Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

báo cáo tốt nghiệp âm thầm người giữ lửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và
chịu nhiều mất mát, đau thương, Kể từ sau khi chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ
của phong kiến phương Bắc, giành chủ quyền, nhân dân ta vẫn phải tiếp tục
đấu tranh chống lại âm mưu xâm lược, đô hộ của các triều đại phong kiến.
Trong thế kỷ XX nước Việt Nam đã phải đương đầu trực diện với hai đế quốc
hùng mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ, đó là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Năm 1975, đất nước ta được hòa bình dù chiến tranh qua đi không có
nghĩa là bầu trời sẽ trong, không gợn mây buồn và nỗi đau sẽ kết thúc mà
chiến tranh qua đi bao giờ cũng để lại nhiều mất mát, đau thương – có nỗi đau
theo dòng thời gian có thể nguôi ngoai, cũng có những nỗi đau ám ảnh con
người ta mãi không thôi. Trong dòng chảy của hồi ức, người lính không thể
nào quên những năm tháng ở chiến trường gian khổ, nơi đó biết bao nhiêu
đồng đội đã ngã xuống cho Tổ quốc được hòa bình. Nhiều người lính may
mắn trở về hậu phương, nhưng họ lại mang trong mình những thương tích
chiến tranh hết sức nặng nề dai dẳng. Những thương tích đó tiếp tục hành hạ
họ cả về thể xác lẫn tinh thần. Chính vì lẽ đó mà, em đã thực hiện tác phẩm: “
Người âm thầm giữ lửa” với thể loại phóng sự tài liệu kể về Đại tá Nguyễn
Vĩnh Trân, hiện đang sống tại: số nhà 29, ngõ 80 đường Lê Trọng Tấn Phường Khương Mai – Quận Thanh Xuân – Hà Nội . Sau nhiều năm đi qua
hầu hết các chiến trường ác liệt nhất thời kháng chiến chống Mỹ, Quảng Trị,
Tây Nguyên, rồi sang CamPuChia… anh lính công binh quê Vĩnh Phúc có
thêm một cậu con trai bụ bẫm khoẻ mạnh, đủ cả nếp lẫn tẻ. Chiến Thắng chào
đời trong sự chào đón hân hoan của bố mẹ. Nhưng, chỉ vài tháng sau, niềm
vui tắt lụi khi cả nhà phát hiện ra chân tay cậu bị co quắp dần, có những dấu
hiệu phát triển bất bình thường, không lâu sau vợ ông cũng qua đời vì bệnh

1


huyết áp cao. Bằng nghị lực, sự kiên cường của người lính, mang trong mình


bản chất người lính cụ Hồ vượt lên chính số phận của mình, là người tiếp lửa
cho người con trai và cho cả gia đình…
2. Lý do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp
Phóng sự là một thể loại ký, là trung gian giữa Văn Học và Báo Chí.
Phóng sự khác thông tấn ở chỗ nó không chỉ đưa tin mà còn có nhiệm vụ
dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát, phán xét. Do đó, phóng sự
nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả sự thật, nhưng nội dung tự sự thường
không dựa vào một cốt truyện hoàn chỉnh.
Phóng sự truyền hình phản ánh cuộc sống bằng hình ảnh và âm thanh,
do đó camera ghi lại một cách trung thực toàn bộ sự kiện, sự việc hiện tượng
đã hoặc đang diễn ra, nhưng không có nghĩa là người quay phim ghi hình liên
tục từ đầu đến cuối diễn biến của sự kiện đó.
Một phóng sự ngắn thường phù hợp với khuôn khổ một phim tốt
nghiệp.
Với tác phẩm “ Người âm thầm giữ lửa” kể về chân dung người lính
trở về sau cuộc chiến tranh, với thể loại phóng sự dài hay ( Phóng sự tài liệu
) cùng với những kiến thức am hiểu được các thầy cô giáo dạy tại trường
Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ giúp cá nhân em thực hiện tốt tác
phẩm của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ thực hiện tác phẩm tốt nghiệp
1.1 Mục đích
Được học tập dưới mái trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền
có lẽ chính là những khoảng thời gian đẹp nhất của em. Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đã trở thành nơi ươm mầm cho những ước mơ, nhất là đối với
những người thực sự đam mê Báo Chí nói chúng và Truyền hình nói riêng.
Trong suốt 4 năm Đại học, em đã được học hỏi từ những điều nhỏ nhất
để làm nên thành công của một người làm báo. Từ những môn học như Tin

2



truyền hình, Phóng sự truyền hình, Phỏng vấn và tọa đàm truyền hình, Dẫn
chương trình truyền hình… Qua việc học tập ở trường và trong quá trình thực
hiện các tác phẩm tại lớp đã trau dồi giúp em nhiều kiến thức để rèn luyện bản
thân, và hiểu hơn về những vất vả của những người làm nghề.
Tốt nghiệp là sự kiện quan trọng đánh dấu việc kết thúc khoảng thời
gian ngồi trên ghế giảng đường. Với tác phẩm tốt nghiệp cuối khóa, em hi
vọng đây là một bước đi lớn, đánh dấu bước trưởng thành của 4 năm Đại học,
và cũng là cơ hội để sinh viên nhìn nhận và phát huy hết những kiến thức, kỹ
năng học được trong nhà trường và từ thực tế làm việc.
Tác phẩm truyền hình nói chung, tác phẩm tốt nghiệp nói riêng chính là
những “đứa con tinh thần”, được ấp ủ và thực hiện. Trong quá trình làm tác
phẩm của mình, em đã lựa chọn đề tài về người lính và cụ thể là về “ Người
âm thầm giữ lửa”. Dù chiến tranh đã lùi xa 40 năm, nhưng những dư âm và
nỗi đau mà chiến tranh mang lại vẫn còn. Câu chuyện về người lính cụ Hồ và
những khó khăn, những mất mát khi trở về sau cuộc chiến và bản chất người
lính cụ Hồ đã giúp ông vượt lên chính số phận của mình để truyền lửa cho
người con trai và cho cả gia đình mình,…
1.2 Nhiệm vụ
Tác phẩm tốt nghiệp của em đó là “Người âm thầm giữ lửa” đưa đến
cho khán giả những cung bậc khác nhau, Nhân vật cũng như bao người thanh
niên khác tham gia kháng chiến chống mĩ cứu nước . Khi trở về từ cuộc chiến
Ông mang trong mình chất độc màu da cam. Vợ ông mât sớm một mình ông
gà trống nuôi con, chăm lo cho con cái, tham gia hoạt động của phường…
Ông là người âm thầm truyền lửa, khuyến khích, nuôi dưỡng anh Nguyễn
Chiến Thắng học về công nghệ thông tin và giờ đây anh Thắng là một Kỹ Sư
công nghệ thông tin nổi tiếng.

3



2. Phương pháp thực hiện
Trên cơ sở căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, với những kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm được học và làm trong suốt quá trình ngồi trên giảng
đường, để hoàn thành bộ phim, em đã sử dụng kết hợp các phương pháp thực
hiện sau: Phương pháp khai thác, thu thập thông tin, phương pháp phỏng vấn,
quan sát.
Để có thể có những thông tin ví, giặm em đã tìm hiểu các bài báo trên
mạng, những tác phẩm được đăng tải trên mạng và xin thêm thông tin tư liệu
về chiến tranh, chất độc màu da cam, để có thể có căn cứ chính xác nhất.
Ngoài ra, để hoàn thành bộ phim, em còn sử dụng nghệ thuật dựng
phim, có sự đan xen phù hợp giữa hình ảnh, âm nhạc và lời bình chủ yếu sử
dụng luôn lời tâm sự của nhân vật. Không phỏng vấn trực tiếp nhân vật mà
dung lời nói của những người hàng xóm, tổ dân phố, của người con trai, hình
ảnh của nhân vật trong cuộc sống hàng ngày để lột tả ý đồ tác phẩm truyền tải
tới người xem.
3. Mô tả khái quát về tác phẩm tốt nghiệp.
- Tên tác phẩm: “Người âm thầm giữ lửa”.
- Hình thức thể hiện: Phóng sự truyền hình ( phóng sự dạng tài liệu).
- Thời lượng dự kiến: 14 – 15 phút
- Địa điểm ghi hình: + Số nhà 29, ngõ 80 – phố Lê Trọng Tấn, phường
Khương Mai – quận Thanh Xuân – TP. Hà Nội
+ Đài hóa than Hoàn Vũ - Nghĩa trang Văn Điển – TP. Hà Nội.
+ Bảo tàng quân sự
-

Phỏng vấn dự kiến:
+ Nhân vật chính lấy âm thanh để lấy thêm thông tin và dùng

làm lời bình của phim ( không lấy hình )

+ Phỏng vấn tổ trưởng tổ dân phố
+ Phỏng vấn hàng xóm ( Ưu tiên đối tượng phụ nữ)

4


+ Phỏng vấn người con trai anh Chiến Thắng
Vai trò của bản thân tham gia trong tác phẩm:
Đối với tác phẩm của mình, em đảm nhận vai trò đó là: Lên ý tưởng,
Viết kịch bản, viết lời bình, đạo diễn, quay phim, lựa chọn âm thanh.

5


PHẦN 2. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
Nhân vật mà em muốn thực hiện trong phóng sự là đại tá Nguyễn
Vĩnh Trân, Ông sinh ngày 05 tháng 05 năm 1944. Hiện đang sống tại: số nhà
29, ngõ 80 đường Lê Trọng Tấn - phường Khương Mai – quận Thanh Xuân –
Hà Nội.
-

Tham gia kháng chiến chống Mĩ từ năm 1960 và gần 2 năm tham

gia chiến đấu chống họa diệt chủng Cam – Pu – Chia. Là lính công binh tham
gia ( mở đường, cầu cống…) là lực lượng cơ động cho các lực lượng bộ đội
hành quân vào chiến trường các lực lượng bộ đội hành quân vào chiến trường.
Với gần 50 cống hiến trong quân ngũ
-

Từ năm 1977 ra Bắc và tiếp tục làm việc trong quân đội. Đến năm


2007 thì nghỉ hưu.
-

Khi trở về từ cuộc chiến Bác không biết mình nhiễm chất độc hóa

học Dioxin.
-

Ông có 2 người con: 1 người con gái và anh Nguyễn Chiến Thắng.

Anh Thắng mắc bệnh chất độc màu da cam từ khi sinh ra, não trái hoạt động
tốt chỉ phần cơ chi dưới thì khó vận động.
-

Vợ Ông cũng là Bộ đội, khi thời bao cấp thì chăm sóc gia đình,

nuôi dưỡng các con, tẩn tảo chăm sóc gia đình. Do bị bệnh huyết áp cao nên
mất sớm (mất ngày 2/4/1996).
-

Ông là người Cha, người Mẹ và là người bạn … Để có được thành

công của anh Thắng đó là sự đánh đổi những giọt mồ hôi, nước mắt…
- Ông đã nghỉ công tác trong quân đội từ năm 2007. Hiện tại công việc
chính của Bác là chăm sóc gia đình: Đưa cháu đi học mẫu giáo, đón cháu về,
nấu cơm cho gia đình, … tham gia sinh hoạt tại tổ dân phố, cựu chiến binh,
sinh hoạt văn nghệ, … dành thời gian đến đài hóa thân Hoàn Vũ thăm mộ
Bác gái( vợ Bác Trân).


6


Phóng sự mong muốn truyền tải tới người xem một tấm gương giản dị
mang bản chất của người lính cụ Hồ, vượt lên chính số phận nghiệt ngã của
mình, tiếp lửa cho người con, người cháu nội, và cho cả gia đình, là người âm
thầm giữ lửa, tiếpngọn lửa của người lính cụ hồ giản dị nhưng chất phác cho
cả khu phố.
-

Ông cũng như bao người thanh niên khác tham gia kháng chiến

chống mĩ cứu nước ông có hơn 10 năm tham gia là lính công binh ( dà phá
bom mìn, mở đường…) và gần 2 năm tham gia kháng chiến chống tại
campuchia với nhiều chiến công ( bằng khen, huy chương). Với hơn 50 năm
trong quân ngũ
- Khi trở về từ cuộc chiến Ông mang trong mình chất độc màu da cam.
-

Một mình Ông gà trống nuôi con, chăm lo cho con cái, tham gia

hoạt động của phường…. ( Vợ ông mất sớm một mình ông sắp xếp công việc
xã hội và công việc gia đình).
- Ông là động lực chính, khuyến khích, nuôi dưỡng anh Nguyễn Chiến
Thắng học về công nghệ thông tin và giờ đây anh Thắng là một Kỹ Sư công
nghệ thông tin nổi tiếng.
Chi tiết:

+ Động viên giáo dục, cách giáo dục riêng cho con cái học


tập và noi theo tấm gương bồ đội cụ Hồ
+ Ông dành riêng cho anh Thắng 1 căn phòng để học công
nghệ thông tin điều đặc biệt của căn phòng là: “ Năm nào ông cũng được
giấy khen và Ông dán các giấy khen, chứng nhận của mình khắp phòng của
con để con nhìn vào đó để học tập”.
- Ông mang trong mình bản chất người lính cụ hồ: Vượt lên chính số
phận của mình: Ngày thì tham gia công tác tại phường, xã tối thì dành thời
gian cho gia đình và các cháu….
Chi tiết : + Đưa đón cháu đi học mẫu giáo
+ Dạy cháu học
+ Tham gia hội cựu chiến binh, văn nghệ… ( Có tư liệu).
+ Thăm mộ vợ
7


+ Quan tâm đến con cái
+ Hàng ngày nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa
- Ông là người có năng khiếu văn nghệ và đạt được nhiều thành tích
cao.
-

“NGƯỜI ÂM THẦM GIỮ LỬA” ngọn lửa được nuôi dưỡng và

hun đúc trong hơn 50 trong quân ngũ và ngọn lửa đó giúp ông vượt kên chính
số phận của mình, chăm sóc cho người con trai, gia đình, và tham gia cống
hiến cho khu phố, cho đất nước.
-

Phóng sự không sử dụng nhiều lời bình, lời chia sẻ của nhân vật Đại


tá Nguyễn Vĩnh Trân đó chính là lời tự sự thay cho việc đọc lời bình…
-

Sự dụng nhạc tiền chiến ca khúc do chính Ông Vĩnh Trân thực hiện

“ Tổ quốc gọi tên mình”, nhạc không lời, nhạc phát thanh từ những năm
kháng chiến, tiếng bom nổ để gợi lại quá khứ chiến đấu.. các tư liệu về chiến
tranh, về tiểu đoàn thiếu sinh quân mà ông tham gia…
-

Cảnh kết lời kết của ông “ Trong cuộc sống này nếu có ý chí, quyết

tâm thì chắc chắn sẽ có cách để vượt lên”… Quay cảnh ông dắt đứa cháu của
mình đi trên con đường… Ông đã là người đang âm thầm truyền ngọn lửa cho
người con trai của mình và bây giờ cũng chính ông là người truyền lửa cho
đứa cháu,.. dắt cháu qua những khó khăn, dạy dỗ học tập… hướng đến một
tương lai phía trước.

8


KỊCH BẢN SƠ BỘ PHIM TỐT NGHIỆP
THỜI
STT

HÌNH ẢNH

NỘI DUNG

GIAN


GHI

DỰ

CHÚ

KIẾN
1.

Tư liệu chiến tranh

.

-

Dùng

+ Bom nổ, tàn phá ruộng Nhìn lại về cuộc đấu tranh

nhạc nền

đồng nhà cửa

theo từng

giải phóng dân tộc chống 50s

+ Đế quốc mỹ dải thảm chất đế quốc Mỹ, chất độc hóa


giai đoạn.

độc hóa học.

học. Dân tộc ta cùng

-Không có

+ Đồng bào ta hi sinh

nhau đấu tranh dưới ngọn

lời bình

+ Dân ta vùng lên kháng cờ lãnh đạo của Đảng đã
2

chiến

giành được độc lập.

+ Cảnh thắng lợi

,

- Bối cảnh: Đất nước hòa
bình

30s
Mặc dù chiến tranh đã lùi


Âm nhạc

+ Người lính trở về minh xa 40 năm, nhưng có

ca

họa bằng tư liệu.

những nỗi đau vẫn còn

nhạc dạo

dai dẳng, vẫn cháy âm ỉ

đầu

bên trong những người

hát

lính trở về sau cuộc

Người

chiến. Có người mất đi

lính

một phần cơ thể, có


về

người mang trong mình

Lời

bình

nỗi đau chất độc màu da

do

MC

cam, có người mất đi gia

đọc

đình thân yêu … May
mắn hơn so với những 10s
9

khúc
bài

trở


người bạn nằm lại nơi

- Cảnh ông ngồi nhìn ra rừng thiêng, sông núi xa 4s
hướng cửa sổ ( Không gian xôi, lạnh lẽo. Người cựu
đánh sáng có ý đồ)

binh trở về quê hương âm

- Ánh mắt nhìn ra xa xăm thầm sống, cống hiến cho
phía cửa sổ hướng đến gia đình, cho xã hội, cho 20s

3

những điều tốt đẹp phía đất nước. Ông vẫn miệt

Nhạc

trước

mài giữ ngọn lửa của 10s

không lời

người lính cụ Hồ.

bài

- Dừng hình nhân vật chạy

người

chữ ra tên tác phẩm “ Người


lính

âm thầm giữ lửa”.

về

hát
trở

20s
- Chữ hiện
Mở đầu tác phẩm

ra tên tác

- Cảnh Ông mở cửa dắt xe

phẩm

quay
từ bánh xe lia lên khuôn mặt Là người cha luôn luôn
4

Nhạc nền

dạy sớm chăm sóc con

nhẹ


- Cảnh anh Thắng bước ra cái, dõi theo bước con đi

nhàng.

ngoài chuẩn bị đi làm

Làm chậm

- Cảnh ông ngoái nhìn anh

45s

Thắng chạy xe ra khỏi ngõ

một

số

hình ảnh

Cảnh đưa cháu đi học
Cảnh dắt cháu đi học
- Hình ảnh biển trường mầm Là người hàng ngày đưa
5

non

cháu đi học mẫu giáo săn

- Hình ảnh hai ông cháu sóc nuôi dưỡng.


10

Nhạc nền


bước đi trên con đường
quen thuộc tới trường mầm
non
Cảnh gợi lại quá khứ chiến

Gợi lại chiến tranh quá

Tiếng

đấu của Ông

khứ một thời chiến đấu

boom nổ,

Hình ảnh giá sách, cận cuốn oanh liệt của mình

hiệu ứng

sách mang tên: “ Sinh ra

chuyển 2

trong khói lửa”


đoạn rip
Lời tự sự của ông tham

to black

gia kháng chiến từ khi

Nhạc bài

-Hình ảnh ông ngồi trong nào?

hát

căn phòng của mình xem lại Bản thân ông là thương

chính ông

ảnh. ( Toàn, trung, cận)

binh, nhiễm chất độc màu

thể hiện:

da cam

“ Tổ quốc
gọi

do


tên

mình”
30s

Lời thoại
tự sự của
nhân vật

6
Ông nhớ lại cuộc chiến,
kỷ niệm chiến

Nhạc lên
45s

-Hình ảnh tư liệu chiến
tranh.
Cảnh thăm mộ vợ
7

Ông là một người chồng

Lời thoại

thủy chung, vợ mất một

nhân vật


mình ông gà trống nuôi

Nhạc nền

-Hình ảnh đi đến đài hóa con

11

cảm xúc


thân Hoàn Vũ tại nghĩa Lời tự sự của ông kể về

Dựng

trang Văn Điển – TP. Hà vợ

chậm đảo

Nội.

cảnh

- Dựng đảo bước chân ý đồ
lặp lại lặp ông thường đến
đây
8

- Hình ảnh thắp hương mộ Đây là công việc của phái


Âm

hiện

bác gái

nữ nhưng vì do hoàn

trường

- Hình ảnh lau dọn di mộ

cảnh éo le nên ông bắt

Cảnh người đàn ông đảm buộc phải tự mình vận 25s
9

đang đi chợ

động làm những công
việc gia đình nội trợ
Nhạc phát

Cảnh nấu ăn trong bếp
10

Hình

ảnh


Gần 20 sau khi bác gái

thanh bài

qua đời dường như đây là

hát

những công việc quen

những

ông thuộc của ông.

từ

năm 1945

chuẩn bị nấu ăn

tươi vui,

-



Dọn dẹp bếp núc
Có nhiều nỗi đau ông phải

Cảnh ăn một mình


dấu kín, trước mặt con,

Nhạc phát

trước mặt cháu, trước 30s

thanh bài

mặt những người bạn,

hát

những người hàng xóm…

những

Ông gửi nỗi đau, nỗi mất

năm 1945

mát, tủi nhục của mình

tươi vui,

vào một không gian yên



12


từ


tĩnh. Một nỗi buồn không
Cảnh tưới cây

biết san sẻ cùng ai!

Ông chăm sóc tưới cây
cũng như hàng ngày ông
đang vun trồng, săn sóc 25s
cho cả gia đình mình:
Cho anh Thắng, Vợ anh
Thắng và cho cháu trai
của mình
11

Phỏng vấn hàng xóm ( nữ)
- Hàng xóm nói gì về
ông?

Trám hình
25s

- Có hòa đồng với khu



liệu


nếu có

phố?
12

Phỏng vấn tổ dân phố

- Khâm phục điều gì?
30s

Trám hình


liệu

nếu có
- Nhận xét về gia đình,
13

Ngồi

một

mình

xem bản thân ông?

chương trình Chúng tôi là - Các hoạt động tham gia? 30s
chiến sĩ


Nhạc hiện
trường

lao động đưa vào câu ví,
giặm của mình.
14

chương
- Hàng tuần mỗi khi phát

trình

sóng

chúng tôi

ông

Cảnh cả gia đình đoàn tụ chương trình.
13

đều

xem
15s



chiến



ăn tối

- Yêu thích màu xanh áo



lính, bản chất người lính
cụ Hồ.

Nhạc bài
hát

15
Cảnh anh Thắng học bài

- Là giây phút mà ông

người

cảm thấy hạnh phúc nhất

lính

về

khi cả gia đình quây quần

Các hình ảnh về chứng chỉ, bên mâm cơm ấm cúng.

giấy khen

- Những món ăn giản dị

Hình ảnh gia đình vui chơi

do chính tay ông nấu.

45s

Nhạc nền
16

- Ông tự sự nói về người
con trai của mình
Phỏng vấn anh Thắng

10s

- Để có được thành công

- Trám hình ảnh về người của người con ông đã
cha lúc anh Thắng nhớ lại

17

phải hi sinh nhiều thứ

- Cảnh ông Vĩnh Trân dạy - Luôn lo lắng cho gia


Mc

cháu học

lời bình

đình cho người con bị .

đọc

- Cảnh Ông chăm sóc anh nhiễm chất độc màu da

Nhạc nền

Thắng

không lời

cam

Làm chậm
Cảnh kết

hình ảnh

- Hình ảnh ngoái nhìn anh Khi người con trai của
Thắng đi làm

ông, đồng cảm trước nỗi


- Hình ảnh cận khuôn mặt đau mất mát của cha.
trong sinh hoạt hàng ngày

Anh không thể kiềm chế

14


- Hình ảnh dắt cháu đi trên 1 được xúc động.
con đường
- Hình ảnh dăt cháu đi trên - Để nói một câu về cha
con đường gồ ghề lia máy anh sẽ nói gì?
lên hướng mặt trời
1 phút
18

-

Ông là người

Câu nhấn mạnh “khi còn người cha là mẹ và là bạn
niềm tin sẽ có cách giải quyết được vấn đề…”

Nhạc lắng
đọng

Ông đã tiếp lửa

chăm sóc cho người con


Lời thoại

trai của mình

10s.

-

Nhạc nhỏ

Chăm sóc cho

cả gia đình

khi

-

thoại băt

Cảnh kết mở ra

một tương lai ông đang
từng ngày chăm sóc cháu
của

mình,

truyền


lại

những tinh thần, bản chất
quý báu của người lính
cụ Hồ
Điều mà mang lại cho ông
ý chí và nghị lực đó
chính là Ông đã được
nuôi dưỡng tại chiến

15

đầu

lời


trường.
Lời kết của ông “ Trong
cuộc sống này nếu có ý
chí, quyết tâm thì chắc
chắn sẽ có cách để vượt
lên”…
Được
phong
tặng



nghệ

nhân

ưu

tú về dân
ca

ví,

giặm.
.

(31.1.201
5)

* Câu hỏi dự kiến:
1/ Nghệ nhân sáng tác và
hát dân ca ví, giặm từ lúc
nào?
2/ Động lực nào để nghệ
nhân yêu mến, và gìn giữ
những làn điệu dân ca
này?
Dự kiến:
-

Thời gian quay: 10 ngày (từ ngày 11/4/2015 đến ngày 21/4/2015)

-


Thời gian dựng: 3 ngày (từ ngày 23/4/2015 đến ngày 26/4/2015)
16


Đối với các hình ảnh trong phóng sự, có sử dụng đầy đủ, linh hoạt các
cỡ cảnh hình ảnh “Cận cảnh, trung cảnh, toàn cảnh”.

17


PHẦN 3: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁC PHẨM
TỐT NGHIỆP
1. Quá trình thực hiện tác phẩm
Là một người con của dân tộc Việt Nam, ngay sau khi nhận được
quyết định được thực hiện tác phẩm tốt nghiệp, em đã ấp ủ để có thể làm để
cho ra đứa con tinh thần của mình làm về người lính :“Người âm thầm giữ
lửa”.Khoảng thời gian thực hiện tác phẩm cũng chính là khoảng thời gian em
làm việc tại FSOFT nơi anh Thắng đang làm việc. Đây cũng chính là một lợi
thế, bởi vì em được lắng nghe những chia sẻ, tâm tư của anh Thắng khi nói về
bác Vĩnh Trân một người lính trở về sau cuộc chiến và tinh thần kiên cường,
vượt lên số phận của Bác.
Bên cạnh đó, em nhận được sự chỉ bảo tận tâm và nhiệt huyết, cùng
sự hướng dẫn của Nhà báo Nguyễn Việt Anh, công tác tại đài truyền hình Cáp
Việt Nam, cùng thầy Nguyễn Ngọc Hòa công tác tại VTV3 đài Truyền hình
Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện tác phẩm phải biết liên hệ với nhân vật
như thế nào? Sắp xếp thời gian, lên kế hoạch cụ thể cho từng cảnh quay,
phỏng vấn nhân vật. Em bắt đầu thực hiện tác phẩm của mình từ tháng
4/2015.


Để hoàn thành những cảnh quay chính thức em làm trong 4 ngày

trong vòng 2 tuần tháng 4. Vì những cảnh quay đều có thể thực hiện ngay
trong địa bàn thành phố Hà Nội, vậy nên, trong quá trình đi quay, em không
gặp khó khắn lắm. Đôi lúc khi thực hiện tác phẩm khi phỏng vấn người dân,
cơ quan chính quyền cũng gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, để làm phong phú hơn tác phẩm của mình em có sử
dụng một số tư liệu đồng nghiệp… Tuy nhiên, mặc dù đã chuẩn bị máy móc
đầy đủ, micro nhưng vẫn gặp một số trục trặc khi quay. Về kỹ thuật đôi lúc
còn chưa xử lý kịp. Với tác phẩm của mình là phóng sự làm về nhân vật đòi
hỏi mỗi cá nhân phải có sự kiên trì trong phỏng vấn, khai thác nhân vật để có

18


thể tìm ra được những nét chính mà chúng ta muốn khia thác đi sâu vào đời
sống nội tâm
1.1.

Khâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài

Để cho ra một sản phẩm truyền hình được mọi người biết đến, quan
tâm và theo dõi khâu đầu tiên mà em cũng như nhiều bạn sinh viên làm phim
khác phải thực hiện đó chính là tìm hiểu, nghiên cứu đề tài. Đây là bước rất
quan trọng, bởi chỉ có tìm hiểu, nghiên cứu thì mình mới có thể đưa ra được
những hướng đi mới cho tác phẩm của mình, tránh đi theo lối mòn của những
người đi trước.
1.2.

Khảo sát thực tế


Em đã về tìm hiểu thực tế tại nơi mà người cựu chiến binh sống và làm
việc. Vì thời gian thực hiện tác phẩm dành cho sinh viên rất dài nên mọi việc
phải chuẩn bị kĩ càng.
Ngôi nhà mà gia đình ông Vĩnh Trân đang ở là địa điểm chính em thực
hiện ghi hình..
1.3.

Viết Kịch bản

Sau khi khảo sát thực tế, em đã bổ sung vào kịch bản thêm những bối
cảnh và hình ảnh để thực hiện tác phẩm.
1.4.

Gửi kịch bản cho thầy giáo hướng dẫn góp ý

Như đã nói ở trên, vì bản thân đang là sinh viên nên kiến thức cũng như
kinh nghiệm còn hạn chế, bởi vậy bản thân em luôn luôn lắng nghe, tiếp thu ý
kiến nhận xét, góp ý của thầy giáo hướng dẫn nhà báo Nguyễn Việt Anh cũng
như của các anh chị đi trước để góp phần làm cho tác phẩm được hoàn thiện
một cách tốt nhất.
1.5.

Quá trình ghi hình

Trước khi ghi hình:
Em có đến nói chuyện xin phép nhân vật của mình, nghiên cứu địa
điểm đặt máy quay, bố trí ánh sang… sao cho khi ghi hình sao thuận lợi
nhất.Các cảnh quay và phương tiện kĩ thuật phải chuẩn bị tốt nhất.
19



Trong khi ghi hình:
Có thể nói quá trình trong khi ghi hình của em có khá nhiều kỉ niệm,
vui có, buồn có. Được sự giúp đỡ của bạn bè, sự nhiệt tình của các bác trong
tổ 9, phường Khương Mai - Quận Thanh Xuân – TP. Hà Nội, các bác hàng
xóm sinh sống trong ngõ 80, phố Lê Trọng Tấn nên những khó khăn gặp mà
em gặp phải trong quá trình thực hiện tác phẩm phần lớn được khắc phục.
Sau khi ghi hình:
Các cảnh quay đã được hoàn tất, em copy file và bắt đầu xem lại tất cả
những cảnh quay mà ekip đã quay. Chọn lọc những hình ảnh đẹp dựng lên
bản thô của phim sau đó mang đến nhờ các thầy xem , góp ý.
Viết báo cáo tác phẩm tốt nghiệp
Sau khi hoàn tất tác phẩm tốt nghiệp, như quy định của khoa cũng như
nhà trường yêu cầu mỗi người sinh viên làm một bản báo cáo, dựa vào bản
báo cáo tốt nghiệp để các thầy cô có thể hiểu rõ hơn công việc mà mình đã
làm được trong tác phẩm tốt nghiệp. Em nhận thấy, đây là một phần nội dung
cũng khá quan trọng, bởi có những ý đồ mà bản thân em trong lúc quay phim,
dựng phim có ý tưởng… nếu không có bản báo cáo tác phẩm tốt nghiệp, thì
cá nhân em khó giãy bày hết được ý đồ mà tác phẩm truyền tải cũng như cả
quá trình thực hiện tác phẩm.
1.6.

In đĩa, in báo cáo tác phẩm

Đây là tác phẩm tốt nghiệp nên việc rà soát, xem kỹ lại trước khi burn
là điều rất quan trọng. Nhờ các thầy xem lại một lần nữa bài của mình để có
những góp ý, bổ sung để bài được tốt hơn. Ngoài ra, khi in báo cáo tác phẩm
tốt nghiệp, bản thân em cũng phải soát lỗi chính tả, rồi soát các mục cho đúng
với yêu cầu, làm đúng như trong “Quy định về Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp’’

của Khoa Phát thanh – Truyền hình đưa ra trên trang Sóng trẻ.
2. Những bài học kinh nghiệm của bản thân
Trong khi làm tác phẩm tốt nghiệp, em đã rút ra được một số kinh
nghiệm hữu ích cho bản thân. Trước hết, để thực hiện được tác phẩm truyền
20


hình thực sự hay và ý nghĩa đòi hỏi người phóng viên năng động, tự chủ động
trong moi tình huống xảy ra. Cũng như khi làm về Bác Vĩnh Trân, em đã bỏ
một số thời gian nhất định để đến xin phép được làm về Bác cũng như nói rõ
lý do làm tác phẩm, khai thác thông tin, tính cách, lối sống sinh hoạt hàng
ngày. Tìm đọc tư liệu về chiến tranh, về chất độc da cam xem những tư liệu
để hiểu được cách làm của người ta, hiều được cách mà người ta đi, người ta
hướng tác phẩm mình. Với mục đích như thế nào? Đưa lại cho người xem
thông điệp gì?
Thứ hai, việc hình thành ý tưởng đến kịch bản, quay phim thực hiện
không phải lúc nào cũng thống nhất như lúc ban đầu. Do đó, cần có phương
án dự phòng, tránh rơi vào tình trạng bị động. Bài học đầu tiên mà trút ra
được khi tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tác phẩm truyền hình. Đặc
biệt là quay phim bởi truyền hình, hình ảnh là quan trọng nhất. Nếu không
làm chủ được mặt thời gian thì dù mọi việc có thuận lợi đến mấy thì cũng bị
đổ bể.
Truyền hình là một trong những nghề rất vất vả, khi mưa bão, nắng
nóng mọi người trú ở trong nhà thì người làm truyền hình phải đi ra cơ sở để
có thế đem đến hình ảnh chân thực nhất cho khán giả. Và trong khi thực hiện
tác phẩm tốt nghiệp và trong quá trình thực tập em đã hiểu rõ hơn nỗi vất vả
của cái nghề mà tôi đang chọn và sẽ bước tiếp.
Kỹ thuật tưởng như đơn giản, nhưng lại rất quan trọng, trong quá trình
sản xuất tác phẩm tốt nghiệp cần kiểm tra kỹ càng máy móc, phương tiện khi
đi quay. Máy quay phải được sạc pim đầy, thẻ nhớ có dung lượng tối đa. Các

thiết bị ghi âm chuẩn bị đầy đủ.
Đây là khâu quan trọng trong toàn bộ tác phẩm, bởi nếu không xử lí tốt
hậu kì thì dù hình ảnh có đẹp đến đâu, có trong đến đâu thì cũng khó có thể
làm bật được nội dung của tác phẩm. Đòi hỏi vào kinh nghiệm cũng như kĩ
năng xử lí hình ảnh của người dựng. Có những cảnh cần chuyển mờ hay làm

21


chậm tốc độ của frame để thể hiện ý đồ của người thực hiện. Tác phẩm “
Người âm thầm giữ lửa” em đã dùng lời thoại của nhân vật làm lời bình, dùng
âm nhạc thời chiến, tiếng bom nổ…
3. Những đề xuất, kiến nghị đối với Khoa Phát thanh – Truyền
hình
-

Nhà trường nên liên hệ trước với các thầy cô hướng dẫn, vì không

có thông báo hoặc giấy giới thiệu đến các thầy hướng dẫn đôi lúc các thầy
không biết lịch hoặc từ chối hướng dẫn
-

Đối với một sinh viên của chuyên ngành quay phim, em thiết nghĩ

rằng. một trong số những điều khó khăn nhất, quan trọng nhất và cấp thiết
nhất là thiết bị máy móc, để thực hiện tác phẩm, việc chuẩn bị thiết bị để quay
có chất lượng không đơn giản, giá cả thuê bên ngoài rất đắt đỏ. Chính vì vậy,
em thiết nghĩ có thể kết hợp giữa lớp Quay phim và lớp Truyền hình thì
những tác phẩm vừa có thể có chất lượng tốt về nội dung và hình ảnh, và còn
đỡ cực cho các bạn và đề tài càng trở nên phong phú hơn.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể có những hướng dẫn về tác phẩm tốt
nghiệp cụ thể, rõ ràng hơn để sinh viên thực hiện cũng như giảng viên hướng
dẫn để nắm chắc và làm tác phẩm hiệu quả hơn. Đối với những tác phẩm có
giá trị, có chất lương tốt, các thầy cô có thể giới thiệu tới các kênh Truyền
hình để phát sóng.

22


PHẦN 4: KẾT LUẬN
Với tác phẩm tốt nghiệp cuối khóa, em hi vọng đây là một bước đi lớn,
đánh dấu bước trưởng thành của 4 năm Đại học, và cũng là cơ hội để sinh
viên chúng em nhìn nhận và phát huy hết những kiến thức, kỹ năng học được
trong nhà trường và từ thực tế làm việc.
Trong quá trình được tham gia trực tiếp sản xuất một tác phẩm truyền
hình đã giúp em có điều kiện được trau dồi thêm nhiều kĩ năng về chuyên
ngành bản thân đang theo học Quay phim truyền hình. Mỗi lần tham gia thực
hiện một tác phẩm truyền hình lại cho em thêm nhiều kĩ năng hơn, kinh
nghiệm hơn.
Tác phẩm truyền hình nói chung, tác phẩm tốt nghiệp nói riêng chính
là những “đứa con tinh thần”, được ấp ủ và thực hiện. Trong quá trình làm tác
phẩm của mình, em đã lựa chọn đề tài về người lính và cụ thể là về “ Người
âm thầm giữ lửa”. Em đã được học hỏi rất nhiều từ thầy cô, bạn bè. Trong quá
trình học chúng em được cung cấp những kiến thức, kỹ năng đối với nghề
nghiệp, được thầy cô tận tình chỉ bảo, đó là một điều may mắn của chúng em
– Những sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Được tốt nghiệp bằng hình thức làm tác phẩm tốt nghiệp có lẽ là
một niềm may mắn và hạnh phúc đối với em. Trong quá trình thực hiện tác
phẩm, chúng em có cơ hội tìm hiểu và cảm nhận cuộc sống, từ đó trang bị cho
mình nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm trong cuốc sống cũng như trong quá

trình làm báo sau này. Tác phẩm phóng sự “Người âm thầm giữ lửa” em đã
chọn làm tác phẩm tốt nghiệp của mình. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng sẽ
còn nhiều sai xót do còn ít kinh nghiệm làm. Em hi vọng nhận được ý kiến
đóng góp của thầy cô để tác phẩm hoàn thiện hơn!

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghệ thuật quay phim và video ( Tác giả JOSEPHV. MASCELLI,
dịch giả Trần Văn Cang, chỉnh lý Lê Dũng. Nhà XB. Thông tin năm 1991).
2. 10 Bí quyết hình ảnh ( tác giả đạo diễn Lê Minh, NXB. Văn hóa Sài
Gòn năm 2008).
3. Cẩm nang đạo đức báo chí ( GS. TS Tạ Ngọc Tấn – PGS. TS Đinh
Thị Thúy Hằng)
4. Nghề Báo – Những bài học nhớ đời (TS. Nguyễn Quang Hòa,
NXB. Thông tin và Truyền thông)

24


PHỤ LỤC
Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện tác phẩm:

25


×