Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

trang phuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.49 KB, 16 trang )

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ
GIÁO DỤC
NHÓM 1
TÊN ĐỀ TÀI:
TRANG PHỤC ĐẾN TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC TIỂU
HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Ăn mặc” luôn là nhu cầu cần thiết không thể thiếu trong đời sống mỗi con người.
Con người luôn cần đến thức ăn để tồn tại và duy trì sự sống, cần đến mặc để che
thân, giữ ấm và bảo vệ cơ thể.
Ngày xưa người ta quan niệm “ăn chắc mặc bền”, “ăn no mặc ấm”, ngày nay thì
“ăn ngon mặc đẹp”, “ăn sung mặc sướng”. “Mặc” không chỉ giữ vai trò đơn thuần
là che thân và bảo vệ cơ thể mà giờ đây nó còn vươn lên thành thời trang thể hiện
cái đẹp, nét văn hóa và thể hiện phong cách của người mặc. Ngày nay trang phục
cũng trở nên phong phú, đa dạng. Con người quan niệm về trang phục “thoáng” hơn
trước sự đi lên của xã hội. Không còn nữa những chiếc áo bà ba, áo tứ thân, quần
lĩnh, áo the, guốc mộc, ngày nay nét đẹp trong văn hóa ăn mặc đã bị mai một bởi sự
phá cách, cách tân thành những mốt trang phục mang hơi thở hiện đại.
Nhìn dáng vẻ bề ngoài của con người thông qua trang phục, diện mạo người ta có
thể phần nào đoán biết được tính cách, sở thích cũng như công việc của bạn. Mỗi
công việc mỗi đối tượng cũng mang những đặc điểm riêng về trang phục. Về trang
phục của học sinh, rất nhiều trường quy định học sinh phải mặc đồng phục khi đến
trường . Với sinh viên – đối tượng không bị bó buộc bởi những quy định gắt gao
của trường về trang phục nhưng vẫn phải tham gia học tập sinh hoạt và những hoạt
động trường nên sinh viên phải thể hiện sự đứng đắn và văn hóa trong cách ăn mặc.
1
Nhưng dường như hiện nay rất nhiều mốt trang phục cùng “quan niệm hiện đại” đã
“du nhập” vào môi trường giảng đường.
Trang phục của sinh viên là những bộ quần áo thể hiện sự năng động, sáng tạo, trẻ
trung. Đối với sinh viên sư phạm thì hai từ “sư phạm” luôn khiến người ta liên


tưởng đến những nét văn hóa thể hiện sự đứng đắn, trang trọng. Đây là môi trường
rèn luyện tu dưỡng nên những nhà giáo - những người sẽ trực tiếp giảng dạy tri thức
và hình thành nhân cách cho những thế hệ trẻ tương lai. Đặc biệt với sinh viên Khoa
GD Tiểu học sẽ trở thành những nhà giáo luôn là hình mẫu, là tấm gương để học
sinh học tập và noi theo. Khi đến trường không thể tùy tiện mặc thế nào cũng được
mà phải đảm bảo những quy tắc nhất định:
Thứ hai và các ngày thi nữ sinh mặc áo dài, nam sinh mặc quần tối màu, áo trắng
thắt cavat. Thứ bảy mặc áo đoàn, còn các ngày khác mặc áo quần tự do nhưng phải
đứng đắn, lịch sự.
Là những sinh viên khoa GDTH chúng tôi rất muốn góp một phần công sức nhỏ
bé trong việc giữ gìn, phát triển nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của trường, của
khoa để mỗi chúng ta là sinh viên sư phạm khi ra trường có đủ tư cách, phẩm chất
đạo đức đứng trên bục giảng truyền đạt tri thức, văn hóa cho học sinh của mình.
Vì những lí do trên chúng tôi xin chọn và nghiên cứu đề tài: “Trang phục đến
trường của sinh viên Khoa giáo dục tiểu học”.
2.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1.Mục đích
- Tìm hiểu về trang phục của sinh viên Khoa GDTH.
- Góp thêm tiếng nói của nhóm thực hiện đề tài về trang phục của sinh viên nói
chung và của sinh viên Khoa GDTH nói riêng.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng.
- Đánh giá khách quan về trang phục đến trường của sinh viên Khoa GDTH.
- Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp.
2
3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trang phục là một vấn đề luôn được sự quan tâm của rất nhiều người. Ngay từ khi
xuất hiện con người đã có nhu cầu về ăn mặc và ngày càng nhìn nhận mặc như một
nét văn hóa thể hiện vẻ đẹp tinh tế của con người. Cái mặc theo đó mà phát triển
cũng thu hút theo nó sự quan tâm nghiên cứu của nhiều người dưới nhiều góc độ,

trong đó nhiều hơn cả vẫn là trang phục của giới trẻ. Trong giới học đường trang
phục của sinh viên phong phú đa dạng được đề cập đến ở nhiều phương diện. Báo
Sinh viên thường có trang riêng về trang những thiết kế trang phục mới cho sinh
viên. Những bộ trang phục đó thường là những bộ trẻ trung, năng động nhưng đó là
những trang phục đi chơi hay hội tiệc chứ ít đề cập đến trang phục đến trường của
sinh viên. Khoa Giáo dục Tiểu học có truyền thống về nề nếp kỉ luật tốt, các bạn
sinh viên trong khoa luôn chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về trang phục
của trường, khoa nói chung và của lớp (đồng phục lớp) nói riêng. Tuy nhiên vẫn tồn
tại những trường hợp vi phạm, sinh viên đến trường ăn mặc không đúng quy cách.
Những trường hợp vi phạm thường là áo không cổ, không mặc áo dài hay áo đoàn
theo đúng quy định, phổ biến nhất vẫn là sinh viên đi dép lê đến trường. Đây là vấn
đề còn tồn đọng và cần xem xét để thấy nguyên nhân và tâm tư của sinh viên về các
quy định về trang phục phải chấp hành khi đến trường. Nghiên cứu về trang phục
thì có nhiều nhưng nghiên cứu về trang phục đến trường của sinh viên đặc biệt là
sinh viên khoa GDTH thì vẫn còn là vấn đề mới cần quan tâm nghiên cứu để giữ
vững và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của trường, của khoa. Đó cũng là
điểm mới trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3
4.1.Đối tượng
- Trang phục của sinh viên Khoa GDTH Trường ĐHSP Huế.
4.2 Phạm vi
- Trang phục đến lớp.
- Trang phục khi tham gia các hoạt động.
- Trang phục về trường tiểu học.
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Quan sát, chụp ảnh, phỏng vấn.
5.2 Nhận xét, đánh giá.
6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung của đề tài được cấu trúc thành ba

chương.
Chương 1. Trang phục đối với đời sống con người
Chương 2. Trang phục đến trường của sinh viên Khoa GDTH
Chương 3. Thực trạng trang phục đến trường của sinh viên Khoa GDTH
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.TRANG PHỤC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
1.1 Quan niệm về trang phục
Quan niệm về trang phục ở từng thời điểm, thời đại khác nhau cũng rất khác nhau.
Quan niệm về trang phục thời trước chỉ là mảnh vải che thân, giữ ấm, bảo vệ cơ thể.
Khi trình độ văn hóa của con người nâng cao họ cũng chú ý hơn về vấn đề trang
phục. Trang phục chưa đẹp, chưa tinh tế thì cũng phải kín đáo thành áo, thành váy,
thành quần chứ không chỉ là mảnh vải quấn quanh người nữa.
Nhưng ngày nay, trang phục còn là phương tiện thể hiện cái đẹp, cái văn hóa và cá
tính của con người. Trang phục trong mảng thời trang chiếm vị trí rất quan trọng,
rất nhiều nhà thiết kế, nhà tạo mẫu khẳng định thương hiệu thời trang của mình
nhưng để có được chỗ đứng trong ngành thời trang thực sự không phải là điều dễ
dàng. Công việc này đòi hỏi tính thẩm mĩ và óc sáng tạo rất cao. Đặc biệt là phải
nắm được thị hiếu của công chúng và xu hướng thời trang.
Quan niệm về trang phục hiện nay cũng “thoáng” hơn trước sự đi lên của xã hội.
1.2 Vai trò, ý nghĩa của trang phục đối với con người
1.2.1 Vai trò
Vai trò của trang phục đối với cuộc sống.
“Quần áo vừa che đậy vừa bóc trần con người” Miguel decer vantes ysaa vedra
(1547 – 1616) Áo quần có một vai trò như một lời hứa, một sự đảm bảo về những gì
có thể chờ đợi ở người mặc nó.Quần áo, dày dép, mũ nón, túi xách được gọi chung
là trang phục, nó được khoác lên người để bảo vệ cơ thể tạo nên sư lịch sự, tế nhị
cho con người. Ngoài ra trang phục còn có vai trò quan trọng trong cuộc sống, sinh
hoạt, làm việc, học tập của con người:
+ Trang phục có chức năng giới thiệu về bản thân con người giúp họ bộc lộ bản

thân (nghề nghiệp, tính cách)
+ Chức năng điều tiết : tạo sự hài hòa trong một tập thể.
5
+ Chức năng thông tin : tiết lộ về bản thân người mặc muốn bộc lộ gì? Nghĩ gì về
sự thu hút của bản thân?
-> hé lộ nguồn gốc, thẩm mĩ, thói quen, tâms trạng, thu nhập, tầng lớp…
Trang phục có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, đặc biệt là đối với sinh
viên nói chung và sinh viên sư phạm nói chung. Đặc trưng trong trang phục sinh
viên là năng động, trẻ trung và luôn có xu hướng chạy theo mốt của thời trang. Song
cần phải mặc đúng nơi,đúng chỗ, tráng làm mất tính văn hóa trong môi trường sư
phạm. Đặc biệt là đối với sinh viên Tiểu học- là người giáo viên tiểu học trong
tương lai, thầy cô sẽ là thần tượng, hình mẫu của học sinh, thầy cô làm gì học sinh
sẽ làm theo. Chính vì vậy trang phục của chúng ta cũng phải đúng mực điều này có
vai trò vô cùng quan trọng.
1.2.2 Ý nghĩa.
Ý nghĩa của trang phục:
Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của con người. Với
tính chất thực dụng trang phục là một sản phẩm, dưới góc độ thẩm mĩ nó là một tác
phẩm.
Trang phục có ý nghĩa rất to lớn và quan trọng trong đời sống của con người. Trước
hết thời trang cho ta biết giai đoạn lịch sử và thời kỳ phát triển của xã hội loài
người. Trang phục người Việt còn được lưu ý dưới góc độ sử liệu. Một cái nhìn
thoáng nhanh qua quần áo cũng có thể giúp ta khám phá được cái mà các nhà sử học
gọi là niên đại tương đối. Với những sử liệu này chúng ta có thể ghi nhận được
nhiều dấu ấn của các thời đại lịch sử. Dưới góc độ tin học trang phục chỉ định sự
khác biệt giữa các dân tộc anh em trên đất nước ta, phân biệt một số mặt: nghề
nghiệp, giới tính, thị hiếu thẩm mĩ… của từng vùng. Ngày xưa trang phục còn thể
hiện tinh thần của người việt đấu tranh chống đồng hóa của người phương Bắc.
Trang phục cũng là một hiện tượng văn hóa vật chất, một nhu cầu vật chất đồng
thời cũng là một hiện tượng văn hóa. Ngày nay trang phục không chỉ có ý nghĩa là

che chở, bảo vệ cơ thể mà nó thể hiện cho cái đẹp và thẩm mĩ của con người. Thời
trang cũng chính là bộ mặt của xã hội.
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×