Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân lái xe vận tải hành khách công cộng của tổng công ty vận tải hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN
LÁI XE VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
CỦA TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI

NGUYỄN ĐẮC HƢNG

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN
LÁI XE VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
CỦA TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI
NGUYỄN ĐẮC HƢNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8340101

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐINH THỊ NGỌC QUYÊN

Hà Nội, 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc hoàn thành luận văn đã đƣợc ghi trong lời cảm ơn. Các thông tin , tài liệu
trình bày đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

NGUYỄN ĐẮC HƢNG

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn với đề tài “Nâng cao chất lƣợng đội ngũ
công nhân lái xe vận tải hành khách công cộng của Tổng Công ty Vận tải Hà
Nội” tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của những cá nhân và tập
thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả những cá nhân và tập thể đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cám ơn sự hƣớng dẫn nhiệt tâm của cô giáo
giáo PGS.TS Đinh Thị Ngọc Quyên.
Tôi xin chân thành cám ơn tới những anh chị phòng Quản lý vận tải – Sở
Giao thông vận tải, các phòng ban của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, đặc biệt là bộ
phận kế toán đã giúp tôi rất nhiều trong việc cung cấp số liệu thực hiện luận văn.
Hơn nữa, nếu không có sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám
hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Sau đại học Viện Đại học Mở Hà Nội tôi cũng không
thể hoàn thành luận văn.
Xin cám ơn các cơ quan, các thầy cô giáo, anh chị em đồng nghiệp và gia
đình đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

NGUYỄN ĐẮC HƢNG

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG VÀ
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG NHÂN LÁI XE VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH CÔNG CỘNG TUYẾN BUÝT NỘI ĐÔ THÀNH PHỐ ................... 5
1.1

Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ và phân loại công nhân lái xe vận
tải hành khách công cộng .......................................................................... 5

1.1.1 Các khái niệm cơ bản ................................................................................... 5
1.1.2 Đặc điểm, nhiệm vụ của công nhân lái xe vận tải hành khách công
cộng tuyến ô tô buýt nội đô Thành phố ..................................................... 10
1.1.3 Phân loại công nhân lái xe vận tải hành khách công cộng tuyến ô tô
buýt nội đô Thành phố ............................................................................... 15
1.2


Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng công nhân lái xe vận tải hành
khách công cộng tuyến ô tô buýt nội đô Thành phố ............................. 18

1.2.1 Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ ............................................................ 18
1.2.2 Về phẩm chất đạo đức ................................................................................ 19
1.2.3 Thể lực ....................................................................................................... 20
1.3

Nội dung nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe vận tải hành khách
công cộng tuyến ô tô buýt nội đô Thành phố ......................................... 25

1.3.1 Thực hiện quy hoạch lực lƣợng công nhân lái xe ...................................... 25
1.3.2 Nâng cao chất lƣợng công tác tuyển dụng, lựa chọn công nhân lái xe ...... 27
1.3.3 Thực hiện công bằng việc đánh giá phân loại công nhân lái xe ................ 28
1.3.4 Tăng cƣờng đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp .................................. 29
1.3.5

Áp dụng thời gian làm việc hợp lý ............................................................ 30

1.3.6 Tăng cƣờng áp dụng chính sách thƣởng, phạt ........................................... 31
1.4

Các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe
vận tải hành khách công cộng ................................................................. 32

iii


1.4.1 Nhân tố bên trong ....................................................................................... 32

1.4.2 Nhân tố bên ngoài ...................................................................................... 34
1.5

Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe ở một số Đơn
vị khác và bài học kinh nghiệm cho Tổng Công ty Vận tải Hà Nội .... 37

1.5.1 Kinh nghiệm tại một số Đơn vị kinh doanh xe buýt của các Thành phố
khác ............................................................................................................ 37
1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho Tổng Công ty Vận tải Hà Nội ........................... 38
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................ 40
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG CÔNG NHÂN LÁI XE VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG
CỘNG TUYẾN Ô TÔ BUÝT NỘI ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỦA
TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI .............................................................. 41
2.1

Tổng quan về Tổng Công ty Vận tải Hà Nội ......................................... 41

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................. 41
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội .......................... 41
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội .................................... 43
2.1.4 Kết quả hoạt động của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội từ năm 2015 đến
năm 2017 .................................................................................................... 48
2.2

Thực trạng chất lượng công nhân lái xe vận tải hành khách công
cộng tuyến ô tô buýt nội đô Thành phố Hà Nội của Tổng Công ty
Vận tải Hà Nội .......................................................................................... 50

2.2.1 Cơ cấu theo bậc đào tạo ............................................................................. 50

2.2.2 Cơ cấu theo giới tính .................................................................................. 50
2.2.3 Cơ cấu theo độ tuổi tuổi, thâm niên công tác ............................................. 51
2.3

Thực trạng nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe vận tải hành
khách công cộng tuyến ô tô buýt nội đô của Tổng Công ty Vận tải
Hà Nội ........................................................................................................ 52

2.3.1 Công tác quy hoạch, phát triển công nhân lái xe ....................................... 52
2.3.2 Công tác tuyển dụng, lựa chọn công nhân lái xe ....................................... 54
2.3.3 Công tác đánh giá kết quả công việc, phân loại công nhân lái xe ............. 59
2.3.4 Công tác đào tạo, phát triển nghề nghiệp ................................................... 62
2.3.5 Thực hiện chính sách thƣởng, phạt ............................................................ 67

iv


2.4

Các nhân tố ảnh hƣởng tới nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe vận
tải hành khách công cộng tuyến ô tô buýt nội đô của Tổng Công ty
Vận tải Hà Nội................................................................................................... 72

2.4.1 Nhân tố bên trong ....................................................................................... 72
2.4.2 Nhân tố bên ngoài ...................................................................................... 74
2.5

Đánh giá thực trạng nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe vận tải
hành khách công cộng tuyến ô tô buýt nội đô của Tổng Công ty
Vận tải Hà Nội .......................................................................................... 76


2.5.1 Kết quả đạt đƣợc ........................................................................................ 76
2.5.2 Hạn chế ....................................................................................................... 77
2.5.3 Nguyên nhân hạn chế ................................................................................. 79
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................... 83
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NẦNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG NHÂN LÁI
XE VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG TUYẾN Ô TÔ BUÝT NỘI
ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỦA TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI ........ 84
3.1

Quan điểm và phƣơng hƣớng phát triển kinh doanh của Tổng
Công ty Vận tải Hà Nội đến năm 2025 ................................................... 84

3.2

Mục tiêu phát triển phát triển kinh doanh của Tổng Công ty Vận
tải Hà Nội đến năm 2025 ......................................................................... 86

3.3

Giải pháp nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe vận tải hành
khách công cộng tuyến ô tô buýt nội đô Thành phố Hà Nội của
Tổng Công ty Vận tải Hà Nội .................................................................. 87

3.3.1 Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của công
nhân lái xe .................................................................................................. 87
3.3.2 Hoàn thiện công tác đào tạo nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe .......... 90
3.3.3 Hoàn thiện công tác tuyển dụng ................................................................. 91
3.3.4 Áp dụng hợp lý chính sách thƣởng, thành tích công tác ............................ 92
3.3.5 Nâng cao chất lƣợng xe ô tô vận chuyển khách......................................... 94

Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 97
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 100
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 102

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNLX

:

Công nhân lái xe

HKCC

:

Hành khách công cộng

ATGT

:

An toàn giao thông

ANTT

:


An ninh trật tự

GTĐB

:

Giao thông đƣờng bộ

CTCP

:

Công ty Cổ phần

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

ĐH

:

Đại học

CV

:


Công viên

BV

:

Bệnh viện

KCN

:

Khu công nghiệp

KĐT

:

Khu đô thị

TTTM

:

Trung tâm Thƣơng mại

GTVT

:


Giao thông Vận tải

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Phân loại doanh nghiệp vận tải .............................................................. 6

Bảng 2.1:

Chức năng nhiệm vụ của các chức danh quản trị ................................. 47

Bảng 2.2:

Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của Tổng Công ty ........... 48

Bảng 2.3:

Cơ cấu công nhân lái xe theo bậc đào tạo ............................................ 50

Bảng 2.4:

Cơ cấu công nhân lái xe theo độ tuổi ................................................... 51

Bảng 2.5:

Cơ cấu công nhân lái xe theo thâm niên công tác ................................ 52


Bảng 2.6:

Số lƣợng công nhân lái xe đƣợc tuyển dụng qua các năm ................... 56

Bảng 2.7:

Số lƣợng công nhân lái xe tuyển mới trong các Đơn vị buýt thuộc
Tổng Công ty Vận tải Hà Nội .............................................................. 58

Bảng 2.8:

Bảng phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ của công nhân lái xe ....... 60

Bảng 2.9:

Kết quả thực hiện nhiệm vụ của công nhân lái xe vận tải hành
khách công cộng trong toàn Tổng Công ty năm 2017 ......................... 61

Bảng 2.10: Kết quả đào tạo các bậc cho công nhân lái xe của Tổng Công ty Vận
tải Hà Nội trong năm 2017 ................................................................... 65
Bảng 2.11: Số lƣợng công nhân lái xe trong Tổng Công ty đƣợc khen thƣởng
qua các hình thức trong năm 2017 ....................................................... 70
Bảng 2.12: Thống kê các vụ việc sa thải công nhân lái xe từ năm 2015 đến
2017 ...................................................................................................... 71

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức kinh doanh buýt của Tổng Công ty ...................... 44
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty ....................... 46
Hình 2.3: Lớp đào tạo nâng cao kiến thức Luật GTĐB cho công nhân lái xe
năm 2017 (Nguồn: Trung tâm Đào tạo – Transerco) ............................. 66
Hình 2.4: Sát hạch đào tạo nâng cao kỹ năng xử lý tình huống cho công nhân
lái xe Tổng Công ty năm 2017 (Nguồn: Trung tâm Đào tạo –
Transerco) ............................................................................................... 66
Hình 2.5: Sát hạch đào tạo nâng cao kỹ năng sửa chữa cơ bản cho công nhân
lái xe Tổng Công ty năm 2017 (Nguồn: Trung tâm Đào tạo –
Transerco) ............................................................................................... 67
Hình 2.6: Công nhân lái xe Tuyến 50 Dƣơng Tuấn Anh, đạt danh hiệu Công
dân ƣu tú Thủ Đô (Ảnh: Transerco) ....................................................... 69
Hình 2.7: Công nhân lái xe Tuyến 09 Nguyễn Văn Nam, đạt danh hiệu Công
dân ƣu tú Thủ Đô (Ảnh: Transerco) ....................................................... 69

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với tốc độ tăng trƣởng nhƣ hiện nay, Hà Nội đang dần dần trở thành "điểm
nóng" về mọi mặt trong đời sống. Đó là sự gia tăng về dân số, tăng trƣởng cả về số
lƣợng và chất lƣợng của các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng giao thông xuống cấp và quá
tải, phƣơng tiện giao thông cá nhân ngày một tăng nhanh… Đó cũng là quy luật tất yếu
quá trình đô thị hóa của loài ngƣời. Bởi khi kinh tế phát triển thì nhu cầu đi lại của con
ngƣời cũng ngày một tăng lên. Hãy thử nghĩ xem vào giờ cao điểm đầu giờ sáng hay
cuối giờ chiều khi hàng triệu công nhân viên chức, học sinh sinh viên, ngƣời lao động,
ngƣời đi làm cùng hòa vào dòng ngƣời tham gia giao thông sẽ tạo ra một bức tranh
giao thông Hà Nội hỗn độn nhƣ thế nào nếu nhƣ không có sự hỗ trợ của các lực lƣợng
chức năng và các phƣơng tiện vận tải hành khách công cộng khác.

Việc phát triển quá nhanh về phƣơng tiện cá nhân tuy phần nào đã đáp ứng đƣợc
nhu cầu đi lại của ngƣời dân nhƣng đó cũng là lý do gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng
nhƣ hiện nạy. Do đó, Thành phố Hà Nội đã tập trung và chỉ đạo nhiều biện pháp nhằm
hạn chế ùn tắc giao thông. Và một trong những biện pháp hiệu quả và văn minh phù hợp
với xu hƣớng đô thị hóa đó là xây dựng mạng lƣới xe buýt công cộng.
Sự phát triển mạng lƣới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã đem
lại nhiều lợi ích cho ngƣời dân Thủ đô nhƣ giá vé rẻ, nhiều tuyến buýt rải khắp trên
các tuyến phố, mật độ xe cao…rất phù hợp với cho những đối tƣợng có thu nhập
thấp và có nhu cầu đi lại thƣờng xuyên. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà xe
buýt mang lại thì vẫn có những mặt còn tồn tại gây nên hình ảnh không tốt về
những chiếc "xe buýt thân thiện" của Thủ đô nhƣ việc phóng nhanh, chạy ẩu, lạng
lách dẫn đến va chạm giao thông, thậm chí là đã gây thƣơng vong đáng tiếc về
ngƣời và tài sản. Thái độ phục vụ của đội ngũ công nhân lái xe đôi khi chƣa tốt dễ
gây phản cảm với hành khách đi xe…
Nhận thấy tầm quan trọng trong việc xây dựng và phát triển hệ thống mạng
lƣới xe buýt Thủ đô, với mục đích không ngừng nâng cao chất lƣợng công nhân lái
xe nhằm đảo bảo an toàn giờ lái và phụ vụ tốt hành khách, tác giả chọn đề tài

1


"Nâng cao chất lƣợng đội ngũ công nhân lái xe vận tải hành khách công cộng
của Tổng công ty vận tải Hà Nội" nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề trên.
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có nhiều đề tài khoa học, các nghiên cứu, hội thảo,
bài viết về phát triển nguồn nhân lực tại các cơ quan đơn vị, đáng chú ý có một số
đề tài đƣợc liệt kê dƣới đây:
- Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thanh Chƣơng năm 2007 với đề tài
“Nghiên cứu phƣơng pháp đánh giá hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt”. Tác giả đã
đề xuất các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xe buýt công

cộng ở các đô thị.
- Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc xây dựng và
phát triển văn hoá doanh nghiệp đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội” của tác giả Nguyễn Văn Toàn
năm 2008. Tác giả đã phân tích và khái quát hóa đƣợc ảnh hƣởng của việc xây dựng
văn hóa nội bộ và văn hóa kinh doanh, nâng cao nhận thức văn hóa của đội ngũ cán
bộ công nhân viên toàn Tổng công ty, qua đó nhằm xây dựng hình ảnh đẹp về chất
lƣợng đội ngũ cán bộ và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục “Một số giải pháp quản lý nâng cao
chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường Cao Đẳng nghề Kinh tế Công nghệ Vicet”
của tác giả Hoàng Thị Huệ năm 2014 đã đề xuất cụ thể một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lƣợng đào tạo nghề lái xe nói chung, trong đó có đào tạo nghề lái xe ô tô
vận tải hành khách.
- Đề tài khoa học “Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy
ban nhân dân huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định” của Thạc sĩ Nguyễn Đức Du.
- Luận văn Thạc sĩ Tổ chức chỉ huy kỹ thuật “Nghiên cứu nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực Hậu cần – kỹ thuật Công an nhân dân trong tình hình mới”,
Học viện Kỹ thuật quân sự của tác giả Nguyễn Hồng Thái năm 2011.
- Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Văn Điệp năm 2011 với đề tài “Nghiên
cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá VTHKCC bằng xe buýt”. Các chỉ tiêu và phƣơng

2


pháp đánh giá của tác giả đề xuất có thể tham khảo để đánh giá hiệu quả hoạt động
của hệ thống VTHKCC ở các đô thị lớn Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh “Nâng cao chất lượng bác sĩ và điều
hưỡng viên tại bệnh viện 19-8 thuộc Tổng cục IV – Bộ Công an” của tác giả Vũ
Anh Dũng năm 2015.
Tại Tổng công ty vận tải Hà Nội chƣa có đề tài nào nghiên cứu về việc nâng

cao chất lƣợng nguồn nhân lực công nhân lái xe.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, thực trạng chất lƣợng công nhân lái xe vận tải hành
khách công cộng tuyến bus nội đô Thành phố, rút ra các kết luận đánh giá những
hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe vận tải
hành khách công cộng tuyến bus nội đô Thành phố Hà Nội, đề xuất một số giải
pháp nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe vận tải hành khách công cộng tuyến bus
nội đô Thành phố Hà Nội của Tổng công ty vận tải Hà Nội.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lƣợng nhân lực nói chung và chất lƣợng
công nhân lái xe vận tải hành khách công cộng tuyến bus nội đô Thành phố.
- Phân tích thực trạng chất lƣợng và nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe
vận tải hành khách công cộng tuyến bus nội đô Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe vận tải hành khách
công cộng tuyến bus nội đô Thành phố Hà Nội của Tổng công ty vận tải Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng
Chất lƣợng và các hoạt động nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe vận tải
hành khách công cộng tuyến ô tô bus nội đô Thành phố Hà Nội đang công tác tại
Tổng công ty vận tải Hà Nội.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu chất lƣợng và nâng cao chất lƣợng công nhân

3


lái xe vận tải hành khách công cộng tuyến ô tô bus nội đô Thành phố Hà Nội tại
Tổng công ty vận tải Hà Nội.
- Về thời gian: Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, tác giả đã thu thập số

liệu thứ cấp giai đoạn 2015 – 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập, phân tích thông qua các báo cáo của Tổng
Công ty Vận tải Hà Nội và một số cơ quan hữu quan.
5.2 Về xử lý dữ liệu
Sử dụng phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, phƣơng pháp
tổng hợp.
6. Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lƣợng công nhân lái xe vận
tải hành khách công cộng tuyến buýt nội đô Thành phố.
- Đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế
trong công tác nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe vận tải hành khách công cộng
tuyến buýt nội đô Thành phố Hà Nội của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe
vận tải hành khách công cộng tuyến buýt nội đô Thành phố Hà Nội đang công tác
tại Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu 3 chƣơng :
* Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lƣợng và nâng cao chất
lƣợng công nhân lái xe vận tải hành khách công cộng tuyến buýt nội đô Thành phố.
* Chƣơng 2: Thực trạng nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe vận tải hành khách
công cộng tuyến buýt nội đô Thành phố Hà Nội của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.
* Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng công nhân lái xe vận tải hành khách
công cộng tuyến buýt nội đô Thành phố Hà Nội của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.

4



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG VÀ
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG NHÂN LÁI XE VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG TUYẾN BUÝT NỘI ĐÔ THÀNH PHỐ
1.1 Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ và phân loại công nhân lái xe vận tải
hành khách công cộng
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Theo tài liệu tham khảo [11] một số khái niệm đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
* Vận tải là một quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hóa, hành
khách trong không gian và thời gian cụ thể để nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con ngƣời.
* Doanh nghiệp vận tải là một đơn vị kinh tế đƣợc thành lập để thực hiện
các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải nhằm mục đích sinh lời.
- Doanh nghiệp vận tải là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là
sản xuất sản phẩm vận tải để phục vụ nhu cầu của xã hội với mục đích công ích
hoặc mục đích lợi nhuận.
Về mặt quan hệ pháp lý thì doanh nghiệp vận tải là:
- Nơi thực hiện các hoạt động vận tải cần thiết của xã hội để duy trì sự tồn tại
và phát triển của xã hội, các hoạt động này cần đƣợc bảo đảm bằng pháp luật.
- Nơi thực hiện sự phân chia kết quả lao động giữa các doanh nghiệp, giữa
chủ doanh nghiệp với ngƣời lao động.
- Nơi hợp tác giữa các thành viên trong doanh nghiệp, nó phải đƣợc đảm bảo
bằng pháp luật.
- Nơi thi hành quyền lực (quyền ra quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp để
ngƣời dƣới quyền thực hiện). Việc thực hiện quyền này cũng đƣợc đảm bảo bằng
pháp luật.

5



- Phân loại doanh nghiệp vận tải
Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp vận tải
- Doanh nghiệp vận tải hàng hóa (vận tải hàng hóa nặng, vận tải
Theo đối tƣợng
kinh doanh

hàng hóa nhẹ...)
- Doanh nghiệp vận tải hành khách
- Doanh nghiệp vận tải hỗn hợp

Theo quy mô

- Doanh nghiệp vận tải quy mô lớn

của doanh

- Doanh nghiệp vận tải quy mô vừa

nghiệp

- Doanh nghiệp vận tải quy mô nhỏ
- Doanh nghiệp vận tải đơn phƣơng thức: là doanh nghiệp vận
tải mà phƣơng tiện vận tải trong quá trình hoạt động của mình sử

Theo phƣơng
thức vận tải

dụng một phƣơng thức vận tải nào đó.
- Doanh nghiệp vận tải đa phƣơng thức: là doanh nghiệp mà
phƣơng tiện vận tải của doanh nghiệp là phƣơng tiện của từ hai

phƣơng thức vận tải trở lên.
- Doanh nghiệp vận tải Nhà nƣớc

Theo hình thức
sở hữu

- Doanh nghiệp vận tải tƣ nhân
- Công ty kinh doanh vận tải
- Hợp tác xã vận tải

Theo địa dƣ
hoạt động

- Doanh nghiệp vận tải tuyến buýt nội đô Thành phố
- Doanh nghiệp vận tải tuyến buýt liên kết, buýt du lịch
- Doanh nghiệp vận tải buýt kế cận, tuyến xe khách đƣờng dài

*Vận tải hành khách
- Vận tải hành khách là một hoạt động trong đó sự vận chuyển là một dịch vụ
mà Nhà nƣớc, doanh nghiệp cung cấp cho hành khách và hành khách phải chi trả
chi phí cho sự vận chuyển đó theo quy định.

6


- Vận tải hành khách công cộng là một hoạt động, trong đó sự vận chuyển là
một dịch vụ mà Nhà nƣớc, doanh nghiệp cung cấp cho hành khách để thu tiền cƣớc
bằng những phƣơng tiện vận tải hành khách công cộng.
- Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là một trong những loại hình
vận tải hành khách công cộng bằng phƣơng tiện là ôtô, có thu tiền cƣớc theo quy

định, hoạt động theo một biểu đồ vận hành và hành trình quy định phục vụ nhu cầu
đi lại của dân cƣ trong các thành phố lớn và các khu đông dân cƣ.
- Vận tải hành khách bằng xe buýt kế cận là loại hình vận tải hành khách
công cộng sử dụng xe ô tô có sức chứa lớn làm phƣơng tiện vận chuyển, hoạt
động theo biểu đồ và hành trình đã đƣợc quy định sẵn, thu tiền cƣớc theo giá quy
định, để vận chuyển hành khách từ thành phố đi các thành phố vệ tinh của thành
phố trung tâm.
- Vận tải hành khách bằng ôtô liên tỉnh là một hoạt động trong đó sự vận
chuyển là một dịch vụ mà nhà nƣớc, doanh nghiệp cung cấp cho hành khách để thu
tiền cƣớc bằng những phƣơng tiện vận tải hành khách, có thể đáp ứng khối lƣợng
lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cƣ một cách thƣờng xuyên, liên tục theo
thời gian xác định, phƣơng hƣớng và tuyến ổn định trong một thời kỳ nhất định.

*

Các khái niệm về vận tải hành khách công cộng ô tô buýt nội đô

Thành phố
- Ô tô buýt: Xe buýt là một loại xe có bánh lớn, chạy bằng động cơ và đƣợc
chế tạo để chở nhiều ngƣời ngoài lái xe. Thông thƣờng xe buýt chạy trên quãng
đƣờng ngắn hơn so với những loại xe vận chuyển hành khách khác và tuyến xe buýt
thƣờng liên hệ giữa các điểm đô thị với nhau.
Từ

"buýt”

trong tiếng

Việt đến


từ autobus trong tiếng

Pháp;

các

từ bus, autobus... trong các ngôn ngữ châu Âu có gốc từ omnibus trong tiếng Latinh,
có nghĩa là "dành cho mọi ngƣời".
- Tuyến ô tô buýt: Là tuyến xe ô tô buýt chạy trên cung đƣờng thể hiện rõ tên
địa điểm đi và địa điểm đến cố định mà xe ô tô buýt phải chạy. Mọi sự thay đổi phát
sinh trong tuyến đƣờng trên phải đƣợc sự đồng ý và chấp thuận của cơ quan quản lý
7


Nhà nƣớc hoặc các đơn vị có thẩm quyền khác.
- Tuyến ô tô buýt nội đô Thành phố: Cụ thể hơn từ định nghĩa tuyến ô tô
buýt, tuyến ô tô buýt nội đô là tuyến đƣờng thể hiện rõ tên địa điểm đi và địa điểm
đến cố định mà xe ô tô buýt phải chạy trong nội đô Thành phố.
Những trƣờng hợp xe ô tô buýt nội đô Thành phố muốn xin đổi cung đƣờng
chạy (vẫn giữ nguyên địa điểm đi và địa điểm đến) do các phát sinh nhƣ tắc đƣờng,
cấm đƣờng, ANTT... phải đƣợc sự đồng ý và hƣớng dẫn của Trung tâm điều hành
xe buýt thuộc Sở Giao thông Vận tải.
- Công nhân lái xe: Công nhân lái xe là ngƣời điểu khiển xe để chở hành
khách, hàng hóa đến một điểm đến đƣợc yêu cầu. Họ phải có một kiến thức toàn
diện của các tuyến đƣờng khu vực và địa phƣơng. Đồng thời họ có trách nhiệm
trong việc giữ gìn, bảo quản chiếc xe của mình.
Thời gian làm việc không cố định và có thể bị chi phối, gò bó bởi khách
hàng, hàng hóa. Hiện nay giao thông là một vấn đề phƣc tạp, vì vậy với công việc
lái xe đòi hỏi công nhân lái xe phải là một ngƣời hết sức cẩn thận trong khi làm việc
để đảm bảo sự an toàn cho chính công nhân lái xe, khách hàng, hàng hóa và những

ngƣời khác. Đồng thời công nhân lái xe cũng phải là ngƣời linh hoạt trong mọi tình
huống, với nhiều tính cách khác nhau của mỗi khách hàng.
- Công nhân lái xe ô tô buýt: Là lao động trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp
kinh doanh ô tô buýt, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên chở hành khách trên các
tuyến ô tô buýt. Công nhân lái xe cần phải hiểu rõ và nắm bắt đƣợc việc vận hành
chiếc ô tô buýt, hiểu rõ luồng tuyến, các nội quy quy định trong khi phục vụ hành
khách và các yêu cầu khác của một công nhân lái xe khi tham gia giao thông.
* Một số khái niệm khác
Theo tài liệu tham khảo [12] một số khái niệm khác đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
- Hành khách: Là ngƣời có nhu cầu về vận chuyển bằng phƣơng tiện vận tải
hành khách công cộng có mua vé hoặc phiếu thu cƣớc hợp lệ từ khi lên phƣơng tiện
cho đến khi rời khỏi phƣơng tiện.
- Hành lí: là những vật phẩm, hàng hoá mà hành khách cần chuyên chở cùng

8


một chuyến đi với hành khách. Trong mỗi loại hình vận tải đều quy định khối lƣợng
hành lý nhất định mà hành khách có thể mang theo (không phải trả cƣớc). Nếu vƣợt
quá mức quy định thì hành khách phải trả cƣớc hành lý.
- Hành trình chạy: xe đƣợc xác định bởi bến xe đi, bến xe đến, các tuyến
đƣờng bộ, các điểm đón, trả khách, trạm dừng nghỉ (nếu có) mà phƣơng tiện đi qua.
- Thời gian biểu chạy: xe là tổng hợp các thời điểm tƣơng ứng với từng vị trí
của xe trên hành trình chạy xe.
- Biểu đồ chạy xe: là tổng hợp hành trình và thời gian biểu chạy xe của các
chuyến xe trong một chu kỳ thời gian nhất định.
- Lịch xe xuất bến: là trình tự thời điểm xuất bến của các chuyến xe trong
một chu kỳ thời gian tại một bến xe.
- Điểm đón, trả khách: là công trình đƣờng bộ trên hành trình chạy xe dành
cho xe ô tô vận chuyển hành khách theo tuyến cố định dừng để hành khách lên,

xuống xe theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Điểm dừng xe buýt: là công trình đƣờng bộ đƣợc thiết kế và công bố cho xe
buýt dừng để đón, trả hành khách theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Bến xe khách: là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ thực
hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải
hành khách công cộng.
- Bãi đỗ xe: là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ để đỗ
các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ.
- Dịch vụ trông, giữ xe: là dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ, trong đó tổ chức,
cá nhân thực hiện dịch vụ trông giữ xe và đƣợc trả phí.
- Đại lý bán vé: là dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ, trong đó tổ chức, cá nhân
đƣợc đơn vị kinh doanh vận tải ủy quyền bán vé cho hành khách.
- Đơn vị kinh doanh vận tải: là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
- Kinh doanh vận tải hành khách: Là các hoạt động kinh tế có thu tiền nhằm

9


thực hiện trách nhiệm chuyên chở hành khách, hành lý, hàng bao gửi và các loại
dịch vụ vận tải hành khách.
- Điểm đầu - điểm cuối: Đây là thông tin cho biết hành trình rút gọn của
tuyến xe buýt. Thông tin này đƣợc đặt sát cạnh với số hiệu tuyến xe buýt.
- Thông tin tại các điểm dừng của xe buýt: Điểm dừng xe buýt là những địa
điểm cho phép xe buýt dừng đón và trả khách. Tại điểm dừng xe buýt có biển thông
báo cho biết những tuyến xe đi qua điểm dừng đó cúng nhƣ lộ trình cụ thể của các
tuyến xe đó để ngƣời đi lựa chọn tuyến xe cho phù hợp.
- Thông tin tại nhà chờ các tuyến xe buýt: Tại nhà chờ xe buýt sẽ có những
thông tin liên quan đến các tuyến xe buýt nhƣ những tuyến xe đi qua đó, lộ trình chi
tiết của các tuyến xe. Ngoài ra còn có những thông tin liên quan khác nhƣ:

 Mạng lƣới xe bus Thành phố
 Thông tin của các địa điểm bán vé xe buýt
 Thông tin của các dịch vụ xe buýt khác liên quan
Thông qua các khái niệm có thể thấy, để nghiên cứu về chất lƣợng công nhân
lái xe buýt nói chung cũng nhƣ công nhân lái xe buýt nội đô Thành phố nói riêng
cần phải nghiên cứu khá toàn diện về tuyến đƣờng, về đối tƣợng phục vụ, về trách
nhiệm của công nhân lái xe gắn với giữ gìn, bảo vệ xe, bảo vệ tài sản và tính mạng
của khách hàng với tinh thần trách nhiệm, đạo đức kinh doanh, ý thức tổ chức kỷ
luật cao nhất.
1.1.2 Đặc điểm, nhiệm vụ của công nhân lái xe vận tải hành khách công
cộng tuyến ô tô buýt nội đô Thành phố
1.1.2.1 Đặc điểm của công nhân lái xe vận tải hành khách công cộng tuyến ô
tô buýt nội đô Thành phố
Công nhân lái xe vận tải HKCC tuyến ô tô buýt nội đô Thành phố là lao
động trực tiếp thực hiện quá trình vận tải, có những đặc điểm riêng so với những
nghành nghề khác.
- Công nhân lái xe thực hiện công việc vận chuyển trên đƣờng giao thông công

10


cộng đòi hỏi phải tự chủ trong mọi hoạt động và khắc phục sự cố liên quan đến vận tải.
- Lái xe phải thƣờng xuyên làm việc căng thẳng cả về đầu óc lẫn chân tay,
ngoài công việc vận tải lái xe phải làm thêm công việc bảo dƣỡng, vệ sinh xe, tƣ
vấn cho hành khách trong trƣờng hợp hành khách có nhu cầu cần tƣ vấn...
- Thời gian làm việc của công nhân lái xe vận tải hành khách công cộng
tuyến ô tô buýt nội đô Thành phố thƣờng đƣợc chia làm 2 ca: ca sáng và ca chiều.
 Ca sáng (thông thƣờng từ 04h00 đến 14h00): Công nhân lái xe bắt đầu ca
làm tại đơn vị để nhận xe, bàn giao giấy tờ xe, lệnh vận chuyển, đƣa xe về bến xuất
phát cho đúng giờ quy định. Sau khi thực hiện các lƣợt chạy quy định theo bảng

chạy, kết thúc ca, công nhân lái xe sẽ bàn giao xe cho ca chiều tại bến, chứ không
cần đƣa xe về Đơn vị.
 Ca chiều (thông thƣờng từ 13h00 đến 23h00): Công nhân lái xe ca chiều
nhận bàn giao xe và các giấy tờ liên quan từ công nhân lái xe ca sáng. Thực hiện
các lƣợt chạy quy định theo bảng chạy. Kết thúc ca, công nhân lái xe đƣa xe về Đơn
vị để vệ sinh xe, bàn giao giấy tờ xe cho Đơn vị.
- Công nhân lái xe vận tải hành khách công cộng tuyến ô tô buýt nội đô
Thành phố phải nêu cao tinh thần trách nhiệm với hành khách cũng nhƣ đảm bảo an
toàn giao thông trên đƣờng.
- Nghề lái xe buýt công cộng là một công việc áp lực, nhàm chán, dễ nảy
sinh bực bội. Bởi các lý do đặc thù luồng tuyến là cố định, không thay đổi, giờ giấc
cũng thƣờng xuyên bị thiếu do các phát sinh trên đƣờng (tắc đƣờng, cấm đƣờng, va
chạm giao thông, an ninh trật tự...), lƣợng hành khách lên xuống xe một ca làm là
rất đông, đặc biệt trong các giờ cao điểm lƣợng hành khách trên xe có thể lên đến
150 hành khách/xe (với dòng xe 80 chỗ).
- Công nhân lái xe vận tải hành khách công cộng tuyến ô tô buýt nội đô cũng
phải nêu cao trách nhiệm đối với tài sản đƣợc giao đó là xe buýt, tài sản gắn liền
theo xe và các giấy tờ liên quan. Nếu làm hƣ hỏng, mất mát do lỗi chủ quan thì
công nhân lái xe phải có trách nhiệm bồi hoàn theo đúng quy định của pháp luật.

11


- Hàng ngày trong ca làm việc, ngoài nhệm vụ chính là trực tiếp chuyên chở
hành khách trong luồng tuyến đƣợc phân công, ngƣời công nhân lái xe vận tải hành
khách công cộng tuyến ô tô buýt nội đô Thành phố còn phải thực hiện các nhiệm vụ
khác nhƣ: đảm bảo đủ chuyến lƣợt theo giờ đã quy định, đảm bảo ATGT - ANTT
trên tuyến đƣợc phân công, phân phối tốc độ chạy để đảm bảo doanh thu (Các tuyến
đều đƣa tiêu chí doanh thu bình quân vào cơ chế đánh giá xếp loại lƣơng lao động
cuối tháng), đảm bảo phƣơng tiện luôn vệ sinh sạch sẽ, theo dõi sự thay đổi mức

tiêu hao nhiên liệu để báo cáo với bộ phận kỹ thuật, đảm bảo tính an toàn kỹ thuật
của xe (lốp, hệ thống phanh, hệ thống còi, đèn báo hiệu...), kiểm tra các hệ thống
thông tin theo xe (Đèn LED đầu xe, âm thanh đọc giới thiệu điểm dừng, bảng thông
tin trong xe và ngoài xe...)...
- Kỷ luật lao động của công nhân lái xe là rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Kỷ
luật lao động của ngƣời lái xe thể hiện ở chỗ đến làm việc đúng giờ và hoàn thành
công việc đúng nhiệm vụ giao, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về trật tự an
toàn giao thông trong vận chuyển. Thực hiện chăm sóc, bảo quản thƣờng xuyên
đối với ô tô , thiết bị vận chuyển, dụng cụ đồ nghề, nhiên liệu dầu mỡ và hàng hoá
trên xe... Kỷ luật lao động ngƣời lái xe có liên quan tới những hoạt động của
doanh nghiệp vạn tải ô tô, vì những công việc của vận tải đƣợc thực hiện ngoài
phạm vi doanh nghiệp, vì vậy cần phải đòi hỏi tính tự giác của ngƣời công nhân
lái xe rất cao.
- Nghề lái xe vận tải hành khách công cộng tuyến ô tô buýt là một nghề lao
động trực tiếp, phải đƣơng đầu với sự thách thức của điều kiện tự nhiên, không kể
thời tiết (mƣa, gió, nắng...) không kể ngày, đêm, cả tuyến vắng heo hút, cheo leo
đến nơi mật độ giao thông đông đúc. Nghề lái xe là nghề nặng nhọc, độc hại, căng
thẳng, lƣu động, ít an nhàn nhiều gian nan vất vả. Quá trình điều khiển phƣơng tiện
thƣờng xuyên phải quan sát, phán đoán và thực hiện thao tác chính xác, nếu không
rất dễ xảy ra tai nạn nguy hiểm. Trong tình hình trật tự an toàn giao thông nhƣ hiện
nay, ngƣời lái xe không những phải có trình độ tay lái mà phải có đầu óc luôn tỉnh
táo, phán đoán sớm mọi tình huống phức tạp và xử lý hợp lý. Nếu chỉ lơ là hoặc

12


chậm xử lý một chút có thể xảy ra tai nạn khôn lƣờng.
- Ngƣời lái xe phải có trình độ kiến thức hiểu biết về cấu tạo ô tô để trong
điều kiện một mình một xe có thể phán đoán đƣợc nguyên nhân hƣ hỏng và tự sửa
chữa đƣợc các hƣ hỏng thƣờng gặp.

- Ngƣời lái xe phải có sức khoẻ tốt (mắt, tai, mũi, tay chân và độ phản xạ
nhạy bén) để đảm bảo lái xe tuyệt đối an toàn trong bất kỳ tình huống nào.
1.1.2.2 Nhiệm vụ của công nhân lái xe vận tải hành khách công cộng tuyến ô
tô buýt nội đô Thành phố
Nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận cho Đơn vị kinh doanh vận tải, cũng nhƣ
đảm bảo các chỉ tiêu, tiêu chí phục vụ đối với dịch vụ vận tải hành khách công cộng
tuyến ô tô buýt nội đô Thành phố, ngƣời công nhân lái xe vận tải hành khách công
cộng cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
* Xe chạy dúng tuyến, đón trả khách đúng điểm dừng
Tức là xe chạy với đúng lộ trình tuyến đã quy định, đảm bảo thời gian đi lại của
hành khách. Khi tham gia giao thông, công nhân lá xe vận tải hành khách công cộng
tuyến ô tô buýt nội đô Thành phố phải dừng đúng điểm dừng đỗ trên lộ trình tuyến,
không bỏ bến, bỏ khách khi phƣơng tiện vẫn còn sức chứa. Việc thực hiện xe chạy
đúng tuyến và đón trả khách đúng điểm dừng đỗ thể hiện tính chính xác về không gian
tuyến hoạt động và nó đem lại độ tin cậy cho khách hàng lựa chọn hình thức này.
* Phục vụ văn minh an toàn
Thái độ phục vụ của công nhân lái xe với hành khách là rất cần thiết. Là một
trong những tiêu chí quan trọng để xây dựng hình ảnh công nhân lái xe lịch sự trong
ứng xử, giao tiếp với khách hàng. Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị
đã lập đƣờng dây nóng để hành khách có thể phản ánh những thiếu xót và những
tiêu cực trong quá trình di chuyển bằng phƣơng tiện vẫn tải hành khách công cộng,
đặc biệt là thái độ phục vụ của công nhân lái xe, nhân viên phục vụ.
Thái độ niềm nở, nhiệt tình của công nhân lái xe, nhân viên phục vụ là nhân
tố tăng cảm giác dễ chịu, thoải mái của hành khách vì vậy thái độ phục vụ văn minh

13


lịch sự là một tiêu chí phản ánh chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách công cộng
trên xe buýt.

Dịch vụ vận tải an toàn, thuận tiện đƣợc hiểu là chuyến đi đƣợc cung ứng
cho hành khách đảm bảo mức độ an toàn cũng nhƣ khả năng tiếp cận với xe buýt là
rất dễ dàng.
Để đáp ứng các tiêu chí phục vụ này, ngƣời công nhân lái xe phải chấp hành
các quy định về an toàn khi tham gia giao thông. Cụ thể:
- Công nhân lái xe buýt không đƣợc phóng nhanh, vƣợt ẩu, vƣợt đèn đỏ.
- Không lạng lách, đánh võng, chèn ép các phƣơng tiện giao thông khác.
- Không sử dụng còi hơi, không bấm còi inh ỏi tại những nơi đông ngƣời
hoặc khu vực đông dân cƣ.
- Không ra vào điểm dừng đỗ đột ngột, không khởi hành khi hành khách
chƣa lên xuống
- Không sử dụng đèn chiếu xa trong nội đô vào ban đêm.
- Không mở cửa lên xuống khi đang chạy
* Bán đúng giá vé, xé vé khi thu tiền
Giá vé đóng vao trò hết sức quan trọng trong việc quyết định lựa chọn
phƣơng tiện của hành khách. Giá vé là tiêu chí để so sánh chất lƣợng mà ngƣời tiêu
dùng đƣợc hƣởng với chi phí mà họ bỏ ra để hƣởng chất lƣợng sản phẩm đó. Giá vé
phải đƣợc tính toán phù hợp với thu nhập bình quân của ngƣời dân và tiết kiệm soi
với các hình thức vận tải khác. Bán đúng giá vé và xé vé khi thu tiền của hân viên
bán vé là cần thiết, tuân thủ đúng với quy định của nhà nƣớc, doanh nghiệp vận tải.
* Chở đúng đối tượng, không chở hàng hóa, gia súc, hành lý cồng kềnh
Hình thức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ra đời nhằm phục vụ nhu
cầu đi lại của ngƣời dân trong đô thị nên cần đảm bảo chở đúng đối tƣợng. Việc chở
không đúng đối tƣợng, những hành khách là ngƣời đi buôn, hành lý cồng kềnh, không
sạch sẽ, gia súc sẽ làm ảnh hƣởng đến hành khách đi xe buýt, làm ảnh hƣởng đến văn
minh xe buýt, gây mất lòng tin của ngƣời dân với hình thức vận tải hành khách.

14



* Một số nhiệm vụ khác của công nhân lái xe vận tải hành khách công cộng
tuyến ô tô buýt nội đô Thành phố
- Đƣa đón, chuyên chở lãnh đạo và CBCNV Tổng Công ty hoặc lãnh đạo các
Cơ quan Ban ngành theo chỉ đạo của UBND Thành phố.
- Luôn kiểm tra xe nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các hƣ hỏng, bảo
trì xe theo định kỳ, cập nhật đầy đủ vào sổ theo dõi thiết bị. Giữ mối quan hệ tốt với
các đơn vị sửa chữa, bảo trì xe thƣờng xuyên cho Công ty.
- Thực hiện nhiệm vụ ứng trực đột xuất tại các điểm trực của Công an Thành
phố quy định...
1.1.3 Phân loại công nhân lái xe vận tải hành khách công cộng tuyến ô tô
buýt nội đô Thành phố
* Theo trình độ đào tạo
- Theo bằng cấp: Hiện nay tất cả các công nhân lái xe để đƣợc trở thành công
nhân lái xe vận tải hành khách công cộng tuyến ô tô buýt nội đô Thành phố, cần
phải qua lớp đào tạo và thi chứng chỉ hành nghề công nhân lái xe vận tải hành
khách công cộng do Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Việt Nam cấp phép.
Đây là điều kiện tiên quyết trƣớc khi ngƣời công nhân lái xe đƣợc chính thức giao
xe và phân công nhiệm vụ trên tuyến. Do đó, một số công nhân lái xe nếu chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu của khóa học sẽ tạm thời đƣợc sắp xếp công việc lái xe hợp dồng
du lịch, hoặc làm nhân viên phục vụ trên xe, hoặc nhân viên tại Gara, và đợi đến
khóa đào tạo và cấp chứng chỉ đợt sau để tiếp tục thi tuyển.
Công nhân lái xe buýt để bắt đầu làm việc đều phải có chứng chỉ hành nghề
lái xe buýt và có giấy phép lái xe từ bằng D trở lên.
- Theo trọng tải xe:
Công nhân lái xe buýt trọng tải nhỏ: Đó là các dòng xe buýt thiết kế 30 chỗ,
công nhân lái xe phải có bằng D trở lên, và có thâm niên 2 năm chạy xe khách
đƣờng dài. Đây thƣờng là các tuyến buýt gom, mục địch chạy luồn trong các phố
nhỏ để gom khách cho các tuyến buýt lớn hơn trên các trục chính.

15



×