Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.79 KB, 51 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của nhà trường, các thầy cô và cán bộ của
công ty thực tập. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế trường Đại học Thương
mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
PGS.TS Doãn Kế Bôn, thầy đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, hướng dẫn em hoàn
thành đề tài: “Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH thiết bị
vật tư y tế Bình Minh”.
Giám đốc Hoàng Xuân Long cùng các anh chị nhân viên phòng xuất nhập
khẩu của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ
bảo để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Giang

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.....................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG NGỪA VÀ
HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY
TNHH THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ BÌNH MINH....................................................1


1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu..........................................................................2
1.3. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................3
1.4. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
1.5. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3
1.6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
1.7. Kết cấu khóa luận.............................................................................................4
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ PHÒNG
NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU...........................................................................................................5
2.1. Một số lý luận cơ bản về hợp đồng nhập khẩu và quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu.......................................................................................................5
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu..........................................5
2.1.2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.....................................................6
2.2. Khái quát về rủi ro và một số rủi ro thường gặp trong quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu................................................................................................8
2.2.1. Khái niệm về rủi ro.........................................................................................8
2.2.2. Đặc điểm của rủi ro trong thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng
nhập khẩu nói riêng.................................................................................................9
2.2.3. Một số rủi ro thường gặp trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.......10
2.3. Khái quát về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu.....................................................................................................15
2


2.3.1. Khái niệm phòng ngừa hạn chế rủi ro.........................................................15
2.3.2. Sự cần thiết và lợi ích của các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro.......15
2.4. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu........................................................................................................................ 16
2.4.1. Quá trình đàm phán, kí kết, soạn thảo hợp đồng........................................16

2.4.2. Quá trình nhận hàng:..................................................................................17
2.4.3. Quá trình vận chuyển:..................................................................................17
2.4.4. Quá trình mua bảo hiểm cho hàng hóa:......................................................18
2.4.5. Quá trình thanh toán tiền hàng:..................................................................18
2.4.6. Biện pháp hạn chế rủi ro thông tin..............................................................19
2.4.7. Biện pháp hạn chế rủi ro chính trị, pháp luật.............................................19
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO
TRONG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y
TẾ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ
VẬT TƯ Y TẾ BÌNH MINH.................................................................................20
3.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH
thiết bị vật tư y tế Bình Minh...............................................................................20
3.1.1. Giới thiệu về công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh.........................20
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu......................................................................20
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty..................................................21
3.1.4. Khái quát tình hình nhập khẩu thiết bị y tế của công ty.............................22
3.2. Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH thiết
bị vật tư y tế Bình Minh........................................................................................23
3.2.1. Thực trạng rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y
tế từ thị trường trung Quốc của công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh....23
3.2.2. Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh.....................28
3.3. Đánh giá tổng quát thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc
của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh..........................................30
3


3.3.1. Một số thành tựu đã đạt được...................................................................30

3.3.2. Một số tồn tại................................................................................................32
3.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại........................................................................32
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT
BỊ VẬT TƯ Y TẾ BÌNH MINH............................................................................34
4.1. Định hướng phát triển của công ty................................................................34
4.1.1. Quan điểm của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh về phòng
ngừa hạn chế rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu...............................................34
4.1.2. Phương hướng của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh về phòng
ngừa hạn chế rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu...............................................34
4.2. Đề xuất giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc tại Công ty TNHH
thiết bị vật tư y tế Bình Minh...............................................................................35
4.2.1. Đối với công ty..............................................................................................35
4.2.2. Đối với Nhà nước.........................................................................................40
KẾT LUẬN............................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2013-6 tháng đầu 2016
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh doanh của công ty
Bảng 3.2: Doanh thu hàng nhập khẩu từ 2013-6 tháng đầu 2016
Bảng 3.3. Số hợp đồng có sai sót năm 2015-2016
Bảng 4.1. Bảng liệt kê cảnh báo rủi ro và tổn thất trong nhập khẩu hàng hóa

5



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

STT

Từ viết tắt tiếng Việt
ĐKKD
HĐNK
VCB
TK
TMQT
TNHH
VNĐ
XNK
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ
Đăng ký kinh doanh
Hợp đồng nhập khẩu
Ngân hàng ngoại thương

Tài khoản
Thương mại quốc tế
Trách nhiệm hữu hạn
Việt Nam đồng
Xuất nhập khẩu

Nghĩa tiếng Anh

1
2

tiếng Anh
USD
L/C

United States dollar
Letter of credit

3

C/O

Cetificate of origin

4

T/T

5


TTR

Telegraphic Transfer
Telegraphic Transfer

6

D/P

reimbursement.
Document Against
payment

6

Nghĩa tiếng Việt
Đô la Mỹ
Thư tín dụng
Giấy chúng nhận nguồn gốc
xuất xứ
Chuyển tiền bằng điện
Chuyển tiền bằng điện có bồi
hoàn
Nhờ thu có bồi hoàn


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG NGỪA VÀ
HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY
TNHH THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ BÌNH MINH

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rủi ro xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống, luôn đe dọa cuộc sống của con
người. Do vậy, con người luôn quan tâm và tìm cách đối phó với rủi ro. Trong suốt lịch
sử phát triển của mình, con người đã làm rất nhiều để giảm thiểu rủi ro, song khi một
rủi ro này được kiềm chế lại xuất hiện những rủi ro mới. Cùng với sự phát triển của xã
hội, rủi ro xuất hiện ngày càng nhiều và mức độ phức tạp ngày càng gia tăng.
Trong kinh doanh, rủi ro luôn đồng hành với lợi nhuận. Mọi quyết định trong
kinh doanh đều được đưa ra trong điều kiện có rủi ro. Thành công có được một
phần không nhỏ nhờ biết ngăn ngừa, hạn chế rủi ro. Biết vậy song ít có doanh
nghiệp có đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro, để từ đó tìm ra
các biện pháp hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu. Rủi ro trong kinh doanh xảy ra một
cách thường xuyên và rất khó kiểm soát và nó trở thành mối quan tâm của nhiều
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn có lợi nhuận thì phải chấp nhận rủi ro. Môi
trường kinh doanh càng mở rộng thì thì rủi ro càng đa dạng và phức tạp, đặc biệt là
với môi trường kinh doanh quốc tế. Việc tham gia tích cực vào thị trường quốc tế sẽ
mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng đặt các doanh
nghiệp trước nhiều rủi ro mới. Một loạt các rủi ro vốn có của môi trường kinh
doanh quốc tế đã trở thành bài học đắt giá cho các doanh nghiệp Việt Nam khi va
vấp phải. Đó là các rủi ro pháp lý, rủi ro giao dịch, rủi ro tài chính,..
Những vấn đề lý luận và thực tế này cho thấy sự cần thiết phải có những
chuẩn bị đầy đủ của các doanh nghiệp Việt Nam trước những rủi ro từ môi trường
kinh doanh mới.
Xuất phát từ yêu cầu trên đó, em tiến hành nghiên cứu khóa luận với đề tài
“Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế
Bình Minh”.


Khóa luận này trình bày khái quát những lý luận về rủi ro và các biện pháp
hạn chế rủi ro. Từ những dữ liệu thu thập được, em tiến hành phân tích thực trạng

của công ty, từ đó thấy được những nguyên nhân, tồn tại cần giải quyết và đề xuất
những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Qua tham khảo các nghiên cứu của các sinh viên khóa trước, em thấy rất nhiều
đề tài nghiên cứu về quá trình thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu, nhưng hầu hết
các đề tài đều về hoàn thiện quy trình thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu và một số
đề tài liên quan đến quản trị rủi ro, kiểm soát rủi ro như:
- “ Kiểm soát rủi ro trong quá trình thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu thiết
bị báo cháy từ Singapore của công ty TNHH thiết bị PCCC Hà Nội” sinh viên
Trương Thị Thanh Huyền, GVHD Lê Thị Việt Nga. Đề tài nghiên cứu tổng quan về
các biện pháp kiểm soát rủi ro trong quá trình thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu
như: Né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro,
quản trị thông tin,.
- Luận văn “Rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu của
các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” do sinh viên Nguyễn
Đăng Quang, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Kinh tế quốc tế thực hiện
năm 2009.
- Luận văn “Rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu của
các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” do sinh viên Nguyễn
Đăng Quang, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Kinh tế quốc tế thực hiện
năm 2013.
- “ Quản trị rủi ro trong thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu dây thép từ thị
trường Trung Quốc của công ty TNHH Cúp Vàng” sinh viên Trần Văn Nam,
GVHD Nguyễn Quốc Thịnh. Đề tài nghiên cứu về các hoạt động trong quản trị rủi
ro bao gồm: Nhận dạng rủi ro, phân tích và đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ
rủi ro trong vấn đề nghiên cứu.
- “ Hạn chế rủi ro trong thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng thiết bị
mô phỏng của công ty cổ phần công phần mềm mô phỏng đồ họa” sinh viên Trần
Bích Phương, GVHD Nguyễn Quốc Thịnh. Đề tài nghiên cứu về rủi ro trong quá
trình thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu và các biện pháp hạn chế rủi ro ấy.



Từ các công trình nghiên cứu năm trước, dựa vào tính cấp thiết của đề tài nhất
là trong thời điểm hiện nay khi mà thương mại quốc tế đang phát triển mạnh mẽ thì
việc hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là hết sức cần
thiết. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của
Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh”. Đề tài không phải là mới nhưng
nội dung nghiên cứu mang tính chất tiếp cận thực tế hiện nay, từ đó đề xuất cho
công ty những biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình
thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của công ty.
Đánh giá các rủi ro và các biện pháp nhằm phòng ngừa hạn chế rủi ro trong
quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của
công ty trong các năm qua từ năm 2013.
Đề xuất một số biện pháp nhằm phòng ngừa hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp
đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của công ty.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của Công
ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh.
Phạm vi thời gian: lấy số liệu kinh doanh nhập khẩu từ năm 2013.
Phạm vi không gian: Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: báo cáo tài chính năm 2013, 2014,

2015, 6 tháng đầu năm 2016; báo cáo số liệu nhập khẩu thiết bị y tế, hợp đồng
thương mại, vận đơn đường biển, các tài liệu về thương mại quốc tế như giáo trình,
báo và tạp chí chuyên ngành, một số website về ngoại thương, chính sách pháp luật
có liên quan, luận văn khóa trước.


Phương pháp phân tích dữ liệu: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh
phương pháp tư duy logic.
1.7. Kết cấu khóa luận
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu về phòng ngừa và hạn chế rủi ro
trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc
của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh
Chương 2: Cơ sở lý luận cơ bản về rủi ro và phòng ngừa hạn chế rủi ro trong quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Chương 3: Phân tích thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình
thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung Quốc của Công ty
TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh.
Chương 4: Định hướng phát triển và một số giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi
ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Trung
Quốc của Công ty TNHH thiết bị vật tư y tế Bình Minh


CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ PHÒNG
NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU
2.1. Một số lý luận cơ bản về hợp đồng nhập khẩu và quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu
Hợp đồng nhập khẩu (hợp đồng mua bán quốc tế) là sự thoả thuận giữa các
đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên

xuất khẩu ( bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là
bên nhập khẩu ( bên mua ) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên nhập khẩu có
nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng (Công ước Viên 1980 ). Đặc điểm của hợp đồng
nhập khẩu:
- Chủ thể hợp đồng: người mua, người bán có cơ sở kinh doanh đăng kí tại hai
quốc gia khác nhau, nếu hai bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư
trú của họ. Quốc tịch của các bên không có ý nghĩa quyết định trong việc xác định
yếu tố ngoại thương trong hợp đồng mua bán quốc tế.
- Đồng tiền thanh toán: phải là ngoại tệ đối với ít nhất là một trong hai quan hệ
hợp đồng.
- Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển giao ra khỏi đất
nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Nội dung của hợp đồng gồm: các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc
chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua ở các
nước khác nhau.
Luật điều chỉnh hợp đồng: là luật quốc gia, các điều ước quốc tế và các tập
quán quốc tế khác nhau về thương mại và hàng hải.
- Chủ thể hợp đồng là những đối tác cam kết thực hiện những nghĩa vụ, trách
nhiệm và quyền lợi theo những điều kiện của hợp đồng. Hợp đồng có thể kí giữa:
Pháp nhân với pháp nhân, pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh theo quy
định của pháp luật.


2.1.2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu
Tùy từng mặt hàng cụ thể mà doanh nghiệp có thể có hoặc không phải xin
giấy phép nhập khẩu. Với các mặt hàng thuộc danh mục cấm thì khi doanh nghiệp
muốn nhập khẩu thì phải được sự cho phép của các cơ quan chức năng.
Sau khi ký hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu.
Có hai loại giấy phép nhập khẩu đó là giấy phép nhập khẩu năm và giấy phép nhập

khẩu chuyến.
Khi đối tượng thuộc phạm vi phải xin giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp phải
xuất trình bộ hồ sơ xin giấy phép gồm:
- Đơn xin phép.
- Phiếu hạn ngạch (nếu có).
- Bản sao hợp đồng hoặc bản sao L/C.
- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu là nhập khẩu uỷ thác).
- Các giấy tờ có liên quan (nếu có).
Bước 2: Mở L/C
Liên hệ với ngân hàng để được trợ giúp về mặt thanh toán:
- Vay tiền ngân hàng để ký quỹ, đặt cọc.
- Mở L/C.
Bước 3: Thuê phương tiện vận tải
Tùy từng loại hàng hóa khác nhau mà nhà nhập khẩu sẽ sử dụng các loại
phương tiện khác nhau bằng đường hàng không, đường biển hoặc đường bộ,..
Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải:
- Căn cứ vào hợp đồng thương mại quốc tế
- Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm hàng hóa
- Căn cứ vào điều kiện vận tải
Hiện nay, phần lớn hàng hóa được vận chuyển qua đường biển nên nghiệp vụ
thuê tàu đã trở nên phổ biến nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu. Các phương thức
thuê tàu như: Phương thức thuê tàu chợ: là tàu chạy theo một hành trình và thời gian
xác định.


Bước 4: Mua bảo hiểm hàng hóa
Đối với hợp đồng ký kết theo điều kiện CIF, CIP người bán phải chịu phí tổn
mua bảo hiểm cho hàng hóa như thỏa thuận trong hợp đồng với mức bảo hiểm tối
thiểu theo điều kiện C của điều kiện bảo hiểm hàng háo của Viện những người bảo
hiểm Luân Đôn hoặc điều kiện bảo hiểm tương tự. Bảo hiểm tối thiểu phải bao gồm

giá hàng quy định trong hợp đồng cộng 10% (tức 110%) và được mua bằng đồng
tiền của hợp đồng. Khi người mua yêu cầu, người bán sẽ phụ thuộc váo các thông
tin mà người mua cung cấp theo yêu cầu của người bán, mua bảo hiểm bổ sung,
bằng chi phí của người mua, nếu có thể như điều kiện A hoặc B.
Bước 5: Nhận bộ chứng từ
Liên hệ với nhà xuất khẩu hoặc ngân hàng để nhận bộ chứng từ. Cần kiểm tra
đối chiếu lại toàn bộ nội dung trong bộ chứng từ với nội dung trong hợp đồng và
L/C. Nếu có sai xót xảy ra cần liên hệ với nhà xuất khẩu hoặc ngân hàng để kịp thời
điiều chỉnh.
Bước 6: Chuẩn bị nhận hàng
Đại lý hãng tàu sẽ gửi thông báo tàu đến cho nhà nhập khẩu khi tàu sắp đến
cảng. Khi nhận được bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu và nhận được giấy báo hàng đến,
bộ phận xuất nhập khẩu sẽ mở tờ khai hải quan điện tử để làm thủ tục thông quan
hàng hóa. Trong điều kiện doanh nghiệp chưa đăng ký hình thức khai hải quan điện
tử thì nhân viên phải chuẩn bị hồ sơ để khai theo phương pháp thủ công và công
việc đòi hỏi mất rất nhiều thời gian. Nhà nhập khẩu sẽ cầm theo giấy thông báo tàu
đến, B/L có ký hậu, giấy giới thiệu đến hãng tàu để nhận D/O, hãng tàu sẽ giao cho
nhà nhập khẩu D/O để làm thủ tục hải quan và nhận hàng.
Bước 7: Làm thủ tục hải quan
Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết theo quy định của hồ sơ hải quan để
làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Bộ hồ sơ gồm: Commercial Invoice, Packing
List, D/O, Bill of Loading, C/O, contract, giấy giới thiệu,..
Hiện nay dịch vụ khai thuê hải quan cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Bước 8: Thanh toán
Các hình thức thanh toán có thể bằng L/C, T/T, TTR, D/P. Sau khi nhận được
thông báo hàng đến và kiểm tra toàn bộ chứng từ nếu thấy phù hợp thì nên nhập
khẩu chấp nhận thanh toán cho nhà xuất khẩu.


Bước 9: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện
hợp đồng, bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp
mang tính hợp lý thỏa mãn hay không thỏa mãn các yêu cầu của bên khiếu nại. Khi
thực hiện hợp đồng nhập khẩu nếu như chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy hàng
nhập khẩu bị thiếu, tổn thất, đổ nát, mất mát thì cần khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ
thời hạn khiếu nại.
Đối tượng khiếu nại là người bán nếu hàng có chất lượng hoặc số lượng không
phù hợp, có bao bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, hàng giao
không đồng bộ, thanh toán nhầm lẫn...
Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu hàng hoá (đối tượng của bảo
hiểm) bị tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ ba gây ra khi
những rủi ro này được mua bảo hiểm.
Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất như biên bản
giám định, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại tại công ty bảo hiểm).
Việc giải quyết khiếu nại phải thận trọng kịp thời, tỉ mỉ, giải quyết khẩn trương. Nếu
việc khiếu nại không giải quyết thoả đáng thì hai bên có thể kiện nhau ra Hội đồng
trọng tài hoặc tại toà án (nếu có thoả thuận trong hợp đồng).
2.2. Khái quát về rủi ro và một số rủi ro thường gặp trong quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu
2.2.1. Khái niệm về rủi ro.
Hiện nay có khá nhiều định nghĩa về rủi ro, theo những tiếp cận khác nhau lại
có những định nghĩa khác nhau:
Rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight, 1998). Theo đó,
các loại bất trắc không thể đo lường được thì được gọi là bất trắc, còn loại bất trắc
có thể đo lường được gọi là rủi ro. Một học giả người Mỹ khác, ông Allan Willett
trong cuốn “Risk and Insurance”. Mc Graw Hill, 1995 có quan điểm rằng “rủi ro là
bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi”. Như vậy, theo ông rủi
ro liên quan đến con người.
Có thể định nghĩa “Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ đã xảy ra gây tổn
thất cho con người" (Nguyễn Anh Tuấn,2006).



Như vậy, khi nói đến rủi ro chúng ta cần lưu ý những vấn đề quan trọng: rủi ro
là sự kiện bất ngờ đã xảy ra, là những sự cố gây ra tổn thất và rủi ro là sự kiện ngoài
mong đợi. Từ đó, chúng ta có thể rút ra rằng: “Rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu là
những sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra ngoài mong đợi và có thể gây ra tổn thất cho
các doanh nghiệp nhập khẩu”.
2.2.2. Đặc điểm của rủi ro trong thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng
nhập khẩu nói riêng.
Nói tới rủi ro là đề cập tới sự kiện không may mắn, bất ngờ xảy ra gây thiệt
hại về lợi ích cho con người. Ba vấn đề được coi là điều kiện của rủi ro là:
Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra. Bất ngờ là con người không thể lường
trước được một các chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong
tương lai và bất kỳ ở đâu. Mọi rủi ro đều là bất ngờ, còn những sự kiện bất ngờ phải
đã xáy ra thì mới được coi là rủi ro.
Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất. Khi rủi ro xảy ra luôn để lại những hậu
quả (có thể hậu quả nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng, hậu quả trực tiếp hay
gián tiếp). Hay nói cách khác, mọi rủi ro đều dẫn đến tổn thất, nhưng trong không ít
các trường hợp, tổn thất là không đáng kể hoắc tổn thất gián tiếp, khó nhận ra nên
đã có quan niệm cho rằng không phải mọi rủi ro đêu dẫn đến tổn thất.
Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi. Rủi ro mang lại tổn thất, là sự cố bất ngờ và
vì thế nó là điều không mong đợi của con người trong bất cứ mọi hoạt động. Bên
cạnh đó, rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi còn nói lên tính khó lường trước, tính khách
quan và loại bỏ các ý đồ chủ quan của chủ thể tham gia các hoạt động.
“Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản; cơ hội mất hưởng về con
người, tinh thần, sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro
gây ra.” (Nguồn: PGS.TS Doãn Kế Bôn, 2010).
Rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu so với rủi ro trong kinh doanh nói
chung có một số đặc điểm đáng chú ý:
Một là, vì hoạt động xuất nhập khẩu vượt qua ra ngoài biên giới quốc gia

nên các doanh nghiệp chịu nhiều nguy cơ rủi ro từ cả trong và ngoài nước, gồm
nhiều nhân tố khách quan và chủ quan vì vậy rủi ro xuất nhập khẩu có tần suất
lớn hơn.


Hai là, rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền trực tiếp với sự biến
động của các nhân tố toàn cầu như khủng hoảng, suy thoái kinh tế khu vực và thế
giới, phạm vi mức độ cạnh tranh quốc tế.
Ba là kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều
yếu tố như chủ thể kinh doanh, ngôn ngữ, luật pháp áp dụng, tập quán thương mại,
sự dịch chuyển của hàng hóa, chứng từ, tiền tệ thanh toán quốc tế... Do vậy, các loại
rủi ro xảy ra trong hoạt động này rất đa dạng và phức tạp
Việc nghiên cứu rủi ro thực chất là nhằm đạt được mục đích hạn chế những
tổn thất cho các đối tượng liên quan. Rủi ro và tổn thất là hai phạm trù khác nhau
cùng phản ánh một sự kiện không may xảy ra, nhưng có mối quan hệ nhân quả, theo
đó, rủi ro là nguyên nhân còn tổn thất là hậu quả. Rủi ro phản ánh về mặt chất của
sự kiện, bao gồm nguyên nhân, tính chất, mức độ nguy hiểm còn tổn thất phản ánh
về mặt lượng của sự kiện, nghĩa là phản ánh mức độ thiệt hại, mất mát về vật chất
và tinh thần có nguyên nhân từ rủi ro gây ra. Vi vậy. việc nghiên cứu rủi ro không
thể tác rời với nghiên cứu tổn thất.
2.2.3. Một số rủi ro thường gặp trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong các khâu của quá trình thức hiện hiện
hợp đồng nhập khẩu như: thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, giao nhận hàng
hóa, làm thủ tục hải quan, thanh toán,..Với đối tác không đủ uy tín hay không đủ
năng lực để thực hiện hợp đồng thì rủi rỏ có thể xảy ra: không thực hiện đúng các
điều khoản hợp đồng, không thực hiện được hợp đồng hay không thực hiện đúng
thời hạn hợp đồng quy định. Trong nhiều trường hợp, rủi ro doanh nghiệp gặp phải
do sự biến động của giá cả hàng hóa, sự biến động của tỷ giá,..
2.2.3.1. Rủi ro trong đàm phán, soạn thảo, kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế

Rủi ro này có thể phát sinh do kỹ thuật chào hàng, do quá trình đàm phán
không thỏa thuận rõ ràng tên hàng, lựa chọn điều kiện về phẩm chất, số lượng, điểu
kiện kiểm tra số lượng, chất lượng, lựa chọn đồng tiền tính giá, phương pháp quy
định giá, phương thức thanh toán, lựa chọn điều kiện cơ sở giao hàng, bảo hành,
khiếu nại, trọng tài... không tối ưu hoặc khó thực hiện. Trong khi soạn thảo hợp
đồng lại sử dụng những từ ngữ không rõ ràng dẫn đến sự hiểu nhầm, không dẫn


chiếu đến các tập quán hoặc văn bản pháp luật có liên quan, thiếu các điều khoản
cần thiết của một hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản bảo vệ quyền lợi cho
doanh nghiệp.
2.2.3.2. Rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa
Trong việc giao nhận hàng hóa quốc tế, hàng hóa được vận chuyển qua đường
biển, đường không, đường sắt, đường bộ hay đa phương thức. Hình thức đường
biển được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt là ở Việt Nam. Những hình thức vận
chuyển quốc tế thường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, nên khả năng gặp
phải rủi ro là rất cao.
Rủi ro trong quá trình này thường xảy ra đối với doanh nghiệp do một số
nguyên nhân sau:
Thiếu thông tin về hãng tàu, lịch trình, địa điểm, chi nhánh, chuyển tải, không
chủ động trong việc chuẩn bị giao hoặc nhận hàng.
Không nắm vững các khái niệm về thời gian xếp dỡ, thời gian tàu đến cảng
xếp, dỡ hàng, do đó không chủ động giao nhận...
Không nắm vững các kỹ thuật bố trí giao nhận hàng trên phương tiện vận tải
để đảm bảo số lượng và chất lượng được giao, không sử dụng điều kiện dung sai.
Chưa thông thạo các thủ tục hải quan, không chuẩn bị đầy đủ chứng từ cần
thiết để tiến hành kiểm hóa, thông quan.
 Rủi ro do người bán không giao đủ số lượng, chất lượng và chủng loại hàng
hóa. Nguyên nhân là:
- Có thể do sự chủ quan của người bán trong khâu chuẩn bị hàng.

- Người xuất khẩu kiếm được hợp đồng khác có lợi hơn.
- Sự suy giảm chất lượng hàng hóa trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu.
- Các hạn chế xuất khẩu của chính phủ.
- Sự thỏa thuận không rõ ràng trong hợp đồng: số lượng, chất lượng và chủng loại
 Rủi ro do chậm giao hàng hoặc không giao hàng. Nguyên nhân có thể do cả
ý muốn chủ quan của người bán hoặc do các nguyên nhân khách quan (do sự biến
động về nguồn cung: giá cả tăng nhanh, không còn nguồn hàng do thiên tai, hiểm
họa tự nhiên).


2.2.3.3. Rủi ro trong quá trình vận chuyển
 Các rủi ro do lựa chọn hãng tàu không đủ tin cậy, lừa đảo hàng hải. Nguyên
nhân của rủi ro này là:
- Thuê phải tàu không đủ khả năng đi biển.
- Thuê tàu của những chủ tàu hoặc người thuê tàu định hạn để chuyên chở
hàng hóa không có năng lực tài chính.
- Thuê phải những con tàu ma.
 Các rủi ro do xếp hàng không đúng quy cách, chuyên chở không đúng lịch
trình, chuyển tải hàng hóa. Nguyên nhân của rủi ro này là:
- Có thể là do chủ hàng đã không cung cấp một cách đầy đủ thông tin về
hàng hóa và những yêu cầu đối với việc chất xếp hàng hóa trên tàu, hoặc do sơ suất,
chủ quan, sự thiếu trách nhiệm của người chuyên chở cũng như bên xếp hàng trong
quá trình xếp hàng lên tàu.
- Chiến tranh, bạo động, thiên tai, cấm vận,..khiến tàu phải thay đổi lịch trình
và tuyến đường để đảm bảo an toàn.
 Các rủi ro do những tai họa tiềm ẩn trong quá trình vận chuyển. Nguyên
nhân là:
- Cháy hoặc nổ
- Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp
- Tàu đâm va nhau, tàu, xà lan hay phương tiện vận chuyển đam phải bất kỳ

vật thể bên ngoài không kể nước hoặc bị mất tích.
- Những hi sinh tổn thất chung, ném hàng khỏi tàu để đảm bảo an toàn cho
toàn bộ hành trình đi biển.
2.2.3.4. Rủi ro trong quá trình mua bảo hiểm hàng hóa
Rủi ro trong quá trình mua bảo hiểm thường xảy ra khi:
Chứng từ tín dụng được xuất trình không đúng như yêu cầu của tín dụng thư,
ví dụ như trong L/C yêu cầu xuất trình đơn bảo hiểm nhưng lại xuất trình giấy
chứng nhận bảo hiểm.
Các rủi ro bảo hiểm không phải là loại quy ước trong tín dụng thư.
Đồng tiền bảo hiểm không đúng với quy định trong tín dụng thư (trừ trường
hợp có điều khoản liên quan quy định trong tín dụng thư)


Số tiền bảo hiểm thấp hơn yêu cầu trong tín dụng thư.
Hiệu lực hợp đồng bảo hiểm không bắt đầu vào đúng ngày trên chứng từ vận
tải hoặc trước ngày ghi trên chứng từ vận tải.
Không đánh giá đúng mức độ của rủi ro đối với hàng hóa dẫn đến việc mua
bán không đúng loại bảo hiểm cần thiết.
2.2.3.5. Rủi ro hàng hóa hư hỏng, mất mát
Hàng hóa trong kinh doanh XNK thường được vận chuyển qua nhiều quốc
gia, bằng nhiều cách khác nhau (đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường không, đa
phương tiện) trên nhiều loại phương tiện (tàu thủy, thuyền, ô tô, tàu hỏa,…) và trên
những quãng đường rất dài (thông qua nhiều biên giới của nhiều quốc gia), điều đó
đồng nghĩa với việc rủi ro hàng hóa bị hư hỏng mất mát là rất lớn, đặc biệt là khi
gặp phải thời tiết xấu, cướp biển, lâm tặc,…Trong khi đó, quá trình vận chuyển
hàng hóa hay lưu kho, lưu bãi ở cảng, tàu, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có
thể kiểm soát được mà do hãng vận tải, do bên Hải Quan phụ trách, điều đó đồng
nghĩa việc doanh nghiệp hoàn toàn có thể mất mát hàng hóa khi mà hãng vận
chuyển không đáng tin cậy. Đối với những loại hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn
và yêu cầu cách bảo quản phức tạp thì việc vận chuyển trong thời gian dài, quãng

đường xa, bằng nhiều phương tiện,..sẽ khiến cho hàng hóa dễ bị hư hỏng, có thể là
hư hỏng nhẹ, hư hỏng một phần nhưng nhiều trường hợp là hư hỏng hoàn toàn và
doanh nghiệp là người phải chịu thiệt hại.
2.2.3.6. Rủi ro trong quá trình thanh toán tiền hàng
 Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực.
Nguyên nhân của những rủi ro này là:
- Những kẻ trục lợi, gian lận có thể lợi dụng cung cấp các bộ chứng từ thanh
toán giả mạo, không trung thực.
- Khả năng kiểm tra tính xác thực các bộ chứng từ của cả người nhập khẩu và
ngân hàng còn chưa cao, nhất là trong các trường hợp thanh toán bằng điện
chuyển tiền, hoặc các phương thức nhờ thu.
 Rủi ro từ ngân hàng mở L/C. Nguyên nhân do ngân hàng mở L/C mất khả
năng tài chính hoặc cố ý không thanh toán. Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa
những rủi ro này có thể làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện hợp đồng nhập khẩu.


Điều này có thể là cho doanh nghiệp lỡ mất cơ hội kinh doanh hoặc cũng có thể làm
mất uy tín của doanh nghiệp với đối tác trong và ngoài nước.
 Rủi ro do bộ chứng từ thanh toán không phù hợp quy định của L/C. Nguyên
nhân do sai xót về đơn vị đo lường, đơn vị tiền tệ, thể hiện không thống nhất về giá
trị lô hàng, ghi không đầy đủ, thiếu thống nhất vầ tên, địa chỉ các bên trong chứng
từ, chứng từ không đầy đủ như quy định của L/C,..Nói chung, mọi sai xót dù là nhỏ
giữa chứng từ và các yêu cầu của L/C đều có thể bị từ chối thanh toán.
2.2.3.7. Rủi ro thông tin
Thông tin là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, thông tin mang lại cơ hội
thành công cho doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra nguy cơ đe dọa khi không đầy đủ
và thiếu thông tin. Các rủi ro thông tin phổ biến là:
- Thông tin sai về khả năng thanh toán, thực hiện hợp đồng, tư cách pháp nhân
của đổi tác;
- Thiếu thông tin về sự thay đổi của công nghệ, sản phẩm dẫn tới quyết định

sai lầm về nguồn hàng và chế biến
- Thiếu thông tin về thị trường và xu hướng biến động của thị trường, triển
vọng của ngành kinh doanh
- thông tin nội bộ sai lệnh dẫn đến sự thiếu phối hợp trong tổ chức hoạt động
kinh doanh, làm phát sinh chi phí, giao hàng chậm, không thực hiện được các cam
kết trong quan hệ với khách hàng và đối tác.
2.2.3.8. Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch là một vấn đề mà các doanh nghiệp luôn phải đối đầu trong
kinh doanh quốc tế. Rủi ro giao dịch xảy ra khi doanh nghiệp có dòng tiền mặt ràng
buộc bằng hợp đồng được định giá bằng ngoại tệ. Đây là các rủi ro phát sinh trong
quá trình giao dịch nhằm đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng
và thanh toán hợp đồng. Ngoài ra, không có đầy đủ thông tin về đối tác có thể dẫn
đến các giao dịch với các đối tác không đáng tin cậy, không đủ năng lực thực hiện
hợp đồng.. Hơn nữa, trong hoạt động kinh doanh XNK phần lớn các giao dịch là
các giao dịch quốc tế, nên các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro khi trình độ ngoại
ngữ của người phiên dịch yếu, lúng túng trong quá trình trao đổi, trình bày với đối
tác, gây ra sự hiểu sai, hiểu nhầm giữa hai bên gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả
kinh doanh.


2.2.3.9. Rủi ro do chính trị, pháp luật.
Đây là rủi ro được các nhà xuất nhập khẩu rất quan tâm và là rủi ro khó lường
trước được mà những tổn thất lại rất nghiêm trọng. Những rủi ro này phát sinh do
sự thay đổi về môi trường chính trị pháp luật như: bị phong tỏa hay cấm vận về kinh
tế, chiến tranh hay đình công mà không thể kí kết các hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế với quốc gia đó, hoặc đã kí kết hợp đồng nhưng không thực hiện được,
haowjc đã giao hàng nhưng không nhận được thanh toán,... hoặc sự thay đổi về môi
trường chính trị pháp luật có thể tạo ra những khó khăn cho các quốc gia khác, từ đó
tạo ra các rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu.
2.3. Khái quát về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện

hợp đồng nhập khẩu
2.3.1. Khái niệm phòng ngừa hạn chế rủi ro
Phòng ngừa rủi ro là tổng thể các biện pháp phòng ngừa, ngăn ngừa, né tránh,
khắc phục, chia sẻ rủi ro, tổn thất.
Hạn chế rủi ro là đề ra các biện pháp tác động vào nguy cơ, mối hiểm họa để
giảm khả năng rủi ro hoặc nếu có xảy ra thì bớt đi mức độ nghiêm trọng.
2.3.2. Sự cần thiết và lợi ích của các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro
2.3.2.1. Sự cần thiết
Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu là
việc làm hết sức cần thiết đối với an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp. Các
biện pháp hạn chế rủi ro không những đảm bảo hiệu quả kinh doanh của một
thương vụ mà còn đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự cần thiết
phải thiết lập các biện pháp hạn chế rủi ro được thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, mục tiêu của mọi doanh nghiệp khi thực hiện hiện hợp đồng nhập
khẩu là nhằm thu được lợi nhuận tối ưu, tức là mức lợi nhuận cao nhất đạt được khi
đảm bảo các mục tiêu khác. Để đạt được lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải tiến hành
đồng thời hai biện pháp: tăng doanh thu và giảm chi phí. Tăng doanh thu thường đòi
hỏi phải tăng quy mô của hợp đồng hoặc nhờ vào biến động của tỷ giá song doanh
nghiệp thường bị động trong tình huống này; việc tăng quy mô lại hàm chứa những
nguy cơ rủi ro lớn hơn cho quá trình thực hiện hợp đồng. Do đó, cách thứ hai là
giảm chi phí, trong đó các chi phí xử lý rủi ro tỏ ra chủ động và đem lại hiệu quả
cao cho doanh nghiệp. Vì vậy, tất yếu phải có có biện pháp hạn chế rủi ro.


Thứ hai, an toàn trong kinh doanh là yêu cầu thiết thực cho sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp trong thị trường đầy nguy cơ rủi ro và bất trắc. Muốn an
toàn cần phải giảm thiểu rủi ro có thể tác động tới doanh nghiệp. Để làm được điều
này, doanh nghiệp cần thiết lập các biện pháp hạn chế cho từng nhóm rủi ro tùy
thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó.
Thứ ba, rủi ro gây thiệt hại nặng nề về tài sản, con người và đôi khi doanh

nghiệp còn phải chịu trách nhiệm pháp lý về sản phẩm đối với khách hàng mà nhiều
khi trách nhiệm pháp lý còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn thiệt hại về tài sản.
2.3.2.2. Lợi ích
Phòng ngừa hạn chế rủi ro là biện pháp nhằm làm cho rủi ro ít xảy ra và nếu
xảy ra thì cũng ít nghiêm trọng. Hạn chế rủi ro cũng góp phần tăng uy tín doanh
nghiệp trên thị trường. Thông qua đó, công việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng
diễn ra trôi chảy, dễ dàng hơn. Ngoài ra, hạn chế rủi ro còn là cơ sở để các doanh
nghiệp chấp nhận mạo hiểm nhằm thu lợi nhuận lớn trong một số lĩnh vực kinh
doanh có nguy cơ rủi ro cao.
Như vậy, các biện pháp hạn chế rủi ro góp phần biến cơ hội kinh doanh thành
kết quả hiện thực, giúp doanh nghiệp chớp được thời cơ trong kinh doanh nhằm tối
đa hóa lợi nhuận mà vẫn an toàn.
2.4. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu.
Rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong quá trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu, vì vậy việc thiết lập các biện pháp hạn chế rủi ro cũng không thể tiến
hành chung cho mọi trường hợp mà cần phải thiết lập cho từng trường hợp cụ thể
căn cứ vào đối tác lựa chọn, từng khu vực thị trường,..Các biện pháp hạn chế rủi ro
cũng phải được thực hiện chặt chẽ trong các khâu của quy trình thực hiện hiện hợp
đồng nhập khẩu.
2.4.1. Quá trình đàm phán, kí kết, soạn thảo hợp đồng
Khâu mấu chốt trong biện pháp này vẫn là nắm tình hình cụ thể, năng lực tài
chính của đối tác, khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Muốn vậy doanh nghiệp
cần phải phối hợp tốt với các cơ quan tư vấn, hỗ trợ thông tin của chính phủ, cập
nhật và thu thập thông tin về đối tác trên các phương tiện thông tin, nếu được cử cán
bộ tới công ty đối tác thực địa tìm hiểu tình hình trực tiếp.


Quy định cụ thể về mức phạt vi phạm, thời gian thanh toán tiền phạt trong
từng trường hợp kí kết hợp đồng cũng như các biện pháp xử lý khi xảy ra tranh

chấp trong hợp đồng.
Ngoài việc mua bảo hiểm hàng hóa đối với những trường hợp bất khả kháng
còn phải quy định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp bất
khả kháng đó.
Khi soạn thảo hợp đồng nên có sự tư vấn của luật sư đại diện, các điều kiện
trong hợp đồng cần được biên soạn rõ ràng, cụ thể, chi tiết, từ ngữ sử dụng dễ hiểu,
tránh hiểu nhầm cho các công tác sau này. Tên hàng là nội dung không thể thiếu
được trong tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa. Để thuận lợi cho việc thực hiện
hợp đồng và hạn chế tranh chấp phát sinh, tên hàng cần được xác định một cách rõ
ràng. Hàng hoá thường có tên chung và tên riêng. Nên khi xác định tên hàng phải là
tên riêng, đặc biệt với các hàng hoá là sản phẩm máy móc thiết bị.
Hợp đồng cần chỉ rõ công việc, trách nhiệm, nghĩa vụ của từng bên. Trong đó
có ghi cụ thể những phần việc mà cả hai bên phải đảm nhận và hoàn thành.
Soạn thảo hợp đồng rõ ràng cụ thể là bước đầu tiên trong việc phòng ngừa và
hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mà các doanh nghiệp
rất cần chú ý.
2.4.2. Quá trình nhận hàng:
- Tìm hiểu bạn hàng thật kỹ cả về uy tín thương mại và khả năng cung cấp
hàng để đảm bảo giao đúng, đủ hàng.
- Ước lượng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng với sự tính toán các yếu tố
tác động
- Quy định trong hợp đồng điều khoản phạt, trong đó quy định phạt bên nào
không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ.
- Sử dụng các công cụ mạnh của ngân hàng như: L/C dự phòng, bảo lãnh
ngân hàng, đảm bảo thực hiện hợp đồng.
- Yêu cầu hai bên cùng ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện
hợp đồng
2.4.3. Quá trình vận chuyển:



Mỗi hình thức vận chuyển đều có những đặc thù riêng, khó khăn riêng, song
cần chú ý các vấn đề sau:
- Lựa chọn phương thức vận tải phù hợp và điều kiệ bảo hiểm.
- Các chứng từ vận tải, nghiệp vụ có liên quan.
- Xem xét các chứng từ vận tải với hợp đồng thương mại, L/C trong mối

quan hệ khăng khít không thể tách rời. Đối với người nhập khẩu phải căn cứ vào nội
dung của vận đơn để kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng. Trong trường hợp phát hiện
hoặc nghi ngờ có tổn thất, phải lập ngay chứng từ, biên bản có giá trị háp lý ban đầu để
lưu quyền khiếu nại những người có liên quan. Lập bộ hồ sơ khiếu nại đầy đủ, chính xác
và gửi cho người có liên quan đúng thời hạn khiếu nại theo quy định.
- Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, tối ưu nhất là chỉ định thuê tàu của các hãng có
văn phòng giao dịch tại nước nhập khẩu để dễ dàng theo dõi lịch trình và giải quyết
sự cố.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa chuyên chở theo những điều kiện phù hợp với
thời gian vận chuyển trong năm, tuyến đường vận chuyển và đặc tính của hàng hóa.
- Ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu
- Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần thiết cho phù hợp với thực tế vận chuyển.
- Thường xuyên giám sát lịch trình tàu chạy để có thể đưa ra những biện pháp
hợp lý hạn chế tổn thất khi gặp rủi ro trong hành trình.
2.4.4. Quá trình mua bảo hiểm cho hàng hóa:
Trong giao dịch cần thỏa thuận chi tiết, cụ thể về việc mua bảo hiểm và phạm
vi trách nhiệm bảo hiểm của các bên có văn bản xác nhận.
Lựa chọn công ty bảo hiểm uy tín.
Bảo hiểm đúng loại, đúng đối tượng.
2.4.5. Quá trình thanh toán tiền hàng:
- Yêu cầu toàn bộ chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp như: đối
với vận đơn đường biển với những lô hàng có giá trị lớn cần yêu cầu nhà xuất khẩu
cung cấp vận đơn do hãng tàu đích danh lập, giấy chứng nhận số lượng phải có sự
giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại nước người

nhập khẩu tại nước ngoài cấp,..


- Bố trí nhân viên giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ thanh toán để
hạn chế tối đa sự rủi ro.
- Đọc và nghiên cứu kỹ những quy định của L/C đối với bộ chứng từ thanh toán.
2.4.6. Biện pháp hạn chế rủi ro thông tin
Các doanh nghiệp cần phân tích rủi ro ngành và phân tích thị trường, phân tích
rủi ro ngành là việc xác định các nhân tố rủi ro hiện tại hay một thời điểm trong
tương lai có thể gây ra tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp
dự báo được khuynh hướng phát triển, áp lực cạnh tranh, các đối thủ tiềm năng.
2.4.7. Biện pháp hạn chế rủi ro chính trị, pháp luật
Đối với loại rủi ro này thì biện pháp tối ưu là nắm bắt thông tin và phân tích
thôn gtin chính trị, pháp lý để đề phòng nó xảy ra và hạn chế hoạt động kinh doanh
ở các khu vực nhạy cảm chính trị là hữu hiệu nhất. Ngoài ra bảo hiểm tài sản của
mình ở những khu vực có nguy cơ cao về rủi ro chính trị cũng là một biện pháp
cần thiết.


×