Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BÀI ôn tập TV k5 TUẦN 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.04 KB, 3 trang )

Trường Tiểu học Phú Hòa
Họ và tên: .................................................................................................
Lớp :

5/
BÀI TẬP ÔN TẬP

CHỦ ĐIỂM: NGƯỜI CÔNG DÂN - VÌ CUỘC SỐNG THANH BÌNH
I.

TẬP ĐỌC: (Học sinh luyện đọc, ôn trả lời câu hỏi các bài tập đọc từ tuần
19- tuần 22)

Đọc các bài tập đọc sau và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
Câu 1: Vì sao tác giả gọi Bác Hồ là " Người công dân số Một"? (Chọn ý đúng nhất)
a. Vì tác phẩm này tác giả viết về Bác Hồ, muốn ca ngợi Bác Hồ là vị lãnh tụ của
nhân dân Việt Nam.
b. Vì tác phẩm này tác giả viết về quá trình tìm đường cứu của bác Hồ.
c. Vì Bác Hồ là người đi ra nước ngoài học cái mới để về cứu nước, cứu dân.
d. Vì Bác Hồ là người đầu tiên ý thức mình là công dân của nước Việt Nam độc lập.
Câu 2: Ý nghĩa của vở kịch " Người công dân số Một" là gì? (Chọn ý đúng nhất)
a. Ca ngợi tinh thần yêu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
b. Ca ngợi tinh thần vì dân, vì nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất
Thành.
c. Tâm trạng day dứt, trăn trở trong việc tìm đường cứu nước của người thanh niên
Nguyễn Tất Thành.
d. Những năm tháng đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất
Thành.
TIẾNG RAO ĐÊM
Câu 3: Người dũng cảm cứu em bé là ai? (Chọn ý đúng nhất)


a. Một người bán bánh giò.
b. Một người qua đường.

c. Một anh công dân.
d. Một anh bộ đội.

Câu 4: Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người
trong cuộc sống? (Chọn ý đúng nhất)
a. Nếu ai cũng có ý thức vì người khác, giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, cuộc sống
sẽ tốt đẹp hơn.
b. Mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn.
c. Gặp sự cố xảy ra trên đường, mỗi người dân cần có trách nhiệm giải quyết, giúp
đỡ, không nên sống thờ ơ kiểu “cháy nhà hang xóm bình chân như vại”.
d. Cả a,b,c đều đúng.
II.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU


Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “công dân”?
a. Người làm việc trong cơ quan nhà nước.
b. Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
c. Người lao động chân tay làm công ăn lương.
d. Những người có nhiệm vụ chiến đấu, giữ gìn đất đai của Tổ quốc.
Câu 2: Dòng nào dưới đây có tiếng “công” có nghĩa là “của nhà nước, của chung”?
a. Công bằng, công lí, công nghiệp, công nhân, công chúng.
b. Công công, công việc, công tâm, công nghiệp, công bằng.
c. Công dân, công cộng, công chúng.
d. Công an, công chúng, công bằng, công lí.
Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “công minh”?

a. Công bằng và sáng suốt.
b. Lẽ phải, lẽ công bằng, phù hợp với lợi ích chung cả xã hội.
c. Ngay thẳng không thiên vị.
d. Đề ra cho mọi người đều thấy, đều biết, không giữ kín.
Câu 4: Câu “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay
đổi.” có mấy về câu?
a. Một vế câu.
c. Ba vế câu.
b. Hai vế câu.
d. Bốn vế câu.
Câu 5: Câu sau đây thể hiện quan hệ gì?
“ Tuy hạn hán kéo dài nhưng cánh đồng lúa quê em vẫn xanh tốt.”
a. Nguyên nhân- kết quả.
c. Điều kiện- kết quả.
b. Giả thiết- kết quả.
d. Chỉ quan hệ tương phản.
Câu 6: Câu “Nếu em biết bố mẹ đã vất vả vì lo cho em ăn học thì em phải cố gắng
chăm chỉ hơn nữa.” có mấy vế câu? Các vế câu nối với nhau bằng những quan hệ từ
nào?
a. 3 vế câu. Các quan hệ từ: Nếu…thì…,vì.
b. 2 vế câu. Các quan hệ từ: Nếu…thì…,vì.
c. 2 vế câu. Cặp quan hệ từ: Nếu…thì…
d. 3 vế câu. Cặp quan hệ từ: Nếu…thì…
Câu 7: Điền quan hệ từ thích hợp vào mỗi chỗ trống để tạo thành những câu ghép chỉ
điều kiện- kết quả (giả thiết- kết quả).
1. Sáng mai,…Lan đi học sớm…bạn ghé qua rủ mình cùng đi nhé!
a. Nếu…thì…
c. Vì…nên…
b. Hễ…thì…
d. Giá như…thì…

2. …Lan vâng lời bố mẹ…giờ này bạn ấy đã không phải ân hận.
a. Nếu…thì…
c. Giá như…thì…
b. Vì…nên…
d. Tuy…nhưng,
3. Từ đấy, …cóc kêu…trời làm mưa xuống ngay.
a. nếu…thì…
c. vì…nên…
b. hễ…thì…
d. giá mà…thì…
Câu 8. Thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ
tương phản.
Bạn ấy đến nhà em……
a. rồi bạn ấy đi ngay.
c. mà em đi vắng.
b. và bạn ấy ở lại rất lâu.
d. nhưng bạn ấy ở lại làm bài tập.


Câu 9. Thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ
tương phản.
…………..nhưng xe cộ vẫn còn qua lại tấp nập.
a. Tuy trời chưa sáng
b. Dù đêm đã khuya
c. Tuy trời đã sáng
d. Dù nắng đã lên
Câu 10. Câu nào sau đây là câu ghép biểu thị quan hệ tương phản?
a. Vì trời mưa nên chuyến tham quan phải hoãn lại.
b. Nếu trời mưa thì chuyến tham quan phải hoãn lại.
c. Tuy trời mưa nhưng chuyến tham quan vẫn không hoãn lại.

d. Trời mưa và chuyến tham quan phải hoãn lại.
III. TẬP LÀM VĂN
Câu 1: Thế nào là kể chuyện?
a. Là kể một câu chuyện có đầu có cuối.
b. Là kể một chuỗi sự việc có liên quan với nhau.
c. Là kể một số sự vật liên quan đến nhân vật.
d. Là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.
Câu 2: Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
a. Hành động của nhân vật.
b. Lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
c. Đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của nhân vật.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 3: Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?
a. Có mở bài, diễn biến, kết luận.
b. Có mở đầu, diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện.
c. Có mở đầu, diễn biến và cảm xúc của người viết truyện.
d. Cả a, b, c đều sai.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×