Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề-Đáp HSG Sử cấp Tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.91 KB, 8 trang )

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc
KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
CẤP HUYỆN DỰ THI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2008-2009
Khóa ngày 10/02/2009
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 03 trang, gồm 6 câu

Câu 1.(5,0 điểm) :Trắc nghiệm khách quan :
1. “Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau
hơn ba thế kỷ tồn tai “ – đây là ý nghĩa lịch sử của sự kiện
A. chính quyền của người da trắng Nam Phi tuyên bố xóa bỏ chế độ A-pac-thai
B. lãnh tụ ANC Nen-xơn Man-đê-la được trả lại tự do sau 27 năm bị cầm tù
C. cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi được tiến hành
D. Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên ở Nam Phi
2. Năm 1993, ASEAN thành Diễn đàn khu vực (ARF) nhằm mục đích
A. hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
B. hợp tác với tất cả các nước ở châu Á.
C. tạo nên môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển của Đông Nam Á.
D. tạo nên môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển hợp tác trong khu
vực Châu Á- Thái Bình Dương.
3. Về chính sách đối ngoại của Mĩ sau CTTG thứ hai,dù đã thực hiện được một số
mưu đồ nhưng cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề , tiêu biểu là
A. những cuộc đấu tranh của người da den và da đỏ chống chế độ phân biệt
chủng tộc ở Mĩ
B. sự thất bại của quân đội Mĩ trên chiến trường Irắc
C. sự thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
D. Vụ khủng bố 11/9 tại Trung tâm thương mại Mĩ
4. Nước trở thành “con rồng châu Á” trong những năm 1968 đến 1973 là
A. Malaisia


B. Xingapo
C. Thái Lan
D. Inđônêxia
5. Theo thỏa thuận tại hội nghị I-an-ta - ở châu Âu : Mĩ, Anh chiếm đóng
A . vùng Đông nước Đức và phía đông châu Âu
B . vùng Tây nước Đức và phía Tây châu Âu
C . vùng Đông nước Đức và phía Tây châu Âu
D .vùng Tây nước Đức và phía đông châu Âu
6. Lực lượng xã hội mới ở VN tham gia phong trào chống Pháp vào đầu thế kỉ XX là :
A. binh lính người Việt trong quân đội Pháp .
B. tiểu tư sản trí thức .
1
Đề chính thức
C. tư sản dân tộc .
D. công nhân.
7. Cuộc khởi nghĩa nông dân thất bại cuối cùng của lịch sử VN trong cuộc kháng chiến
chống Pháp xâm lược là
A. khởi nghĩa của Nguyễn Thịnh (Cai tổng Vàng) ở Bắc Ninh
B. khởi nghĩa của Tạ Văn Phụng ở Thái Nguyên
C. khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế
D. khởi nghĩa của đồng bào Thổ (Nông Hùng Thạc) ở Tuyên Quang
8. Sau khi Pháp hoàn thành thiết lập sự thống trị , xã hội Việt Nam mang tính chất
A. thuộc địa .
B. thuộc địa nửa phong kiến .
C. phong kiến nửa thuộc địa .
D. nửa thuộc địa nửa phong kiến .
9. Cùng thời với phong trào Đông Du , ở Bắc kỳ có 1 cuộc vận động cải cách văn hóa
xã hội theo lối tư sản đó là
A. phong trào Duy Tân
B. Đông Kinh nghĩa thục

C. cuộc vận động Duy Tân
D. phong trào chống thuế
9. Sau khi chiếm được thành Hà Nội (1873), trong vòng chưa đầy một tháng Pháp đã
chiếm thêm các tỉnh ở Bắc Bộ gồm
A. Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Phủ Lý
B. Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định
C. Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Đà Nẵng, Hải Phòng
D. Hải Dương, Phủ Lý, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình
10. Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước vì
A. không tán thành con đường cứu nước của các vị tiền bối
B. người muốn tạo cho mình một đường lối cứu nước riêng
C. muốn tìm hiểu các nước phương Đông để dễ dàng cứu nước
D. làm cho cách mạng Việt Nam đa dạng về đường lối
Câu 2.(3,0 điểm)
- Nêu và phân tích những nguyên nhân phát triển của kinh tế Mỹ và Nhật Bản
sau chiến tranh thế giới thứ hai .
- Điểm chung giống nhau về nguyên nhân phát triển ?Các em có nhận xét gì ?
Câu 3. (3,0 điểm)
- Điền thời gian (ngày,tháng,năm) vào 12 sự kiện sau
- Xếp 12 sự kiện theo thứ tự thời gian :
2
1. Chiến thắng Cầu Giấy , Ri-vi-e bị giết
2. Triều đình Huế kí Hiệp Ước Quý Mùi (Hac-măng).
3. Vua Tự Đức mất
4. Triều đình Huế kí Hiệp Ước Giáp Tuất.
5. Triều đình Huế kí Hiệp Ước Pa-tơ-nốt.
6. Chiến thắng Cầu Giấy , Gác-ni-ê bị giết
7. Pháp đánh chiếm cửa Thuận An.
8. Pháp đánh chiếm thành Hà Nội , Hoàng Diệu tuẫn tiết
9. Thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt nam.

10.Pháp đánh chiếm thành Hà Nội , Nguyễn Tri Phương mất.
11.Pháp tấn công thành Gia Định.
12.Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Vàm cỏ
Đông.
Câu 4. (3,0 điểm)
- Cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa
và tác động như thế nào đối với xã hội hiện đại ?
- Em có kiến thức gì về những thành tựu chinh phục vũ trụ của 3 cường quốc
đứng đầu về lĩnh vực này hiện nay trên thế giới ?
Câu 5. (3,0 điểm)
Qua việc Triều đình Huế ký các Hiệp ước với Pháp ,em hãy nêu rõ các nội
dung thể hiện từ năm 1862 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng
từng bước đến đầu hàng toàn bộ quân xâm lược ?
Câu 6. (3,0 điểm)
Lập bảng so sánh về phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta từ đầu
thế kỷ XX đến năm 1918 theo mẫu sau :
Tên phong trào Nhân vật và
Chủ trương
Biện pháp
đấu tranh
Thành phần
tham gia
------------- HẾT --------------
3
KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
CẤP HUYỆN DỰ THI CẤP TỈNH NH 2008-2009
Khóa ngày 10 tháng 2 năm 2009 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Môn: LỊCH SỬ
( Đáp án có 04 trang )
1. Nội dung hướng dẫn chấm dựa vào những ý chính và sự kiện của Sách giáo khoa

LS lớp 9 và lớp 8 NXB Giáo Dục 2005 (các bài đã được quy định trong phạm vi kỳ
thi chọn HSG lớp 9 vòng Tỉnh ) nhưng cần chú ý đây là kỳ thi chọn học sinh giỏi nên
có những kiến thức mở để đánh giá mức độ kiến thức và trình độ học tập của học
sinh .
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu các sự kiện cơ bản theo sách giáo khoa ,các biểu điểm chi
tiết chỉ mang tính hướng dẫn chung do đó tổ chấm thi họp thống nhất nội dung và
biểu điểm chi tiết.Chú ý cân nhắc kỹ lưỡng , đối chiếu giữa yêu cầu đề thi ,hướng
dẫn chấm và thực tế giảng dạy- học tập ở địa phương để quyết định mức điểm thích
hợp nhằm đạt mục đích chọn được học sinh giỏi bộ môn .


CÂU 1.(5,0 điểm) :
Trắc nghiệm khách quan ( 0,5 điểm / 1 câu )
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D C C B B A C B B A
CÂU 2.(3,0 điểm).
- Nêu và phân tích những nguyên nhân phát triển của kinh tế Mỹ và Nhật Bản sau chiến
tranh thế giới thứ hai .
- Điểm chung giống nhau về nguyên nhân phát triển ? Các em có nhận xét gì ?
Nguyên nhân phát triển Điểm chung giống nhau

( 1,0 đ )
- Thu lợi nhuận nhiều trong chiến tranh , đất nước không bị
chiến tranh tàn phá, nhân công dồi dào,chất xám trên thế
giới đổ về Mỹ.
- Ổn định sản xuất ,trình độ tập trung sản xuất và tập trung
tư bản cao .
- Quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí
- Đi đầu về KHKT và công nghệ ,đạt được những thành tựu
kỳ diệu nhất của cách mạng khoa học kỹ thuật để tăng

trưởng kinh tế
-Tận dụng được những
thành tựu của cách mạng
khoa học kỹ thuật để phát
triển
( 0,25 đ )
NHẬT
BẢN
( 1,0 đ)
- Nhiều cải cách dân chủ được tiến hành sau chiến tranh là
nhân tố quan trọng cho kinh tế bắt đầu phát triển.
- Mĩ tiến hành chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam tạo cơ
hội cho sự tăng trưởng “thần kỳ”.
- Những nhân tố có ý nghĩa quyết định của chính Nhật Bản
gồm : + Truyền thống văn hoá giáo dục lâu đời
+ Hệ thống quản lý hiệu quả của các xí nghiệp
công ty.
4
+ Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề
ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự
điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế tăng trưởng.
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có
ý chí vươn lên, cần cù, tiết kiệm,…
- Tận dụng được những thành tựu của cách mạng khoa học
kỹ thuật hiện đại .
Nhận xét
Có nhiều cách để học sinh diễn đạt nội dung này nhưng ý quan trọng nhất
phải là :
Cách mạng khoa học-kỹ thuật luôn được chú trọng và đây chính là chìa khóa
của sự phát triển kinh tế đất nước cho mọi quốc gia .

0,75 đ
CÂU 3.(3,0 điểm) 0,25 điểm / 1 câu : đúng cả thời gian và thứ tự câu.
sai thời gian hoặc thứ tự câu - không cho điểm .
- Điền thời gian (ngày,tháng,năm) vào 12 sự kiện sau
- Xếp 12 sự kiện theo thứ tự thời gian
Thứ tự câu Sự kiện Thời gian
1 Thực dân Pháp mở đầu xâm lược Việt Nam 01-9-1858
2 Pháp tấn công thành Gia Định 17-02-1859
3 Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu “Hi Vọng” của Pháp
trên sông Vàm Cỏ Đơng.
10-12-1861
4 Pháp đánh chiếm Hà Nội, Nguyễn Tri Phương mất 20-11-1873
5 Chiến thắng Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết 21-12-1873
6 Triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất 15-03-1874
7 Pháp chiếm Hà Nội, Hoàng Diệu tuẫn tiết 25-04-1882
8 Chiến thắng Cầu Giấy, Ri-vi-e bị giết 19-05-1883
9 Vua Tự Đức mất 19-07-1883
10 Pháp đánh chiếm cửa Thuận An 18-08-1883
11 Triều đình Huế kí hiệp ước Quý Mùi ( Hác –măng ) 25-08-1883
12 Triều đình Huế kí hiệp ước Pa-tơ-nốt 06-06-1884
CÂU 4.(3 điểm)
- Cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa và tác
động như thế nào đối với xã hội hiện đại ?
- Em có kiến thức gì về những thành tựu chinh phục vũ trụ của 3 cường quốc đứng đầu về
lĩnh vực này hiện nay trên thế giới ?
Ý nghĩa và
Tác động
- Cuộc cách mạng KH-KT cĩ ý nghĩa vơ cùng to lớn đem lại những tiến bộ
phi thường , những thành tựu kỳ diệu va những đổi thay to lớn trong cuộc
sống con người.

- Cuộc cách mạng KH-KT tạo những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản
xuất và năng suất lao động , nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống
0,5
điểm
0,5
điểm
5

×