Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 171 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA KINH TẾ

BÀI GIẢNG
MÔN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
(Bậc Đại học)

Người biên soạn: Th.S Nguyễn Mạnh Hiếu

Năm 2020


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. ii
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU CỦA MÔN HỌC KINH TẾ MÔI TRƯỜNG ...................................................... 1
1.1. Khái quát lịch sử ra đời và phát triển .................................................. 1
1.2. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế môi trường .................................... 5
1.3. Nhiệm vụ môn học .................................................................................. 5
1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 6
1.5. Nội dung môn học ................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN ............................................. 9
2.1. Nhận thức chung về môi trường ........................................................... 9
2.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 9
2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của môi trường ............................................. 11
2.1.3. Nhận thức chung về hệ sinh thái trong môi trường ......................... 13
2.1.4. Các chức năng cơ bản của môi trường ............................................ 20
2.2. Nhận thức về phát triển ....................................................................... 22
2.2.1. Khái niệm ........................................................................................ 22
2.2.2. Thước đo đánh giá trình độ phát triển ............................................. 24


2.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển ...................................... 25
2.3.1. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển ..................................... 25
2.3.2. Các nguyên lý cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và tác động vào môi trường ........................................................................ 27
2.3.3. Dân cư, dân số và môi trường ......................................................... 30
2.4. Phát triển bền vững .............................................................................. 38
2.4.1. Khái niệm về phát triển bền vững ................................................... 38

i


2.4.2. Sự bền vững của môi trường và của nền kinh tế ............................. 40
CHƯƠNG 3: KINH TẾ HỌC VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN............... 49
3.1. Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên ................................. 49
3.1.1. Khái niệm và tính chất..................................................................... 49
3.1.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên ..................................................... 50
3.2. Tiêu chuẩn phân bố tài nguyên ........................................................... 51
3.2.1. Hiệu quả tĩnh ................................................................................... 51
3.2.2. Hiệu quả động ................................................................................. 53
3.3. Tài nguyên tái tạo ................................................................................. 54
3.3.1. Khái niệm: ....................................................................................... 54
3.3.2. Thành phần: ..................................................................................... 54
3.3.3. Hàm tăng trưởng tự nhiên của các loại tài nguyên sinh vật
(biological resources) ........................................................................................... 54
3.3.4. Hàm sản xuất (Mô hình cân bằng kinh tế-sinh thái ở trạng thái ổn
định) ...................................................................................................................... 56
3.4. Tài nguyên không tái tạo ..................................................................... 59
3.4.1. Khái niệm: ....................................................................................... 59
3.4.2. Thành phần: ..................................................................................... 59
3.4.3. Quan hệ giữa sản lượng khai thác và quy mô nguồn lực sẵn có ..... 59

3.5. Phân bố sử dụng tài nguyên ................................................................ 60
3.5.1. Sự khan hiếm tài nguyên ................................................................. 60
3.5.2. Các khuynh hướng phân bổ tài nguyên ........................................... 61
3.5.3. Phân bổ tối ưu tài nguyên không tái tạo .......................................... 62
CHƯƠNG 4: KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG .............. 64
4.1. Nhận thức chung về chất lượng môi trường ...................................... 64
4.1.1. Khái niệm về chất lượng môi trường .............................................. 64
4.1.2. Các vấn đề cơ bản về chất lượng môi trường .................................. 65
4.1.3. Một số tiêu thức đánh giá chất lượng môi trường ........................... 67
4.2. Các ngoại ứng và phân loại ngoại ứng ............................................... 69
ii


4.2.1. Ngoại ứng và phân loại ngoại ứng .................................................. 69
4.2.2. Quyền sở hữu môi trường và vấn đề ngoại ứng .............................. 73
4.2.3. Hàng hóa công cộng và ngoại ứng tích cực .................................... 77
4.2.4. Thất bại của thị trường đối với các ngoại ứng tới môi trường ........ 80
4.3. Ô nhiễm tối ưu và các giải pháp kiểm soát ô nhiễm .......................... 85
4.3.1. Ô nhiễm tối ưu ................................................................................. 85
4.3.2. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm .................................................... 88
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ
ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ...................................................................................... 105
5.1. Khái quát về đánh giá tác động môi trường .................................... 105
5.1.1. Sự cần thiết phải đánh giá tác động môi trường ............................ 105
5.1.2. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường ................................. 106
5.1.3. Mục đích của đánh giá tác động môi trường ................................. 107
5.1.4. Các nguyên tắc đánh giá tác động môi trường .............................. 109
5.1.5. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường .......................... 111
5.2. Phân tích lợi ích – chi phí .................................................................. 111
5.2.1. Các yêu cầu cơ bản trong phân tích lợi ích chi phí mở rộng ......... 111

5.2.2. Trình tự các bước tiến hành phân tích chi phí lợi ích.................... 113
5.2.3. Chiết khấu và biến thời gian .......................................................... 116
5.2.4. Các chỉ tiêu sử dụng khi đánh giá một dự án ................................ 120
5.2.5. Các phương pháp lượng hóa giá trị môi trường ............................ 126
5.3. Quá trình đánh giá tác động môi trường ......................................... 129
5.3.1. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ........... 129
5.3.2. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ................................... 131
5.3.3. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường .......................... 135
5.3.4. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ......................... 136
5.3.5. Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra thực hiện các nội dung trong báo
cáo đánh giá tác động môi trường ...................................................................... 137
CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ......................... 140

iii


6.1. Nhận thức chung quản lý nhà nước về môi trường ........................ 140
6.1.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về môi trường ......................... 140
6.1.2. Các nguyên tắc quản lý môi trường .............................................. 141
6.1.3. Cơ sở đảm bảo cho việc tiến hành quản lý môi trường ................. 142
6.2. Các công cụ quản lý môi trường ....................................................... 143
6.2.1. Công cụ pháp lý ............................................................................. 143
6.2.2. Các công công cụ kinh tế .............................................................. 144
6.2.3. Các công cụ khoa – giáo trong quản lý môi trường ...................... 153
6.3. Quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam ................................. 154
6.3.1. Quan điểm của Đảng về quản lý và bảo vệ môi trường ................ 154
6.3.2. Mục tiêu và định hướng quản lý môi trường của Nhà nước đến năm
2020 tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................................. 156
6.3.3. Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam hiện nay ... 159
6.3.4. Việt Nam hợp tác với quốc tế trong quản lý môi trường .............. 161

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 164

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ASEAN

Association of South East Asian
Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
Bảo vệ môi trường
Phân tích chi phí lợi ích
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Đường bàng quan cộng động
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Thặng dư tiêu dùng
Đánh giá môi trường chiến lược
Đánh giá tác động môi trường
Giá trị sử dụng trực tiếp
Tổng sản phẩm quốc nội

Qũy môi trường toàn cầu
Tổng sản phẩm quốc dân
Chỉ số phát triển con người
Giá trị sử dụng gián tiếp
Kinh tế xã hội
Chi phí giảm thải biên
Thu nhập biên
Chi phí biên
Chi phí thăm dò biên
Chi phí ngoại ứng biên
Thu nhập ròng biên cá nhân
Lợi ích cá nhân biên
Chi phí cá nhân biên
Lợi ích xã hội biên
Chi phí xã hội biên
Thu nhập ròng
Ngân sách nhà nước
Giá trị phi sử dụng
Nhà xuất bản
Đường giới hạn khả năng sản suất

BVMT
CBA
CHXNCN
CIC
CNH-HĐH
CS
ĐMC
ĐTM
DUV

GDP
GEF
GNP
HDI
IUV
KT-XH
MAC
MB
MC
MCE
MEC
MNPB
MPB
MPC
MSB
MSC
NB
NSNN
NUV
NXB
PPF

Cost – Benefit Analysis
Community Indifference Curve
Consumer’s Surplus

Direct Use Value
Gross Domestic Product
Global Environmental Fund
Gross National Product

Human Development Index
Indirect Use Value
Marginal Abatement Cost
Marginal Benefit
Marginal Cost of Exploration
Marginal External Cost
Marginal Net Private Benefit
Marginal Private Benefit
Marginal Private Cost
Marginal Social Benefit
Marginal Social Cost
Net Benefit
Non-Use Value
Production Possibility Frontier

ii


PS
TB
TC
TEV
TN&MT
TNMT
TNTN
UNEP
UNESCO
UV
WTA
WTP


Producer’s Surplus
Total Benefit
Total Cost
Total Economic Value

United Nations Environment
Programme
United Nations Educational
Scientific and Cultural
Organisation
Use Value
Willing To Accept
Willing To Pay

Thặng dư sản xuất
Tổng thu nhập
Tổng chi phí
Tổng giá trị kinh tế
Tài nguyên và môi trường
Tài nguyên môi trường
Tài nguyên thiên nhiên
Chương trình môi trường liên hiệp
quốc
Tổ chức giáo dục, khoa học, văn
hóa liên hiệp quốc
Giá trị sử dụng
Mức sẵn lòng chấp nhận
Mức sẵn lòng trả


iii


CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU CỦA MÔN HỌC KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái quát lịch sử ra đời và phát triển
Kinh tế môi trường mới chỉ xuất hiện và phát triển trong những thập kỷ cuối của
thế kỷ XX do nhu cầu bức bách của thực tiễn. Để hiểu rõ hơn về ngành khoa học non
trẻ này, trước hết cần phải nắm bắt được cơ sở nền tảng của kinh tế học.
Kinh tế học là ngành khoa học ra đời từ lâu và đạt được những thành tựu nghiên
cứu, ứng dụng to lớn. Kinh tế học nghiên cứu về việc con người và xã hội lựa chọn như
thế nào để sử dụng những nguồn tài nguyên khan hiếm nhằm sản xuất ra các loại hàng
hoá (dịch vụ) và phân phối cho tiêu dùng hiện tại hoặc tương lai của các cá nhân và các
nhóm người trong xã hội. Kinh tế học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ, kể từ khi Adam
Smith cho xuất bản cuốn sách "Của cải của các dân tộc" vào năm 1776. Kinh tế học có
thể được phân chia theo các lĩnh vực của đời sống kinh tế, theo hướng nghiên cứu hoặc
theo phương pháp luận đang được sử dụng v.v…, nhưng cách chia kinh tế học thành kinh
tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là cách phân loại phổ biến nhất, vì nó bao quát được
một số lượng các môn kinh tế chuyên sâu theo từng lĩnh vực cụ thể. Đến nay, tuy vẫn
tồn tại nhiều học thuyết kinh tế khác nhau, song những kết quả nghiên cứu theo các học
thuyết này đang được tiếp tục áp dụng nhằm không ngừng phát triển nền kinh tế của
các quốc gia và toàn thế giới. Như vậy, với sự phát triển kinh tế dựa trên cơ sở các học
thuyết này, cuộc sống của con người dang được cải thiện.
Trong quá trình nghiên cứu, những nhà kinh tế đã sớm chỉ ra rằng, song song với
phát triển kinh tế phải chú trọng tới bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, mãi tới vài chục năm
trở lại đây, một loạt vấn đề môi trường với quy mô khác nhau mới được phát hiện và
nghiên cứu một cách khoa học. Trước đây, các thành phần môi trường cũng đã được
nghiên cứu ở các ngành khoa học riêng như: Sinh vật học (nghiên cứu sinh quyển), Khí
tượng học (nghiên cứu khí quyển), Địa lý, địa chất (nghiên cứu thạch quyển) hay Thủy
văn học (nghiên cứu thủy quyển). Hiện nay, theo nghiên cứu của các nhà khoa học,

nhiều vấn đề môi trường không nằm trọn trong lĩnh vực nghiên cứu của một ngành khoa
học cụ thể nào mà có quan hệ rất nhiều ngành khác kể cả khoa học tự nhiên và xã hội.
1


Suy thoái chất lượng môi trường sống (ô nhiễm môi trường, thủng tầng ô-zôn, gia tăng
khí nhà kính trong khí quyển, …) và suy giảm, suy thoái tài nguyên với cường độ cao
đang là những vấn đề mang tính toàn cầu. Vì vậy, đã hình thành một ngành khoa học
mới nghiên cứu những vấn đề này là ngành Khoa học môi trường. Như vậy, Khoa học
môi trường là ngành mới, đang trong giai đoạn phát triển nhằm phục vụ phát triển mà
vẫn bảo vệ được môi trường trái đất.
Kinh tế môi trường được xem là phụ ngành nằm giữa kinh tế học và khoa học
môi trường. Nghĩa là, sử dụng các nguyên lý, công cụ kinh tế để nghiên cứu các vấn đề
môi trường và ngược lại, trong nghiên cứu, tính toán kinh tế phải tính đến các vấn đề
môi trường. Như vậy, các vấn đề đặt ra trong kinh tế môi trường nằm giữa kinh tế và
các hệ tự nhiên nên chúng rất phức tạp và do đó cũng có thể coi kinh tế môi trường như
một phụ ngành trung gian giữa các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Vì vậy, mặc dù kinh tế môi trường mới được ra đời chưa lâu nhưng nó đã được
phôi thai và thể hiện trong quá trình phát triển của kinh tế học.
Lịch sử phát triển kinh tế môi trường gồm một số học thuyết, mô hình kinh tế
sau đây:
- Mô hình kinh tế cổ điển:
Mô hình kinh tế cổ điển là một mô hình ra đời từ rất lâu và để lại một gia sản tư
tưởng lớn mà cho đến nay nhiều vấn đề đặt ra vẫn còn đang được nghiên cứu, tranh
luận. Trong mô hình này, sức mạnh thị trường được sử dụng để khuyến khích tăng
trưởng và đổi mới kinh tế. Song, những người theo mô hình này lại thể hiện sự bi quan
về triển vọng phát triển kinh tế trong tương lai. Theo họ, sự phát triển kinh tế như một
pha tạm thời giữa các vị trí cân bằng mà vị trí cuối cùng biểu thị sự hoang tàn, không
thể thay đổi được. Adam Smith (1723 – 1790), một trong những nhà khoa học tiêu biểu
cho trường phái kinh tế này đã đưa ra học thuyết về bàn tay vô hình. Ngoài ra, David

Ricardo (1772 – 1823) cũng là một nhà kinh tế học có đóng góp to lớn cho kinh tế học
cổ điển. Trong một mô hình kinh tế của mình, Ricardo cho rằng tăng trưởng kinh tế
giảm dần trong tương lai xa là do sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên. Về sau, các nhà
kinh tế cổ điển như Jhon Stuart Mill (1806 – 1873) đã dần dần nhận thức được tác động
của đổi mới công nghệ, của việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đến phát triển kinh tế.
2


- Mô hình kinh tế Mác-xít:
Chúng ta biết Karl Marx (1819 – 1883) như là người sáng lập chủ nghĩa xã hội
khoa học, lãnh tụ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Ông
còn là nhà khoa học kiệt xuất. Học thuyết kinh tế chính trị Mác-xít, người sáng lập là
Karl Marx, đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu kinh tế thế kỷ XIX. Theo phân
tích của Karl Marx, hệ thống kinh tế tư bản hiện đại còn thiếu sự thử thách về tái sản
xuất và như vậy sẽ không bền vững. Một trong những nguyên nhân của tính không bền
vững này là sự suy giảm môi trường.
- Mô hình kinh tế tân cổ điển
Mô hình kinh tế tân cổ điển ra đời vào khoảng năm 1870. Trong mô hình này, lý
thuyết về giá trị lao động được phát triển thêm và giá trị hàng hóa không chỉ được coi
là thước đo của lao động mà còn là thước đo mức khan hiếm hàng hóa. Mô hình này
xem xét đồng thời cả hai khía cạnh của thị trường. Các nhà phân tích so sánh lượng
hàng hóa có thể cung cấp (lượng cung) và lượng hàng hóa cần có để thỏa mãn nhu cầu
xã hội (lượng cầu). Sự tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá thị trường cân
bằng của hàng hóa. Những nhà kinh tế tân cổ điển cũng đã đưa ra được những phương
pháp mới để nghiên cứu kinh tế môi trường, đáng chú ý là phương pháp phân tích biên.
Ngoài ra, nhiều điều tranh cãi trong các mô hình kinh tế đã được giải quyết khá hoàn
chỉnh trong giai đoạn 1870 – 1950.
- Kinh tế sau chiến tranh và vấn đề môi trường
Một trong những khác biệt giữa kinh tế tân cổ điển và kinh tế sau chiến tranh là
vấn đề thất nghiệp. Nếu như các nhà kinh tế tân cổ điển giả thiết là có thể hoạt động ở

mọi mức và cho mọi lao động thì thất nghiệp lại là vấn đề của kinh tế sau chiến tranh.
Vì vậy, trong những năm 1950, tăng trưởng kinh tế lại được bàn đến trong các hội nghị
kinh tế và chính trị. Tăng trưởng kinh tế do đổi mới kỹ thuật xuất hiện như tín hiệu về
sự phát triển, tiến bộ không có giới hạn trong tương lai.
Trong những năm 60 của thế kỷ XX, ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng
và phổ biến ở nhiều nơi. Nhận thức về môi trường được nâng cao trong một số ngành
của xã hội công nghiệp, làm nảy sinh những ý tưởng môi trường mới, trong đó, có ý

3


tưởng muốn dừng tăng trưởng kinh tế vì nó gây ô nhiễm. Sự kiện này buộc các nhà kinh
tế phải xem xét lại ý tưởng kinh tế trung tâm và phải xem xét cả đến sự khan hiếm tài
nguyên liên quan tới khả năng sử dụng.
Từ năm 1970, nhiều quan điểm bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn thế giới có
xu thế quy tụ lại. Kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu phong phú đã dần dần cho ra đời
phụ ngành kinh tế môi trường với nhiều quan điểm khác nhau. Số ít theo trường phái
xét lại, muốn thay đổi cốt lõi chương trình nghiên cứu kinh tế truyền thống để đẩy nhanh
phát triển kinh tế, hướng tới mô hình tương ứng với xã hội không tăng trưởng. Một số
nhà khoa học khác lại chỉ đơn thuần thấy kinh tế môi trường tạo cơ hội để điều tiết tốt
hơn hệ thống môi trường, nghĩa là phát triển kinh tế và xã hội trong phạm vi các mô
hình kinh tế đã được biến đổi. Quan điểm của các nhà kinh tế chính thống vẫn lạc quan
về viễn cảnh phát triển trong tương lai, vì theo họ, sự khan hiếm tài nguyên sẽ được bù
đắp bởi công nghệ tiên tiến và quá trình điều tiết của cơ chế thị trường.
- Mô hình kinh tế thể chế
Mô hình kinh tế này có từ đầu thế kỷ XX. Các nhà kinh tế học thể chế chấp nhạn
học thuyết tiến triển, coi kinh tế như quá trình động lực học. Họ giải thích sự thay đổi
kinh tế - xã hội dựa vào thuyết văn hóa quyết định. Văn hóa ở đây được coi là phức hệ
của các ý tưởng, quan niệm và đức tin mà các cá thể hấp thụ được thông qua sự sắp đặt
thể chế. Thay đổi khoa học kỹ thuật được coi là nhân tố động lực làm thay đổi cấu trúc

và chức năng của hệ sinh thái.
Sở thích cá nhân, bao gồm sở thích riêng, sở thích chung và thay đổi theo thời
gian. Như vậy, việc sử dụng sở thích để ước tính thiệt hại môi trường và chi phí môi
trường sẽ phức tạp hơn. Các vấn đề môi trường là kết quả tất yếu của phát triển kinh tế
công nghiệp tiên tiến. Các nhà kinh tế học thể chế chấp nhận khái niệm về chi phí xã
hội đối với ô nhiễm và nhấn mạnh cơ sở sinh thái của hệ kinh tế.
- Mô hình quản lý mô trường mang tính thị trường
Theo lý thuyết Coase, quyền sở hữu tài nguyên có thể dùng như chính sách kiểm
soát ô nhiễm. Coase (1960) cho rằng, với một số giả thiết đã cho, giải pháp hiệu quả
nhất để giải quyết thiệt hại môi trường là sự thỏa thuận giữa người gây ô nhiễm và người
chịu ô nhiễm, người này có thể bù cho người kia theo quyền sở hữu, nghĩa là nếu người
4


gây ô nhiễm có quyền thì người chịu ô nhiễm có thể đền bù để họ không gây ô nhiễm.
Còn nếu người chịu ô nhiễm có quyền thì người gây ô nhiễm phải đền bù cho sự thiệt
hại do ô nhiễm gây nên đối với người chịu ô nhiễm.
Ô nhiễm là không tránh khỏi trong quá trình sản xuất. Vấn đề là phải xác định
được mức ô nhiễm có thể chấp nhận, tìm được biện pháp giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm
gây ra và tìm công nghệ sạch dùng trong tương lai. Giải quyết vấn đề này thông qua các
công cụ kinh tế đang là vấn đề đặt ra cần giải quyết.
1.2. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế môi trường
Kinh tế môi trường nghiên cứu mối quan hệ tương tác phụ thuộc và quy định lẫn
nhau giữa kinh tế và môi trường (hệ thống hỗ trợ cuộc sống của trái đất) nhằm đảm bảo
một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường
và lấy con người làm trung tâm.
Kinh tế môi trường nghiên cứu các lý thuyết kinh tế nhằm tối đa hoá phúc lợi xã
hội trong hiên tại và tương lai gắn với việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên có
thể tái tạo và không thể tái tạo.
Kinh tế môi trường nghiên cứu lý thuyết tối ưu hoá quá trình ô nhiễm môi trường,

các công cụ quản lý môi trường đồng thời thiết lập các phương pháp đánh giá môi
trường. Từ đó làm phong phú hơn chất lượng của môi trường.
1.3. Nhiệm vụ môn học
- Trang bị những cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu mối quan
hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường .
- Trang bị những cơ sở lý luận để nhìn nhận, phân tích đánh giá môi trường trong
bối cảnh của cơ chế thị trường.
- Đánh giá những tác động (tích cực và tiêu cực) của các hoạt động phát triển
(kinh tế và xã hội) đến môi trường. Tiếp cận phân tích kinh tế của những tác động tới
môi trường.
- Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa tài nguyên, dân số, kinh tế và môi
trường.

5


- Góp phần thẩm định các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển thông qua
phân tích chi phí - lợi ích và phân tích chi phí - hiệu quả.
- Góp phần hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển, những phương
thức quản lý môi trường hợp lý.
- Nâng cao nhận thức về môi trường, về mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc và quy
định lẫn nhau giữa môi trường và phát triển để mọi cá nhân, mọi cộng đồng có hành vi
đúng đắn vì mục đích phát triển bền vững. Đặc biệt là đối với các chuyên gia kinh tế và
quản trị kinh doanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Là một môn khoa học liên ngành và mang tính tổng hợp cao, Kinh tế môi trường
sử dụng nhiều quan điểm, nhiều phương pháp tiếp cận và nghiên cứu khác nhau, truyền
thống cũng như hiện đại. Trong đó phải kể đến trước hết là:
1.4.1. Quan điểm và phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cho phép chúng ta nhìn nhận và giải quyết

vấn đề có cơ sở khoa học, đảm bảo tính lo gic, chẳng hạn ô nhiễm và suy thoái môi
trường hay sự giảm sút đa dạng sinh học có nguồn gốc từ đâu, hậu quả của những hiện
tượng này sẽ gây ra những tác hại về kinh tế như thế nào? Sử dụng các quan điểm và
phương pháp này sẽ loại trừ được những đánh giá có tính chủ quan, duy ý chí.
1.4.2. Quan điểm phân tích tĩnh, phân tích tĩnh so sánh và phân tích động.
Phân tích tĩnh thực chất là phân tích cân bằng hiệu quả. Phân tích tĩnh so sánh
thường được sử dụng khi có sự thay đổi của ngoại cảnh như biến động về giá do tác
động ngoại ứng. Phương pháp sử dụng thường là phân tích biên, sử dụng phép toán vi
phân để xem xét. Phân tích động là phương pháp phân tích và xem xét biến thiên theo
thời gian.
1.4.3. Tiếp cận hệ thống, phân tích hệ thống và cân bằng vật chất.
Môi trường thực chất là một hệ thống của các thành phần tự nhiên và vật chất
nhân tạo có mối quan hệ ràng buộc với nhau trong một trạng thái cân bằng động, chính
vì vậy sử dụng phương pháp phân tích hệ thống và cân bằng vật chất cho phép tìm ra

6


được những thành phần môi trường bị tác động, từ đó xác định nguyên nhân gây ra biến
đổi môi trường, sự mất cân bằng của hệ thống vật chất, tác động tới hoạt động kinh tế
và cuộc sống con người.
1.4.4. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường (EIA), lượng hóa tác động
tới môi trường.
Sử dụng các phương pháp đánh giá tác động tới môi trường là cơ sở để chúng ta
lượng hoá những tác động đó ra gia trị tiền tệ. Những phương pháp này chủ yếu được
sử dụng đánh giá những thiệt hại gây ra cho môi trường.
1.4.5. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích.
Với phương pháp này chủ yếu sử dụng quan điểm phân tích kinh tế để nghiên
cứu. Chi phí và lợi ích trong nghiên cứu kinh tế môi trường không chỉ tính tới chi phí
và lợi ích cá nhân mà còn bao gồm cả những chi phí và lợi ích đối với tài nguyên và

môi trường.
1.4.6. Phương pháp mô hình.
Kinh tế học môi trường hiện đại thường sử dụng các mô hình để lượng hoá giá
trị bằng tiền các tác động tới môi trường hoặc dự báo xu hướng của những biến đổi về
kinh tế do tác động tới môi trường. Những mô hình thường sử dụng có nguồn gốc từ cơ
sở toán học và mô hình kinh tế truyền thống được mở rộng và tính tới các yếu tố môi
trường.
1.5. Nội dung môn học
Nội dung môn học gồm 6 chương:
Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của môn học Kinh tế
môi trường
Chương 2: Môi trường và phát triển
Chương 3: Kinh tế học về tài nguyên thiên nhiên
Chương 4: Kinh tế học về chất lượng môi trường
Chương 5: Đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư phát triển

7


Chương 6: Quản lý nhà nước về môi trường

8


CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
2.1. Nhận thức chung về môi trường
2.1.1. Khái niệm
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm về môi trường 1972. Tuy nhiên nghiên cứu về
những khái niệm liên quan đến định nghĩa đưa ra trong luật bảo vệ môi trường của Việt

Nam, có một số khái niệm đáng chú ý được đề cập trong môn học này.
Một định nghĩa nổi tiếng của S.V.Kalesnik (1959, 1970): "Môi trường (được định
nghĩa với môi trường địa lí) chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở
một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là
môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của
con người" (xem S.V.Kalesnik: Các quy luật địa lí chung của trái đất. M.1970, tr. 209212).
Một định nghĩa khác của viện sĩ I. P. Gheraximov (1972) đã đưa ra định nghĩa
môi trường như sau: "Môi trường (bao quanh) là khung cảnh của lao động, của cuộc
sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người", trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cần
thiết cho sự sinh tồn của nhân loại.
Gần đây trong Báo cáo toàn cầu năm 2000, đã nêu ra định nghĩa môi trường sau
đây: "Theo tự nghĩa, môi trường là những vật thể vật lí và sinh học bao quanh loài
người… Mối quan hệ giữa loài người và môi trường của nó chặt chẽ đến mức mà sự
phân biệt giữa các cá thể con người với môi trường bị xoá nhoà đi".
Trong quyển "Địa lí hiện tại, tương lai. Hiểu biết về quả đất, hành tinh của chúng
ta, Magnard. P, 1980", đã nêu ra khá đầy đủ khái niệm môi trường: "Môi trường là tổng
hợp - ở một thời điểm nhất định - các trạng huống vật lí, hoá học, sinh học và các yếu tố
xã hội có khả năng gây ra một tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn,
đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động của con người"
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là "Toàn bộ
các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con
9


người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc
nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người".
Trong quyển: "Môi trường và tài nguyên Việt Nam" - NXB Khoa học và kỹ thuật,
H., 1984, đã đưa ra định nghĩa: "Môi trường là một nơi chốn trong số các nơi chốn,
nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kì
hay một xã hội". Cũng có những tác giả đưa ra định nghĩa ngắn gọn hơn, chẳng hạn

như R. G. Sharme (1988) đưa ra một định nghĩa: "Môi trường là tất cả những gì bao
quanh con người".
Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong "Luật bảo
vệ môi trường" đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kì họp thứ tư
thông qua ngày 27 - 12 -1993 định nghĩa khái niệm môi trường như sau: "Môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và thiên nhiên" (Điều 1. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam)
Khái niệm chung về môi trường trên đây được cụ thể hoá đối với từng đối tượng
và mục đích nghiên cứu khác nhau.
- Môi trường sống
Đối với các cơ thể sống thì môi trường sống là tổng hợp những điều kiện bên
ngoài như vật lí, hoá học, sinh học có liên quan đến sự sống. Nó có ảnh hưởng tới đời
sống, sự tồn tại và phát triển của các cơ thể sống. Những điều kiện đó chỉ có trên trái
đất, trình độ khoa học hiện nay chưa xác định được các hành tinh khác trong vũ trụ có
môi trường phù hợp cho sự sống.
- Môi trường sống của con người
Môi trường sống của con người trước hết phải là môi trường sống. Tuy nhiên đối
với con người thì môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lí, hoá
học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của
từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh. Như vậy nếu so sánh
giữa môi trường sống và môi trường sống của con người thì môi trường sống của con

10


người đòi hỏi nhuững điều kiện ràng buộc nghiêm ngặt hơn. Như vậy trên hành tinh trái
đất không gian môi trường sống của con người cũng bị thu hẹp hơn.
Liên quan đến khái niệm môi trường, còn có khái niệm hệ sinh thái. Đó là hệ
thống các quần thể sinh vật cùng sống và cùng phát triển trong một môi trường nhất

định, có quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.
Khi nghiên cứu môi trường, chúng ta thường sử dụng khái niệm đa dạng sinh
học; đó là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự
nhiên. Khi xem xét đa dạng sinh học được xét ở 3 cấp độ: cấp loài, cấp quần thể và quần

 Đối với đa dạng sinh học cấp loài, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái

đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
 Ở cấp quần thể, đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài,

khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lí cũng như khác biệt giữa
các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các
loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại
và cả sự khác biệt của các môi trường tương tác giữa chúng với nhau.
2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của môi trường
2.1.2.1. Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp
Hệ thống môi trường (gọi tắt là hệ môi trường) bao gồm nhiều phần tử (thành
phần) hợp thành. Các phần tử đó có bản chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã
hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau.
Cơ cấu của hệ môi trường được thể hiện chủ yếu ở cơ cấu chức năng và cơ cấu
bậc thang. Theo chức năng, người ta có thể phân hệ môi trường ra vô số phân hệ. Tương
tự như vậy, theo thứ bậc (quy mô), người ta cũng có thể phân ra các phân hệ từ lớn đến
nhỏ.
Dù theo chức năng hay theo thứ bậc, các phần tử cơ cấu của hệ môi trường
thường xuyên tác động lẫn nhau, quy định và phụ thuộc lẫn nhau (thông qua trao đổi

11



vật chất - năng lượng - thông tin) làm cho hệ thống tồn tại, hoạt động và phát triển. Vì
vậy, mỗi một sự thay đổi, dù là rất nhỏ, của mỗi phần tử cơ cấu của hệ môi trường đều
gây ra một phản ứng dây chuyền trong toàn hệ, làm suy giảm hoặc gia tăng số lượng và
chất lượng của nó.
2.1.2.2. Tính động
Hệ môi trường không phải là một hệ tĩnh, mà luôn luôn thay đổi trong cấu trúc,
trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong từng phần tử cơ cấu. Bất kì
một sự thay đổi nào của hệ đều làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng trước đó và hệ
laị có xu hướng lập lại thế cân bằng mới. Đó là bản chất của quá trình vận động và phát
triển của hệ môi trường. Vì thế, cân bằng động là một đặc tính cơ bản của môi trường
với tư cách là một hệ thống. Đặc tính đó cần được tính đến trong hoạt động tư duy và
trong tổ chức thực tiễn của con người.
2.1.2.3. Tính mở
Môi trường, dù với quy mô lớn nhỏ như thế nào, cũng đều là một hệ thống mở.
Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục "chảy" trong không gian và thời
gian (từ hệ lớn đến hệ nhỏ, từ hệ nhỏ đến hệ nhỏ hơn và ngược lại: từ trạng thái này
sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ nối tiếp, v.v…). Vì thế, hệ môi trường
rất nhạy cảm với những thay đổi từ bên ngoài, điều này lý giải vì sao các vấn đề môi
trường mang tính vùng, tính toàn cầu, tính lâu dài (viễn cảnh) và nó chỉ được giải quyết
bằng nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực
trên thế giới với một tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế
hệ mai sau.
2.1.2.4. Khả năng tự tổ chức và điều chỉnh
Trong hệ môi trường, có các phần tử cơ cấu là vật chất sống (con người, giới
sinh vật) hoặc là các sản phẩm của chúng. Các phần tử này có khả năng tự tổ chức lại
hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi bên ngoài theo
quy luật tiến hoá, nhằm hướng tới trạng thái ổn định.
Đặc tính cơ bản này của hệ môi trường quy định tính chất, mức độ, phạm vi can
thiệp của con người, đồng thời tạo mở hướng giải quyết căn bản, lâu dài cho các vấn đề
12



môi trường cấp bách hiện nay (tạo khả năng tự phục hồi của các tài nguyên sinh vật đã
suy kiệt, xây dựng các hồ chứa và các vành đai cây xanh, nuôi trồng thuỷ và hải sản,
v.v…)
2.1.3. Nhận thức chung về hệ sinh thái trong môi trường
2.1.3.1. Khái niệm hệ sinh thái
Trước khi để cấp đến khái niệm Hệ sinh thái, cần làm rõ các khái niệm Quần thể,
Quần xã và Quần xã sinh vật.
Quần thể (population) là một nhóm cá thể của một loài, sống trong một khoảng
không gian xác định, có nhiều đặc điểm đặc trưng cho cả nhóm, chứ không phải cho
từng cá thể của nhóm (E.P. Odium, 1971). Hoặc quần thể là một nhóm cá thể của cùng
một loài sống trong cùng một khu vực (Alexi Sharov, 1996).
Quần xã (community) bao gồm cả quần xã của nhiều loài khác nhau, loài có vai
trò quyết định sự tiến hóa của quần xã là loài ưu thế sinh thái.
Quần xã sinh vật (biome) là tập hợp các sinh vật thuộc các loài khác nhau cùng
sinh sống trên một khu vực nhất định. Khu vực sinh sống của quần xã được gọi là sinh
cảnh. Như vậy, sinh cảnh là môi trường vô sinh. Trên thực tế để dễ nhận biết và phân
biệt, người ta dùng vật chỉ thị là thảm thực vật, vì yếu tố thực vật thường chiếm ưu thế
trong một sinh cảnh và có ảnh hưởng rõ rệt lên sinh cảnh.
Tập hợp các sinh vật, cùng với các mối quan hệ khác nhau giữa các sinh vật đó
và các mối tác động tương hỗ giữa chúng với môi trường, với các yếu tố vô sinh, tạo
thành một hệ thống sinh thái, gọi tắt là hệ sinh thái (ecosystem). Hệ sinh thái là hệ chức
năng gồm có quần xã, các cơ thể sống và môi trường của nó dưới tác động của năng
lượng mặt trời.
Năm 1935, nhà sinh thái học người Anh, A. Tansley đề xuất khái niệm hệ sinh
thái: “sinh vật và thế giới vô sinh (không sống) ở xung quanh có quan hệ khắng khít với
nhau và thường xuyên có tác động qua lại”.
Hệ sinh thái là một hệ thống tác động qua lại giữa thực vật, động vật và con
người với môi trường vật lý bao chung quanh chúng thể hiện qua dòng năng lượng từ

đó tạo nên chu trình vật chất.
13


Thuật ngữ hệ sinh thái có thể áp dụng cho những quy mô khác nhau như hệ sinh
thái nhỏ (gốc một cây gỗ), hệ sinh thái tương đối nhỏ (một cái ao), hệ sinh thái vừa (một
khu rừng), hệ sinh thái lớn (đại dương), hệ sinh thái khổng lồ (trái đất). Hệ sinh thái
không nhất thiết phải là một khu vực rộng lớn, nhưng phải có quần xã sinh sống.
Để khảo sát một hệ sinh thái cần xem hai mặt: Cấu trúc của hệ sinh thái (các vấn
đề về số loài, số lượng các nhóm sinh vật và các đặc tính của môi trường); Chức năng
của hệ sinh thái (các vấn đề liên quan đến tốc độ của quá trình chuyển hóa năng lượng
và trao đổi chất).
2.1.3.2. Thành phần của hệ sinh thái
Hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các thành phần chủ yếu sau:
Các yếu tố vật lý (để tạo nguồn năng lượng): ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất,
dòng chảy…
Các yếu tố vô cơ: gồm những nguyên tố và hợp chất hóa học cần thiết cho tổng
hợp chất sống. Các chất vô cơ có thể ở dạng khí (O2, CO2, N2), thể lỏng (nước), dạng
chất khoáng (Ca, PO43-, Fe …) tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất.
Các chất hữu cơ (các chất mùn, acid amin, protein, lipid, glucid): đây là các chất
có đóng vai trò làm cầu nối giữa thành phần vô sinh và hữu sinh, chúng là sản phẩm
của quá trình trao đổi vật chất giữa 2 thành phần vô sinh và hữu sinh của môi trường.
2.1.3.3. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
Trong thiên nhiên, các nhóm thực vật, động vật cũng như nấm, vi khuẩn (với vô
vàn cá thể) sống chung với nhau, liên kết với nhau bởi những mối quan hệ chủ yếu là
về dinh dưỡng và phân bố. Tức là mối quan hệ mà trong đó luôn diễn ra cuộc đấu tranh
về không gian sống và thức ăn.
Mối quan hệ về thức ăn thể hiện bằng một chuỗi dinh dưỡng được bắt đầu bằng
sinh vật tự dưỡng và sau đó là một số sinh vật này làm thức ăn cho một số sinh vật khác,
rồi chính nhóm này lại làm thức ăn cho nhóm khác nữa. Điều đó tạo thành chuỗi liên

tục từ mức thấp đến mức cao, bắt đầu bằng mức độ tổng hợp sản phẩm tiếp đến một số
mức độ tiêu thụ, chuỗi này còn được gọi là chuỗi thức ăn. Nhiều chuỗi thức ăn tạo thành
lưới thức ăn.
14


Chuỗi thức ăn là chuỗi mà các sinh vật sau ăn các sinh vật trước. Nếu chúng ta
xếp các sinh vật trong chuỗi thức ăn theo các bậc dinh dưỡng, thường sẽ tạo thành tháp
sinh thái. Quan sát tháp sinh thái sẽ cho ta một số thông tin như tổng năng lượng của
một hệ sinh thái tuân theo nguyên tắc nhiệt động học: năng lượng cung cấp từ nguồn
thức ăn của sinh vật cấp trên luôn luôn thấp hơn cấp dưới, vì:
- Một số thức ăn được sinh vật ăn không được hấp thu, không cung cấp nguồn
năng lượng hữu ích.
- Phần lớn năng lượng được hấp thu, được dùng cho các quá trình sống hoặc mất
đi dưới dạng nhiệt khi chuyển từ dạng này sang dạng khác và vì vậy cũng không được
dự trữ trong cấp dinh dưỡng đã ăn chúng.
- Các con vật ăn mồi không bao giờ đạt hiệu quả 100%. Nếu có đủ con cáo để ăn
hết tất cả con thỏ có trong mùa hè (lúc nguồn thức ăn phong phú) thì có quá nhiều cáo
vào mùa đông nhưng lại khan hiếm thỏ. Theo nguyên tắc ngón tay cái, chỉ khoảng 10%
năng lượng từ sinh vật tiêu thụ bậc 1 hiện diện ở bậc cao kế tiếp. Năng lượng này được
tích lũy lại trong sinh quyển. Ví dụ cần 100 kg cỏ để tạo thành 10 kg thỏ và 10 kg thỏ
thì tạo thành 1 kg cáo.

Tháp số lượng
(Số lượng/m2)

Tháp sinh khối
(g chất khô/m2)

Tháp sinh khối (mg

chất khô/m2/ngày)

Hình 2.1. Các dạng tháp sinh thái (Whittaker, 1961)

2.1.3.4. Cấu trúc của hệ sinh thái
Về mặt chức năng có thể chia các loại sinh vật trong hệ sinh thái thành 3 nhóm:
- Sinh vật sản xuất (hay tự dưỡng)
15


Chủ yếu là thực vật xanh, có khả năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng
nhờ quá trình quang hợp; năng lượng này tập trung vào các hợp chất hữu cơ-glucid,
protid, lipid, tổng hợp từ các chất khoáng (các chất vô cơ có trong môi trường).
- Sinh vật tiêu thụ (cấp 1, 2, 3)
Chủ yếu là động vật. Tiêu thụ các hợp chất hữu cơ phức tạp có sẵn trong môi
trường sống.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: tiêu thụ trực tiếp các sinh vật sản xuất. Chủ yếu là động
vật ăn thực vật (cỏ, cây, hoa, trái …). Các động vật, thực vật sống ký sinh trên cây xanh
cũng thuộc loại này.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: ăn các sinh vật tiêu thụ bậc 1. Gồm các động vật ăn
thịt, ăn các động vật ăn thực vật.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 3: thức ăn chủ yếu là các sinh vật tiêu thụ bậc 2. Đó là
động vật ăn thịt, ăn các động vật ăn thịt khác.
- Sinh vật phân hủy
Sinh vật phân hủy là những loại vi sinh vật hoặc động vật nhỏ bé hoặc các sinh
vật hoại sinh có khả năng phân hủy các chất hữu cơ thành vô cơ. Ngoài ra còn có những
nhóm sinh vật chuyển hóa chất vô cơ từ dạng này sang dạng khác (như nhóm vi khuẩn
nitrat hóa chuyển NH4+ thành NO3-). Nhờ quá trình phân hủy, sự khoáng hóa dần dần
mà các chất hữu cơ được thực hiện và chuyển hóa chúng thành chất vô cơ.


Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc tóm tắt của hệ sinh thái

Để duy trì chất lượng môi trường hay nói đúng hơn duy trì được cân bằng tự
nhiên, cũng như để tất cả các hoạt động của con người đạt hiệu quả tốt nhất, vừa phát
16


triển kinh tế vừa hài hòa với tự nhiên thì việc quy hoạch và quản lý lãnh thổ trên quan
điểm sinh thái sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất. Theo yêu cầu của con người, các hệ sinh
thái tự nhiên có thể được phân thành Hệ sinh thái sản xuất; Hệ sinh thái bảo vệ; Hệ sinh
thái đô thị; Hệ sinh thái với mục đích khác (du lịch, giải trí, khai thác mỏ …).
Quy hoạch sinh thái cũng có nghĩa là sắp xếp và quản lý cân đối hài hòa cả 4 loại
sinh thái này.
2.1.3.5. Các quá trình chính trong hệ sinh thái
Trong hệ sinh thái luôn diễn ra các quá trình chính, đó là quá trình trao đổi năng
lượng, tuần hoàn các chất và sự tương tác giữa các loài.
Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái có nguồn gốc chủ yếu từ ánh sáng mặt trời
(thông qua quang hợp) và năng lượng hóa học (thông qua chuỗi thức ăn). Thông qua
chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng trên sẽ nhận được khoảng 10% năng lượng từ bậc dinh
dưỡng thấp. Một số trường hợp ngoại lệ như bò ăn cỏ 7% (7 kg ngũ cốc tạo ½ kg thịt
bò); ốc sên 33%; thỏ 20%.
Mọi sinh vật sống chính là nguồn thực phẩm quan trọng cho các sinh vật khác.
Như vậy, có thể hiểu chuỗi thức ăn là một chuỗi sinh vật mà sinh vật sau ăn sinh vật
trước, lưới thức ăn (food web) gồm nhiều chuỗi thức ăn.
Ví dụ: sâu ăn lá; chim sâu ăn sâu; diều hâu ăn chim sâu. Khi cây, sâu, chim sâu,
diều hâu chết thì chúng sẽ bị các vi sinh vật phân hủy.

17



Hình 2.3. Sơ đồ lưới thức ăn

2.1.3.6. Đặc trưng của hệ sinh thái
Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái tự nhiên là khả năng tự lập lại cân bằng, nghĩa
là mỗi khi bị ảnh hưởng bởi một nguyên nhân nào đó thì lại có thể phục hồi để trở về
trạng thái ban đầu. Đặc trưng này được coi là khả năng thích nghi của hệ sinh thái. Khả
năng tự thích nghi này phụ thuộc vào cơ chế cấu trúc-chức năng của hệ, thể chế này
biểu hiện chức năng của hệ trong mỗi giai đoạn phát triển. Những hệ sinh thái trẻ nói
chung là ít ổn định hơn một hệ sinh thái đã trưởng thành. Cấu trúc của hệ sinh thái trẻ
bao giờ cũng giản đơn, số lượng các loại ít và số lượng cá thể trong mỗi loài cũng không
nhiều lắm. Do vậy quan hệ tương tác giữa các yếu tố trong thành phần không phức tạp.
Ở hệ sinh thái phát triển và trưởng thành, số lượng thể loại và cá thể tăng lên, quan hệ
tương tác cũng phức tạp hơn. Do số lượng lớn và tính đa dạng của các mối liên hệ, các
tương quan tác động và ảnh hưởng lẫn nhau nên dù xãy ra một sự tắc nghẽn nào hay sự
mất cân bằng ở một khu vực nào đó cũng không dẫn đến sự rối loạn chung của toàn bộ
hệ sinh thái.
Như vậy, trong một hệ sinh thái luôn tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tính ổn
định và tính phong phú về tình trạng, về chủng loại trong thành phần của hệ sinh thái

18


×