Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.5 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LA ĐÌNH NGHĨA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LA ĐÌNH NGHĨA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ,
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số

: 834.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN

HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Tam Kỳ
tỉnh Quảng Nam” là Luận văn mà em đã chọn để bảo vệ tốt nghiệp khóa học
Cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế trong suốt hai năm đi học tại Học viện
Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Trong quá trình theo học em đã được quý thầy cô truyền đạt nhiều
kiến thức để từ đấy áp dụng vào trong thực tiễn công việc và trong cuộc sống.
Để Hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, trước tiên em xin gửi lời cảm
ơn đến Thầy PGS.TS Trần Đình Thiên, Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, định
hướng và giúp em trong quá trình thực hiện Luận Văn. Xin chân thành cảm
ơn quý thầy cô Học viện đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, truyền đạt kiến
thức trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Trong quá trình đi học và thực hiện Luận văn, em đã cố gắng, nổ lực
để tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm, nhưng không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và thông cảm của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế về “Quản lý Nhà nước về du lịch trên
địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.


Tác giả luận văn

La Đình Nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU
LỊCH ................................................................................................................. 8
1.1. Lý luận chung về quản lý Nhà nước về du lịch ......................................... 8
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch ..................................................... 14
1.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch và kết quả đạt được trong
thời gian qua .................................................................................................... 15
1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về du lịch ............................. 29
1.5. Thực hiện quản lý nhà nước về du lịch .................................................... 32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM .......... 34
2.1. Tổng quan về Tam Kỳ.............................................................................. 34
2.2. Thực trạng phát triển du lịch Tam Kỳ giai đoạn 2016 - 2018 ................. 38
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch .................................................. 44
2.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 49
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM ........................................ 56
3.1. Định hướng phát triển du lịch .................................................................. 56
3.2. Mục tiêu phát triển du lịch và tăng cường quản lý nhà nước về du lịch.. 60
3.3. Giải pháp trọng tâm về tăng cường quản lý nhà nước về du lịch thời
gian đến ........................................................................................................... 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến thành phố Tam Kỳ giai đoạn 20162018 ................................................................................................................. 42
Bảng 2.2:Cơ sở lưu trú giai đoạn 2016-2018 .................................................. 42
Bảng 2.3: Hoạt động lữ hành 2016-2018 ........................................................ 43
Bảng 2.4: Vận chuyển khách du lịch 2016-2018 ............................................ 44


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Địa danh Tam Kỳ xuất hiện từ năm 1906, khi thời nhà Nguyễn, vua
Thành Thái quyết định nâng huyện Hà Đông lên thành phủ và sau đó đổi tên
thành phủ Tam Kỳ. Sau ngày đất nước thống nhất 1975, chính quyền cách
mạng sáp nhập tỉnh Quảng Đà và Quảng Nam thành tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng, huyện Tam Kỳ được tái lập. Tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX đã
ra nghị quyết chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng; thị xã Tam Kỳ trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam.
Sau ngày được tái lập, với sự nỗ lực vượt bậc, Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân thành phố Tam Kỳ đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
quan trọng, tạo được những dấu ấn khá rõ nét về phát triển kinh tế - xã hội.
Tốc độ tăng trưởng GDP những năm gần đây của thành phố luôn đạt mức cao,
khoảng 15%/ năm. Năm 2015, thành phố Tam Kỳ được Tổ chức Định cư con
người Liên Hợp Quốc tại Châu Á trao tặng giải thưởng "Phong cảnh thành
phố châu Á năm 2015"...
Tam Kỳ là một vùng đất giàu truyền thống yêu nước, anh hùng cách
mạng, truyền thống văn hóa và hiếu học. Trong lịch sử, các thế hệ đã có nhiều
cống hiến to lớn trong công cuộc khai phá, mở mang bờ cõi và giữ nước, góp
phần viết lên những trang sử hào hùng của dân tộc. Trong các cuộc đấu tranh

giải phóng dân tộc, Tam Kỳ luôn đi đầu các phong trào cách mạng, đánh giặc
bảo vệ Tổ quốc. Hòa bình lập lại, Tam Kỳ cùng với người dân trong toàn tỉnh
Quảng Nam vượt khó xây dựng và phát triển quê hương.
Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị phát triển mạnh mẽ; năng
lực sản xuất tăng nhanh; Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Trước đây, Tam Kỳ chỉ là một đô thị (thị xã) nhỏ, nay đã phát triển nhanh
1


chóng, quy hoạch khang trang, sạch đẹp và được công nhận là đô thị loại II.
Tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng và những kết quả đạt được
trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tam Kỳ nổ lực
phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội năm 2016 - 2018 như các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Tam Kỳ
lần thứ XX và Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI đã đề ra.
Cùng với phát triển kinh tế, Du lịch được xác định trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn; chính quyền tỉnh Quảng Nam và thành phố Tam Kỳ ban hành
nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển; Nhờ đó,
ngành Du lịch đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua, trong
đó lượng khách du lịch quốc tế luôn duy trì mức tăng trưởng khá. Công tác
quảng bá xúc tiến du lịch ngày càng được tổ chức quy mô và chuyên nghiệp
từng. Sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ, phục vụ tại các cơ sở kinh doanh
du lịch được chú trọng nâng cấp theo hướng chuyên nghiệp. Môi trường tự
nhiên, xã hội công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách được tăng
cường, công tác bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch đạt hiệu quả. Kinh tế tư
nhân của cư nhân thành phố Tam Kỳ khởi sắc và phát triển khá mạnh.
Thành phố Tam Kỳ với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, cùng điều
kiện thiên nhiên ưu đãi, lưu giữ nhiều di sản di tích lịch sử, văn hóa cùng hệ
sinh thái tự nhiên núi - rừng - biển độc đáo và đang phục vụ rất tốt cho phát
triển du lịch.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác phát huy giá trị di sản theo tinh
thần "du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn" đang gặp phải những khó khăn. Cụ
thể là: Nhận thức của cán bộ và nhân dân về vấn đề này chưa sâu sắc; kinh
phí đầu tư phát triển cho ngành chưa tương xứng với mục tiêu đề ra. Đặc biệt
trong quá trình phát triển du lịch có nơi trên địa bàn còn xảy ra tình trạng
buông lỏng quản lý nên dẫn đến tình trạng chất lượng dịch vụ du lịch không
2


đạt như mong muốn. Tình hình đó, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước địa
phương cần tiếp tục tăng cường phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về
phát triển du lịch.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn từ địa phương, xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn đang trở nên ngày càng bức thiết, tôi chọn chủ đề: “Quản lý Nhà nước về
du lịch trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” làm Đề tài Luận
văn cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế. Nghiên cứu chủ đề này, hướng tới
mục tiêu thực tiễn cho sự phát triển của địa phương. Luận văn cố gắng đưa ra
những phân tích đánh giá thực trạng phát triển du lịch của địa phương, phát
hiện vấn đề đặc biệt là từ góc độ quản lý nhà nước, nhận diện bối cảnh, xu
thế, triển vọng phát triển du lịch tại địa phương, tìm kiếm các giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của Thành phố
và của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Dưới góc độ khoa học pháp lý, việc nghiên cứu về du lịch, quản lý nhà
nước về du lịch dựa trên nhiều nhiều tố như: (1) Phân tích, luận giải cơ sở lý
luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch ở cấp thành phố trực thuộc tỉnh;
lý luận và nội dung của quản lý về du lịch theo ngành kết hợp lãnh thổ. (2)
Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch, chỉ ra những kết
quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân, tập trung chủ yếu vào các

nguyên nhân về quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.
(3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển du
lịch trong giai đoạn tới - với hai xu hướng đặc trung là hội hội nhập quốc tế
trình độ cao và cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. (4) Đề xuất giải pháp hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với ngành nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trong
thời gian tới.
3


Để chuẩn bị cho mình tri thức hiểu biết cơ bản - cả lý thuyết lẫn thực tiễn
và kinh nghiệm - về vấn đề đặt ra cho Luận văn, Học viên đã thảm khảo một
số công trình nghiên cứu lên quan đến chủ đề nghiên cứu như sau:
- Đề tài khoa học của Trường Đại học kinh tế Quốc dân về "Nghiên cứu
chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát
triển du lịch ở vùng Tây Bắc".
- Kỷ yếu Hội thảo của Bộ văn hóa Thể thao và Du Lịch, Ban Điều phối
Duyên Hải miền Trung và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận, về "Liên kết
phát triển du lịch vùng Duyên Hải miền Trung với vùng Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông bắc Campuchia".
- Chuyên đề: "Phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên: Chuyển tư
duy đột phá thành nỗ lực bứt phá" của PGS.TS. Trần Đình Thiên, thành viên
Tổ tư vấn Phát triển vùng Duyên Hải miền Trung.
- Chuyên đề: "Liên kết phát triển du lịch Vùng Duyên Hải miền Trung
với Đông Nam Bộ, Tây NGuyên, Nam Lào và Đông Bắc Camphuchia". của
PGS.TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Phát triển vùng Duyên Hải
miền Trung.
- Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính
của Thạc sỹ Trần Thị Kinh Hoa về “Quản lý Nhà nước về du lịch từ thực tiễn
tỉnh Quảng Nam”
- Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công của Thạc sỹ Ngô

Đình Tuấn về “Thực hiện chính sách phát triển du lịch từ thực tiễn tỉnh Quảng
Nam”.
- Luận Văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế của Thạc sỹ Trần
Quý Tân về “Quản lý Nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam”.
- Luận Văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế của Thạc sỹ Trần
4


Kim Ngân về “Quản lý Nhà nước về du lịch ở Hà Nội”.
- Luận Văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế của Thạc sỹ Nguyễn
Thị Doan về “Quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội”.
- Luận Văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế của Thạc sỹ Lê Viết
Thắng về “Quản lý Nhà nước về du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam”.
- Đề án Phát triển du lịch thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2018 - 2020,
định hướng đến năm 2025 (Ban hành kèm theo Quyết định số 163/QĐ-UBND
ngày 09/01/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào phân tích sự phát triển du lịch của thành phố Tam
Kỳ, phát hiện vấn đề, làm rõ bối cảnh và triển vọng để tìm kiếm các giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch du lịch Tam Kỳ
góp phần thúc đẩy ngành du lịch của địa phương phát triển nhanh, bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về du lịch
- Nghiên cứu thực trạng du lịch và thực trạng quản lý nhà nước về du
lịch của Tam Kỳ; phát hiện ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của
thực trạng, đặc biệt nhấn mạnh nguyên nhân quản lý nhà nước của các hạn
chế, bất cập

- Đề xuất giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du
lịch trên địa bàn thành phố.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh phố Tam Kỳ,
cụ thể là nghiên cứu công cụ quản lý nhà nước, các biện pháp, giải pháp thúc
5


đẩy quá trình quản lý nhà nước trong lĩnh vực đã đặt ra.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.
+ Thời gian: 2016 đến 2018, hướng tới 2025.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Quản lý nhà nước; quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác quản lý nhà nước nói chung
và quản lý nhà nước về du lịch nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo
nghiệm thực tiễn… Dựa vào các phương pháp nghiên cứu nêu trên, người viết
tiến hành thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu có liên quan.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Hệ thống hóa một số vấn đề về quản lý nhà nước về du lịch tại địa
bàn.
- Cung cấp sự hiểu biết thực trạng phát triển du lịch và quản lý nhà
nước về du lịch tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn gần
đây, nhận diện các vên đề đặt ra cũng như sự hiểu biết bối cảnh, triển vọng
vấn đề trong giai đoạn tới.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tìm kiếm các giải pháp có tác động thực tiễn (giải pháp chính sách và
biện pháp uản lý nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương).

6


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học về công tác quản lý nhà nước về du lịch.
Chương 2. Thực trạng thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch
trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam hiện nay.
Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa
bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
1.1. Lý luận chung về quản lý Nhà nước về du lịch
1.1.1. Khái niệm về quản lý Nhà nước
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động, phát
sinh khi cần có sự nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra
ở mọi tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn, từ đơn giản đến phức tạp.
Quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng
của chủ thể quản lý lên một đối tượng quản lý để điều chỉnh các quá trình xã
hội và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối
tượng quản lý theo những mục tiêu đã định.
Quản lý bao gồm các yếu tố sau:

– Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể có
thể là một cá nhân hoặc tổ chức.
– Khách thể quản lý: chịu sự tác động hay chịu sự điều chỉnh của chủ
thể quản lý, đó là hành vi của con người và các quá trình xã hội.
– Đối tượng quản lý: tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý. Tùy
theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lý
khác nhau.
– Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất
định do chủ thể quản lý định trước.
Quản lý là một hoạt động phức tạp và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau. Các yếu tố đó là: con người; hệ thống và tư tưởng chính trị; tổ
chức; thông tin; văn hóa…
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Quản
lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế
8


– xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử.
Trên cơ sở những lý luận thì quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã
hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để
điều chỉnh các hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu
hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
1.1.2. Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống con
người, ngoài ra chúng đã, đang và tiếp tục trở thành lĩnh vực kinh doanh, dịch
vụ quan trọng trong nền kinh tế ở hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới.
Cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm du lịch được hiểu theo
nhiều cách khác nhau tuỳ theo góc độ xem xét.
Theo trang tin điện tử: Tổng quan về du lịch Việt Nam, danh lam thắng

cảnh đưa ra lý luận và phân tích khái niệm về du lịch dưới góc độ nhìn nhận
của các nhà khoa học, như sau:
Vào năm 1941, W. Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) đưa ra định nghĩa: Du
lịch là tổng hợp những và các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc
di chuyển và dừng lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú thường
xuyên của họ; hơn nữa, họ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt
động nào để có thu nhập tại nơi đến.
Theo Guer Freuler, du lịch là một hiện tượng thòi đại của chúng ta dựa
ứên sự tăng trưởng của nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi
trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp
của thiên nhiên.
Theo nhà kinh tế Kalisiotis, du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá
nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thoa mãn nhu cấu tinh thần,
đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế.
9


Theo M. Coltman, du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối
quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh
doanh du lich, chính quyền sở tai và cồng đồng cu dàn địa phương trong quá
trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.
Với cách tiếp cận tổng hợp ấy, các thành phần tham gia vào hoạt động
du lịch bao gồm:
- Khách du lịch;
- Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách du lịch;
- Chính quyền sở tại;
- Cộng đồng dân cư địa phương.
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới: Du lịch được hiểu là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ
các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú

thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi
làm việc của họ.
Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các
nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra các khái niệm xét trên nhiều góc
độ nghiên cứu khác nhau.
Luật Du lịch được Quốc hội thông qua năm 2005 đã đưa ra khái niệm:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [9, tr.6].
Ở từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, hiểu về du lịch trên hai quan
điểm:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của
con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du
10


lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.
Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về
nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa
dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước
ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực
kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; cố thể coi là hình thức xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một
ngành kinh tế.
1.1.3. Quản lý Nhà nước về du lịch
1.1.3.1. Khái niệm
Quản lý Nhà nước về du lịch là quá trình tác động của Nhà nước đến du
lịch thông qua các công cụ quản lý nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu tinh thần
của chức năng người cũng như phát triển du lịch đúng định hướng của Nhà

nước, tạo nên sự công bằng trong hoạt động du lịch để du lịch thực sự là một
ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở dử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực
kinh tế trong và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế.
1.1.3.2. Chức năng quản lý Nhà nước về du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tương đối mới mẻ đối với các nước đang phát
triển, đặc biệt là đối với nước ta. Tuy nhiên, đây là một ngành kinh doanh
dịch vụ đặc biệt mang tính chiến lược (ngành mũi nhọn) trong giai đoạn phát
triển hiện nay của đất nước. Do vậy quản lý nhà nước về du lịch có vai trò rất
quan trọng, vì quản lý có chức năng định hướng, tạo điều kiện, hỗ trợ để du
lịch phát triển hiệu quả, phát huy được mọi tiềm năng du lịch sẵn có về du
lịch, thu hút ngày càng đông lượng khách du lịch, tạo việc làm và tăng thu
nhập cho đông đảo người lao động, đồng thời tăng thu nhập cho đông đảo
người lao động, đồng thời tăng thu ngân sách cho Nhà nước.
Quản lý nhà nước về Du lịch là quá trình tác động của Nhà nước đến
11


Du lịch thông qua hệ thống văn bản pháp luật với mục tiêu phát triển du lịch
đúng định hướng, tạo nên một trật tự trong phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Đối tượng của hoạt động quản lý đó chính là hoạt động du
lịch, cơ quan tổ chức các hoạt động du lịch và cả du khách.
- Chức năng hoạch định: Nhà nước thực hiện chức năng hoạch định
chiến lược để định hướng hoạt động du lịch, xác lập các chương trình, đề án,
cụ thể hóa các chiến lược, đặc biệt là lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, tạo khuôn khổ pháo lý cho họt động
du lịch.
- Chức năng tổ chức và phối hợp: bằng việc tạo ra các cơ quan và hệ
thống tổ chức quản lý về du lịch, Nhà nước sử dụng bộ máy này để hoạch
định các chiến lược, quy hoạch các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật...

đồng thời thực hiện những vấn đề thuộc về quản lý nhà nước nhằm đưa ra các
chính sách phù hợp về du lịch vào thực tiễn, biến quy hoạch, kế hoạch thành
hiện thực, tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
Hình thành cơ chế phối hợp quản lý hiện hữu từ trung ương đến địa
phương trong quản lý du lịch thành phố, huyện, thị xã... Trong khu vực quốc
tế thì chức năng này thể hiện ở sự phối hợp giữa các quốc gia có quan hệ song
phương, hoặc trong cùng một khối kinh tế, thương mại du lịch nhằm đang
dạng hóa, đang phương thức các quan hệ hợp tác trong hoạt động du lịch
nhằm đạt được các mục tiêu trong cam kết sẵn có.
- Chức năng điều tiết các hoạt động du lịch và tác động thị trường: Nhà
nước hướng dẫn và kích thích các doanh nghiệp du lịch hoạt động theo định
hướng đã vạch ra. Can thiệp và điều tiết thị trường nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhà nước dùng nhiều công cụ, biện pháp khác nhau để điều tiết can thiệp thị
trường và hoạt động kinh doanh du lịch, xử lý đúng đắn các quan hệ trao đổi.
12


Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn, thông tin tài chính, kết cấu hạ
tầng của thị trường và bảo đảm kinh doanh du lịch đúng pháp luật nhằm
tránh thất thoát, và sinh lợi cho người hoạt động du lịch, tăng thu cho ngân
sách nhà nước.
- Chức năng kiểm soát: Giám sát các hoạt động của mọi chủ thể theo
gia hoạt động kinh doanh du lịch cũng như chế độ quản lý của các chủ thể đó.
Cấp và thu hồi giấy phép trong hoạt động kinh doanh du lịch. Phát hiện những
lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm phấp luật và những quy định của
nhà nước. Kiểm tra đánh giá sức mạnh của hệ thống quản lý du lịch của nhà
nước cũng như đánh giá năng lực của độ ngũ cán bộ công chức thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về du lịch.
1.1.3.3. Vai trò quản lý nhà nước về du lịch
- Vai trò định hướng: Nhà nước có vai trò định hướng phát triển du lịch

và hướng dẫn các nhà kinh doanh trong lĩnh vực du lịch hoạt động hướng
theo các mục tiêu phát triển du lịch của nhà nước đề ra. Thông qua các công
cụ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, hệ thống chính sách, thông tin nhằm định
hướng quá trình phát triển du lịch.
- Vai trò tổ chức: Tổ chức là một chức năng quan trọng của quản lý nhà
nước về du lịch. Nhà nước sắp xếp lại các đơn vị kinh doanh du lịch, đảm bảo
công ác tổ chức, quy hoạch các khu, các điểm du lịch đảm bảo hoạt động hiệu
quả. Bên cạnh đó, nhà nước sắp xếp lại hệ thống quản lý, sắp xếp lại các cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến cơ sở, đổi mới thể chế
và thủ tục hành chính, đào tạo và đào tạo lại cán bộ công chức trong quá trình
quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
- Vai trò điều tiết các hoạt động du lịch và can thiệp thị trường: Nhà
nước là người đại diện quyền lợi hợp pháp của mọi chủ thể kinh doanh nói
chung và kinh doanh du lịch nói riêng, khuyến khích và đảm bảo cạnh tranh
13


bình đẳng trước pháp luật, chống độc quyền. Nhà nước can thiệp, điều tiết thị
trường kinh Doanh du lịch cạnh tranh bình đẳng, lành lạnh, không dể gây trở
ngại cho qúa trình phát triển. Quá trình can thiệp thị trường nhà nước sử dụng
nhiều biệp pháp pháp lý, chế tài để can thiệp.
- Vai trò kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm: Nhà nước giám sát hoạt
động của mọi chủ thể kinh doanh du lịch cũng như chế độ quản lý nhà nước
của các chủ thể đó về các thủ tục pháp lý như, giấy phép kinh doanh, chất
lượng và tiêu chuẩn sản phẩm và nghĩa vụ nộp thuế...
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch
Điều 4, pháp lệnh du lịch có quy định nội dung quản lý nhà nước về du
lịch gồm những nội dung sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
chính sách phát triển du lịch.

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp
luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế – kỹ thuật trong hoạt động du lịch.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.
- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch
phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du
lịch.
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du
lịch ở trong nước và nước ngoài.
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp
của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
14


luật về du lịch.
1.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch và kết quả đạt được
trong thời gian qua
1.3.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch
Tại Chương VIII, Luật Du lịch, được Quốc hội thông qua ngày
19/6/2017 quy định Quản lý Nhà nước về Du lịch với những nội dung trọng
tâm [9].
- Chính phủ quản lý nhà nước về du lịch.
Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ
chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về du lịch; xây dựng chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch; danh mục các địa điểm
tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia; Điều phối, liên kết các hoạt động
du lịch liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh; Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý về du lịch;
Phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du
lịch phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch; Tổ chức, quản lý hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và
công nghệ trong lĩnh vực du lịch; hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh
vực du lịch; Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch; Thực hiện hợp tác
quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài;
Quản lý, tổ chức thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép, thẻ hướng dẫn viên du
lịch và các văn bản chứng nhận khác về hoạt động du lịch; Xã hội hóa hoạt
động đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch, đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực du lịch; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm pháp luật về du lịch.
- Quản lý nhà nước về du lịch của Bộ, cơ quan ngang Bộ
+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
15


mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong
việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực
du lịch; huy động nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển du lịch; lồng ghép các
nội dung liên quan đến phát triển du lịch trong các chiến lược, chương trình,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
+ Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
cơ quan nhà nước có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành chính sách về tài chính, thuế và hải quan nhằm tạo điều kiện
phát triển du lịch; bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động xúc tiến du
lịch quốc gia.

+ Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, cơ quan nhà nước có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành chính sách khuyến khích sản xuất, cung cấp hàng hóa,
đồ lưu niệm, hàng thủ công, dịch vụ chất lượng cao để phát triển du lịch, xây
dựng hệ thống cửa hàng miễn thuế phục vụ khách du lịch tại một số địa bàn
du lịch trọng điểm; lồng ghép xúc tiến du lịch trong xúc tiến thương mại.
+ Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
cơ quan nhà nước có liên quan tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, đất nước, con
người Việt Nam; tham mưu chính sách về thị thực phục vụ phát triển du lịch.
- Quản lý nhà nước về du lịch của Ủy ban nhân dân các cấp
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế
tại địa phương.
16


+ Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các
chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch
của địa phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng;
+ Quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh
doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn;
+ Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực
phẩm tại khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch;
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi
trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh;
+ Tổ chức bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được
cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch để tiếp cận điểm tham quan
du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn
vào khu du lịch, điểm du lịch;

1.3.2. Quản lý nhà nước về du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã
hội thời gian qua
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng
khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch
Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến
trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Chất
lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú
ý và thảo luận rộng rãi.
Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được
UNESCO công nhận ngày càng phong phú. Nhiều điểm du lịch được các tổ
chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế.
Trong đó, điển hình như Vịnh Hạ Long được trang web BuzzFeed của Mỹ
bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất trên thế giới; Hà Nội
được TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút khách du lịch
17


hàng đầu trên thế giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel &
Leisure của Mỹ bình chọn đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên
độ an toàn và thân thiện của người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn
Đoòng được Tạp chí du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12
hang động ấn tượng nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản
tiếng Nga bình chọn là tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm
2014; Tuyến du lịch trên sông Mê Kông (đoạn Việt Nam-Campuchia) được
báo Telegraph (Anh) xếp thứ 4/5 tuyến du lịch trên sông hàng đầu châu Á...
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Việt Nam cũng đã
được các tổ chức, website tiêu dùng vinh danh do chất lượng dịch vụ xuất sắc
của mình.
Điều này cho thấy chất lượng du lịch Việt Nam đang dần tốt lên, đi
vào chiều sâu thay vì chiều rộng theo đúng định hướng trong Chiến lược

phát triển du lịch Việt Nam “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch theo hướng chuyên
nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều
sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng
cạnh tranh”.
Năm 2016, ngành Du lịch Việt Nam đón được trên 10 triệu lượt khách
quốc tế, tăng gấp đôi so với năm 2010. Năm 2017 đón được trên 12,9 triệu
lượt, thực hiện thành công chỉ tiêu Chính phủ giao tăng khoảng 30% lượng
khách du lịch quốc tế, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2017. Năm 2018,
ngành du lịch đã đón khoảng 15,6 triệu khách quốc tế, tăng 19,9% so với năm
2017, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 620.000
tỷ đồng, đóng góp hơn 8% vào GDP cả nước.
Về lượng khách du lịch nội địa, năm 2016 đạt 62 triệu lượt, tăng hơn
18


gấp đôi năm 2011; năm 2017 đạt 73 triệu lượt; Năm 2018 phục vụ trên 80
triệu lượt khách nội địa.
Về tổng thu từ khách du lịch, năm 2016 đạt 400.000 tỷ đồng, năm
2017 đạt 510.000 tỷ đồng; Năm 2018, tổng thu từ khách du lịch đạt tổng thu
từ khách du lịch đạt hơn 620.000 tỷ đồng.
Về doanh nghiệp lữ hành, tính đến hết năm 2017 cả nước có 1.802
doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và gần 2.000
doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Trong
năm 2018 có 1.894 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh quốc tế
mới; cấp mới 4.678 thẻ hướng dẫn viên.
Về cơ sở lưu trú du lịch, tính đến hết năm 2017, cả nước có 25.600 cơ
sở lưu trú du lịch với trên 508.000 buồng, trong đó hạng cao cấp (từ 3 sao đến
5 sao) có 863 cơ sở với 101.400 buồng. Về đội ngũ hướng dẫn viên du lịch,

đến nay cả nước có 21.026 hướng dẫn viên được cấp thẻ, trong đó có 12.889
hướng dẫn viên quốc tế và 8.137 hướng dẫn viên nội địa. Năm 2018, có 113
cơ sở lưu trú phân khúc từ 3-5 sao được công nhận.
Các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018 được tích cực triển khai, trong
đó trọng tâm là công tác chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Du lịch ASEAN ATF và
Hội chợ Travex 2019 tại Quảng Ninh. Các đề án trọng điểm của du lịch Việt
Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm: Quỹ hỗ trợ phát triển du
lịch; Cơ cấu lại ngành Du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế
mũi nhọn; Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn
2018-2020, định hướng đến năm 2025.
Các hoạt động xúc tiến, quảng bá được tăng cường hiệu quả với việc tổ
chức thành công hai hội chợ du lịch quốc tế là VITM Hà Nội và ITE TP. Hồ
Chí Minh; đón 19 đoàn famtrip, presstrip, blogger từ các thị trường trọng
điểm như Thái Lan, Italia, Đài Loan, Nga, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Hàn
19


×