Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Xác định giá trị và thu thập tài liệu lưu trữ phim điện ảnh để nhà nước bảo quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.98 MB, 184 trang )


ĐẠI n ọ c QUỐC CI A IIÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI I1ỤC KHOA n ọ c XÃ IIỘI VÀ NI1ÂN VẤN

Nguyễn Văn Xuyên

XÁC OỊNH GIÁ TRỊ VÀ THU THẬP TÀI LIỆU Lưu TRỮ
PHIM DIỆN ẢNH OỂ NHÀ Nước BAO QUẢN,

LUẬN VĂN THẠC s ĩ KHOA HỌC L ư u TRỮ HỌC VẢ T ư LIỆU HỤC

Hà Nội-1998


ĐẠI HỌC QUỐC C.IA IIẢ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XẢ HỘI VẢ NHÂN VÁN

Nguyễn Vỉín Xuyên

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VÀ THU THẬP TÀI LIỆU
M

m

m

■»

Lưu

TRỮ PHIM ĐIỆN ẢNH ĐỂ NHÀ N ưức BẢO QUẢN



C h u y ê n n g à n h : L ư u TRỮ HỤC VẢ T ư LIỆU HỌC
M ã số:
5. I 0.02

LUẬN VĂN t h ạ c : s ĩ k h o a h ụ c l ư u t r ữ h ọ c v à t ư l i ệ u h ọ c

NCỈUỪI IIƯỚNd DẪN KIIOA M ỌC:
P T S . Đ ào X uân Chúc

HÙ NỘI-1998
«

! f\v

U'-r n\:oc GiA

Ịĩk

'



~ W

'

x .ư h í

0

i*


LỜI CAM ĐOAN

Tôi đảm bảo rằng; Những vấn đề nghiên cứu, các số liộu trong bản luận
văn này không hề dược sao chép ở bất kì một tài liệu hay công trình nghiên cứu
nào của các lác giả khác.

rn S _

•2

1 ác g iá

N guyễn V ăn X uyên


Mục lục
Trang
Mở đầu
Chươngl

Sụ hình thành và đặc điểm của tài liệu phim ơiện ảnh

2
9

Việt Nam
1.1.


Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của điện ảnh

1.2.

Việt Nam
Các loại tài liệu phim điện ảnh

13

1.3.

Những đặc điểm chủ yếu của tài liệu phim điện ảnh

17

Chương 2 Những cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định giá trị tài

9

22

liệu phim điện ảnh
2.1.

Cơ sở pháp lỷ và thực tiễn của việc xác định giá trị tài

22

liệu phim điện ảnh Việt Nam

2.2.

Nguyên tắc phương pháp luận xác định giá trị lài liệu

28

phim điện ảnh
2.3.

Phương pháp xác định giá trị tài liệu phim điện ảnh

33

2.4.

Các tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu phim điện ảnh

36

Thu thập tài liệu phim điện ảnh để Nhà nước tổ chức

50

Chương 3

bảo quản
3.1.

Các nguồn tài liệu phim điện ảnh cần thu thập để Nhà


50

nước bảo quản
3.2.

Tổ chức công tác thu thập tài liệu phim điện ảnh

Kết luận
Tài liệu tham khảo

56
61
66


MỞ ĐẦU

Cuối thế kỷ thứ XVIII vối sự phát triển của khoa học-kỹ thuật, nhà hoá
học Sếch người Na Uy tìm ra chất clorua bạc. Phát minh này đã rnang lại cho
con người một phương tiện mới: ghi lại hình ảnh của thiên nhiên và con người
trên các vật liệu cảm quang, đó là cơ sở vật chất của ngành Nhiếp ảnh-Điện
ảnh sau này. Tuy nhiên phải đến cưối thế kỷ XIX (1895) hai anh em Luy-Mi-e
(Lumiere) người Pháp mới tìm ra được sự chuyển động của hình ảnh và phát
minh ra máy chiếu phim, nguyên lý ghi hình. Những phát minh này đánh dấu
sự ra đời của một loại hình nghệ thuật mới, sau này là nghệ thuật điện ảnh.
Những năm sau đó, với sự liến bộ của khoa học-kỹ thuật, điện ảnh từ
chỗ chỉ làm tái hiện hình người mội cách máy móc, giản đơn dần dần thể hiện
một cách rõ nét những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong thiến nhiên và xã hội
loài người. Như vậy, bên cạnh nguồn tài liệu chữ viết và tài liệu hiện vật đã
xuất hiện nguồn tài liệu mới đó là: Tài liệu phim điện ảnh. Tài liệu phim điện

ảnh có khả năng ghi và làm tái hiện lại những hoạt động của thiên nhiên, xã
hội một cách chính xác như dang xảy ra trước mắt người xem, nó được coi là
những bằng chứng sinh động của phương tiện nghe-nhìn (Visual -Audio) đối
với quần chúng. Tài liệu phim điện ảnh là một loại tài liệu mang tin bằng
hình ảnh độc lập, nó có (hể bổ sung và thay thế các nguồn tài liệu khác trong
một số trường hợp. Tài liệu phim điện ảnh đã trỏ thành đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học.
Nhờ phương tiện kỹ thuật hiện dại, những hình ảnh trên phim có thể
được chiếu nhanh, chậm hoặc dừng lại. Người nghiên cứu có thể thấy rõ từng
động tác, từng đường nét và có thể phím tích từng động thái mà trong điều
kiện bình thường con người khó nắm bắt được.

2


Nói về hình ảnh động (phim diện ảnh, băng ghi hình, đĩa ghi hình ...)
Dại lìội lần thứ XXI Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hoá của Liên Hiệp
QuỐc(UNESCO) họp tại Belgrade ngày 15 tháng 7 năm 1980 đã khẳng định:
"Hình ảnh động là một sự biểu hiện tính chất riêng biệt của nền văn hoá của
các dân tộc và do giá trị về mặt văn hoá, giáo dục, khoa học và lịch sử của
chúng, hình ảnh động là một phần không thể thiếu được của tài sản văn hoấ
cỉia một quốc gia" |4, 2ị, Tàỉ liệu phim điện ảnh là bằng chứng lịch sử được
sử dụng như một nguồn sử liệu. Đổng thời còn là thành phần không thể thiếu
dược trong Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Quyết định số 168- HĐBT
ngày 26- 12 -1981 của Hội đồng Bộ tnrởng về việc thành lộn Phông lưu trữ
Quốc gia Việt Nam ghi rõ: ” v ề thànli phần của Phông lưu trữ Quốc gia Việt
Nam, ngoài các loại tài liệu trên giấy còn có âm bản và dương bản các bộ
phim, cấc băng đĩa ghi âm...” [23, 454-456].
Ngày nay cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, nhu cầu thông till
ngày càng tăng, số phim điện ảnh của các cơ quan văn hoá, ihông tin cũng

tăng lên về thể loại, chủng loại cũng như số lượng tác phẩm. Khối lượng tài
liệu phim điện ảnh phải nộp vào lưu trữ Nhà nước cũng tăng lên một cácli
thing kể. Nếu cứ giữ lại tấl cả số phim đã được sản xiìất ra kể cả những phim
tin liẽì giá (1'ị, hư hỏng hoặc trùng lặp sẽ làm ảnh hưởng lớn đến bảo quản, tra

lìm, klini thác loại tài liệu dặc biệt này. Vấn đề xác định giá trị phim điện ảnh
và ílm thập cluing để lưu trữ ở nước ta đang đặt ta là nghiên cứu, vạch ra được
IV hùm trên cơ sơ thực tiễn nghiệp vụ lưu trữ cho loại hình lài liệu này.
Về mặt lý luân, dã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả
nươc ngoài và Irong nước như: " Những nguyên tắc cơ bản trong công tấc của
cnn cấc viện lĩ ru trữ Nhà nước tài liệu ảnh, phim điện null và ghi âm.” (Viên
njzhien cứu loììn Liên bang về văn kiện học và cống tác lu'11 trữ -1980, Tổng
fin*

I 1fil Ini I.irn Xô); Cổng (rình nghiên cứu: " Đánh giá gi;í trị tài liệu phim

3


diện mih và thu thập cluing vào Pliỏng lưu trữ Nhà IIƯỚC Liên Xô

của tác

giả L.N. Cơ-Riu-cốpVa (1984); Tài liệu hướng dẫn: " Những cơ sở lý !uận và
plmơng pháp

Xíic

định giá trị tài liệu phim điện ảnh-ảnh và ghi âm.” của Cục


Lưu trữ Bộ Văn hoá Cộng hoà nhân dân Hung -Ga - Ri, Cục Lưu trữ quốc gia
Bộ Nội vụ Cộng lioà Dân cliủ Đức, Tổng liên hiệp các viện Lưu trữ quốc gia
Cọng lioà nliíìn ciAn Ba ĩ,an, Tổng cục Lưu trữ trực tlmộc Hội dồng Bộ trưởng
Liên Xô, Cục Lưu trữ I3ộ Nội vụ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa SLovaki, Cục
I .ưu ItTr Bộ Nội vụ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa vSéc cùng soạn thảo (1983).
() nước lí), cho đến nay xác định giá trị lài liệu phim diện ảnh và llui
lliẠp chúng dể Nhà nước tổ chức bảo quản là vân đề còn nóng bỏng và có tíiili
cấp bách về lý luận cũng như thực tiễn, v ề vấn đề này ở trong nước đã có một số
hài viêì ngắn dăng trên các tạp chí: Văn thư - Lưu trữ ( Cục Lưu trữ Nhà Iiước),
Tạp clií: Thông tin klioa học Liai trữ điện ảnh (Viện Nghệ thuật và Lưu trữ điện
ảnh ) như bài: " Mấy vấn dề cơ sở phương pháp luận để xác dịnli giá trị tài liệu
lưu Irữ phim diện ảnh.” [1, 3-9J của tác giả Đào Xuân Clìííc; bài: "Bàn về thẩm
tlịnli giá trị Ill'll trữ của tác phẩm điện ảnh" [16, 6-7] của lác giả Phương Nam;
Một số đề tài nghiên cứu như: "Xác định giá trị phim diện ảnh.” [26] của nhóm
nghiên cứu Nguyễn Thắng - Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Xuyên (Viện Nghệ
thuật và Lưu trữ điện ảnh). Ngoài ra một số luận văn tốt nghiệp cử nhân ngành
Lưu trữ của sinh viên khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cũng dã
đổ cập tới vấn dề này như: "Tài liệu phim điện ảnli về cuộc chiến đấu của
nil An dAn ta chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ 5-8-1964
đến 27- 1- 1973

(Luận văn của Nguyễn Thị Như Thuần); "Một số ý kiến về

xác định giá liị phim thời sự, tài liệu ở Viện Tư liệu phim Việt Nam

(Luân

văn của Mã Thị Tiệu ); "Bước đầu vận dụng các nguyên tắc và tiêu chuẩn
cún Ill'll Irữ học để xác định giá trị lài liệu phim thời sụ - tài liệu ở Viện Nghệ
ihiiịìt Ví» Lưu trữ điện ảnh Việt Nain


(Luân văn của Míìi Thị Thu Hiền).

4


Qua các bài viết, đề tài nghiên cứu, luận văn đã đề cập ử trên tối thây
mng các tác giả mới chỉ đưa ra một số ý kiến bước đẩu, chưa có sự lổng hợp
Vil phan líclì toàn diện trên cơ sở của phim điện ảnh Việt Nam trong những
năm qua để làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu. Thực lế việc lựa chọn những hộ
plìim có giấ trị cũng không đơn giản và càng không th ể làm một cách luỳ
tiện. Chúng ta biết rằng việc xác định giá trị tài liệu lưu trữ hành chính da
klió, nhưng với lài liệu phim điện ảnh lại càng khỏ lìơn. Ngoài những giá 1lị
vốn cổ của lài liệu lưu trữ như: giá trị khoa học lịch sử và giá trị thực tiễn fài
liệu phim điẹn ảnh còn cổ giá trị nghệ thuật-thẩm mỹ. Việc Xíic định giá trị và
lự:i chọn phim điện Anh để Nhà niíơc hảo quản phíỉi thạn trọng gAp hội, (1C
kỈKM1Í.Ị líìm míĩ! (li những hộ phim, cioạn phim lư liệu gin trị trong Phông lưn
trữ. I )c làm tot công tác xác định giá trị, thu thập, bổ xung tài liệu phim diện
;mh \ ’I' milt ngliiệp vụ kliồng thể k h ô n g d ự a vào CỈÍC n g u y ê n lắc, luật ]ệ ciìa

r;\r co' (ỊMíin Ill'll trữ Nhà nước. vSong, hiện nay Nilh nuức tn chưa ban hiĩnli
'ỈIIMT những vfm bản cụ thể chỉ dạo việc xác dịnli giíí trị lài liộn plìiiĩì (liẹn
■inh. lim (hập lài liệu phim điện íỉnh nói riêng và lài liệu hình mill dộng nối
clnmg. Việc vạch ra những cơ sở lý luận khoa học cho cổng lík* xnc (lịnh pin
lì ị tài liệu phim điện ảnh dựa trên cơ sở thực liễn ở nước In hiện nay (lang là
111ỘÍ van đề cấp thiết của ngành Lưu trữ. V.I. Lên in đã tuyên bố: " Đối với

cluing lôi, thì lý luận dược dùng làtn cơ sở cho hành động dược chắc chắn
17,2041.
Với lòng mong muốn dược đóng góp vào việc xây dựng hệ thống lý

luộiì về xấc định giá trị tài liệu lưu trữ phim điện ảtìli, hằng Ihực tế nhiều nấm
rông Inc ở một cơ quan Ill'll trữ phim điện ảnh lớn nhất Việt Nam lối cìã chọn
(lề tòi : "Xấc định giá trị và thu lỉiập lài liệu lưu trữ phim diện ảnh dể Nhà
nước hảo quản.” Đề tài này phân tích, vạch ra những đặc điểm của loại lài
liộu phim điện ảnh Việt Nam, cơ sở lý luận - thực tiễn những nguycn tắc, ticu
chuẩn xác định giá trị và bước đầu vạch ra cấc nguồn ihu thập chủng dể Nhà

5


nước bảo quản dối với thể loai phim thời sự, tài liệu, các đoạn phim tư liệu
(loại phim không hư cấu). Tôi không có tham vọng xây dựng hệ thống tiêu
chuẩn để xác định giá trị cho cấc thể loại phim hư cấu.
Để hoàn bản luận văn này lôi đã sử dụng những tài liệu tham khảo
chính sau đây:
- Lênin, Toàn lập
- Lênin, Về điện ảnh vấn đề quan trọng nhất từ tất cả nền nghệ thuật,
Nhà xuất bản Mát-Xcơ- Va ; 1973, tập 66, 67, 191, 193
- Những văn kiện của Đảng và Nhà nước về công tác công vãn giấy tờ và
công tác lưu trữ.
- Cồng báo xuất bản từ năm 1945 đến 1996.
- Những văn bản pháp quy liên quan đến điện ảnh của Bộ Văn hoá Thông tin từ năm 1955 đến nay.
- Giáo trình Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ của Bộ môn Lưu trữ
học (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội)
- Công tác Lưu trữ Việt Nam ( Cục Lưu trữ Nhà nước).
- Tạp chí Văn thư-Lưu trữ.
- Thực hành lưu trữ phim của Hiệp Hội các viện lưu trữ phim quốc tế
(FIAF) xuất bản năm 1990 (bản dịch).
- Lịch sử Điện ảnh Việt Nam, Cục Điện ảnh, (Sơ thảo), 1983.
-Tạp chí Thông tin khoa học Lưu trữ điện ảnh từ năm 1989 đến 1994 (

Viện Nghệ thuật và Lưu trữ điện ảnh Việt Nam ).
Ngoài các nguồn tài liệu trên, để phục vụ nghiên cứu đề tài này, tôi đã
trực tiếp xem, khảo sát hàng nghìn bộ phim thời sự, tài liệu và nhiều đoạn
phim tư liệu chưa được sử dụng dược sản xuất từ 1945 đến những năm gần
đây ở các cơ quan lưu trữ và sản xuất phim điện ảnh trong nước như: Viện
Nghệ thuật và Lun trữ điện ảnh, Hãng phim Tài liệu - Khoa học Trung ương,
Xí nghiệp phim Quân đội Nhân dân, Hãng phim Giải phóng, Trung tâm tư

6


liệu Đài truyền hình Việt Nam, Điện ảnh Bộ đội Biên phòng, Điện ảnh Bộ Nội
vụ...
Để thực hiện luận văn, tôi dã vận dụng các phương pháp luận của chủ
nghía Mác-Lênin, phương pháp sử liệu học, phương pháp lô-gích để xem xét
và phân tích. Các phương pháp thông tin, phương pháp hệ thống cũng được
vận dụng để xử lý toàn bộ các tài liệu phim điện ảnh khi xem xét giá trị của
chúng.
Qua bản luận văn, tôi muốn đưa ra một cách có hệ thống các nguyên
tắc và tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu phim điện ảnh thể loại thời sự, tài
liệu, tư liệu. Luận văn cũng dề xuất một số vấn đề về phương pháp phân tích,
lựa chọn tài liệu phim diện ảnh để thu thập lượng tài liệu tối ưu vào bảo quản,
xác định các nguồn bổ xung thu thập chúng.
Luận văn này ngoài phần mở đầu và kết luận phần nội dung gồm ba
chương:
Chương l.Sự hình thành và đặc điểm của tài liệu phim diện ảnh Việt Nam
1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của điện ảnh Việt Nam
1.2 Các loại tài liệu phim điện ảnh.
1.3. Những đặc diểm chủ yếu của tài liệu phim điện ảnh
Chương 2. Những cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định giá trị tài liệu phim

điện ảnh
2 .1. Cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc xác định giá trị tài liệu phim
điện ảnh Việt Nam.
2.2. Nguyên tắc phương pháp luận xác định giá trị tài liệu phim điện ảnh
2.3. Phương pháp xác định giá trị tài liệu phim điện ảnh
2.4. Các tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu phim điện ảnh.

7


Chương 3. Thu thập tài liệu phim điện ảnh để Nhà nước tổ chức bảo quản
3.1. Cấc nguồn tài liệu phim điện ảnh cần thu thập để Nhà nước bảo quản
3.2. Tổ chức công tác thu thập tài liệu phim điện ảnh
Phụ lục : 1- Một số văn bản pháp quy của nhà nước về công tác lưu trữ tài
liệu phim điện ảnh từ năm 1946 đến nay
2- Bảng kê dự kiến mộl số phim thời sự, tài liệu có thời hạn bảo
quản lâu dài, vĩnh viễn ở kho lưu trữ phim điện ảnh Viện Nghệ
thuật và Lưu trữ điện ảnh Việt Nam.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, vấn đề xác định giá trị tài liệu lưu trữ
nói chung và xác định giá trị tài liệu phim điện ảnh nói riêng là một vấn đề
lớn, phức tạp của Lưu trữ học nên bản luận án này của tôi chắc chắn còn
nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong được sự góp ý, trao đổi của các thầy, cô
giáo, của các đồng nghiệp để làm sáng tỏ hơn vấn đề này. Tôi xin trân trọng
cảm ơn sự giúp đỡ của thầy PTS Đào Xuân Chúc người trực tiếp hướng dẫn
tôi, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn, các đồng chí lãnh đạo các cơ quan lưu
trữ, sản xuất phim điện ảnh, các anh chị em đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn
thành bản luận văn.

8



CHƯƠNG 1
S ự IIÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐlỂM

c ủ a t à i l iệ u p h im

ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM
1.1 .Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của điện ảnh Vỉệt Nam.
Ngày 28 tháng 12 năm 1895 hai anh em người Pháp Lumiere tổ chức
buổi trình chiếu phim đầu tiên tại một quán cà phê ở thủ đô Pari. Sự kiện này
đánh đấu sự ra dời của điện ảnh thế giới. Việt Nam là một thuộc địa của Pháp,
chính quyền thực dân tận dụng ngay tính chất văn minh, hấp dãn của điện ảnh
dể cổ động, tuyên truyền cho chế độ của chúng. Ngày 18 tháng 5 năm 1899
trên tuần báo Nam Kỳ số 81 đã giới thiệu một chương trình phim của
Le’opold Bernard được chiếu tại dường Cham er(Sài Gòn ). Những buổi chiếu
phim như vậy chủ yếu diễn ra ở các khách sạn lớn, trong các đơn vị quân đội
Pháp. Dân chúng Việt Nam còn rất ít người biết đến. Trong những năm đó
phim chiếu điều là những bộ phim truyện do người Pháp sản xuất và những
đoạn phim thời sự ghi ở chính quốc. Có một số phim về phong cảnh, phong
tục, hội hè quay tại Việt Nam như: "Hội Kiếp Bạc”, "Phong cảnh tại kinh đô
Huế”

[28].

Năm

1916-1918

đoàn


điện ảnh quân dội Pháp(Mission

cinématographique ) sang Việt Nam đã quay được 20 phim tài liệu về phong
lục, tập quán, sinh hoạt của dân chúng, các cảnh đẹp lừ thành phố Hà Nội, Sài
(ỈÒII đến (lổng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ngoài ra một số người Pháp và
Hoa kiều dã bỏ vỏn để sản xuất các phim truyện nhằm mục đích kinh doanh
như phim: "Kim Vân KiềiT(1924); "Huyền thoại Bà ĐéT’(1925).
Với mục đích khai thác bóc lột thuộc địa, chính quyền Pháp chỉ đầu tư
những ngành khai khoáng, chế biến còn các cơ sở kv thuật điện ảnh clulng

9


không đẩu tư gì ở Việt Nam. Tuy nhiên vào những năm 20-30 của thế kỉ này,
một số người Việt Nam là trí thức và giàu có với ý thức dân tộc, họ đã quay
một số phim tài liệu, phim truyện như: Chủ hiệu ảnh Hương Ký là ông
Nguyễn Lan Hương (Sài Gòn) quay được những phim tài liệu: "Linh Lăng tức đám tang vua Khải Định”; "Lễ tấn tôn Bảo Đại” (1925), nhóm làm phim
Đàm Quang Thiện quay được các bộ phim truyện :"Cánh đồng ma”; "Trận
phong ba” (1937), nhóm Asiafilm do Nguyễn Văn Đinh đứng đầu quay được
các phim 'Trọn với tình” (1937); "Khúc khải hoàn”(1940) v.v...
Các nhóm làm phim người Việt Nam chỉ duy trì được một thời gian ngắn
sau đó giải tán bởi không có đủ vốn, kỹ thuật ...dể tiếp tục làm phim. Thời kỳ
Nhật chiếm đóng (1940 “1945), khổng có người Việt nào đứng ra làm phim, các
phim chiếu ở rạp là phim của Nhật Bản và các nước đồng minh Nhật.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945 Chính phủ cách mạng lâm thời Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà đã tổ chức bộ phận Điện - Nhỉếp ảnh trong Bộ Thông
till - tuyên truyền. Bộ phận này tổ chức các đoàn chiếu bóng lưu động, lập toa
xe lửa điện ảnh đi chiếu phim cho nhân dân dọc quốc lộ số 1 từ Bắc vào Nam.
Ngày 20 tháng 12 năm 1946 cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, tại Nam Bộ năm 1947 hoạt động điện ảnh dã được tổ chức

bằng sự ra đời của Điện ảnh Khu 8, tiếp đó Tổ xi nê Khu 9, Khu 7. Do điều
kiện chiến tranh ác liệt, sản xuất phim trong thời kỳ này hết sức khó khăn,
thiếu thốn: Dùng guồng gỗ tự tạo quay bằng tay, ánh sáng đèn măng sông để in
tráng phim, cấc buồng in tráng là những chiếc ghe xuồng trên kênh, rạch hay
dưới cấc hẩm sâu. Điều kiện kỹ thuật thiếu thốn như vậy, song các nhà quay
phim chiến sự như: Mai Lộc, Khương Mễ, Lê Minh Hiền, Nguyễn Thế
Đoàn...đã quay được nhiều bộ phim ghi lại hình ảnh chiến đấu của các dơn vị
hộ dội Tiểu đoàn 307, 308 qua các phim: 'Trận Mộc Hoá”; "Trân La Ban”;
"Chiến dịch Trà Vinh” v.v...[14, 44]. Đầu năm 1951 do tình hình chiến sự lan

10


rộng Điện ảnh 3 khu 7, 8, 9 nhập lại thành Điện ảnh Nam Bộ. Cuối năm 1951,
quAn đội Pháp càn quét liên tục vào những vùng giải phóng, vì vậy, Điện ảnh
Nam bộ phải phân tán về các tỉnh. Một số lớn các nhà làm phim của Điện ảnh
Nam Bộ sau đó ra Việt Bắc như Mai Lộc, Lê Minh Hiền, Nguyễn Thế
Đoàn. V.V...Hoạt động điện ảnh tại Việt Bắc thời kỳ nàỹ gặp nhiều khó khăn,
do xa các đô thị nên việc mua sắm các phương tiện, phim nhựa, hoá chất in
tráng không kịp thời. Cuối năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Phan
Nghiêm đã quay được 2 bộ phim 16mm về chiến dịch này: "Trận Đông
Khê’Và 'T rao đổi tù binh tại Thất Khê”[17, 47]. Sau năm 1950, Điện ảnh
Trung Quốc, Liên Xô cử một số nhà quay phim sang Việt Nam giúp đỡ làm
phim cho chúng ta, cũng như cung cấp vật tư, thiết bị sản xuất phim. Ngày
15 tháng 3 năm 1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 147/SL quyết
định thành lập "Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt
Nain” [l 1]. Với sắc lệnh này, kể từ đó đã được coi là sự ra đời của ngành Điện
ảnh Việt Nam. Từ năm 1951 - 1953, một số bộ phim tài liệu, tư liệu về cuộc
kháng chiến của nhân dân ta ở các chiến trường Việt Bắc, Tây Bắc, các vùng
địch hậu và đặc biệt hình ảnh về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung

ương Đảng, Chính phủ ở chiến khu Việt Bắc dã dược sản xuất như các
phim:"Giữ làng giữ nước”; "Chiến thắng Tây Bắc”; "sinh hoạt của Hồ Chủ
tịch ở Việt Bắc” V.V...Ị 12, 20-40].
Trong thời gian từ 1945 - 1954 ở các rạp chiếu phim tại các vùng
tạm chiếm, phim do người Pháp sản xuất vẫn chiếm lĩnh chủ yếu, một số
tư nhân người Việt làm được vài ba bộ phim truyện về con người, cảnh vật
trong nước như: "Kiếp hoa” ; "Bến cũ”; "Tình yêu và hạnh phúc” ; " Phạm
Công Cííc Hoa” [28].

11


Sau hoà bình lập lại trên miền Bắc năm 1954, một loạt các tổ chức của
ngành Điện ảnh: Các xưởng sản xuất phim, các trường đào tạo cũng như cơ
quan quản lý được thành lập. Ngày 13 -11- 1956 thành lập Cục Điện ảnh,
Xưởng phim Việt Nam. Năm 1960 thành lập xưửng phim Quân đội Nhân dân
Việt Nam và Xưởng phim hoạt họa. Tháng 6 năm 1961 thành lập Xưởng phim
Thời sự - Tài liệu sau khi Xưởng phim Việt Nam tách bộ phận sản xuất phim
truyện thành Xưởng phim Hà Nội. Năm 1965, với sự giúp đỡ của Trung
Quốc, ngành điện ảnh xây dựng Xưởng kỹ thuật sản xuất phim với công xuất
hàng triệu mét phim đen trắng một năm, điều này đã mở ra cho viêc sản xuất
phim nhiều thuận lợi số lượng, chất lượng phim tăng lên. Sau Hiệp định
Giơnevơ năm 1954, đất nước ta bị chia cắt thành hai miền, miền Nam tiếp tục
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Để
phản ánh cuộc sống, chiến đấu của quân dân miền Nam, có rất nhiều anh chị
em là quay phim, đạo diễn miền Bắc vượt Trường Sơn vào các chiến trưòng.
Ngày 30 tháng 10 năm 1966, Bộ Văn hoá thành lập Xưởng phim Giải phóng
(Xưởng phim Thời sự - Tài liệu B). Bên cạnh Xưởng phim Giải phóng còn có
Xưởng phim Quân Giải phóng thành lập năm 1964 (một bộ phận của Xưởng
phim Quân đội).

Từ năm 1954, điện ảnh trong vùng tạm chiếm miền Nam chủ yếu đặt
dưới sự kiểm soát, quản lý của Quân đội và Cơ quan thông tin chiêu hồi chính
quyền Nguỵ Sài Gòn: Phòng Điện ảnh quân lực VNCH và Trung tâm Quốc
gia điện ảnh. Hai cơ sở này chuyên làm phim tuyên truyền cho quân đội và
chế độ của chúng như những phim: "Ấp ta chiêu hồi”; "Chiến dịch vết dầu
loang”(1963); "Cố đô Huế trong khói lửa” (1968)v.v...[27].
Sau khi đất nước được thống nhất (1975), Điện ảnh Việt Nam được
qui tụ và phát triển. Nhiều Xưởng phim được đổi lại tên hoặc mở rộng sản
xuất thành các xí nghiệp, trong xí nghiệp có các phân xướng sản xuất như:

12


Phân xưởng sản xuất phim thời sự, phân xưởng phim tài liệu, phân xưởng
phim khoa học v.v...Trong mười năm đầu tiên sau khi đất nước thống nhất
(1976 -1986), từ sản lượng 18 -20 bộ phim thời sự- tài liệu, khoa học dược
nâng lên 60 -70 bộ phim /năm.
Tháng 9 năm 1970 Đài truyền hình Trung ương được thành lập và phát
sóng trên màn ảnh nhỏ. Năm 1981, loại phim thời sự của Xí nghiệp phim thời
sự - tài liệu khoa học Trung ương đưực chuyển sang cho Đài truyền hình
Trung ương sản xuất hàng ngày. Nấm 1986, đất nước bước vào giai đoạn đổi
mới theo nghị quyết Đại hội VI của Đảng, các cơ sở điện ảnh của Nhà nước
cũng chuyển dần từ chế độ bao cấp sang chế độ hạch toán kinh tế có sự tài trợ
một phần của Nhà nước và do có sự tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa Liên
Xô, các nước Đông Âu vật tư cho việc sản xuất phim thiếu thốn nên sản lượng
phim đã giảm sút. Để phù hợp với cơ chế mới, các Xí nghiệp sản xuất phim
đổi tên thành các hãng sản xuấl: Hãng phim Tài liệu - Khoa học Trung ương,
Hãng phim Giải phóng, Hãng phim truyện Việt Nam ... Ngoài ra một loạt các
Hãng phim của các đoàn thể, các lổ chức xã hội, nhóm cá nhân đã được thành
lập theo qui định của luật pháp cho phép. Những năm gần đây, bên cạnh các

hãng phim của Nhà nước đã có tới 40 hãng phim do các Hội, các tổ chức tự
bỏ vốn đăng ký hành nghề sản xuất các loại phim. Bên cạnh đó sự xuất hiện
thêm loại hình nghe nhìn bằng vật liệu băng từ, đĩa kim loại (vidéocassette)
đã có sự tác động rất lớn tới ngành Điện ảnh. Trong những năm gần đây,
nhiều cơ quan chuyên sản xuất phim điện ảnh phải thu hẹp cơ cấu tổ chức
làm phim nhựa, số lượng cũng như chất lượng phim có chiều hướng giảm sut.
1.2. Các loại tài liệu phim điện ảnh
Tính xác thực của thông tin trong các tài liệu phim điện ảnh luôn có
mối liên quan chặt chẽ với việc tổ chức các loại phim điện ảnh. Do đó việc
phân loại đúng đắn tài liệu phim điện ảnh theo các đặc trưng: hình thức sản

13


xuất, chủ đề nội dung, có ý nghĩa quan trọng Irong việc xác định giá trị của
chúng. Đối với việc phân loại theo chủ đề nội dung là một vấn đé phức tạp,
thường hay có sự không thống nhất trong các nhà làm phim và giới nghiên cứu
điện ảnh.
Trong phim điện ảnh ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế
giới có các loại hình phim: phim thời sự, phim tài liệu, phim truyện, phim
hoạt hình, phim giáo khoa, phim khoa học, phim quảng cáo. Ở đây chúng ta
chỉ đi sâu vào tìm hiểu các loại hình

phim không hư cấu (phim người thật,

việc thật) đó là loại hình phim thời sự và tài liệu là hai loại phim điện ảnh
quan trọng nhất với tư cách là tài liộu lưu trữ.
^ Phim thời sự (newsreel): phim.thời sự là các phim phát hành thường kỳ,
thường có nội dung là thông tin về các sự kiện khác nhau trong đời sống
chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá ở trong nước và quốc tế. Mục tiêu của

phim thòi sự là bằng cách nhanh nhất, kip thời nhất giới thiệu với khán giả
về các sự kiện mới xảy ra. Loại phim này được phát hành 1-2 lần một
tháng, gồm 1 cuộn hoặc 2 cuộn (300-600 mét hay từ 1 0 - 2 0 phút), ở nước
ta loại phim thời sự điện ảnh được Xưởng phim thòi sự -tài liệu Trung
ương, Xưởng phim tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Xưởng phim Quân
đội sản xuất. Đặc biệt Xưởng phim thời sự -tài liệu Trung ương đã sản xuất
đều đặn phim thời sự từ năm 1955 đến năm 1981, sau đó do có Đài truyền
hình Trung ương phát tin thời sự hàng ngày nên ở đây không sản xuất loại
phim này. So với các phim thời sự của điện ảnh, Đài truyền hình thông báo
các bản tin thời sự nhanh chóng, linh hoạt hơn và các Đài truyền hình còn
có thể chuyển đến người xem một sự kiện nào đó bằng cách tưòng thuật tại
chỗ. Ví dụ: tường thuật tại chỗ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ
VIII diễn ra ở Hội trường Ba Đình v.v...Phim thời sự điện ảnh được phát

14


hành theo số thứ tự trong năm và trong phim gồm nhiều đoạn tin tức khác
nhau ví dụ:
Thời sự số 15-1962
+ Hồ Chủ tịch thăm trạm bơm Đan Hoài
+ Cầu treo suối Giàng
+ Bản Pa Khen vào mùa
+ Cho chúng em gặp các bạn bờ Nam
+ Nông trường Rạng Đông
4- Mỏ tlian cọc sáu

[3]

Phim thời sự điện ảnh còn được phân loại theo chủ đề nội dung: thời sự

thiếu nhi, thời sự nông thôn, thời sự quốc tế... Các phim thòi sự điện ảnh cũng
như các bản tin của truyền hình được coi nlur những tờ báo hàng ngày bằng
hình ảnh và dược rất nhiều quần chúng theo dõi.
* Phim tài liệu (Documentaries)
Khác với phim thời sự thường kỳ thông báo cho khán giả những thông
tin về các sự kiện mới xảy ra, phim tài liệu là những tác phẩm điện ảnh được
dàn dựng trên cơ sở quay phim có chương trình kế hoạch chuyên môn từ
trước. Phim tài liệu còn có thể sử dụng từ các trích đoạn của phim thời sự, tài
liệu cũ dang được lưu trữ theo một ý tưởng sắp đặt bố cục mới. Cơ sở đầu tiên
của bất kỳ phim tài liệu nào cũng là kịch bản văn học. Trong phim tài liệu
người ta còn phân loại theo đặc trưng chuyên đề khác nhau:
+ Phim tài liệu chính luận: Nội dung của nó thường thể hiện các sự kiện,
vấn đề mang tính chính trị, lịch sử, phản ánh thực tế hiện tại. Nội dung phim
chính luận rất đa dạng, phản ánh những ngày ngày lao động bình thường của
người dân, thông qua đó giới thiệu cuộc sống dưới chế độ mới, các sự kiện

15


trong nước hoặc quốc tế v.v...Thường thường những phim này ra dời bởi các
kếl quả của sự quan sál "vấn dồ” lâu dài của các nhà làm phim. Mục đích của
loại phim này là thông qua hình ảnh động, âm thanh (phỏng vấn, bình luận...)
để khẳng định, bác bỏ một hay nhiều vấn dề đang được xã hội quan tâm. Giá
trị của phim thể hiện bằng ý nghĩa của các sự kiện và vấn đề được giả quyết.
+ Phim tài liệu lịch sử: Là loại phim nghiên cứu về lịch sử, trên cơ sở
nghiên cứu các đoạn phim thời sự cũ, các tấm ảnh lưu trữ, các nhân chứng
sống ...Để trình bày một giai đoạn hay một vấn đề về lịch sử của dân tộc qua
suy ngẫm, so sánh "hôm qua”với "hôm nay”. Phim tài liệu lịch sử khồng chỉ
thỏa mãn cho đại bộ phận quần chúng về những hiểu biết có tính giáo dục mà
còn là các tác phẩm bằng hình ảnh với tư cách là những sản phẩm của nghiên

cứu lịch sử. Trong phim tài liệu lịch sử hình ảnh, lời phỏng vấn, bình luận ... phải
khảo cứu như một nguồn sử liệu và trình bày một cách khoa học, chặt chẽ.
+ Phim chân dung tiểu sử: Phim chân dung tiểu sử là các phim về các nhà
hoạt động chính trị, những vị tướng lĩnh, các nghệ sĩ, cấc nhà khoa học có
công với đất nước, dân tộc trong quá khứ hoặc các nhà hoạt động nghệ thuật,
thể thao, hoạ sĩ đương đại V.V...NÓ là một trong những loại hình của phim tài
liệu. Phim có giá trị khi hình ảnh động của nhân vật được sử dụng như là
những minh chứng cho lời kể của phim.
+Phim tài liệu bút ký: Là loại phim nội dung của phim đề cập tới các vấn
để thời hiện tại. Phim thường giới thiệu những vấn đề đời sống xã hội, các sự
kiện diễn ra gần với chííng ta bằng sự cảm xúc qua các hình ảnh theo trình tự
của vấn dề hay sự kiện.
+Phim tài liệu nghệ thuật: Là loại phim mang tính biểu cảm bằng thẩm mĩ.
Nội dung phim chủ yếu đề cập các mặt nghệ thuật, sinh hoạt văn hoá của các
dân tộc, cộng đồng người trong mỗi quốc gia. Phim tài liệu nghệ thuật thường

16


có tính hấp dãn với quần chúng bởi nhu cầu hiểu biết, hưởng thụ các giá trị
văn hoá, thẩm mĩ.
+Phim tài liệu phong cảnh ; Loại phim này chiếm một vị trí lớn trong số
các phim tài liệu. Đó là các phim du ỈỊch qua các địa phương, các nước, nội
dung phim thường cho người xem thấy các danh lam thắng cảnh, đặc điểm
kiến trúc của các thành phố, di tích lịch sử, nhịp điệu cuộc sống, những nét
độc đáo của các dân tộc khác nhau. Giá trị của loại phim này ở chỗ chúng đã
tái dựng lại diện mạo bề ngoài của các công trình kiến trúc độc đáo như: một
ngôi chùa, một đường phố, một làng quê v.v...Điều này rất quan trọng vì quá
trình phát triển kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc, mõi quốc gia sẽ làm thay đổi
diện mạo nguyên thuỷ của các thành phố, làng mạc đó. Sự tái hiện những

kiến trúc, trang phục, sinh hoạt trong lịch sử chỉ có thể dựa vào loại phim này.
+ Phim tài liệu khoa học
Gồm có hai loại khác nhau:
-

Phim phổ biến khoa học kĩ thuật đại chúng: Nội dung phim là dùng hình

ảnh, thuyết minh để giới thiệu cho mọi người hiểu biết, áp dụng vào cuộc
sống của mình về mội vấn dề đòi hỏi kĩ thuật giản đơn.
-

Phim của các công trình nghiền cứu khoa học: Là dùng hình ảnh dể

nghiên cứu các vấn đề của tự nhiên với sự trợ giúp của các thiết bị ghi hình,
âm thanh tối tân mà mắt thường con người không thể nhìn thấy được. Loại
phim này gắn liền với các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở các
cơ quan nghiên cứu.
1.3-Những đạc điểm chủ yếu của tài liệu phim điện ảnh.
Văn học ra đời cách đây hơn 2000 năm, hội hoạ có mặt đã 600 năm,
âm nhạc tổn tại đã 400 năm. Riêng Điện ảnh chỉ mới xuất hiện vào cuối thế
kỷ XIX. Điện ảnh ra đời dựa trên các thành tựu khoa học, kỹ thuật: Quang
fcTi Zrỹ~ r

' —71

---- —--------- —-—--—-—
17

J


I


học, hoá học, cơ khí, điện lử v.v...Và 11Ó nhanh chóng dược con người sử dụng
trong việc ghi lại các sự kiện, hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội. Điều đó
cho thấy tài liệu phim điện ảnh ngoài đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí nó
còn là một nguồntài liệu phản ánh hiện thực xã hội con người. Tài liệu phim
điện ảnh có một số đặc trưng giống như tài liệu chữ viết, tuy nhiên nó còn có
một loạt đặc điểm riêng thể hiện ở hình thức, nội dung và xuất xứ. Trước hết
các đặc điểm bên ngoài của tài liệu phim điện ảnh dược thể hiện ở chất liệu
vật mang tin và phương thức truyền tin. Cơ sở chất liệu của phim điện ảnh là các
cuộn phim và băng ghi âm có nén đế hợp chất (Nitrơrát xenluylô, axê tát
xenluylô). Các cuộn phim cũng có kích cỡ khác nhau, loại phim hẹp (8 -16mm)
hoặc rộng 35mm và thậm chí rộng tới 70mm. Cũng nhờ sự phát triển mạnh mẽ
của ngành hoá học, phim diện ảnh từ chõ chỉ có hai mầu đen -trắng sau này
phim dã ghi và tái hiện được các mẩu sắc của đối tượng mang tin (phim mầu).
Phim điện ảnh có đặc điểm là việc sản xuất và sử dụng chúng có một
khối nhất định như: âm bản hình ảnh, âm bản ghi âm, dương bản, bản sao
dương bản trung gian, bản sao băng ghi âm. Những chủng loại này được các
nhà làm phim gọi theo các danh từ chuyên môn: Nêgatif(negative-original);
positif (positive); đúp positif (double-positive); đúp négatif (double-negatif).
Thành phần quan trọng nhất của mỗi bộ phim là âm bản hình và âm bản
tiếng. Việc nghiên cứu nội dung của tài liệu phim diện ảnh chỉ có thể thực
hiện được trên dương bản (pôsi(if). Các bản sao dương bản trung gian (đúp
positif, đúp négatif) dùng làm bảo hiểm và để nhân bản nhiều lần.
Đặc điểm của tài liệu phim điện ảnh không phải chủ yếu là chất liệu tài
liệu của chúng mà sự khác nhau cơ bản giữa tài liệu này với các nguồn tài
liệu khác được xác định trước hết ở phương thức chuyển tải thông tin. Nội
dung thông tin của tài liệu không phải là kể về các sự kiện, sự vật, hiện tượng
bằng các ký tự như tài liệu chữ viết mà là thể hiện bản thân các sự kiện, hiện

tượng bằng máy quay phim, tạo hình sắp xếp thứ tự các hình ảnh và thông tin

18


âm thanh (lời nói, âm nhạc, tiếng động) ghi lại trên chất liệu của phim. Từ
những hình ảnh độc lập, riêng rẽ nhờ kỹ thuật dựng phim (Montarge) một hộ
thống thông tin âm thanh và hình ảnh của sự vật, sự kiện được tạo ra theo một
chủ đề nhất định, như vậy tài liệu phim điện ảnh gồm hai bộ phận chính là
hình ảnh và âm thanh. Nếu hình ảnh (bộ phận chính) thể hiện sự kiện thì âm
thanh (gồm những âm thanh hiện thực của giọng nói con người-băng ghi âm
đồng bộ, tiếng của người đọc thuyết minh, lời bình và tiếng động, âm nhạc)
cũng là bộ phận không thể thiếu để tạo thành một bộ phim hoàn chỉnh. Lời
đọc trong phim có một vai trò quan trọng trong bất cứ một phim thời sự, tài
liệu nào vì nó bổ xung và làm cho hình ảnh càng sâu đậm hơn. Do đó hộ
thống tính chất hình ảnh-âm thanh truyền thông tin là đặc điểm của tài liệu
phim điện ảnh.
Mục đích đầu tiên và chủ yếu của việc hình thành nên tài liệu phim
điện ảnh trước hết là thông tin rộng rãi cho quảng đại quần chúng, nên nó
phản ánh mọi sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên phim
điện ảnh không có khả năng xem xct sự kiện, hiện tượng ở các mối quan hệ
nguyên nhân, bản chất. Nó chỉ có khả năng miêu tả bề mặt của các hiện
tượng, các biểu hiện bên ngoài kết quả cuối cùng của chúng. Vì vậy minh họa
thông tin cũng là một đặc điểm quan trọng của tài liệu phim điện ảnh.
Trong các công trình nghiên cứu khoa học, bằng các phương tiện ghi
hình hiện đại, những hiện tượng biến đổi của sinh vật, hay các thí nghiệm hoá
học, vật lý được ghi vào phim , băng từ v.v... Các nhà nghiên cứu có thể xem
các đoạn phim, băng đó bằng các thiết bị chiếu nhanh, chậm hoặc dừng lại.
Điều đó giúp cho người nghiên cứu có thể phân tích từng động thái các hiện
tượng mà trong điều kiện bình thường các phương tiện quan sát khác không

thể tiếp cận được (đường đi của một viên đạn, sự ra đời của một loài động
thực vật v.v...). Bằng tài liệu phim điên ảnh, người ta có thể sử dụng để nghiên
cứu các công trình kiến trúc, các sinh hoạt về ăn, ở, trang phục, các phong
19


tục tập quán của các dân tộc, các quốc gia trong các thời kỳ lịch sử khác
nhau. Có thể nói tài liệu phim điện ảnh là sự phản ánh một các khách quan
các sự kiện, hiện tượng tự nhiên và xã hội con người và là nguồn sử liệu để
nghiên cứu lịch sử.
Để có nguồn thông tin dầy đủ bên cạnh phần hình ảnh và âm thanh của
phim phải có các tài liệu chữ viết kèm theo phim. Các tài liệu này bao gồm:
Kịch bản bộ phim, các bản ráp phim (bản phân cảnh dựng), bản thuyết minh,
lời bình, giấy phép sản xuất v.v...Trong quá trình sản xuất phim, để cho ra đời
tài liệu phim điện ảnh người ta phải sử dụng hàng loạt các thủ pháp nghệ
thuật phản ánh hiện thực như: chọn thời điểm, thời gian quay phim, các thủ
thuật góc độ hình ảnh, lựa chọn các tư liệu đã quay từ những đoạn rời lắp
ghép phù hợp với kịch bản đã được chuẩn bị với mục đích dựng nên hình ảnh
nghệ thuật khái quát cuộc sống hiện thực. Nhiều bộ phim thời sự cũng như tài
liệu là kết quả hoạt động sáng tạo và bằng tài nghệ của những nhà làm phim.
Vì vậy tài liệu phim điện ảnh trước hết cần phải xem xét như những tác phẩm
nghệ thuật điện ảnh và giá trị của chúng bên cạnh giá trị khoa học lịch sử còn
có giá trị nghệ thuật. Xuất phát từ ý niệm đó ta thấy rằng đặc điểm riêng biệt
nhất của nội dung tài liệu phim điện ảnh là giá trị nghệ thưật và hình tượng
nghệ th u ậ t.
Tài liệu phim điện ảnh không phản ánh hoạt động của cơ quan hay
những người làm ra chúng. Cùng một sự kiện nó có thể được phản ánh trong
tài liệu phim điện ảnh của các Xưởng phim, các nhà làm phim khác nhau. Đối
với các Viện nghiên cứu khoa học, Trường học, Xí nghiệp v.v...(Các cơ quan
khồng chuyên sản xuất phim ) nội dung tài liệu phim điện ảnh có thể gần giũ

với hoạt động của các cơ sở đó, tuy nhiên những tài liệu phim điện ảnh này
không thể so sánh với các tài liệu văn bản trong việc phản ánh đầy đủ hoạt
động của cơ quan.

20

r


Đặc điểm xuất xứ của tài liệu phim diện ảnh là sự trùng hợp bắt buộc
giữa thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện và thời gian, địa điểm phim được quay.
Ví dụ: Các đoạn phim về hình ảnh Lễ đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945
tại Quảng trường Ba Đình, địa điểm quay phim phải là Quảng trường Ba Đình
Hà Nội và thời gian quay phim chiều ngày 2-9'1945. Nếu việc quay phim các
sự kiện được tái dựng lại với sự tham gia của những nhân vật hiện thực sẽ là
giả tạo, điều này có ý nghĩa rất lớn khi xác định giá trị tài liệu phim điện ảnh.
Một công đoạn ráp nối các đoạn phim đã quay (dựng phim-Montarge) được
tiến hành sau khi sự kiện đã xảy ra, có thể cách đó vài giờ, vài ngày thậm chí
nhiều năm sau. Thòi gian dựng phim không trùng hợp với thời gian xảy ra sự
kiện trong phim và được thực hiện ở bấl kỳ địa điểm nào.
Kết luận chương 1: -ở nước ta tài liệu phim điện ảnh đã có mặt từ rất
sớin(cuối Ihế kỉ 19), tuy nhiên chỉ từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 Điện
ảnh Việt Nam mới thực sự phát triển về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ
những người làm phim. Trong quá trình phát triển, tài liệu phim điện ảnh luôn
bám sát cuộc sống dể ghi lại những sự kiện lịch sử của dân tộc
- Phân loại tài liệu phim điện ảnh (heo các đặc trưng như trên là công
việc rất quan trọng và nó luôn có mối quan hệ chặt chẽ với công tác xác định
giá trị tài liệu lưu trữ phim điện ảnh. Mỗi loại phim được xác định giá trị ban
đầu bằng các chủ để mà nội đung nó chuyển tải. Sự phản ánh sự kiện khách
quan của phim thời sự, hay phim tài liệu là giá trị để có thể bổ xung cho các

nguồn tài liệu lưu trữ khác. Trong một số trường hợp nó lại là những bằng
chứng duy nhất về sử liệu của một vấn đề, hay một sự kiện nào đó.
- Những đặc điểm chủ yếu của tài liệu phim điện ảnh khác với các nguồn tài
liệu lưu trữ khác thể hiện ở các yếu tố: v ạ t liệu tạo nên thông tin, tính chất truyền
thông tin, tính tổng hợp, tính minh họa và sự phụ thuộc tương dối giữa nội dung
vào các cơ quan, cá nhân tạo ra tài liệu, tính nghệ thuật của hình ảnh - âm thanh.

21


×