Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

56 thi thử THPT trường lục nam bắc giang (lần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.85 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 05 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
THPT LỤC NAM
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Mã đề thi 060
Số báo danh: ..........................................................................
* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40;
Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
* Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.
Câu 41: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 42: Lọai thực phẩm nào chứa nhiều glucozơ là:
A. mật ong.
B. đường kính.
C. Quả nho.
D. mật mía.
Câu 43: Số amin bậc hai ứng với công thức phân tử C4H9N là
A. 1
B. 4


C. 8
D. 3
Câu 44: Anilin có công thức là
A. H2N-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CH2-COOH.
C. CH3-CH(NH2)-COOH.
D. C6H5-NH2.
Câu 45: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Một số protein tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
B. Trong protein không chứa nguyên tố nitơ.
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α -amino axit gọi là liên kết peptit.
D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit.
Câu 46: Trùng hợp propen thu được polime có tên gọi là
A. polipropilen.
B. polietilen.
C. polistiren.
D. poli(vinyl clorua).
Câu 47: Trong bốn kim loại Al, Mg, Fe, Cu, kim loại có tính khử yếu nhất là
A. Fe.
B. Mg.
C. Cu.
D. Al.
Câu 48: Tên gọi của NaBr?
A. Phân đạm
B. Natricacbonat
C. Natribromua
D. Muối ăn
Câu 49: Tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là khí nào sau đây?
A. SO2.
B. CO.

C. H2O.
D. CO2.
Câu 50: Kim loại cứng nhất là:
A. Crom.
B. Đồng.
C. Sắt.
D. Bạc.
1


Câu 51: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin (CH 3NH2), sinh ra 1,12 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m

A. 3,1 gam.
B. 6,2 gam.
C. 5,4 gam.
D. 2,6 gam.
Câu 52: Đun nóng dung dịch chứa 18gam glucozơ với dung dịch AgNO 3 trong NH3 dư thấy Ag tách ra.
Tính lượng Ag thu được.
A. 10,8g
B. 21,6
C. 28,6
D. 26,1
Câu 53: Khi cho X (C4H8O2) tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được CH 3COONa. Công thức
cấu tạo của X là:
A. C2H5COOH.
B. HCOOC3H7.
C. CH3COOCH3.
D. CH3COOC2H5.
Câu 54: Loại tơ nào sau đây là tơ nhân tạo:
A. Tơ nilon -6.

B. Tơ tằm.
C. Tơ lapsan.
D. Tơ axetat
Câu 55: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. W.
B. Al.
C. Na.
D. Hg.
Câu 56: Axit nào sau đây thường được đựng trong lọ nhựa:
A. HCl.
B. HF.
C. HI.
D. HBr.
Câu 57: Công thức phân tử của axetilen là:
A. C2H6.
B. C3H6.
C. C2H4.
D. C2H2.
Câu 58: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng:
A. Cu.
B. Al.
C. Mg.
D. Fe.
Câu 59: Vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3.
B. HCOOCH3.
C. CH2=CHCOOCH3.
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 60: Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 là:
A. CuO, Al, Mg.

B. Zn, Al, Fe.
C. MgO, Na, Ba.
D. ZnO, Ni, Sn.
Câu 61: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với dung dịch các chất riêng biệt sau: H 2SO4 loãng, CuCl2,
Fe(NO3)2, AgNO3, NaCl. Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 62: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch saccarozơ phản ứng với CuO tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Hồ tinh bột tác dụng với dung dịch iot tạo hợp chất màu xanh tím.
C. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit.
D. Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng.
Câu 63: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,2 mol CO 2 và 0,05 mol N2.
Công thức phân tử của X là:
A. C2H7N.
B. C4H11N.
C. C2H5N.
D. C4H9N

2


Câu 64: Một mẫu kim loại Cu có lẫn tạp chất là các kim loại Al, Mg. Để loại bỏ tạp chất thì dùng dung
dịch nào sau đây?
A. NaOH.
B. Cu(NO3)2.
C. Fe(NO3)3.
D. Fe(NO3)2.

Câu 65: Cho 0,1 mol alanin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa m gam
muối. Giá trị m là:
A. 11,1.
B. 9,5.
C. 11,3.
D. 9,7.
Câu 66: Cho 7,6 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl, thu
được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 14,9.
B. 14,59.
C. 13,06.
D. 15,67.
Câu 67: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với
xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 30%)
A. 55 lít.
B. 80 lít.
C. 49 lít.
D. 70 lít.
Câu 68: Chất X có cấu tạo CH3COOCH3. Tên gọi của X là
A. metyl axetat.
B. etyl axetat.
C. metyl propionat. D. propyl axetat.
Câu 69: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, có số liên kết peptit là n.
B. Các dung dịch amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
C. Peptit đều ít tan trong nước.
D. Trong phân tử valin chỉ có 1 nhóm amino.
Câu 70: Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO 4 xM. Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy đinh
sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 gam. Giả sử tất cả lượng
Cu sinh ra đều bám hết vào đinh sắt. Giá trị của x là

A. 1,5.
B. 2,0.
C. 0,5.
D. 1,0.
Câu 71: Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy có thành phần phân tử khác nhau.
(b) Trong môi trường axit, fructozơ chuyển thành glucozơ.
(c) Anilin tạo được kết tủa vàng khi phản ứng với dung dịch nước brom.
(d) Khi luộc trứng xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(e) Để giảm đau nhức khi bị ong đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
(f) Phenyl axetat phản ứng tối đa với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 72: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
3


(6) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 5
B. 6
C. 4

D. 3
Câu 73: Hoà tan hoàn toàn 14,22 gam Al bằng dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được dung dịch X và
1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là
18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 38,34
B. 122,58
C. 106,38
D. 97,98
Câu 74: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng với dung dịch HCl dư thu được (m
+ 20,805) gam muối. Mặt khác, lấy m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thu được (m + 26,22)
gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m:
A. 41,06.
B. 33,75.
C. 61,59.
D. 39,60.
Câu 75: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO 2
sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun
kỹ dung dịch X thu thêm được 50 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 550.
B. 850.
C. 650.
D. 750.
Câu 76: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần dùng 1,61 mol O 2, thu được 1,14 mol CO 2 và
1,06 mol H2O. Cho 26,58 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 25,02 gam.
B. 28,86 gam.
C. 27,14 gam.
D. 27,42 gam.
Câu 77: Một oligopeptit được tạo thành từ glyxin, alanin, valin. Thủy phân X trong 500 ml dung dịch
H2SO4 1M thì thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thì thu được hỗn hợp Z có chứa các đipeptit,

tripeptit, tetrapeptit, pentapeptit và các amino axit tương ứng. Đốt một nửa hỗn hợp Z bằng một lượng
không khí vừa đủ, hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thì thấy khối lượng bình tăng
74,225 gam, khối lượng dung dịch giảm 161,19 gam đồng thời thoát ra 139,608 lít khí trơ. Cho dung
dịch Y tác dụng hết với V lít dung dịch KOH 2M đun nóng (dùng dư 20% so với lượng cần thiết), cô cạn
dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn có giá trị gần đúng là
A. 210 gam.
B. 204 gam.
C. 198 gam.
D. 184 gam.
Câu 78: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO (trong đó oxi chiếm 25,39% về khối lượng hỗn hợp).
Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít khí CO (ở đktc) sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y
và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư
thu được dung dịch T và 7,168 lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn T thu được 3,456m
gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 38,43.
B. 35,19.
C. 41,13.
D. 40,43.
Câu 79: X là axit no, đơn chức, Y là axit không no, có một liên kết đôi C=C, có đồng phân hình học và
Z là este hai chức tạo X, Y và một ancol no (tất cả các chất đều thuần chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn
toàn 9,52 gam E chứa X, Y và Z thu được 5,76 gam H 2O. Mặt khác, E có thể phản ứng tối đa với dung
dịch chứa 0,12 mol NaOH sản phẩm sau phản ứng có chứa 12,52 hỗn hợp các chất hữu cơ. Nhận định
nào sau đây đúng?
A. Phần trăm khối lượng của X trong E là 12,61%
B. Số mol của Y trong E là 0,06 mol.
C. Khối lượng của Z trong E là 4,36 gam.
4


D. Tổng số nguyên tử (C, H, O) trong Z là 24.

Câu 80: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 3 este X, Y, Z (đều mạch hở và chỉ chứa chức este,
Z chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong P) thu được lượng CO 2 lớn hơn H2O là 0,25 mol. Mặt
khác, m gam P phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 22,2 gam 2 ancol hơn kém nhau 1
nguyên tử cacbon và hỗn hợp T gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,275 mol O 2 thu được
CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,2 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong A là
A. 45,20%.
B. 50,40%.
C. 62,10%.
D. 42,65%.
--------------HẾT---------------

5


ĐÁP ÁN ĐỀ THI THPT TRƯỜNG LỤC NAM – BẮC GIANG (LẦN 1)
41. A

42. C

43. D

44. D

45. B

46. A

47. C

48. C


49. D

50. A

51. A

52. B

53. D

54. D

55. D

56. B

57. D

58. A

59. D

60. B

61. D

62. B

63. A


64. B

65. A

66. A

67. D

68. A

69. D

70. D

71. B

72. C

73. B

74. C

75. C

76. B

77. B

78. A


79. D

80. D

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 41: Chọn A.
Câu 42: Chọn C.
Câu 43: Chọn D.
Các amin bậc II:
CH3-NH-CH2-CH2-CH3
CH3-NH-CH(CH3)2
CH3-CH2-NH-CH2-CH3
Câu 44: Chọn D.
Câu 45: Chọn B.
Câu 46: Chọn A.
Câu 47: Chọn C.
Câu 48: Chọn C.
Câu 49: Chọn D.
Câu 50: Chọn A.
Câu 51: Chọn A.
Câu 52: Chọn B.
n C6 H12 O6 = 0,1 → n Ag = 0, 2
→ m Ag = 21, 6gam.
Câu 53: Chọn D.
Câu 54: Chọn D.
Câu 55: Chọn D.
Câu 56: Chọn B.
Câu 57: Chọn D.
Câu 58: Chọn A.

Câu 59: Chọn D.
Câu 60: Chọn B.
Câu 61: Chọn D.
Có 3 trường hợp xảy ra phản ứng:
Fe + H2SO4 loãng -> FeSO4 + H2
Fe + CuCl2 -> FeCl2 + Cu
Fe + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2Ag
6


Câu 62: Chọn B.
Câu 63: Chọn A.
Amin đơn chức nên n X = 2n N 2 = 0,1
→ Số C = n CO2 / n X = 2
→ X là C2H7N
A. đúng: 2C2H7N + H2SO4 -> (C2H8N)2SO4
B. Đúng
C. Đúng.
D. Sai, X có thể là etylamin (C2H5NH2) hoặc đimetylamin (CH3)2NH.
Câu 64: Chọn B.
Để loại bỏ tạp chất ta dùng dung dịch Cu(NO3)2:
Mg + Cu(NO3)2 -> Mg(NO3)2 + Cu
Al + Cu(NO3)2 -> Al(NO3)3 + Cu
Dùng NaOH ta chỉ bỏ được Al, dùng Fe(NO3)3 sẽ hòa tan cả 3 kim loại, dùng Fe(NO3)2 thì loại bỏ được
Mg, Al nhưng lại bị lẫn Fe.
Câu 65: Chọn A.
NH2-CH(CH3)-COOH + NaOH -> NH2-CH(CH3)-COONa + H2O
→ n NH2 −CH(CH3 ) −COONa = 0,1
→ m NH 2 −CH (CH3 ) −COONa = 0,1.111 = 11,1 gam.
Câu 66: Chọn A.

m muối = mX + mHCl = 14, 9 gam.
Câu 67: Chọn D.
n C6 H7O2 (ON 2 )3 = 0,3kmol

[ C6 H 7 O 2 (OH)3 ] n + 3nHNO3 → [ C6H 7O2 (ON 2 )3 ] n + 3nH 2O
→ n HNO3 = 0,9kmol
HNO3 bị hao hụt 20% nên chỉ có 80% giá trị sử dụng:
→ m HNO3 = 0,9.63 / 80% = 70,875 kg
→ m dd HNO3 = 105 kg
→ Vdd = 105 /1,5 = 70 lit
Câu 68: Chọn A.
Câu 69: Chọn D.
Câu 70: Chọn D.
Fe + CuSO4 -> Cu + FeSO4
0,2x….0,2x…..0,2x
∆m = 64.0, 2x − 56.0, 2x = 1, 6
→ x =1
Câu 71: Chọn B.
7


(a) Sai, dầu bôi trơn máy là hiđrocacbon (C, H)
(b) Sai, môi trường kiềm mới chuyển hóa qua lại.
(c) Sai, anilin không làm đổi màu quỳ tím.
(d) Đúng.
(e) Đúng, vôi sẽ trung hòa axit tiết ra từ nọc ong.
(f) Sai, tỉ lệ 1:1.
Câu 72: Chọn C.
(1) NaOH + Ca(HCO3)2 -> CaCO3 + Na2CO3 + H2O
(2) HCl dư + NaAlO2 -> NaCl + AlCl3 + H2O

(3) Không phản ứng.
(4) NH3 + H2O + AlCl3 -> Al(OH)3 + NH4Cl
(5) CO2 + H2O + NaAlO2 -> Al(OH)3 + NaHCO3
Câu 73: Chọn B.
n N 2O = n N2 = 0, 03; n Al = 79 /150
Bảo toàn electron: 3n Al = 8n N2O + 10n N 2 + 8n NH +4
→ n NH+ = 0,13
4

→ m muối = m Al( NO3 )3 + m NH4 NO3 = 122,58 gam.
Câu 74: Chọn C.
Đặt a, b là số mol Glu, Lys
n HCl = a + 2b = 20,805 / 36,5
n KOH = 2a + b = 26, 22 / 38
→ a = 0, 27; b = 0,15
→ m = 147a + 146b = 61,59gam.
Câu 75: Chọn C.
Đun kỹ X thu thêm kết tủa chứng tỏ X chứa Ca(HCO3)2.
CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O
5,5………………<= 5,5
2CO2 + Ca(OH)2 -> Ca(HCO3)2
2…………………<= 1
Ca(HCO3)2 -> CaCO3 + CO2 + H2O
1……………<= 1
→ n CO2 tổng = 7,5
(C6H10O5)n -> C6H12O6 -> 2CO2
3,75………………….<= 7,5
→ m (C6 H10O5 )n = 3, 75.162 / 81% = 750
Câu 76: Chọn B.
Trong phản ứng cháy:

Bảo toàn khối lượng -> m chất béo = 17,72
8


Bảo toàn O -> n chất béo = 0,02
→ M chất béo = 886
Trong phản ứng với NaOH:
n chất béo = 7,088/886 = 0,008
→ n NaOH = 0, 024 và n C3H5 (OH)3 = 0, 008
Bảo toàn khối lượng -> m xà phòng = 7,312
Câu 77: Chọn B.
Quy đổi Z thành: C2H3ON (a), CH2 (b) và H2O (c)
m bình tăng = m CO2 + m H2O = 74, 225
m dd giảm = m CO2 + m H 2O − m BaCO3 = −161,19
→ n CO2 = 1,195 và n H2O = 1, 2025
→ n CO2 = 2a + b = 1,195 (1)
Và n H2O = 1,5a + b + c = 1, 2025 (2)
Bảo toàn O → n O2 = (2n CO2 + n H2O − a − c) / 2 = (3,5925 − a − c) / 2
→ n N2 trong không khí = 2(3,5925 – a – c)
→ n N2 tổng = a/2 + 2(3,5925 – a – c) = 6,2325 (3)
(1)(2)(3) -> a = 0,375; b = 0,445; c = 0,195
Y với KOH:
Một nửa Z phản ứng: Z + KOH -> Muối + H2O
NKOH pư với Z = a = 0,375
n H2O = n Z = c = 0,195
m Z = 31,115
bảo toàn khối lượng -> m muối = 48,605
vậy nếu toàn bộ Z phản ứng thì nKOH pư với Z = 0,75 và m muối = 97,21
n H2SO4 = 0,5 → n KOH = 1 và m K 2SO4 = 87
nKOH pư tổng = 1,75 -> nKOH dư = 0,35

→ mKOH dư = 1,96
→ m rắn = 97,21 + 87 + 19,6 = 203,81
→ Chọn A.
Câu 78: Chọn A.
Khí Z chứa n CO2 = 0, 25 và n CO = 0,15
Trong X: nO = 0,2539m/16
→ Trong Y: nO = 0,2539m/16 – 0,25
n NO− = 3n NO + 2n O = 0, 46 + 0, 2538m / 8
3

m muối = (m – 0,2538m) + 62(0,46 + 0,2538m/8) = 3,456m
→ m = 38,39 gam.
9


Câu 79: Chọn D.
X: CxH2xO2 (a mol)
Y: CyH2y-2O2 (b mol)
Z: CzH2z-4O4 (c mol)
n H2O =ax+b(y-1)+c(z-2)=0,32
m E = a(14x + 32) + b(14y + 30) + c(14z + 60) = 9,52
n NaOH = a + b + 2c = 0,12
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng với NaOH → n H 2O = a + b = 0,1
→ a = 0, 02; b = 0, 08;c = 0, 01;ax + by + cz = 0, 42
→ 2x + 8y + z = 42
Do x ≥ 1, y ≥ 4, z ≥ 7 → x = 1; y = 4; z = 8 là nghiệm duy nhất.
X là HCOOH: 0,02
Y là CH3-CH=CH-COOH: 0,08
Z là CH3-CH=CH-COO-C3H6-OOC-H: 0,01
%X = 9,66% -> a sai

n Y = 0, 08− > b sai
m Z = 1, 72 → c sai
Z là C8H12O4 -> Tổng 24 nguyên tử -> D đúng.
Câu 80: Chọn D.
n Na 2CO3 = 0,35 → n NaOH = 0, 7 → n O (T) = 1, 4
Bảo toàn O cho phản ứng đốt T → n CO2 = 0,35
Bảo toàn C → n C (T) = n Na 2 CO3 + n CO2 = 0, 7
→ n C = n Na
→ T gồm HCOONa (a) và (COONa)2 (b)
n C = a + 2b = 0, 7
n H = a = 2n H2O = 0, 4
→ b = 0,15
Bảo toàn khối lượng → m P = 41,5
Đốt P → n CO2 = u và n H2O = v
→ u − v = 0, 25
Và 12u + 2v + 1,4.16 = 41,5
→ u = 1,4 và v = 1,15
nC (ancol) = u – nC (T) = 0,7
n H (ancol) = 2v + n NaOH − n H (T) = 2, 6
n O (ancol) = n NaOH = 0, 7
10


Dễ thấy nC = nO nên ancol có số C bằng số -OH.
Mặt khác, do nH (ancol) > 3nC (ancol) nên ancol chứa CH3OH
→ Ancol gồm CH3OH (0,5) và C2H4(OH)2 (0,1)
Từ số mol muối và ancol ta có P chứa:
(HCOO)2C2H4: 0,1 (<= Tính từ n C2 H4 (OH)2 )
HCOOCH3: 0,2 (<= Tính từ bảo toàn HCOONa)
(COOCH3)2: 0,15 (<= Tính từ n (COONa)2 )

→ %(COOCH3)2 = 42,65%

11



×