Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82 KB, 3 trang )

BÀN TRÒN: PHÂN HỮU CƠ

Nguyên thuỷ cây tiêu là 1 cây sống trong rừng,
đòi hỏi đòi hỏi đất giàu về chất mùn. Do đó rất
thích hợp với phân hữu cơ.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy bón nhiều hữu cơ
không chỉ giúp đơm bông kết trái mà còn hạn chế
được sâu bệnh và kéo dài tuổi thọ cho cây hồ
tiêu. Khi bón phân hữu cơ đã hoai sẽ đưa vào đất
một số nấm đối kháng có ích làm hạn chế tuyến
trùng và nấm gây hại, thậm chí có thể làm phát
triển các tuyến trùng ăn tuyến trùng.


Trong môi trường đất bạn có thể đã nghe tới 1 chỉ
số C/N. Đó là tỷ lệ giữa Cacbon và Nitơ (cây hấp
thụ dưới dạng CO2, NH4, NO3). Chỉ số này ảnh
hưởng đến sinh trưởng, phát triển và cực kỷ quan
trọng trong việc ra hoa. Trên cơ sở khoa học cây
hồ tiêu ưa môi trường đất có chỉ số C/N cao
(khoảng từ 15-25). Nhưng trong điều kiện khí hậu


nhiệt đới nước ta, nhiệt độ cao, mưa nhiều, các
loại hợp chất hữu cơ trong đất chuyển biến
nhanh, tỉ lệ trong đất nói chung là thấp và C/N
thường nhỏ hơn 12. Do đó rất cần bón phân hữu
cơ để nâng tỉ lệ này lên giúp cây hồ tiêu phát
triển tốt. Không thể thiếu phân hữu cơ trong kỹ
thuật trồng hồ tiêu.
Lưu ý: Đối với phân chuồng, phân rác là 2 loại


phân hữu cơ tương đối dồi dào nhưng chỉ được
đem bón cho hồ tiêu khi chúng thực sự hoai. Nếu
phân chưa hoai thì có thể mang tới 1 số mầm
bệnh cho tiêu, nhất là bệnh thối rễ.Vùng gần biển
như Hà Tiên, Phú Quốc, Bà Rịa… có phân tôm cá,
xác mắm là những loại phân hữu cơ quý giá: tuy
nhiên cần chú ý đến độ mặn của các loại phân
này, vì hàm lượng muối (NaCl) quá cao trong
phân là yếu tố gây ra hiện tượng chết đột ngột ở
cây tiêu.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×