VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ LỤA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ LỤA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHÙNG TẤN VIẾT
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Lụa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CÔNG NGHIỆP ....................................................................................... 8
1.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của công nghiệp trong nền kinh tế .............. 8
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp ............................................ 13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với Khu, Cụm công
nghiệp .............................................................................................................. 16
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ GIAI ĐOẠN 20132017 ................................................................................................................. 20
2.1. Khái quát chung về thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ...................... 20
2.2. Khái quát về công nghiệp thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ............ 25
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. ....................................................................... 43
2.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 46
CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ TAM KỲ ĐẾN NĂM
2025 ................................................................................................................. 48
3.1. Tác động ảnh hưởng công nghiệp của khu vực, thế giới ......................... 48
3.2. Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp giai đoạn 2015 - 2020,
định hướng đến năm 2025. .............................................................................. 51
3.3. Một số giải pháp quản lý Nhà nước về công nghiệp thành phố Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 ...................................................................... 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
2.1.
Giá trị sản xuất công nghiệp thành phố Tam Kỳ
qua các năm
25
2.2.
Tăng trưởng giá trị gia tăng ngành công nghiệp
qua các năm
27
2.3.
Tỷ trọng VACN/GOCN thành phố qua các năm
28
2.4.
Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong
GDP thành phố
30
2.5.
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo theo ngành
qua các năm (Tỷ đồng) theo giá so sánh 2010
32
2.6.
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo theo thành
phần kinh tế qua các năm (Tỷ đồng) theo giá so
sánh 2010.
34
2.7.
Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp qua các năm
36
2.8.
Tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư trong công nghiệp
38
2.9.
Tình hình lao động trong ngành công nghiệp qua
các năm
39
2.10.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp thành
phố qua các năm
42
DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu
Tên hình vẽ
hình vẽ
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7. S
2.8.
2.9.
Giá trị sản xuất công nghiệp thành phố Tam Kỳ
qua các năm
Tăng trưởng giá trị gia tăng ngành công nghiệp
qua các năm
Giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất ngành công
nghiệp qua các năm
Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp vào
GDP thành phố qua các năm
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo theo
ngành qua các năm
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo theo thành
phần kinh tế qua các năm
Trang
26
27
29
31
33
36
ố cơ sở sản xuất công nghiệp qua các năm
37
Tình hình lao động công nghiệp qua các năm
40
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp
thành phố qua các năm
43
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý Nhà nước về công nghiệp là vấn đề quan trọng trong toàn bộ
hoạt động quản lý nền kinh tế quốc dân, công nghiệp lại là tiền đề trọng yếu
trong cơ cấu tổng thể giá trị phát triển kinh tế đất nước, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ. Công nghiệp góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển, mở rộng thị trường, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, giải quyết tốt lao
động việc làm và quá trình đô thị hóa.
Từ khi chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, kể từ Thập kỷ 90 đến nay, công nghiệp Việt Nam đã có hướng phát
triển toàn diện và đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên để Việt Nam
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào những năm 2020 trở đi
yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp phải đặt lên hàng đầu,
nhằm tạo ra những giải pháp hửu hiệu, đồng bộ, đột phá trong chủ trương cơ
chế, chính sách phát triển công nghiệp, hạn chế tối đa những tồn tại, bất cấp,
tập trung thúc đẩy công nghiệp phát triển. Bởi thế bản thân ngành công
nghiệp, những người làm công nghiệp phải hoạch định và tham mưu cho Nhà
nước những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời.
Từ khi tái lập Tỉnh đến nay, Tam Kỳ trở thành trung tâm kinh tế xã hội
tỉnh Quảng Nam. Kinh tế Thành phố chuyển biến tích cực, công nghiệp đóng
vai trò trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội Thành phố, các Khu, Cụm
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển thu hút đông đảo lao
động có tay nghề, một số làng nghề truyền thống cũng được đầu tư mở rộng
(làng nghề Bích Họa Tam Thanh, chiếu cói Thạch Tân, Bún Phương Hòa,
Hàn, Rèn, Nem Hòa Hương...) cơ sở hạ tầng đô thị nhất là cơ sở hạ tầng công
nghiệp, thương mại, dịch vụ tập trung đầu tư, công tác quy hoạch và đầu tư
1
được triển khai đồng bộ, công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp được
quan tâm (thành lập Ban quản lý Trung tâm phát triển Khu công nghiệp, Ban
Quản lý đầu tư xây dựng, Ban quản lý chợ Tam Kỳ…).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý Nhà nước
về công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ cần quan tâm đó là:
Thứ nhất, quản lý Nhà nước về công nghiệp vẫn còn bất cập, chưa khoa
học, thiếu tính bền vững, cơ chế chính sách của Thành phố nhiều năm qua đã
thể hiện tính đột phá tuy nhiên vẫn còn nhiều kẻ hở, các chính sách kêu gọi
thu hút đầu tư thuận lợi, cho nên một số nhà doanh nghiệp còn trông chờ, ỷ lại
chậm triển khai dự án hoặc chờ có cơ hội chuyển nhượng dự án dẫn đến tình
trạng dự án chậm triển khai thậm chí không khả thi.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỷ thuật năng lực một
số chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại, người lao động tay nghề cao chưa nhiều,
còn một bộ phận bước đầu chưa quen với môi trường làm việc khoa học công
nghiệp.
Thứ ba, Là Thành phố đô thị loại II, điểm xuất phát kinh tế - xã hội còn
thấp, cơ sở hạ tầng mới được xây dựng, hoạt động nông nghiệp chiếm đa
phần, nhân dân đa sống bằng nghề nông thuần túy, thu nhập thấp đang gặp
khó khăn.
Thứ 4, Công tác quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển
công nghiệp trên địa bàn chậm; cơ chế chưa thoáng, xúc tiến đầu tư còn nhiều
hạn chế, nguồn lực đầu tư cho quy hoạch khiêm tốn.
Do vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay phải tạo ra bước đột phá trong phát
triển đội ngũ quản lý Nhà nước về lĩnh vực công nghiệp, thu hút đội ngũ khoa
học - kỹ thuật có trình độ làm việc tại thành phố Tam Kỳ đồng thời có chính
sách, cơ chế thích đáng cho công tác quy hoạch vùng, ngành hợp lý, tập trung
đào tạo lao động có tay nghề, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại
2
hội Đảng bộ thành phố Tam Kỳ nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra, ngang tầm với Đô
thị loại II, là Trung tâm kinh tế - chính trị, xã hội tỉnh Quảng Nam. Vì vậy
nghiên cứu đề tài "Quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam" có ý nghĩa lý luận về thực tiễn cần thiết và chọn
làm Luận văn Thạc sỹ của mình để nghiên cứu, tìm hiểu đề xuất các giải pháp
giải quyết vấn đề thực tiễn đề ra.
2. Tình hình nghiên cứu
Quản lý nhà nước về công nghiệp là một vấn đề được nhiều nước trên
thế giới nhận thức rõ vai trò của công nghiệp trong phát triển kinh tế- xã hội
và đã được quan tâm xây dựng hệ thống lý thuyết, chính sách phát triển ngành
công nghiệp. Đến nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về ngành
công nghiệp dưới nhiều khía cạnh cụ thể:
Nhóm nghiên cứu Peter LarKin, the President and CEO of the National
Grocers Association (Nga 2011); Comprehensive Supporting industries
ThaiLand Board of Invesment North AMerican"… khẳng định ngành công
nghiệp phát triển Thái Lan cho phép các nhà đầu tư, các nhà sản xuất lắp ráp
giảm thời gian, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất thông qua việc cung
ứng đầu vào tại Thái Lan. Bài viết khẳng định một ngành công nghiệp sôi
động hoạt động hiệu quả đã thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng ổn
định lâu dài và bền vững. Đây cũng chính là yếu tố thể hiện nguồn lực cạnh
tranh nhằm thu hút FDI của Thái Lan so với các nước. Chính vì vậy, Thái Lan
được coi là một trong những điểm nóng hấp dẫn các nhà đầu tư thế giới.
Đề án khoa kinh tế trường nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương; Đại
học quốc gia Autralia đầu tư nước ngoài trực tiếp và xuất khẩu hàng công
nghiệp chế tạo cơ hội và chiến lược";, đề án phân tích về vai trò và mối quan
hệ của sản phẩm chi tiết, công nghiệp chế tạo cho quá trình sản xuất sản phẩm
chính đối với việc thu hút FDI và để thu hút FDI. Từ đó tác giả chỉ ra cơ hội
3
thách thức trong thu hút FDI và để thu hút FDI hiệu quả, cần quan tâm phát
triển công nghiệp chế tạo, đó là chìa khóa cho việc thu hút đầu tư trực tiếp ở
nước ngoài.
Do Manh Hong (2008), " Promotion of Supporting Industries- the key
for attracting FDI in developing Countries" (xúc tiến công nghiệp hỗ trợ, chìa
khóa cho thu hút FDI ở các nước đang phát triển) tác giả chỉ ra vai trò ngày
càng quan trọng của ngành Công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế ở
những nước đang phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, các
nước đang phát triển cần tạo mọi điều kiện để thu hút FDI, song để thu hút
được vốn FDI và sử dụng có hiệu quả nguồn FDI, các nước đang phát triển
cần có cơ chế, chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ
phát triển bền vững.
Quản lý nhà nước về công nghiệp ở Việt Nam nói chung, thành phố Tam
Kỳ nói riêng đã được sự quan tâm không những các Nhà quản lý, những
người hoạch định và điều hành chính sách cấp Trung ương, địa phương mà
còn là vấn đề nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà đầu tư, các Trung
tâm khoa học trên phạm vi cả nước, ở cấp quốc gia, quản lý nhà nước về công
nghiệp là để nghiên cứu định hướng phát triển đất nước; Vì vậy có rất nhiều
công trình nghiên cứu, tiêu biểu nhất là một số công trình nghiên cứu như:
Tác giả Nguyễn Thị Hường (2009), “Phát triển bền vững công nghiệp Việt
Nam”. Đã nêu lên một số tành tựu và một số đề xuất chính sách phát triển.
Tác giả Đoàn Thị Bích Đào (2011), “Phát triển công nghiệp trên địa bàn
thành phố Tam Kỳ”. Đã nêu lên một số kết quả đạt được trong năm năm qua
của Thành phố và đề xuất 7 nhóm giải pháp để phát triển kinh tế Thành phố
trong tương lai.
Tác giả Nguyễn Sinh (2005), “Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới”:
Thành tựu và vấn đề đặt ra, lý luận chính trị số 12/2005, nội dung bài viết đã
4
phân tích khá chi tiết những thành tựu đạt được của công nghiệp trong gần 20
năm đổi mới và chỉ rỏ 6 vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới cho
ngành công nghiệp Việt Nam. Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp mang
tính định hướng để phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời gian đến.
Tác giả Nguyễn Văn Thường (2005) “Hoàn thiện chiến lược phát triển
công nghiệp Việt Nam” (Nhà xuất bản lý luận chính trị Hà Nội). Sự kết hợp
nghiên cứu của chuyên gia người Việt Nam và chuyên gia người Nhật Bản
công trình đã góp phần làm rõ hơn chiến lược phát triển công nghiệp Việt
Nam. Công trình này cũng so sánh chiến lược phát triển công nghiệp Việt
Nam với các nước trong khu vực, nêu lên những kinh nghiệm của các nước
ASEAN trong phát triển các ngành công nghiệp như điện, điện tử, sản xuất ô
tô xe máy và một số ngành công nghiệp phụ trợ; Từ đó công trình rút ra một
số bài học kinh nghiệm thiết thực cho ngành công nghiệp Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất một số giải pháp, cơ chế,
chính sách quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn Thành phố trong
giai đoạn nầy và tương tai là hết sức cần thiết, góp phần đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế gắn với giải quyết lao động có tay nghề cao.
Mục đích nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung một số nội dung cơ bản
như sau:
- Đánh giá đúng thực trạng, tìm ra giải pháp tốt nhất của công tác Quản
lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.
- Lựa chọn chính sách phù hợp và đề xuất các chủ trương, cơ chế thu hút
các nhà doanh nghiệp…
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận Quản lý Nhà nước về công nghiệp
5
hiện nay làm rỏ thêm một số vấn đề thực tiễn trong quản lý Nhà nước về công
nghiệp, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp trong
giai đoạn mới.
Phân tích đánh giá thực trạng về công tác quản lý Nhà nước về công
nghiệp trên địa bàn thành phố Tam kỳ, đưa ra các quan điểm, định hướng,
giải pháp và mục tiêu cụ thể cho công tác quản lý Nhà nước, cung cấp thông
tin cho lãnh đạo thành phố Tam Kỳ công tác quản lý Nhà nước về công
nghiệp trên địa bàn Thành phố để góp phần thay đổi mạnh mẽ các cơ chế,
chính sách hiện tại đầu tư thích đáng cho công nghiệp trên địa bàn thành phố
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu công tác quản lý của các phòng, ban liên quan trực
thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Tam Kỳ (Phòng kinh tế, Ban quản lý trung
tâm các khu cụm công nghiệp, các ngành liên quan phối hợp khác).
Không gian: thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Thời gian: Từ năm 2013-2017.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng để tiếp cận
nghiên cứu, từ góc độ lý luận kinh tế, thể chế nhà nước.
- Sử dụng các phương pháp chuyên biệt: thống kê phân tích tài liệu
+ Nghiên cứu lý luận: Thu thập, phân tích xử lý, tổng hợp, tư liệu để xác
định nội dung cốt lõa của đề tài.
+ Thống kê, mô tả để trình bày kết quả nghiên cứu
+ Nghiên cứu thực tiễn: từ các báo cáo thống kê, tổng hợp tại chi Cục
thống kê thành phố Tam Kỳ, các Phòng, Ban liên quan và các báo cáo đánh
6
giá công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ
qua các năm tại Phòng kinh tế Thành phố, Ban quản lý các Khu, Cụm công
nghiệp Thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ để mô tả kết quả
việc nghiên cứu.
- Thu thập các thông tin liên quan chính thống từ hệ thống văn bản Nhà
nước, các bài viết được đăng trên tạp chí, trên mạng…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, làm rõ những bất cập, hạn chế, những vấn đề
chưa phù hợp trong quản lý Nhà nước về công nghiệp.
Làm cơ sở khoa học kết hợp đánh giá, thu thập tình hình phát triển công
nghiệp trên địa bàn giúp các doanh nghiệp, các nhà quản lý xem xét quản lý
và đề ra các giải pháp tốt phù hợp với yêu cầu đặt ra hiện nay.
Cung cấp thêm thông tin bổ ích cho các nhà quản lý và chính quyền các
cấp trên địa bàn, định hướng, xây dựng chính sách, cơ chế hỗ trợ, thu hút,
khuyến khích kêu gọi đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công
tác quản lý Nhà nước về công nghiệp góp phần phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ thành phố Tam Kỳ nhiệm kỳ 2015-2020.
7. Kết cấu Luận văn
Chương 1. Những vấn đề lý luận về Quản lý Nhà nước về công nghiệp.
Chương 2. Thực trạng Quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn
thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017
Chương 3. Mục tiêu, định hướng và giải pháp Quản lý Nhà nước về công
nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ đến năm 2025
Ngoài ra còn có phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham
khảo.
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của công nghiệp trong nền kinh tế
Thực chất vai trò chủ đạo của công nghiệp là sự ảnh hưởng quyết định
của công nghiệp đến việc phát triển lực lượng sản xuất.
1.1.1. Khái niệm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
* Công nghiệp là một ngành kinh tế chủ lực thuộc lĩnh vực sản xuất vật
chất - một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội, là hệ thống bao
gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn hóa hợp thành từ những đơn vị sản
xuất kinh doanh thuộc nhiều loại hình tổ chức sản xuất khác nhau. Theo tính
chất sản phẩm thì công nghiệp được chia thành ba nhóm ngành: công nghiệp
khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp điện, khí, nước.
* Tiểu thủ công nghiệp là lĩnh vực sản xuất bao gồm tất cả các nghề thủ
công, cũng có khi gọi là ngành nghề thủ công. Như vậy tiểu thủ công nghiệp
là ngành công nghiệp mà sản phẩm làm ra chủ yếu bằng thủ công với quy mô
nhỏ, ở đó hệ thống công cụ lao động thô sơ đã được cải tiến và thay thế bằng
một phần máy móc mang tính chất công nghiệp có quy mô nhỏ ( bao gồm các
hộ, cơ sở sản xuất mang tính chất công nghiệp quy mô nhỏ, trang bị máy móc
hoặc thủ công…)
- Công nghiệp khai thác có nhiệm vụ khai thác các tài nguyên thiên
nhiên phục vụ cho sản xuất và đời sống, bao gồm:
+ Khai thác các nguồn năng lượng: dầu mỏ, khí đốt, than ...
+ Khai thác vật liệu xây dựng: cát, đá, sỏi....
+ Khai thác quặng kim loại: thiếc, boxit, sắt....
Sản phẩm của công nghiệp khai thác cung cấp đầu vào cho các ngành
8
công nghiệp khác. Sự phát triển của công nghiệp khai thác thường gắn với
nguồn tài nguyên tạo điều kiện để phát triển vùng lãnh thổ.
- Công nghiệp chế biến xét theo yêu cầu đầu vào gồm có: chế biến sản
phẩm của công nghiệp khai thác, chế biến bán thành phẩm của công nghiệp
chế biến và chế biến nông sản. Xét cùng công dụng của sản phẩm đầu ra,
công nghiệp chế biến cũng bao gồm ba nhóm ngành:
+ Công nghiệp chế tạo các công cụ sản xuất: chế tạo máy, cơ khí, kỹ
thuật điện và điện tử. Đây là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng hàng
đầu vì nó cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế và trang bị cơ sở
vật chất kỹ thuật cho tất cả các ngành.
+ Công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng: dệt- may, chế biến thực
phẩm - đồ uống, chế biến gỗ - giấy, chế biến thủy tinh - sành - sứ…
+ Công nghiệp sản xuất đối tượng lao động: hóa chất, hóa dầu, luyện
kim và vật liệu xây dựng.
- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước: bao gồm các
ngành sản xuất và phân phối các nguồn điện (thủy điện và nhiệt điện...); sản
xuất ga, phân phối khí; khai thác, lọc và phân phối nước.
1.1.2. Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế
Quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp luôn là ngành có vai trò quan
trọng đóng góp vào việc tạo ra thu nhập cho đất nước, tích lũy vốn cho phát
triển, tạo nguồn thu từ xuất khẩu cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Công nghiệp được đánh giá là ngành chủ đạo của nền kinh tế, vai trò này
được thể hiện:
* Công nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế.
Do đặc điểm của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đặc điểm về công
nghệ sản xuất, về công dụng sản phẩm, công nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm
làm chức năng tư liệu sản xuất, cho nên nó là ngành có vai trò quyết định
9
trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Trình độ phát triển
công nghiệp càng cao thì tư liệu sản xuất càng hiện đại, tạo điều kiện nâng
cao năng suất lao động xã hội.
Ngày nay, sự phát triển của công nghiệp đang đưa hoạt động kinh tế thế
giới đến trình độ sản xuất cao, đó là việc tạo ra các tư liệu sản xuất có khả
năng tạo ra phần lớn sức lao động của con người. Đó chính là sự ra đời và
phát triển mạnh mẽ các tư liệu sản xuất có khả năng tự động hóa trong một số
khâu hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. Máy móc tự động hóa thể hiện sự phát
triển cao của công nghiệp trong việc tạo ra tư liệu sản xuất ngày càng hiện đại
phục vụ cho các ngành sản xuất và cho bản thân công nghiệp.
* Công nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp được coi là
nhiệm vụ cơ bản nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho đời sống
nhân dân và nông sản cho xuất khẩu. Để thực hiện nhiệm vụ này, nông nghiệp
không thể tự thân vận động nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của công nghiệp.
Công nghiệp chính là ngành cung cấp cho sản xuất những yếu tố đầu vào
quan trọng như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, máy móc cơ khí nhỏ đến cơ
giới lớn. Công nghiệp còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ
tầng cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Ngày nay, việc ứng dụng công nghiệp sinh học vào nông nghiệp đã tạo
ra bước phát triển đột biến trong nông nghiệp; Với những giống cây trồng, vật
nuôi có những tính ưu việt về thời gian sinh trưởng, phát triển và khả năng
chống sâu bệnh, về sự đa dạng hóa của sản phẩm và đặc biệt về năng suất,
chất lượng đã góp phần tạo ra sản phẩm phong phú, đa dạng và có giá trị cao.
Công nghiệp chế biến đã có những đóng góp quan trọng vào việc tăng
giá trị sản phẩm, tăng khả năng tích trữ, luân chuyển của sản phẩm nông
nghiệp và làm cho sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng về chủng loại và
10
hiệu quả cao.
Do sản phẩm của nông nghiệp mang tính thời vụ cao và khó bảo quản
nên không có công nghiệp chế biến sẽ hạn chế lớn đến khả năng tiêu thụ.
* Công nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng cho đời sống nhân dân
Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng tất yếu không thể thiếu
được để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của con người. Còn công nghiệp cung
cấp những sản phẩm tiêu dùng chất lượng phong phú, đa dạng. Mọi sản phẩm
tiêu dùng trong sinh hoạt của con người từ ăn, mặc, đi lại, vui chơi, giải trí
đều được đáp ứng từ sản phẩm công nghiệp. Kinh tế càng phát triển làm cho
thu nhập của dân cư càng tăng thì nhu cầu của con người được mở rộng.
Chính sự phát triển của nhu cầu đã góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Song ngược lại sự phát triển của công nghiệp không những đáp ứng nhu cầu
của con người mà nó lại tạo điều kiện thuận lợi nhất thúc đẩy con người cần
phải tiêu dùng. Như vậy, công nghiệp càng phát triển thì các sản phẩm hàng
hóa càng đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng ngày càng
nâng cao.
* Công nghiệp thu hút lao động nông nghiệp, góp phần giải quyết việc
làm cho xã hội
Công nghiệp tác động vào sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao năng
suất lao động nông nghiệp. Đồng thời sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp
đã làm cho sản xuất công nghiệp ngày càng mở rộng, tạo ra các ngành sản
xuất mới, các khu công nghiệp mới, đến lượt mình, công nghiệp đã thu hút
lao động nông nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội. Việc thu hút lực
lượng lao động ngày càng tăng từ nông nghiệp vào công nghiệp không chỉ
góp phần giải quyết việc làm mà còn tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên
môn và tăng thu nhập cho người lao động.
* Công nghiệp tạo ra hình mẫu ngày càng hoàn thiện về tổ chức sản
11
xuất. Từ đặc điểm của sản xuất, công nghiệp luôn có một đội ngũ lao động có
tính tổ chức, kỷ luật cao, có tác phong lao động “công nghiệp". Do đó đội ngũ
lao động trong công nghiệp luôn là bộ phận tiên tiến trong cộng đồng dân cư.
Bên cạnh đó, lao động trong công nghiệp ngày càng có trình độ chuyên môn
hóa cao tạo điều kiện nâng cao trình độ lao động của người lao động và chất
lượng của sản phẩm. Trong hoạt động sản xuất công nghiệp, còn có điều kiện
tăng nhanh trình độ công nghệ của sản xuất áp dụng những thành tựu khoa
học ngày càng cao vào sản xuất. Tất cả những đặc điểm trên đây làm cho lực
lượng sản xuất ngày càng phát triển và theo đó quan hệ sản xuất ngày càng
hoàn thiện hơn. Sự hoàn thiện về các mô hình tổ chức sản xuất sẽ làm cho sản
xuất công nghiệp trở thành hình mẫu về kỹ thuật sản xuất hiện đại, phương
pháp quản lý tiên tiến, người lao động có ý thức tổ chức và kỷ luật.
1.1.3. Đặc điểm công nghiệp trong nền kinh tế
Nếu xét trên góc độ tổng hợp các mối quan hệ của con người trong hoạt
động sản xuất thì quá trình sản xuất là sự tổng hợp của hai mặt: mặt kỹ thuật
của sản xuất và mặt kinh tế xã hội của sản xuất. Trong lĩnh vực sản xuất vật
chất của xã hội, do sự phân công lao động xã hội nền kinh tế chia thành nhiều
ngành kinh tế liên quan như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Song xét trên phương diện
tính chất tương tự của công nghệ sản xuất, có thể coi đó là tổng thể của hai
ngành cơ bản: nông nghiệp và công nghiệp còn các ngành khác có thể là các
dạng đặc thù của hai ngành:
Vì thế, cần xem xét các đặc trưng của sản xuất công nghiệp khác với sản
xuất nông nghiệp trên cả hai mặt: mặt kĩ thuật của sản xuất và mặt kinh tế xã
hội của sản xuất.
Đặc trưng về công nghệ sản xuất công nghiệp chủ yếu là quá trình tác
động trực tiếp bằng phương pháp cơ lý hoá của con người, làm thay đổi các
12
đối tượng lao động bằng những sản phẩm thích ứng với nhu cầu của con
người. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp lại bằng phương pháp sinh học là
chủ yếu do đó nghiên cứu đặc trưng về công nghệ sản xuất có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ thích
ứng với mỗi ngành, trong công nghiệp hiện nay, phương pháp sinh học cũng
được ứng dụng rộng rãi đặc biệt là công nghiệp thực phẩm.
Đặc trưng và sự biến đổi của các đối tượng lao động sau mỗi chu kì sản
xuất của quá trình sản xuất công nghiệp sau: Các đối tượng lao động của quá
trình sản xuất công nghiệp sau mỗi chu kì sản xuất được thay đổi hoàn toàn
về chất từ công dụng cụ thể này chuyển sang các sản phẩm có công dụng cụ
thể khác, nghiên cứu đặc trưng này của sản xuất công nghiệp có ý nghĩa thực
tiễn rất cần thiết trong việc khai thác và sử dụng nguyên liệu.
Vậy sản xuất công nghiệp là hoạt động sản xuất duy nhất tạo ra những
sản phẩm thực hiện chức năng là các tư liệu lao động trong các ngành kinh tế.
Đặc trưng này cho thấy vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc
dân là một tất yếu khách quan, xuất phát từ bản chất của quá trình sản xuất
đó. Trong quá trình phát triển , công nghiệp luôn luôn là ngành tạo điều kiện
phát triển về kỹ thuật, lực lượng sản xuất phát triển nhanh ở trình độ cao, nhờ
vậy mà quan hệ sản xuất có tính tiên tiến hơn. Nghiên cứu các đặc trưng về
mặt kinh tế, xã hội của sản xuất công nghiệp có ý nghĩa thiết thực trong tổ
chức sản xuất, trong việc phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp đối với
các ngành kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia.
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về công nghiệp
Quản lý Nhà nước về công nghiệp là một bộ phận quan trọng trong quản
lý Nhà nước về kinh tế, thể hiện sự tác động của hệ thống các cơ quan Quản
lý Nhà nước về kinh tế đến hệ thống công nghiệp bằng các biện pháp, phương
13
pháp và công cụ nhằm làm hệ thống công nghiệp vận hành phù hợp với các
quy luật khách quan và định hướng mục tiêu của hệ thống kinh tế quốc dân.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách về
phát triển Khu, Cụm công nghiệp, khu kinh tế.
- Ban hành hướng dẫn phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách, pháp
luật và tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật có liên quan đến việc thành lập, đầu tư,
xây dựng phát triển và quản lý hoạt động của Khu công nghiệp, khu kinh tế,
tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, xây dựng, phát triển và quản lý
hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế, tổ chức thực hiện hoạt động xúc
tiến đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Cấp điều chỉnh thu hồi văn bản quyết định chủ trương đầu tư, giấy
chứng nhận đăng ký.
- Tổ chức bộ máy đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý
nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Hướng dẫn hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh
tra và xử lý vi phạm của Doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định
pháp luật của Nhà nước.
1.2.3. Chủ thể quản lý nhà nước đối với công nghiệp thành phố Tam Kỳ
- Phòng Kinh tế:
+ Là cơ quan đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ
đạo, thực hiện công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn.
+ Chủ trì và phối hợp với Phòng, Ban liên quan xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển và tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng công nghiệp
+ Phê duyệt Điều lệ quản lý; tổ chức lựa chọn chủ đầu tư xây dựng và
kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Công nghiệp
+ Chủ trì đề xuất và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, quy định
14
liên quan đến xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp.
+ Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo tình hình
hoạt động của các khu cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố.
- Phòng Tài chính:
+ Chủ trì tổ chức thẩm định, phê duyệt chi phí sử dụng dịch vụ công
cộng và tiện ích khu, cụm công nghiệp
+ Chủ trì xác định suất đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp có sử
dụng vốn ngân sách;
+ Xác định tiền thuê đất, tiền sử dụng đất trong các khu, cụm công
nghiệp.
- Phòng Tài nguyên và môi trường
+ Chủ trì hướng dẫn về trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, thuê đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác quản lý nhà nước về môi
trường trong các khu, cụm công nghiệp
- Phòng Quản lý đô thị
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng đối với
các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung và công trình xây dựng sản xuất
kinh doanh trong các khu cụm công nghiệp.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Hướng dẫn về công tác quản lý lao động, công tác an toàn, vệ sinh lao
động tại các khu, cụm công nghiệp. Phối hợp với các Ban, ngành thực hiện
những quy định về quản lý chuyên ngành liên quan đến khu, cụm công nghiệp
- Phòng Nội vụ
+ Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành hướng dẫn việc thành lập và tổ
chức hoạt động của Trung tâm phát triển khu, cụm công nghiệp
- Công an thành phố Tam Kỳ
+ Thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, quản lý về
15
cư trú của người lao động, công tác phòng cháy chữa cháy…
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với Khu, Cụm
công nghiệp
1.3.1. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước về phát triển Khu, Cụm công nghiệp
Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về quản
lý Khu, cụm công nghiệp chính là căn cứ để các địa phương đề ra những
chính sách Quản lý Nhà nước đối với Khu cụm công nghiệp phù hợp với khả
năng, thế mạnh và nhu cầu thực tế của từng địa phương, lãnh thổ. Qua đó
thực hiện chức năng điều tiết, kích thích và định hướng đối với sự phát triển
kinh tế- xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
Nhà nước có các chính sách cơ bản như sau:
- Chính sách đối với các thành phần kinh tế: Chủ trương của nhà nước là
“Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các
thành phần kinh tế kinh doanh theo Pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển
lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. Nước ta đang tồn tại các thành
phần kinh tế, đó là: Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế
tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
1.3.2. Xu hướng hội nhập và tác động của hội nhập và sự phát triển
của nền kinh tế thị trường
Trong xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới, các trạng thái vừa
hợp tác vừa cạnh tranh, đan xen phức tạp, Việt Nam sẽ ngày càng hội nhập
sâu hơn và sẽ chịu tác động mạnh mẽ hơn, nhiều chiều của kinh tế thế giới
với nhiều thuận lợi cũng như nhiều thách thức mới, trong đó có thành phố Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… Mặc dù ảnh hưởng suy thoái kinh tế chưa
16
chấm dứt, nhưng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Á
được cho là phục hồi sớm và tiếp tục sẽ là nơi tiếp nhận sự chuyển dịch đầu
tư lớn. Việt Nam nằm trong khu vực này đã và đang giải quyết tốt hơn quan
hệ với các nước trong khu vực cũng như với Mỹ và các nước khác. Thực hiện
công cuộc đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt
Nam lần thứ VI năm 1986, với những đổi mới căn bản về nhận thức và tư duy
kinh tế mà trọng tâm là chủ trương chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi cơ bản diện mạo các doanh
nghiệp nước ta, các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh tự
do, bình đẳng, không phân biệt các loại hình doanh nghiệp. Cơ chế thị trường
đã thực sự giúp các doanh nghiệp đứng trên “đôi chân” của mình, một trong
những nhân tố quan trọng hàng đầu giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh chính là chất lượng sản phẩm, trong lĩnh vực này thì Khu, Cụm
công nghiệp có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các
dự án đầu tư trong các khu cụm công nghiệp về cơ bản là những dự án đầu tư
có tính chất chiều sâu: trang thiết bị được đổi mới, đồng bộ, chi phí được tinh
giảm tới mức tối đa, phương pháp quản lý tiến bộ, tiếp cận dần với phương
pháp quản lý hiện đại, phong cách của một nền sản xuất công nghiệp được
hình thành. Với các lợi thế đó các sản phẩm sản xuất ra có chất lượng ổn định
và tốt hơn, giúp các DN cạnh tranh có hiệu quả và có chỗ đứng trên thị
trường.
1.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và năng lực cán bộ quản lý
đối với công tác quản lý khu, Cụm công nghiệp
Bộ máy quản lý nhà nước đối với quản lý các Khu, Cụm công nghiệp:
Cơ chế quản lý nhà nước đối với Khu, Cụm công nghiệp là các quy định của
Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các lĩnh vực
quản lý làm chế tài để quản lý khu, cụm công nghiệp. Quản lý nhà nước là
17
một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện bằng cơ quan Nhà
nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) Chính phủ, Bộ (Trung ương) và UBND
các cấp (địa phương) là bộ máy trực tiếp (chủ thể) quản lý. Nhà nước phải
thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ: xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện pháp
luật, kiểm tra, kiểm soát, tiến hành xử lý vi phạm pháp luật trong mọi quá
trình hình thành, vận động và phát triển của Khu, Cụm công nghiệp. Tác động
của Nhà nước là nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện quá trình
hình thành, phát triển; còn đối với các chủ thể tham gia vào quá trình đầu tư,
xây dựng và hoạt động trong các Khu, Cụm công nghiệp là buộc họ thực hiện
tốt chức năng, vai trò của mình. Để tăng cường quản lý nhà nước đối với phát
triển các Khu, Cụm công nghiệp, trong thời kỳ đổi mới Nhà nước ta đã không
ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến bộ máy tổ chức quản lý các
Khu, Cụm công nghiệp.
1.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát đối với quản lý nhà nước đối với
khu, Cụm công nghiệp
Trong quản lý nhà nước về Khu, Cụm công nghiệp, với cơ chế tác động
và biện pháp điều chỉnh chủ yếu là bằng pháp luật, nhà nước phải thường
xuyên tiến hành công tác kiểm tra, giám sát nhằm loại các hành vi không hợp
pháp ra khỏi đời sống kinh tế xã hội. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chấp
hành các văn bản pháp luật là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý
nhà nước về kinh tế nói chung, với phát triển các Khu, Cụm công nghiệp nói
riêng. Đó là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý Khu, Cụm công
nghiệp nhằm tìm ra những ưu điểm, những nhân tố mới, tích cực để phát huy,
đồng thời phát hiện những sai lệch của đối tượng quản lý để uốn nắn kịp thời.
Mặt khác, qua kiểm tra, kiểm soát, giám sát có thể phát hiện những điểm bất
cập, bất hợp lý trong cơ chế để kịp thời sửa đổi cho phù hợp.
18
Tiểu kết chương 1
Quản lý Nhà nước về công nghiệp là một tất yếu nhằm thực hiện thắng
lợi mục tiêu thúc đẩy kinh tế phát triển. Ở mỗi địa phương thì việc quản lý
nhà nước về công nghiệp là hết sức cần thiết. Quản lý nhà nước về công
nghiệp giúp cho các nhà quản lý tìm kiếm những giải pháp tối ưu để hoạch
định các chiến lược phát triển kinh tế; Thông qua chương 1 tác giả đã hệ
thống hóa một số kiến thức lý luận cơ bản liên quan đến quản lý nhà nước về
công nghiệp nói chung và trên địa bàn Thành phố, từ khái niệm, vai trò, các
nội dung cơ bản của hoạt động này. Đây là cơ sở để phần tìm hiểu và đánh giá
thực trạng công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố
Tam Kỳ.
19