Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của Công Ty Cổ Phẩn Dịch Vụ Thương Mại Quốc Tế Megaway Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.51 KB, 41 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Vi Lê – Khoa
Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế, trường Đại học Thương Mại. Cô đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận tốt
nghiệp. Đồng thời em xin gửi lời biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại
học Thương Mại, khoa Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế trong suốt 4 năm học đã
trang bị cho em những kiến thức quý báu giúp em tự tin trong quá trình thực tập,
làm khóa luận tốt nghiệp cũng như cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty Cổ
Phẩn Dịch Vụ Thương Mại Quốc Tế Megaway Việt Nam, đặc biệt là phó giám đốc
Tony Dong và chị Trương Mỹ Hạnh đã cho em cơ hội học hỏi và thực tập tại quý
Công ty.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp đã hoàn thành, nhưng do khả năng, thời gian và
kiến thức còn nhiều hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót. Em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô đề báo cáo khóa luận
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày tháng năm 2015
Sinh viên thực hiện
Lê Xuân Tùng

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ....................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................v
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN


DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MEGAWAY VIỆT NAM.........................1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................1
1.2. Tổng quan nghiên cứu....................................................................................1
1.3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.4. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.5. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................3
1.6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
1.7. Kết cấu của khóa luận......................................................................................4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG...............5
2.1 Một số khái niệm cơ bản.................................................................................5
2.1.2 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa.......................................................................5
2.1.3 Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không..................................6
2.2 Lý thuyết về quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường hàng không........7
2.3 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của
công ty Megaway Việt Nam....................................................................................8
2.3.1 Nhận hàng từ người gửi hàng.........................................................................8
2.3.2 Chuẩn bị phương tiện......................................................................................9
2.3.3 Lập bộ chứng từ và kết toán chi phí..............................................................10
2.3.4 Tổ chức giao hàng lên tàu.............................................................................12
Chương 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MEGAWAY VIỆT NAM........................16

2


3.1 Khái quát về công ty Cổ Phần Dịch Vụ Thương Mại Quốc Tế Megaway
Việt Nam................................................................................................................. 16
3.1.1. Giới thiệu về công ty....................................................................................16
3.1.2. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................16

3.1.3. Nhân lực của công ty...................................................................................17
3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật.................................................................................17
3.1.5. Tài chính của công ty...................................................................................17
3.1.6. Hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh..........................................17
3.2. Thực trạng áp dụng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường hàng
không của công ty Meagaway Việt Nam..............................................................20
3.2.1. Nhận hàng từ người gửi hàng.....................................................................21
3.2.2. Chuẩn bị phương tiện..................................................................................21
3.2.3. Lập bộ chứng từ và kết toán chi phí.............................................................23
3.2.4 Tổ chức giao hàng lên tàu.............................................................................24
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT KIEENS NGHỊ ĐỂ
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU BẲNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY MEGAWAY VIỆT NAM..............27
4.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới................................27
4.2. Các đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng
đường hàng không tại công ty Megaway Việt Nam............................................28
KẾT LUẬN............................................................................................................32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Megaway Việt Nam...........................17
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Megaway Việt Nam giai đoạn
2014 – 2016.............................................................................................................18
Bảng 3.2: Doanh thu từng lĩnh vực của công ty Megaway Việt Nam giai đoạn 2014
– 2016......................................................................................................................19
Bảng 3.3: Bảng đánh giá chất lượng dịch vụ tiếp nhận hàng hóa do khách hàng đánh

giá đối với công ty Megaway Việt Nam..................................................................21
Bảng 3.4: Bảng đánh giá vị thế, năng lực của công ty đối với các hãng hàng không
quốc tế..................................................................................................................... 22
Bảng 3.5: Bảng đánh giá chất lượng dịch vụ do khách hàng đánh giá đối với bộ
phận chứng từ (Cus & Docs) và bộ phận và bộ phận kế toán của công ty Megaway
Việt Nam.................................................................................................................23
Bảng 3.6: Bảng đánh giá chất lượng dịch vụ của công tác tổ chức giao hàng lên tàu
do khách hàng đánh giá đối với công ty Megaway Việt Nam..................................25

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

Từ viết tắt Nghĩa tiếng nước ngoài
VNĐ
XNK
TP
FCL
Full Container Load
LCL
Less than Container Load

6


MSDS

Material safety data sheet

7
8
9
10

HAWB
MAWB
AOL
AOD

House Airway Bill
Master Airway Bill
Airport of load
Airport of Destination

5

Nghĩa tiếng Việt
Việt Nam Đồng
Xuất nhập khẩu
Thành phố
Hàng đầy container
Hàng không đầy 1 container
Bảng chỉ dẫn an toàn hàng
hóa

Vân đơn
Vận đơn chủ
Cảng bốc hàng
Cảng dỡ hàng


Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MEGAWAY VIỆT NAM.
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đang tích cực
tham gia nhiều tổ chức kinh tế và kí kết các hiệp định với nhiều nước và nhiều khu
vực trên thế giới. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của đất
nước, trong đó có ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận quốc tế. Tương lai, ngành
kinh doanh dịch vụ quốc tế sẽ đóng góp tỉ lệ phần trăm GDP rất lớn cho quốc gia,
ngành đang có nhiều triển vọng phát triển và đem lại kết quả tích cực cho đất nước.
Tuy nhiên, cơ hội mở ra rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao
nhận vận tải nhưng thách thức đặt ra là không ít. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp
trong và ngoài nước tham gia vào ngành khiến cho sự cạnh tranh ngày càng khốc
liệt. Nếu doanh nghiệp không có chiến lược và không tìm ra giá trị cốt lõi thì rất dễ
bị thất bại. Cái mà mỗi doanh nghiệp phải có được đầu tiên đó là chất lượng dịch vụ
tốt. Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa có vai trò vô cùng quan
trọng với mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong ngành.
Công Ty Cổ Phẩn Dịch Vụ Thương Mại Quốc Tế Megaway Việt Nam là một
trong các công ty hàng đầu của nước ta trong lĩnh vực này. Nhưng trong thời gian
gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình mở của hội
nhập kinh tế thì Megaway Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn, mặc dù có nhiều nỗ lực
và cố gắng nhưng việc nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải chưa đạt kết
quả như mong đợi. Với mong muốn có thể góp một phần vào nâng cao chất lượng
giao nhận vận tải hàng hóa tại Công ty nói riêng và nước ta nói chung, em đã lựa

chọn đề tài: “hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng
không của Công Ty Cổ Phẩn Dịch Vụ Thương Mại Quốc Tế Megaway Việt
Nam” làm chuyên đề của khóa luận.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
Cho đến nay em đã tìm hiểu được một số công trình nghiên cứu có liên quan
đến quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không như đề tài:


Nguyễn Đức Hoàng Nam: “Hoàn thiện quy trình giao nhận vận tải đường
không của chi nhánh Kintetsu World Express Việt Nam”
Đỗ Thị Hải Yến: “Giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hoá xuất
nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH dịch vụ giao nhận - thương
mại Trường Phú”
Hai bài viết này đã phân tích thực trạng và giải pháp cho nghiệp vụ quy trình
giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không. Tuy nhiên bài viết vẫn chủ yếu
kể tên các chứng từ sử dụng trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và phần lớn
chỉ nêu lên những thành công mà công ty đã đạt được, nhưng lại chưa đi sâu phân
tích toàn bộ quy trình thực hiện nghiệp vụ đó.
Hoàng Thị Yến: “Hoàn thiện quy trình giao nhận vận tải hàng xuất khẩu
đường biển của Công ty cổ phần Bee Logistics”.
Lê Thị Hà Giang: “Hoàn thiện quy trình giao nhận vận chuyển hàng nhập
khẩu đườn hàng không của công ty cổ phần Dolphin Logistics”.
Với 2 bài viết này, tuy cũng có đề cập đến quy trình giao nhận vận tải
nhưng lại không nhắm đến đối tượng là hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng đi bằng
đường hàng không.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, cho tới thời điểm hiện tại, bài khóa luận cuả
em là không trùng lặp với bất cứ bài viết nào đã nghiên cứu trước đó. Bài khóa
luận này của em sẽ phân tích rõ hơn về toàn bộ quy trình nghiệp vụ giao nhận
hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Megaway Việt Nam, đề cập
những định hướng mới cho ngành vận tải hàng không Việt Nam nói chung và

cho công ty nói riêng.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu bằng
đường hàng không.
- Phân tích thực trạng quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng
không tại công ty Megaway Việt Nam.
- Đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng
đường hàng không tại cppng ty Megaway Việt Nam.


1.4. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại
Công ty Cổ Phẩn Dịch Vụ Thương Mại Quốc Tế Megaway Việt Nam
Thực trạng áp dụng của quy trình: Những thành công, tồn tại và nguyên nhân
mà công ty gặp phải.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu về nội dung
Đề tài nghiên cứu quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng
không, trong đó nghiên cứu Trụ sở chính của công ty Megaway tại Hà Nội với vai
trò là đại lý và người gom hàng.
 Phạm vi nghiên cứu về không gian
Trong quá trình tìm hiểu, em tập trung nghiên cứu việc hoàn thiện nghiệp vụ
giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty Megaway Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu về thời gian
Khóa luận đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu quy trình giao nhận hàng xuất khẩu
bằng đường hàng không của công ty Megaway Việt nam từ năm 2014 đến nay.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập dữ liệu
 Dữ liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc quan sát hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp và quan sát các anh chị trong công ty trong việc thực hiện quy trình
giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không.
Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, thu thập thông tin, tra cứu số liệu, tài
liệu và tham gia vào quá trình làm việc tại Công ty.
 Dữ liệu thứ cấp
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các tài liệu về thủ tục trong quá trình
hoạt động tại công ty Megaway Việt Nam.
Dữ liệu tại thư viện gồm các luận văn đề tài thuộc lĩnh vực giao nhận hàng hóa
xuất khẩu bằng đường hàng không, các sách giáo trình liên quan…
Dữ liệu thông qua việc tìm kiếm trên Internet, các tài liệu từ các tổ chức hiệp
hội ngành vận tải nói chung và vận tải đường hàng không nói riêng.


b. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Bài nghiên cứu của em sử dụng các phương pháp phân tích số liệu: thống kê,
phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp tính chỉ số, tỷ lệ để phân tích thực trạng hoạt
động kinh doanh và từ đó rút ra kết luận. Bên cạnh đó, bài viết còn sử dụng phương
pháp định lượng làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo cùng với phương pháp định
tính nhằm đưa ra mục tiêu và phương hướng hoạt động trong những năm tới.
1.7. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận được chia làm 4 phần:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu
bằng đường hàng không của Công Ty Cổ Phẩn Dịch Vụ Thương Mại Quốc Tế
Megaway Việt Nam.
Chương 2: Cơ sở lí luận về giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng
không.
Chương 3: Thực trạng áp dụng quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng
đường hàng không tại Công Ty Megaway Việt Nam.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất kiến nghị để hoàn thiện quy trình giao
nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không tại Công Ty Megaway Việt Nam.



Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG.
2.1 Một số khái niệm cơ bản.
2.1.1 Khái niệm giao nhận hàng hóa.
Sự khác nhau về quốc tịch giữa các chủ thể trong thương mại quốc tế đã dẫn
đến hàng hóa xuất nhập khẩu phải được chuyên chở qua biên giới của ít nhất một
nước. Do vậy để hàng hóa đến tận tay người mua, nó phải trải qua hàng loạt các
công việc như: thông quan xuất nhập khẩu, chuẩn bị giấy tờ, thuê phương tiện vận
chuyển, bốc xếp hàng hóa lên phương tiện…
Trước kia, việc giao nhận có thể do người gửi hàng (nhà xuất khẩu), người
nhận hàng (nhà nhập khẩu) hay do người chuyên chở đảm nhiệm và tiến hành. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển của buôn bán quốc tế, phân công lao động quốc tế với
mức độ và quy mô chuyên môn hoá ngày càng cao, giao nhận cũng dần dần được
chuyên môn hóa, do các tổ chức, các tập đoàn giao nhận chuyên nghiệp tiến hành
và giao nhận đã chính thức trở thành một ngành nghề.
Dịch vụ giao nhận theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận là bất
kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng
gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch
vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập
chứng từ liên quan đến hàng hóa”.
2.1.2 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa.
Theo một cách hiểu chung nhất thì xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá, dịch
vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Dưới góc độ marketing, xuất khẩu được coi
là một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp. Mục
đích của hoạt động xuất khẩu là nhằm khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc
gia trong phân công lao động quốc tế.
Theo Luật thương mại ban hành năm 1998 về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
gia công và đại lý mua bán với nước ngoài thì “Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

hàng hoá là hoạt động mua, bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương
nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá”.


Trên thực tế, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, dưới nhiều hình
thức khác nhau, từ hàng hoá tiêu dùng cho đến máy móc thiết bị, công nghệ hay
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất… nhưng mục đích chính cuối cùng của xuất
khẩu cho dù dưới hình thức nào cũng đem lại lợi ích cho quốc gia. Xuất khẩu là
hoạt động không bị giới hạn về không gian hay thời gian. Nó có thể diễn ra chỉ
trong thời gian ngắn hay hàng thập kỉ, có thể chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
hoặc có thể diễn ra ở nhiều quốc gia.
2.1.3 Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không.
Giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không là tập hợp các nghiệp vụ liên
quan đến quá trình vận tải hàng không nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ
nơi gửi hàng tới nơi nhận hàng. Giao nhận hàng không thực chất là tổ chức quá
trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình chuyên chở hàng
hoá bằng đường hàng không.
Người thực hiện dịch vụ giao nhận hàng không có thể là chủ hàng, các hãng
hàng không, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác.
Hiện nay dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không thường do đại
lý hàng hoá hàng không và người giao nhận hàng không thực hiện.
Đại lý hàng hoá hàng không là bên trung gian giữa một bên là người chuyên
chở (các hãng hàng không) và một bên là chủ hàng (người xuất khẩu hoặc người
nhập khẩu). Nói đến đại lý hàng hoá hàng không, người ta thường gọi là đại lý
IATA vì đây là đại lý tiêu chuẩn nhất.
Đại lý hàng hoá IATA là một đại lý giao nhận được đăng ký bởi hiệp hội vận
tải hàng không quốc tế, được các hãng hàng không là thành viên của IATA chỉ định
và cho phép thay mặt họ.
Người giao nhận hàng không: Là người kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng

không. Người giao nhận hàng không có thể là đại lý IATA hoặc không phải là đại lý
IATA, dịch vụ mà người giao nhận thường làm chủ yếu là dịch vụ gom hàng.
* Dịch vụ vận tải hàng không thường áp dụng đối với các lô hàng:
- Các lô hàng nhỏ.
- Hàng hoá đòi hỏi giao ngay, an toàn và chính xác.
- Hàng hoá có giá trị cao.
- Hàng hoá có cự ly vận chuyển dài.


2.2 Lý thuyết về quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường hàng không.
Quy trinh giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không gồm các bước cơ
ban sau:
Bước 1: Nhận yêu cầu của khách hàng và ký hợp đồng.
Khách hàng gửi yêu cầu đến bộ phận cung cấp dịch vụ giao nhận tại công ty.
Sau khi nhận được yêu cầu cung cấp dịch vụ từ khách hàng, nhân viên kinh doanh
sẽ tiến hành phân tích, hỗ trợ khách hàng để chọn lựa dịch vụ phù hợp nhất. Khi
công ty và khách hàng thảo luận để đi đến quyết định thống nhất thì sẽ tiến hành ký
kết hợp đồng.
Bước 2: Tìm hiểu và hoàn thiện hồ sơ của lô hàng.
Xác nhận thông tin trên các chứng từ của lô hàng từ bên khách hàng cung cấp.
Liên lạc với các hãng vận chuyển để cung cấp các thông tin về lô hàng, đồng thời
kịp thời xử lý, cập nhập, chỉnh sửa các chứng từ nếu có những sai sót hay yêu cầu
mới phát sinh từ phía khách hàng.
Một số chứng từ nhận được từ khách hàng:
 Hợp đồng thương mại / Sales contract.
 Hóa đơn thương mại / Commercial invoice.
 Bản kê chi tiết hàng hóa / Packing list.
 Giấy phép xuất khẩu.
 Giấy chứng nhận xuất xứ, kiểm dịch (nếu có)
Bước 3: Tiến hành các thủ tục giao hàng.

 Lưu khoang máy bay, lập booking note với hãng hàng không để có được
các thông tin về thời gian chuyến bay, hành trình tuyến đường bay, mức cước phí
vận chuyển,..
 Lập house airway bill (HAWB), master airway bill (MAWB) và bản lược
khai hàng hóa (Air Cargo Manifest) nếu gom hàng với các chủ hàng khác
 Lập phiếu cân, làm thủ tục hải quan, mở tờ khai hàng xuất, thông quan.
 Đưa hàng vào kho để xếp lên máy bay
 Gửi bộ chứng từ theo hàng và các giấy tờ liên quan nếu nước nhập khẩu có
bắt buộc riêng.


Bước 4: Lên chi phí cho lô hàng.
Tiến hành thống kê lại các thu chi, phụ phí, các phí phát sinh, phí chi hộ… kết
toán tổng chi phí cho lô hàng xuất khẩu.
Bước 5: Hoàn tất thủ tục và thông báo chi phí cho khách hàng
Sau khi làm xong thủ tục với kho nhận hàng tại sân bay và thanh toán các chi
phí của lô hàng thì người giao nhận sẽ thông báo đến người xuất khẩu và thu phí.
2.3 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không
của công ty Megaway Việt Nam.
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty
gồm có 4 bước:
 Nhận hàng từ người gửi hàng.
 Chuẩn bị phương tiện.
 Lập bộ chứng từ và kết toán chi phí.
 Tổ chức giao hàng lên tàu.
2.3.1 Nhận hàng từ người gửi hàng.
Megaway Việt Nam có bộ phận Sales chuyên làm nhiệm vụ tìm kiếm và chào
bán dịch vụ cho những khách hàng có nhu cầu, Tiến hành hẹn gặp để hai bên làm
quen và tin tưởng nhau trong quá trình hợp tác lâu dài. Khi khách hàng đã đồng ý
hợp tác với Megaway, hai bên sẽ đi tới việc ký hợp đồng vận chuyển. Với những lô

hàng đầu tiên, khách hàng cũng có thể từ chối việc ký hợp đồng mà thay vào đó,
công ty sẽ xuất giấy biên nhận để chứng minh Megaway đã tiếp nhận hàng hóa và
chịu trách nhiệm vận chuyển lô hàng đó.
Người xuát khẩu trực tiếp mang hàng đến hoặc sử dụng dịch vụ vận chuyển
nội địa của công ty. Nhân viên Sales và Cus kết hợp tiệp nhận hàng của khách, dán
tem thông quan lên từng lô hàng. Hàng hóa được vận chuyển mang về kho làm
công tác bảo quản hoặc chuyển trực tiếp ra cảng hàng không.
a. Trường hợp nhận hàng tại kho của chủ hàng.
Đưa hàng về kho của công ty, đóng gói, làm các thủ tục kiểm hoá, kiểm dịch
(tuỳ theo thoả thuận và hợp đồng đã ký với khách), đánh dấu kiện hàng, dán nhãn


kiện hàng (nhãn vận đơn, hàng dễ hư hỏng, dễ vỡ, hàng nguy hiểm, động vật
sống…)
Công ty sẽ cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng của công
ty Megaway ( Forwarder’s Certificate of Receipt). Đây là sự thừa nhận chính thức
rằng công ty đã nhận hàng.
Công ty sẽ tiếp tục cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu (Forwarder’s
Warehouse Receipt) nếu hàng được lưu tại kho của công ty trước khi gửi cho hãng
hàng không.
Sau cùng là đưa hàng vào kho chờ để xếp lên máy bay.
b. Trường hợp chủ hàng giao hàng tại sân bay
Nếu hàng được giao tại sân bay, chủ hàng tự chịu trách nhiệm về vận chuyển nội
địa, công ty chỉ tiến hành thu gom toàn bộ hàng và hồ sơ tại sân bay, kê khai hải quan,
kiểm hóa, dán nhãn kiện hàng, lưu khoang máy bay, gửi bộ chứng từ theo hàng.
2.3.2 Chuẩn bị phương tiện.
Bộ phận Operation hàng Air tiến hành xin giá, so sánh giá của các hãng bay
khác nhau. Mẫu xin giá của công ty gồm có:
- Tên hàng hóa: Đối với các mặt hàng dễ vỡ, dễ hư hỏng, không xếp chồng cần
phải có chú thích cụ thể; với các hàng hóa chất, hàng nguy hiểu yêu cầu phải đi kèm

MSDC (bảng chỉ dẫn về an toàn hàng hóa)
- Term, AOL, AOD: Điều kiện giao hàng theo Incoterm, cảng bốc hàng, cảng
dỡ hàng.
- Khối lượng cân, kiện tính theo kg.
- Dimension: Kích thước của hàng hóa, dài – rộng – cao tính theo cm.
Sau khi chốt giá, công ty tiến hành booking hãng tàu bay, kiểm tra lịch trình
tàu chạy. Căn cứ vào báo giá với khách hàng, công ty sẽ tiến hàng đặt chỗ với bên
airline, có thể chọn các phương án gửi hàng như sau:
+ Tuyến đường đi thẳng (Direct flight - non stop).
+ Tuyến đường qua một trung tâm chuyển tải (transit hub) của Đại lý giao
nhận nước ngoài để tiếp tục vận chuyển theo phương thức gom hàng, hay hàng cần
chuyển đến một nơi mà ta chưa có chuyến bay một nước cần phải qua một trạm
chung chuyển.


+ Tuyến đường theo chuyến bay nối tiếp (connecting flight) của cùng một
hãng hàng không (thường là để tiếp nhiên liệu).
Báo cáo lại với khách hàng và đại lý đầu nhận hàng để chốt thông tin từ 1 đến
2 ngày trước khi tàu chạy. Cập nhật closing time cho khách hàng và nhân viên
Operation của công ty tại sân bay để chủ động trong việc chuẩn bị phương tiện và
tiếp nhận hàng tại cảng bay.
2.3.3 Lập bộ chứng từ và kết toán chi phí
 Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng.
Từ các thỏa thuận trên, nhân viên sale sẽ gửi yêu cầu tới bộ phận booking để
lấy Booking Note và gửi thông tin của Booking Note từ hãng bay đến khách hàng
xác nhận. Sau khi kiểm tra thông tin trên Booking Note chính xác với yêu cầu,
khách hàng gửi thông tin chi tiết về lô hàng để công ty lên Draft Bill.
 Kiểm tra và hoàn thiện bộ chứng từ
Khi nhận được bộ chứng từ của khách hàng, nhân viên giao nhận phải kiểm tra
một cách chi tiết và cẩn thận về sự thống nhất và hợp lệ giữa các chứng từ. Công

việc này vô cùng quan trọng bởi nếu có sự sai lệch hoặc không hợp lệ giữa các
chứng từ thì hải quan sẽ không chấp nhận đăng ký tờ khai, và việc điều chỉnh lại.
chứng từ sẽ rất mất thời gian và tốn chi phí. Bộ chứng từ hàng xuất bao gồm:
- Hợp đồng thương mại - Sales contract
- Phiếu đóng gói - Packing list
- Hóa đơn thương mại - Commercial Invoice
- Lưu cước hàng không - Booking note
- Giấy chứng nhận xuất xứ - Certificate of Origin (C/O)
- Giấy chứng nhận chất lượng - Certificate of Quality
- Giấy chứng nhận kiểm dịch - Certificate of Phytosanitary and Veterinary
- Tờ khai hải quan.
- Vận đơn hàng không Master Airway Bill và Vận đơn của người gom hàng
House Airway Bill
- Các chứng từ khác theo yêu cầu với lô hàng đặc biệt (nếu có)
Bộ chứng từ không nhứt thiết phải luôn có đầy đủ các loại chứng từ trên mà còn
tùy thuộc vào loại hàng hóa và những yêu cầu theo quy định của nước nhập khẩu.


Bộ chứng từ gọi là hợp lệ nếu tất cả nội dung hàng hóa trên tất cả chứng từ
như hợp đồng, hóa đơn thương mại, bản kê chi tiết…đều thống nhất với nhau: tên,
địa chỉ, số điện thoại bên mua và bên bán, tên hàng, trọng lượng tịnh, trọng lượng
cả bì, cảng dỡ hàng, cảng bốc hàng, điều kiện thanh toán, tổng giá trị hợp đồng,
xuất xứ hàng hóa, hãng hàng không, số chuyến bay...
Nếu khách hàng tự mở tờ khai, đề nghị khách hàng gửi lại hóa đơn thương mại
và phiếu đóng gói hoặc hướng dẫn làm vận đơn để bộ phận hàng xuất có thông tin
làm vận đơn.
Vận chuyển hàng hóa từ kho khách hàng đến địa điểm tập kết hàng xuất tại
sân bay theo thời gian quy định.
Tại địa điểm tập kết tại sân bay, bộ phận hiện trường sẽ thực hiện việc tiếp
nhận hàng để chở (Acceptance for carriage), tổ chức bốc xếp, cân hàng dán nhãn,

kiểm hải quan (nếu có), kiểm hoá hoặc kiểm dịch động thực vật (nếu có)... Cũng có
khi đem hàng về kho đóng gói lại nếu cần thiết hoặc cho thêm đá khô vào hàng
đông lạnh... tuỳ theo tính chất lô hàng hay dịch vụ chọn gói đã chào cho khách mà
bộ phận hiện trường có những bước thực hiện cụ thể.
Trong thao tác này, nhiệm vụ của hiện trường rất quan trọng, đòi hỏi phải có
kiến thức chuyên môn nhất định về làm hàng hàng không (Handling facilities) chỉ
một sơ xuất nhỏ tại hiện trường có thể gây ra những hậu quả như: mất mát, thất lạc
hàng hoá, chậm giao hàng.
Ngoài ra, nhân viên làm công tác hiện trường còn phải nắm vững các mã sân
bay, thành phố để việc chuyển tải được chính xác.
Cũng cần phải chú ý đến việc xác định khối lượng hàng. Trong nhiều trường
hợp, đối với những lô hàng bình thường thì khối lượng thực tế cả bì (gross weight)
cũng là khối lượng tính cước (chargeble weight). Tuy nhiên với những loại hàng
nhẹ cồng kềnh chiếm thể tích lớn thì phải tính giá cước theo khối lượng (volume).
 Kết toán chi phí.
Khi phòng kế toán nhận các chứng từ của lô hàng từ phòng kinh doanh và
phòng giao nhận sẽ tiến hành lên chi phí cho lô hàng xuất khẩu. Trong bước này,
công ty sẽ lên chi phí cho lô hàng với mức giá hợp lý nhất đảm bảo lô hàng được
vận chuyển đúng yêu cầu khách hàng và phải hạn chế tối đa các chi phí phát sinh


cũng như những sai sót trong quá trình từ lúc nhận hàng từ nhà xuất khẩu đến hãng
hàng không vận chuyển.
2.3.4 Tổ chức giao hàng lên tàu.
Bộ phận Operation làm việc trực tiếp tại cảng sẽ giải quyết các công việc:
 Đưa hàng vào kho của cảng hàng không:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, nhân viên giao nhận sẽ đưa hàng
đến kho. Tại kho hàng xuất, nhân viên giao nhận sẽ trình bộ chứng từ của lô hàng
để nhập kho.
 Kiểm tra thực tế hàng hóa:

Trước khi nhận hàng và chất hàng lên Pallet, nhân viên giao nhận đối chiếu
các số hiệu ghi trên kiện hàng với các chi tiết in trên bộ chứng từ như: Tên hàng, số
kiện,..Đây là một bước quan trọng mà nhân viên giao nhận phải thực hiện để đảm
bảo nhận đúng lô hàng của khách hàng, các sai sót về nhãn hàng, chất lượng bao bì,
các số liệu so với HAWB phải được phát hiện trong bước này cần khắc phục ngay,
khi hàng đã được gửi đi thì đại lý phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng của
lô hàng đối với khách hàng.
Sau khi kiểm tra xong nhân viên giao nhận tiến hành dán nhãn của hãng hàng
không và nhãn của đại lý lên các kiện hàng. Sau khi dán phải kiểm tra lại cẩn thận
xem đã dán đầy đủ hết các kiện hàng chưa. Sau đó chất hàng lên pallet.
 Cân hàng:
Tiếp theo hàng hoá sẽ được chuyển đến khu vực cân hàng. Sau khi đưa hàng
vào vị trí cân, nhân viên giao nhận sẽ cung cấp số MAWB cho nhân viên tiếp nhận
nhập thông tin hàng vào máy, nhân viên tiếp nhận cân hàng lấy Gross Weight và
Volumn Weight so sánh đối chiếu số nào lớn hơn sẽ lấy làm Charge Weight (trọng
lượng tính cước) cho lô hàng. Sau khi nhân viên tiếp nhận ký tiếp nhận và cho kết
quả khối lượng lô hàng sẽ trả phiếu hướng dẫn gửi hàng cho nhân viên giao nhận
bấm giờ.
 Đóng phí lao vụ
Nhân viên kế toán lên hoá đơn, thu tiền, và giữ lại liên màu hồng, đồng thời
giao liên màu vàng cùng booking note cho bộ phận Loading sau máy soi. Nhân viên
giao nhận lấy lại 2 liên màu trắng và xanh cùng với hoá đơn đã đóng phí lao vụ.


 Đánh Bill (MAWB, HAWB)
Đóng phí lao vụ xong, nhân viên giao nhận cầm tờ phiếu hướng dẫn gửi hàng
màu trắng đến hãng hàng không để xin cấp MAWB. Tại đây nhân viên đánh bill của
hãng hàng không sẽ căn cứ vào các chi tiết đã ghi trên tờ phiếu hướng dẫn gửi hàng
để đánh MAWB. Đánh xong nhân viên đánh Bill kí tên vào tờ Bill và đưa cho nhân
viên giao nhận. Nhân viên giao nhận đối chiếu lại các số liệu trên MAWB và phiếu

hướng dẫn gửi hàng xem có trùng khớp không và kí vào tờ Bill, sau đó xé hai tờ
Bill: một bản chính và một bản copy, rồi đưa tất cả các tờ Bill còn lại cho nhân viên
giao nhận cùng với tờ phiếu hướng dẫn gửi hàng màu trắng. Do số lượng Bill mà
nhân viên của hãng hàng không phải đánh là rất nhiều nên đối với những lô hàng
mà địa chỉ người gửi, người nhận dài hoặc chưa có lưu trên hệ thống nhân viên
chứng từ phải đối chiếu thật kỹ càng vì khi đã xuất Bill rồi thì việc chỉnh sửa sẽ rất
phức tạp. Và để đảm bảo cho chứng từ của lô hàng được đi kèm theo bộ Bill thì
chứng từ phải được bấm vào bộ Bill trước giờ cắt sổ chuyến bay 1h đến 2h.
Sau khi đánh MAWB tại hãng hàng không, nhân viên giao nhận gửi thông tin
trên phiếu hướng dẫn gửi hàng màu trắng và phiếu cân về phòng chứng từ hàng
xuất để đánh HAWB.
 Thanh lý tờ khai hải quan
Nhân viên giao nhận đến phòng Hải Quan giám sát tại kho để thanh lý tờ khai
hải quan. Tại đây, nhân viên giao nhận ghi rõ vào tờ khai (đối với hàng mở tờ khai
tại hải quan sân bay) hoặc biên bản bàn giao chuyển cửa khẩu (đối với hàng xuất
chuyển cửa khẩu)
Nhân viên Hải Quan giám sát sau khi kiểm tra số kiện, trọng lượng trên tờ
khai so với thực tế trên phiếu hướng dẫn gửi hàng màu xanh thì ký và đóng dấu vào
phiếu hướng dẫn gửi hàng này rồi giao lại cho nhân viên giao nhận. Đến đây thì lô
hàng đã hoàn tất thủ tục hải quan tại sân bay.
 Soi chiếu an ninh
Soi chiếu an ninh là quá trình kiểm tra lại tổng thể hàng hoá trước khi hàng
hoá lên máy bay. Đến bộ phận an ninh Security, nhân viên giao nhận trình tờ phiếu
hướng dẫn gửi hàng màu xanh đã thanh lí cho nhân viên tiếp nhận để xin cho lô
hàng được qua máy soi chiếu.


Tiếp theo nhân viên giao nhận chuyển lô hàng đến máy soi và trình phiếu
hướng dẫn gửi hàng màu xanh để nhân viên bốc xếp nhập số liệu vào máy và đưa
hàng qua máy soi, sau đó cầm tờ phiếu hướng dẫn gửi hàng màu xanh đến bàn Tiếp

Nhận Soi Chiếu An Ninh đưa cho nhân viên an ninh tại đây để nhân viên này nhập
số liệu vào máy. Khi lô hàng đã soi chiếu xong, nhân viên an ninh sẽ đóng dấu xác
nhận hàng đã qua soi chiếu vào tờ phiếu hướng dẫn gửi hàng màu xanh. Đây là ranh
giới trách nhiệm giữa đại lý với hãng hàng không, đến đây đại lý mới hết trách
nhiệm về hàng hoá của mình
 Gửi bộ chứng từ
Gửi bộ chứng từ theo hàng: đây là công việc rất quan trọng trong quy trình
giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không. Bởi vì khi xuất hàng phải có
bộ chứng từ kèm theo nhằm giúp cho các cơ quan hải quan tại các cảng hàng không
mà hàng đến có cơ sở để kiểm tra, giám sát hàng hóa. Bên cạnh đó, bộ chứng từ này
còn giúp kiểm soát việc giao hàng cho khách hàng được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Bộ chứng từ kèm theo hàng bao gồm:
- MAWB+HAWB: 1 bản sao y cho mỗi chứng từ
- Invoice + Packing list: 1 bản gốccho mỗi chứng từ
Bộ chứng từ này sau khi đã được nhân viên chứng từ trong công ty chuẩn bị
đầy đủ thì nhân viên giao nhận sẽ mang đến gửi lại cho hãng hàng không để hãng
này gửi kèm theo hàng.
Gửi bộ chứng từ cho Agent: sau khi đã hoàn tất các công đoạn xuất hàng và bộ
chứng từ thì nhân viên giao nhận sẽ trở về công ty để tiến hành gửi bộ chứng từ của
lô hàng trên qua mail cho Agent. Bộ chứng từ bao gồm:
- HAWB: 1 bản scan.
- MAWB: 1bản scan.
- CARGO MANIFEST: 1 bản.
Bộ chứng từ này sẽ được gửi cho đại lý của bên khách hàng để làm thủ tục
nhận hàng khi có thông báo hàng đến.
 Gửi thông báo xuất khẩu đến đại lý và người gửi hàng (pre-alert),
thường thực hiện qua email


Gửi HAWB kèm MAWB (nếu có) đến đại lý của Megaway Việt Nam tại địa

điểm dỡ hàng để thông báo người nhận hàng làm thủ tục nhận hàng.
Gửi HAWB đến người gửi hàng để họ thông báo hoàn tất việc xuất khẩu tại
Việt Nam cho người nhận hàng và theo dõi để lấy hàng.
Vào hệ thống tổng chi phí của lô hàng, căn cứ điều kiện giao để kế toán làm
căn cứ thu tiền theo hệ thống. Thu đại lý hoặc thu của người gửi hàng.
Theo dõi tình hình vận chuyển và cập nhật các phát sinh đến các bên liên quan:
Việc theo dõi và kiểm tra thông tin về tình trạng lô hàng trên đường vận chuyển
cũng rất khó khăn đặc biệt đối với những lô hàng có transit. Nếu muốn biết tình
trạng của lô hàng thế nào, bộ phận dịch vụ khách hàng phải truy cập vào trang
web của hãng hàng không hay trực tiếp gọi điện thoại hỏi hãng hàng không để
biết tình hình.


Chương 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MEGAWAY VIỆT NAM.
3.1 Khái quát về công ty Cổ Phần Dịch Vụ Thương Mại Quốc Tế
Megaway Việt Nam.
3.1.1. Giới thiệu về công ty.
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Thương Mại Quốc
Tế Megaway Việt Nam.
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Viet Nam Megaway International
Trading Service Joint Stock Company.
Tên công ty viết tắt: Megaway Vietnam, JSC.
Mã số doanh nghiệp: 0105768060.
Địa chỉ trụ sở chính: Căn D7, dự án nhà bán Xuân La, phường Xuân La, quận
Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: + 84 4 37593355/ 66/ 77
Fax: + 84 - 04- 37 592 96
Email:
Người đại diện pháp lý: Giám đốc Vũ Việt Phương.

Website: www.megaway.com.vn
Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Thương Mại Quốc Tế Megaway Việt Nam được
thành lập năm 2006 với 3 cơ sở là trụ sở chính Hà Nội và 2 chi nhánh ở Hải Phòng
và TP. Hồ Chí Minh. Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và giao nhận
hàng hóa XNK trong nước và quốc tế.
Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư – phát triển bền vững, công
ty Megaway Việt Nam khẳng định rằng sẽ trở thành tập đoàn dịch vụ tiếp vận và
khai thác hàng hóa hàng đầu châu Á; hướng tới một tập đoàn mang thương hiệu
Việt Nam có đẳng cấp ngang tầm quốc tế.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức.
Bộ máy tổ chức của công ty Megaway Việt Nam được tổ chức khá đơn giản,
gọn nhẹ. Trong đó mỗi phòng ban đều được phân chia trách nhiệm, chức năng một
cách cụ thể và rõ ràng. Sự phân chia này góp phần làm gia tăng hiệu quả hoạt động
kinh doanh và đồng thời tạo nên sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các phòng
ban, bộ phận trong công ty.


Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Megaway Việt Nam.
(Nguồn: www.megaway.com.vn)
3.1.3. Nhân lực của công ty.
Hiện nay, công ty có khoảng hơn 100 công nhân viên chia ra các cơ sở chi
nhánh ở Hà Nội, Hải Phòng và TP. HCM. Trong đó, đông nhất là ở trụ sở chính Hà
Nội với 54 nhân viên chủ yếu đều đã tốt nghiệp đại học và trên đại học.
3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Sau 10 năm hoạt động kinh doanh và phát triển ở Việt Nam, Công ty đã có 3
văn phòng đại diện tại các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.
Các trụ sở, chi nhánh của công ty đều được trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng
như máy tính cá nhân, máy in, máy chiếu, wifi, các vật dụng cần thiết cho mỗi một
nhân viên cũng như các thiết bị, vật dụng hiện đại cho các phòng họp ở mỗi văn
phòng. Công ty có 3 kho quản lý hàng hóa cùng với hệ thống xe tải các loại phục vụ

cho việc dự trữ và chuyên chở hàng hóa,
3.1.5. Tài chính của công ty.
Công ty có vốn điều lệ là 22 tỷ VNĐ.
Sau 10 năm hoạt động, công ty Megaway Việt Nam đã có những bước phát
triển nhất định. Tổng tài sản của công ty hiện nay lên tới 78,89 tỷ VNĐ (năm 2016).
Điều này cho thấy sự đầu tư và sử dụng vốn của công ty đang ngày một phất triểu
và lớn mạnh.
3.1.6. Hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh.
Công ty tự định hướng cho mình là một doanh nghiệp logistics 3PL hoạt động
kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, cụ thể như:


 Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa XNK, hàng mậu dịch/ phi mậu dịch/
quá cảnh…
 Dịch vụ vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển và đường hàng
không.
 Dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK.
 Dịch vụ gom hàng và đóng gói hàng lẻ.
 Đại lý hãng tàu, hãng bay.
 Vận chuyển đồ dùng gia đình, hành lý cá nhân.
 Dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa.
 Hàng dự án.
a. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014 – 2016.
Quá trình hoạt động của công ty Megaway Việt Nam là một quá trình phát
triển liên tục và tăng trưởng khá ổn định qua các năm.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Megaway Việt Nam giai
đoạn 2014 – 2016.
Năm
2014
2015

2016

Doanh thu

Tăng so với

Lợi nhuận

Tăng so với

(tỷ VNĐ)
năm trước (%)
(tỷ VNĐ)
năm trước (%)
17,52

2,54

18,89
7,82
3,28
29,13
22,34
18,26
4,47
36,28
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty các năm 2014, 2015, 2016)

Công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên cả thị trường trong
và ngoài nước, phát triển về cả số lượng và chất lượng. Công ty được mở rộng quy

mô hoạt động, ngày càng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kinh doanh đồng thời
không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh
của công ty, hoạt động các hoạt động logistics được mở rộng ra toàn cầu. Nhờ sự
đầu tư, đổi mới không ngừng, trong những năm gần đây, công ty hoạt động khá ổn
định trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Điều này được thể hiện qua báo cáo kết
quả doanh thu trên từng lĩnh vực kinh doanh của công ty.


Bảng 3.2: Doanh thu từng lĩnh vực của công ty Megaway Việt Nam giai đoạn
2014 – 2016.
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
Năm
Lĩnh vực
Giao nhận vận tải đường biển
Giao nhận vận tải đường hàng không
Dịch vụ kho bãi
Dịch vụ hải quan
Vận tải đường bộ
Các dịch vụ khác
Tổng doanh thu

2014

2015

2016

9,81
2,25
1,23

0,88
1,7
1,65
17,52

10,48
2,46
1,32
1,04
1,95
1,64
18,89

12,29
2,9
1,76
1,64
2,02
1,73
22,34

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty các năm 2014, 2015, 2016)
b.

Khái quát hoạt động giao nhận hàng hóa XNK.

Giao nhận là một trong những lĩnh vực chính mang lại doanh thu lớn cho công
ty Megaway Việt Nam, đồng thời cũng là hoạt động kinh doanh lâu đời gắn liền với
tên tuổi của công ty từ những ngày đầu thành lập. Với đội ngũ chuyên gia tận tâm
và giàu kinh nghiệm, mạng lưới đại lý rộng khắp thế giới, công ty Megaway Việt

Nam chuyên cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao, an toàn –
nhanh chóng, đa dạng – toàn diện:


Về đường biển, công ty cung cấp các dịch vụ:

+ Dịch vụ xuất nhập khẩu FCL/LCL thông thường, hàng nguy hiểm, hàng lạnh.
+ Dịch vụ xuất nhập khẩu FCL/LCL hàng thường, tách bill và hàng chỉ định
+ Dịch vụ giao nhận hàng tặn nơi door to door.
+ Đại lý bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.


Về đường hàng không, công ty cung cấp các dịch vụ:

+ Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không.
+ Dịch vụ giiao nhận hàng từ sân bay đến sân bay hoặc trọn gói theo yêu cầu
của khách hàng.
+ Dịch vụ thông quan hàng hóa.
+ Dịch vụ đóng gói, kho bãi, phân phối.
+ Bảo hiểm hàng hóa.
+ Tài liệu chứng từ.


Đối với thị trường trong nước, công ty cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt
động giao nhận vận tải như vận chuyển, giao nhận, gom hàng,... cho các doanh nghiệp
trên khắp cả nước bằng đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không và cả
vận tải đa phương thức với các mặt hàng đa dạng, phong phú về chủng loại.
Đối với hoạt động quốc tế, công ty tham gia vào nhiều thị trường trên thế giới.
Các tuyến đường chính là từ Việt Nam đi Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,
Singapore, Ấn Độ và các nước khu vực Đông Nam Á, Châu Âu, Trung Mỹ, Nam

Mỹ và Bắc Mỹ… Công ty hiện đang là đối tác lâu dài với hơn 30 Lines Shipping
lớn như HMM, NYK, Heung A, YML, Vietnam Airlines, Singapore Airlines, Thai
Airways... và hệ thống hơn 100 đại lý hàng container và hàng lẻ mạnh trên thế giới
với các chủng loại tàu: tàu chở container, tàu chở hàng khô, hàng rời, hàng đông
lạnh, dầu thô,... Nhờ hệ thống đại lý ngày càng hoàn thiện mà lượng hàng hóa XNK
giao nhận của công ty tăng đáng kể.
3.2. Thực trạng áp dụng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường
hàng không của công ty Meagaway Việt Nam.
Ở phần này, để phân tích một cách chân thực nhất, em sẽ đưa ra các số liệu do
chính công ty khảo sát phản hồi khách hàng trong 3 năm gần đây cùng với kết quả
điều tra phỏng vấn trực tiếp các nhân viên trong công ty. Tuy đã đi vào hoạt động
nhiều năm, nhưng mỗi năm công ty vẫn thường xuyên làm các cuộc khảo sát đối
với các khách hàng của mình để có thể hiểu hơn về khách hàng, tạo mỗi quan hệ
than thiết với khách hàng, đồng thời nắm bắt điểm mạnh yếu của ty từ đó nhanh
chóng đưa ra các giải pháp khắc phục và hướng phát triển mới cho công ty. Sau đây
em xin phân tích thực trạng áp dụng quy trình giao nhận hàng hóa đường hàng
không của công ty Megaway Việt Nam, dựa trên kết quả khảo sát mà công ty thu
được từ hơn 100 khách hàng có hoạt động cuất khẩu đường hàng không trong 3
năm 2014, 2015, 2016.


×