Bài ca trù- hát nói có cấu trúc, bố cục riêng, vần
điệu, nhịp điệu tương đối tự do, không quy định chặt
chẽ về đối; có khi chen vào những đoạn lục bát, song
thất lục bát, hoặc những đoạn thơ tám chữ với các
vần chân. Khi ca nhi hát theo những giai điệu rieng,
kết hợp với tiếng đệm của đàn đáy và tiến gõ phách,
cùng tiếng trống điểm bình tạo nên sự thú vị và màu
sắc đặc biệt củ lối hát ca trù- ả đào. Nghệ sĩ nổi danh
về hát ca trù: Quách Thị Hồ.
- HS tìm bố cục bài thơ
này.
* Bài thơ chia làm 3 đoạn:
Có những cách phân đoạn khác nhau, ở đây chia
hai đoạn chính, theo mạch ý - cảm xúc:
- (1)Từ đầu đến Phủ Doãn Thừa Thiên: Hi Văn
ngất ngưởng trong triều đình, khi đương chức, đương
quyền.
- (2) Còn lại - Ngất ngưởng khi về hưu.
- Giải thích câu 1. Giữa
câu 1 và 2 có gì mâu thuẫn
không? Vì sao?
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nguyễn Công trứ với lối sống ngất ngưởng khi
đương chức đương quyền (12 phút)
- Nghĩa của câu 1: trong trời đất (vũ trụ) không có việc
gì không phải là phận sự (nhiệm vụ, trách nhiệm) của ta
(nhà nho).
- Nhưng “ta” đã bị “vào lồng”, vậy có thực hiện được
2
cái nhiệm vụ mà mình đã nhiệm vụ, trách nhiệm của

mình không?
- Tại sao ông lại cho rằng
mình đã vào lồng? Và em
hiểu câu này như thế nào?
- Ông Hi Văn lại cho rằng mình đã vào lồng khi chọn
con đường học hành thi đỗ làm quan, làm tướng giúp
triều đình, giúp vua, giúp nước (mặc dầu đó là mơ
ước lí tưởng của ông từ thời thanh niên?). Hình như
trái qua thực tiễn 28 năm nhìn lại cuộc đời quan
trường của mình ông mới nhận ra điều đó. Triều đình
nhà Nguyễn mà ông phục vụ tận trung hết lòng báo
quốc, rốt cuộc không làm ông thoả chí.
- GV mở rộng, nhấn mạnh:
- Với những nhà Nho như ông, trong hoàn cảnh thời
đại bấy giờ, quả thật không có con đường nào khác.
Nhưng với những người tài trí , phóng túng nên con
đường hoạn lộ thật thăng trầm. Và đó chính là sự
“ngất ngưởng” đầu tiên của ông.
- Về hình thức, câu thơ đầu
tiên này có gì khác với rất
nhiều câu trong bài?
- Câu đầu là câu toàn văn chữ Hán. Trong các bài ca
của mình, NCT thường xen vào câu chữ Hán như
vậy. Đó là một đặc điểm của lời ca trù- hát nói, cũng
là đặc điểm của văn thơ Nôm thời kì sơ khởi khi tác
giả muốn diễn đạt một ý quan trọng.
- HS giải thích ý nghĩa từ
“ngất ngưởng” theo từ điển
và trong bài ca.
- Sự vật đặt ở thế, vị trí cao, không vữg chắc, dễ đổ,

nghiêng, tư thế người say ngồi không vững, đi lảo
đảo muốn ngã ( nghĩa đen thông thường trong từ
điển).
- Lối sống, phong cách sống khác người, khác
thường, đầy cá tính, bản lĩnh, vượt ra ngoài khuôn
khổ ( nghĩa rộng trong bài ca).
- HS đọc tiếp 3 câu sau
- Tác giả ôn lại những công
tích gì của mình trong cuộc
đời làm quan, làm tướng
cho nhà Nguyễn. Các từ
khi, có khi được sử dụng để
nói lên điều gì?

- NCT ôn lại lướt qua những công tích hiển hách suốt
cuộc đời làm quan, làm tướng triều đình của mình.
Tuy nhiên ông chỉ nhắc qua. Các điệp từ khi, có khi là
hàm ý không muốn kể kĩ. Với người khác chỉ cần có
một cái khi của ông cũng đủ vênh váo cả đời. Còn
ông: đỗ thủ khoa, làm tham tán, làm tổng đốc hai tỉnh
mièn Đông, lại làm đại tưởng Bình Tây rồi làm Phủ
doãn Thừa Thiên- toàn những chức vụ quan trọng,
những chiến công thành tích lừng lẫy,… cũng chỉ đến
thế mà thôi, cũng chẳng có gì ghê gớm!
3
- Em có suy nghĩ gì về lời
tự thuật này?
- Không phái là tự cao, tự đại mà là tự tin ghê gớm
vào tài trí của bản thân, phải bản lĩnh lắm mới viết về
mình như vậy. đây là cái ngông thứ 2.

- Ngẫm lại cả đoạn đời nắm quyền tại chức, ông như
tổng kết một cách tự hào: Gồm thao lược đã nên tay
ngất ngưởng.
- GV thuyết trình:
- Ông gọi mình là “tay ngất ngưởng”, NCT tự tách
mình ra khỏi bản thân mình, như đang nói về một
người nào khác: Cái tay Hi Văn ấy cũng giỏi đấy
chứ! Ngất ngưởng đấy chứ! Và không đợi người nghe
tán thưởng hay phản đối, ông sung sướng vì nhận ra
điều ấy.
- Em có nhận xét gì về câu
thơ đầu tiên nói về việc ông
về hưu?
( HS nhắc lại lời giải thích
cụ thể trong chú thích.)
2. NCT ngất ngưởng khi về hưu (19 phút)
- Câu thơ chữ Hán thứ 2 trong bài phù hợp với việc
nhắc lại một sự việc quan trọng trong cuộc đời của
NCT: Về hưu Quan trọng vì từ đây NCT càng có điều
kiện để tìm mọi cách thực hiện lối sống ngất ngưởng
của mình.
- HS đọc 2 câu tiếp và nhận
xét sự khác biệt và dụng ý
nghệ thuật ở 2 câu vừa
đọc. Cụm từ đeo ngất
ngưởng gợi cho em suy
nghĩ gì ?
- HS thảo luận , phát biểu
- Ngay ở kinh đô Huế, trong những ngày đầu tiên của
cuộc sống một hưu quan, ông đã làm mọi người kinh

ngạc bở cuộc dạo chơi khắp kinh thành bằng cách
cưỡi bò cái vàng. Ông lại đeo đạc ngựa trước ngực
nó, đeo mo cau đằng sau đuôi nó để che mắt thế gian,
để bò thêm sang trọng, để bò cũng được ngất ngưởng
cùng ông! Ông thật khác ngươi, thật kì lạ và thật bản
lĩnh. Nếu không phải là NCT, ai đã dám làm một việc
kì cục, trái khoáy như thế!
- HS đọc 4 câu thơ tiếp
- Nhận xét sự thay đổi
trong lối sống của tác giả.
Hình ảnh núi phau phau
mây trắng có ý nghĩa gì?
- Sống cuộc đời của một ông già về hưu ở quê nhà,
NCT có lúc nhìn lên ngọn núi Đại Nại quê hương( Hà
Tĩnh) chỉ thấy mây trắng phau phau- màu trắng rất
hấp dãn. ông tự ngạc nhiên về sự thay đổi của mình:
vốn là tay kiếm cung, con nhà võ nghiêm khắc… mà
nay trở thành ông già từ bi đạo mạo. Nhưng đó có
phải là từ bi thật không, có hết, cạn ý chí, tinh thần
hay sức lực tinh thần không?
- Tìm thêm biểu hiện về lối - Hình ảnh ông gì hưu trí đủng đỉnh khoan thai đi
4
sống ngất ngưởng. trước, đủng đỉnh, nhõng nhẽo đi sau máy cô đào áo
xanh áo đỏ trẻ trung, nũng niụ ríu rít . Rồi chầu hát có
lẽ được mở ngay giữa sân chùa… Chỉ biết rằng theo
ông, nghe hát và chứng kiến quang cảnh ấy Bụt
(phật) cũng phải bật cười (Thí chủ Hi Văn thật là ngất
ngưởng! mà làm ngơ cho (hay là đàng chịu) chứ còn
bết làm sao?
- GV bình:

- HS đọc tiếp 4 câu sau
- Đoạn thơ khắc hoạ thêm
nét ngất ngưởng nào khác
của NCT?
- Đây là cái ngất ngưởng thứ 3 của ông. Cái ngất
ngưởng thể hiện rõ nhất cá tính, bản lĩng của ông.
Một nghệ sĩ, một tài tử, say mê nghệ thuật ca trù, một
con người đến già vẫn muốn sống trẻ trung vui tươi.
Và tất nhiên phải tài hoa lắm, bản lĩh lắm mới dám
sống như thế.
- Vượt lên trên dư luận xã hội, chỉ sống theo sở thích
của mình, bỏ ngoài tai mọi lời khen chê, coi sự được
mất cũng không có gì quan trọng. Đó phải chăng là
triết lí vô vi…
- GV nhấn mạnh:
Tác giả khẳng định thái độ sống ngất ngưởng của
mình sau khi đã khẳng định tư tưởng, vượt lên thói
tục và so sánh với những bậc danh sĩ tài giỏi trong sử
sách Trung Hoa. Ông cũng là người ăn ở có trước
sau: “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”. Câu thơ
kết một lần nữa khẳng định thái độ sống của một
nhân cách cứng cỏi, một tài năng, một phẩm giá của
một danh sĩ nửa đầu thế kỉ XIX.
*Củng cố:
- Học xong bài thơ này, em
hãy giải thích vì sao
Nguyễn Công Trứ biết rằng
việc làm quan là gò bó, mất
tự do (vào lồng) nhưng vẫn
ra làm quan?

- Dù sao Nguyễn Công Trứ cũng là một môn đồ của
đạo Khổng. Tư tưởng “trí quan trạch dân” đã thôi
thúc ông đi học, đi thi, đỗ đạt ra làm quan lo đời, giúp
nước. Lí tưởng “Tề gia trị quốc bình thiên hạ” luôn
luôn vẫy gọi những người như Nguyễn Công Trứ.
Ông từng nêu chí khí của kẻ làm trai:
Đã làm trai sống trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Danh vọng với Nguyễn Công Trứ phải gắn liền
với tài năng thực sự, danh vọng phải gắn liền với
phẩm chất. ở Nguyễn Công Trứ, ta thấy có ba điểm
đáng quý.
- Tài thao lược
- Bản chất cứng cỏi
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×