Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

quan ly benh hai dau phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.81 KB, 4 trang )

QUẢN LÝ BỆNH HẠI ĐẬU PHỘNG (LẠC)
Chết cây con (Rhizoctonia solani)
Quy luật phát sinh gây hại
Bệnh phát triển do nấm ở thời kỳ cây con trong điều kiện mưa nhiều ướt đất, độ ẩm
cao. Lạc bị nấm phá hoại ở phần cổ rễ, rễ, gốc phần sát mặt đất.
Khả năng gây hại
Nếu cây con bị nhiễm bệnh thì ở chỗ cổ rễ gần mặt đất có vết thâm, sau đó cổ rễ bị
thối đen, teo lại, cây bị đổ ngã và héo chết. Cây lớn cũng có thể bị nấm xâm nhập vào
rễ chính, sau đó lan sang các rễ phụ làm cả bộ rễ bị thối, cây sinh trưởng kém dần rồi
héo chết.
Biện pháp quản lý
- Phòng bệnh lở cổ rễ bằng cách xử lý hạt giống với Cruiser Plus.
- Lên luống cao, tránh để đất quá ẩm hoặc đọng nước.
- Bón vôi bột, tranh thủ xới xáo làm thoáng đất
- Dùng các loại thuốc hoá học: Ridomil Gold 68WG, Amistar Top 325SC hay các
hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole hoặc các hỗn hợp Difenoconazole +
Propiconazole…

Hình 1: Bệnh chết rạp cây con do nấm tấn công nơi tiếp giáp mặt đất.
Gỉ sắt (Puccinia arachidis)
Quy luật phát sinh gây hại
Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển.
Khả năng gây hại
Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá, đôi khi có trên cuống lá và thân. Vết bệnh là những
mụn nhỏ màu vàng cam ở mặt dưới lá. Nốt bệnh nứt ra để lộ các khối bào tử màu nâu
đỏ. Nhiều vết bệnh liền nhau thành một mảng mụn sần sùi, lá khô vàng, cây sinh
trưởng kém.

1



Biện pháp quản lý
- Sử dụng giống chống chịu bệnh.
- Khi bệnh phát sinh phun trừ bằng các thuốc Anvil 5SC, Tilt Super 300EC hay các
hoạt chất Difenoconazole, các hỗn hợp hoạt chất Metalaxyl + Mancozeb, Azoxystrobin
+ Difenoconazole, Mandipropamid + Chlorothalonil…

Hình 2: (A) Bệnh gỉ sắt tấn công trên lá; (B) Bệnh gỉ sắt tấn công trên cả thân, lá đậu.
Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum)
Quy luật phát sinh gây hại
Bệnh phát triển trong điều kiện lạc rậm rạp, trời có mưa nắng xen kẽ độ ẩm trong đất
cao, nhiệt độ không khí ở mức ± 35oC. Bệnh xuất hiện và phá hoại cây trồng rất nhanh
phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cây trồng. Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư
cây trồng, cỏ dại lan truyền qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và cả qua công cụ
chăm sóc, tỉa cành.
Khả năng gây hại
Ban đầu các lá non trên phần ngọn cây héo rũ xuống khi trời nắng. Ban đêm hoặc khi
trời mát cây có thể phục hồi. Trên cây bệnh giai đoạn lớn hơn lá bị héo có màu xanh
tái, thông thường một vài cành héo trước sau đó toàn bộ cây héo. Một số trường hợp
lá non hoá nâu vẫn dính trên thân. Rễ và quả lạc bị thối đen. Bệnh hại nặng nhất vào
giai đoạn lạc đâm tia, tạo quả. Đây là loại bệnh hại mạch dẫn và có tính hệ thống, tất
cả mạch dẫn của thân, rễ, cành biến màu nâu sẫm, thâm đen.
Biện pháp quản lý
- Dùng giống kháng + xử lý hạt giống.
- Luân canh cây trồng khác họ (lúa nước).
- Nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi đốt.
- Bón vôi khi cày bừa làm đất.
- Thoát nước tốt cho ruộng.
- Bệnh do vi khuẩn gây ra dùng thuốc hóa học hiệu quả không cao.

2



Hình 3: (A) Cây đậu bị héo rũ do nấm hại rễ; (B) Nấm tấn công trong mạch nhựa thân
cây; (C) Cây đậu bị chết héo do nấm làm thối gốc, rễ.
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng lạc (Sclerotium rolfsii Sacc)
Quy luật phát sinh gây hại
Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt, cây
sinh trưởng kém. Trên đất trồng độc canh, đất cát thô bệnh nặng hơn. Trên đất có
nhiều chất hữu cơ, tàn dư cây chưa hoai mục.
Bệnh xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.
Khả năng gây hại
Bệnh phát sinh chủ yếu ở chỗ thân gần mặt đất tạo thành vết màu nâu đen, mặt đất
quanh vết bệnh có màng sợi nấm màu trắng. Chỗ giao cành với thân ở gần mặt đất
cũng thường bị bệnh làm cành héo rũ, cây bệnh sinh trưởng chậm hay chết, tia quả
cũng có thể bị nấm xâm nhập gây hại làm quả phát triển kém hoặc bị thối. Nấm tồn tại
trong đất ở dạng sợi và hạch tới trên 1 năm.
Biện pháp quản lý
- Bón phân hợp lý và cân đối. Đặc biệt ở vùng đất bạc màu cần bón thêm phân chuồng
hoai.
- Thu dọn tàn dư cây trồng, nhổ bỏ cây bị bệnh nặng, rắc vôi bột vào gốc trên mặt
luống.
- Cày lật đất sớm để vùi nấm bệnh.
- Ruộng bị bệnh nặng cần luân canh cây khác họ.
- Xử lý hạt giống bằng Cruiser Plus 312.5FS.
- Phòng trừ bằng các loại thuốc Amistar Top 325SC, Ridomil Gold 68WG luân phiên
với các hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole hay hỗn hợp Difenoconazole +
Propiconazole…

3



Hình 4: (A) Nấm mốc trắng hại gốc đậu; (B) Cây đậu chết héo trên đồng; (C) Mầm
bệnh còn vương vãi trên đất.
Bệnh thối mầm (Rhizopus arrhizus)
Quy luật phát sinh gây hại
Bệnh nặng trong điều kiện ẩm thấp, đọng nước.
Khả năng gây hại
Bệnh thối mầm do nấm Rhizopus arrhizus gây ra. Biểu hiện khi mầm bị nhiễm bệnh là
mầm bị nhiễm bệnh có màu nâu đen, trên vết bệnh phủ lớp sợi nấm màu trắng hoặc
vàng. Mầm bị thối rữa hoàn toàn nếu gặp điều kiện ẩm thấp.
Biện pháp quản lý
- Phòng mầm bị thối bằng cách không gieo hạt quá sâu.
- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Cruiser Plus 312.5FS.
- Phun các loại thuốc Ridomil Gold 68WG, Amistar Top 325SC luân phiên với các
hoạt chất Hexaconazole hay hỗn hợp Mandipropamid + Chlorothalonil…

Hình 5: (A) Nấm bệnh tấn công gốc đậu; (B) Nấm bệnh tấn công cả gốc, rễ đậu; (C)
Ruộng đậu bị chết nhiều cây con.

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×