Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de hsg su 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.93 KB, 3 trang )

Phòng GD&ĐT Krông Buk.
TrườngTHCS Lý Tự Trọng ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
2010-2011
Thời gian : 120 phút
......................................
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 10 điểm )
Câu 1 : (6 điểm )
Nêu những nét chung về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX trên các
mặt:Mục tiêu đấu tranh,thành phần lãnh đạo,hình thức đấu tranh?
Câu 2 :(4điểm) Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống được trải qua mấy giai
đoạn? đó là những giai đoạn nào?
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 10 điểm )
Câu 1 : Lập bảng so sánh cuộc Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ ( 1775-1783) và
Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) về hình thức, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, kết
quả và tính chất ? (5 điểm )
Câu 2 : Em hãy nêu những nét nổi bật của châu á từ sau năm 1945? (5 điểm)
............................................

Phòng GD&ĐT Krông Buk
TrườngTHCS Lý Tự Trọng ĐÁP ÁN
MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
2010-2011
Thời gian : 120 phút
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (10 điểm)
Câu 1 :(6 điểm) Những nét chung về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ
XX:
-Dưới ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của đế quốc pháp đã làm
cho Việt Nam có nhiều biến đổi về cơ cấu kính tế và phân hoá xã hội,cùng với ảnh
hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu,phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế
kỷ XX có sự chuyển biến theo con đường dân chủ tư sản.(1 điểm)


-Mục tiêu của phong trào:vừa giải phóng dân tộc,vừa mang lai những quyền lợi dân
chủ cho nhân dân.(1.5 điểm)
-Thành phần lãnh đạo:những nhà nho yêu nước nhưng bắt đầu tiếp nhận tư tưởng
mới:Tư tưởng Tư sản.(1.5 điểm)
-Các hình thức đấu tranh:Những hoạt động bí mật như lập hội,xuất dương cầu học
hay công khai như lập trường học,ra sách báo,diễn thuyết biểu tình…(1 điểm)
-Tất cả những yếu tố trên đây đánh dấu một bước chuyển biến mới của phong trào
yêu nước ở nước ta.(1 điểm)
Câu 2( 4 điểm)
* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống được trải qua hai giai đoạn:(1 đ)
-Giai đoạn thứ nhất (1075).Ta chiếm được thành Ung Châu.(1.5đ )
-Giai đoạn thứ hai (1076-1077).Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.(1.5đ)
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 10 điểm)
Câu 1 : Lập bảng so sánh cuộc Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ ( 1775-1783) và
Cách mạng tư sản Pháp (1789) về hình thức, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, kết quả
và tính chất ? ( 5 điểm ) Mỗi ô đúng 0,75 điểm
Chiến tranh giành độc lập ở Bắc
Mĩ ( 1775-1783)
Cách mạng tư sản Pháp
(1789-1794)
Hình thức Chiến tranh giành độc lập Vừa nội chiến, vừa chống ngoại
xâm
Nhiệm vụ Đánh đổ phong kiến Anh, giải phóng
dân tộc
Lật đổ chế độ quân chủ chuyên
chế, đưa tư sản lên cầm quyền
Lãnh đạo Tư sản và chủ nô Tư sản
Động lực Quần chúng nhân dân lao động Quần chúng nhân dân lao động
Kết quả - Lật đổ ách thống trị thực dân Anh
- Thành lập Hợp Chủng Quốc Châu


- Lật đổ chế độ phong kiến
- Thiết lập chế độ cộng hòa
- Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư
bản phát triển
Tính chất Cách mạng tư sản không triệt để Cách mạng tư sản triệt để
Câu 2 :( 5 điểm ) Những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945:
-Sau chiến tranh thế giới thứ hai,một cào trào giải phong dân tộc đã dấy lên,lan nhanh
ra cả châu Á.(1đ)
-Tới những năm 50,phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập,trong đó có
nhiều nước lớn như:Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a.(1đ)
-Gần như suốt nửa sau thế kỷ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi đã diễn ra
nhiều cuộc chiến tranh của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây
Á.(1đ)
-Sau chiến tranh lạnh,ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột biên
giới,lãnh thổ hoặc các phong trào li khai.(1đ)
-Nhiều nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế,tiêu biểu
nhất là Nhật Bản,Hàn Quốc,Xinh-ga-po,Ma-lai-xi-a và Thái Lan.(1đ)
............................................

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×