Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI THU HOẠCH BDTX module THPT 5, 6 xây dựng môi trường học tập cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.89 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG .........

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THPT6: Xây dựng môi trường học tập cho học sinh THPT
Năm học: ..............
Họ và tên: ..............................................................................................................................
Đơn vị: ..................................................................................................................................
Câu 1: Nêu các cách thức để tạo dựng động cơ học tập cho học sinh?
1. Những gì mình muốn học là có lợi cho mình
Lựa chọn các nội dung dạy học mà học sinh quan tâm và thấy có lợi ích trực tiếp đối với
học sinh, cũng giống như việc dạy khối gạch cho người đang muốn xây tường quanh
vườn hay dạy thiên vận cho ngườii đang “xin chết" để được sử dụng chiếc kính viễn
vọng mới.
2. Trình độ chuyên môn mà mình đang học để đạt được sẽ có lợi cho mình
Bản thân giáo viên có thể hiểu rất rõ những lợi ích truớc mắt cũng như những lợi ích lâu
dài của học sinh khi học tập môn học của mình. Nhưng không phải tất cả học sinh đều
biết được điều đó. Vì vậy, giáo viên cần giúp học sinh thấy được ý nghĩa trước mắt cũng
như lâu dài của những mục tiêu học tập cần đạt đuợc khi học tập môn học. Giáo viên cần
“chào bán" những gì muốn dạy cho học sinh. Nghĩa là giáo viên phải chỉ ra cho học sinh
thấy những lợi ích trong hiện tại cũng như trong tương lai của việc học tập môn học mà
mình đang giảng dạy. Trên cơ sở giáo viên tìm hiểu, nắm bất đuợc mục tiêu trước mất và
mục tiêu lâu dài sau này của học sinh, gắn kết nội dung dạy học của mình với quá trình
hoàn thành mục tiêu của học sinh.
Bằng những kinh nghiệm thục tế, giáo viên chỉ cho học sinh thấy tầm quan trọng của


môn học, không chỉ học sinh của mình mà mọi người đều cần biết đuợc tri thức của môn
học mình đang giảng dạy. Có những học sinh sẽ chăm học hơn khi giáo viên đặt vấn đề
điểm số hoặc đánh giá kết quả học tập cuối kì đối với từng nội dung cụ thể cho học sinh
biết.
Hãy cho học sinh thường xuyên được kiểm nghiệm những nội dung bài học bằng chính
cuộc sống thường ngày của các em, thông qua các buổi thực hành, thí nghiệm, tham


quan, du lịch, các bài tập thực tiễn, các cuộc nói chuyện, giao lưu... và có những môn
học, giáo viên hãy chỉ cho học sinh thấy sự quan trọng của môn học đối với những nghề
nghiệp trong tương lai mà học sinh sẽ chọn...
3. Mình thấy mình thường thành đạt nhờ chuyện học hành, và sự thành đạt đó làm
tăng sự tự trọng cùa mình
Động cơ này giữ vai trò chủ đạo, được coi là đầu tàu học tập, lôi kéo, thúc đẩy quá trình
đạt mục tiêu học tập của học sinh ngay cả những khi những động cơ khác cùng tồn tại.
Trong cuộc sống, chứng ta nhận thấy một điều, người ta thường thích làm những gì mà
họ cho là mình giỏi và không thích làm những gì mà người ta kém. Nếu nấu ăn vài lần
đầu và được thừa nhận là ngon thì họ sẽ tin vào khả năng của mình, thấy việc nấu nướng
thật lí thú và từ đó họ liên tục thử thách bản thân theo những bài nấu ăn khó hơn. Sự kiên
trì, nỗ lực, quyết tâm không ở lại với họ và làm cho họ dễ dàng bị đánh bại bởi những
khó khăn nho nhỏ. Và cuối cùng là “tôi không thể nấu ăn được".
Học sinh cũng vậy. Trong quá trình học tập, nếu hoàn thành được những nhiệm vụ học
tập đặt ra và nhận đuợc sự biểu dương, ghi nhận những kết quả đó từ người khác, như
những gia vị làm món ăn thêm ngon, thì học sinh sẽ tự tin trong quá trình hoàn thành
những nhiệm vụ học tập tiếp theo. Niềm tin vào khả năng thành công trong học tập của
bản thân học sinh được nuôi dưỡng, nâng cao và là động lực thúc đẩy học sinh học tập
tích cực, tạo ra sụ quyết tâm, nỗ lực và ham thích đạt đuợc mục tiêu học tập của bản thân.
Giáo viên cần giúp cho học sinh thấy đuợc sự thành công củaa việc học tập. Chú ý sự vận
hành của chiếc đầu tàu học tập này.
Chiều hướng thứ nhất:


Chiều hướng thứ hai:


Vì vậy, giáo viên cần:
- Đảm bảo chắc chắn rằng học sinh biết rõ minh phải làm gì và làm thế nào, và sẵn sàng
giúp đỡ các em khi cần.
- Một số bài tập phải có tính trực tiếp, nhanh chóng đạt được kết quả đi kèm với việc thực
hành có hiệu chỉnh đủ mức, sao cho mọi học sinh đều có cơ hội thành công trong loại bài
này. Các bài tập khác có thể cân ốổi với những học sinh có học lực khá hơn.
- Hào phóng trong việc biểu dương và các hình thức ghi nhận khác với bất kì thành công
nào trong học tập của học sinh và làm việc đó một cách đều đặnn đối với những thành
công thường ngày.
3. Mình sẽ được thầy cô và/hoặc bạn bè chãp nhận nẽu mình học tõt
Trong thục tế dạy học, cỏ rất nhiều học sinh học tập môn học không chỉ bời lí do nào
khác mà chính sụ tôn trọng, quý mến và muốn đuợc giáo viên thừa nhận đã thúc đẩy các
em học tập. Sự quan tâm, khích lệ, động viên thông qua những cuộc chuyện trò, những
câu hỏi thăm, những lời nhận xét tích cực trước mọi người... nhiều khi có sức không
ngờ, cỏ khả năng thúc đẩy học sinh tích cực học tập. vì vậy, giáo viên hãy thiết lập những
quan hệ tổt đẹp với học sinh.
Học sinh còn được bạn bè đồng lứa chấp nhận, thậm chí sung sướng khi thành công nếu
đem so với bạn bè đong lứa. Giáo viên nên tạo dụng việc thi đua và thách thúc trong lớp
minh dạy sẽ cỏ khả nâng đem lại động cơ mạnh mẽ trong lớp học.
4. Mình thãy trước hậu quả cùa việc không học sẽ chằng dễ chịu
Giáo viên nên thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhờ việc học tập cửa học sinh. Kiểm
tra, đánh giá không chỉ nhằm đo và xếp loạt kết quả học tập của học sinh đã đạt được so
với mục tìêu học tập, mà nỏ còn là một động lục thủc đẩy học sinh tiến hành hoạt động
học tập của bản thân. Kết quả của kiểm tra, đánh giá là biểu hiện của sụ thành công hay
chua thành công, thoả mãn hay chưa thỏa mãn so với mục tiêu học tập đặt ra của học
sinh. Nỏ còn là cái để học sinh khẳng định mình trước giáo viên, với bạn cùng trang lứa.

Những học sinh cỏ kết quả kiểm tra, đánh giá tổt sẽ tạo ra sụ tôn trọng với chính bản thân
và việc học tập cửa mình cũng như tạo ra được sụ tôn trọng tù người khác. Những học
sinh cỏ kết quả kiểm tra, đánh giá thấp thì đỏ là cơ sờ để cho học sinh điều chỉnh lại hoạt
động học tập cửa bản thân cho phù hợp, và giáo viên cần phải chủ ý giủp đỡ những học
sinh này để những lần kiểm tra sau cỏ kết quả tổt hơn, nếu không nỏ sẽ trờ thành yếu tổ
triệt tiêu động cơ học tập của những học sinh này.
5.

Những điẽu mình học thật lí thú và hãp dẫn tò mò cùa mình, các hoạt động


học tập thật lã vui
Để làm được điều này vai trò của người giáo viên rất lớn. Giáo viên hãy:
- Thể hiện sự quan tâm của minh với các nhiệm vụ học tập của học sinh, nhiệt tình cùng
tham gia với học sinh để giải quyết các nhiệm vụ đỏ.
- Dạy học không phẳi là đua ra những dữ liệu đã cỏ sẵn trong sách giáo khoa buộc học
sinh phải ghi nhớ mà quan trọng hơn là cách đua ra những gợi mờ thông qua những tình
huổng cỏ vấn đề, những câu đổ, những điều tranh cãi tạo sụ tò mò và mổi quan tâm thực
sụ của học sinh tới nội dung giáo viên dạy. vì nếu chỉ nêu ra dữ liệu và bắt học sinh phải
ghi nhớ mà không có sụ quan tâm thích đáng của học sinh thì dữ liệu đỏ nhanh chỏng bị
lãng quên. Khi học sinh đã quan tâm thục sụ sẽ tạo ra được những ghi nhớ dài hạn và học
sinh sẽ vận dung đuợc những điều đã học vào thục tiến.
- Thể hiện tính thích úng của những gì giáo viên đang dạy đổi với thế giới hiện thực, như
đem tồi những vật thật, cho xem Video về úng dung, đi tham quan, những tình huổng
thục tế, những thông tin đã phát trên đài, tivi...
- Tận dụng khả nâng sáng tạo và tụ biểu đạt của học sinh.
- Đảm bảo cho học sinh đuợc chú động.
- Thường xuyên thay đổi hoạt động cửa họ c sinh.
- Sử dụng thi đua và thách thúc giữa các tổ.
- Lầm cho việc học thích úng trục tiếp với cuộc sổng của học sinh.

Câu 2: Trình bày các cách ứng phó với những sai phạm của học sinh trong giờ học .
Tình huống 1: Trong giờ học, một nhóm học sinh mất trật tự -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Tạm ngưng bài giảng, nghiêm nét mặt, hướng mắt về phía có HS
mất trật tự, đợi lớp trật tự rồi tiếp tục giảng.
* Tình huống 2: Khi đang giảng bài, phát hiện một HS đang đọc truyện -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Yêu cầu HS đưa quyển truyện cho giáo viên, cuối giờ gặp riêng HS
đọc truyện để góp ý.
* Tình huống 3: Một học sinh khá của lớp bất ngờ sa sút về lực học -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Tìm hiểu nguyên nhân, thăm hỏi gia đình, phối hợp với phụ huynh
học sinh cùng tìm cách giải quyết.
* Tình huống 4: Khi kiểm tra bài cũ, một học sinh không thuộc bài vì lý do tối hôm
trước bị mất điện nên không học được bài -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Nghiêm túc nhắc nhở, khuyên bảo học sinh, sau đó tế nhị tìm hiểu


nguyên nhân và tính trung thực của học sinh.
* Tình huống 5: Sau bài kiểm tra 1 tiết, do đề bài quá khó, điểm của học sinh quá thấp ->
làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Huỷ bài kiểm tra, thay khi có điều kiện, đồng thời quán triệt học
sinh phải chịu khó học vì sẽ không có lần thứ hai như vậy nữa.
* Tình huống 6: Trong giờ học có 2 học sinh đùa nghịch -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Yêu cầu lớp giữ trật tự, nhắc 2 học sinh đùa nghịch cuối giờ ở lại.
* Tình huống 7: Buổi tối đi chơi, đang hút thuốc thì gặp học sinh -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Tỏ ý không nhận ra, ngày hôm sau gặp riêng học sinh để trao đổi và
nhắc nhở.
* Tình huống 8: Học sinh gặp giáơ viên trên đường đi nhưng không chào -> làm thế
nào?
=> Cách giải quyết: Coi như không có gì xảy ra, nhân dịp nào đó sẽ đưa ra bài học giáo
dục.
* Tình huống 9: Một buổi tối đi chơi, giáo viên chủ nhiệm gặp 2 học sinh của lớp mình

yêu nhau -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Hôm sau gặp riêng từng em để khuyên bảo, phối hợp với gia đình
cùng bảo ban…
* Tình huống 10: Đang giờ học, 1 học sinh nam ném thư cho học sinh nữ -> làm thế
nào?
=> Cách giải quyết: Xuống chỗ học sinh nữ, yêu cầu đưa tờ giấy, xem và cất đi, tiếp tục
giảng bài, sau đó gặp riêng 2 học sinh để nhắc nhở.
* Tình huống 11: Lớp 11 đang chọn học sinh làm lớp trưởng, một em học giỏi nhưng
hoạt động chưa năng nổ, một em hoạt động rất năng nổ nhưng lực học hơi hạn chế -> làm
thế nào?
=> Cách giải quyết: Bỏ phiếu kín, sau đó giáo viên chủ nhiệm kiểm phiếu và lấy theo đa
số phiếu.
* Tình huống 12: Trong giờ học giáo viên phát hiện có 2 học sinh đang sụt sịt khóc ->
làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Nhẹ nhàng nhắc lớp tập trung học, đưa mắt nhìn về phía 2 học sinh,
cuối giờ sẽ gặp riêng để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục.
* Tình huống 13: Giờ kiểm tra, nhắc nhầm tên -> học sinh phản ứng-> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Yêu cầu lớp trật tự, xuống chỗ học sinh nhắc tên để kiểm tra tên và
nhắc nhở thái độ làm bài, yêu cầu lớp khẩn trương làm bài.
* Tình huống 14: Khi học sinh giả mạo chữ ký của phụ huynh -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Gặp riêng học sinh để nhắc nhở, rút kinh nghiệm, đồng thời bí mật


liên hệ với gia đình.
* Tình huống 15: Giờ chào cờ, có 5 học sinh không mặc đồng phục, ban giám hiệu biết
và nói với GVCN -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Hỏi lý do và phê bình 5 học sinh trước lớp, yêu cầu làm bản kiểm
điểm.
* Tình huống 16: Khi học sinh nữ có tình cảm với thầy giáo chủ nhiệm -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Coi như không biết và vẫn cư xử bình thường, nhân dịp nào đó có

thể kể chuyện về mối quan hệ thầy trò đúng mực.
* Tình huống 17: Có 1 học sinh nhiều lần không đứng dậy chào giáo viên -> làm thế
nào?
=> Cách giải quyết: Xuống tận nơi hỏi lý do, nhắc nhở em học sinh đó nếu tái phạm sẽ
báo với giáo viên chủ nhiệm.
* Tình huống 18: Giáo viên mắng học sinh quá mức, học sinh cầm cặp bỏ về -> làm thế
nào?
=> Cách giải quyết: Thầy xin lỗi cả lớp vì đã quá nóng nảy, nhưng các em yên tâm, thầy
sẽ tìm cách gặp riêng bạn học sinh đó.
* Tình huống 19: Học sinh trong lớp cứ chê tật xấu của bạn mình, ví dụ nói ngọng “n và
l” -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Khi không có mặt học sinh đó thì nhắc lớp không được cười bạn
mình, đồng thời tích cực giúp em học sinh đó sửa chữa.
* Tình huống 20: Trong khi giảng bài, một học sinh nhại lời giáo viên -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Tạm ngưng, hướng về phía học sinh: “Điều em nói là thừa, vì các
bạn trong lớp nghe lời thầy giảng hơn là nghe e nói”.
* Tình huống 21: Phê bình 1 học sinh, sau đó phát hiện em đó không có lỗi -> làm thế
nào?
=> Cách giải quyết: Nhân dịp nào đó, nói với học sinh đó: “Hôm trước thầy phê bình em
nhưng em không có lỗi, người lớn đôi khi cũng mắc sai lầm”.
* Tình huống 22: Đang giảng bài, 2 học sinh nam đánh nhau -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Yêu cầu 1 trong 2 chuyển chỗ khác rồi tiếp tục giảng.
* Tình huống 23: Giờ chữa bài tập, học sinh tìm ra cách giải khác -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Nói với lớp: “1 bài tập có thể có nhiều cách giải khác nhau, bài
giảng của thầy chỉ là một cách giải, các em hãy cố gắng để tìm ra nhiều cách giải cho một
bài tập”.
* Tình huống 24: Giờ chữa bài tập, giáo viên bị nhầm dấu + thành dấu – và học sinh
phát hiện ra -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Xin lỗi cả lớp, cảm ơn em học sinh đã phát hiện ra sự nhầm lẫn của



mình, rồi sửa lại và tiếp tục giảng.
* Tình huống 25: Giáo viên vào lớp, cả lớp đứng chào, có mấy học sinh vẫn còn đùa
nghịch -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Giáo viên đứng nghiêm, đưa mắt về phía học sinh đùa nghịch, đến
khi lớp im lặng thì nói: “Thầy chào các em. Mời các em ngồi”.
* Tình huống 26: Đang giảng bài, một học sinh nữ kêu rú lên vì có học sinh nam bỏ con
thạch sùng vào ngăn bàn -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Yêu cầu học sinh đó tự giác nhặt con thạch sùng đem ra hành lang
bỏ vào thùng rác và trở lại lớp học.
* Tình huống 27: Trong lớp có học sinh học yếu, hay nghịch, nhưng lại được lớp đề nghị
giữ chức đội trưởng đội bóng -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Yêu cầu học sinh đó không được đùa nghịch, và phải vươn lên trong
học tập thì mới xem xét có cho làm đội trưởng hay không.
* Tình huống 28: Học sinh X là em tháo vát, nhưng hay nợ tiền, được đề nghị giữ quỹ
cho lớp -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Trao đổi với ban cán sự lớp về trường hợp này rồi đi đến quyết định
có cử X giữ quỹ lớp hay không.
* Tình huống 29: Sắp hết giờ, học sinh thắc mắc, giáo viên giải quyết chưa thoả đáng ->
làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Gọi học sinh học giỏi nhất lớp trả lời thắc mắc, sau đó nhận xét câu
trả lời trước lớp và hỏi lại em thắc mắc xem đã hiểu chưa.
* Tình huống 30: Học sinh bị rách quần -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Đến cạnh em học sinh đó và nói nhỏ: “Em hãy về thay trang phục đi,
thầy cho phép em đến muộn một chút cũng được”.
* Tình huống 31: Trong giờ học, lớp trưởng quay xuống hỏi bạn -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Hết giờ nhắc riêng em đó: “Trong lớp em cũng nói chuyện riêng liệu
có bảo được các bạn không”.
* Tình huống 32: Trong giờ học, 1 học sinh đứng dậy: “Thầy dạy nhanh quá” -> làm thế
nào?

=> Cách giải quyết: Bài học hôm nay hơi dài, thầy sẽ cố gắng nói chậm hơn, nhưng các
em cũng cần tập trung nghe nhé.
* Tình huống 33: Do sơ xuất, vào lớp quên không cài khoá quần -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Xin lỗi, các em đợi thầy một lát -> ra ngoài sửa lại quần áo và vào
dạy bình thường.
* Tình huống 34: Khi kiểm tra bài cũ, phát hiện 1 học sinh quên không cài khoá quần ->
làm thế nào?


=> Cách giải quyết: “Em có thể về chỗ”. Sau giờ học nhắc học sinh này ở lại để gặp:
“Em có biết vì sao thầy cho em về chỗ không?”...
* Tình huống 35: Trong giờ học, phát hiện học sinh đang làm bài tập của môn học khác
-> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Nghiêm túc nhắc nhở học sinh: “Giờ nào việc nấy”. Chúng ta phải
biết sắp xếp thời gian một cách khoa học thì việc học tập mới đạt kết quả, sắp thi học kỳ
rồi đấy.
* Tình huống 36: Năm học mới đã bắt đầu được 1 tháng nhưng vẫn có 3 học sinh lớp
chủ nhiệm không mặc đồng phục -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Cuối giờ học nhắc cả lớp: “Kể từ ngày mai, các em phải mặc đồng
phục khi đi học, em nào có lý do đặc biệt thì gặp thầy”.
* Tình huống 37: Gọi học sinh lên bảng làm bài tập, học sinh loay hoay, quay xuống
dưới cầu cứu -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Đặt một số câu hỏi gợi ý cho học sinh tìm ra cách giải.
* Tình huống 38: Giờ kiểm tra diễn ra được 5 phút thì phát hiện 1 học sinh dùng tài liệu
-> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Thu tài liệu và nói: “Thầy phê bình em, nếu em còn tái phạm thầy sẽ
buộc phải đánh dấu bài làm của em”.
* Tình huống 39: Trống vào lớp, 1 học sinh nghịch chốt cửa, giáo viên phải gõ cửa mới
cho vào -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Chắc là em nào đóng cửa để thầy vào lớp sẽ không còn thời gian

kiểm tra bài cũ nữa chứ gì, nếu hôm qua đi dã ngoại thì cứ nói, thầy sẽ không kiểm tra.
Em nào đóng cửa không cho thầy vào là hành động vô lễ đấy.
* Tình huống 40: Trong giờ học, có 1 học sinh gục khóc trong lớp -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Hết giờ học, nhắc em học sinh đó ở lại, hỏi xem có chuyện gì xảy ra
rồi tìm cách khuyên bảo.
Câu 3: Thầy cô sẽ xử lý tình huồng này như thế nào để đảm bảo môi trường học tập
tốt nhất cho học sinh ?
Vận dụng: Tình huống: Trong giờ học , giáo viên đang say sưa giảng bài mới thì có một
số học sinh mất trật tự.
Trong lúc giảng, thỉnh thoảng hãy dừng lại một chút và hỏi xem các em có hiểu không,
có nắm được không, chổ nào chưa rõ có thể thắc mắc sẽ được giải đáp ngay. Sự thân
thiện sẽ giúp hs chú ý hơn và không gây mất trật tự.
- Gọi một trong số những học sinh không chú ý để hỏi vấn đề mà thầy cô đang giảng.
Nếu em đó không trả lời được thì phạt đứng và tách ra khỏi nhóm đang nói chuyện trong


lớp. Nếu học sinh này ngoan cố thì hãy nhờ sự can thiệp của giám thị.
- Cho điểm thấp vào sổ đầu bài, ghi rõ lý do và ghi tên các hs mất trật tự để GVCN xử lý.
- Sau tiết học, cho ngay bài kiểm với những nội dung vừa dạy và thẳng tay cho điểm kém
đối với những hs không chú ý nghe giảng nên không nắm bài.
- Nên dành thời soạn một số thí nghiệm sinh động hoặc bài giảng điện tử (nếu có điều
kiện thiết bị). Hứa hẹn rằng nếu các em học tốt, chú ý nghe giảng, không gây mất trật tự
thì thầy/cô sẽ thường xuyên cho lớp học với những bài giảng điện tử và thí nghiệm như
vậy. Đối với một số môn (văn, sử, địa, sinh, lý,...) có thể tổ chức một vài buổi chiếu phim
tư liệu cho các em xem.
- Nếu trường có điều kiện thiết bị, cho lớp chia nhóm và làm những bài trình diễn
PowerPoint rồi lên thuyết trình trước lớp với chủ đề là các bài sắp học. Việc này áp dụng
được cho tất cả các môn (với điều kiện nhà trường có thiết bị). Sau khi hs thuyết trình,
giáo viên chỉ nhận xét tổng kết và cho ghi bài. Hoạt động sẽ giúp hs tập trung và không
nói chuyện riêng.

- Có những phần thưởng nho nhỏ để khuyết khích các em chú tâm học tập. Ví dụ như:
nếu kỳ kiểm tra sắp tới các 5 em làm bài thi tốt (bài thi sạch đẹp, hoặc một tiêu chí nào
đó...) sẽ được thầy/cô thưởng...
- Đa số hs đều sợ phụ huynh. Vì vậy hãy dọa (hoặc làm thật) là gọi báo với phụ huynh
rằng em lơ là việc học, chỉ lo nói chuyện riêng.

Module THPT7: Tham vấn, tư vấn hướng dẫn cho học sinh THPT
Năm học: ..............
Họ và tên: ..............................................................................................................................
Đơn vị: ..................................................................................................................................
Câu 1: Nêu khái niệm về tham vấn, tư vấn, hướng dẫn và xác định chức năng tham
vấn, tư vấn, hướng dẫn của người giáo viên đối với học sinh THPT?
1. CÁC KHÁI NIỆM THAM VẤN, TƯ VẤN, HƯỚNG DẪN. THAM VẤN LÀ GÌ?
'Tham vấn là quá trình trợ giúp con người có mục đích rõ ràng và mang tính chuyên
nghiệp, đòi hỏi nhà tham vấn cần phải dành một thời gian nhất định và sử dụng các kỹ
năng một cách thuần thục để giúp đỡ đối tượng tìm hiểu, xác định vấn đề và triển khai
những giải pháp trong điều kiện cho phép.
'Tham vấn là việc áp dụng các lí thuyết tâm lí và các kỹ năng giao tiếp để giải quyết các
vấn đề, nỗi lo lắng hay nguyện vọng cá nhân của khách hàng.


Tham vấn là một tiến trình có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nó diễn ra trong suốt
khoảng thời gian để thân chủ cảm nhận được vấn đề của họ. Đó là một tiến trình hướng
tới kiến thúc và hướng đến đạo lí làm người .
Tham vấn là một sự tương tác (chia sẻ - trợ giúp). Đó là quá trình trò chuyện, chia sẻ,
làm việc tay đôi giữa nhà tham vấn và thân chủ một cách tích cực, có hợp tác, nghĩa là
thân chú phẳi nói sự thật vấn đề và bộc lộ bản chất của mình. Nhà tham vấn phải có sự
kết hợp về bằng cấp và bản năng tự nhiên. Sự tương tác này phải dựa trên quan niệm tâm
linh và các quan điểm nghề nghiệp, đòi hỏi sự tiến tới trung thục ở cả hai phía và kết quả
là phải giúp cho thân chú hìểu rõ hơn về sự kiện, hoàn cảnh và chấp nhận bản thân mình.

Tham vấn là “tạo ra những triển vọng và khả năng mới cho thân chủ để họ thay đổi cuộc
sổng của mình" trong đó nhà tham vấn đóng vai trò chủ động thiết lập nên mổi quan hệ
hợp tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, trợ giúp thân chủ “hiểu hoàn cảnh của mình một
cách rõ ràng hơn; nhận diện vấn đề để cải thiện tình huống; lựa chọn những cách thức
phù hợp với giá trị, tình cảm và nhu cầu của mình; tự quyết định và hành động theo
những quyết định đó; có khả năng đuơng đầu tốt hơn với vấn đề".
TƯ VẤN LÀ GÌ?
Định nghĩa 1: Tư vấn là tiến trình tương tác giữa người tư vấn và người được tư vấn,
trong đó người tư vấn sử dụng kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp của mình giúp người được
tư vấn thấu hiểu hoàn cảnh của mình và tự giải quyết vấn đề của mình.
Có thể tóm tắt khái niệm tư vấn bằng 4 chữ T: Tiến trình, tương tác, thấu hiểu, tự giải
quýêt.
- Tiến trình: Tư vấn cần một khoảng thời gian , có thể không phải chỉ gặp gỡ 1 lần, mà có
khi rất nhiều lần mới có kết quả rõ rệt. Tư vấn là tiến trình bởi nó là một hoạt động có mở
đầu, có diễn biến và có kết thúc.
- Tương tác: Tư vấn không phải là người tư vấn khuyên bảo người được tư vấn phải làm
gì, mà đó là cuộc trao đổi hai chiều.
- Thấu hiểu: Tư vấn giúp người được tư vấn nhận ra mình là ai, đang ở trong hoàn cảnh
nào, có thế mạnh, điểm yếu nào, đã sử dụng những biện pháp nào cho tình huống của
mình, tại sao chưa có kết quả, những cái được và cái mất khi sử dụng một biện pháp giải
quýêt nào đó.
- Tự giải quyết: Tư vấn không quýêt định thay. Trên cơ sở thấu hiểu hoàn cảnh của mình,
người được tư vấn phải cân nhắc, lựa chọn biện pháp nào phù hợp nhất cho bản thân
mình.


Định nghĩa 2 : Tư vấn là một quá trình tác động có định hướng của người tư vấn đến
người được tư vấn nhằm đưa ra những gợi mở, định hướng, các phương án giải quyết
khác nhau, trên cơ sở đó người được tư vấn có thể tự tin lựa chọn phương án, cách giải
quyết tình huống phù hợp nhất với bản thân nhằm giải quyết những khó khăn của nhiệm

vụ
Định nghĩa 3 : Là một quá trình tăng cường việc học liên quan đến sự phát triển của công
việc, sự nghiệp hoặc chuyên môn. Tư vấn thường thông qua kênh giao tiếp không chính
thống giữa một người được cho là có kiến thức liên quan rộng hơn, hiểu bết hơn hoặc có
kinh nghiệm hơn (người tư vấn) và một người được cho là ít kiến thức liên quan hơn, ít
hiểu biết hơn hoặc có ít kinh nghiệm hơn (người được hướng dẫn/tư vấn)
HƯỚNG DẪN LÀ GÌ ?
Định nghĩa 1 : Chỉ bảo, dắt dẫn cho biết phương hướng, cách thức tiến hành một hoạt
động nào đó.
Định nghĩa 2 : Hướng dẫn là quá trình tác động có chủ định của chủ thể đến quá trình
phát triển tự nhiên của đối tượng được hướng dẫn/giúp đỡ nhằm làm cho người đó hiểu,
chấp nhận và sử dụng được những năng lực, khả năng và những mối quan tâm của mình
trong việc đạt đến các mục tiêu.
2. XÁC ĐỊNH CHỨC NĂNG THAM VẤN, TƯ VẤN, HƯỚNG DẪN CỦA NGƯỜI
GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
Sự nghiệp “trồng người" cao cả này được toàn xã hội tin cậy và giao phó cho người thầy
giáo. Vì vậy, lao động sư phạm của người thầy giáo là một dạng lao động nghề nghiệp có
những nét đặc thù do mục đích, đổi tượng và công cụ lao động sư phạm quy định. Thầy
cô giáo chính là lực luợng quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất luợng cao
cho xã hội. Thông qua lao động sư phạm, người thầy giáo trở thành đại diện của nền văn
hoá xã hội trong quá trình tương tác với học sinh. Thầy giáo chính là những kĩ sư tâm hồn
và đảm nhận rất nhiều chức năng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình.
- Chức năng đầu tiên phải kể đến trong nghề nghiệp của người thầy giáo chính là chức
năng giảng dạy. Căn cứ vào mục tìêu, chương trình, nội dung môn học, thầy giáo bằng
năng lực của mình xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của
học sinh và tổ chúc cho các em lĩnh hội tri thức khoa học.. Ngày' nay cỏ rất nhìều phương
tiện kĩ thuật hiện đại có thể đưa thông tin đến cho mọi người thông qua rất nhìều hình
thức như các chương trình dạy học, chương trình phổ biến kiến thúc trên sóng truyền
hình, sóng phát thanh, các sân chơi trên sóng truyền hình, các trang mạng... Tuy nhìên tất
cả những cái đỏ đều không thay thế được vai trò của người thầy. Tất nhiên về sau này, khi



đã trưởng thành mọi người sẽ làm giàu vốn tri thức của mình chủ yếu bằng con đường tự
học, nhưng những kiến thức đầu tiên mà mọi người có được đều in đậm bóng dáng của
người thầy và cũng chính thầy giáo là người đã làm cho học trò của minh thấy được ý
nghĩa của việc học, hứng thú học hỏi và giúp cho mọi người có được cách học để tiếp tục
tự học trong suổt cuộc đời.
- Chức năng quan trọng hơn cả của người thầy giáo là chức năng giáo dục. Mục đích lao
động sư phạm của người giáo viên là giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện và hài hoà,
chuẩn bị cho họ moi mặt thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực cần thiết để họ
tham gia tích cực vào đời sống xã hội. Nói cách khác, lao động sư phạm của ngựời thầy'
giáo góp phần sáng tạo ra những cá nhân biết làm chủ bản thân và xã hội, biết sáng tạo và
huởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần , sản phẩm của hoạt động sư phạm chính là
nhân cách phát triển toàn diện của học sinh - tổ hợp của những phẩm chất và năng lục
theo một cấu trúc nhất định, đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Căn cứ vào mục đích
giáo dục, yêu cầu đào tạo, thầy giáo sẽ hình dung trước cần phẳi giáo dục cho từng học
sinh những phẩm chất nhân cách nào và hướng hoạt động của mình để đạt tới hình mẫu
trọn vẹn của con người mới. Thầy cô giáo không chỉ đóng vai là nguời truyền đạt tri thức
khoa học, kỹ thuật mà phải phát triển những cảm xúc, thái độ, hành vi... bảo đảm cho
người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lí những tri thức đó. Quan trọng hơn cả là
người giáo viên phải quan tâm phát triển ờ người học ý thức về các giá trị đạo đức, tinh
thần thẩm mỹ , tạo nên bản sắc tài trí của loài người, vừa kế thừa phát triển những giá trị
truyền thống, vừa sáng tạo những giá trị mới, thích nghi với thời đại. Bên cạnh đó việc
giáo dục hướng nghiệp cũng được nhìn nhận như một phần của giáo dục toàn diện học
sinh. Nhiệm vụ của giáo vĩên trong việc giáo dục hướng nghiệp bao gồm phát triển những
thái độ tích cực và sự tôn trọng đối với mọi công việc chân chính, có thái độ học tập tích
cực để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai cũng như biết cách đương đầu với những khó
khăn và đưa ra được quyết định đúng đắn cho sự lựa chọn nghề nghiệp của minh.
- Thầy giáo dù ờ bất cứ cấp bậc nào cũng là người đảm nhận chức năng tham vấn, tư vấn,
hướng dẫn cho học sinh và cha mẹ của các em. Vì sao người thầy' lại phải thực hiện chức

năng này? Như đã nói ở trên, con người không được sinh ra để phẳn ứng một cách hữu
hiệu với môi trường xung quanh một cách tự nhiên, bằng tiến trình trưởng thành thông
thường và quá trình đó diễn ra một cách nhẹ nhàng. Trái lại đây là một quá trình diễn ra
hết sức phức tạp và sự hình thành nhân cách của mọi người chịu ảnh huờng sâu sắc của
kinh nghiệm mà người đó trải qua, mặt khác trong quá trình này mọi người đều phẳi đối
diện với không ít nguy cơ. Chính vì vậy có lẽ hầu như không có người nào không một lần
bị tổn thương trong cuộc hành trình này, thậm chí một số người còn chịu tổn thương quá


nặng đến mức mất đi cá tính của mình. Học sinh của chúng ta, dù là những học sinh nhỏ
nhất cũng đã là những người đã trải qua kinh nghiệm cuộc sống cho đến thời điểm đó và
có thể trong các em đã hằn đầy thương tích từ chính trong quá trình sống của mình, với
những tổn thương này, phản ứng của các em với các tác động giáo dục nhìều khi là đi
ngược lại với mong muổn của các nhà sư phạm. Do đó, nhận diện được những khó khăn
này và trợ giúp để các em phát triển một cách lành mạnh chính là chức năng tham vấn, tư
vấn, hướng dẫn của các thầy cô giáo, xét trong một khía cạnh khác, trong tiến trình
trưởng thành, có nhìều lúc học sinh cảm thấy có nhu cầu mãnh liệt là nói chuyện với một
người ở ngoài gia đình của mình. Đó là một khía cạnh của sự khám phá “tôi là ai" và
cũng là một nhu cầu bình thường của giới trẻ. Thầy cô giáo cũng thường là sự lựa chọn
của học sinh khi muốn giải bày tâm sự. Tuy nhiên người thầy giáo cũng cần thận trọng để
không làm giảm đi sự kính trọng những người thân trong gia đình của học sinh.
- Cuộc sống tuổi học đường với các mối quan hệ thầy trò, bè bạn, quan hệ gia đình...
cũng giống như một xã hội thu nhỏ với tính chất vô cùng phức tạp. Có những học sinh rơi
vào hoàn cảnh khó khăn như: cha mẹ quá bận rộn với công việc, cha mẹ bất hòa hoặc ly
dị, cha mẹ đi làm än ... Thiếu sự quan tâm của cha mẹ, các em dễ bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ
vào con đường hư hỏng, phạm pháp, có em sớm vướng vào chuyện yêu đương, khiến
việc học hành bị sao nhãng, sa sút. có em mâu thuẫn gay gắt với giáo vĩên, bất bình vì
thầy cô giáo đốii xử không công bằng hoặc thầy cô không tôn trọng các em. Nhìều em
học kém vì không có phương pháp hoặc chịu áp lục nặng nề từ cha mẹ, thầy cô trong vấn
đề học tập và định hướng nghề nghiệp. Các em còn gặp nhìều lúng túng, vướng mắc

trong cách cư xử với bạn bè, đặc biệt là với bạn khác giới, thắc mắc về sức khỏe giới tính,
về sự phát triển cơ thể... Những khó khăn tâm lí trên rất dễ tạo ra tâm trạng bi quan, chán
nản, tự ti về bản thân hoặc mất nìềm tin vào người khác. Nếu không được giải quyết kịp
thời, những khó khăn tâm lí có thể dẫn các em đến hành vi tìêu cực hoặc gây ra trạng thái
stress kéo dài, dẫn đến trầm cảm... ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhân cách của
các em. Như vậy, học sinh trong tiến trình được giáo dục sẽ luôn luôn cần một người nào
đó để chuyện trò. Như sự tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của thầy giáo, học sinh sẽ đối diện
được với vấn đề của mình, tìm kiếm được cách thức giải quyết hợp lí và có cơ hội học hỏi
để trưởng thành.
Thầy cô giáo có một vị thế lí tưởng để đắp ứng nhu cầu tham vấn, hướng dẫn cho học
sinh nhờ chính vào các đặc điểm trong nghề nghiệp của họ. Trước hết là ở khía cạnh thời
gian, theo tác giả Robert L. Gibson và Marianne H. Mitchell hầu hết các giáo vĩên tiếp
xúc với học sinh của họ hàng ngày, vì vậy chính thầy cô là người hiểu học sinh nhất, có
khả năng thiết lập những quan hệ dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng chung; giáo viên trở


thành sợi dây đầu tiên trong việc kết nối học sinh với chương trình tâm lí học đường.
Giáo viên cũng là người mà học sinh luôn ngưỡng mộ về sự hiểu biết của họ bởi thầy cô
giáo không chỉ nắm vững và có hiểu biết rộng những kiến thức thuộc lĩnh vục chuyên
môn mình phụ trách mà còn có hiểu biết về nhìều lĩnh vực trong cuộc sổng, chính nhờ
vổn kiến thức này, thầy cô giáo luôn là đối tượng mà các em học sinh lựa chọn khi gặp
khó khăn.
Câu 2: Nêu các lĩnh vực cần tham vấn, tư vấn,hướng dẫn cho học sinh THPT. Hai
lĩnh vực nào thường được thầy/cô sử dụng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học
sinh?
A. Nêu các lĩnh vực cần tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh THPT?
I. Giới thiệu
Học sinh THPT nằm ở giai đoạn giữa và cuổi của tuổi vị thành niên- giai đoạn phát triển
đánh dấu sụ chuyển tiếp giữa thế giới trẻ em và thế giới người lớn. Do tính chất phúc tạp
cửa lứa tuổi nên đã cỏ rất nhiều quan điểm, lí thuyết khác nhau bàn về tính chất cửa thời

thanh niên. Điều đỏ cũng cho thấy ở lứa tuổi này, thanh niên học sinh phải đổi mặt với rất
nhiều thách thức cả về sinh học tâm lí và xã hội. Để giúp học sinh đối mặt và vượt qua
những thách thức này, cần xác định được những khó khăn mà các em cỏ thể gặp phải và
từ đó xây dựng những chương trình tham vấn, tư vấn, hướng dẫn phù hợp.
II. Mục tiêu
- Giáo viên THPT nắm đuợc những khó khăn đặc trưng cửa học sinh THPT để từ đó xác
định được các lĩnh vực tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cơ bản cho học sinh ở lứa tuổi này.
-Có thể xác định được nội dung tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho những đối tượng học
sinh cụ thể.
- Có thái độ đứng đắn và phù hợp với những nội dung tham vấn, tư vấn, hướng dẫn có
tính nhạy cảm.
III. Các hoạt động
1. Hoạt động 1: Xác định những khó khăn đặc trưng của lứa tuổi học sinh trung học phổ
thông.
a.Hoạt động học tập.
b.Hình ảnh bản thân.
c.Giao tiếp với bạn.


d. Sự phát triển thể chất tâm lí và vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản.
e. Nghề nghiệp
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu và phân tích nội dung các lĩnh vực cần tham vấn, tư vấn, hướng
dẫn cơ bản cho học sinh trung học phổ thông.
a. Tham vấn, tư vấn và hướng dẫn học tập.
b. Tư vấn chăm sóc sức khỏe và sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT.
c. Tình bạn và tình yêu ở lứa tuổi học sinh THPT.
d. Hướng nghiệp, chọn nghề và thông tin tuyển sinh
e. Quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, giáo viên và bạn bè
f. Tham gia các hoạt động xã hội
g. Thẩm mỹ, v. v…

Nhà trường bố trí giáo viên tâm lý hoặc cán bộ Đoàn có khả năng giải đáp, hoặc mời
chuyên gia theo định kỳ thực hiện công tác tư vấn theo các nội dung trên, chủ yếu đưa ra
những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các em giải toả được về mặt tinh thần, làm
cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin và trên cơ sở đó có thể tự giải quyết được vấn đề
của mình theo hướng tích cực.
h. Nhà trường cần quan tâm định hướng để học sinh có cách hiểu tích cực, hiểu đúng về
những lợi ích từ các trang mạng xã hội cũng như những hạn chế, tiêu cực của nó đối với
xã hội nói chung và học sinh nói riêng. Hướng dẫn học sinh ý thức được việc đưa các nội
dung thông tin cá nhân lên mạng xã hội dễ bị kẻ xấu lợi dụng làm ảnh hưởng đến uy nhân
phẩm, danh dự và uy tín của bản thân, gia đình và nhà trường.
Trong trường THPT cần hướng dẫn tư vấn những vấn đề gì?
1. Hướng dẫn/ tư vấn về giáo dục
- Giúp học sinh kém nhằm khắc phục hiện tượng lưu ban, bỏ học
- Giúp học sinh trung bình để duy trì và cải thiện lực học của bản thân
- Giúp học sinh khá để nâng cao sự tiến bộ của các em.
2. Hướng dẫn/ tư vấn về nghề nghiệp:
- Cho đồng nghiệp: trong dạy học và giáo dục
- Cho học sinh: Hướng nghiệp


3. Hướng dẫn/ tư vấn ứng xử cá nhân và cộng đồng:
- Giúp mỗi người hiểu được bản thân mình
- Có kỹ năng sống chung với người khác
- Hiểu được các cách ứng xử phù hợp các chuẩn mực
Tuy nhiên, khi hướng dẫn, tư vấn cho học sinh, giáo viên cần chú ý các vấn đề dưới đây:
- Giúp học sinh biết cách điều chỉnh thói quen, hành vi trong cuộc sống.
- Động viên học sinh tham gia vào các hoạt động trong nhà trường nhằm phát huy năng
lực của họ trong các hoạt động cá nhân và cộng đồng.
- Thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ học sinh trong việc lập kế hoạch học tập, phát triển
mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

- Giúp học sinh trong việc tự đánh giá, tự hiểu biết và tự định hướng, tạo cho họ khả năng
đưa ra các quyết định phù hợp với những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài.
- Giúp học sinh phát triển sức khoẻ cũng như thái độ và các giá trị tích cực.
- Giúp học sinh thu được sự hiểu biết tốt hơn về lĩnh vực học tập, hoạt động thông qua
việc thu lượm kỹ năng và thái độ làm việc hoặc tham gia vào các hoạt động của nhà
trường, cộng đồng.
- Khuyến khích học sinh lập kế hoạch và sử dụng tốt các hoạt động giải trí.
- Giúp học sinh hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, các giá trị, tiềm năng và
những hạn chế của bản thân.
B. Hai lĩnh vực nào thường được Thầy/ Cô sử dụng để tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho
học sinh ?
1. Tham vấn, tư vấn và hướng dẫn học tập.
2. Tình bạn và tình yêu ở lứa tuổi học sinh THPT.
............., ngày...tháng...năm....
Người viết



×