Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

SINH lý CHƯƠNG VII Thi đầu vào SĐH HVQY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.03 KB, 13 trang )

CHƯƠNG VII – HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
( Bs: Trần Trọng Đông )
Câu 1: Phản xạ là gì?
A. Phản xạ là đường đi của xung động thần kinh từ cơ quan nhận cảm vào trung
khu thần kinh.
B. Phản xạ là đáp ứng của cơ thể với mọi kích thích thông qua dây thần kinh ly
tâm.
C. Phản xạ là đáp ứng của cơ thể đối với các kích thích.
D. Phản xạ là chỉ huy của hệ thần kinh trung ương đối vơi cơ quan đáp ứng.
E. Phản xạ là sự đáp ứng của cơ thế đối với mọi kích thích bên trong và bên ngoài
cơ thể thông qua hệ thần kinh trung ương.
Đáp án: E
Câu 2: Những nguyên tắc dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục?
A.
B.
C.
D.
E.

Dẫn truyền một chiều và điện thế giảm dần dọc theo sợi trục.
Dẫn truyền hai chiều và điện thế không hao hụt.
Dẫn truyền một chiều và điện thế không hao hụt.
Dẫn truyền nhờ chất trung gian hoá học.
Dẫn truyền hai chiều và điện thê giảm dần khi xa thân nơron.
Đáp án: B

Câu 3: Cấu trúc Cơ bản của synap hóa học
A. Tận cùng thần kinh, túỉ synap và mảng sau synap.
B. Các tận cùng thân kinh, các túi synap và khe synap.
C. Các túi nhỏ chứa chất trung gian hóa học vả thụ cảm thế nhận cảm với chất
này.


D. Các tận cùng thần kinh, màng sau synap vả thụ thé nhận cảm.
E. Màng trưởc synap, khe synap vả màng sau synap.
Đáp án: E
Câu 4: Câu nào đúng về sự dẫn truyền trên dây thân kinh và qua synap?
A. Trên dây thần kinh và qua synap dẫn truyên không lan toả.
B. Dẫn truyền qua synap là một chiều, trên dảy thần kinh hai chiều nhờ chất trung
gian hóa học.
C. Dẫn truyền trên đáy thần kinh và qua synap đều nhờ chất trung gian hóa học.


D. Trên dây thần kinh dẫn truyền 2 chiều, dẫn truyền qua synap là 1 chiều và nhờ
chất trung gian hóa học.
E. Dẫn truyền trên dây thần kinh đều là 2 chiều và nhờ chất trung gian hóa học.
Đáp án: D
Câu 5: Các chất trung gian hóa học của hệ thần kinh trung ương gồm:
A.
B.
C.
D.
E.

Acetylcholin, noradrenalin, secretin, serotonin.
Acetylcholin, noradrenalin, serotonin, GABA.
Acetylcholin, noradrenalin, serotonin, chymosin.
Acetylcholin, noradrenalin, mucin, serotonin,
Acetylcholin, noradrenalin, GABA, chymosin.
Đáp án: B

Câu 6: Câu nào đúng về tính chất dẫn truyền xung trên hệ thần kinh?
A.

B.
C.
D.
E.

Dẫn truyền 2 chiều, liên tục và tốc độ không đổi.
Dẫn truyền 1 hoặc 2 chiều phụ thuộc vào trạng thái của dây thần kinh.
Dẫn truyền 2 chiều, liên tục và không lan tỏa.
Dẫn truyền 2 chiều, liên tục nhưng tốc độ giảm dần.
Dẫn truyền 2 chiều, liên tục, tốc độ tăng lên.
Đáp án: C

Câu 7: Câu nào đúng về cấu trúc màng trước synap?
A.
B.
C.
D.
E.

Là tận cùng sợi trục có myelin.
Có nhiều kênh Na+, Ca++ và túi synap.
Là tận cùng của sợi trục không myelin và nhiều kênh K+ .
Có nhiều kênh Na+, K+ và chất trung gian hóa học.
Có nhiều kênh Ca++ và các receptor đặc hiệu.
Đáp án: B

Câu 8: Câu nào đúng về cấu trúc màng sau synap?
A. Màng tế bào tiếp xúc với màng trước synap, có nhiều kênh Ca++ .
B. Màng tế bào tiếp xúc với màng trước synap, có nhiều receptor và enzyme đặc
hiệu với chất trung gian hóa học màng trước.

C. Màng tế bào tiếp xúc với màng trước synap, có nhiều kênh Na+, K+, ClD. Màng tế bào tiếp xúc với màng trước synap, có nhiều chất trung gian hóa học
và enzyme tương ứng.


Đáp án: B
Câu 9: Câu nào đúng về phản ứng màng sau synap hưng phấn và ức chế?
A. Synap hưng phấn: khử cực do mở kệnh Na+, synap ức chế: tăng phân cực do mở
kênh K+.
B. Synap hưng phấn: khử cực do mở kệnh K +, synap ức chế: tăng phân cực do mở
kênh Cl-.
C. Synap hưng phấn: khử cực do mở kệnh Ca++, synap ức chế: tăng phân cực do
mở kênh Na+.
D. Synap hưng phấn: khử cực, synap ức chế: phân cực.
E. Synap hưng phấn: tái cực do mở kệnh Cl -, synap ức chế:tăng phân cực do mở
kênh Ca++.
Đáp án: A
Câu 10: Khi màng trước synap khử cực diễn ra quá trình gì?
A. Ca++ vào màng trước làm chất trung gian hóa học gắn với receptor đặc hiệu.
B. Tổng hợp chất trung gian hóa học.
C. Ca++ vào màng trước làm các túi synap hòa màng và giải phóng các chất trung
gian hóa học.
D. Ca++ ra khỏi màng trước làm vỡ các túi synap và giải phóng các chất trung gian
hóa học.
E. Phân hủy chất trung gian hóa học do tác dụng của enzyme đặc hiệu.
Đáp án: C
Câu 11: Chất trung gian hóa học ở màng trước synap do đâu mà có?
A.
B.
C.
D.

E.

Do sự tổng hợp tại bào tương tận cùng sợi trục thần kinh.
Từ dịch mô chuyển vào túi synap.
Từ hành não chuyển xuống.
Từ nơron sừng trước tủy sống chuyển tới.
Từ thân neuron chuyển theo sợi trục thần kinh.

Đáp án: A
Câu 12: Sau khi gắn lên receptor đặc hiệu màng sau synap, chất trung gian hóa
học chuyển đi đâu?
A.
B.
C.
D.

Phần lớn vào màng sau, phần nhỏ tái nhập vào màng trước.
Khuếch tán vào dịch mô rồi vào máu.
Bị men đặc hiệu phân hủy rồi vào màng sau.
Phần lớn tái nhập vào màng trước, một phần nhỏ vào màng sau.


E. Bị men đặc hiệu phân hủy, 1 phần tái nhập vào màng trước synap.
Đáp án: E
Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về hoạt động dẫn truyền xung thần kinh?
A. Dẫn truyền trên các sợi dây thần kinh tuân theo quy luật toàn vẹn cả về giải
phẫu và sinh lý.
B. Dẫn truyền hưng phấn trên các sợi thần kinh theo 1 chiều và trên snap theo 2
chiều.
C. Dẫn truyền hưng phấn trên các sợi thần kinh tuân theo quy luật dẫn truyền

riêng biệt trên từng sợ thần kinh.
D. Sợi có myelin dẫn truyền 2 chiều theo bước nhảy qua các eo Ranvier nên nhanh
và tiết kiệm năng lượng.
E. Dẫn truyền hưng phần trên các sợi thần kinh theo 2 chiều, synap theo 1 chiều.
Đáp án: B
Câu 14: Tốc độ dẫn truyền trên sợi thần kinh phụ thuộc các yếu tố nào?
A.
B.
C.
D.
E.

Mức độ myelin hóa.
Chiều dài sợi thần kinh.
Bề dày của màng sợi thần kinh.
Số lương kênh Na+ và K+ trên sợi thần kinh.
Số lượng chất trung gian hóa học.
Đáp án: A

Câu 15: Câu nào đúng về chất dẫn truyền qua synap ức chế?
A.
B.
C.
D.
E.

GABA và glycin.
Acetytcholin.
GABA và glutamate.
Bradykinin.

Serotonin.

Đáp án: A
Câu 16: Câu nào đúng về chất dẫn truyền thần kinh qua synap hưng phấn?
A.
B.
C.
D.
E.

Acetycholin, noradrenalin, serotonin, dopamin, glutamat.
Noradrenalin, acetytcholin, adrenalin, secretin.
Serotonin, trypsin, bradykinin, histamin, acetylcholin.
Acetycholin, adrenalin, noradrenalin, dopamin, glycin.
Acetycholin, adrenalin, noradrenalin, dopamin, GABA.
Đáp án: A


Câu 17: Câu nào đúng về đặc điểm dẫn truyền qua các sợi thần kinh?
A. Sợi có myelin dẫn truyền 2 chiều theo bước nhảy qua các eo Ranvier nên
nhanh, nhưng tốn nhiều năng lượng.
B. Sợi myelin dẫn truyền 1 chiều, chậm nhưng tiết kiệm năng lượng.
C. Sợi không myelin dẫn truyền 2 chiều, chậm nhưng tiết kiệm năng lượng.
D. Sợi có myelin dẫn truyền 2 chiều theo bước nhảy qua các eo Ranvier nên
nhanh, nhưng tiết kiệm năng lượng.
Đáo án: D
Câu 18: Câu nào đúng về trật tự 5 khâu của cung phản xạ đơn giản?
A. Thụ cảm thể -> đường cảm giác và thực vật ->trung khu tủy sống ->đường vận
động -> cơ quan thực hiện.
B. Thụ cảm thể -> đường thực vật ->trung khu tủy sống ->đường vận động -> cơ

quan thực hiện.
C. Thụ cảm thể -> đường cảm giác ->trung khu tủy sống ->đường thực vật -> cơ
quan vận động.
D. Thụ cảm thể -> đường thực vật ->trung khu tủy sống đến dưới vỏ ->đường vận
động -> cơ quan thực hiện.
E. Thụ cảm thể -> đường cảm giác ->trung khu tủy sống ->đường vận động -> cơ
quan thực hiện.
Đáp án: E
Câu 19: Câu nào đúng về sự khác nhau giữa cung phản xạ phức tạp và cung
phản xạ đơn giản?
A. Có đủ các phản xạ, vận động, thực vật.
B. Có nhiều loại thụ cảm thể, nhiều trung tâm cảm giác tham gia.
C. Trung khu có nhiều nhiều tầng của hệ thần kinh và hệ nội tiết, có đường ly tâm
vận động, thực vật và thể dịch, nhiều loại đáp ứng.
D. Có sự tham gia của vỏ nào.
E. Có nhiều thụ cảm thể, nhiều trung khu thần kinh, nhiều đường ly tâm vận động.
Đáp án: C
Câu 20: Đường kính và tốc độ dẫn truyền sợi thần kinh loại Aα là bao nhiêu?
A. Đường kính: 12-22 micromet, 100-150m/s
B. Đường kính: 12-15 micromet, 90-110 m/s
C. Đường kính: 12-22 micromet, 70-120m/s


D. Đường kính: 9-10 micromet, 50-60 m/s
E. Đường kính: 12-22 micromet, 100-120 m/s
Đáp án: C
Câu 21: Đường kính và tốc độ dẫn truyền sợi thần kinh loại Aβ là bao nhiêu?
A.
B.
C.

D.
E.

Đường kính: 4-8 micromet, 15-40 m/s
Đường kính: 8-12 micromet, 40-70 m/s
Đường kính: 12-15 micromet, 70-80 m/s
Đường kính: 8-12 micromet, 70-80 m/s
Đường kính: 12-20 micromet, 70-90 m/s
Đáp án: B

Câu 22: Đường kính và tốc độ dẫn truyền sợi thần kinh loại Aγ là bao nhiêu?
A.
B.
C.
D.
E.

Đường kính: 1-3 micromet, 4-12 m/s.
Đường kính: 8-12 micromet, 40-70 m/s.
Đường kính: 10-12 micromet, 70-90 m/s.
Đường kính: 1-4 micromet, 5-15 m/s.
Đường kính: 4-8 micromet, 15-40 m/s.
Đáp án: E

Câu 23: Đường kính và tốc độ dẫn truyền sợi thần kinh loại Aδ là bao nhiêu?
A.
B.
C.
D.
E.


Đường kính: 4-10micromet, 5-15 m/s.
Đường kính: 8-12 micromet, 40-70 m/s.
Đường kính: 1-4 micromet, 5-15 m/s.
Đường kính: 4-8 micromet, 5-15 m/s.
Đường kính: 4-8 micromet, 15-40 m/s.
Đáp án: C

Câu 24: Đường kính và tốc độ dẫn truyền sợi thần kinh loại C là bao nhiêu?
A.
B.
C.
D.
E.

Đường kính: 0.5-1 micromet, 1-4 m/s.
Đường kính: 4-8 micromet, 15-40 m/s.
Đường kính: 1-3 micromet, 3-14 m/s.
Đường kính: 1-4 micromet, 2-4 m/s.
Đường kính: 0.5-1 micromet, 0.5-2 m/s.
Đáp án: E


Câu 25: Đặc điểm của dân thần kinh loại C?
A.
B.
C.
D.
E.


Là các sợi hướng tâm từ cơ quan Golgi ở gân.
Là các sợi hương tâm từ thoi cơ.
Có tốc độ dẫn truyền chậm nhất trong các sợ thần kinh.
Là các sợi thực vật tiền hạch.
Có đường kính lớn nhất trong các sợ thần kinh.
Đáp án: C

Câu 26: Đâu là đặc điểm của sợi thần kinh loại Aα?
A.
B.
C.
D.
E.

Là các sợ hướng tâm từ các thụ cảm thể đau,nhiệt, áp lực.
Có tốc độ dẫn truyền chậm nhất trong các sợi thần kinh.
Là các sợi thực vật tiền hạch.
Có tốc độ dẫn truyền nhanh nhất trong các sợi thần kinh.
Có đường kính nhỏ nhất trong các sợi thần kinh.
Đáp án: D

Câu 27: Phần nào sau đây của nơron có tính hưng phấn cao nhất?
A.
B.
C.
D.

Thân tế bào sợi nhánh.
Cúc tận cùng.
Sợi nhánh.

Đồi axon.
Đáp án: D

Câu 28: Câu nào sau đây về phản xạ là đúng?
A. Cung phản xạ đơn giản gồm 5 khâu và đường thông báo ngược.
B. Phản xạ là đáp ứng với kích thích từ môi trường bên ngoài của hệ thần kinh
thực vật.
C. Phản xạ là đáp ứng của cơ thể với kích thích từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể
và được thực hiện bởi hệ thần kinh trung ương.
D. Cung phản xạ đơn giản nhất cấu tạo từ 1 nơron.
E. Một cung phản xạ đơn giản gồm các khâu: thụ cảm thể, trung khu thần kinh, cơ
quan thực hiện.
Đáp án: C


Câu 29: Câu nào sau đây mô tả có thành phần không đúng của nơron?
A.
B.
C.
D.
E.

Các đuôi gai, sợi trục, đồi axon.
Thân neuron, thể Nissl, tơ thần kinh, sợi nhánh.
Tơ thần kinh, sợi nhánh, sợi trục.
Thân neuron, sợi nhánh, sợi trục, đồi axon.
Thân neuron, sợi nhánh, sợi trục, kích thích.
Đáp án: E

Câu 30: Sự giải phóng của 1 chất trung gian hóa học tại 1 synap của hệ thần

kinh trung ương phụ thuộc các yếu tố nào sau đây?
A.
B.
C.
D.

Tăng phân cực tận cùng synap.
Hòa các túi synap vào màng sau synap.
Dòng canxi đi vào tận cùng synap.
Tổng hợp của acetylcholinesterase.
Đáp án: C

Câu 31: Hoạt động hưng phấn hay ức chế của 1 chất trung gian hóa học phụ
thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Dòng ion Cl đi vào tận cùng synap.
B. Hình dạng của túi synap chứa nó.
C. Khoảng cách giữa màng trước và màng say synap.
D. Chức năng của thụ cảm thể màng sau synap.
E. Thành phần phân tử của nó.
Đáp án: E
Câu 32: Hiện tượng nào sau đây đặc trưng cho synap ức chế?
A. Tăng nồng độ Na+ ngoại bào thường trực tiếp gây ra 1 điện thế ức chế sau
synap.
B. Một chất truyền đạt thần kinh mở chọn các kênh kali cho phép K + dịch chuyển
vào trong tế bào.
C. Các điện thế sau synap do bất hoạt 1 chất truyền đạt thần kinh gắn với 1 thụ
cảm thể màng sau synap.
D. Vì điện thế Nest cho Clo khoảng -70 mV, các ion Cl - có xu hướng dịch chuyển
ra ngoài tế bào theo sự chênh lệch điện hóa.
E. Một chất truyền đạt thần kinh mở chọn lọc các kênh Clo là cơ sở cho 1 điện thế

ức chế sau synap.
Đáp án: E


Câu 33: Câu nào liên quan đến sự phát sinh của điện thế hoạt động của tế bào
thần kinh là đúng?
A. Điện thế hoạt động được lan truyền theo các sợi nhánh cho đến khi nó tới khi
đến thân tế bào.
B. Khi 1 điện thế hoạt động được khởi phát nó luôn lan truyền tới khi kết thúc.
C. Khi điện thế màng ở đồi axon ở dưới mức ngưỡng, 1 điện thế hoạt động được
khởi phát.
D. Điện thế hoạt động được khởi phát ở các túi synap.
Đáp án: B
Câu 34: Chất nào sau đây là chất dẫn truyền qua synap ức chế?
A. Bradykinin.
B. Histamin.
C. Glutamat.
D. Serotonin.
E. Glycin.
Đáp án: E
Câu 35: Điện thế hoạt động?
A. Được khởi phát bới chuyển động của các ion K+.
B. Liên quan đến dòng đi ra của các ion dương làm khử cực màng.
C. Liên quan đến dòng đi ra của các ion âm làm khử cực màng.
D. Là quan trọng cho sự lan truyền xung thần kinh.
E. Liên quan đến dòng đi vào của các ion âm làm khử cực màng.
Đáp án: D
Câu 36: Điện thế hoạt động là do dòng đi vào của các ion?
A. Calci.
B. Natri.

C. Cả Kali và Natri
D. Magie.
E. Kali.
Đáp án: B
Câu 37: Khoảng giữa 2 neuron gọi là gì?
A. Eo Ranvier.


B. Thân tế bào.
C. Khe synap.
D. Tế bào Schawnn.
Đáp án: C
Câu 38: Chất được giải phóng ở các tận cùng sợi trục để lan truyền thần kinh
gọi là gì?
A. Điện thế hoạt động.
B. Tơ thần kinh.
C. Ion.
D. Chất dẫn truyền thần kinh.
E. Bơm ntri- kali.
Đáp án: D
Câu 39: Các bộ phận thường nhận kích thích đến là?
A. Sợi trục.
B. Tế bào Schawnn.
C. Tận cùng sợi trục.
D. Các sợi nhánh.
Đáp án: D
Câu 40: Tế bào Schawnn tạo thành myelin bao quanh?
A. Eo Ranvier.
B. Nhân.
C. Thân tế bào.

D. Sợi nhánh.
E. Sợi trục.
Đáp án: E
Câu 41: Thành phần nào sau đây không thuộc cung phản xạ đơn giản?
A. Cơ quan đáp ứng.
B. Đường thông báo ngược.
C. Trung khu thần kinh.
D. Thụ cảm thể.
Đáp án: B
Câu 42: Cung phản xạ đơn giản nhất được cấu thành từ?


A.
B.
C.
D.

1 neuron và không có synap.
1 neuron và 2 synap.
2 neuron và 3 synap.
2 neuron và 1 synap.
Đáp án: D

Câu 43: Thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc tế bào thần kinh?
A. Khe synap.
B. Sợi trục.
C. Thân tế bào.
D. Sợi nhánh.
Đáp án: A
Câu 44: Từ thân neuron có thể có?

A. Nhiều sợi trục đan thành mạng lưới.
B. Hai sợi trục, chia nhiều nhánh.
C. Chỉ 1 sợi trục, ít chia nhánh.
D. Nhiều sợi trục không chia nhánh.
Đáp án: C
Câu 45: Eo Ranvier là?
A. Nơi sợi trục phân nhánh.
B. Nơi tiếp giáp giữa thân neuron và sợi trục.
C. Nơi sợi trục không được bọc bởi tế bào schawnn.
D. Nơi sợi nhánh tiếp giáp với than tế bào.
Đáp án: C
Câu 46: Điều nào sau đây SAI về quy luật dẫn truyền hưng phấn trên các sợi
thần kinh?
A. Quy luật con đường chung cuối cùng.
B. Quy luật về toàn vẹn giải phẫu và sinh lý.
C. Quy luật dẫn truyền 2 chiều.
D. Quy luật dẫn truyền riêng biệt theo từng sợi thần kinh.
Đáp án: A
Câu 47: Dẫn truyền xung động trên sợi dây thần kinh?
A. Không cần tính toàn vẹn về cấu trúc và tính năng.


B. Là sự dẫn truyền theo 1 chiều.
C. Là sự dẫn truyền theo 2 chiều.
D. Là quá trính dẫn truyền lan tỏa.
Đáp án: C
Câu 48: Dẫn truyền trên sợi thần kinh có myelin?
A. Là dẫn truyền xung theo kiểu nhảy cách(2).
B. Là dẫn truyền xung theo từng điểm(1).
C. Cả 2+3

D. Cả 1+2.
E. Tốc độ dẫn truyền nhanh(3).
Đáp án: C
Câu 49: Điều nào sau đây không đúng về cấu trúc synap?
A. Màng sau synap có chứa các chất dẫn truyền thần kinh.
B. Có khe synap giữa màng trước và màng sau.
C. Màng sau synap có các thụ cảm thể tiếp nhận các chất dẫn truyền thần kinh.
D. Màng trước synap có các túi chứa các chất dẫn truyền thần kinh.
Đáp án: A
Câu 50: Nhận định nào về màng sau synap hưng phấn là đúng?
A. Chất dẫn truyền thần kinh tác động lên thụ cảm thể gây ức chế kênh Na+.
B. Xuất hiện điện thế hưng phấn sau synap.
C. Chất dẫn truyền thần kinh tác động lên thụ cảm thể hoạt hóa kênh Ca++.
D. Tăng phận cực màng sau synap.
Đáp án: B




×