Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập tự học nội dung ngữ nghĩa, ngữ dụng trong học phần tiếng việt nâng cao cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học,ở trường CĐSP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.97 KB, 126 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Môn Tiếng Việt ở tiểu học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc trang
bị và hoàn thiện kiến thức, kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh trong những
năm đầu đời. Nhiệm vụ của môn học là dạy các em cách dùng từ, đặt câu sao cho
đúng ngữ pháp và phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp hay nói cách khác là dạy các em
các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong học tập, giao tiếp. Đó là mục tiêu cơ bản,
quan trọng hàng đầu của môn học.
Với một sinh viên ngành sư phạm tiểu học, điều trước hết các em cần có đó
là một vốn kiến thức chuyên ngành căn bản để có thể xử lí các đơn vị kiến thức
trong sách giáo khoa tiểu học. Môn Tiếng Việt nâng cao được giảng dạy dành cho
sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học năm thứ 3. Môn học cung cấp những kiến thức
chuyên sâu về hai nội dung chính đó là: Ngữ nghĩa, ngữ dụng và chuyên đề Từ Hán
Việt. Những kiến thức được trang bị khi học xong học phần sẽ giúp các em hiểu rõ
và sâu hơn các vấn đề về nghĩa của từ, các bình diện của câu, nghĩa của câu trong
văn bản và nghĩa hàm ngôn của văn bản nghệ thuật... Những kiến thức này sẽ có ý
nghĩa rất lớn đối với việc giảng dạy môn Tiếng Việt của các em sau này đặc biệt là
những bài học của phân môn Luyện từ và câu.
1.2. Tự học là một trong những năng lực cơ bản cần có của sinh viên khi
bước chân vào giảng đường các trường chuyên nghiệp. Tự học là một xu hướng
học tập của thời đại và là điều kiện tất yếu của việc dạy học theo học chế tín chỉ tại
các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Đáp ứng yêu cầu đó, người giáo viên cần có
những phương pháp để hình thành cho sinh viên ý thức và thói quen tự học, cần
phải có sự kích thích để tự học không chỉ là nhiệm vụ mà còn trở thành nhu cầu tự
thân của mỗi sinh viên khi tham gia học tập. Điều đó có nghĩa là các em phải thấy
được sự cần thiết, tầm quan trọng, ý nghĩa và sự hứng thú từ những điều các em
được tiếp cận và trang bị. Bởi vậy, bên cạnh phương pháp thì nội dung dạy học
cũng là vấn đề cần được quan tâm. Tự học là quá trình sinh viên tự nghiên cứu, học
1



tập, tìm hiểu về nội dung học tập trước, trong và sau quá trình lên lớp. Thiết kế câu
hỏi, bài tập hướng dẫn sinh viên tự học, nghiên cứu, ôn tập các kiến thức đã học
chính là một trong những nội dung mà người giảng viên cần chú ý trong quá trình
lên lớp. Hệ thống câu hỏi, bài tập có tính phân loại, gợi mở, gợi sự sáng tạo, suy
luận, tìm tòi của người học sẽ tạo ra chất xúc tác khiến họ say mê hơn với nội dung
học tập.
1.3. Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt nâng cao cho sinh viên năm
thứ 3 (CĐTH ) và sinh viên hệ CĐLT, chúng tôi sử dụng cuốn Tài liệu học tập một
số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Tiểu học:
Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, Phương Pháp dạy học Tiếng Việt 2, Tiếng Việt
nâng cao. Trong cuốn giáo trình mới biên soạn này đã có hệ thống câu hỏi và bài
tập tương đối cơ bản phục vụ cho việc ôn tập và tự học của sinh viên. Tuy nhiên,
tôi nhận thấy số lượng bài tập của Chương 1: Một số vấn đề ngữ nghĩa và ngữ
dụng còn chưa phong phú, chưa có những bài tập phân loại từ dễ đến khó, chưa có
những bài tập thể hiện mối liên hệ giữa kiến thức chuyên ngành của môn học với
nội dung dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
Bên cạnh đó, cách hỏi, cách đề cập, gợi mở vấn đề khi xây dựng câu hỏi, bài
tập cũng là những vấn đề nên được quan tâm, chú ý. Khi tiến hành khảo sát để thực
hiện đề tài, tôi nhận thấy những câu hỏi lí thuyết trong phần tự học của tài liệu chủ
yếu xoay quanh việc nêu và trình bày nên sẽ dễ dẫn đến sự nhàm chán và máy móc
cho sinh viên. Thực tế trong một số đơn vị kiến thức cần thiết phải hỏi những câu
hỏi dạng trình bày, nêu. Tuy nhiên có những nội dung, người dạy có thể suy nghĩ để
có thể lựa chọn những cách hỏi khác, đưa vấn đề được hỏi vào một tình huống có
vấn đề để người học phải suy nghĩ mới có thể trả lời được. Cách hỏi và xây dựng
bài tập như vậy thường sẽ tạo hứng thú cho người học. Ví dụ khi muốn sinh viên
nắm chắc được bình diện ngữ nghĩa của câu, người dạy có thể yêu cầu xác định cấu
trúc vị từ - tham thể trong câu: Bà mẹ nấu cơm cho con nhưng để thay đổi hình
thức và giúp sinh viên được khắc sâu kiến thức hơn, giáo viên có thể yêu cầu xác
2



định cấu trúc vị từ - tham thể trong một số câu có cấu trúc gần giống nhau sau đó
yêu cầu sinh viên nhận xét, so sánh về sự khác nhau của việc xác định các yếu tố
của cấu trúc các câu đó như: Hãy xác định cấu trúc vị từ - tham thể của các câu sau
và nhận xét sự khác nhau giữa chúng: (1) Bà mẹ nấu cơm cho con. (2) Bà mẹ rửa
chân cho con. (3) Anh ấy rót nước cho tôi”. (4) Anh ấy tắm cho em trai.
Vì những lí do như trên, tôi lựa chọn đề tài Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập
tự học nội dung Ngữ nghĩa, ngữ dụng trong học phần Tiếng Việt nâng cao cho sinh
viên ngành Giáo dục Tiểu học,ở trường CĐSP nhằm xây dựng được hệ thống câu
hỏi, bài tập ngữ nghĩa, ngữ dụng vừa củng cố được các đơn vị kiến thức vừa liên hệ
được việc giảng dạy các đơn vị này khi dạy nội dung Luyện từ và câu ở tiểu học.
Thực hiện đề tài, tôi cũng mong muốn xây dựng và xác định được hệ thống câu hỏi,
bài tập phù hợp với từng thời điểm học tập của sinh viên, sắp xếp các câu hỏi theo
từng thời điểm trước, trong và sau bài học để thuận lợi cho quá trình giảng dạy
cũng như học tập của sinh viên, đảm bảo mục tiêu của học phần và đáp ứng được
các yêu cầu về đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học của nhà
trường.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập định hướng giúp sinh viên tự học nội
dung học phần Tiếng Việt nâng cao. Hệ thống câu hỏi, bài tập sẽ được giáo viên
định hướng cho sinh viên trong quá trình học tập bằng hình thức giao nhiệm vụ cụ
thể trước, trong và sau bài học; giúp SV chuẩn bị bài, tìm hiểu vấn đề được học
trước khi lên lớp; được thảo luận, nêu ý kiến trong giờ học và được thực hành, rèn
luyện sau giờ học từ đó nâng cao năng lực tự học của các em trong quá trình học
tập và nghiên cứu học phần.
- Kết quả của đề tài sẽ là tư liệu học tập của sinh viên, tư liệu giảng dạy của
bản thân tác giả và là tài liệu tham khảo trong tổ chuyên môn, có ý nghĩa ứng dụng

3



thực tiễn đảm bảo mục tiêu dạy học của học phần; góp phần đổi mới phương pháp
và nâng cao chất lượng dạy học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận trong các tài liệu và sách giáo khoa tiểu học làm cơ sở
cho việc xây dựng câu hỏi, bài tập;
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn bao gồm: lịch sử nghiên cứu vấn đề; thống kê, đánh
giá nhận xét câu hỏi, bài tập trong Tài liệu học tập; việc thực hiện các nhiệm vụ học
tập tự học của sinh viên khi học môn Tiếng Việt nâng cao.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
- Đề xuất hệ thống câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học cho sinh viên các nội dung
của học phần Tiếng Việt nâng cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung tự học Chương 1: Một số vấn đề ngữ nghĩa và ngữ dụng và chương 2:
Chuyên đề Từ Hán Việt của học phần Tiếng Việt nâng cao.
- Lớp sinh viên TH E ngành Giáo dục Tiểu học trong thời gian tác giả giảng dạy tại
trường CĐSP .
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn tự học nội dung kiến thức Chương
1: Một số vấn đề ngữ nghĩa và ngữ dụng và chương 2: Chuyên đề Từ Hán Việt của
học phần Tiếng Việt nâng cao.
- Áp dụng và đánh giá hiệu quả trên đối tượng sinh viên ngành Tiểu học.
4. Phương pháp nghiên cứu
- PP khảo sát, thống kê
- PP nghiên cứu lí luận
- PP phỏng vấn
- PP phân tích, tổng hợp
- PP thực nghiệm

4


5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung
của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học của đề tài
Chương 2. Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học học phần
Tiếng Việt nâng cao
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

5


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về tự học và câu hỏi, bài tập tự học
1.1.1.1. Khái quát về “tự học”
a. Khái niệm tự học
Tự học là một phạm trù được nhiều nhà giáo dục quan tâm, nghiên cứu và đưa
ra quan điểm riêng. Có thể dẫn ra một số quan niệm của các tác giả như sau: “Tự
học là động não, suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích…)
và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của chính bản thân
người học (tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say
mê khoa học) cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh
một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của
mình” (tác giả Nguyễn Cảnh Toàn).
Tác giả Lưu Xuân Mới cho rằng: “Tự học là hình thức hoạt động nhận thức
của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính sinh viên tiến

hành trên lớp, ở ngoài lớp theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa
đã quy định. Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học có tính độc
lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân như có quan hệ chặt chẽ với quá trình
dạy học” [2].
Trong tập bài giảng chuyên đề Dạy tự học cho SV trong các nhà trường
trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học GS – TSKH Thái Duy Tuyên viết:
“Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động
não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng
hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực
hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó
thành sở hữu của chính bản thân người học”.
Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn về
6


khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức
kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vào
tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề,
thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”.
Trong bài phát biểu tại hội thảo Nâng cao chất lượng dạy học tổ chức vào tháng
11 năm 2005 tại Đại học Huế, GS Trần Phương cho rằng: “ Học bao giờ và lúc nào
cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của
nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho
mình kĩ năng thực hành những tri thức ấy”.
Từ những quan niệm trên nhận thấy rằng, khái niệm tự học luôn đi cùng, gắn
bó chặt chẽ với khái niệm “tự thân”. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá
nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động
tự thân ấy. Tự học là học với sự tự giác và tích cực ở mức độ cao, là quá trình
người học tự tìm ra ý nghĩa của việc học, làm chủ hoạt động học tập của mình. Bản
chất của tự học là quá trình chủ thể người học cá nhân hóa việc học nhằm thỏa mãn

các nhu cầu học tập, tự giác tiến hành các hoạt động để thực hiện có hiệu quả mục
đích và nhiệm vụ học tập đề ra.
b. Vị trí, vai trò của tự học
* Vị trí: Tự học là kĩ năng học tập bắt buộc đối với mọi đối tượng học sinh, sinh
viên. Tự học còn là kĩ năng sinh tồn của mỗi con người trong cuộc sống. Việc tự
học có thể thực hiện ở bất kì đâu, bất kì thời điểm nào tùy thuộc vào nhu cầu và sự
linh động của người học. Theo mục 2 điều 5, chương I của Luật giáo dục Việt Nam
năm 2005 quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
* Vai trò:
- Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học.
Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức rõ ý nghĩa của phương pháp dạy tự học.
7


Trong quá trình hoạt động dạy học (DH) giảng viên (GV) cần phải định hướng, tổ
chức cho SV tự mình khám phá ra những quy luật, thuộc tính mới của các vấn đề
khoa học; giúp SV không chỉ nắm bắt được tri thức mà còn biết cách tìm đến
những tri thức ấy. Thực tiễn cũng như phương pháp dạy học hiện đại còn xác định
rõ: càng học lên cao thì tự học càng cần được coi trọng, nói tới phương pháp dạy
học thì cốt lõi chính là dạy tự học. Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và
nghiên cứu khoa học. SV cần có thói quen nghiên cứu khoa học, mà để có được
thói quen ấy thì không thể không thông qua con đường tự học. Muốn thành công
trên bước đường học tập và nghiên cứu thì phải có khả năng phát hiện và tự giải
quyết những vấn đề mà cuộc sống, khoa học đặt ra.
- Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh
mẽ cho quá trình học tập.
Một trong những phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân là tính tích cực, sự chủ
động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo

dục là hình thành phẩm chất đó cho người học. Có thể xem tính tích cực (hình
thành từ năng lực tự học) như một điều kiện, kết quả của sự phát triển nhân cách
thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại. Trong đó hoạt động tự học là những biểu hiện sự
gắng sức cao về nhiều mặt của từng cá nhân người học trong quá trình nhận thức
thông qua sự hưng phấn tích cực. Mà hưng phấn chính là tiền đề cho mọi hứng thú
trong học tập. Có hứng thú người học mới có được sự tự giác say mê tìm tòi nghiên
cứu khám phá.
- Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để
khẳng định năng lực phẩm chất và để cống hiến. Tự học giúp con người thích ứng
với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bằng con đường tự học mỗi cá
nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh
với những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả những thách
thức to lớn từ môi trường nghề nghiệp. Nếu rèn luyện cho người học có được
phương pháp, kĩ năng tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào thực
8


tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày càng được nâng
cao.
c. Cách hình thức tự học
* Tự học hoàn toàn: là hình thức mà người học hoàn toàn độc lập hoàn thành
các nhiệm vụ học tập của mình, vai trò của người học là nhân tố trọng yếu nhất
trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Hình thức tự học này còn gọi là tự nghiên cứu
của các nhà khoa học.
* Tự học có sự điều khiển, chỉ đạo của thầy nhưng không giáp mặt: Hình
thức tự học này đòi hỏi người học phải có tính tự giác và tính tự lực cao, phải tuân
thủ theo chỉ dẫn của thầy. Hiệu quả của hình thức tự học này phụ thuộc vào vai trò
của người hướng dẫn, và vai trò tích cực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học
tập của người học.
* Tự học dưới sự tổ chức, chỉ đạo, điều khiển trực tiếp của thầy: Thông qua

biện pháp tổ chức, định hướng, thiết kế chỉ đạo của người thầy nhằm giúp cho
người học tự tổ chức, tự thiết kế, tự thi công hoạt động học tập của mình bằng hoạt
động tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự điều chỉnh nhằm hoàn thành nhiệm
vụ học tập. Kết quả tự học của sinh viên trong hình thức này phụ thuộc vào mối
quan hệ thống nhất biện chứng giữa người dạy và người học, yếu tố đóng vai trò
quan trọng là sự tổ chức, chỉ đạo của thầy, yếu tố đóng vai trò quyết định là sự tích
cực, tính tự giác, năng lực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động tự học của sinh viên.
1.1.1.2. Khái quát về câu hỏi, bài tập tự học và các yêu cầu cơ bản
a. Quan niệm về câu hỏi, bài tập (CH, BT) tự học
Khái niệm “câu hỏi”, “bài tập” thường được đề cập đến trong các nội dung
của logic học, tâm lí học, lí luận dạy học và cả ngôn ngữ học. Các khái niệm này có
khi được dùng độc lập nhưng có khi lại được đồng nhất với nhau. Sau đây là sự
phân biệt tương đối hai khái niệm đó.
* Câu hỏi tự học
Câu hỏi trong đời thường biểu hiện sự mong muốn tìm tòi, hiểu biết của con
9


người từ thuở mới bắt đầu tập nói. Từ triết học Hi Lạp, bản chất của câu hỏi đã
được nghiên cứu và khẳng định câu hỏi có tầm quan trọng đặc biệt trong hành động
nhận thức của loài người và trong dạy học. Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa
đựng cái đã biết và cái chưa biết.
CH = cái đã biết + cái chưa biết.
Trong dạy học, CH được sử dụng để hướng dẫn quá trình nhận thức của
người học. Đó là yêu cầu được đặt ra đòi hỏi người học phải giải quyết bằng lời
giải đáp. Câu hỏi tự học được thiết kế cho người học cần vừa đảm bảo người học
nghiên cứu tài liệu để nắm được những tri thức cơ bản (câu hỏi thông thường:
trình bày, nêu, chỉ ra) đồng thời vừa có những câu hỏi tích cực hóa hoạt động của
người học (phân tích, chứng minh, giải thích, khái quát hóa, tổng hợp, sơ đồ hóa).
* Bài tập tự học

Theo tác giả Trần Thị Bích Liễu: Bài tập là nhiệm vụ học tập giáo viên đặt
ra cho người học buộc người học phải vận dụng các kiến thức đã biết hoặc các kinh
nghiệm thực tiễn, sử dụng các hành động trí tuệ hay hành động thực tiễn để giải
quyết các nhiệm vụ nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng một cách tích cực, hứng thú
và sáng tạo.
Bài tập chỉ ra một định hướng nhận thức cho người học để người học hướng
tới việc tìm hiểu, sử dụng vốn hiểu biết tri thức, định hướng bổ sung thêm những
kiến thức mới từ tài liệu học tập. Trên cơ sở đó bằng năng lực tư duy, vốn kinh
nghiệm của mỗi cá nhân tạo ra những tiềm lực mới nhận thức được vấn đề đặt ra và
như vậy người học đã tiếp thu được một lượng tri thức mới từ bài tập. Như vậy bài
tập là hiện tượng khách quan đối với người học, do giáo viên thiết kế hoặc trong tài
liệu học tập.
Bài tập tự học bao gồm các bài tập củng cố kiến thức lí thuyết đã học (kiểm
tra, đánh giá, phát hiện) và cả những bài tập tích cực hóa hoạt động và nhu cầu tự
học của người học.
b. Vai trò của CH, BT trong quá trình hướng dẫn tự học
10


CH, BT tự học có vai trò quan trọng trong quá trình tự học của SV bởi trước
một nội dung kiến thức, nếu người học được định hướng, dẫn dắt bằng những yêu
cầu cụ thể, chi tiết, rõ ràng thì việc chiếm lĩnh sẽ tri thức sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Cùng một đơn vị kiến thức nhưng nếu GV đưa ra những câu hỏi kích thích nhu cầu
học tập của người học, đưa ra những yêu cầu phù hợp với khả năng và khơi dậy
được sự sáng tạo của người học; thiết kế những bài tập đa dạng, phong phú; có
hướng dẫn chi tiết về cách làm, địa chỉ tài liệu tham khảo, cách nghiệm thu kết
quả... thì sẽ tạo ra hứng thú cho người học trong việc thực hiện các nhiệm vụ tự
học. Cụ thể, CH, BT tự học có vai trò nhất định trong các khâu của quá trình học
tập:
- Trước buổi học: thực hiện câu hỏi tự học cho phần chuẩn bị bài giúp người học

nắm và hiểu được một phần nội dung kiến thức bài học đồng thời có thể đưa ra
những điều thắc mắc chưa rõ. Việc làm này giúp cho việc lĩnh hội tri thức ở trên
lớp được ghi nhớ lâu và hiểu bài sâu hơn.
- Trong buổi học: nghiên cứu những câu hỏi, vấn đề GV đưa ra, thảo luận nhóm
giúp SV củng cố kiến thức bài học.
- Sau buổi học: CH, BT tự học giúp SV hệ thống lại nội dung kiến thức đã học, đào
sâu, tìm tòi, vận dụng để kiến thức một lần nữa được củng cố.
c. Phân loại CH, BT tự học
Có nhiều quan niệm và cách thức phân loại dạng CH-BT. Trong đề tài nghiên
cứu, chúng tôi dựa theo hai theo quan niệm phân loại CH, BT đó là: phân loại dựa
vào mục đích dạy học và dựa các hình thức diễn đạt.
* Phân loại dựa vào mục đích lý luận dạy học, CH-BT được chia thành 3 loại
chính:
- Loại câu hỏi dùng đề dạy bài mới: Là loại câu hỏi dùng để tổ chức, hướng
dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu mới. Người học thực hiện câu hỏi nhằm chiếm lĩnh
tri thức mới. Mỗi nội dung câu hỏi dạy bài mới cần phải được mã hóa nội dung

11


kiến thức. Trong những trường hợp cần thiết GV có thể thêm những câu hỏi phụ
gợi ý.
- Loại câu hỏi để củng cố, hoàn thiện kiến thức: Được thiết kế dựa trên những
tri thức đã có của người học nhưng các kiến thức đó còn rời rạc, tản mạn chưa
thành hệ thống. Do đó những câu hỏi có tác dụng củng cố kiến thức đã học đồng
thời khái quát và hệ thống hóa kiến thức đó, rèn luyện các thao tác tư duy phát
triển.
- Loại câu hỏi dùng để ôn tập, kiểm tra, đánh giá: Dùng sau khi kết thúc một
bài học, một chương hoặc một đơn vị kiến thức.
* Phân loại dựa vào các hình thức diễn đạt, CH-BT được chia thành 2 loại chính:

- CH tự luận (trắc nghiệm chủ quan): là dạng dùng những câu hỏi mở, yêu
cầu người học xây dựng câu trả lời.
- CH trắc nghiệm khách quan: là dạng CH trong đó đáp án kèm sẵn câu trả
lời. Loại CH này cung cấp cho người học một phần hay tất cả thông tin cần thiết và
yêu cầu người học phải chọn câu trả lời hoặc điền thêm vào chỗ trống. Đây là CH
đóng, được xem là khách quan vì đảm bảo tính khách quan khi đánh giá, không phụ
thuộc ý kiến đánh giá của người chấm. Một số dạng CH trắc nghiệm khách quan:
+ Câu hỏi đúng – sai
+ Câu hỏi nhiều lựa chọn
+ Câu hỏi điền khuyết
d. Các bước xây dựng CH-BT và hướng dẫn tự học
* Bước 1: Xác định nội dung kiến thức trọng tâm của chương, mục; xác định
các năng lực và kĩ năng cần hình thành cho sinh viên khi học học phần nói chung
và từng nội dung kiến thức nói riêng.
* Bước 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học cho từng
phần nội dung kiến thức (có thể xây dựng theo chương, mục) theo cách: khảo sát hệ
thống câu hỏi, bài tập trong Tài liệu học tập; điều chỉnh, bổ sung, mở rộng các yêu
cầu theo mục đích của người dạy. Biên soạn câu hỏi/bài tập minh họa cho các mức
12


độ đã mô tả. Với mỗi mức độ/loại câu hỏi/bài tập cần biên soạn nhiều câu hỏi/bài
tập để minh họa.
* Bước 3: Giao câu hỏi, bài tập cho người học; yêu cầu cụ thể về hình thức tự
học (cá nhân, nhóm,...); yêu cầu cụ thể về cách thực hiện (trong vở tự học/ trên đồ
dùng học tập); yêu cầu cụ thể về cách nghiệm thu, kiểm tra, đánh giá kết quả (trình
bày trước lớp; thu vở kiểm tra; chấm bài bất kì; hỏi đáp...)
* Bước 4: Kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau để đánh giá kết quả tự học.
1.1.2. Khái quát học phần Tiếng Việt nâng cao
Học phần Tiếng Việt nâng cao là môn chuyên ngành, cung cấp những kiến

thức cơ sở mang tính nâng cao, mở rộng nội dung Tiếng Việt dành cho sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học năm thứ 3. Phân bổ thời gian cho toàn bộ học phần là 135
tiết trong đó 45 giờ GV giảng dạy trên lớp và 90 giờ tự học của SV.
Mục tiêu cơ bản của môn học là ngoài việc cung cấp những kiến thức về ngữ
nghĩa và ngữ dụng tiếng Việt; những vấn đề khái quát về từ Hán Việt sinh viên còn
được hình thành và rèn luyện kĩ năng tự học, nhờ việc tự học để lĩnh hội tri thức
một cách sâu sắc. Nội dung kiến thức và thời gian tự học của mỗi đơn vị kiến thức
được cụ thể trong chương trình chi tiết môn học như sau:
TT

Nội dung kiến thức

Giờ giảng

Giờ

Tỉ lệ

dạy trên lớp

Thực

SV

(%)

tự

giờ tự
học

200%
200%
200%
200%
200%
200%
200%

thuyết hành
1

Chương I. Một số vấn đề về ngữ nghĩa và ngữ

(10)

(5)

học
(30)

2

dụng
I. Ngữ cảnh và việc phân tích ngữ nghĩa
II. Câu trong văn bản
Chương II: Từ Hán Việt
I. Khái quát về từ Hán - Việt
Kiểm tra giữa kì
II. Bổ túc vốn từ Hán Việt qua một số bài thơ,


4
6
(20)
6
1
7

2
3
(10)
2
0
3

12
18
(60)
16
2
10

văn
13


III. Một số vấn đề cơ bản về từ Hán - Việt

5

5


20

200%

trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học
Kiểm tra
1
0
2
200%
Tổng số
30
15
90 200%
Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy thời gian tự học chiếm tỷ lệ cao so với
thời gian lên lớp của sinh viên (chiếm 200%, gấp đôi thời gian học tập trên lớp).
Như vậy, trung bình để thực hiện một giờ học trên lớp, sinh viên cần tự học 2 giờ ở
nhà bao gồm thời gian chuẩn bị, tự nghiên cứu bài ở nhà trước khi đến lớp và thời
gian làm bài tập, ôn bài, thực hiện nhiệm vụ mở rộng nhằm củng cố kiến thức sau
khi học. Để việc tự học của SV đạt hiệu quả thiết thực và cũng giúp SV thực hiện
hoạt động tự học một cách có chủ đích, GV ngoài nội dung CH-BT và hướng dẫn
tự học trong TLHT cần có những bổ sung, điều chỉnh và chi tiết hóa, hướng dẫn cụ
thể về thời điểm thực hiện từng nhiệm vụ tự học cho sinh viên.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Khảo sát về hệ thống câu hỏi, bài tập trong TLHT
Học phần Tiếng Việt nâng cao gồm 2 chương: Chương 1: Một số vấn đề về
ngữ nghĩa và ngữ dụng; chương 2: Từ Hán Việt. Cuối mỗi chương đều có hệ thống
CH-BT hướng dẫn SV tự học, tuy nhiên, qua khảo sát và thực tế giảng dạy, tôi có
một số nhận xét như sau:

- Khảo sát hệ thống CH-BT trong TLHT chương 1 có tổng số 24 CH-BT tự
học giúp SV nắm được và củng cố những nội dung kiến thức cơ bản của chương.
Hệ thống CH-BT đáp ứng tương đối đầy đủ, khoa học, diễn đạt rõ ràng. Tuy nhiên
nội dung một số câu hỏi còn chưa chi tiết, chưa chỉ dẫn cụ thể và yêu cầu SV lấy ví
dụ; cùng một nội dung kiến thức nhưng lại có nhiều câu hỏi hoặc có những nội
dung kiến thức trọng tâm, phức tạp lại chưa có hệ thống bài tập chi tiết, nâng cao
để SV tự học như các câu: 2, 3, 5, 6, 8, 10, 11. Một số bài tập còn đơn giản, đơn
điệu chưa phù hợp với khả năng của SV và chưa chú trọng vào tính “nâng cao” của
môn học: phần 3 bình diện của câu chỉ có 1 BT19 (tr.364) tuy nhiên các câu trong

14


BT còn đơn giản, chưa sát với nội dung ra đề thi các năm, nên bổ sung những dạng
câu khác nhau để SV được làm quen.
- Một số nội dung kiến thức phức tạp thì chưa có lượng bài tập phù hợp, ngữ
liệu còn hạn chế: Nội dung nghĩa của từ trong ngữ cảnh là nội dung được dạy nhiều
trong chương trình TV tiểu học nhưng trong GT chỉ có 1 BT (bài 17, 20). Một số
bài tập có ngữ liệu chưa đầy đủ, rõ ràng, gây khó khăn cho việc tự học của SV: Bài
23 (trang 366). Khi SV thi kết thúc học phần, ngữ liệu thường nằm trong chương
trình TV tiểu học, vì vậy ngữ liệu hướng dẫn SV tự học cũng nên lấy trong CT TV
để SV không bỡ ngỡ khi làm bài: Bài 18 (trang 363).
- Chưa có chỉ dẫn chi tiết về hệ thống câu hỏi, bài tập dành cho từng thời
điểm lên lớp: chuẩn bị trước giờ học; câu hỏi gợi mở trong giờ và CH, BT củng cố
sau giờ học.
- Chưa có những yêu cầu cụ thể về phần CH- BT bắt buộc sẽ có sự hỗ trợ,
hướng dẫn và chữa bài của GV; có những CH, BT SV tự học một cách hoàn toàn.
- Chương 2: Nội dung lí thuyết của chương 2 xoay quanh chuyên đề về Từ
Hán Việt. Mục đích giúp sinh viên hiểu được thế nào là từ Hán Việt, cách nhận
diện, giải nghĩa và sử dụng từ Hán Việt. Hệ thống câu hỏi, bài tập trong Tài liệu

khá chi tiết, cụ thể, đặc biệt phần lí thuyết mở rộng vốn từ Hán Việt qua... được các
tác giả trình bày chi tiết chính là những gợi ý quan trọng giúp sinh viên tự học, tự
nghiên cứu làm giàu vốn từ Hán Việt cho bản thân. Tuy nhiên, chính bởi Tài liệu đã
viết rất chi tiết khi giải nghĩa các yếu tố Hán Việt trong các văn bản nên sinh viên
thường dựa vào sách mà không chịu tìm hiểu thêm. Bởi vậy, cần có cách hướng dẫn
tự học trên cơ sở những điều tài liệu đã viết để SV không ỷ lại vào sách mà vẫn cần
phải tìm hiểu thêm các yếu tố khác trong bài, yêu cầu đặt câu để SV nắm chắc hơn
nội dung ngữ nghĩa của từ.
2.2.2. Khảo sát về việc hướng dẫn sinh viên tự học của giảng viên
Để có những cơ sở thực tiễn về việc cần thiết khi thiết kế hệ thống CH, BT
cho học phần Tiếng Việt nâng cao, tôi tiến hành khảo sát trên 4 giảng viên trong tổ
15


Văn, khoa GD Tiểu học – Mầm non đã và đang giảng dạy học phần Tiếng Việt
nâng cao theo học chế tín chỉ hệ Cao đẳng và Cao đẳng Liên thông. Nội dung câu
hỏi khảo sát của tôi xoay quanh các vấn đề về: nhận xét của giảng viên về hệ thống
CH, BT trong TLHT; cách giảng viên hướng dẫn SV tự học; hệ thống CH, BT
giảng viên sử dụng hướng dẫn SV tự học, đánh giá của giảng viên về ý thức tự học
của SV và những thuận lợi, khó khăn của giảng viên khi hướng dẫn SV tự học cũng
như những giải pháp cụ thể của giảng viên để việc tự học của SV đạt hiệu quả. Sau
đây là hệ thống câu hỏi và kết quả khảo sát.
2.2.2.1. Nội dung câu hỏi khảo sát
PHIẾU LẤY Ý KIẾN GIÁO VIÊN
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC THEO HỆ THỐNG
CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG TÀI LIỆU HỌC TẬP
Câu 1: Khi giảng dạy học phần Tiếng Việt nâng cao, đồng chí đã sử dụng hệ
thống câu hỏi, bài tập trong TLHT để hướng dẫn sinh viên tự học như thế
nào?
a. Sử dụng toàn bộ hệ thống câu hỏi ôn tập, bài tập và hướng dẫn tự học trong

Tài liệu học tập để hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho sinh viên.
b. Sử dụng có lựa chọn hệ thống câu hỏi, bài tập trong Tài liệu học tập để giao
nhiệm vụ và hướng dẫn sinh viên tự học.
c. Sử dụng có lựa chọn một số câu hỏi, bài tập trong Tài liệu học tập; bổ sung các
câu hỏi, bài tập nhằm phù hợp với đối tượng người học.
d. Không sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập trong TLHT, xây dựng lại bộ câu hỏi,
bài tập hướng dẫn tự học cho sinh viên với từng nội dung.
e.Ý kiến khác: .........................................................................................................
Câu 2: Đồng chí chuẩn bị và giao nhiệm vụ tự học cho sinh viên vào thời điểm
nào?
a. Chuẩn bị câu hỏi, bài tập tự học cho toàn bộ học phần trước khi nhận lớp, giao
cho sinh viên khi bắt đầu nhận lớp, bắt đầu môn học.
16


b. Sử dụng câu hỏi trong tài liệu, có lựa chọn, chỉnh sửa, bổ sung theo từng
chương, giao cho sinh viên từ đầu mỗi khi bắt đầu một chương.
c. Sử dụng câu hỏi và bài tập trong tài liệu giao cho sinh viên theo nội dung buổi
học, giao trước buổi học 1 tuần.
d. Ý kiến khác:..........................................................................................................
Câu 3: Khi giao nhiệm vụ tự học, đồng chí quy định cách nghiệm thu, đánh
giá kết quả tự học của sinh viên như thế nào?
a. Yêu cầu sinh viên trả lời câu hỏi vào vở tự học, kiểm tra trong các buổi học
trên lớp bằng hình thức hỏi – đáp; trình bày; chấm vở.
b. Yêu cầu sinh viên trả lời câu hỏi và làm bài tập vào vở tự học, kiểm tra bằng
cách chấm vở.
c. Yêu cầu sinh viên làm theo nhóm, trình bày kết quả bằng đồ dùng trực quan.
d. Ý kiến khác:.........................................................................................................
Câu 4: Đồng chí cho nhận xét về hệ thống câu hỏi ôn tập, bài tập và phần
hướng dẫn tự học của Tài liệu học tập?

a. Đầy đủ, khoa học, đảm bảo nội dung kiến thức, không cần bổ sung, điều chỉnh.
b. Đầy đủ, khoa học, đảm bảo những nội dung kiến thức cơ bản, tuy nhiên cần bổ
sung một số câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học chi tiết hơn.
c. Một số đơn vị kiến thức còn hạn chế về câu hỏi, bài tập.
d. Ý kiến khác:..........................................................................................................
Câu 5: Khi giao nhiệm vụ và hướng dẫn sinh viên tự học, đồng chí thấy có
những thuận lợi và khó khăn gì? Đồng chí đã có giải pháp như thế nào để
việc tự học của sinh viên đạt hiệu quả?
2.2.2.2. Kết quả khảo sát
Câu

ĐA

Tỉ lệ ĐA b Tỉ lệ

ĐA

Tỉ lệ

ĐA

Tỉ lệ Ý

Tỉ lệ

a

(%)

c


(%)

d

(%)

(%)

kiến
khác

17


1
0
0
2
0
0
3
2
50%
4
0
0
2.2.2.3. Nhận xét

0

3
0
4

0
100%
0
100%

4
1
0
0

100%
0
0
0

0
0
0
0

0
0
0
0

0

0
2
0

0
0
50%
0

Kết quả khảo sát trên cho thấy đa số giảng viên đều có những đánh giá chung về
bộ câu hỏi, bài tập trong TLHT là đầy đủ, đảm bảo nộ dung kiến thức cơ bản nhưng
cần bổ sung một số câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học chi tiết hơn. Cũng xuất
phát từ nhận xét đó mà đa số giảng viên khi giảng dạy nội dung Tiếng Việt nâng
cao đều sử dụng có lựa chọn một số câu hỏi, bài tập trong TLHT; bổ sung CH-BT
và điều chỉnh, hướng dẫn chi tiết nhiệm vụ tự học để phù hợp với đối tượng SV.
Trong câu 5 khi phỏng vấn về những thuận lợi và khó khăn trong việc giao
nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên tự học và những giải pháp giảng viên đã thực hiện
để việc tự học của sinh viên đạt hiệu quả, đa số các ý kiến thu được đều xoay quanh
một số ý sau:
* Thuận lợi:
- Nhiệm vụ tự học cụ thể, vừa sức với sinh viên;
- Tài liệu học tập và tham khảo nhiều, dễ tìm và dễ sử dụng; một số SV có ý thức tự
giác trong học tập;
- SV nhận thức rõ nhiệm vụ, yêu cầu tự học khi GV hướng dẫn; SV các lớp VB2,
CĐLT có trình độ tương đối đồng đều và chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức nên
rất tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập.
* Khó khăn:
- SV chưa thực sự chủ động, tích cực, tự giác trong nhiệm vụ học tập;
- SV chưa có tinh thần tương trợ, hợp táp khi làm việc nhóm;
- SV học các lớp cuối tuần (VB2, CĐLT) nên thời gian chuẩn bị cho các nhiệm vụ

tự học còn hạn chế.
- Tiếng Việt nâng cao là một học phần khó, cần có thêm những ngữ liệu mở cho SV
tham khảo.
18


* Giải pháp:
- Cung cấp thêm những bài tập, ngữ liệu, những quan điểm lí thuyết khác có liên
quan đến nội dung học phần giúp người học có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về nội
dung được học;
- Hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng nhiệm vụ học tập, đưa ra yêu cầu về sản phẩm đạt
được;
- Thường xuyên giám sát, hỗ trợ kịp thời khi SV gặp khó khăn, có thể điều chỉnh
yêu cầu của nhiệm vụ học tập nếu thấy quá sức đối với SV;
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của SV; nghiêm khắc đánh giá kết
quả tự học bằng điểm số hàng tuần trên lớp.
2.2.3. Khảo sát và nhận xét về việc tự học của sinh viên
2.2.3.1. Nội dung khảo sát
Ngoài việc khảo sát đối với GV, tôi cũng tiến hành khảo sát đối với SV về
những câu hỏi xoay quanh việc tự học của các em. Việc khảo sát được thực hiện
sau 2 tuần học khi chưa có sự điều chỉnh, bổ sung của GV, SV tiến hành tự học
hoàn toàn trên hệ thống CH-BT và hướng dẫn tự học trong TLHT. Sau đây là nội
dung 5 câu hỏi khảo sát 55 SV lớp CĐTH 36E do tôi trực tiếp giảng dạy:
PHIẾU KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN THEO HỆ
THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG TÀI LIỆU HỌC TẬP
Anh (chị) hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng với mình.
Câu 1: Anh (chị) có thể tự học một cách hiệu quả dựa vào những câu hỏi, bài
tập và hướng dẫn tự học trong Tài liệu học tập không?
a. Hoàn toàn có thể tự học và đạt hiệu quả.
b. Có thể tự học để nắm được một phần kiến thức nhưng còn một số nội dung chưa

thật hiểu.
c. Có tự học nhưng chưa thật hiểu, cần sự hướng dẫn chi tiết hơn.
d. Không có nhu cầu tự học nên thường không thực hiện hoặc thực hiện chống đối.
e. Ý kiến khác:...................................................................................................
19


Câu 2: Nội dung câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học trong TLHT có đáp ứng
được mục tiêu, nhiệm vụ học tập và phù hợp với khả năng của anh (chị) chưa?
a. Đáp ứng đầy đủ mục tiêu, nhiệm vụ học tập và phù hợp với khả năng
b. Còn một số nội dung kiến thức chưa có câu hỏi và hướng dẫn học tập cụ thể
c. Đã đáp ứng được phần nào mục tiêu, nhiệm vụ môn học nhưng cần bổ sung
thêm một số câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học chi tiết hơn.
d. Chưa đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ và chưa phù hợp với khả năng
e. Ý kiến khác:.....................................................................................................
Câu 3: Khi thực hiện các nhiệm vụ tự học trong TLHT, anh (chị) có những
thuận lợi và khó khăn gì?
Câu 4: Anh (chị) tự nhận thấy mình có đã có kĩ năng tự học nội dung môn học
tốt chưa?
a. Rất tốt, có thể tự nghiên cứu không cần sự hướng dẫn của giáo viên
b. Bình thường, cần sự định hướng của giáo viên
c. Chưa tốt, cần sự giúp đỡ của giáo viên
d. Kém, cần giáo viên giảng giải cặn kẽ
e. Ý kiến khác:...................................................................................................
Câu 5: Anh (chị) có mong muốn gì đề nghị với giáo viên bộ môn trong việc
hướng dẫn tự học cho bản thân mình?

2.2.3.2. Kết quả khảo sát
Câu


ĐA

Tỉ lệ ĐA

a
(%)
1
2
3.6
2
3
5.45
4
1
1.8
2.2.3.3. Nhận xét

b
28
25
36

Tỉ lệ

ĐA c Tỉ lệ

(%)
50.9 20
45.45 27
65.5 18


(%)
36.4
49.1
32.7

20

ĐA

Tỉ lệ Ý kiến Tỉ lệ

d
5
0
0

(%)
9.1
0
0

khác
0
0
0

(%)
0
0

0


Dựa trên số liệu khảo sát, tôi có một số nhận xét như sau:
- Có 50.9% số SV được khảo sát trả lời là: có thể tự học theo hệ thống CH,
BT và hướng dẫn tự học trong TLHT để nắm được một phần kiến thức nhưng còn
một số nội dung chưa thật hiểu; 36.4% trả lời là có tự học nhưng chưa thật hiểu,
cần sự hướng dẫn chi tiết hơn; có 9.1% trả lời là không có nhu cầu tự học nên
thường không thực hiện hoặc thực hiện chống đối và chỉ có 3.6% cho rằng mình
hoàn toàn có thể tự học và đạt hiệu quả nhưng lại có ý kiến khác là vẫn còn một số
bài tập chưa hiểu.
- Nhận xét vê nội dung câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học trong TLHT có
đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ học tập và phù hợp với khả năng của bản thân
chưa thì có 45.45% SV chọn đáp án b: còn một số nội dung kiến thức chưa có câu
hỏi và hướng dẫn học tập cụ thể; 49.1% câu trả lời cho rằng đã đáp ứng được phần
nào mục tiêu, nhiệm vụ môn học nhưng cần bổ sung thêm một số câu hỏi, bài tập
và hướng dẫn tự học chi tiết hơn.
- Về kĩ năng tự học của SV đối với môn học: 65.5% số SV tự nhận là: Bình
thường, cần sự định hướng của giáo viên và 32.7% là chưa tốt và cần sự giúp đỡ
của giáo viên.
- Về thuận lợi và khó khăn trong quá trình tự học đa số SV có những ý kiến
giống nhau đó là:
+ Thuận lợi: hệ thống CH, BT nhiều, phong phú; các tài liệu tham khảo đa dạng; có
thể trao đổi và làm việc nhóm.
+ Khó khăn: chưa biết cách tự học hiệu quả; nhiều bài tập nên không hoàn thành;
một số yêu cầu trong TLHT còn lặp và chưa rõ.
- Về đề xuất với giáo viên: đa số SV muốn giảm lượng CH, BT tự học để hoàn
thành các môn học khác.
Khi xem xét nguyên nhân của những khó khăn và nguyện vọng trên, tôi nhận
thấy bản thân SV chưa có kế hoạch tự học khoa học, chưa có nhu cầu tự học thiết

thực và cũng chưa dành thời gian tự học xứng đáng cho môn học. SV đi làm thêm
21


nhiều, dành nhiều thời gian cho các hoạt động vui chơi, giải trí; chưa nhận thức
được sâu sắc ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của bản thân
trong việc tự học, tự bồi dưỡng kiến thức và hoàn thiện bản thân. Nhiều SV có tư
tưởng học để thi nên còn nặng vấn đề điểm số và trọng tâm học những nội dung
dùng đề thi nên còn lơ là và coi nhẹ các nội dung học tập khác.
Với kết quả khảo sát trên, tôi cho rằng việc thiết kế hệ thống CH-BT gọn,
đúng, trúng kết hợp mở rộng và bổ sung các dạng bài tập khác nhau, các hình thức
đánh giá khác nhau và hướng dẫn tự học cụ thể là vấn đề đáng để nghiên cứu và
thực hiện giúp SV hứng thú với việc tự học và nhờ thế hiệu quả tự học cũng được
nâng cao.

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP VÀ
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT NÂNG CAO
2.1. Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học chương 1: Một số vấn đề ngữ nghĩa
và ngữ dụng
2.1.1. Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học nội dung Ngữ cảnh
2.1.1.1.Câu hỏi
Câu 1: Ngữ cảnh là gì? Nêu vai trò của ngữ cảnh.

22


Câu 2: Nêu các cách phân tích nghĩa của từ theo ngữ cảnh. Lấy ví dụ minh họa cho
từng cách phân tích đó.
Câu 3: Lập bảng so sánh về các bình diện của từ trong từ điển với từ trong hoạt
động giao tiếp.

2.1.1.2. Bài tập
Bài 1: Dựa vào ngữ cảnh để tìm nghĩa của từ “xanh” trong câu chuyện sau:
Một con cáo nhìn thấy chùm nho chín mọng liền tìm cách hái chúng. Nhưng
loay hoay mãi, cáo ta vẫn không với tới được chùm nho. Để dẹp nỗi bực mình, Cáo
bèn nói:
- Nho còn xanh lắm.
(Theo Ngụ ngôn Ê – dốp)
Bài 2: Chỉ ra sự biến đổi của từ trong hoạt động giao tiếp (về bình diện ngữ âm,
cấu tạo, ngữ pháp hoặc ngữ nghĩa) của những từ in đậm trong ví dụ dưới đây:
a) Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
(Nguyễn Đình Thi)
b) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Trần Đăng Khoa)
c) Xanh cây, xanh cỏ, xanh đổi
Xanh rừng, xanh núi, da giời cũng xanh.
(Nguyễn Bính)
d) Song sa vò võ phương trời
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.
(Nguyễn Du)
e) Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo
màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam.
(Nguyễn Tuân)
23


g) Rứa là hết! Chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!
Quên làm sao, em hỡi, lúc chia phôi

Bởi khác cảnh, hai đứa mình nghẹn nói.
(Tố Hữu)
Bài 3: Dựa vào ngữ cảnh, chỉ ra nghĩa của các từ được in đậm trong mỗi câu dưới
đây. Nêu rõ vai trò của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ.
a) Chỉ trong vài hôm mà chim chóc ở khu rừng nằm dọc bên một cái hồ lớn đã về
đông đủ.
b) Vì việc quân cấp bách, Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt
nhìn vị chủ tướng ra đi.
c) Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi.
d) Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.
e) Những trưa hè đầy nắng
Trâu nằm nhai bóng râm
Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim.
g) Tiếng chim nghe thánh thót
Văng vẳng khắp cánh đồng.
h) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm
Đời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.
i) Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
k) Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung.
24


l) Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm

Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều.
Bài 4: Dựa vào ngữ cảnh của bài thơ “Rắn đầu biếng học”, hãy chỉ ra các từ đồng
âm được sử dụng trong văn bản và chỉ rõ nghĩa của các từ đồng âm đó.
Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn đầu biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối
Lằn lưng cam chịu dấu roi da
Từ nay Trâu Lỗ xin gắng học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
Bài 5: Chỉ ra nghĩa biểu cảm của các từ, cụm từ được in đậm trong các ví dụ dưới
đây. Nêu ý nghĩa của việc sử dụng những từ ngữ biểu cảm đó.
a) Trâu ăn cho no
Cỏ non ngọt xớt
Nước mương trong vắt
Mời trâu xuống đầm
b) Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
Ơi chú gà ơi
Ta yêu chú lắm!
c)

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn!
d) Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
25



×