Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

khóa luận xóa đói giảm nghèo tỉnh xiêng khoảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.64 KB, 63 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
Một nghịch lý vẫn luôn đeo đẳng thế giới văn minh của chúng ta hiện
nay đó là: trong khi các nền kinh tế siêu cường vẫn tiếp tục phát triển với tốc
độ cao thì nghèo đói vẫn là vấn đề nhức nhối toàn cầu. Theo ước tính của Ngân
hàng thế giới, hiện nay vẫn có khoảng 3 tỷ người trên hành tinh của chúng ta
phải sống trong cảnh nghèo đói với mức thu nhập dưới 1 đến 2 USD/ngày. Vì
thế, xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là cuộc chiến thiên nhiên kỷ, diễn ra với
những quy mô, cấp độ, hình thức khác nhau ở nhiều quốc gia, khu vực.
Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào và Nhà nước Lào luôn xác
định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước
Lào đã đề ra các chủ trương, chính sách nhằm tạo cơ hội cho người nghèo
thoát khỏi cảnh nghèo khó, tham gia xây dựng xã hội công bằng, văn minh.
Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện chương trình XĐGN với các biện
pháp sáng tạo, linh hoạt, giúp đỡ hộ nghèo, xã nghèo thoát khó khăn. Trong
thời gian qua, công tác xóa đói giảm nghèo của CHDCND Lào đã đạt được
một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, Lào vẫn xếp trong nhóm nước nghèo
trên thế giới, tình trạng nghèo đói vẫn là bức xúc của xã hội. Giải quyết đói
nghèo hiện nay không chỉ lo đủ về lương thực, thực phẩm mà còn phải lo cho
người nghèo có nhà ở, mặc ấm, y tế, giáo dục…Vì vậy, XĐGN là chính sách
lớn của Đảng và Nhà nước Lào, thể hiện tính ưu việt của XHCN, vừa khuyến
khích nhân dân làm giàu chính đáng vừa giúp đỡ người nghèo tự tin vươn lên
hòa nhập với sự phát triển chung của đất nước.
Xiêng Khoảng là tỉnh miền núi, cao nguyên, nằm ở vùng Đông Bắc của
Lào, phía Bắc giáp tỉnh Hoá Phăn, phía Tây giáp tỉnh Luông pha Bang, phía

2




Nam giáp với tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Bo Ly Khăm Xay, phía đông Bắc giáp
tỉnh Nghệ An, (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Trong điều kiện kinh tế
của tỉnh chưa phát triển nên đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn , đặc biệt
là dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ nghèo đói của tỉnh còn
khá cao. Cùng với cả nước, Xiêng Khoảng đã phát động phong trào XĐGN từ
rất sớm nhưng phải đến sau Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng
lần thứ V, chương trình XĐGN được triển khai đi vào chiều sâu. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng, chương trình XĐGN được triển khai
tích cực và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Song công tá XĐGN của
tỉnh Xiêng Khoảng vẫn còn nhiều thách thức, tỷ lệ hộ nghèo và hộ tái nghèo
còn cao, mức sống của người dân so với bình quân của cả nước còn thấp. Đói
nghèo và XĐGN vẫn là vấn đề thời sự được Đảng bộ quan tâm.
Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá, tổng kết lại quá trình Đảng bộ tỉnh
Xiêng Khoảng lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN trong giai đoạn hiện nay đặt
ra cấp bách. Chính vì những lý do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài: “Lãnh đạo
thực hiện công tác xóa đói giám nghèo của Đảng bộ Tỉnh Xiêng khoảng
Nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay.” Để làm khóa luận tốt nghiệp
đại học chuyên ngành Xây dựng đảng và chính quyền Nhà nước.
2, Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghèo đói là một hiện trạng rất phổ biến trong phạm vi cả thế giới, cho
nên vấn đề này được nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh
khác nhau. Cho đến nay, ở Việt Nam cũng như ở CHDCND Lào đã có nhiều
công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề XĐGN trong đó có thể kể đến một
số công trình tiêu biểu như:
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Trần Thị Hằng: Vấn đề giảm nghèo trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, 2001.


3


- TS. Lê Xuân Bá (cùng tập thể tác giả), Nghèo đói và xóa đói, giảm
nghèo ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, 2001
- PTS. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Hân, Phụ nữ nghèo nông thông trong
điều kiện kinh tế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, 2006.
- Nguyễn Thị Hằng ,Bộ Kế hoạch và đầu tư (2007), Tăng trưởng và
xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, thành tựu, thách thức và giải pháp, Nxb
Chính trị quốc gia Hà Nội, , Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, 2007.
- PGS.TSKH. Lê Du Phong- PTS Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên),
Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi
phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2009. Ngoài
ra còn có các công trình liên quan khác như:
- Luận văn Thạc sĩ của Bùi Thị Lý: Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở tỉnh
Phú Thọ hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000.
- Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thế Hạnh: "Thực trạng và những giải pháp
kinh tế chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo ở vùng định canh định cư tỉnh
Thanh Hoá" .Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008
- Luận văn thạc sĩ của Tào Bằng Huy: "Những giải pháp cơ bản nhằm
xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 - 2010" Đại học kinh tế
Quốc dân, năm 2009
Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến vấn đề đói nghèo dưới các
góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn nhưng chưa có một công trình
chuyên khảo nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về công tác XĐGN ở tỉnh Xiêng
Khoảng nước CHDCND Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn nội dung,

phương thức lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo, đề xuất những giải pháp

4


chủ yếu nâng cao hiệu quả lãnh đạo công tác XĐGN của Đảng bộ tỉnh, nhằm
góp phần đưa Xiêng Khoảng thành tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển bền
vững.
3.2.Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu trên, khóa luận có nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nội dung, phương thức lãnh
đạo công tác xóa đói giảm nghèo của Đảng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng lãnh đạo công tác xóa đói giảm
nghèo của Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo
công tác XĐGN của Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Xiêng Khoảng đối với công tác XĐGN trong giai đoạn hiện nay.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quá trình lãnh đạo công tác XĐGN của Đảng bộ tỉnh
Xiêng Khoảng trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay và đề xuất những giải
pháp đến năm 2020.
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Cơ sở lý luận
- Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào.

- Đề tài sử dụng rộng rãi các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, diễn
dịch, phân tích, gắn lý luận với thực tiễn, phương pháp so sánh… Đề tài sử

5


dụng những số liệu báo cáo tổng kết, các số liệu thống kê, điều tra đã được
thẩm định... để thực hiện những nội dung của đề tài.
6.Những đóng góp mới của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận sẽ tiếp tục kế thừa kết quả của nhiều
công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề đói nghèo và XĐGN, khóa
luận có những đóng góp mới về mặt khoa học và thực tiễn như sau:
- Chỉ ra diễn biến nghèo đói, hoạt động lãnh đạo công tác XĐGN ở tỉnh
Xiêng Khoảng và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu
quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng đối với công tác XĐGN trong
giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1. Một số vấn đề lí luận về Đảng lãnh đạo công tác xóa đói
giảm nghèo
Chương 2. Thực trạng lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo đảng
bộ tỉnh Xiêng Khoảng
Chương 3. Mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo công
tác xóa đói giảm nghèo của đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng hiện nay

6



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1.Quan niệm đề đói, nghèo và công tác xóa đói, giảm nghèo.
1.1.1.Quan niệm về nghèo đói
Đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, mà là vấn đề
có tính toàn cầu, bởi lẽ ở tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả những nước
giàu nhất về kinh tế như Mỹ, Đức, Nhật... cũng phải quan tâm giải quyết vấn
đề này. Đói nghèo là một hiện tượng tồn tại ở tất cả các quốc gia dân tộc. Nó
là một khái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Đến nay,
có nhiều khái niệm khác nhau về đói nghèo. Tuy nhiên, Lào, Việt Nam và các
quốc gia trong khu vực đã thống nhất sử dụng khái niệm được nêu ra tại Hội
nghị bàn về XĐGN ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương do hội đồng kinh tếxã hội Châu Á (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9/1993, đó là:
"Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo
trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa
phương". Để đánh giá đúng mức độ nghèo, Liên hợp quốc đã đưa ra hai khái
niệm nghèo, đói như sau:
Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng
và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống (nhu cầu về
ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục...).
Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức trung bình của cộng đồng tại địa phương, ở một thời kỳ nhất định .
Đói: là tình trạng của một bộ phận dân cư sống dưới mức tối thiểu và
thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Hay nói
cách khác đó là một nấc thang thấp nhất của nghèo.

7



Nghèo đói kinh niên: là bộ phận dân cư nghèo đói nhiều năm liền cho
đến thời điểm đang xét.
Nghèo đói cấp tính: là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo đói đột
xuất vì nhiều nguyên nhân như phá sản và các rủi ro khác..v.v ..tại thời điểm
đang xét.
Những khái niệm về đói nghèo nêu trên, phản ánh ba khía cạnh chủ yếu
của người nghèo là: Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối
thiểu dành cho con người; có mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng; thiếu
cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
Nghèo tuyệt đối chủ yếu phản ánh tình trạng một bộ phận dân cư không
được thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của con người, trước hết là ăn, mặc,
ở...; Nghèo tương đối lại phản ánh sự chênh lệch về mức sống của một bộ
phận dân cư khi so sánh với mức sống trung bình của cộng đồng địa phương
trong một thời kỳ nhất định. Do đó, có thể xóa dần nghèo tuyệt đối, còn nghèo
tương đối luôn xảy ra trong xã hội. Vấn đề quan tâm ở đây là rút ngắn khoảng
cách chênh lệch giàu nghèo và hạn chế sự phân hóa giàu - nghèo, giảm thiểu
tới mức thấp nhất tỷ lệ nghèo tương đối.
1.1.2.Tiêu chí xác định nghèo đói và chuẩn nghèo đói.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở nước Lào và hiện
trạng đời sống trung bình của dân cư hiện nay, có thể xác lập các chỉ tiêu đánh
giá về đói nghèo theo các chỉ tiêu sau đây: thu nhập, nhà ở và tiện nghi sinh
hoạt, tư liệu sản xuất và vốn liếng để giành.
- Chỉ tiêu về thu nhập và các nguồn thu nhập
Đó là tổng thu vốn + tiền mặt (V+M), từ tất cả các nguồn chính tính
bình quân đầu người trên tháng. Các loại đối tượng khác nhau thì có nguồn
thu nhập khác nhau. Công nhân viên chức ở cơ quan và doanh nghiệp thì có
nguồn thu từ lương và các nguồn thu ngoài lương nhưng vẫn thuộc các cơ

8



quan doanh nghiệp, cộng thu từ các hoạt động khác. Nông dân có nguồn thu
từ các hoạt động sản xuất doanh nghiệp và thu từ các hoạt động không kết cấu
(bao gồm phần phi nông nghiệp, nghề phụ, chạy chợ,…). Do giá cả thay đổi
theo thời gian và có sự khác nhau giữa các địa phương cho nên để có đơn vị
thống nhất cần thu nhập từ tiền ra gạo trung bình. Cơ cấu sử dụng thu nhập
cho các nhu cầu tối thiểu là 15,1 – 16,2 kg gạo/người/ tháng, bao gồm:
+ Ăn : 13 kg/ người/ tháng
+ Mặc và ở : 2 kg/người/tháng
+ Văn hóa+ Y tế+ Giáo dục+ Đi lại : 1,1kg/người /tháng
- Chỉ tiêu về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt: Những người nghèo thường
sống trong những căn hộ tồi tàn, nhà tranh vách đất, nhà lá dừa nước, nhà lợp
tôn, nhà ổ chuột… Đồ dùng sinh hoạt không có gì ngoài giường gỗ, tre, phản,
chõng và vài thứ khác ở dưới mức trung bình về lượng và tồi tàn về chất lượng.
- Tuy nhiên có một số người tuy nghèo đói vẫn có thể có nhà xây có vài
đồ dùng khác, đó là tài sản do cha ông để lại, hoặc đó là dấu tích của thời khá
giả còn lại trước khi rơi vào cảnh nghèo khổ.
- Chỉ tiêu về tư liệu sản xuất: Những người nghèo đói ít có tư liệu sản
xuất, hoặc phần lớn là những tư liệu sản xuất thô sơ; đất đai, vườn ao hầu như
không có, một bộ phận thiếu ruộng đất để sản xuất.
- Chỉ tiêu về vốn: Người nghèo đói không có vốn để giành. Họ thường
phải vay nợ, thậm chí ở một số nơi cho vay với lãi suất rất cao, người nghèo
thường không trả được, nợ nần ngày càng chồng chất. Thực trạng này đến
trường hợp trẻ em lang thang, phụ nữ thường đi ở hay làm công cho các nhà
giàu có, rơi vào các ổ chứa mại dâm, nam giới bán sức lao động tại các chợ
lao động với những mức tiền công ít ỏi, rẻ mạt….làm cho các vấn đề càng
ngày càng trở nên phức tạp và nan giải hơn, tệ nạn xã hội ngày càng trở nên
gay gắt.

9



Theo Nghị định số 285/TTg, ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Chính
phủ Lào quy định về chuẩn nghèo và tiêu chuẩn phát triển giai đoạn 20102015, Chính phủ còn đưa ra chuẩn nghèo của Lào như sau:
- Người nghèo: Chuẩn nghèo là dựa vào mức thu nhập bình quân đầu
người trong một tháng không phân biệt giới tính, tuổi thọ và đánh giá theo
đồng tiền kíp Lào.
Trong giai đoạn 2006-2010, chuẩn nghèo bình quân cả nước là:
192.000 kíp/người/tháng; Chuẩn nghèo ở vùng nông thôn là: 180.000
kíp/người/tháng; Chuẩn nghèo ở thành thị là: 240.000 kíp/người/tháng.
- Hộ nghèo: là hộ có tất cả các khoản thu nhập cộng lại ( hoặc vật chất
có giá trị tương ứng) bình quân thấp hơn chuẩn nghèo đã qui định ở trên. Ở
nông thôn vùng dân tộc thiểu số hộ nghèo là hộ có thu nhập thấp hơn 250.000
kíp/người/tháng. Còn ở thành thị và vùng lân cận hộ nghèo là hộ có thu nhập
thấp hơn 450.000 kíp/ người/tháng.
- Bản nghèo: Cách thức xác định chuẩn mực bản nghèo là: (1) Bản có
hộ gia đình nghèo chiếm 51% trở lên của số gia đình toàn bản; (2) Bản không
có trường học tại bản hoặc có ở gần nhưng phải đi bộ mất thời gian một tiếng
trở lên; (3) Bản không có trạm xá, không có thầy thuốc, không có tủ thuốc
chữa bệnh hoặc đi bệnh viện trên 2 tiếng đồng hồ; (4) Bản không có nước
sạch; (5) Bản không có đường xe ô tô vào tới bản hoặc có nhưng chỉ đi được
trong mùa khô. (6) Bản không có thủy lợi hoặc có cũng thô sơ không bền
vững để chủ động nước tưới phục vụ sản xuất; (7) Bản không có điện, không
có thủy điện, không có máy phát điện, không có máy phát điện ánh nắng mặt
trời hay bằng sức gió, được coi là bản chưa thoát nghèo .
- Huyện nghèo: Cách thức xác định chuẩn mực huyện nghèo là: (1)
Huyện có bản nghèo chiếm 51% trở lên của số bản trong huyện; (2) Huyện
không có trường học các cấp trong bản chiếm 40% trở lên; (3) Huyện không

10



có trạm xá hoặc nhà thuốc chiếm 40% trở lên; (4) Huyện cơ bản không có
nước sạch dùng chiếm 40% trở lên; (5) Huyện cơ bản không có đường xe ô
tô, đường ngựa, xe bò vào tới bản chiếm 60% trở lên; (6) Huyện cơ bản
không có điện dùng chiếu sáng tất cả các bản trong huyện; (7) Huyện cơ bản
không được sử dụng mạng lưới điện thoại; được coi là huyện chưa thoát
khỏi nghèo.
Cách thức xác định tỉnh nghèo dựa trên cơ sở tổng kết nghèo đói của
huyện, so sánh phân tích tình trạng nghèo đói, thông qua điều tra các chuẩn
nghèo hộ gia đình của Tổng cục Thống kê Nhà nước nghiên cứu quy định.
1.1.3.Quan niệm về xóa đói giảm nghèo
Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng
bước thoát nghèo, biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo. Nói
một cách cụ thể hơn, giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo
lên một mức sống cao hơn. Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ trình
trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có có đầy đủ điều kiện lựa chọn
hơn để cải thiện đời sống của mọi mặt của mỗi người.
Nói giảm nghèo trong đó luôn bao hàm xóa đói và cũng giống như khái
niệm nghèo, khái niệm giảm nghèo chỉ là tương đối. Bởi nghèo có thể tái sinh
mỗi khi quan niệm và chuẩn nghèo thay đổi. Hoặc có những biến động khác
tác động đến như: khủng hoảng, lạm phát, thiên tai. Vì vậy, việc đánh giá mức
độ giảm nghèo cần được xem xét trong một không gian và thời gian nhất
định. Ở CHDCND Lào hiện nay không còn chế độ bóc lột như trước đây mà
do nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế hiện đại. Trong nền kinh tế này tồn tại
đan xen nhiều trình độ sản xuất khác nhau. Trình độ sản xuất cũ, lạc hậu vẫn
còn, trong khi đó trình độ sản xuất mới, tiên tiến lại chưa đóng vai trò chủ
đạo, thay thế trình độ sản xuất cũ. Do đó, dẫn đến có sự giàu nghèo khác nhau
trong các tầng lớp dân cư.


11


Như vậy, ở góc độ quốc gia, XĐGN chính là từng bước thực hiện quá
trình chuyển đổi các trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội
sang trình độ sản xuất mới cao hơn.
Ở góc độ người nghèo, giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ
người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách
nhanh nhất trên cơ sở đó họ có nhiều khả năng lựa chọn hơn để từng bước
thoát khỏi tình trạng nghèo.
1.2.Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác xóa
đói giảm nghèo
1.2.1. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với công tác xóa đói giảm nghèo
- Đảng hoạch định được đường lối, chủ trương đúng đắn để định hướng
họat động XĐGN.
Như chúng ta đã biết, cách mạnhg là sự nghiệp của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân. Tuy nhiên, sự nghiệp đó chỉ đi đến thành công khi có sự
lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh “chỉ có sự lãnh đạo của một
Đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện
của nuớc mình mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và
cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”. Muốn vậy “Đảng là đội quân
tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận của giai
cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng”. Để lãnh
đạo được quần chúng trong sự nghiệp cách mạng, Đảng phải xây dựng được
đường lối đúng. Đường lối, chủ trương của Đảng phải được đứng vững trên
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp Đảng
ta vuợt qua mọi thử thách, nhờ vậy Đảng ta không những giành được quyền
lãnh đạo cách mạng trong cả nước mà còn giữ vững được quyền lãnh đạo đó.
- Đảng lãnh đạo quần chúng bằng phương pháp tổ chức quần chúng
thực hiện đường lối của Đảng đề ra.


12


- Đảng lãnh đạo quần chúng thông qua vai trò tiên phong của đội ngũ
cán bộ - Đảng viên của mình trong các tổ chức chính trị - xã hội. Vai trò lãnh
đạo của Đảng đối với quần chúng chỉ có thể thực hiện và đạt hiệu quả khi
thông qua các tổ chức Đảng cũng như vai trò của từng Đảng viên trong tổ
chức được phát huy. Các tổ chức Đảng phài vừa là người lãnh đạo trực tiếp
đối với các hoạt động của quần chúng đồng thời là cầu nối để cụ thể hóa
đường lối, chủ trương của Đảng vào trong các tổ chức chính trị - xã hội. Đảng
lãnh đạo quần chúng còn thông qua đội ngũ Đảng viên của Đảng. các Đảng
viên của Đảng không chỉ là người nhận thức về quan điểm của Đảng một các
sâu sắc, mà còn là những chiến sỹ tiên phong trong hoạt động thực tiễn, lãnh
đạo quần chúng thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và nhà nuớc.
1.2.2. Các phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác XĐGN
12.2.1. Đảng lãnh đạo công tác XĐGN bằng việc đưa ra chủ trương,
chính sách XĐGN
Đảng đề ra chủ trương, đường lối trên lĩnh vực XĐGN để Nhà nước,
đưa chính sách, pháp luật, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội cụ thể
hóa những nội dung hoạt động của mình trên lĩnh vực XĐGN.
Đảng lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo là tất yếu và khách quan,
đảm bảo cho sự thành công của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chính vì vậy, kết quả của XĐGN ở CHDC Lào trong thời gian đã được quốc
tế đánh giá khá cao.
1.2.2.2. Đảng lãnh đạo công tác XĐGN bằng công tác tư tưởng
Đảng lãnh đạo công tác XĐGN bằng công tác tư tưởng là việc Đảng
tuyên truyền, phổ biến chính sách XĐGN đối với đảng viên, quần chúng đặc
biệt là công chức, viên chức của Nhà nước và cán bộ, viên chức của Nhà nước

và cán bộ, viên chức của Mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội. Nhằm tạo

13


ra sự đồng thuận về tư tưởng và hành động trong hệ thống chính trị khi thực
hiện các nhiệm vụ XĐGN.
Đảng thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung
chính sách XĐGN đối với đảng viên, quần chúng nhân dân đặc biệt là đội ngũ
công chức, viên chức của Nhà nước và cán bộ, Mặt trận và các đoàn thể chính
trị - xã hội.
Đảng tổ chức và động viên quần chúng nhân dân; đặc biệt là đội ngũ
công chức, viên chức của Nhà nước và cán bộ, hội viên của các Nhà nước,
Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội trong việc thực hiện chính sách
XĐGN của Đảng…
1.2.2.3. Đảng lãnh đạo công tác XĐGN bằng việc lãnh đạo hệ thống
chính trị thực hiện công tác XĐGN
Việc cơ quan lãnh đạo của Đảng lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền của
Nhà nước và Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt đường
lối, chính sách XĐGN của Đảng để thực hiện thành công những mục tiêu đề
ra trong công tác XĐGN.
1.2.2.4. Đảng lãnh đạo công tác XĐGN bằng công tác kiểm tra, giám sát
Đảng lãnh đạo công tác XĐGN bằng công tác kiểm tra là từ việc kiểm
tra của Đảng, phát hiện và giải quyết những ưu điểm và hạn chế của việc thực
hiện công tác XĐGN trên toàn quốc nhằm nâng cao hiệu quả công tác XĐGN
trong giai đoạn mới, từ đó củng cố, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội nói chung và trong công
tác XĐGN nói chung.

14



Chương 2
THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
ĐẢNG BỘ TỈNH XIÊNG KHOẢNG
2.1.Khái quát chung về tỉnh Xiêng Khoảng
2.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Xiêng Khoảng là tỉnh miền núi, cao nguyên, nằm ở vùng Đông Bắc của
Lào, phía Bắc giáp tỉnh Hoá Phăn, phía Tây giáp tỉnh Luông phạ Bang, phía
Nam giáp với tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Bo Ly Khăm Xay, phía đông Bắc giáp
tỉnh Nghệ An, (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Tỉnh có đường biên
giới là 164 km2, có một cửa khẩu quốc gia Nằm Cắn (thuộc huyện Nóng Hét).
Toàn tỉnh có 8 huyện, 564 bản, có 39.771 hộ dân; dân số 258.742 người, trong
đó có 123.478 nữ. Dân số trong tỉnh thuộc các bộ tộc lớn như: Lào Lùm
44,5%; Lào Thâng 8,1%; Lào Xủng 38,4%; Tày 5%; Phóng 2,4%; và dân tộc
khác 1,6%.
Điều kiện tự nhiên của tỉnh thuận lợi cho phát triển nền kinh tế, có núi,
rừng, sông, đồng cỏ tự nhiên, có diện tích trồng trọt và chăn nuôi khá lớn, có
khả năng nuôi trâu, bò, dê, lợn và trồng cây nông nghiệp.
Tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú như: Mỏ sắt, than đá, vàng ở Phu
Bia, đồng ở Phu Sắn, tuy nhiên các tài nguyên đó đang được các công ty nước
ngoài như Trung Quốc và Úc khai khác.
Tỉnh có đường quốc lộ số 7 qua tỉnh từ Tây Nam sang Đông, từ tỉnh
Luông Phạ Bang qua các huyện và thị xã Phôn Xã Văn, kéo dài đến cửa khẩu
Nằm Cắn vào tỉnh Nghệ An (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Với chiều
dài 269 km, Quốc lộ 7 rất thuận lợi cho giao thông vận tải và thương mại
trong và ngoài nước. và là cầu nối giữa các tỉnh trong cả nước và nước ngoài
Như Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra tỉnh còn có đường số 6,

15



từ huyện Khăm đến biên giới tỉnh Hoá Phăn có chiều dài 96 km 2 và các con
đường khác của địa phương, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế trong tỉnh và
các tỉnh trong nước.
Trong tỉnh có nhiều vùng du lịch tự nhiên và văn hoá cổ xưa như
cánh đồng Trum thuộc huyện Péch thị xã Phôn Sạ Vắn 7 km 2, hồ nước
Nóng Tằng thuộc huyện Mương Khăm cách thị xã Phôn Sạ Vắn 65 km, đây
là một khu du lịch nổi tiếng của tỉnh thu hút nhiều du khách trong nước và
nước ngoài đến thăm.
Tỉnh còn có sông như Nắm Ngừm, Nắm Xiêng, Nắm Mồ, Nắm khổ,
Nắm Nhuôn, Nắm Săn, chạy theo địa bàn của tỉnh, tạo điều kiện rất thuận lợi
về xây dựng kinh tế và cung cấp nguồn nước phục vụ đời sống nhân dân các
bộ tộc trong tỉnh.
Hiện nay kinh tế của tỉnh đã có sự phát triển. Tổng sản phẩm quốc nội
của tỉnh năm 2013-2014 là: 1.226,28 tỷ kíp (tương đương 128.136 triệu
USD), tốc độ tăng trưởng kinh tế 7.8% /năm. Thu thập bình quân đầu người
4,718,618 kíp, (tương đương 852 USD/ người/ năm). Trong những năm gần
đây, kinh tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế có chuyển biến
tiến bộ, đúng hướng. Tỷ trọng nông nghiệp - dịch vụ trong GDP và bình quân
đầu người tăng.
- Đầu tư của nhà nước có 72 dự án, đạt 100% kế hoạch trong năm.
Trong đó lĩnh vực kinh tế đạt được 36 dự án; văn hóa – xã hội 19 dự án và du
lịch 17 dự án; đầu tư của tư nhân trong nước và ngoài nước 19 dự án. So với
những năm trước, đầu tư phát triển có trọng điểm và trọng tâm hơn, góp phần
làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn.
- Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện. Cơ cấu sản xuất nông
nghiệp chuyển biến tích cực, theo hướng sản xuất hàng hóa; cơ cấu cây trồng,
vật nuôi từng bước được chuyển đổi; tỉnh có diện tích 15.880 km. Trong đó,


16


diện tích rừng 551.252 ha, diện tích đất nông nghiệp 37. 324 ha ( trong đó,
đất làm ruộng 37.249 ha, đất trồng ngô 23,487 ha, trồng rau 720 ha). Trong
năm 2006 – 2010 có đất làm ruộng 29.211 ha, thu nhập được 104. 694 tấn; đất
vụ chiếm 49 ha, thu nhập 164 tấn; đất trồng ngô 23.487 ha, bằng 115.235 tấn.
- Về thương mại, du lịch, vận tải, điện lực, bưu điện và cơ sở hạ tầng có
bước chuyển biến tốt đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngoài buôn
bán giao lưu lượng hàng hoá trong tỉnh, còn có hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là
ngô, gỗ, trị giá 6.911USD, tăng 87,96% so với năm 2013, phần lớn là xuất
khẩu sang Việt Nam và Trung Quốc; nhập khẩu trong nước trị giá 13.738 triệu
USD, tăng 78,80% so với năm 2013, chủ yếu là hàng hoá công nghiệp, máy
móc phục vụ nông nghiệp, vật tiệu xây dựng và phụ tùng phương tiện.
Sản xuất nông nghiệp, tuy gặp khó khăn về giá cả, dịch bệnh nhưng
cũng đã phát triển tương đổi toàn diện, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi
đa dạng, tăng tích luỹ nội bộ ngành; trồng trọt phát triển theo hướng sản xuất
hàng hoá gắn với thị trường; chăn nuôi đã có bước phát triển các vùng chuyên
canh theo hướng công nghiệp, quy mô lớn, tập trung; sản xuất lâm nghiệp
đang chuyển dần theo hướng xã hội hoá.
Các ngành dịch vụ thương mại tiếp tục phát triển theo hướng thị trường
hàng hoá, phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng được mở rộng, đáp ứng được
nhu cầu mua và bán của nhân dân; các loại hình giao dịch thương mại văn
minh, hiện đại đang hình thành và phát triển.
Tuy nhiên, đến nay tỉnh Xiêng Khoảng vẫn là một trong các tỉnh chậm
phát triển: kinh tế phát triển chưa vững chắc, mức tăng trưởng còn thấp so với
khu vực và chưa tương xứng với tiềm năng. Sức cạnh tranh của nền kinh tế
còn yếu, doanh nghiệp còn nhỏ bé, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế còn
thấp; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng chưa theo kịp như phát triển kinh tế - xã
hội. Một số vấn đề y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội, môi trường còn bất cập.


17


* Về chính trị, văn hoá - xã hội
Tình hình chính trị của tỉnh có sự ổn định. Cán bộ, đảng viên và nhân
dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, yên tâm công tác, lao
động, sản xuất và đời sống của nhân dân tương đổi ổn định. Hệ thống chính
trị tiếp tục được củng cố; vai trò và hiệu lực lãnh đạo, quản lý của các cấp uỷ
đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân tiếp tục được tăng cường; quyền làm
chủ của nhân dân ở cơ sở ngày càng được phát huy; công tác xây dựng Đảng
được chỉ đạo thực hiện trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức, năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên được
nâng cao từng bước. Tỉnh đã xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện có kết quả
một số chỉ thị, nghị quyết, chuyền đề, chương trình và nhiều đề án lớn về
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác cán bộ có chuyển biến tích
cực, số cán bộ được đi đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng lên.
* Về giáo dục
Tỉnh đã chăm lo tuyên truyền, khuyến khích nhân dân góp phần đầu tư
để đẩy mạnh giáo dục, phát triển trường học các cấp. Hiện nay toàn tỉnh có 1
trường đại học sư phạm, 1trường đào tạo cán bộ, 53 trường phổ thông, 478
trường tiểu học. Nhìn chung sự phát triển về giáo dục thể hiện khá rõ nét sau
mỗi năm.
* Về y tế
Tỉnh đã quan tâm củng cố và phát triển mạng lưới y tế xuống cơ sở.
Toàn tỉnh có 2 bệnh viện và các huyện có 8 bệnh viện, có 41 trạm xá. Các cơ
sở nông thôn vùng sâu, vùng xa có hiệu thuốc tạo điều hiện cho nhân dân các
bộ tộc được khám chữa bệnh nhiều hơn và chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ, trẻ
em. Việc hạn chế sự phát triển của bệnh sốt rét, bệnh pôly được đặc biệt quan
tâm, nhờ đó tỷ lệ chết của bà mẹ và trẻ em ở tỉnh đã giảm xuống rõ rệt, dân số

toàn tỉnh được chăm sóc y tế ở những mức độ khác nhau.

18


* Về văn hoá - xã hội, thể dục thể thao
Xiêng Khoảng là một tỉnh bị chiến tranh tàn phá nhiều nhất so với các
tỉnh trong nước, hầu hết các công trình kiến trúc cổ xưa về văn hoá bị tàn phá.
Tuy nhiên, tỉnh Xiêng Khoảng có nhiều địa danh đặc sắc về văn hoá trên cả
nước như: Lăm Phuôn, Phon Bắng Phay. Tỉnh là một trong những địa phương
có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng, truyền thống của cư
dân nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi.
* Về an ninh quốc phòng
Xiêng Khoảng là một địa bàn chiến lược của Vàng Pao, một lực lượng
đặc biệt của đế quốc Mỹ trước giải phóng, cho nên tỉnh Xiêng Khoảng là
trọng điểm về an ninh quốc phòng. Từ khi giải phóng đến nay, tỉnh thường
xuyên và trực tiếp bị tác động của tình hình khá phức tạp do hoạt động của
bọn phỉ trong tỉnh, bọn phản động quốc tế và phản động Lào lưu vong ở ngoài
nước chống phá cách mạng. Trong những năm qua tình hình bên trong tuy có
bước phát triển có lợi nhưng chưa vững chắc, còn nhiều yếu tố có thể gây mất
ổn định về chính trị.
* Về mặt tâm lý và tín ngưỡng
Qua khảo sát thực tế cư dân của tỉnh Xiêng Khoảng và các huyện trong
tỉnh có thể chia cư dân làm hai bộ phận, cư dân tại chỗ và cư dân mới đến.
Cư dân tại chỗ bao gồm cư dân các bộ tộc đã cư trú ở vùng sâu, vùng
xa hàng trăm năm, thuộc 3 thành phần lớn, Lào Lùm, Lào Thâng, Lào Sủng.
Các bộ tộc có hàng chục nhóm địa phương khác nhau. Đặc điểm có bản của
nhóm cư dân này là dựa trên nền tảng của công xã nông thôn mang nhiều tính
chất cổ truyền, sản xuất tự nhiên, tự cung, tự cấp, công cụ thô sơ, kỹ thuật lạc
hậu, phân công lao động chưa phát triển.

Cư dân mới đến bao gồm cư dân thành thị và cư dân của tỉnh khác di
cư đến làm ăn, sinh sống sau giải phóng do cán bộ của Đảng và Nhà nước đưa

19


lên, với ý định làm một trong những lực lượng trụ cột để xây dựng vùng kinh
tế mới.
2.1.2. Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh do vậy cần tăng cường chức
năng lãnh đạo Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trên cả 3 mặt:
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng ủy các cấp đã quan tâm triển khai nghị
quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh
Xiêng Khoảng lần thứ VI, phát triển tổ chức cơ sở đảng làm cho đảng bộ ,chi
bộ cơ sở tăng lên.
Hiện nay đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng có 8 đảng bộ huyện, 79 đảng bộ
cơ sở, 752 chi bộ, so với năm 2010 tăng lên 32,64% .
Số lượng đảng viên toàn tỉnh có 11.424 đảng viên, trong đó đảng viên
nữ 2.487 đảng viên, tăng 42,73% so với năm 2010.
Số chi bộ vững mạnh toàn diện: 211 chi bộ, chiếm 29,50%;
Chi bộ vững mạnh: 307 chi bộ, chiếm 40,98%;
Chi bộ khá: 220 chi bộ, chiếm 29,26%;
Chi bộ không được xếp loại: 04 chi bộ,chiếm 0,51%.
Đảng ủy các cấp đã coi trọng và quan tâm đến việc kiểm tra,quản lý và
bảo vệ nội bộ đảng. Lấy việc kiểm tra thường xuyên là chủ yếu, kiểm tra
Đảng kết hợp với kiểm tra Nhà nước là quan trọng, do vậy đã quan tâm giải
quyết những tiêu cực trong nội bộ đảng một cách nhanh chóng và khẩn
trương, kiên quyết khai trừ đảng viên thoái hóa, biến chất ra khỏi tổ chức
đảng làm cho tổ chức đảng trong sạch và vững mạnh.

2.1.3.Tình hình đói, nghèo ở tỉnh Xiêng Khoảng
Có thể nói, Xiêng Khoảng là một tỉnh nghèo và có nhiều khó khăn nhất
so với tỉnh nghèo ở CHDCND Lào. 70% số dân làm nghề khai thác và phá

20


rừng làm nương làm rẫy trồng lúa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Lào,
năm 2010 tỷ lệ đói nghèo ở Xiêng Khoảng là 63% (cả nước là 39%). Năm
2013, tỷ lệ nghèo ở Xiêng Khoảng đã giảm xuống còn 45% (cả nước là 30%).
Năm 2013 - 2014, Sở Thống kê của tỉnh cho biết: Toàn tỉnh có 8 huyện, một
thị xã, 512 bản, trong đó có 170 bản nghèo bằng 33,20%. Có 5.902 hộ gia
đình nghèo, bằng 14,38% của tổng số hộ gia đình toàn tỉnh, 56 cụm bản trong
đó có 17 cụm bản nghèo, bằng 30,35% của tổng số cụm bản, toàn tỉnh có 3
huyện nghèo nhất như: huyện Mường Khun, huyện Nỏng Hét và huyện Tha
Thôm. Qua khảo sát thực tế, hiện có một huyện thoát khỏi huyện nghèo như:
huyện Mường Khun và năm 2013, với sự phấu đấu của tỉnh cũng như các cấp,
các ngành liên quan đó xúa nghèo được 801 hộ gia đình, bằng 13,57% của
tổng số hộ gia đình nghèo toàn tỉnh (hiện nay hộ gia đỡnh nghèo toàn tỉnh còn
5.101 hộ) [42, tr.19].
Bảng 2.1: Số liệu bản nghèo ở tỉnh Xiêng Khoảng năm 2013 - 2014
Đánh giá cấp
huyện

Số phần chung
T
T

Tên
huyện


Số bản
toàn
tỉnh

1

Pôch

111

Số
bản
nghè
o
0

2

Khăm

98

28

3 Nỏng Hột

107

70


4

Pha Xay

33

3

5

Khun

73

30

6

Mọc

25

12

7

Tha
Thụm


23

12

%

28.75
%
65.42
%
9.09%
41.10
%
48.00
%
52.17
%

21

Bản
khôn
g
nghèo
111

100.00%

1


70

71.43%

1

37

34.58%

30

90.91%

1

43

58.90%

1

13

52.00%

1

11


47.83%

%

Huyện
nghèo

Huyện
không
nghèo

1

1


8

35.71
%
33.20
Tổng
512
170
%
Nguồn: Tỉnh ủy Xiêng Khoảng.
Phu Cút

42


15

27

64.29%

342

1
2

6

Huyện chiếm tỷ lệ đói nghèo khá cao là huyện Nỏng Hột năm 20132014 còn 70 bản nghèo bằng 65,42% số bản cả huyện. Số hộ đói nghèo còn
1.796 hộ bằng 33,48% tổng số hộ. Các vùng nghèo tập trung chủ yếu ở vùng
núi cao, vùng sâu vùng xa, các bản trong vùng này thường giao thông khụng
thuận tiện, đi lại khó khăn chỉ đi được trong một mùa như mùa khô, không có
điện, nước sạch, chưa có chợ, các công trình thuỷ lợi yếu kém, hoặc chưa có.
Chủ yếu là sản xuất tự cấp, tự túc, chế độ canh tác lạc hậu, có nơi còn di cư tự
do, (nhất là ở vựng biên giới), các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế đều gặp
khó khăn, dịch bệnh còn xuất hiện nhiều như sốt rét, đau bụng...
Tốc độ tăng GDP bình quân của tỉnh là 5,5%/năm, trong đó, nông
nghiệp chiếm 64% của GDP, công nghiệp chỉ chiếm 12% GDP và dịch vụ
chiếm 24% của GDP. Bình quân theo đầu người chỉ đạt được 300 USD/năm.
Hàng năm hậu quả do thiên tai gây ra như: hạn hán, lũ lụt... trong 5 năm qua,
toàn tỉnh phải tổ chức hỗ trợ cứu đói trên 6,7 tỷ kíp. Trong đó đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng rất lớn, nhưng chất lượng và hiệu quả yếu kém. Nguồn lao động
trong độ tuổi cả tỉnh từ 16-75 tuổi là 195.965 người, chiếm 63,8% dân số toàn
tỉnh, phần lớn người lao động chưa được đào tạo, trình độ dân trí thấp kém,
trong đó trẻ em đang học, người nghỉ hưu, thương binh, lao động trong gia

đình chiếm 34,6%, có việc làm ổn định 63,8%, có việc làm chưa có nghề
nghiệp ổn định 1,2%, thất nghiệp 0,4% [1, tr.82].
2.2. Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng lãnh đạo công tác XĐGN hiện nay
2.2.1. Những chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước CHDCND
Lào về XĐGN

22


Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có địa hình núi cao chiếm phần
lớn diện tích, nhiệt đới gió mùa, địa bàn nông thôn chiếm 80% diện tích cả
nước. Nhân dân sống ở vùng nông thôn khoảng 85-90% là nghề sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp gắn với điều kiện tự nhiên thiên nhiên ưu đãi hàng
năm. Trước những điều kiện sản xuất trong nước như vậy, Đảng và Nhà nước
liên tục nghiên cứu, đề ra và thực thi hàng loạt chính sách nhằm giải quyết
vấn đề nghèo đói cho nhân dân với khẩu hiệu: dân giàu, nước mạnh định
hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa một cách ổn định chính trị, kinh tế,
xã hội. Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới đến nay, nhiều chính sách đã thực sự
phát huy tác động tích cực, như chính sách về ruộng đất, phân chia diện tích
ruộng đất cho nông dân và người nông dân có quyền hoàn toàn tự chủ trong
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chính sách tạo vốn cho sản xuất nông nghiệp,
cho phép nhà tư nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chính sách vay tiền để
làm vốn cho sản xuất; chính sách thị trường, mọi người dân có quyền tự do sở
hữu tài sản, tự do sản xuất, tự do buôn bán hợp pháp luật quy định; chính sách
giao đất giao rừng, phân chia đất đai cho nông dân sở hữu canh tác, trồng trọt,
chăn nuôi gia súc của gia đình; chính sách về đổi mới quá trình sản xuất, dùng
khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm
cao hơn: chính sách phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng đường sá,
công cộng để tạo cơ sở phát triển đô thị hóa nông thôn; chính sách phát triển
giáo dục và y tế khu vực nông thôn và đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt; chính

sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực kinh tế nông thôn... Những
chính sách này, thực sự đã trở thành những "đòn bẩy" thu hẹp dần khoảng
cách về chất lượng cuộc sống của người dân giữa nông thôn, vùng sâu, vùng
xa với thành thị. Song cũng thực hiện được sự công bằng xã hội, nhất là thu
hẹp tỷ số nghèo đói và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và
thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.

23


Từ khi tiến hành xây dựng đất nước định hướng theo con đường xã
hội chủ nghĩa và tiến hành đổi mới về cơ cấu kinh tế hiện nay, Đảng và Nhà
nước Lào luôn coi việc phát triển nông thôn đi đôi với việc xóa đói giảm
nghèo là một chiến lược trọng tâm, là chủ trương chính sách lớn trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, được quan tâm đặc biệt để ra chính sách và
lãnh đạo tổ chức thực hiện trong từng giai đoạn. Mục tiêu trước mắt của
chính sách đó là giải quyết đói nghèo cho được hơn một nửa trong tổng số
hộ gia đình nghèo hiện nay. Để đáp ứng được mục tiêu nhiệm vụ đó đã đề ra
các giải pháp như sau:
- Với địa bàn núi cao hiểm trở, để xóa đói giảm nghèo nhanh Đảng và
Nhà nước đã chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là xây dựng hệ thống
giao thông được đẩy mạnh đầu tư sửa chữa đường cũ, xây dựng đường xe ô tô
từ thành thị đến các vùng nông thôn, ở thành thị xây dựng đường quốc lộ bảo
đảm đi lại được 2 mùa, tạo điều kiện cho nông dân vùng sâu vùng xa sản xuất
và vận chuyển hàng hóa thuận tiện.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực. Nghị quyết số 7 ra ngày 20-91993 về việc phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào: Nghị quyết chỉ đạo số 11 của Bộ Chính trị ra ngày 12-7-2000 về việc
tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với việc phát triển nguồn nhân lực
cấp cơ sở, xây dựng hệ thống trường học đào tạo nghề nghiệp cho con em
nông dân, đặc biệt là xây dựng trường tiểu học dân tộc nội trú, để cho con em

dân tộc vùng sâu, vùng xa được học hành, ngoài ra có chính sách cho phép tư
nhân đầu tư xây dựng trường học miễn thuế, tạo điều kiện đào tạo con người
có trình độ khoa học kỹ thuật. Ngày 8-6-2004 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số
09 về xây dựng bản và cụm bản phát triển. Chỉ thị số 01 của Thủ tướng ra
ngày 11-3-2000 về việc xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, huyện thành
đơn vị kế hoạch ngân sách và bản thành đơn vị cơ sở thực hiện; Chỉ thị số 10

24


ra ngày 25-6-2001 về việc lập kế hoạch xóa đói giảm nghèo; Chỉ thị số 04 ra
ngày 12-4-2002 về việc định canh định cư cho nhân dân.
- Chính sách về vốn: dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Nhà nước
đã giao trách nhiệm cho Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu chiến lược về hỗ
trợ cho người nghèo vay vốn sản xuất với lãi suất thấp. Ưu tiên cho 47 huyện
nghèo vay để sản xuất hàng hóa. Thực hiện theo Chỉ thị Văn phòng Ủy ban
Chính phủ số 883 ra ngày 10-6-2005 cho phép tổ chức Ngân hàng ưu tiên cho
người nghèo để ngân hàng tín dụng của cụm bản với số tiền là 53 tỷ Kíp; Chỉ
thị của Văn phòng Ủy ban Thủ tướng Chính phủ số 698 ra ngày 10-8-2001
bàn về nghiên cứu và công nhận những điều kiện của Ngân hàng phát triển
châu Á về phát triển tài chính nông thôn, để phát huy vai trò Ngân hàng nông
lâm nghiệp; thực hiện lãi suất cho vay theo cơ chế thị trường (theo lãi suất
cao), chuẩn bị tổ chức ngân hàng ưu tiên người nghèo theo điểm huyện và
vùng nghèo. Với mục tiêu là đủ vốn cho hộ nghèo vay tiền đẩy mạnh sản xuất
hàng hóa mặt hàng nông - lâm nghiệp, mặt hàng thủ công, tiểu thủ công
nghiệp trong gia đình, ngân hàng ưu tiên người nghèo còn góp phần thúc đẩy
sản xuất hàng hóa, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo của hộ gia
đình nghèo các vùng. Ngân hàng ưu tiên người nghèo nằm trong bộ máy hành
chính không đòi hỏi lợi ích lãi suất và hoạt động dưới sự quản lý của Ngân
hàng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cho người nghèo vay để sản

xuất lương thực thực phẩm, những hộ gia đình đủ ăn, đủ mặc, phải phát huy
vai trò đầu tư mở rộng sản xuất hàng hóa.
2.2.2. Chủ trương XĐGN của Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng
Bước vào giai đoạn 2011-2015, Xiêng Khoảng vẫn là một tỉnh nghèo.
Trước tình trạng đó, Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VI xác định phương hướng
chung là: Tạo chuyển biến cả về tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế,
tăng trưởng đi đôi với phát triển bền vững, hội nhập với đà phát triển chung

25


×