Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

đề cương 20 câu ôn tập triết học ( có hướng dẫn chi tiết )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.59 KB, 83 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRIẾT HỌC
Câu 1: Phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lenin và rút ra ý nghĩa của
định nghĩa?
Trả lời
1. Các quan niệm trước Mác về vật chất
- Theo quan điểm của triết học duy tâm thì thực thể của thế giới, cơ sở của mọi
tồn tại là một bản nguyên tinh thần nào đó, có thể là “ý chí của Thượng Đế”, “ý
niệm tuyệt đối”,..
- Triết học duy vật thời cổ đại: đồng nhất vật chất với dạng vật chất cụ thể.
Ví dụ:
+ Các nhà triết học duy vật như Ta-let cho rằng nguồn gốc của thế giới là
nước
+ A-na-xi-men-nit coi bản chất chung của tất thảy mọi vật là không khí
+ Hê-ra-clit coi bản nguyên của thế giới là lửa.
Thành quả vĩ đại nhất của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại trong học thuyết về vật
chất là thuyết nguyên tử của Lơ-xip và học trò của ông là Đê-mô-crit.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình cận đại thế kỷ XVII-XVIII: đồng nhất vật
chất với khối lượng, coi vận động của vật chất chỉ là biểu hiện của vận động cơ
học, nguồn gốc vận động nằm ngoài vật chất.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: các phát minh của vật lý học đã bác bỏ
quan niệm siêu hình về vật chất. Nhưng lại dẫn đến sự bế tắc của quan điểm trước
Mác về vật chất. Từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, Leenin
đã nêu định nghĩa :
“ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
2.
Những nội dung cơ bản của định nghĩa vật chất Lenin
Vật chất là “phạm trù triết học” do vậy vừa có tính trừa tượng, vừa có
tính cụ thể.



+ Tính trừu tượng của vật chất dùng để chỉ đặc tính chung, bản chất nhất của vật
chất- đó là đăc tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người và cũng là tiêu
chí duy nhất để phân biệt vật chất với khoa học vật chất cụ thể khác.
Ví dụ:
Nhà nước phong kiến có bản chất là giai cấp địa chủ phong kiến chống lại
nông dân và những người lao động khác để củng cố, bảo vệ sự thống trị về mọi
mặt của địa chủ, phân biệt với nhà nước tư bản hay xã hội chủ nghĩa.
+ Tính cụ thể của vật chất thể hiện ở chỗ chỉ có thể nhận biết được vật chất thông
qua nghiên cứu các sự vật hiện tượng vật chất cụ thể
Ví dụ:
Tính nóng của nước sôi được cảm nhận thông qua xúc giác, qua nghiên cứu
biết được nước sôi nóng ở 100 độ C
Vât chất là “thực tại khách quan”: có đặc tính cơ bản ( cũng là đặc trưng
cơ bản ) là tồn tại không phụ thuộc vào ý thức. Dù con người có nhận thức được
hay chưa nhận thức được thì nó vẫn tồn tại.
Ví dụ:
Thủy triều là hiện tượng nước biển hay nước sông lên xuống trong 1 chu kỳ
thời gian phụ thuộc vào biến chuyển thiên văn, là đặc tính cơ bản của sông nước.
Nó tồn tại 1 cách tự nhiên, không phụ thuộc vào nhận thức của con người.
Vật chất có tính khách thể: con người có thể nhận biết vật chất bằng các
giác quan như thị giác, xúc giác,…
Ví dụ:
Sự tăng trưởng về cân nặng, kích thước của đàn lợn sau 1 thời gian nuôi
dưỡng được người chủ nhận biết bằng thị giác, xúc giác,..
Ý thức là sự chép lại, chụp lại, phản ánh lại thực tại khách quan. Bằng các
giác quan của mình con người có thể trực tiếp hoăc gián tiếp nhận biết được thực
tại khách quan; chỉ có sự vật, hiện tượng của thực tại khách quan chưa được nhận
biết , chứ không thể không biết.
Ví dụ:



Kiến thức của nhân loại là kết quả của quá trình con người tiếp xúc và
nghiên cứu thế giới khách quan. Mọi khía cạnh về thế giới được con người cảm
nhận và ghi chép lại.
Vật chất là cái có trước, tồn tại độc lập với ý thức và quy định ý thức. Ý thức
là cái có sau vật chất, phụ thuộc vào vật chất. Như vậy vật chất là nội dung, là
nguồn gốc khách quan của ý thức, là nguyên nhân làm cho ý thức phát sinh. Tuy
nhiên ý thức tồn tại độc lập tương đối so với vật chất, có tác động , thậm chí
chuyển thành sức mạnh vật chất khi nó thâm nhập vào chúng và được quần chúng
vận động.
Ví dụ:
Trong quá trình phát triển đất nước, khi cuộc sống khó khăn, thiếu thốn về
vật chất, nhưng ý thức của con người đã vượt xa so với “vật chất hiện tại”. Điển
hình là:
Nguyễn Tất Thành hay những tấm gương : Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh... nghĩ lớn, quyết tâm tìm đường cứu dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của Thực
dân Pháp,..
3.
Ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của định nghĩa này.
Định nghĩa đưa lại thế giới quan duy vật biện chứng khi giải quyết vấn đề cơ
bản của triết học. Thứ nhất, định nghĩa khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau,
vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, của ý thức . Thứ hai, định nghĩa
khẳng định ý thức con người có khả năng nhận thức được thế giới vật chất . Thế
giới duy vật biện chứng xác định được vật chất và mối quan hệ của nó với ý thức
trong lĩnh vực xax hội đó là : tồn tại của xã hội quy định ý thức xã hội, kinh tế quy
định chính trị,..
Ví dụ:
Nước nào có kinh tế phát triển hơn thì nước đó mạnh hơn , có tầm ảnh
hưởng đến các quốc gia khác và trong khu vực sâu sắc hơn.

Định nghĩa đưa lại phương pháp luận biện chứng duy vật của mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất với ý thức. Vật chất có trươc ý thức là nguồn gốc và quy
định ý vốn có của sự vật. Đồng thời cần thấy được tính năng động , tích cực của ý


thức để phát huy tính năng động, chủ quan nhưng tránh chủ quan duy ý chí mà
biểu hiện là tuyệt đối hóa vai trò, tác dụng của ý thức.
- Định nghĩa chống lại quan điểm duy tâm, siêu hình trong quan niệm về vật chất,
bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Định nghĩa đã định hướng khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc
hình thức mới của vật thể trong thế giới.
Câu 2: Quan điểm của triết học Mác- Lênin về vận động?
Trả lời
2.1. Vận động là gì?

Quan điểm trước Mác:
 Theo Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: vận động là sự thay đổi
vị trí trong không gian mà theo nghĩa chung nhất, “ vận động là mọi sự biến đổi”.
Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, là một phương thức tồn tại của vật chất, là
một thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá
trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy
 Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm: vận động là do cái đích của Thượng
Đế.
Khái niệm: Vận động là một phạm trù của triết học dùng để chỉ về một phương
thức tồn tại của vật chất đó là sự thay đổi của tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi quá
trình diễn ra trong không gian, vũ trụ từ đơn giản tới phức tạp
2.2. Cơ sở khách quan của vận động




Nguồn gốc của vận động là do sự biến đổi của thế giới vật chất
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất:




Vật chất chỉ có thể tồn tại khi vận động và thong qua vận động nó biểu hiện

sự tồn tại của mình

Vận động của vật chất là tự thân vận động và mang tính phổ biến
2.3. Các hình thức vận động


Gồm 5 hình thức cơ bản: cơ học, vật lý, hóa học, sinh học và xã hội.
Trình độ vật chất nào thì gắn với nó là một hình thức vận động mới. Vận động

cao bao hàm vận động thấp. Vận động xã hội bao hàm cả cơ học, vật lý, hóa học và
sinh học.

Cơ học: là vận động của thế giới vô cơ, sự di chuyển vị trí trong không gian
VD: Cái bàn di chuyển từ đầu lớp xuống cuối lớp


Vật lý: là quá trình vận động của các nguyên tử, các hạt cơ bản,điện trường,

từ trường
VD: Sự di chuyển của các phân tử nước



Hóa học: là là quá trình phân giải và hóa hợp các chất
VD: Cho đường vào một cốc nước, đường hòa tan vào trong nước



Sinh học: là vận động của thế giới sinh vật như biến đổi di truyền, sự trao

đổi chất giữa cơ thể với môi trường
VD: Khi hít thở cơ thể chúng ta thực hiện quá trình trao đổi chất với
môi trường


Xã hội: là sự thay đổi thay thế các quá trình xã hội của các hình thái kinh tế

xã hội (hoạt động, lao động, tư duy của con người tạo ra sự biến đổi trong xã hội)
Phân biệt giữa vận động và phát triển:


+ Vận động có thể đi lên hoặc đi xuồng
+ Phát triển chắc chắn là đi lên
VD: Sự biến đổi công cụ lao động từ đồ đá sang kim loại; sự chuyển đổi
nền kinh tế-xã hội phong kiến sang kinh tế-xã hội theo chế độ tư bản chủ nghĩa
2.4. Quan hệ giữa vận động và đứng im


Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối, tạm thời vì đứng im chỉ xảy ra

trong một quan hệ nhất định chứ không phải tất cả mọi mối quan hệ
VD: Khi ta đứng im ở một tư thế nào đó là đứng im trong hệ quy chiếu Trái
Đất nhưng đứng ngoài trái đất chúng ta lại đang vận động vì Trái Đất luôn chuyển

động quay xung quanh mặt trời


Đứng im chỉ xảy ra trong một hình thức vận động nhất định: vận động cơ

giới
VD: Khi ta đứng im thì đó chỉ là đứng im trong vận động cơ học còn vận
động hóa học và sinh học trong cơ thể chúng ta vẫn đang vận động


Đứng im chỉ xảy ra trong một thời gian nhất định
VD: Chúng ta có thể đứng im tạm thời nhưng không thể đứng im mãi mãi

vì cơ thể chúng ta không làm được điều này


Đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động: vận động trong thăng

bằng, nghĩa là những tính chất của vật chất chưa có sự biến đổi về cơ bản.
VD:
Sinh viên năm nhất (2019) nằm trong đoạn thời gian 1 năm học từ tháng 8/
2019 đến 5/2020. Như vậy trong khoảng thời gian trên, k69 vẫn là sinh viên năm
nhất- Không có sự biến đổi về tính chất. Gọi đó là vận động thăng bằng (Đứng im)


Câu 3: Phân tích nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức
Trả lời
Phạm trù ý thức: Ý thức là một trong những mặt cơ bản của vấn đề triết học. Nó
có mối quan hệ gắn kết với phạm trù vật chất.Và nó chịu dưới sự quy định của
phạm trù vật chất.

I. Nguồn gốc của ý thức
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, nguồn gốc ra đời ý thức là nguyên thể
đầu tiền, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi
của toàn bộ thế giới vật chất. Còn theo chủ nghĩa duy vật siêu hình, họ xuất phát từ
thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc ý thức. Nhưng còn đó là rất nhiều sai lầm
và thiếu xót.
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức được bắt nguồn từ:
nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên (Não bộ con người):
+ Não bộ con người là cơ quan vật chất đặc biệt nhất so với não của các loài động
vật khác. Vì nó có khả năng sản sinh ra ý thức.
+ Ý thức là kết quả của quá trình tiến hóa của thuộc tính phản ánh ở mọi dạng
vật chất. Phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi vật chất, là sự tái tạo những đặc
điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác
động qua lại giữa chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào 2 vật: vật tác
động và vật bị tác động.
Ví dụ: Thanh sắt ( vật bị tác động) để lâu trong không khí ( vật tác động là
O2) sẽ xuất hiện hiện tượng han gỉ.
+ Phản ánh sẽ phụ thuộc vào trình độ vật chất.


-Phản ánh thấp nhất là phản ánh vô sinh ( Thế giới vô cơ) là phản ánh thụ
động
Ví dụ: Hai thanh kim loại chạm vào nhau sẽ phát ra tiếng kêu leng keng, và
hiện tượng biến dạng.
-Phản ánh tiếp theo là phản ánh hữu sinh ( có sự sống) : phản ánh ở thực
vật ;ở động vật chưa có hệ thần kinh, não bộ và ở động vật có hệ thần kinh, trí
khôn.
-Phản ánh cuối cùng là ở con người- là phản ánh cao nhất để sản sinh ra ý
thức.

Như chúng ta biết, ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của
con người. Bộ óc của con người là cơ quan phản ánh, song chỉ có bộ óc thôi thì
chưa có ý thức. Không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và
qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra.
Như vậy bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc đó là
nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Ví dụ: Một người có não bộ tổn thương thì ý thức rối loạn
Một người có não bộ bị chết thì không có ý thức.
-

Nguồn gốc xã hội:
Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề nguồn gốc xã

hội. Ý thức ra đời cùng với sự hình thành bộ óc con người nhờ lao động, ngôn ngữ
và những quan hệ xã hội
Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào thế giới
tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của mình, trong đó con


người đóng vai trò môi giới, điều tiết và giám sát trong sự trao đổi vật chất giữa
người và tự nhiên. Lao động là hoạt động đặc thù của con người, lao động luôn
mang tính tập thể, xã hội.
Vai trò của lao động là hoàn thiện con người.
Ví dụ: Xét theo suốt quá trình tiến hóa từ Vượn cổ tới Người tối cổ tới
Người hiện đại:
Con người quen với việc di chuyển tứ chi tới di chuyển bằng hai chân nhưng gù
lưng, và cuối cùng là thẳng lưng
Thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động của
mình trong quá trình lao động. Trong lao động đòi hỏi xuất hiện ngôn ngữ. Ngôn
ngữ là hệ thống tín hiệu, kí hiệu mà con người ta quy ước với nhau để lưu giữ và

truyền tải thông tin giữa người- người, giữa các thế hệ với nhau.
Vai trò của ngôn ngữ: Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn, đồng
thời là công cụ của tư duy nhằm khái quát hóa, trìu tượng hóa hiện thực.
Ví dụ: Ngôn ngữ khô cứng, nghèo nàn thì tư duy cũng hạn hẹp
Ngôn ngữ linh hoạt thì tư duy thoáng

Từ đây, Não bộ là điều kiện cần, Lao động và Ngôn ngữ là điều kiên đủ. Không thể
thiếu một trong ba yếu tố trên, vì nếu thiếu thì sẽ không tạo nên một ý thức hoàn
chỉnh.
Ví dụ : Câu chuyện cô bé Người sói:


Đều là con người bình thường, não bộ phát triển bình thường nhưng lại không
sống trong môi trường người nên cô bé không có ý thức như một con người mà là
một con sói.
Vậy nguồn gốc nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát
triển của ý thức là lao động là thực tiễn xã hội.
II. Bản chất của ý thức
- Ý thức là sự phản ánh sáng tạo của thế giới khách quan vào trong não người và
được cải biến từ đó. Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình
phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
Ví dụ: Hình ảnh một dòng sông dưới con mắt thẩm mỹ của người nông dân
khác với thi sĩ
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Ý thức là sự phản ánh thế
giới vật chất thông qua não người, nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan còn
hình thức phản ánh là chủ quan, nó phản ánh thế giới khách quan nhưng nằm trong
phạm vi chủ quan
Ý thức mang đặc tính năng động, sáng tạo: Ý thức không phải là kết quả của sự
phản ánh đơn lẻ thụ động mà hoàn toàn có định hướng mục đích, ý thức là sự phản
ánh thế giới vật chất vào bộ nào người nhưng đây là sự phản ánh đặc biệt gắn với

thực tiễn và đi liền với nhu cầu của con người, trên cơ sở những cái đã có thì ý
thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật tưởng tượng ra những cái không có trong
thực tế tạo ra một “ thiên nhiên thứ hai” .
Ý thức mang bản chất xã hội. Nó phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh, môi
trường, xã hội quy định


Ví dụ : ý thức của người sống trong xã hội phong kiến khác so với con
người hiện đại ngày nay:
Để duy trì giống nòi:
+ Trong xã hội phong kiến: Lấy anh em, chị em,...họ hàng là chuyện bình thường
và một phần tất yếu để dòng máu dòng tộc không bị pha loãng bởi ngoại tộc
+ Hiện đại: Loạn luân là một vấn đề xã hội đáng bị lên án gay gắt và cần phải xóa
bỏ.
Sự phản ánh ý thức là sự thống nhất ba mặt
 Trao đồi thông tin giữa chủ thể và đối tượng (có định hướng, chọn lọc và mang
tính hai chiều)
 Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới hình ảnh tinh thần (mã hóa vật chất thành
ý tưởng tinh thần phi vật chất)
 Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực (biến ý tưởng tinh thần phi vật chất thành
vật chất)
 Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất ý thức
 Kết quả phản ánh của ý thức phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đối tưỡng, điều kiện lịch
sử xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm,…
 Ý thức hình thành và phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn
 Ý thức có thể tiên đoán, dự báo về tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền
thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và có tính khái quát
cao



 Sự sáng tạo của ý thức phải dựa vào sự phản ánh của thế giới vật chất và sự sáng
tạo này hoàn toàn thống nhất trên cơ sở của sự phản ánh
III. Kết cấu của ý thức
a) Các lớp cấu trúc của ý thức
Theo các yếu tố hợp thành, ý thức bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, tình
cảm, niềm tin, lý trí, ý chí… trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.
+Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm
tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn
đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác. Tri thức có
nhiều loại khác nhau như tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người. Loài người
đang bước vào nền kinh tế tri thức – là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập
và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, cải tạo
thế giới.
+Tình cảm là sự cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực tại
xung quanh và đối với bản thân mình. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự
phản ánh thực tại; nó phản ánh quan hệ của con người đối với nhau, cũng như đối
với thế giới khách quan. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và
giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của con người.
b) Các cấp độ của ý thức
Tiếp cận theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm tự ý thức,
tiềm thức, vô thức.
+Tự ý thức:


Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người đồng thời cũng tự nhận
thức bản thân mình. Đó chính là tự ý thức. Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là
một thành tố quan trọng của ý thức, nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong
mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài. Nhờ vậy con người tự nhận thức về
bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác có tư duy, có các hành vi
đạo đức và có vị trí trong xã hội và có hành vi tự điều chỉnh bản thân theo các quy

tắc, các tiêu chuẩn mà xã hội đề ra.
Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của cả xã hội, của
một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội về địa vị của mình trong hệ thống những
quan hệ sản xuất xác định, về lý tưởng và lợi ích chung của xã hội mình, của giai
cấp mình, hay của tầng lớp mình.
+Tiềm thức:
Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể,
song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm
soát của chủ thể ấy. Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có
được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong
tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Do đó, tiềm thức có thể
chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ thể không cần kiểm
soát chúng một cách trực tiếp. Tiềm thức có vai trò quan trọng trong đời sống và tư
duy khoa học
+Vô thức:
Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi,
thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự
truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí. Vô thức biểu hiện


thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên,
mặc cảm, sự lỡ lời, nói nhịu, trực giác…
Mỗi hiện tượng ấy có vùng hoạt động riêng, có vai trò, chức năng riêng, song tất cả
đều có một chức năng chung là giải tỏa những ức chế trong hoạt động thần kinh
vượt ngưỡng nhất, là những ham muốn bản năng không được phép bộc lộ ra và
thực hiện trong quy tắc của đời sống cộng đồng. Nó góp phần lập lại thế cân bằng
trong hoạt động tinh thần của con người mà không dẫn tới trạng thái ức chế quá
mức như ấm ức, “libiđo”…
Như vậy, vô thức có vai trò tác dụng nhất định trong đời sống và hoạt động của con
người. Tuy nhiên không nên cường điệu, tuyệt đối hóa và thần bí vô thức. Không

nên coi vô thức là hiện tượng tâm lý cô lập. Vô thức chỉ là một mắt khâu trong
cuộc sống có ý thức của con người.
c) Vấn đề “trí tuệ nhân tạo”
Ngày nay, với sự phát triển đột phá về khoa học và công nghệ hiện đại đã có những
bước phát triển mạnh mẽ, sản xuất ra nhiều lạoi máy móc không những có thể thay
thế lao động cơ bắp mà còn có thể thay thế cho 1 phần lao động trí óc của con
người. Ý thức được con người cài vào các robot khiến chúng có thể suy nghĩ hành
động 1 phần giống con người và tương lai sẽ thay thế khá nhiều trong ngành lao
động.
Câu 4: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa
phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất
và ý thức.
Trả lời
* Khái niệm vật chất, ý thức


+ Vật chất và ý thức là 2 phạm trù cơ bản của triết học và có mối quan hệ biện
chứng với nhau.
+ Theo quan điểm của Mác-Lenin, vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
+ Ý thức là sự phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con
người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
* Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong quan điểm duy tâm và siêu hình
+ Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm: Chủ nghĩa duy tâm đã trừu tượng hóa ý thức,
tinh thần vốn có của con người thành một lực lượng thần bí, tách khỏi con người
hiện thực. Coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra tất
cả; còn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh thần, là tính
thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra. Mọi con đường mà chủ nghĩa duy tâm mở ra
đều dẫn con người đến với thần học. Trong thực tiễn, người duy tâm phủ nhận tính

khách quan, cường điệu vai trò nhân tố chủ quan, dẫn đến duy ý chí, hành động bất
chấp điều kiện, quy luật khách quan.
+ Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình: Chủ nghĩa duy vật siêu hình đã
tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra
ý thức, quyết định ý thức, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức, không thấy
được tính năng động, sáng tạo,vai trò to lớn của ý thức trong hoạt động thực tiễn
cải tạo hiện thực khách quan. Do vậy, họ đã phạm nhiều sai lầm có tính nguyên tắc
bởi thái độ “khách quan chủ nghĩa”, thụ động ỷ lại, trông chờ không đem lại hiệu
quả trong hoạt động thực tiễn.
* Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong chủ nghĩa biện chứng duy vật


- Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin do có lập trường duy vật, nắm vững
phép biện chứng, kịp thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự
nhiên, nên đã khắc phục được những sai lầm, hạn chế của các quan niệm duy tâm,
siêu hình và nêu lên những quan điểm khoa học, khái quát đúng đắn về mặt triết
học hai lĩnh vực lớn nhất của thế giới là vật chất,ý thức và mối quan hệ giữa chúng.
- Vật chất có trước sinh ra và quyết định ý thức:
+ Khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh được rằng, giới tự nhiên có
trước con người, thế giới vật chất là cái có trước, còn con người và ý thức của con
người là cái có sau, là sản phẩm của một quá trình; tiến hóa lâu dài trong thế giới;
vật chất là tính thứ nhất, còn ý thức là tính thứ hai. Vật chất tồn tại khách quan, độc
lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức. Bộ óc người là một dạng vật chất có
tổ chức cao nhất, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức. Ý thức tồn tại phụ
thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh hiện thực khách
quan. Sự vận động của thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của cái vật
chất có tư duy là bộ óc người.
+ Ví dụ: Đối với giáo dục hiện nay, dựa vào sự phát triển của xã hội, hoàn
cảnh mà xã hội tạo ra cho con người buộc chúng ta ngày từ nhỏ đã phải tự lập có
bản lĩnh tư duy để đối mặt với nhiều mặt trái của xã hội hơn như các tệ nạn nghiện

game, nói tục chửi bậy hay nguy hiểm hơn cả là bắt cóc, buôn người mại dâm. Từ
vật chất hiện thực như vậy đã quyết định bản chất của ý thức là chúng ta phải dạy
trẻ nhiều hơn cả, giáo dục chú trọng đề cao việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh.
+ Thế giới khách quan, mà trước hết và chủ yếu là hoạt động thực tiễn có
tính xã hội- lịch sử của loài người là yếu tố quyết định nội dung mà ý thức phản
ánh.


+ Ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Triết học Mác
khẳng định: Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý
thức. Hoạt động thực tiễn trong quá trình phát triển của cả về bề rộng và chiều sâu
là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc của nội dung
của tư duy, ý thức. Ý thức con người đã phát triển qua các thế hệ; qua các thời đại
từ mông muội tới văn minh, hiện đại. Loài người nguyên thủy sống bầy đàn dựa
vào tặng vật của thiên nhiên thì “ý thức của họ chỉ là ý thức quần cư đơn thuần” và
tư duy của họ cũng đơn sơ, giản dị như cuộc sống của họ. Cùng với mỗi bước phát
triển của sản xuất, tư duy, ý thức của con người cũng ngày càng mở rộng, đời sống
tinh thần của con người ngày càng phát triển phong phú. Con người không chỉ ý
thức được hiện tại, mà còn ý thức được cả những vấn đề trong quá khứ và dự kiến
được cả trong tương lai, trên cơ sở khái quát ngày càng sâu sắc bản chất, quy luật
vận động, phát triền của tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự vận động, biến đổi không
ngừng của thế giới vật chất, của thực tiễn là yếu tố quyết định sự vận động, biến
đổi của tư duy ý thức của con người. Khi sản xuất xã hội xuất hiện chế độ tư hữu, ý
thức chính trị, pháp quyền cũng dần thay thế cho ý thức quần cư, cộng đồng thời
nguyên thủy. Trong nền sản xuất tư bản, tính chất xã hội hóa của sản xuất phát
triển là tiền đề để ý thức xã hội chủ nghĩa ra đời, hình thành và phát triển không
ngừng lí luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lenin.
- Tính độc lập của ý thức đối với vật chất:
+ Ý thức sau khi ra đời là một thực thể tinh thần, không tồn tại thụ động mà

có tính độc lập tương đối tác động trở lại đối với thế giới vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn của con người, chỉ đạo hoạt động cải tạo thế giới trong hiện thực
theo nhu cầu của con người. Vai trò của ý thức trong cải tạo thế giới khác nhau, tuỳ
thuộc vào chất lượng phản ánh hiện thực khách quan là đúng đắn hay sai lầm. Ý
thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan, có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực


tiễn của con người. Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan có thể kìm
hãm hoạt động thực tiễn của con người trong cải tạo hiện thực khách quan ở mức
độ và giới hạn nhất định.
+ Ý thức tác động đến vật chất phải thông qua hoạt động của con người. Con
người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật
khách quan, từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để
thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định. Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc
dù rất to lớn, nhưng nó không thể vượt qua tính quy định của những tiền đề vật
chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của
các chủ thể hoạt động. Nếu tuyệt đối hoá tính năng động chủ quan của ý thức sẽ rơi
vào chủ nghĩa chủ quan, duy tâm, duy ý chí, phiêu lưu và tất nhiên không tránh
khỏi thất bại trong hoạt động thực tiễn.
+ Nắm vững lí luận khoa học về nguồn gốc, bản chất của ý thức , mỗi
quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở để khẳng định thế giới quan duy vật biện
chứng, chống chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình trong giải quyết
vấn đề cơ bản của triết học. Trong hoạt động thực tiễn, con người biết vận dụng
sáng tạo lí luận khoa học đó vào giải quyết đúng đắn mối quan hệ khách quan và
chủ quan đem lại hiệu quả trong công việc.
+ Khẳng định tính năng động, sáng tạo của ý thức, tinh thần, về thực chất là
để khẳng định vai trò to lớn của con người- chủ thể có ý thức đó. Thế giới không
thỏa mãn con người và con người quyết định sự biến đổi thế giới bằng hành động
của mình. Do đó, về thực chất, sự tồn tại của đời sống xã hội là có tính chất thực
tiễn. Con người tích cực hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới, khi đó ý thức trở

thành tiền đề cơ bản hình thành mặt chủ quan của hoạt động với tính cách là mặt
đối lập với khách quan. Biện chứng khách quan- chủ quan là vấn đề mấu chốt của
mối quan hệ giữa hiện thực đang được nhận thức và cải tạo theo nhu cầu của con
người với bản thân con người- chủ thể của hoạt động đó. Con người lao động sáng


tạo để duy trì sự sống với chất lượng ngày càng cao của mình. Qua đó, dần dần ý
thức đầy đủ về những cái tồn tại đối diện, quy định hoạt động của mình và giới hạn
sức mạnh của bản thân mình.
=> Tóm lại, giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau,
trong đó vật chất giữ vai trò quyết định ý thức, là điểm xuất phát sản sinh ra ý thức,
còn ý thức cũng tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.
+ Ví dụ: Ý thức có thể phát triển vượt trước vật chất và tác động hai mặt:
.) Tích cực: Ý thức trong đường lối của đảng hiện nay rất phù hợp không ngừng
thúc đẩy con người phát triển bản thân.
.) Tiêu cực: cũng là chính sách của đảng nhưng vào giai đoạn 1985 lại kìm kẹp con
người phát triển bản thân.
* Ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức:
+ Phải có quan điểm khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Vì
vật chất có trước ý thức, quyết định ý thức và sinh ra ý thức nên khi nhận thức và
hành động phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan,
không được xuất phát từ ý muốn chủ quan, không lấy ý muốn chủ quan của mình
làm cơ sở định ta chính sách, không lấy ý chí áp đặt cho thực tế.
+ Trong nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối,
kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện,
tiền đề vật chất hiện có. Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan,
chống chủ quan duy ý chí. Nhận thức sự vật, hiện tượng phải chân thực, đúng đắn,
tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó

không có. Nhận thức, cải tạo sự vật, hiện tượng nhìn chung phải xuất phát từ chính


bản thân sự vật, hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có
của nó.
+ Ví dụ: trong một môi trường các bạn lớp xã hội, theo học ngành ngữ văn,
các giáo viên dạy môn toán không thể muốn là các bạn ấy giải toán nâng cao là các
bạn ấy có thể giải được. Dựa vào khả năng thực tế chúng ta nhìn nhận được khả
năng của các bạn ấy chủ yếu nắm vững dạng toán cơ bản, tiếp cận từ tử từng bước
với toán nâng cao, không thể trong một thời gian ngắn mà tự suy nghĩ tìm tòi giải
đc bài toán khó.
+ Vì ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất thông qua
hoạt động thực tiễn nên chúng ta cần phải phát huy vai trò của ý thức, phát huy tính
năng động, sáng tạo của ý thức.
+ Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau nên chúng ta
không tuyệt đối hoá vật chất, hoặc ý thức, tránh nhìn nhận phiến diện, một chiều.
Câu 5: Trình bày nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến? Ý nghĩa phương
pháp luận từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong nhận thức
và trong hoạt động thực tiễn?
Trả lời
* Khái niệm về mối liên hệ phổ biến:
- Quan điểm siêu hình về mối liên hệ phổ biến: Các nhà siêu hình không thừa
nhận mối liên hệ khách quan của các sự vật, hiện tượng; họ cho rằng các sự vật,
hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời, cô động, tĩnh lại, cái này tồn tại bên cạnh cái
kia, hết cái này đến cái kia; giữa chúng không có mối liên hệ tác động qua lại lẫn
nhau. Nếu có liên hệ chỉ là ngẫu nhiên, bề ngoài.
- Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ dùng để
khái quát sự quy định, tác động qua lại, ràng buộc, phụ thuộc và chuyển hóa lẫn



nhau giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng, hay giữa các sự vật hiện tượng trong
thế giới.
- Cơ sở khách quan của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế
giới; theo đó các sự vật, hiện tượng dù có đa dạng, phong phú và khác nhau như
thế nào đi chăng nữa, thì chúng cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một
thế giới vật chất duy nhất.
* Tính chất của các mối liên hệ phổ biến:
- Tính khách quan của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
+ Phép biện chứng duy vật luôn khẳng định tính khách quan của các mối
liên hệ, tác động của bản thân thế giới vật chất. Tuy nhiên, phép biện chứng duy
tâm (kể cả duy tâm khách quan và duy tâm chủ quan) cũng thừa nhận về mối liên
hệ giữa các sự vật, hiện tượng, song họ đi tìm nguồn gốc, cơ sở của các mối liên hệ
ở lực lượng siêu nhiên hay ý thức, cảm giác của con người.
+ Đối lập với phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng duy vật khẳng định
cơ sở khác quan của mối liên hệ phổ biến ở tính thống nhất vật chất của thế giới.
Nhờ có mối liên hệ mà các sự vật, hiện tượng được thể hiện, bộc lộ các thuộc tính
của mình trong sự tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất khác. Tính khách
quan của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng là thuộc tính vốn có không phụ
thuộc vào ý thức con người.
+ Chẳng hạn như : sự vận động của tự nhiên như bão, lũ, ...hay sự vận động
của xã hội.Ngay cả những vật vô tri vô giác chịu sự tác động của ánh sáng, nhiệt
độ... con người chúng ta cũng phải chịu sự tác động của những người xung quanh,
của tự nhiên, của xã hội.
- Tính phổ biến của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng.


+ Mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ biến chứng tác động qua lại,
quy định, phụ thuộc, chuyển hóa lẫn nhau, làm điều kiện tồn tại cho nhau; không
có sự vật, hiện tượng nào tồn tại riêng rẽ, tách biệt. Mối liên hệ không những diễn
ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy, mà còn diễn

ra đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
+ Chẳng hạn, mối liên hệ trong tự nhiên là mối liên hệ giữa động vật và thực
vật, mối liên hệ trong xã hội thể hiện sự tác động giữa kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội...mối liên hệ trong tư duy là mối liên hệ giữa các giai đoạn nhận thức trước
và sau của một quá trình. Đồng thời còn có những mối liên hệ con người chưa phát
hiện ra được hoặc đã phát hiện ra nhưng chưa giải thích được dưới góc độ khoa
học.
- Tính đa dạng, phong phú, nhiều vẻ của mối liên hệ
+ Thế giới vật chất đa dạng, nhiều vẻ, nảy sinh nhiều mối liên hệ như mối
liên hệ về mặt không gian và cũng có mối liên hệ về mặt thời gian giữa các sự vật,
hiện tượng. Có mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực
rộng lớn của thế giới, có mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng
sự vật và hiện tượng cụ thể; có mối liên hệ bên trong và bên ngoài; có mối liên hệ
nhân quả; có mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp; có mối liên hệ tất nhiên,
cũng có mối liên hệ nhẫu nhiên; có mối liên hệ bản chất và không bản chất; có mối
liên hệ chủ yếu và liên hệ thứ yếu v.v... chúng giữ những vai trò khác nhau quy
định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Do vậy, nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến khái quát được toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt
giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn của thế giới khách quan; tính có
hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối
liên hệ phổ biến, được quy định bằng nhau mối liên hệ có hình thức, vai trò khác
nhau.


+ Việc phân loại mối liên hệ trên chỉ mang tính tương đối, tùy theo từng
quan hệ cụ thể, thậm chí các mối liên hệ có thể chuyển hóa cho nhau. Vì thế, khi
xem xét về các mối liên hệ chúng ta phải có tư duy và cách nhìn nhận linh hoạt,
không nên tuyệt đối hóa chúng. Chẳng hạn, có thể là cái chung trong quan hệ này,
nhưng lại trở thành cái riêng trong quan hệ khác; hay có thể là cái ngẫu nhiên khi
mới xuất hiện, nhưng nó lại trở thành cái tất nhiên về sau này. Ví dụ, trao đổi hàng

hóa giai đoạn cuối của thời kì công xã nguyên thủy là ngẫu nhiên, nhưng đến
những giai đoạn lịch sử sau đó lại trở thành tất nhiên.
- Tính phức tạp của mối liên hệ của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Mối liên hệ của sự vật, hiện tượng không chỉ mang tính đa dạng, nhiều vẻ,
nó còn thể hiện sự phức tạp, đặc biệt là trong lĩnh vực xã hội. Như tính phức tạp
trong mối quan hệ con người với con người trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, nghệ thuật... chúng đan chéo, ảnh hưởng qua lại và mang tính đa chiều, nên
việc nhận diện và phân biệt chúng là hết sức khó khăn.
* Ý nghĩa phương pháp luận từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.
Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, rút ra
nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn.
- Nguyên tắc toàn diện
+ Nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật, hiện tượng trong chỉnh thể thống
nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính cùng ác mối liên hệ
của chúng; trong mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng
khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian,
gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, nghĩa là phải nghiên cứu quá trình


vận động của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai của
chúng. Nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện chỉ thấy mặt này mà
không thấy các mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét tràn lan, dàn
đều, không thấy mặt bản chất của sự vật, hiện tượng rơi vào thuật ngụy biện (cố ý
đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa
chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối
liên hệ phổ biến).
+ Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn cũng phải có
trọng tâm, trọng điểm, không dàn đều một cách chung chung.

- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
+ Sự vật, hiện tượng tồn tại, vận động và phát triển bao giờ cũng xảy ra
trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Điều này được thể hiện ở mỗi sự
vật xét trong những điều kiện, hoàn cảnh, không gian và thời gian khác nhau sẽ
bộc lộ ra tính chất của mối liên hệ và sự phát triển cũng khác nhau. Vì vậy, nguyên
tắc này yêu cầu xem xét sự vật, hiện tượng trong những mối liên hệ cụ thể, có tính
đến lịch sử hình thành, tồn tại, dự báo xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc này là không gian, thời gian với vận động của vật
chất, là quan niệm chân lý là cụ thể và chính nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Câu 6: Trình bày nội dung nguyên lí của sự phát triển? Ý nghĩa phương pháp
luận từ việc nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn?
Trả lời
a. Khái niệm phát triển:
* Theo quan điểm duy tâm và siêu hình:


- Những người theo quan điểm duy tâm, siêu hình đều không thừa nhận sự
phát triển của sự vật, hiện tượng; nếu có thì sự phát triển cũng chỉ là sự tăng hoặc
giảm về lượng mà không có sự thay đổi về chất; phát triển diễn ra theo chu kì và
vòng tròn khép kín. Nguyên nhân của sự phát triển là do các yếu tố bên ngoài
quyết định.
* Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến thống nhất hữu cơ với nguyên lý của sự
phát triển, vì liên hệ cũng là vận động, không có vận động sẽ không có phát triển.
Phát triển xuất hiện trong quá trình giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng là sự thống nhất giữa phủ định những yếu tố không còn phù hợp và
kế thừa có chọn lọc những cái cũ, cho ra đời và phát triển những cái mới.
 Phát triển là quá trình vận động theo chiều hướng đi lên, từ chưa hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt mà đặc

trưng của nó là cái cũ mất đi, cái mới ra đời.
Ví dụ: Quá trình biến đổi của các giống loài từ bậc thấp lên bậc cao; quá
trình thay thế lẫn nhau của các hình thức thức tổ chức xã hội loài người: từ hình
thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc còn sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hình thức tổ
chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc, dân tộc.
- Nhưng cái chiều hướng đi lên không phải một sớm một chiều mà nhận ra
được mà nó đòi hỏi phải trải qua 1 quá trình biến đổi lớn, lâu dài thì cái xu hướng
tiến lên mới thể hiện rõ.
Ví dụ: Khi ta theo dõi biểu đổ của sự biến động trên sàn chứng khoán. Nếu
ta chỉ theo dõi trong một ngày, một tuần, một tháng thì ta có thể thấy xu hướng đi
xuống, nhưng nếu ta theo dõi trong một thời gian dài hơn như 6 tháng hay 1 năm
thì ta có thể thấy xu hướng chung vẫn là đi lên.


×