Em có một câu hỏi rất mong được các bậc đàn anh chỉ giáo dùm.câu hỏi của em là:
Anh Phương và chị Linh kết hôn năm 1999,họ có 2 con là Tuấn sinh năm 2001 và Thảo sinh năm 2004.
Do cuộc sống vợ chồng không hòa thuận,vợ chồng anh chị đã ly thân.Tuấn và Thảo ở với mẹ còn anh Phương
sống với cô nhân tình tên là Chi.
Ở quê anh Phương còn có cha là ông An và em ruột là Hảo.Nhân dịp lễ 30/4 anh về quê đón cha lên chơi,không
may bị tai nạn.Vài ngày trước khi chết trong viện,anh Phương đã di chúc miệng 9 trước nhiều người làm
chứng)để lại toàn bộ tài sản của mình cho cô Chi .
5 ngày sau anh Phương chết ông An cũng qua đời .
Chị Linh đã kiện tới tòa án yêu cầu giải quyết việc phân chia di sản thừa kế.
Biết rằng:
Tài sản chung của anh Phương và chị Linh là 970 triệu
Tài sản của ông An ở quê là 310 triệu
Rất mong hồi âm sớm nhất có thể của anh chị.một lần nữa em xin cảm ơn anh chị rất nhiều
Answer:
Xác định tính hợp pháp của di chúc miệng của anh Phương:
- Di chúc miệng có hiệu lực pháp luật khi có các điều kiện sau đây: (khoản 5 điều 652 BLDS)
+ Khi không thể lập di chúc bằng văn bản do tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng, như bệnh tật, tai
nạn đe dọa đến tính mạng, nguyên nhân khác .
+ Phải có ít nhất có hai người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ ngay sau đó.
+ Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tuyên bố ý chí, di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực
+ Sau 3 tháng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc đó bị hủy bỏ.
Vì trường hợp bạn nói không rõ các điều kiện trên nên mình xem xét cả 2 trường hợp :
Trường hợp di chúc miệng đó có hiệu lực:
* Đối với di sản của anh Phương:
- Di sản của anh Phương là 970triệu /2 = 485 triệu.
Nhưng theo điều 669 BLDS:
Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế
theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di
chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là
những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có
quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Như thế, trong trường hợp này, cha anh Phương (ông An), vợ anh Phương (chị Linh), hai con anh
Phương là Tuấn và Thảo là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Phần di sản
của anh Phương mà họ được hưởng là: 2/3 suất thừa kế nếu chia theo luật, cụ thể:
- Ông An= chị Linh= Tuấn = Thảo = 485/4 x 2/3 = 121,25 triệu x 2/3 = 80,83 triệu.
- Còn lại là của chị Chi = 485 - (80,83x4)= 161,68 triệu.
* Đối với di sản của ông An:
310 triệu + 80,83 triệu = 390,83 triệu.
2 con của anh Phương được hưởng di sản của ông An theo quy định về thừa kế thế vị phần di sản
mà anh Phương được hưởng:
Do đó,
- (Tuấn + Thảo) = anh Hảo ( em anh Phương) = 390,83 /2 = 195, 4 triệu.
Trường hợp di chúc miệng không hợp pháp thì chia theo pháp luật, bạn tự chia nhé.
Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật
Hỏi:
Luật Dân sự quy định về “thừa kế” như thế nào (chương, điều…)? Con trưởng nam chu toàn trách nhiệm, bổn
phận với cha mẹ thì cha mẹ phải đương nhiên cho hưởng thừa kế hay là cha mẹ tùy thuộc tình cảm tiêng tư có ý
muốn giao quyền thừa kế cho bất cứ đứa em nào cũng được, mặc dù “con trai trưởng” còn sống và đang lo đền
ơn trả hiếu?
1
Kính thưa Người Viễn Xứ và Quý luật sư đây là câu hỏi rất cần hiểu biết của chúng tôi cũng như nhiều gia đình để
biết, để “sống và làm việc theo pháp luật”. Kính xin Người Viễn Xứ vui lòng cho giải đáp về e-mail: . Chúng tôi rất
mong sớm được trả lời.
Trả lời:
Theo Bộ luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 10 năm
1995 thì chế định về thừa kế chủ yếu được quy định trong Phần thứ tư (gồm có các Chương I, II, III và Chương IV,
từ Điều 634 đến Điều 689) và Phần thứ năm (Chương VI, từ Điều 738 đến Điều 744). Trong đó có quy định “thừa
kế theo di chúc” và “thừa kế theo pháp luật”:
1. Thừa kế theo di chúc:
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển
tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Người lập di chúc có các quyền sau đây (Điều 651):
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần di sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Người thừa kế là cá nhân thì phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời
điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai nhi trước khi người để lại di sản chết (Khoản 1, Điều 638).
Những người sau đây không được quyền hưởng di sản (Điều 646):
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ
người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di
sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc,
sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Những người nói trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng
vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật,
nếu như di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản
hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối hưởng di sản hoặc
họ là những người không có quyền hưởng di sản (Điều 672):
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Thừa kế theo pháp luật:
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây (Điều 678):
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ
chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền
hưởng di sản;
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực.
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối
2
quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức
được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây (Điều 679)
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người
chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết
hoặc không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, trường hợp bạn nêu có một số vấn đề chúng tôi muốn trao đổi với bạn như sau:
- Cha, mẹ bạn được toàn quyền trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; tự do thể hiện ý chí của cá
nhân trong việc để lại tài sản của mình cho bất kỳ người nào mà cha, mẹ bạn muốn, không phân biệt nam hay nữ,
con trưởng hay con thứ, có họ hàng thân thuộc hay không có họ hàng thân thuộc, cá nhân hay cơ quan, tổ chức.
- Bộ Luật Dân sự không có quy định: Con trưởng nam chu toàn trách nhiệm, bổn phận với cha, mẹ thì cha mẹ phải
đương nhiên cho hưởng thừa kế.
- Nếu bạn không được cha, mẹ bạn chỉ định là người thừa kế theo di chúc (di chúc chỉ định những người khác) và
bạn không thuộc những người được quy định tại Điều 646 thì bạn được hưởng phần di sản theo định suất, bằng
hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật (trong trường hợp bạn là con chưa thành niên hoặc là con
đã thành niên mà không có khả năng lao động).
- Trường hợp cha, mẹ bạn không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì tài sản của cha, mẹ bạn để lại
được chia theo pháp luật theo thứ tự ưu tiên từ hàng thừa kế thứ nhất đến hàng thừa kế thứ ba. Những người
thừa kế cùng hàng thì được hưởng phần di sản bằng nhau.
Người con chu toàn trách nhiệm, bổn phận với cha, mẹ; lo đền ơn trả hiếu là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta. Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp là một trong những nguyên tắc được quy định trong Bộ luật
Dân sự và được bảo đảm thực hiện.
Di chúc không có tên có được hưởng di sản thừa kế ?
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cập nhật: Thứ hai, 16/07/2007
- Bố mẹ tôi mất có để lại 1 mảnh đất. Mẹ tôi mất năm 1998 không để lại di chúc. Một năm sau thì bố tôi mất
có để lại di chúc cho 2 anh em tôi. Trong khi đó ông bà nội và ông bà ngoại của tôi vẫn còn. Vậy xin hỏi di
chúc của bố tôi để lại có hiệu lực hay không?
Ông bà nội và ông bà ngoại của tôi (không có tên trong di chúc) có được hưởng quyền thừa kế di sản trên hay
không?
Trần Anh Tuấn
Trả lời:
Thư của bạn chưa nói rõ ràng về mảnh đất đó là thuộc quyền sử dụng của riêng cha bạn, hay của riêng mẹ bạn
hay là của chung hai người.
Trường hợp mảnh đất đó thuộc quyền sử dụng chung của cả hai người thì tại thời điểm mẹ bạn chết mà không để
lại di chúc, 1/2 quyền sử dụng mảnh đất đó sẽ được chia thừa kế theo pháp luật,.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
3
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu
ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người
chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người
chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được
hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Tại thời điểm cha bạn mất, do cha bạn có để lại di chúc, có xác nhận của UBND phường và người chứng kiến, do
vậy 1/2 quyền sử dụng mảnh đất của cha bạn cộng với phần thừa kế mà cha bạn được hưởng từ mẹ bạn sẽ được
chia theo đúng nội dung di chúc mà cha bạn để lại.
Trường hợp mảnh đất đó hoàn toàn thuộc quyền sử dụng của mẹ bạn thì toàn bộ quyền sử dụng mảnh đất đó sẽ
được chia thừa kế theo pháp luật tại thời điểm mẹ bạn mất mà không để lại di chúc.
Trường hợp mảnh đất đó hoàn toàn thuộc quyền sử dụng của cha bạn thì toàn bộ quyền sử dụng mảnh đất đó sẽ
được chia thừa kế theo nội dung di chúc để lại của cha bạn tại thời điểm cha bạn mất.
Cần lưu ý với bạn về quyền sử dụng đất chung của vợ chồng, quyền sử dụng đất riêng của vợ hoặc chồng theo
quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình sẽ được xác định như sau: quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau
khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được
thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ hoặc chồng và chỉ là tài sản chung khi
vợ chồng có thỏa thuận.
+ Bố tôi mất năm 2000. Năm 2002, mẹ tôi mua một mảnh đất. Gia đình tôi có 3 anh chị em, anh hai đã mất năm
2005 để lại vợ và 2 con nhỏ. Chị ba cũng đã mất năm 2006 để lại anh rể và 1 con nhỏ.
Xin hỏi: nếu mẹ tôi mất không để lại di chúc thì tài sản thừa kế sẽ phải chia thế nào cho hợp pháp? Chị dâu, anh rể
và các cháu có đươc hưởng gì không? (Trương Quốc Nam)
- Tư vấn của luật sư Nguyễn Văn Hậu:
Nếu mẹ bạn mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế mà bà để lại sẽ được chia theo pháp luật (Điều 675 Bộ luật
dân sự (BLDS). Theo quy định tại Điều 676 BLDS, những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất nếu chia
theo pháp luật gồm có: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những
người thừa kế cùng hàng thì được hưởng phần di sản bằng nhau.
Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn gồm có: bạn; anh hai, chị ba của
bạn; ông ngoại, bà ngoại của bạn (nếu còn sống). Di sản thừa kế do mẹ bạn để lại sẽ chia đều thành những phần
bằng nhau cho những người này.
Mặc dù anh hai và chị ba của bạn đã chết trước mẹ bạn nhưng theo quy định tại Điều 677 BLDS về thừa kế thế vị
thì: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì
cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước
hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha mẹ của chắt được
hưởng nếu còn sống.
4
Vì vậy, hai con của anh hai bạn và con gái của chị ba bạn sẽ được hưởng thay cho anh hai, chị ba bạn phần di sản
thừa kế mà họ được hưởng (nếu còn sống).
Chia di sản khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế
(Dân trí) - Bố tôi mẹ tôi mất năm 1997, không để lại di chúc. Bố mẹ tôi có để lại cho hai anh em tôi một diện tích nhà đất là
200m2. Do điều kiên công tác xa, nên tôi đã để cho người em trai tôi quản lý nhà đất đó.
Hiện nay, tôi đã chuyển về quê làm việc nên muốn em trai tôi chia cho tôi 1 phần nhà đất trên, để làm nơi sinh sống nhưng
em trai tôi không đồng ý. Do đó, tôi đã làm đơn lên UBND xã đề nghị UBND xã buộc em tôi phải chia đất cho tôi.
Tại các cuộc họp hòa giải của UBND xã, hai anh em tôi đều thừa nhận hai anh em tôi là đồng thừa kế đối với nhà đất do bố
mẹ tôi để lại và nhà đất đó cũng chưa được chia cho tôi dưới bất kỳ hình thức nào.
Tuy nhiên, em trai tôi vẫn không chấp nhận chia đất cho tôi. Xin cho hỏi pháp luật quy định như thế nào về trường hợp của
tôi? (Nguyễn Khắc Hạnh- Lai Châu)
Luật sư Nguyễn Hồng Bách trả lời:
Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với di sản thừa kế của bố mẹ bạn là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, tức là thời
điểm bố mẹ bạn chết (năm1997). Do đó đến nay, thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với di sản thừa kế của bố mẹ bạn đã
hết. Bạn không còn quyền khởi kiện yêu cầu em trai bạn phải chia thừa kế đối với nhà đất trên cho bạn nữa.
Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng
dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có quy định:
Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa
kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có
tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung
của các thừa kế.
Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy
định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
- Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di
chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
- Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản,
thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
- Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia
tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
- Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó
đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện
người khác đó để đòi lại di sản.
Căn cứ vào quy định trên, do hai anh em bạn đã cùng thừa nhận hai anh em bạn là các đồng thừa kế và di sản là nhà đất trên
chưa được chia, nên nhà đất trên sẽ được coi là tài sản chung của hai anh em bạn.
Do đó, nếu hai anh em bạn không tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia nhà đất đó, thì bạn có quyền khởi kiện ra
Toà án, đề nghị Toà án buộc em trai bạn phải chia nhà đất trên cho bạn theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
Chia tài sản thừa kế không di chúc (thoi hieu khoi kien)
Câu hỏi:
Mẹ tôi đã mất năm 1990 không để lại di chúc. Năm 1999 ba tôi mất cũng không để lại di chúc. Ba mẹ tôi
để lại cho 4 anh em tôi căn nhà có diện tích đất là 125m2.
5