Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Hoàn thiện hệ thống EMarketing để phát triển thị trường cho Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hoàng Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.13 KB, 51 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp chính là kết quả của những kiến thức em tích lũy được
trong bốn năm học tập tại trường Đại Học Thương Mại, và cả những kinh nghiệm
thực tế có được trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại
Hoàng Hải. Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện hệ thống
E-Marketing để phát triển thị trường cho Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại
Hoàng Hải” ngoài sự cố gắng của bản thân qua quá trình học tập, em còn nhận
được sự giúp đỡ rất nhiều của nhà trường, thầy cô, cùng ban lãnh đạo cũng như các
nhân viên trong công ty.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Th.s. Lê Thị Thu đã hướng dẫn nhiệt
tình, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài để em có thể hoàn thành tốt bài
Khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Hệ thống thông tin kinh tế
& Thương mại điện tử cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại
đã tận tình giảng dạy vào tạo những điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của ban lãnh đạo cùng toàn thể
nhân viên trong Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Hoàng Hải đã tạo điều kiện
giúp em tìm hiểu, nghiên cứu trong suốt quá trình thực tập tại công ty để em có thể
nắm bắt được những kiến thức thực tế và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận với tất cả sự nỗ lực của bản thân,
nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô tận tình
chỉ bảo để khoá luận của em trở nên hoàn thiện hơn và có giá trị hơn về mặt lý luận
và thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Hồng Vân


1


2

MỤC LỤC

2


3

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
ST

Sơ đồ, bảng

T
1
2
3
4
5

biểu, hình vẽ
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5


6

Bảng 2.6

7
8
9

Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3

10

Biểu đồ 2.4

11
12
13
14
15
16
17
18
19

Biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.6
Biều đồ 2.7

Biểu đồ 2.8
Biểu đồ 2.9
Biểu đồ 2.10
Biểu đồ 2.11
Biểu đồ 2.12
Biểu đồ 2.13

20

Biểu đồ 2.14

21

Biểu đồ 2.15

22

Sơ đồ 2.1

23
24
25

Hình 3.1
Hình 3.2.
Hình 3.3.

Tên sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ

Trang


Số lượng và trình độ nhân viên của công ty
Kết quả kinh doanh của Hoàng Hải năm 2013 - 2015
Các công cụ tìm kiếm khách hàng
Các công cụ chăm sóc khách hàng
Các công cụ E-Marketing
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách

21
22
26
28
29

hàng
Website bán hàng
Chi phí đầu tư cho hệ thống E-Markeitng
Cơ cấu nhân sự của công ty
Trình độ hiểu biết của nhân viên về hoạt động
E-Marketing
Đối thủ cạnh tranh của công ty
Tập khách hàng của công ty
Các kênh tìm kiếm khách hàng chủ yếu
Mức độ sử dụng các công cụ CSKH
Nguồn mà bạn biết đến công ty
Mức độ sử dụng các công cụ E-Marketing
Tầm quan trọng của nhóm yếu tố ấn tượng
Tầm quan trọng của nhóm yếu tố tần suất
Tầm quan trọng của nhóm yếu tố sự tin tưởng
Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động EMarketing

Đánh giá mức độ hài lòng về hệ thống E-Marketing
Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Công ty TNHH DV TM Hoàng Hải
Cộng tác viên sẽ chia sẻ những bài viết hữu ích
Email sản phẩm khuyến mãi gửi cho khách hàng
Đẩy mạnh hoạt động trên kênh facebook và youtube

3

31
27
28
28
28
28
29
30
31
32
33
34
34
35
35
35
20
42
44
45



4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết
tắt

Nghĩa tiếng anh

Nghĩa Tiếng Việt

1

CSKH

Chăm sóc khách hàng

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

DV - TM

Dịch vụ - Thương mại


4

PR

Public Relations

5

SEO

Search Engine Optimization

6

SMS

Short Message Services

7

TMĐT

Thương mại điện tử

8

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


4


5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, nó tác đông mạnh mẽ đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phát triển của Internet đã tạo một xu hướng kinh
doanh mới rất khác so với hoạt động kinh doanh truyền thống trước kia và kéo theo
sự phát triển của rất nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động trên môi trường
internet, trong sự phát triển đó không thể không kể đến vai trò của hoạt động emarketing với nhiều hình thức ngày càng đa dạng. Theo thống kê, dân số Việt Nam
năm 2016 vào khoảng 93,4 triệu người, trong đó có hơn 52 triệu người sử dụng
internet. Internet đã giúp chuyển biến nhiều khía cạnh cuộc sống hàng ngày tại Việt
Nam, gồm cả cách thức người tiêu dùng tương tác với doanh nghiệp. Đã có trên
43% người tiêu dùng Việt Nam chia sẻ rằng, họ lần đầu biết đến sản phẩm họ mua
là thông qua quảng cáo trực tuyến.
Trong hội thảo “Đón làn sóng công nghệ số: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam đã sẵn sàng?” Ts. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đã khẳng định vai trò của công
nghệ số trong bối cảnh hội nhập: “Làn sóng công nghệ số đang phát triển nhanh
chóng và có tác động mạnh mẽ tới tất cả doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Việc tiếp nhận và ứng dụng hiệu quả các công nghệ này là cách
thức đi tắt, đón đầu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình
nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngay như các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng một thể chế chính sách tốt,
nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp”.
Đó chính là những minh chứng rõ ràng về sự hấp dẫn của thị trường trực tuyến
cũng như cơ hội rộng lớn về một thị trường có quy mô rộng lớn. Trong khi những
kênh marketing truyền thống đang dần trở nên quá tải và chi phí ngày càng cao thì

với khả năng tương tác cao với người sử dụng internet, tính linh hoạt trong triển
khai cũng như sự phong phú về hình thức, E-Marketing đã, đang và dần trở nên phổ
biến ở các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, E-Marketing đã và đang trở thành sự
lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp, thay thế dần vai trò của hoạt động
truyền thông trực tuyến và tạo ra cơ hội bình đẳng hơn cho những doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.
5


6
Tại công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Hoàng Hải, song hành với việc phát
triển các kênh truyền thông trực tuyến, các công cụ hỗ trợ hoạt động E-Marketing ra
đời và hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường, giảm chi
phí. Tuy nhiên, việc đưa sản phẩm đến gần khách hàng hơn qua các công cụ emarketing tại Hoàng Hải vẫn chưa được chú trọng do thiếu nhân lực và cơ sở hạ
tầng công nghệ thon tin còn yếu kém. Vì vậy, em quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn
thiện hệ thống E-Marketing để phát triển thị trường cho Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hoàng Hải” nhằm tìm hiểu thực trạng ứng dụng E-Marketing của công
ty cũng như đề xuất những biện pháp nhằm đẩy mạnh quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp để mở rộng thị trường.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Nước ngoài
TMĐT nói chung và E- Marketing nói riêng trên thế giới đã phát triển từ
những năm 1998, 1999. Chính vì vậy các nghiên cứu trên thế giới về E-Marketing
là rất chuyên sâu và khoa học. Một số sách và tài liệu về E-Marketing như:
- Joel Reedy, Shauna Schullo, Kenneth Zimmerman (2000) “Electronic
Marketing - Intergrating Electronic Resources into the Marketing Process”: nói về
một số nguyên lý Marketing TMĐT và việc đưa tài nguyên điện tử vào các hoạt
động Marketing hiện đại, các cách thức chuyên môn hóa hệ thống thông tin trong
Marketing
- Ian Chaston, Plymouth Bussiness School (2001) “E-Marketing Strategy”:
nói về các chiến lược Marketing hiện đại và Marketing TMĐT hiện đại. Đưa ra các

giải pháp tình thế chiến lược cho doanh nghiệp kinh doanh trên mạng là chủ yếu.
- J.Price & M.Starkov (2009), “Developing an Email marketing”, đề cập cách
thức xây dựng và phát triển chương trình marketing qua email cho các doanh nghiệp.
- Marry low Robert (2002); McGraw- Hill Publishing “Internet Marketing:
Intergrating online and offline strategy”: cuốn sách trình bày một cách tổng quan
về sự thay đổi nhanh chóng của thị trường kinh doanh trực tuyến, đồng thời cung
cấp những thông tin cập nhật một cách nhanh chóng và chính xác về hoạt động
marketing cũng như dự đoán xu hướng marketing trong tương lai. Cuốn sách là sự
kết hợp về lý thuyết tiếp thị truyền thống với các vấn đề marketing trực tuyến trong
môi trường internet hiện đại, qua đó chỉ ra việc sử dụng internet trong hoạt động
6


7
marketing điện tử như một công cụ quan trọng và hữu hiệu trong môi trường kinh
doanh hiện đại cũng như việc kết hợp với các phương pháp truyền thông khác để
mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp
1.2.2. Trong nước
Ở Việt Nam, hiện nay có rất nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu khoa học
trực tiếp về E-Marketing và việc ứng dụng các giải pháp E-Marketing vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp như:
- GS. TS Nguyễn Bách Khoa (2003) Giáo trình Marketing thương mại điện
tử - NXB Thống kê – Hà Nội. Sách trình bày về một số nguyên lý của yếu của
Marketing thương mại điện tử, quá trình phát triển Internet và các tiêu chuẩn đánh
giá, những vấn đề về đo lường Internet.
- Bộ slide bài giảng “Marketing thương mại điện tử”, Bộ môn Quản trị chiến
lược, Đại học Thương mại, Hà Nội. Đây là bộ slide khá đầy đủ và toàn diện về cách
thức quản trị chiến lược marketing TMĐT (E-Marketing) của một doanh nghiệp với
cách tiếp cận coi chiến lược marketing TMĐT là một chiến lược cấp chức năng của
doanh nghiệp. Bài giảng đưa ra những công cụ xúc tiến TMĐT, phân tích ưu –

nhược điểm của từng công cụ, các xu hướng phát triển của các công cụ xúc tiến này,
sự ảnh hưởng của các công cụ theo thứ bậc.
- “Báo cáo TMĐT từ năm 2011 đến năm 2015” - Cục Thương mại điện tử và
Công nghệ thông tin. Bản báo cáo tóm tắt những thay đổi quan trọng của thương
mại điện tử trong năm vừa qua, Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015
do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương biên soạn
tiếp tục cập nhật các văn bản chính sách pháp luật mới về thương mại điện tử, đồng
thời tổng hợp số liệu liên quan đến tình hình ứng dụng, kinh doanh thương mại điện
tử của doanh nghiệp Việt Nam.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về E-Marketing
- Nghiên cứu thực trạng ứng dụng E-Marketing để phát triển thị trường cho
công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Hoàng Hải
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống E-Marketing cho phát triển
thị trường cho công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Hoàng Hải

7


8
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống E-Marketing tại công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Hoàng Hải
• Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu về lĩnh vực E-Marketing, các công cụ triển khai hoạt
động E-Marketing mà doanh nghiệp đang áp dụng và đề xuất giải pháp hoàn thiện
hệ thống E-Marketing nhằm phát triển thị trường cho doanh nghiệp.
- Không gian: Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Hoàng Hải và các công
cụ E-Marketing mà doanh nghiệp đang sử dụng.
- Thời gian: Các dữ liệu, thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu

thập trong thời gian từ 2000 – 2015.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Đây là phương pháp phân tích lý thuyết thành những bộ phận cấu thành,
những mối quan hệ để nhận thức, phát hiện và khai thác những khía cạnh khác nhau
của lý thuyết về E-Marketing để từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ
cho đề tài của mình. Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp tổng hợp lý thuyết để liên
kết những bộ phận, những mối quan hệ thành một chỉnh thể hoàn chỉnh. Phương
pháp này được sử dụng trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là công việc đầu tiên của quá trình nghiên cứu. Đây là cách
thức thu thập dữ liệu và phân loại sơ bộ các tài liệu chứa đựng các thông tin về đối
tượng nghiên cứu.
• Phương pháp phiếu điều tra trắc nghiệm
Phương pháp phiếu điều tra trắc nghiệm là phương pháp dùng hệ thống các
câu hỏi theo trật tự nhất định được chính thức hóa trong cấu trúc chặt chẽ nhằm ghi
chép những thông tin xác đáng cho đề tài nghiên cứu. Nội dung của phiếu điều tra
chủ yếu xoay quanh sự hiểu biết và quan điểm cá nhân của người được điều tra về
vấn đề ứng dụng E-Marketing vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại.
Người được điều tra là cán bộ nhân viên trong công ty.
• Phương pháp phỏng vấn
8


9
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn chuyên sâu với những câu hỏi tập chung
chủ yếu vào việc ứng dụng E-Marketing trong hoạt động kinh doanh của danh
nghiệp. Phương pháp này được thực hiện bằng cách hẹn gặp trực tiếp để đặt câu hỏi
đã chuẩn bị sẵn và ghi chép đầy đủ lại những câu trả lời. Các câu hỏi tậ trung vào

vấn đề ứng dụng E-Marketing vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại.
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin cần thiêt để làm khóa luận, ta tiến hành
phân loại sơ bộ các tài liệu đó. Từ đó rút ra kết luận cần thêm những tài liệu nào và
bổ sung, nếu đủ rồi thì tiến hành các bước tiếp theo.
1.5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi phân tích tài liệu để xác định độ tin cậy, tính khách quan, tính cập
nhật, ta tiến hành tổng hợp tài liệu.
• Xử lý thông tin định lượng
Thông tin định lượng được thể hiện qua các số liệu cụ thể. Các số liệu này sẽ
được phân tích, thống kê, mô tả, so sánh để bộc lộ rõ bản chất của vấn đề. Thường
sử dụng các biểu đồ, đồ thị hoặc số liệu thống kê.
• Xử lý thông tin định tính
Sử dụng ngôn ngữ để tiến hành suy luận, phân tích, tổng hợp,...Thường thiết lập
các sơ đồ phản ánh các mối liên hệ của các thành tố nằm trong cấu trúc của đối tượng.
1.6. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm 3 phần:
Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương II: Cơ sở lý luận và thực trạng ứng dụng E-Marketing để phát triển
thị trường tại công ty tnhh dịch vụ - thương mại Hoàng Hải
Chương III: Giải pháp hoàn thiện hệ thống E-Marketing để phát triển thị
trường tại công ty tnhh dịch vụ - thương mại Hoàng Hải

9


10

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG
E-MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH DV - TM HOÀNG HẢI
2.1. Cơ sở lý luận về E-Marketing

2.1.1. Những khái niệm cơ bản
 Những khái niệm chung
- Khái niệm về Marketing
Marketing là một môn khoa học về thị trường nên khái niệm này cũng phát
triển cùng các giai đoạn kinh tế khác nhau, với các dạng thị trường khác nhau, do
vậy cho đến nay cũng có rất nhiều định nghĩa về Marketing.
Nhưng theo Philip Kotler, một tác giả nổi tiếng thể giới về Marketing thì:
"Marketing là một hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách
hàng bằng phương thức trao đổi". Hay nói cách khác, "Marketing là một quá trình
quản lý kinh tế và xã hội qua đó các tổ chức và cá nhân đạt được những cái họ có
nhu cầu và mong muốn thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phàm và giá trị với
người khác".
- Khái niệm về E-Marketing
Cũng giống như Marketing, E-Marketing hiện nay chưa có một định nghĩa
thống nhất nào.
Giáo sư Philip Kotler định nghĩa: "E- Marketing là quá trình lập kế hoạch về
sản phàm, giá, phân phối, và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tường để đáp
ứng nhu cẩu của tổ chức và cá nhân- dựa trên các phương tiện điện tử và Internet".
Theo Dave Chaffey - chuyên gia hàng đầu về E- Marketing và thương mại
điện tử của Anh: "E- Marketing là việc ứng dụng mạng Internet và các phương tiện
điện tử (web, e-mail, cơ sở dữ liệu, multimedia, PDA...) để tiến hành các hoạt động
Marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ khách hàng
thông qua việc nâng cao hiểu biết về khách hàng (thông tin, hành vi , giá trị, mức độ
trung thành...) từ đó tiến hành các hoạt động xúc tiến hướng tới mục tiêu và cá dịch
vụ qua mạng hướng tới thỏa mãn nhu cầu khách hàng".
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về E- Marketing, đến nay khái niệm về
E- Marketing được coi là phổ biến rộng rãi là khái niệm do giáo sư người Mỹ Judy
Strauss của trường đại học bang Nevada đưa ra: "E- Marketing được hiểu là quá
10



11
trình lập kế hoạch, thực hiện ý tường, định giá, xúc tiến thương mại và phân phối
hàng hóa dịch vụ có sử dụng các phương pháp và công cụ điện tử nhằm thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu của tổ chức”
Như vậy, E-Marketing có thể được hiểu là các hoạt động marketing được tiến
hành qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Trong đó, phương tiện điện
tử có thể là máy tính, điện thoại di động, phương tiện điện tử cầm tay (PDA)... còn
mạng viễn thông có thể là Internet, mạng thông tin di động...
 Những khái niệm có liên quan
- Thị trường
Theo Philip Kotler thì “Thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện tại
và tương lai”. Quan điểm này coi khách hàng là thị trường của nhà kinh doanh. Với
quan điểm đó đã mở ra khả năng khai thác thị trường rộng lớn cho các doanh
nghiệp. Thị trường luôn ở trạng thái vận động và phát triển. Khả năng phát triển
khách hàng sẽ quyết định sự phát triển thị trường của các nhà kinh doanh.
- Duy trì thị trường
Duy trì thị trường tiêu thụ sản phẩm là việc giữ khách hàng, củng cố thị phần
hiện có của doanh nghiệp (Theo Philip Kotler – 2008).
- Phát triển thị trường
Phát triển thị trường là một cách thức, biện pháp nhằm gia tăng khối lượng sản
phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
2.1.2. Một số lý thuyết có liên quan
 Đặc điểm của E-Marketing
Trong E-Marketing thì khái niệm thị trường được mở rộng thành “Không gian
thị trường” (Marketplace) thể hiện phạm vi thị trường được mở rộng hơn trong
thương mại điện tử. Thị trường ở đây vẫn được hiểu là “tập hợp những người mua
hiện tại và tiềm năng”. Tuy nhiên, người mua hiện tại và tiềm năng được mở rộng
hơn nhờ Internet. Điều này xuất phát từ chính bản chất toàn cầu của Internet, cho
phép thông tin về sản phẩm, dịch vụ có thể đến với mọi cá nhân, tổ chức trên khắp

thế giới và giao dịch cũng có thể được thực hiện thông qua Internet, khiến phạm vi
khách hàng hiện tại và tiềm năng mở rộng hơn. Do đó, E-Marketing mang đặc điểm
khác so với marketing truyền thống đó là:
- Tốc độ giao dịch nhanh hơn
+ Thông tin về sản phẩm dịch vụ được tung ra thị trường nhanh hơn
11


12
+ Khách hàng tiếp cận những thông tin này cũng nhanh hơn
ƒ +Giao dịch được tiến hành trong một số trường hợp cũng nhanh hơn (đối
với hàng hoá số hoá, việc giao hàng được thực hiện nhanh và thuận tiện hơn)
ƒ + Thông tin phản hồi từ phía khách hàng cũng nhanh hơn...
- Hoạt động liên tục 24/7, không gián đoạn
Hoạt đông E-Marketing loại bỏ các trở ngại nhất định về sức người. Hơn nữa,
hoạt động e-marketing có khả năng hoạt động liên tục 24/7, hoàn toàn không có
khái niệm thời gian chết (Death of Time).
Ví dụ: Hệ thống máy tính trên Internet có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách
hàng mọi lúc và mọi nơi. Các đơn đặt hàng sản phẩm hay dịch vụ có thể được thoả
mãn vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Do đó, E-Marketing có một ưu điểm hơn
hẳn so với Marketing thông thường là nó đã khắc phục được trở ngại của yếu tố thời
gian và tận dụng tốt hơn nữa các cơ hội kinh doanh.
- Phạm vi toàn cầu/không phụ thuộc không gian
E-Marketing có khả năng thâm nhập đến tất cả mọi nơi trên toàn thế giới. Nhờ
có internet mà các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp trên toàn
thế giới nói chung có thể quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng ở
khắp mọi nơi một cách nhanh nhất và khong tón kém quá nhiều chi phí.
Như vậy, E-Marketing đã hoàn toàn vượt qua mọi trở ngại về khoảng cách địa
lý. Thị trường E-Marketing không có giới hạn, cho phép doanh nghiệp khai thác
được triệt để thị trường toàn cầu. Đặc trưng này của e-marketing bên cạnh những

lợi ích đã thấy rõ còn ẩn chứa những thách thức đối với các doanh nghiệp. Khi
khoảng cách về địa lý giữa các khu vực thị trường đã trở nên ngày càng mờ nhạt thì
việc đánh giá các yếu tố của môi trường cạnh tranh cũng trở nên khó khăn và phức
tạp hơn nhiều. Môi trường cạnh tranh vốn đã gay gắt trong phạm vi một quốc gia,
nay càng trở nên khốc liệt hơn khi nó mở rộng ra phạm vi quốc tế. Chính điều này
đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn sáng suốt trong quá trình lập kế hoạch EMarketing của mình.
- Đa dạng hoá sản phẩm
Cửa hàng ảo (Virtual Stores) ngày càng trở nên phổ biến và hoàn hảo hơn với
nhiều sản phẩm và dịch vụ. Nhờ có internet, bạn không cần phải đến trực tiếp các
cửa hàng truyền thống mà chỉ cần ngồi nhà cũng có thể mua sắm được. Các siêu thị
máy tính ảo, các phòng tranh ảo, các cửa hàng trực tuyến, các nhà sách ảo... đang
12


13
ngày càng trở nên sống động và đầy thú vị. Chúng ta có thể kể ra rất nhiều địa chỉ
(trang Web bán hàng trên mạng) của các “cửa hàng ảo” hoạt động kinh doanh thành
công trên mạng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.
www.amazon.com: cửa hàng bán tất cả các cuốn sách cho mọi khách hàng trên
thế giới, hiện nay bán rất nhiều mặt hành với mục tiêu phấn đấu thành công ty bán
lẻ lớn nhất thế giới
www.dell.com: cung cấp giải pháp CNTT đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng
- Giảm sự khác biệt về văn hoá, luật pháp, kinh tế
Luật mẫu về Thương mại điện tử, chữ ký điện tử, giao dịch điện tử. Môi
trường Internet có tính toàn cầu, sự khác biệt về văn hoá của người sử dụng được
giảm đáng kể.
- Trở ngại của khâu giao dịch trung gian đã được loại bỏ
Trong Marketing truyền thống, để đến được với người tiêu dùng cuối cùng,
hàng hoá thường phải trải qua nhiều khâu trung gian như các nhà bán buôn, bán lẻ,
đại lý, môi giới... Trở ngại của hình thức phân phối này là doanh nghiệp không có

được mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng nên thông tin phản hồi thường kém
chính xác và không đầy đủ. Bởi vậy, phản ứng của doanh nghiệp trước những biến
động của thị trường thường kém kịp thời. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chia sẻ
lợi nhuận thu được cho các bên trung gian.... Nhưng với E-Marketing, những cản
trở bởi khâu giao dịch trung gian (Death of Intermediaries) đã hoàn toàn được loại
bỏ. Nhà doanh nghiệp và khách hàng có thể giao dịch trực tiếp một cách dễ dàng và
nhanh chóng thông qua các website, gửi e-mail trực tiếp, các diễn đàn thảo luận...
- Marketing trực tuyến
Bằng việc ứng dụng Internet trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã tạo
ra được một kênh Marketing hoàn toàn mới mẻ, đó là kênh Marketing trực tuyến.
Cũng thông qua đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt được số liệu thống kê trực tuyến,
đánh giá ngay được hiệu quả chiến lược Marketing của doanh nghiệp mình - điều
không thể nào làm được trong Marketing truyền thống.
Ví dụ: Trang web của doanh nghiệp được lắp đặt hệ thống đếm số lần truy cập.
Thông qua đó, doanh nghiệp có thể thống kê được một cách chính xác số người
quan tâm đến trang web của mình ở bất kỳ thời điểm nào.
- Hàng hoá và dịch vụ số hoá

13


14
Khác với Marketing truyền thống, khách thể trong E-Marketing có thể là hàng
hoá và dịch vụ số hoá. Chúng thường được phân phối dưới các hình thức như: các
tài liệu (văn bản, sách báo...), các dữ liệu (số liệu thống kê...), các thông tin tham
khảo hay các phần mềm máy tính....
Các phần mềm, báo và đĩa CD âm nhạc rồi sẽ không cần thiết phải đóng gói
và phân phối tới các kho hàng, các ki-ốt bán hàng hay đến nhà nữa, chúng có thể
hoàn toàn được phân phối qua mạng Internet dưới dạng hàng hoá số hoá (digital
goods). Và tuy còn hạn chế nhưng các ngành khác như dịch vụ tư vấn, giải trí, ngân

hàng, bảo hiểm, giáo dục và y tế... cũng đang sử dụng Internet để làm thay đổi
phương thức kinh doanh của họ. Những người đi nghỉ giờ đây có thể tìm thấy thông
tin về các thành phố mà họ dự định đến thăm trên các trang web, từ những thông tin
hướng dẫn giao thông, thời tiết cho đến các số điện thoại, địa chỉ.... Những khách
sạn có thể mô tả về vị trí cùng với các bức ảnh về tiền sảnh, phòng khách và các
phòng ngủ của họ. Các hãng kinh doanh bán vé máy bay có thể cung cấp các công
cụ đặt chỗ thông qua các trang web cho khách hàng sử dụng...
 Hệ thống E-Marketing
• Các công cụ E-Marketing giúp chia sẻ cho khách hàng những thông tin giá trị
- SEO (Search Engine Optimization)
Là tối ưu cho máy tìm kiếm, hay ngầm hiểu là tối ưu hóa website cho Google
là bài toán làm thế nào để tối ưu khả năng người dùng tìm đến một website bằng
việc sử dụng công cụ tìm kiếm của Google. Hay nói cách khác, SEO là tập hợp
những phương pháp nhằm nâng hạng (ranking) của một website trong danh sách trả
về của Google, và nhờ đó người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy website được SEO hơn
khi tìm kiếm trên Google.
Đặc điểm: Thực chất SEO là phương pháp nâng hạng dựa trên những hiểu biết
sâu sắc về nguyên tắc đánh giá thứ hạng website của Google. SEO là một trong
những con đường chính cho kinh doanh trực tuyến để cố gắng lượng người truy cập
trang web. SEO không giới hạn trong tìm kiếm dạng văn bản mà còn trong tìm kiếm
ảnh, sách, nhạc và các tìm kiếm ngành dọc khác để cải thiện vị trí một trang web
trên một công cụ tìm kiếm hoặc số truy cập. Cho dù hiểu cách nào đi nữa thì SEO là
công cụ hỗ trợ đắc lực cho marketing điện tử. SEO tạo sự tin tưởng và làm SEO thể
hiện sự chuyên nghiệp, đẳng cấp của website.
14


15
- Diễn đàn, blog và các trang rao vặt
Diễn đàn, blog và các trang giao vặt là những công cụ E-Marketing được các

cửa hàng, doanh nghiệp sử dụng từ rất lâu và chưa bao giờ giảm đi tính hiệu quả .
Việc quảng cáo sản phẩm tại đây không chỉ giúp doanh nghiệp, cửa hàng thu hút
thêm khách hàng tiềm năng mà còn trợ giúp cả hoạt động SEO và tăng lượt truy cập
đến với website.
Muốn thúc đẩy bán hàng trên các trang diễn đàn, blog hay rao vặt, người viết
cần dựa trên việc đưa ra các tiêu đề mới lạ, nổi bật cùng nội dung truyền tải khéo
léo hướng đến sản phẩm, dịch vụ hoặc chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm có ích với
người dùng liên quan.
- Mạng xã hội
Hiện nay, các mạng xã hội phổ biến được cửa hàng, doanh nghiệp khai thác sử
dụng có thể kể đến như: Google+, Pinterest, Instagram, Youtube, Zalo, Linkin và
đặc biệt là quảng cáo Facebook với số lượng người dùng lên tới 30 triệu người.
Công cụ này thích hợp với các dòng sản phẩm bán lẻ như thời trang, mỹ phẩm, đồ
chơi công nghệ, thực phẩm, du lịch và các khóa học.
- Quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo Google hay quảng cáo Facebook là hình thức quảng cáo trực tuyến
đang được nhiều cửa hàng, doanh nghiệp sử dụng. Công cụ này giúp tiếp cận khách
hàng tiềm năng một các nhanh chóng và nâng cao quảng bá thương hiệu. Nó thích
hợp với các chiến dịch khuyến mại, giảm giá hoặc sự kiện tuy nhiên các doanh
nghiệp phải trả chi phí cho các lượt tương tác với quảng cáo.
Để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng quảng cáo trực tiếp, các cửa hàng,
doanh nghiệp cần đưa ra thông điệp thu hút khách hàng, tăng lượng tương tác của
khách hàng với quảng cáo và hướng tới tỷ lệ chuyển đổi mua hàng. Đồng thời cũng
phải quảng cáo đúng đến đối tượng khách hàng đang tìm kiếm hoạc quan tâm đến
sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- SMS Marketing
SMS Marketing được đánh giá là công cụ E-Marketing đầy tiềm năng trong
việc tiếp cận và chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, cần có chiến dịch Marketing hiệu
quả bằng việc tập trung hướng tới các khách hàng tiềm năng hoặc tiếp thị lại các


15


16
khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời tin gửi đi phải ngắn gọn, thu hút,
đúng thời điểm, tránh gây cảm giác làm phiền.
- Email Marketing
Email Marketing là công cụ E-Marketing mà các cửa hàng, doanh nghiệp gửi
thư điện tử tiếp thị và quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đến với người dùng Internet và
đối tượng khách hàng tiềm năng.
Một chiến dịch Email Marketing hiệu quả phải được dựa trên nội dung email
chất lượng bởi nội dung chính là yếu tố quyết định đến thành công của chiến dịch.
Nội dung email cần có thông điệp thu hút tới khách hàng thay vì spam, đồng thời
nên kèm theo các liên kết trở về website của bạn. Cần lựa chọn và lọc đúng tập
khách hàng tiềm năng và đúng thời điểm, tần suất gửi mail.
- Truyền thông trực tuyến và tiếp thị liên kết
Đây là hai công cụ giúp việc bán hàng trực tuyến hiệu quả hơn, tăng cường sự
hiện diện thương hiệu đối với người dùng internet, đồng thời cũng nâng cao cơ hội
bán hàng và gia tăng doanh số.
Một số hình thức truyền thông trực tuyến hiệu quả hiện nay gồm có: Pr trên
các báo mạng uy tín, đặt baner quảng cáo trên các website lớn,...
+ PR Online là việc viết và đăng bài viết về những tin tức thời sự đáng chú ý
của công ty trên hệ thống Online (báo điện tử, website, diễn đàn …)
+ Banner quảng cáo là hình thức mua các vị trí trên trang web bên ngoài công
ty để đặt các mẫu quảng cáo. Hình thức E-Marketing này phát triển lên từ phương
pháp quảng cáo truyền thống là đặt các mẫu quảng cáo trên báo hoặc tạp chí.
Bên cạnh đó, hình thức tiếp thị liên kết giúp mở rộng thêm mạng lưới bán
hàng trực tuyến dựa trên tỷ lệ hoa hồng dành cho các cộng tác viên hoặc đại lý bán
hàng trực tuyến.
Có thể nói, trong thời đại công nghệ và thông tin như hiện nay, Marketing

Online là công cụ quảng bá hiệu quả và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự
phát triển của 1 cửa hàng, doanh nghiệp.
• Cặp webiste dẫn đường và webssite bán hàng
- Webssite dẫn đường
Là website cung cấp những tin tức, chia sẻ, chỉ dẫn những thông tin mà khách
hàng đang cần. Bạn có thể tạo ra một trang web dẫn đường dưới một cái dạng là tin
tức, nhiều chuyên mục khác nhau, rồi có thể đặt banner quảng cáo ở trên trang dẫn
16


17
đường đó hoặc tạo ra một trang web dẫn đường dưới một cái dạng là landingpage,
mỗi khi các bạn gửi cho khách hàng thì chúng ta chỉ cung cấp cho khách hàng một
bài viết thôi.
Tóm lại, web dẫn đường chỉ cần một bài viết thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ
của khách hàng cần, khi họ đọc xong bài đó rồi họ thấy muốn tìm hiểu rõ ,họ sẽ
kích vào những đường link trong trang đó ,và từ đó họ sẽ được chúng ta đưa đến
trang bán hàng.
Ngoài ra trang web dẫn đường có một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đó là nó lấy
được Data khách hàng hay là lấy được các thông tin của khách hàng, khi đã có được
thông tin của khách hàng thì doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như: email
marketing, SMS marketing, call centre,... để chăm sóc tìm hiểu nhu cầu khách hàng.
- Webstite bán hàng
Website bán hàng là nơi cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa,
dịch vụ. Website bán hàng được xem là xương sống của ngành thương mại điện tử,
đồng thời đó cũng chính là nền tảng giúp doanh nghiệp bắt đầu hoạt động bán hàng
trên internet và thu hút khách. Ưu điểm của công cụ này là việc giúp tiếp cận khách
hàng mọi lúc mọi nơi cùng với sự tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp, tiết kiệm chi
phí. Nó phù hợp với mọi doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh trực tuyến hiện nay.
• Các công cụ chăm sóc khách hàng

- Chat trực tuyến hoặc vchat trực tuyến
Là công cụ trực tuyến, khi có nhu cầu, khách hàng có thể liên hệ với những
nick hỗ trợ đã mặc định trên website của doanh nghiệp. Khách hàng có thể chat với
các nhân viên và được hỗ trợ giải đáp thắc mắc ngay lúc đó (thường là chỉ online
trong giờ hành chính, ngoài giờ đó khách hàng có thể để lại tin nhắn). Nhân viên sẽ
thu thập được thông tin khách hàng và nhu cầu của họ.
- Email-marketing
Là một hình thức mà doanh nghiệp sử dụng email, sách điện tử hay catalogue
điện tử để gửi đến cho khách hàng, thúc đẩy và đưa khách hàng đến quyết định thực
hiện việc mua các sản phẩm của họ.
Có 2 hình thức Email Marketing đó là: Opt in / opt out và Spam.
- Call centre (Trung tâm cuộc gọi)
Là trung tâm sử dụng hình thức giao tiếp qua điện thoại là chủ yếu, sử dụng
nhiều nhân viên ngồi bên điện thoại để trả lời các cuộc gọi của khách hàng.
- SMS (Short Message Services)
17


18
Gửi tin nhắn thương hiệu cho khách hàng, khi khách hàng đặt hàng trên
website. Mặt khác, doanh nghiệp dùng phần mềm gửi tin nhắn hàng loạt gửi thông
tin khuyến mãi đến cho khách hàng và tin nhắn khảo sát ý kiến khách hàng về chất
lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ của doanh nghiêp và trả lời những thắc mắc,
kiến nghị của khách hàng. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng SMS để
chúc sinh nhật khách hàng, chúc khách hàng nhân những dịp đặc biệt để thể hiện sự
quan tâm của doanh nghiệp đối với khách hàng trung thành.
- Call now
Gọi điện ngay cho khách hàng khi khách hàng đặt hàng ở trên website, trao
đổi với khách hàng để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng về địa chỉ
giao hàng, thời gian giao hàng,...Điều này giúp cho khách hàng tin tưởng doanh

nghiệp hơn.
Ngoài ra, còn có các công cụ khác như: GA (google analytics) cho phép tạo ra
các bảng thống kê chi tiết về khách đã viếng thăm một trang web, cổng thanh toán
trực tuyến (nganluong.vn, baokim.vn,...) đảm bảo thanh toán an toàn cho khách
hàng, giải pháp giao hàng nhanh (nhanh.vn) giúp kiểm soát sản phẩm dang ở giai
đoạn nào, đã đến tay khách hàng hay chưa nếu gặp sự cố thì sẽ có phản hồi cho
doanh nghiệp để doanh nghiệp xử lý kịp thời.
 Lợi ích của E-Marketing
• Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, E-Marketing giúp cho các doanh nghiệp có được các thông tin về thị
trường và đối tác nhanh nhất và rẻ nhất, nhằm xây dựng được chiến lược Marketing
tối ưu, khai thác mọi cơ hội của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
Thứ hai, E-Marketing giúp cho quá trình chia sẻ thông tin giữa người mua và
người bán diễn ra dễ dàng hơn. Đối với doanh nghiệp, điều cần thiết nhất là làm
cho khách hàng hướng đến sản phẩm của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc quảng
cáo và marketing sản phẩm, đồng nghĩa với việc cung cấp dữ liệu cho quá trình thu
thập thông tin của khách hàng. Trong quá trình này, khách hàng có được thông tin
về các doanh nghiệp và các sản phẩm, và bản thân doanh nghiệp cũng tìm hiểu
được nhiều hơn về thị trường, tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Thứ ba, E-Marketing giúp doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí mà trước
hết là các chi phí văn phòng. Với việc ứng dụng Internet, các văn phòng không giấy
18


19
tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển
giao tài liệu giảm nhiều lần vì không giấy tờ, không in ấn. Như vậy, các nhân viên
có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn giấy tờ, có thể tập trung vào
khâu nghiên cứu và phát triển, đưa đến các lợi ích to lớn lâu dài cho doanh
nghiệp.Marketing Internet còn giảm thiểu các chi phí bán hàng và giao dịch. Thông

qua Internet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách
hàng. Các catalog điện tử (electronic catalog) trên web phong phú hơn nhiều và
thường xuyên được cập nhật, trong khi các catalog in ấn có khuôn khổ bị giới hạn
và rất nhanh lỗi thời. Theo thống kê, chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng khoảng
5% chi phí qua giao dịch chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet
chỉ bằng khoảng 10% đến 2% chi phí thanh toán thông thường. Ngoài ra, việc giao
dịch nhanh chóng, sớm nắm bắt được nhu cầu còn giúp cắt giảm được chi phí lưu
kho, cũng như kịp thời thay đổi phương án sản phẩm, bám sát được với nhu cầu của
thị trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh
các mặt hàng tươi sống như rau quả, thủy hải sản...E-Marketing còn giúp doanh
nghiệp xây dựng một chiến lược Marketing toàn cầu với chi phí thấp vì giảm thiểu
được các phí quảng cáo, tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại, trưng bày giới thiệu
sản phẩm ... như thường thấy trong chiến lược Marketing Tiền Internet của các
doanh nghiệp khi muốn bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Thứ tư, E-Marketing đã loại bỏ những trở ngại về mặt không gian và thời gian,
do đó giúp thiết lập và củng cố các quan hệ đối tác.Thông qua mạng Internet, các
thành viên tham gia có thể giao dịch một cách trực tiếp (liên lạc “trực tuyến”) và liên
tục với nhau như không có khoảng cách về mặt địa lý và thời gian nữa. Nhờ đó, sự
hợp tác và quản lý đều được tiến hành một cách nhanh chóng và liên tục. Các bạn
hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn
quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp lựa chọn.
Thứ năm, nhờ giảm chi phí giao dịch, Internet tạo cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ nhiều cơ hội chưa từng có để tiến hành buôn bán với thị trường nước ngoài.
Chi phí giao dịch thấp cũng giúp tạo ra cơ hội cho các cộng đồng ở vùng sâu, nông
thôn cải thiện các cơ sở kinh tế. Internet có thể giúp người nông dân, các doanh
nghiệp nhỏ và các cộng đồng giới thiệu hình ảnh về mình ra toàn thế giới.
Thứ sáu, cá biệt hóa sản phẩm đến từng khách hàng: Với công nghệ Internet,
doanh nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của cộng đồng người tiêu dùng rộng lớn ;
19



20
đồng thời vẫn có thể “cá nhân hoá” từng khách hàng theo hình thức Marketing một
tới một (Marketing One to One).Để thu hút đông đảo khách hàng hướng tới các sản
phẩm, các phòng chat, các cuộc thảo luận nhiều bên, các nhóm tin (Newsgroups)...
thường được doanh nghiệp áp dụng để khuyến khích sự quan tâm về doanh nghiệp và
sản phẩm. Đương nhiên, các trang Web cũng được phát huy hiệu quả để tiếp xúc với
cộng đồng khách hàng. Ngoài ra, E-Marketing còn giúp cho các doanh nghiệp xây
dựng được các cơ sở dữ liệu thông tin rất phong phú, làm nền tảng cho loại hình giao
dịch “một tới một” mà các hãng hàng không hiện nay đang áp dụng rất phổ biến.
• Lợi ích đối với người tiêu dùng
Thứ nhất, vượt giới hạn về không gian và thời gian: E-Marketing cho phép
khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới mà
không cần phải đến trực tiếp địa điểm mua hàng. Điều đó giúp cho người tiêu dùng
giảm đi rất nhiều chi phí đi lại, đồng thời tiết kiệm thời gian cho chính họ. Ngay cả
khi họ đang trên văn phòng làm việc hay tại nhà thì họ đều có thể mua sản phẩm mà
họ muốn ở bất kì đâu.
Thứ hai, nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: E-Marketing cho phép người
mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn. Họ có thể so
sánh giữa các sản phẩm với nhau cũng như giữa cùng một sản phẩm nhưng ở các
nhà cung cấp khác nhau.
Thứ ba, thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng
có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ
tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình
ảnh) giúp quảng bá, giới thiệu sản phẩm tốt hơn.
Thứ tư, giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm
thông tin và các thông tin phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các
nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất với họ.
Thứ năm, giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các
sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm... việc giao hàng được thực

hiện dễ dàng thông qua Internet thông qua các tiện ích tải về do website cung cấp
hoặc qua địa chỉ email.

20


21
Thứ sáu, đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều
có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm
những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.
Thứ bảy, đáp ứng mọi nhu cầu: Khả năng tự động hóa cho phép doanh nghiệp
có thể chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng. Chỉ cần khách hàng
mong muốn và đưa ra yêu cầu về đơn hàng thì việc đáp ứng các yêu cầu đó không
còn là khó khăn của doanh nghiệp.
• Lợi ích đối với xã hội
Thứ nhất, nâng cao mức sống người dân. Có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung
cấp sẽ tạo áp lực giảm giá, do đó tăng khả năng mua sắm của khách hàng, nâng cao
mức sống
Thứ hai, lợi ích cho các nước nghèo: E-Marketing xuất hiện không chỉ mang
lại lợi ích cho những nước giàu mà kể cả các quốc gia nghèo điều đó cũng mang lại
những lợi ích đáng kể, họ có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước
phát triển hơn thông qua Internet và marketing điện tử. Đồng thời cũng có thể học
tập được kinh nghiệm, kỹ năng... đào tạo qua mạng cũng nhanh chóng giúp các
nước này tiếp thu công nghệ mới.
Thứ ba, dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng
như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng với
chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép được cấp qua mạng, dịch
vụ tư vấn y tế... là các ví dụ thành công điển hình.
 Hạn chế của E-Marketing
• Hạn chế về kỹ thuật

Thứ nhất, chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy:
Một vấn đề đặt ra mới E-Marketing là rất khó để xây dựng được tiêu chuẩn quốc tế
về chất lượng chính vì vậy khi các doanh nghiệp sử dụng marketing điện tử thường
khó có được sự tin cậy tuyệt đối ở phía người sử dụng.
Thứ hai, tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của
người dùng: Không chỉ trong E-Marketing mà kể cả trong các ứng dụng cần tới
Internet thì vấn đề tốc độ truy cập luôn được người dùng quan tâm. Người tiêu dùng
luôn mong muốn rút ngắn thời gian thì việc họ phải chờ để truy cấp vào một trang
web nào đó hay để tải về một thông tin nào đó sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy
khó chịu.
21


22
Thứ ba, chi phí truy cập Internet vẫn còn cao: Hiện nay trên thế giới việc phổ
cập Internet đã không còn là vấn đề xa xôi, tuy nhiên ở mỗi quốc gia khác nhau thì
mức phí mà người tiêu dùng phải trả cho việc truy cập Internet cũng khác nhau. Đặc
biệt là với các nước chưa phát triển chi phí này là khá cao so với thu nhập của họ.
Thứ tư, thực hiện các đơn đặt hàng trong E-Marketing đòi hỏi phải có hệ
thống kho hàng tự động lớn: Để xây dựng được một hệ thống kho hàng tự động yêu
cầu doanh nghiệp phải có đầy đủ chi phí về vốn, kĩ thuật cũng như con người nhưng
không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được các yêu cầu trên chính về thế điều
này làm cản trợ khả năng cung cấp hàng hóa của doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
Khó khăn khi kết hợp các phần mềm marketing điện tử với các phần mềm ứng
dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống.
• Hạn chế về thương mại
Thứ nhất, an ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia
marketing điện tử: Vấn đề bảo mật về thông tin luôn là vấn đề được các doanh
nghiệp cũng như người tiêu dùng quan tâm. Đối với doanh nghiệp tham gia
marketing điện tử thì vấn đề an ninh có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp, một phần ảnh hưởng đến cạnh tranh một phần sẽ ảnh hưởng đến
thương hiệu của doanh nghiệp đó. Còn đối với người tiêu dùng, họ luôn đặt ra yêu
cầu rằng thông tin của họ phải luôn được bảo mật, tránh những vấn đề bị bán thông
tin hay làm phiền.
Thứ hai, thiếu lòng tin vào E-Marketing và người bán hàng: Lòng tin vào sản
phẩm luôn là cơ sở quan trọng giúp khách hàng đưa ra quyết định mua. Nhưng môi
trường internet hiện nay không tạo được niềm tin đủ lớn cho khách hàng để nhanh
chóng đưa ra quyết định mua, đặc biệt đối với E-Marketing điều đó càng trở nên khó
khăn hơn khi mà người tiêu dùng không gặp trực tiếp người bán mà họ chỉ nắm được
thông tin sản phẩm thông qua website hoặc diễn đàn, họ sẽ đặt ra các nghi ngờ về sản
phẩm và về doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định mua cuối cùng của mình.
Thứ ba, nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ: Hiện này thì
luật phát của các quốc gia về thương mại điện tử đã được đặt ra. Nhưng để có thể
kiểm soát được điều này còn là một vấn đề khó khăn đối với các nhà quản lí. Chính
vì vậy các điều luật, chính sách được áp dụng vào E-Marketing khó để cụ thể được,
ngoài ra thì việc người bán và người mua hàng không nắm được các điều luật và
chính sách cũng tạo ra nhiều khó khăn trong giao dịch điện tử.
22


23
Thứ tư, chuyển đổi thói quen tiêu dùng cần thời gian: Con người luôn có thói
quen mua sắm là khi họ tin tưởng chắc chắn vào sản phẩm rồi mới tiến hành mua
hàng, chính vì vậy việc chuyển đổi thói quen của người tiêu dùng từ mua sắm
truyền thống sang mua sắm trực tuyến là rất khó khăn và cần nhiều thời gian cũng
như những nỗ lực để tạo ra lòng tin từ phía nhà kinh doanh.
Thứ năm, số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của E-Marketing: Vấn
đề gian lận trong thương mại luôn là vấn đề nhức nhối, đặc biệt là trên môi trường
mạng internet và càng ngày càng nhiều hình thức tinh vi hơn. Chính vì thế khi số
lượng gian lận trong marketing điện tử tăng lên nó tạo ra khó khăn cho doanh

nghiệp trong việc tiếp cận và tạo niềm tin cho khách hàng của mình.
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng E-Marketing để phát
triển thị trường tại Công ty TNHH DV - TM Hoàng Hải
2.2.1. Thông tin chung của doanh nghiệp
 Giới thiệu về doanh nghiệp
• Lịch sử phát triển
Tên gọi: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hoàng Hải (Tên viết tắt là: HO
Co., LTD)
Tên giao dịch quốc tế: Hoàng Hải Trade - Service Co., Ltd
Điện thoại: 04.8256211/04.9341264
Fax: 04.9365559
Địa chỉ: Số 23D Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 (5 tỷ đồng)
Giám đốc công ty: Ông Bùi Hoàng Hải
Website: Audiohoanghai.com.vn
Công Ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Hoàng Hải được thành lập từ tháng 6
năm 1989 từ một cửa hàng bán lẻ Dàn máy mini, Radio cassette CD xách tay tại
địa chỉ 65 phố Hàng Đào. Tháng 7 năm 1992 chuyển đến cửa hàng tại địa chỉ 23D
Hai Bà Trưng. Đến tháng 7 năm 1995 mở thêm cửa hàng tại địa chỉ 22 phố Hai Bà
Trưng và đang duy trì đến bây giờ cùng lúc hai cửa hàng 23D Hai Bà Trưng và 22B
Hai Bà Trưng với diện tích trên 400 m2.
Đến nay, với các phòng thử âm thanh hiện đại vào bậc nhất, do chuyên gia
người Mỹ thiết kế và thi công cùng với hệ thống thiết bị âm thanh của các hãng
23


24
Dynaudio, Nordost, Rotel, Pioneer, Accuphase, Bladelius, Cambridge Audio,
Clearaudio, REL Acoustics, Revel, T+A, Tannoy, Wilson Audio… Được nhập khẩu
trực tiếp từ Nhật Bản, Mỹ, Đan Mạch, Anh… đã tạo dựng được một địa chỉ quá

quen thuộc đối với khách hàng thủ đô cũng như các tỉnh thành trên toàn quốc.
• Mục tiêu hoạt động
Giữ vững vị trí là công ty duy nhất, lớn nhất tại Việt Nam kinh doanh sản
phẩm Audio Hi-end, sản phẩm nghe nhìn Audio-Video của các hãng nổi tiếng thế
giới như: ACUPHASE, B&W, DENON,...
• Chiến lược phát triển
Chiến lược của Hoàng Hải là duy trì được tốc độ tăng trưởng các qua các năm,
với mục tiêu trong giai đoạn 2017 - 2020 đạt mức lợi nhuận là 20 tỷ đồng. Công ty
Hoàng Hải luôn hướng tới những sản phẩm công nghệ cao, giá cả thích hợp nhằm
tư vấn và cung cấp công nghệ có chất lượng cao tới khách hàng trong bối cảnh kinh
tế khó khăn. Bên cạnh đó mở rộng kinh doanh các sản phẩm điện tử như: điện thoại,
laptop, thiết bị điện tử...để phục vụ cho nhu cầu mở rộng của khách hàng.
Trong chiến lược con người, công ty Hoàng Hải luôn mong muốn mỗi thành
viên của công ty là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời. Họ luôn có cơ hội để
phát triển và thành công vì Công ty Hoàng Hải luôn có những định hướng phát triển
phù hợp với họ những người làm nên sức mạnh của công ty ngày nay.
• Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
 Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp
BAN GIÁM ĐỐC

Hệ thống kỹ thuật

Hệ thống kinh doanh

Phòng bảo hành

Phòng kinh doanh và Marketing

Bộ phận bán hàng
Phòng hệ thống chăm sóc và hỗ trợ khách hàng


Hệ thống chức năng khác

Phòng kế toán

Khối văn phòng

Bộ phận
khotyhàng
Sơ đồ 2.1.Cơ cấu tổ chức công ty TNHH
Công
TNHH DV - TM Hoàng Hải
(Nguồn: Phòng kế toán và hành chính)
Trong đó:
24


25
1. Giám đốc công ty: quản lý và điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. Giúp
việc cho giám đốc là phó giám đốc và Trưởng các bộ phận.
2. Phòng kinh doanh và marketing: giúp việc cho giám đốc trong việc triển khai
phân phối bán hàng.
3. Phòng kỹ thuật: giúp việc cho giám đốc trong công tác thi công, lắp đặt và quản lý
về kỹ thuật.
4. Phòng bảo hành: giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý và thực hiện công tác
bảo hành.
5. Phòng kế toán: giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý tài chính của công
ty.
- Số lượng nhân viên và trình độ
ST

T
1

Số lượng
Phòng ban, bộ phận

Trình độ

Trình độ

thạc sĩ

đại học

cao đẳng

14

0

12

1

1

nhân
viên

Phòng kế toán và

hành chính

Trình độ

Trình độ

trung
cấp

2

Bộ phận kinh doanh

3

1

1

1

0

3

Bộ phận bán hàng

9

0


1

8

0

4

Bộ phận kỹ thuật

13

0

3

3

7

5

Bộ phận lái xe

2

0

0


2

0

6

Bộ phận bảo vệ

2

0

1

1

0

Bảng 2.1.Số lượng và trình độ nhân viên của công ty
(Nguồn: Phòng kế toán và hành chính)
2.2.2. Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH DV -TM Hoàng Hải
 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu
- Hoàng Hải là nhà phân phối, lắp đặt chuyên nghiệp các thiệt bị điện tử như:
tivi, dàn máy, âm ly, loa đầu đĩa … Của các hãng : Sony, Samsung, Sharp,
Panasonic, B&W, Denon , Rotel, JBL, Crown, Sommer, BIK …
- Cung cấp các sản phẩm kỹ thuật số như: máy quay camera, máy ảnh, máy
ghi âm, máy nghe nhạc … phục vụ cho gia đình, văn phòng, giải trí … của các
hãng: Sony, Canon, Nikon, Samsung…
25



×