Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Báo cáo tham luận trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.91 KB, 8 trang )

BÁO CÁO
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM
( Báo cáo tham luận trong Lễ tổng kết năm học 2008-2009
của Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Tuy Hoà - Hiệu trưởng Trần Trọng Thậm )
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!
Kính thưa quí vị đại biểu!
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: Thi đua-Khen thưởng là động lực phát triển
và là bịên pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến
hành thường xuyên, liên tục hàng ngày. Đối với ngành giáo dục, Người dạy “ Dù khó khăn
đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”.
Chỉ thị 40/ 2008/ CT-BGD-ĐT, ngày 22 / 7 / 2008, của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
khẳng định: “ ... để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện
cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013...”.
Từ những nhận thức trên, tôi thấy việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với Trường Tiểu học số 3 Phú Lâm, nay
là Trường Tiểu học Lê Văn Tám nhằm khắc phục những mặt tồn tại yếu, kém, từng bước
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là một việc làm cấp thiết bắt đầu từ năm học 2008-
2009 và những năm tiếp theo.
I. Đặc điểm của Trường Tiểu học Lê Văn Tám
Trường Tiểu học Lê Văn Tám ở địa bàn vùng biển, thuộc phường Phú Đông, thành
phố Tuy Hoà. Trường có hai điểm trường cách xa nhau khoảng 1 km. Năm học 2008-2009,
có 30 lớp với 947 học sinh; có 17 phòng học cấp 4; cảnh quan môi trường cơ bản đạt tiêu chí
Xanh-Sạch-Đẹp. Trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức I vào năm 2000 và được
kiểm tra công nhận lại vào tháng 10 năm 2008; được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân
chương Lao động hạng Ba vào ngày 15 tháng 11 năm 2006.
Trường có 50 CB,GV,CNV; hầu hết là người ở địa phương, có phẩm chất đạo đức
tốt, tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tổ chức kỷ luật tốt; năng lực chuyên môn khá vững
vàng, đáp ứng được nhu cầu dạy học hiện nay.


Những khó khăn cơ bản là: Cơ sở vật chất nhà trường tạm đủ nhưng chưa đạt tiêu
chuẩn. Đời sống kinh tế của một số CB,GV,CNV và đa số các bậc phụ huynh ở vùng biển
còn nhiều khó khăn ảnh hưởng không ít đến chất lượng học tập của học sinh.
II. Những việc làm được và chưa làm được trước khi thực hiện phong trào thi
đua.
Trên cơ sở 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”, tôi tự đối chiếu, đánh giá những mặt làm được và chưa làm được của trường
như sau:
1. Những việc đã làm được.
a) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch đẹp, an toàn.
_ Trường, lớp cơ bản đảm bảo an toàn. Lớp học đủ ánh sáng khi trời nắng. Bàn ghế đa
số hợp lứa tuổi học sinh. Ở điểm trường A sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng
đẹp hơn.
_ Hàng năm, vào đầu mùa mưa, nhà trường có tổ chức trồng và chăm sóc cây.
1
_ Trường có đủ nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh và được đặt ở vị trí phù hợp
với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
_ Hầu hết học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công
trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.
b) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi
địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
_ Nhà trường đã tổ chức dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của
học sinh ở địa phương.
_ Đa số thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự
chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của
học sinh.
c) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
_ Trong những năm qua, Nhà trương rèn luyện khá tốt kỹ năng ứng xử hợp lý với các
tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
_ Đã giáo dục học sinh rèn luyện và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng, chống

tai nạn giao thông và các tai nạn thương tích.
_ Đã rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và
các tệ nạn xã hội khá tốt .
d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
_ Trường đã tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến
khích được sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh và đạt những thành tích đáng kể.
_ Đã tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí tích cực phù hợp với lứa tuổi học sinh.
2. Những việc chưa làm được của từng nội dung và nguyên nhân của nó.
a) Một là:
_ Phòng học xây dựng cấp 4 đã lâu năm đang trên đà xuống cấp, về mùa mưa ít an
toàn, chưa đủ ánh sáng; về mùa nắng, ít thoáng mát.
_ Ở điểm trường B, sân trường nền cát, chưa bê tông, thảm cỏ; cây xanh chưa phát
triển, trời về chiều chói nắng là do trường chậm hoàn chỉnh thủ tục xây dựng, chưa có kế
hoạch chăm sóc cây bóng mát thường xuyên.
_ Bàn ghế học sinh 2 chỗ ngồi còn 48 bộ chưa đúng qui cách.
_ Còn một số học sinh chưa tích cực, tự giác tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường,
ăn quà vặt, vứt rác bừa bãi là do công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường và các đoàn thể
chưa chặt chẽ lắm.
b) Hai là, việc dạy học có hiệu quả nhưng chưa cao lắm, chưa giúp các em tự tin
trong học tập là do:
_ Một số thầy, cô giáo chưa tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa khuyến
khích sự tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học
sinh.
_ Chưa khuyến khích học sinh đề xuất sáng kiến và cùng các thầy, cô giáo thực hiện
các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
_ Đa số phụ huynh hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên ít quan tâm đến việc học tập của
con em.
c) Ba là, việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh còn hạn chế. Một số em ý thức
bảo vệ sức khoẻ chưa tốt, còn ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh, ngồi học chưa đúng tư thế,
chưa có ý thức rèn luyện kỹ năng phòng, chống đuối nước.

2
d) Bốn là, các trò chơi dân gian; tổ chức học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát
huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương, Trường chưa tổ chức. Vì
đây là những nội dung mới.
III. Một số giải pháp chủ yếu trong việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
1. Giải pháp khắc phục những mặt tồn tại.
Để thực hiện tốt phong trào thi đua, tôi tiếp tục phát huy những mặt làm được và
khắc phục các mặt chưa làm được của từng nội dung như sau:
a. Thực hiện “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch đẹp, an toàn”.
_Về phòng học, trong năm học 2008-2009, chúng tôi đã thường xuyên kiểm tra, phát
hiện và sửa chữa kịp thời, bảo đảm an toàn cho học sinh. Tích cực tham mưu với các cấp
lãnh đạo nhanh chóng tiến hành xây dựng phòng học kiên cố; tham mưu với UBND phường
giao hai phòng mẫu giáo để cải tạo nâng cấp học lớp 2 buổi/ ngày. Nâng cấp nhà xe và bê
tông 48m
2
lối đi nhà vệ sinh ở điểm trường A. Tại điểm trường B được bố trí phòng làm
việc của Ban giám hiệu làm việc hàng ngày; do đó, công tác quản lí chỉ đạo việc dạy và học
đạt hiệu quả cao hơn.
_ Để khắc phục phòng học chưa đủ ánh sáng và thoáng mát, nhà trường đã cải tạo
nâng cấp hệ thống quạt và đèn chiếu sáng cho mỗi phòng học ( 3 cái quạt và 6 bóng đèn
1m2 ). Ở điểm trường B, đã làm phong màn che nắng về chiều cho một số phòng học; đã bê
tông hoàn chỉnh sân trường với diện tích 1.269m
2
và đang trồng 150m
2
thảm cỏ. Đã huy
động giáo viên, phụ huynh tặng hoa và cây cảnh cho trường. Đã giao cụ thể cho giáo viên và
học sinh chăm sóc cây bóng mát thường xuyên, kể cả trong hè.
_ Nhờ sự cố gắng của nhà trường và sự đầu tư của Phòng Giáo dục nên tất cả bàn ghế

đều phù hợp với lứa tuổi học sinh.
_ Mặt khác, nhà trường đã tăng cường chỉ đạo các giáo viên, nhất là giáo viên chủ
nhiệm giáo dục thường xuyên để các em có ý thức tự giác thực hiện tốt vệ sinh môi trường.
Đã bố trí các thùng rác ở trong khu vực sân trường, tạo điều kiện, thói quen cho các em bỏ
rác vào thùng. Đã đẩy mạnh phong trào thi đua bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh
các công trình công cộng, nhất là đường phố, sân trường, lớp học; chăm sóc, bảo vệ cây
xanh, thảm cỏ, cây cảnh. Giáo dục học sinh không ăn quà vặt. Tổ chức theo dõi thi đua,
tuyên dương khen thưởng những học sinh và tập thể lớp kịp thời. Kết quả học sinh không ăn
quà vặt, không còn người bán hàng trước cổng trường, đã tạo cảnh trường văn minh và hạn
chế được các dịch bệnh cho học sinh.
_ Ngoài những nhiệm vụ trên, nhà trường đã chỉ đạo nhân viên y tế chuẩn bị đảm bảo
đủ cơ số thuốc theo quy định, phục vụ tốt việc khám chữa bệnh ban đầu và khám sức khoẻ
định kì cho học sinh; theo dõi, tư vấn giúp các em bảo vệ tốt sức khoẻ của mình. Trường,
lớp đều có chương trình, kế hoạch, lịch phân công và kiểm tra định kì học sinh tham gia các
hoạt động bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, khu vệ sinh, đường phố xung quanh
trường, vệ sinh cá nhân,…
Với những nỗ lực trên, đến nay, Trường Tiểu học Lê Văn Tám cơ bản đã thực hiện
được việc “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch đẹp, an toàn”.Ở hai điểm trường đã có cảnh
quang môi trường thoáng mát, xanh-sạch-đẹp và ngày càng đẹp hơn.
b. Thực hiện “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học
sinh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập”.
_ Để việc dạy học có hiệu quả, giúp các em tự tin trong học tập, nhà trường đã động
viên các thầy, cô giáo gần gũi, tôn trọng học sinh; tích cực đổi mới phương pháp dạy học;
dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh. Soạn giảng phải lồng ghép hợp lý vào bài các
3
nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Lồng
ghép, giải thích các hiện tượng tự nhiên với việc giới thiệu các văn hoá dân gian như Hò bả
trạo, hò khoan, bài chòi,... Giới thiệu các di tích văn hoá, lịch sử như: Đền thờ Lương Văn
Chánh, Lê Thành Phương, Tháp Nhạn, Gò Thì Thùng, Hoà Thịnh Đồng khởi, Đá Bia, Vũng
Rô-Tàu Không Số, Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, Lăng Ông, v.v... và các tài nguyên thiên nhiên

của địa phương như biển, rừng, khu công nghiệp Hòa Hiệp, An Phú,... để góp phần giáo dục
học sinh lòng tự hào về quê hương mình, ra sức học tập để sau này góp phần xây dựng đất
nước ngày càng giàu đẹp. Đã chỉ đạo Thư viện giới thiệu các loại sách báo thân thiện với
môi trường để thu hút học sinh tìm đọc nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập cho các
em.
_ Nhà trường đã chỉ đạo cá các giáo viên tập trung giáo dục học sinh tích cực học tập,
tự tin, mạnh dạn đưa sáng kiến của mình trong các lần thảo luận ở nhóm, tổ, lớp hoặc trong
các tiết học. Giáo dục học sinh luôn có ý thức “ Nói lời hay làm việc tốt”, trau dồi văn hoá
ứng xử, lễ phép với người lớn tuổi, chan hoà với bạn bè. Có tinh thần hợp tác khi làm việc
nhóm, có sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
_ Động viên các thầy, cô giáo khuyến khích học sinh đề xuất những vấn đề chưa hiểu
để cùng thầy cô giải quyết, nắm chắc kiến thức bài học. Chỉ đạo các giáo viên, trong giảng
dạy luôn nêu những vấn đề có tình huống để kích thích học sinh động não, tích cực học tập.
Khuyến khích sự chuyên cần, tích cực chủ động, sáng tạo, hợp tác và ý thức vươn lên của
học sinh. Trong dạy học chú ý tổ chức sắm vai, trò chơi để rèn luyện kĩ năng ứng xử cho các
em.
_ Tổ chức học nhóm, học tổ có nền nếp; tập trung rèn thói quen tự học cho học sinh.
Chú trọng những học sinh trung bình và yếu; đặc biệt là học sinh yếu; lập kế hoạch phụ đạo
các em, kịp thời khích lệ khi các em có sự tiến bộ dù là rất nhỏ để động viên các em phấn
đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.
_ Khuyến khích, hướng dẫn học sinh giúp đỡ nhau học tập, hoạt động, học sinh khá
giỏi giúp đỡ học sinh yếu; luôn chú ý rèn cho học sinh khả năng tự học, kĩ năng tự kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập lẫn nhau; giúp các em xây dựng góc học tập, khuyến khích sưu tầm
và tự làm dụng cụ học tập cho lớp học. Khuyến khích các em học sinh khá, giỏi có thói quen
tự nghiên cứu thêm tài liệu ngoài bài giảng, ngoài sách giáo khoa, nhất là học lớp 4,5. Luôn
giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng học sinh. Chú ý kiểm tra về sự chuẩn bị của các em
ở mỗi tiết học.
_ Đã chỉ đạo các tổ chuyên môn thao giảng các chuyên đề đổi mới phương pháp
giảng dạy cho giáo viên; nhân điển hình, tuyên dương, đề xuất khen thưởng kịp thời giáo
viên giỏi của tổ.

c. Thực hiện “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”
_ Việc học sinh ngồi học chưa đúng tư thế, nhà trương đã chỉ đạo giáo viên giải thích
cho học sinh hiểu sự tác hại của nó. Thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn, xây dựng thói quen
ngồi học đúng tư thế cho các em. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng thường xuyên thăm lớp,
nhắc nhở giáo viên giáo dục tốt học sinh.
_ Tập trung chỉ đạo giáo viên giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh như: Các kĩ
năng giao tiếp, quan hệ giữa các cá nhân; Kĩ năng tự nhận thức; Các kĩ năng ra quyết định,
suy xét và giải quyết vấn đề; Kĩ năng đặt mục tiêu; Kĩ năng ứng phó, kiềm chế; Kĩ năng hợp
tác và làm việc theo nhóm. Giáo dục các em kĩ năng sống thông qua các hoạt động học tập,
hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; giáo dục các em biết tự chăm sóc
sức khoẻ, biết giữ gìn vệ sinh, biết sống khoẻ và an toàn.
4
_ Trước khi ra về mỗi buổi học, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở các em
phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước,…khuyến khích các em yêu cầu cha mẹ cho tập
bơi.
_ Chỉ đạo giáo viên rèn luyện các em kĩ năng ứng xử có văn hoá. Trong giao tiếp:
Với thầy cô, ông bà, cha mẹ thì phải vâng lời; với người lớn tuổi phải thể hiện lễ phép tôn
trọng; với bạn bè thì phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau; với em nhỏ phải biết thương
yêu, nhường nhịn. Khi nói năng giao tiếp phải thể hiện sự khiêm tốn, lịch thiệp, văn minh;
không nói tục, chửi thề,…
_ Nhà trường đã tích cực ngăn ngừa bạo lực trong và ngoài nhà trường và các hiện
tượng làm tổn thương đến danh dự và lòng tự trọng của học sinh. Giáo dục các em thực hiện
các qui định về chống bạo lực trong trường và phòng tránh các tệ nạn xã hội. Không có hiện
tượng kì thị, vi phạm về giới,…trong trường. Giao trách nhiệm cụ thể và thường xuyên nhắc
nhở nhân viên bảo vệ, giáo viên trực ban quản lý học sinh trong giờ học sinh tựu trường
trước buổi học và giờ ra chơi; không cho người lạ mặt, các em thiếu niên vào trường gây rối
làm ảnh hưởng đến sự an toàn vui chơi của các em.
d. Thực hiện “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh”
_ Để các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, nhà trường đã lên kế hoạch và chỉ
đạo giáo viên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao của lớp, thiết thực và tạo điều kiện,

khuyến khích học sinh tham gia. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao ( gắn với truyền
thống văn hóa địa phương) của lớp, của trường theo đúng kế hoạch với sự tham gia chủ
động, tích cực và tự giác của học sinh.
_ Nhà trường đã sưu tầm, trích in thành tập các trò chơi dân gian trong quyển Địa chí
Phú Yên, chọn những trò chơi phù hợp với lứa tuổi các em để lên kế hoạch cho giáo viên
hướng dẫn các em vui chơi và đã tổ chức thi các trò chơi dân gian giữa các lớp trong khối
với nhau. Tổ chức cho các em chơi kết hợp các trò chơi dân gian với các hoạt động thể thao
khác như: thể dục, đá cầu, bóng đá, ném bóng trúng đích, bóng bàn, bật xa, điền kinh,...ca
múa hát tập thể, thi ca hát các bài hát dân gian, vẽ tranh dân gian,...
_ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn mỗi em chọn một môn thể thao hay một
trò chơi dân gian mà mình thích để đề xuất tham gia vào đội tuyển của trường, của lớp và
thường xuyên luyện tập.
đ. Thực hiện “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di
tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương”.
_ Nhà trường đã đăng kí nhận chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Phú Yên. Tổ chức các
em thăm hỏi gia đình chính sách ở địa phương. Giáo dục các em có ý thức tìm hiểu các di
tích lịch sử, văn hoá và giới thiệu giá trị tinh thần các di tích đó cho bạn bè, gia đình,...
_ Đã thực hiện hiệu quả, thiết thực công tác giáo dục văn hóa dân tộc và tinh thần
cách mạng cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua nội dung
các bài học, sinh hoạt Đội, câu cách ngôn hàng tuần,…phù hợp với lúa tuổi các em.
2) Giải pháp gắn phong trào thi đua với Quy chế thực hiện dân chủ.
Để đạt hiệu quả cao, nhà trường đã gắn phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” với việc thực hiện “ Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt
động của nhà trường”. Đó là cụ thể hoá các qui tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà
trường. Đối với các thành viên trong tập thể sư phạm xưng hô, giao tiếp thể hiện sự tôn
trọng lẫn nhau; có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần tình cảm đồng
nghiệp, đồng chí, anh em. Đối với giáo viên và học sinh, giao tiếp phải thể hiện sự tôn trọng
nhân cách học sinh. Giáo viên xưng hô với học sinh bằng thầy, cô và gọi học sinh bằng em.
Không vi phạm nhân cách học sinh.
5

×