Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

DAO DUC TU GIAC LA DAO DUC DICH THUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.57 KB, 2 trang )

ĐẠO ĐỨC TỰ GIÁC LÀ ĐẠO ĐỨC ĐÍCH THỰC
Tác giả: Phạm Anh Tuấn
Nếu hiểu như vậy thì có cây roi hay không có cây roi là không thành vấn đề. Vấn đề
là dùng cây roi, hay là dạy đạo đức như thế nào trong trường học:
Bởi vì giáo dục không thể diễn ra trực tiếp, cho nên giáo dục tuyệt đối không được
áp đặt. Toàn bộ nghệ thuật dạy học nằm ở chỗ người thầy cung cấp những điều kiện,
những sự ảnh hưởng để trẻ em tự mình làm ra sản phẩm giáo dục của mình. Lúc ấy đạo
đức là đạo đức tự giác, là đạo đức đích thực của trẻ em.
Nhưng tổ chức thế nào? Đi vào cụ thể thì sự tổ chức ấy, tức là người thầy tổ chức
một cuộc sống dân chủ thu nhỏ bên trong trường học. Bản chất của dân chủ là đồng thuận,
là đa dạng mà thống nhất. Trẻ em được bàn bạc, được lên kế hoạch cùng thầy cô giáo của
chúng. Chúng cùng thầy cô tổ chức các hoạt động, và người thầy đưa ra những gợi ý,
hướng dẫn để điều khiển trẻ em ngay trong quá trình chúng đang hoạt động.
Cũng bởi vì giáo dục không thể áp đặt, cho nên tuyệt đối không thể dùng tiêu chuẩn
của người lớn để đánh giá trẻ em. Trẻ em bị coi là sinh vật đương nhiên có bản chất
nghịch ngợm, dại dột, non nớt nên cần phải được "dạy dỗ" chính là bởi vì người ta nhìn trẻ
em bằng quan điểm của người lớn. Vì thế sự dạy dỗ trên thực tế trong hầu hết các trường
hợp là sự đàn áp bản tính của trẻ em.
Trong giáo dục, tuyết đối không nên dùng một trường hợp cụ thể để khái quát hóa
thành cái chung. Không nên dùng một ví dụ cụ thể của thời đại phong kiến để vận dụng
vào thời đại ngày hôm nay, lại càng không thể dùng một ví dụ ở Singapore để vận dụng tại
Hà Nội. Giáo dục về bản chất là những gì đang diễn ra cụ thể vào lúc ấy ở trong từng trẻ
em.
Để kết thúc, xin kể hai câu chuyện nho nhỏ diễn ra tại cùng một địa điểm vào hai
giai đoạn khác nhau, và tôi chẳng đưa ra kết luận khái quát nào cả: Trường Thực nghiệm
của Giáo sư, Tiến sĩ tâm lý học giáo dục Hồ Ngọc Đại trong thời gian từ năm 1978 đến
năm 2000 (lúc ông về hưu) không áp dụng bất cứ hình phạt nào đối với học sinh.
Xin nhắc lại: Không dùng bất cứ hình phạt nào đối với bất cứ em học sinh nào. Nhà
trường không sử dụng sổ liên lạc để dọa trẻ em. Học sinh trong giờ ra chơi chúng tung
tăng vui vẻ trên sân trường, có em vui quá lúc chạy qua thầy hiệu trưởng Hồ Ngọc Đại thì
tiện tay vỗ vào mông thầy một cái. Thầy Đại thấy vui vì thầy tự đặt mình vào vị trí của em


ấy, thế thì thầy thấy vui là đúng rồi.
Gần mười năm nay, từ khi thầy Hồ Ngọc Đại về hưu, nhà trường đã khôi phục sổ
liên lạc, khôi phục nhiều hình phạt, trong đó có lớp học còn thực hiện hình phạt phải viết
tay ít nhất 20 trang (những dòng chữ vớ vẩn) trong một buổi tối để hôm sau nộp cô giáo
nếu em ấy mắc phải một lỗi "đạo đức", chẳng hạn, trong giờ ngủ trưa lỡ vui thì thầm vào
tai đứa bạn bên cạnh đôi lời vô thưởng vô phạt!
Giáo dục có một đặc điểm là, nó hoặc tiến lên hoặc thụt lùi chứ không bao giờ đứng
yên. Mọi phản ứng, mọi biện pháp trong giáo dục nếu như chỉ là một sự phản ứng đơn
thuần trước hiện trạng bế tắc mà không dựa trên một lý luận rõ ràng, sẽ tất yếu tự nó lặng
lẽ biến mất vào một lúc nào đó để rồi người ta lại lao vào một sự phản ứng, một biện pháp
có khi ngược lại hẳn.
Chuyện cây roi cũng vậy, cất đi rồi lại lấy ra, lấy ra rồi lại cất đi... hỏi đến bao giờ
mới chấm dứt?

×