Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SINH lý CHƯƠNG v thi SĐH HVQY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.38 KB, 9 trang )

CHƯƠNG V – THẬN
( BS: Hoàng Quốc Lợi )
Câu 1: Nước được tái hấp thu:
A.

Ở ống lượn xa và ống góp 30%.

B.

Chủ yếu ở ống lượn gần 65%.

C.

Ở phần cuối quai Henle 25%.

D.

Chủ yếu ở phần quai Henle 35%.

E.

Chủ yếu ở ống lượn xa dưới tác dụng của ADH.
Đáp án: B

Câu 2 : Câu nào sau đây là đúng về lượng nước tiểu :
A.

Huyết áp cao kịch phát làm nước tiểu giảm.

B.


Áp lực mao mạch cuộn mạch ở thận tăng thì áp lực lọc tăng làm nước tiểu
giảm.

C.

Truyền dịch ưu trương làm nước tiểu giảm.

D.

Lưu lượng tuần hoàn thận tăng thì áp lực keo huyết tương mao mạch cuộn
mạch tăng làm nước tiểu tăng.

E.

Kẹt huyết áp làm nước tiểu tăng.
Đáp án : C

Câu 3 : Những quá trình cơ bản ở thận để tạo nước tiểu là :
A.

Siêu lọc

B.

Siêu lọc, bài tiết tích cực.

C.

Siêu lọc, tái hấp thu.


D.

Siêu lọc, tái hấp thu, bài tiết tích cực.

E.

Tái hấp thu, bài tiết tích cực.
Đáp án : D

Câu 4 : Những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng lọc là :
A.

Lưu lượng tuần hoàn qua thận.

B.

Huyết áp động mạch

C.

Áp lực lọc, màng siêu lọc.

D.

Huyết áp động mạch, màng siêu lọc.

E.

Huyết áp động mạch, áp lực keo, áp lực trong thận.
Đáp án : C


Câu 5 : Các yếu tố làm tăng áp lực lọc.
A.

Pb tăng, Pm giảm, Kf tăng.


B.

Pm tăng, Pb tăng, Pk tăng, Kf giảm.

C.

Dòng máu tới thận tăng, Pm tăng, Pk giảm, Pb giảm.

D.

Dòng máu tới thận tăng, Pm giảm, Pk tăng.

E.

Dòng máu thận tăng, Pb tăng, Pm tăng, Kf giảm.
Đáp án : C

Câu 6 : Ở người, số lượng nước tiểu thay đổi khi
A.

Viêm cầu thận cấp làm nước tiểu tăng

B.


Sỏi đường tiết niệu làm cản trở đường tiết nước tiểu làm nước tiểu giảm.

C.

Bị bỏng mất huyết tương làm máu cô huyết áp áp tăng làm nước tiểu tăng.

D.

Ra nhiều mồ hôi do lao động làm nước tiểu tăng.
Đáp án : B

Câu 7 : Khái niệm về hiện tượng lọc :
A.

Xảy ra ở cầu thận, lọc nước và các chất hòa tan trong nước từ huyết tương
mao mạch cuộn mạch sang khoang Bowman qua màng siêu lọc.

B.

Là hiện tượng chủ động, được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thần kinh
thể dịch.

C.

Là hiện tượng chủ động tiêu tốn năng lượng nên khối lượng dịch lọc rất lớn
170-180l/24h.

D.


Là hiện tượng chủ động, liên quan chặt chẽ với áp lực máu mao mạch cuộn
mạch, áp lực keo huyết tương và áp lực trong thận.

E.

Là hiện tượng chủ động, xảy ra ở ống thận có số lượng dịch lọc rất lớn.
Đáp án : A

Câu 8: Về áp lực cầu thận (Pl) :
A.

Áp lực lọc (Pl) được tạo nên do áp lực máu cuộn mạch (Pm) và áp lực keo
của máu (Pk).

B.

Huyết áp động mạch tạo nên áp lực lọc.

C.

Áp lực thủy tĩnh bao Bowman và mao mạch cầu thận tạo nên áp lực lọc.

D.

Áp lực lọc (Pl) là tổng của áp lực máu mao mạch cuộn mạch (Pm), áp lực
keo của huyết tương (Pk) và áp lực trong khoang Bowman (Pb).

E.

Áp lực lọc (Pl) được tạo nên nhờ áp lực máu mao mạch cuộn mạch (Pm) lớn

hơn tổng áp lực keo của huyết tương (Pk) và áp lực trong khoang Bowman
(Pb)
Đáp án : E.
Câu 9 : Các yếu tố ảnh hưởng tới sự siêu lọc.

A. Áp lực lọc Pl không chịu ảnh hưởng bởi áp lực mao mạch cuộn mạch Pm,
áp lực keo Pk và hệ số lọc.
B. Màng siêu lọc có ảnh hưởng tới quá trình siêu lọc


C. Cơ chế tự điều hòa của bộ máu cận tiểu cầu theo phản xạ điều hòa ngược
dương tính ống thận- tiểu cầu.
D. Hệ thần kinh giao cảm không có khả năng điều hòa dòng máu thận nhưng
điều hòa phân số lọc.
E. Màng siêu lọc không có ảnh hưởng tới quá trình siêu lọc.
Đáp án : B
Câu 10 : Về màng lọc cầu thận :
A.

Cho các tế bào máu đi qua.

B.

Không cho ion Cl- đi qua và HCO3-

C.

Cho các phân tử protein có trọng lượng trên 70.000 đi qua.

D.


Không cho ure và inulin đi qua.

E.

Khi tổn thương cho hồng cầu và protein đi qua.
Đáp án : E.

Câu 11. Sử dụng các giá trị dưới đây để trả lời câu hỏi sau : Áp lực thủy tĩnh
mao mạch cầu thận = 47mmHg ; áp lực thủy tĩnh bao Bowman = 10mmHg, áp
lực keo bao Bowman = 0 mmHg. Vậy ở giá trị nào của áp lực keo mao mạch
cầu thận có thể làm dừng quá trình lọc.
A.

0 mmHg

B.

17 mmHg.

C.

10 mmHg.

D.

27 mmHg.

E.


37 mmHg.
Đáp án : E.

Câu 12 : Trong dịch lọc cầu thận có ít protein là vì :
A.

Do kích thước của lỗ lọc và điện tích âm của lỗ lọc đã ngăn cản phân tử
protein.

B.

Các phân tử protein huyết tương đều quá lớn so với kích thước của lỗ lọc.

C.

Do điện tích dương của lỗ lọc hút và giữ lại các phân tử protein.

D.

Điện tích âm của lỗ lọc đã đẩy lùi các phân tử protein huyết tương.
Đáp áp : A

Câu 13 : Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng lọc cầu thận:
A.

Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng lưu lượng lọc

B.

Giãn tiểu động mạch đến, giãn tiểu động mạch đi làm tăng lưu lượng lọc


C.

Huyết áp động mạch hệ thống giảm làm tăng lưu lượng lọc.

D.

Giãn tiểu động mạch đến, co tiểu động mạch đi làm tăng lưu lượng lọc.

E.

Co cả tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi làm tăng lưu lượng lọc.


Đáp án : D
Câu 14 : Áp lực có tác dụng ngăn cản quá trình lọc cầu thận
A.

Áp lực thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp lực keo trong bao Bowman

B.

Áp lực thủy tĩnh trong bao Bowman và áp lực keo trong mao mạch cầu thận

C.

Áp lực thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp lực keo trong mao mạch
cầu thận.

D.


Áp lực keo trong mao mạch cầu thận và áp lực keo trong bao Bowman.

E.

Áp lực thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp lực thủy tĩnh trong bao
Bowman.
Đáp án : B

Câu 15 : Trong dịch lọc cầu thận
A.

Có thành phần protein như huyết tương

B.

Có thành phần như huyết tương trong máu động mạch.

C.

Có thành phần phần không giống với huyết tương trong máu động mạch

D.

Có thành phần giống dịch bạch huyết thu nhận từ ống ngực.

E.

Có áp suất thẩm thấu và pH cân bằng với huyết tương.
Đáp án: E


Câu 16 : Tăng dòng máu thận và mức lọc cầu thận gây bởi điều nào sau đây :
A.

Tăng áp lực keo huyết tương

B.

Giãn các tiểu động mạch đi

C.

Giãn các tiểu động mạch đến.

D.

Tăng hoạt động thần kinh giao cảm của thận.

E.

Tăng hệ số lọc mao mạch cuộn mạch tiểu cầu thận.
Đáp án : C

Câu 17 : Chất nào sau đây thường thấy trong nước tiểu
A.

Hemoglobin

B.


Creatinin

C.

Bạch cầu.

D.

Hồng cầu.

E.

Protein
Đáp án: B

Câu 18 : Trong 24h thận của một người trưởng thành khỏe mạnh lọc qua các
tiểu cầu thận vào ống thận với tổng lượng dịch siêu lọc khoảng :
A.

A : 27-28l

B.

B : 17-18l


C.

C : 170-180l


D.

D : 70-80l

E.

E : 270-280l.
Đáp án : C

Câu 19: Phần trăm dịch lọc thực tế được tái hấp thu vào máu gần nhất với
A.

A: 25%

B.

B: 50%

C.

C: 10%

D.

D: 70%.

E.

E: 99%
Đáp án: E


Câu 20: Kết quả của cơ chế renin- angiotensin điều hòa do bộ máy cận tiểu
cầu gồm các điều sau, TRỪ:
A.

Tăng khối lượng máu

B.

Co mạch

C.

Giảm aldosteron

D.

Tăng huyết áp

E.

Sức cản ngoại vi tăng.
Đáp án: C

Câu 21: Đâu là chức năng chính của renin và aldosteron
A.

Được sản sinh khi huyết áp giảm và làm giảm khối lượng máu và huyết áp.

B.


Được sản sinh khi huyết áp tăng và không có tác dụng lâu dài trên khối
lượng máu và huyết áp

C.

Được sản sinh khi huyết áp giảm và làm tăng khối lượng máu và huyết áp

D.

Được sản sinh khi huyết áp tăng và làm giảm khối lượng máu và huyết áp.

E.

Được sản sinh khi huyết áp tăng và làm tăng khối lượng máu và huyết áp.
Đáp án: C

Câu 22: Lớp tế bào nội mô mao mạch cầu thận có các lỗ thủng với đường kính
A.

160A0

B.

110A0

C.

130A0


D.

70 A0
Đáp án: A

Câu 23: Thành phần nào sau đây không thuộc màng siêu lọc
A.

Lớp tế bào nội mô mao mạch tiểu cầu thận.


B.

Lá trong lớp tế bào biểu mô bao Bowman

C.

Lá ngoài lớp tế bào biểu mô bao Bowman.

D.

Lớp màng nền
Đáp án: C

Câu 24: Với điều kiện sinh lý, câu trả lời nào sau đây là không đúng về dịch
siêu lọc (nước tiểu đầu)
A.

Dịch siêu lọc có nồng độ Cl- và HCO3- cao hơn 5% so với huyết tương


B.

Dịch siêu lọc có tế bào máu, không có các hợp chất hưu cơ có phân tử lượng
lớn hơn 70.000

C.

Tổng lượng dịch siêu lọc trong 24h là 170 - 180l

D.

Dịch siêu lọc có áp suất đẳng trương so với huyết tương
Đáp án: B

Câu 25: Định nghĩa nào đúng về hệ số lọc của tiểu cầu thận
A.

Là số ml dịch siêu lọc có trong 1h khi áp lực lọc là 1mmHg.

B.

Là số lít dịch siêu lọc có trong 1 phút khi áp lực lọc là 10mmHg

C.

Là số lít dịch siêu lọc có trong 1h khi áp lực lọc là 1mmHg.

D.

Là số ml dịch siêu lọc có trong 1 phút khi áp lực lọc là 1mmHg.

Đáp án: D

Câu 26: Định nghĩa nào ĐÚNG về mức lọc cầu thận?
A.

Là tỷ số % giữa số ml dịch lọc và lượng huyết tương qua thận trong 1 phút.

B.

Là số ml dịch siêu lọc có trong 1 phút.

C.

Là số ml dịch siêu lọc có trong 1 giờ, khi áp lực lọc là 1 mmHg.

D.

Là áp lực tác động lên huyết tương của mao mạch cuộn mạch, để đẩy nước
và các chất hòa tan trong nước sang khoang Bowman.
Đáp án: B

Câu 27: Khi lưu lượng lọc cầu thận giảm thì thận sẽ
A.

Tăng cường bài xuất Na+ và Cl-.

B.

Tăng cường bài xuất Na+ và Cl- ở ống lượn xa.


C.

Tăng cường tái hấp thu Na+ và Cl- ở nhánh lên quai Henle.

D.

Tăng cường tái hấp thu Na+ vá Cl- ở ống lượn gần
Đáp án: C

Câu 28: Câu trả lời nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG về cơ chế tự điều hòa mức
lọc cầu thận của bộ máy tiểu cầu thận?
A.

Cơ chế tự điều hòa mức lọc cầu thận giúp tự duy trì mức lọc cầu thận hằng
định dù huyết áp dao động trong phạm vi từ 75-160 mmHg.


B.

Lưu lượng lọc cầu thận giảm thì tốc độ dòng dịch qua ống thận bị chậm lại,
thận tăng cường tái hấp thu Na+ và Cl- ở nhánh lên quai Henle.

C.

Renin kích thích chuyển angiotensinogen thành angiotensin II, gây co mạch
đi, nâng mức lọc cầu thận.

D.

Tế bào macula densa nhận cảm nồng độ Na+ và Cl- trong lòng ống thận, khi

các nồng độ này giảm sẽ làm co động mạch đến và giãn động mạch đi.
Đáp án: D

Câu 29: Nhận định nào ĐÚNG về quá trình siêu lọc?
A.

Hai yếu tố quyết định quá trình siêu lọc là áp lực lọc và màng siêu lọc.

B.

Là quá trình tạo thành nước tiểu chính thức.

C.

Là quá trình chủ động, lọc nước và các chất hòa tan từ huyết tương mao
cuộn mạch sang khoang bao Bowman.

D.

Tất cả các nhận định trên đều đúng.
Đáp án: A

Câu 30: Áp suất lọc được tạo bởi 3 áp suất thành phần là:
A.

Áp suất máu mao mạch cuộn mạch, áp suất keo huyết tương mao mạch cuộn
mạch, áp suất thẩm thấu huyết tương mao mạch cuộn mạch.

B.


Áp suất máu mao mạch cuộn mạch, áp suất keo huyết tương mao mạch cuộn
mạch, áp suất thủy tĩnh khoang Bowman.

C.

Áp suất thẩm thấu mao mạch cuộn mạch, áp suất keo huyết tương mao mạch
cuộn mạch, áp suất thủy tĩnh khoang Bowman.

D.

Áp suất máu mao mạch cuộn mạch, áp suất thẩm thấu huyết tương mao
mạch cuộn mạch, áp suất thủy tĩnh khoang Bowman.
Đáp án: B

Câu 31: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình siêu lọc gồm:
A.

Sự biến đổi của màng siêu lọc (2).

B.

Cơ chế điều hòa của hệ thần kinh giao cảm (3).

C.

Cả (1), (2), (3)

D.

Sự biến đổi của áp suất lọc (1).

Đáp án: C

Câu 32: Công thức tính áp suất lọc từ các áp suất thành phần:
A.

Pl = Pk – (Pm + Pb)

B.

P l = P m – Pk + P b

C.

P l = Pb – (Pm + Pb)

D.

P l = Pm – (Pk + Pb)
Đáp án: D

Câu 33: Điều nào là KHÔNG đúng về dịch lọc?


A.

Thành phần các ion âm tương tự huyết tương.

B.

Không có các chất hữu cơ có trọng lượng phân tử > 70.000 dalton.


C.

Không có các tế bào máu.

D.

Áp suất thẩm thấu và độ pH cân bằng huyết tương.
Đáp án: A

Câu 34: Điều nào là đúng về các lớp tế bào cấu tạo màng siêu lọc?
A.

Lớp tế bào nội mô có lỗ thủng 70 A0

B.

Lớp màng nền có lỗ thủng 160 A0

C.

Lớp tế bào biểu mô có chân có lỗ thủng 160 A0

D.

Lớp màng nền có lỗ thủng 110 A0
Đáp án: D

Câu 35: Nhận định nào là KHÔNG đúng về màng siêu lọc?
A.


Màng nền của màng lọc mang điện tích âm

B.

Màng lọc không có tính chất chọn lọc theo điện tích và kích thước của các
phân tử.

C.

Màng lọc có tính chất lọc là chọn lọc theo kích thước.

D.

Các lỗ của màng lọc từ phía mao mạch sang bao Bowman có kích thước nhò
dần.
Đáp án: B

Câu 36: Nhận định nào sau đây là không đúng về mức lọc cầu thận?
A.

Được xác định bằng hệ số thanh thải của inulin.

B.

Là số ml dịch siêu lọc có trong một phút

C.

Giá trị bình thường là 250 ml/phút.


D.

Giá trị bình thường là 125 ml/phút.
Đáp án: C

Câu 37: Hệ số lọc của tiểu cầu (Kf) là
A.

số ml dịch siêu lọc có ở hai thận trong 1 phút, khi áp lực lọc bằng 28 mmHg.

B.

số ml dịch siêu lọc có trong 1 phút, khi áp lực lọc bằng 60 mmHg.

C.

số ml dịch siêu lọc có trong 1 phút, khi áp lực lọc bằng 1 mmHg.

D.

số ml dịch siêu lọc có trong 1 phút, khi áp lực lọc bằng 10 mmHg.
Đáp án: C

Câu 38: Nhận định nào là đúng về phân số lọc tiểu cầu (FF)?
A.

Là tỷ lệ phần trăm (%) giữa dịch lọc và lượng huyết tương qua thận trong
một phút.


B.

Giá trị bình thường là 45 %.


C.

Là tỷ lệ phần trăm (%) giữa dịch lọc và lượng huyết tương qua thận trong
một giờ.

D.

Là tỷ lệ phần trăm (%) giữa lượng máu qua thận và lượng dịch lọc qua thận
trong 24 giờ
Đáp án: A



×