Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

XỬ LÝ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CẦN CÓ CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.84 KB, 17 trang )

XỬ LÝ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CẦN CÓ CHO DOANH NGHIỆP

1. Vốn:
Cần nắm vững các tri thức về các nguồn vốn (vấn đề đi vây vấn đề liên doanh liên
kết, vấn đề thu hút vốn đầu tư bên ngoài, vấn đề kêu gọi nguồn nội lực của bản thân doanh
nghiệp.v.v…
2. Công nghệ:
Trong thời đại ngày nay, những bước tiến kỳ diệu và những thành tựu to lớn của
khoa học và công nghệ tác động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người, khoa học
và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn lực quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội, là cứu cánh của mọi quốc gia. Để có thái độ ứng sử đúng với khoa
học và công nghệ phải có nhận thức đúng và chính xác về nó.
Đối với nước ta, khoa học và công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng
đầu để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ quản lý của nhà nước và tiềm năng
lãnh đạo của Đảng.
a. Khái niệm khoa học và công nghệ
1. Khoa học, theo cách hiểu thông thường là một hình thái ý thức xã hội,
bao gồm tập hợp các hiểu biết của con người về các quy luật tự nhiên, xã
hội, tư duy, và nó sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp khi nó được
đem vào áp dụng trong sản xuất và cuộc sống của con người.
2. Công nghệ: là tập hợp những hiểu biết (các phương pháp, các quy tắc, các
kỹ năng) hướng vào cải thiện thiên nhiên phục vụ cho các nhu cầu của
con người. Công nghệ là hiện thân của văn minh xã hội và sự phát triển
của nhân loại.
Quá trình lịch sử phát triển khoa học và công nghệ cho thấy, trong giai đoạn phát
triển, nhờ hoạt động thực tiễn con người đã dần dần tích luỹ được những kinh nghệm nghề
nghiệp nhất định, và việc tổng kết các kinh nghiệm này đã tạo nên những bộ môn công
nghệ khác nhau. Việc hệ thống hoá các tri thức tích luỹ được đã dẫn tới sự ra đời của khoa
học. Nói một cách khác, ở giai đoạn đầu, sản xuất đi trước công nghệ và công nghệ lại đi
trước khoa học.
Nhưng trong giai đoạn cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay, nhờ những phát


minh lớn của khoa học, một xu thế mới đã hình thành là nhiều nghành công nghệ mới như:
điện tử và tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ vũ trụ v.v.. lại là kết
quả trực tiếp của vận dụng các thành quả của hoạt động nghiên cứu cơ bản.
Tuy mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ hết sức gắn bó, nhưng giữa chúng
cũng có những khác biệt quan trọng:
Một là, nếu như các tri thức khoa học có thể được phổ biến không hạn chế, thì công
nghệ lại là một thứ hàng dùng để mua bán với các yếu tố sở hữu và giá cả.
Hai là, trong khi các hoạt động khoa học thường được giá bằng các thước đo trực
cảm thì thước đo đối với công nghệ lại là phần đóng góp cụ thể đối với việc giải quyếtcác
mục tiêu kinh tế xã hội.
Ba là, các hoạt động khoa học thường đòi hỏi phỉ có một khoảng thời gian giải quyết
dài với các yếu tố bất định khá lớn, ngược lại, đối với hoạt động công nghệ thời gian giải
quyết thường ngắn hơn.
b. Các yếu tố và điều kiện chi phối đến việc đưa công nghệ vào phát triển kinh tế
- xã hội
Công nghệ như thương hiệu là tập hợp các yếu tố và điều kiện để tiến hành sản xuất
ra sản phẩm, công trình hay hoàn thành một công việc hoàn chỉnh nào đó. Các điều kiện và
yếu tố bao gồm: công cụ lao động (thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển, phụ tùng,
công cụ v.v..); đối tượng lao động (năng lượng, nguyên vật liệu), lực lượng lao động có kỹ
thuật; các phương pháp gia công chế biến và các kiến thức, kinh nghiệm tích luỹ được; hệ
thống thông tin – tư liệu cần thiết, cơ chế tổ chức quản lý.Nói một cách khác, công nghệ cả
phần cứng và phần mềm trong sự liên kết với nhau quanh mục tiêu và yêu cầu của tổ chức
sản xuất – kinh doanh và quản lý (khái niệm này về cơ bản đồng nhất với cách diễn đạt
công nghệ biểu hiện biểu hiện trên 4 mặt: Thiết bị (Techno ware); Con người (Human
ware); Thông tin (Inform ware); và Tổ chức (Organ ware).
Cách phân chia 4 thành phần này thuận tiện cho việc phân tích mức độ cân đối, mức
độ đồng bộ, chỉ ra rõ chỗ yếu, điểm mạnh của hệ thống công nghệ và từ đó định hướng
tăng cường nhằm đáp ứng các nhiệm vụ do yêu cầu sản xuất đặt ra với những chi phí ít
nhất về nguồn lực.
Công nghệ là “công cụ để giải quyết vấn đề” chứ không phải là “lực lượng độc lập

và tự trị” cho nền công nghệ còn phụ thuộc môi trường xã hội – kinh tế - chính trị của mỗi
quốc gia. một công nghệ có thể phù hợp với môi trường này nhưng không phù hợp với
điều kiện khác. Yêu cầu chất lượng, chủng loại và quy định hướng thị trường của sản
phẩm v.v.. là những yếu tố quy định sự lựa chọn công nghệ. Đồng thời, sự lựa chọn này lại
bị ràng buộc bời các quan hệ buôn bán và đầu tư quốc tế.
Xét về mặt kinh tế, trong mối quan hệ sản xuất, công nghệ được coi là phương tiện
để thực hiện quá trình sản xuất, để biến đổi các đầu vào thành các đầu ra là các sản phẩm
và dịch vụ mong muốn.
Cho nên các yếu tố và điều kiện chi phối đến việc đưa công nghệ vào phát triển là cả
một tổ hợp các vấn đề phải được giải quyết một cách đồng bộ.
c. Vai trò của công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển công nghệ, ứng dụng hiệu quả nó vào sản xuất, thích ứng và từng bước
hoàn thiện nó là những điều kiện tiên quyết có ý nghĩa then chốt cho việc đạt được hiệu
suất cao nhất của nguồn vốn vật chất và các nguồn vốn lực khác, đặc biệt là trong giai
đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong 20 năm qua, việc phát triển và triển khai rộng rãi các công nghệ mới đã trở
thành lực lượng quyết định trong việc hình thành cạnh tranh quốc tế và thay đổi cơ cấu
trong công nghiệp, vì thế các nước đang phát triển của khu vực (châu Á Thái Bình Dương)
ngày càng quan tâm tới một loạt các vấn đềmới về công nghệ, phục vụ việc tăng cường
khả năng cạnh tranh công nghiệp và đổi mới cơ cấu công nghiệp trong nền kinh tế.
Nhờ có các tiến bộ công nghệ và làm chủ được các công nghệ hiện đại mà ngày nay
các nước NICs đã trở thành các nước phát triển. Sản phẩm của những nước này trong
khoảng thời gian tương đối ngắn đã có khả năngcạnh tranh về chất lượng và giá cả trên thị
trường quốc tế. Việc làm chủ của các nước này đối với công nghệ ngày càng tinh xảo trong
sản xuất tự động những sản phẩm điện tử (trong trường hợp của Đài Loan) và sản phẩm
nông nghiệp nhiệt đới dựa trên kỹ thuật sinh học đã trở thành yếu tố chủ yếu trong việc mở
rộng nhanh chóng xuất khẩu công nghiệp và nông nghiệp của các nước này.
Hơn nữa, cơ cấu nhu cầu thay đổi và sự khan hiếm những yếu tố sản xuất đặc thù đã
ảnh hưởng mạnh mẽ đế phương án biến đổi các thành quả công nghệ thành các sản phẩm
và các quá trình đổi mới trong nền kinh tế của những nước này.

Năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế được định đoạt ngày
càng mạnh mẽ bởi trình độ phát triển công nghệ của quốc gia đó. Những xu hướng hiện
nay đã chỉ rõ rằng mô hình thương mại quốc tế được hình thành do sự biến đổi công nghệ
trong đó những sản phẩm có đầu tư khoa học – công nghệ cao ngày càng chiếm vai trò nổi
bật, đặc biệt là trong trao đổi thương mại giữa các nước công nghiệp hoá. Chỉ xét năm
1987, nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao vào thị trường các nước phát
triển đạt 256,6 tỷ USD tăng nhanh hơn nhập khẩu các sản phẩm khác. Trong thời gian đó,
nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng khoa học trung bình đạt 630,3 tỷ USD với mức
tăng là 9% một năm trong thập kỷ 80. Nhập khẩu các sản phẩm có đầu tư khoa học thấp
chiếm giá trị 552,9 tỷ USD và tăng ít hơn 5% một năm tính cho giai đoạn đầu những năm
1980.
Hiện trạng công nghệ trong một nền kinh tế có thể được đánh giá là kém phát triển,
nếu như nó không có khả năng trợ giúp cho 4 yếu tố cơ bản của phát triển là: a/ Các
phương tiện sản xuất hiện đại. b/ Các tri thức có ích và khả năng tiếp thu. c/ Tổ chức và
quản lý hiệu quả. d/ Các kỹ năng và khả năng kỹ thuật.
Nếu thiếu những yếu tố này thì cần phải đầu tư cho nâng cao công nghệ, thu nhập và
truyền bá thông tin, đổi mới cơ cấu tổ chức cho giáo dục và đào tạo nhằm thúc đẩy hoạt
động công nghệ.
Vì kinh tế luôn luôn phát triển, nên vai trò của công nghệ cũng luôn thay đổi. Ở giai
đoạn đầu của quá trình phát triển, mức tăng trưởng dường như phụ thuộc cứng nhắc vào
khả năng tiếp thu và sử dụng một cách hiệu quả công nghệ. Tiếp thu công nghệ nước ngoài
tạo ra một bước rất quan trọng để cải tiến khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước,
cũng như quốc tế. Những tiếp thu công nghệ như vậy, cần được nhìn nhận là sự bổ sung
hơn là sự cạnh tranh với những nỗ lực quốc gia trong việc phát triển công nghệ. Có nhiều
phương thức để tiếp thu công nghệ nước ngoài: đầu tư trực tiếp của nước ngoài: nhập
khẩu, hàng hoá tư liệu sản xuất, hợp đồng Li-xăng và các phương tiện không chính thức
như “kỹ thuật ngược” (hay sao chép mẫu có cải biên) và khảo sát ở nước ngoài.
Một khi công nghệ đã được thu nhận, nhiệm vụ tiếp theo là đảm bảo quá trình triển
khai rộng rãi chúng. Quá trình này phụ thuộc vào một loạt yếu tố, bao gồm: lợi nhuận
mong muốn và mạo hiểm, các yêu cầu về nghiên cứu ứng dụng và khả năng nghiên cứu

của các hãng, chi phí phát triển, nghiên cứu thị trường và khả năng sản xuất của các doanh
nghiệp, khả năng có được của các nguồn kỹ thuật, tài chính và các nguồn khác.
Hoàn thiện và phát triển công nghệ đã tăng cường khả năng công nghệ của các nước
đang phát triển. Các biện pháp hỗ trợ như khuyến khích tài chính là cần thiết để thúc đẩy
các doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu và phát triển, nâng cao trình độ công nghệ thông
qua kiểm tra chất lượng, thử nghiệm và huấn luyện công nghệ. Yếu tố quyết định khả năng
công nghệ và khả năng cạnh tranh trong nước cung như quốc tế là số người có khả năng
quyết định mọi vấn đề công nghệ. Trong phương diện này, đầu tư đào tạo nhân lực kỹ
thuật là quan trọng, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống giáo dục khoa học kết hợp với
trương trình huấn luyện thực tế một cách hiệu quảvà linh hoạt.
Trong giai đoạn phát triển tương đối cao, khi một quốc gia đã đuổi kịp các nước có
nền công nghệ tiên tiến ít hơn ít hơn (ít nhất là trong một số lĩnh vực lựa chọn) thì khả
năng phát triển công nghệ mới (tức là đởi mới công nghệ) trở thành nhân tố cơ bản để đạt
được thành công trong cạnh tranh. Tới một thời điểm nào đó, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sẽ
phụ thuộc mạnh mẽ vào các tiến bộ khoa học và công nghệ thể hiện qua số các nhà khoa
học và kỹ sư, đặc biệt là số các nhà khoa học và kỹ sư trong khu vực sản xuất, cũng như
mức chi phí cho nghiên cứu và phát triển có thể đáp ứng được.
Ngày nay, các công nghệ mới và ngành mới có hàm lượng khoa học và kỹ thuật cao
phát triển theo hướng sau đây:
1. Tạo ra các loại quy trình sản xuất công nghệ mới được tự động hoá, các
hệ thống quản lý tự động hoá trên cơ sở kết hợp thành tựu của ngành điện
tử, vi điện tử, chế tạo máy tính điện tử, những phân ngành mới của
nghành chế tạo máy, gắn liền với kỹ thuật chế tạo người máy và hệ thống
sản xuất tự động hoá linh hoạt, kỹ thuật Laser và các phương tiện liên lạc,
viễn thông, tin học và vi tin học.
2. Tạo ra vật liệu mới, các vật liệu chuyên dụng, các vật liệu composit hỗn
hợp, vật liệu gốm, vật liệu siêu sạch, vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao.
3. Mở rộng và hoàn thiện cơ sở năng lượng của nền sản xuất trên cơ sở phất
triển năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch, năng lượng sinh học, năng lượng
địa nhiệt và năng lượng mặt trời.

4. Trên cơ sở của các thành tựu của kỹ thuật gen, tạo ra các ngành sản xuất,
sử dụng kỹ thuật và công nghệ sinh học.
Các công nghệ mới về bản chất mang tính cải tạo, nghĩa là chúng thay đổi cơ bản
điều kiện sản xuất hàng hoá. Chúng không chỉ tạo ra một làn sóng các sản phẩm mới, mà
còn có tác dụng ảnh hưởng sâu sắc đến các quá trình sản xuất. Các công nghệ mới mang
tính bao trùm, nghĩa là phạm vi của chúng xâm nhập vào mọi lĩnh vực dù nhỏ nhất của vật
chất. Ngày nay công nghệ mới làm thay đổi nhiều đến các chỉ số cơ bản của công nghiệp,
ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược chung, thay đổi cơ cấu, mô hình thương mại và đầu tư
trong sự phát triển công nghiệp của đất nước.
Công nghệ mới là kết quả của quá trình công nghiệp hoá và đồng thời là một trong
những động lực chính của quá trình công nghiệp hoá. Việc phát triển công nghệ mới là yếu
tố quan trọng làm thay đổi trực tiếp hay gián tiếp phạm vi phương thức sản xuất công
nghiệp, góp phần phân công lại lao động trong sự phát triển công nghiệp. Công nghệ mới
thực hiện những đột phá quan trọng có tác động mạnh mẽ đến quá trình công nghiệp hoá,
có thể nói phát triển công nghiệp trong tương lai trên cơ sở của công nghệ mới.
Trong vòng 20 năm qua, một số nước châu Á đã thành công trong việc đuổi kịp các
nước phát triển ở những lĩnh vực nhất định và chiếm lĩnh chiếm lĩnh thành phần ngày càng
tăng rõ rệt của các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao. Giai đoạn 1970 –
1987, tham gia thị trường xuất khẩu sản phẩm chế tạo có hàm lượng khoa học – công nghệ
cao của các nước đang phát triển sang các nước phát triển tăng liên tục (trừ dược phẩm và
thuốc chữa bệnh). Tiến bộ rõ rệt nhất dường như đã diễn ra trong xuất khẩu sản phẩm có
hàm lượng khoa học – công nghệ cao. Khối lượng mặt hàng này tham gia thị trường tăng
2,6% trong năm 1970 lên 13,1% trong năm 1987. Vi điện tử công nghệ thông tin là những
lĩnh vực, mà trong đó các nước đang phát triển đạt khả năng cạnh tranh một cách nhanh
chóng.
Các nước này tạo ra được các mức tham gia thị trường tăng đối với các sản phẩm có
hàm lượng khoa học và công nghệ trung bình và thấp. Mặc dù tham gia thị trường của các
nước đang phát triển đối với sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao và trung
bình tăng gần 15% trong giai đoạn 1980 – 1987, mức tăng sản phẩm có hàm lượng khoa
học và công nghệ thấp giảm xuống chỉ còn 6,3%. Các nước châu Á – Thái Bình Dương

kém năng động hơn với khả năng công nghệ thiên về sản phẩm có hàm lượng khoa học và
công nghệ, thiên về sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ phấp được lời ít hơn
so với các nước đang phát triển có nền công nghiệp tiên tiến hơn.
Trong những năm gần đây, các tiến bộ công nghệ quan trọng nhất đã đạt được trong
lĩnh vực vi điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công
nghệ vũ trụ và công nghệ hạt nhân. Điều rõ ràng là không phải tất cả các nước trong vùng
đều đã bị tác động như nhau bởi những công nghệ này. Trên thực tế, tồn tại một sự tương
quan giữa phát triển công nghiệp và tiến bộ công nghiệp mà dựa vào đó, hầu hết những
công nghệ này được tiếp nhận, phát triển và triển khai rộng nhanh hơn trong những nước
năng động hơn của khu vực so với những nước đang phát triển khác, một xu hướng rõ ràng
đang mở ra là nhiều nước đang phát triển của khu vực đang bị tác động bởi những công

×