Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghệ thuật xòe Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

1

Mục lục

1

2

Lời cảm ơn

2

3

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

3

4

B. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4


5

C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5

6

D. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

10

7

I. Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu

10

8

II. Các giải pháp thực hiện mục tiêu của dự án

10

9

1. Tổ chức kiểm tra, thi giữa các lớp rồi hợp luyện
toàn trường trong các hoạt động tập thể.

10


10

2. Tổ chức các hoạt động xòe theo chủ đề

11

11

3. Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật
xòe thái Mường Lò.

16

12

III. Số liệu và kết quả nghiên cứu

21

13

IV. Phân tích số liệu và thảo luận

22

14

VI. Kết luận


22

15

E. TÀI LIỆU THAM KHẢO

24

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề án “Phát huy giá trị của nghệ thuật xòe Thái
trong các trường TH&THCS trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái”
chúng em xin trân trọng cảm ơn cô Lò Thị Huân – Bí thư Thị ủy thị xã Nghĩa
Lộ - Chủ nhiệm đề tài “ Nghiên cứu, bảo tồn 6 điệu xòe cổ của đồng bào dân
tộc Thái vùng Mường Lò - Nghĩa Lộ”, cô Hoàng Thị Hồng Hạnh – Phó chủ tịch
Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ - Trưởng ban tổ chức những ngày lễ lớn của
Thị xã Nghĩa Lộ, cô giáo Lò Thị Tuyết Dung – Trưởng phòng GD&ĐT thị xã
Nghĩa Lộ, Nghệ nhân Lò Văn Biến, Nghệ nhân Điêu Thị Xiêng, Ban lãnh đạo
các nhà trường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, Ban lãnh đạo trường TH&THCS
Hoàng Văn Thụ và các thầy cô giáo trong nhà trường, chị Tổng phụ trách đội
Bùi Thị Huyền, một số người dân xã Nghĩa Lợi và phường Tân An cùng toàn
thể các bạn học sinh trong Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ đã động viên,
tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập và thực
hiện đề tài.
Đặc biệt, chúng em xin cảm ơn cô giáo Chu Thị Tú Liên – Phó hiệu
trưởng nhà trường đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ chúng em hoàn thành đề
tài, cô Hoàng Minh Thùy phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam VOV đã đưa tin
cho dự án của chúng em qua VOV1, VOV2 và lưu lại mãi mãi trên VOV4

( cùng các cô chú Đài PT&TH thị xã Nghĩa Lộ đã giúp đỡ
chúng em quảng bá và đưa tin cho dự án.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em khó tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bác, các cô, các thầy giáo
cô giáo và các bạn.
Chúng em hy vọng đề tài sẽ giúp các bạn ở lứa tuổi TH&THCS hiểu rõ
hơn về Nghệ thuật Xòe Thái, biết xòe cả 6 điệu, đồng thời lưu giữ và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc của dân tộc mình để nâng cao giá trị, hiệu quả của di
sản, từ đó thêm yêu trường, yêu lớp, yêu quê hương góp phần hoàn thiện nhân
cách của mình. Hy vọng với sự nỗ lực cố gắng của ban dự án trong chặng đường
tiếp nối thì mọi người dân trên địa bàn xã Nghĩa Lợi có thể xòe được cả 6 điệu,
yêu thích các điệu múa này.
Nhóm tác giả:
1 Lường Thị Hoài Hương - Nhóm trưởng
2) Lường Quang Duy – Thành viên

2


A/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nói đến Nghĩa Lộ là nói đến xứ sở của hoa Ban trắng, của những lễ hội
tưng bừng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ và trao truyền được
nhiều giá trị văn hóa đặc thù của quê hương Mường Lò. Một trong những nét
văn hóa đặc thù ấy, chính là văn hóa xòe của đồng bào Thái - hình thức sinh
hoạt cộng đồng đậm đà bản sắc, tạo dấu ấn riêng biệt cho một miền quê của
vùng Tây Bắc. “Xoè” được bắt nguồn từ hình thức múa sơ khai trong dân vũ
Thái với những động tác múa đơn giản và một bước chân vững chắc. Hoạt động
ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần được nâng lên cả về động tác lẫn ý
thức, hình thành lên các điệu xoè.
Xòe là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Thái. Từ xưa người

Thái vẫn quan niệm “Không xòe không tốt lúa. Không xòe thóc cạn bồ. Không
xòe trai gái không thành đôi. Không xòe hoa sẽ héo tàn”. Qua mỗi bước xòe con
người gần gũi chan hòa với nhau hơn, thêm tự tin để bước vào cuộc sống với
một niềm tin yêu trong sáng. Xòe không chỉ là những tiết mục văn nghệ dân
gian mà còn là kết tinh từ thực tế cuộc sống, phản ánh mọi mặt sinh hoạt đời
sống, chuyên chở quan niệm về vũ trụ, âm dương ngũ hành cùng khát vọng sống
ngày một tốt đẹp hơn.
Ngày 8/6/2015 Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ra Quyết định số
1877/QĐ-BVHTTDL công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
trong đó có Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Thực hiện Nghị quyết TW 5 – Khoá VIII về "Xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", sáu điệu xòe của đồng bào
Thái đã được thị xã Nghĩa Lộ đã khai thác, lưu giữ và phổ biến đến toàn thể
đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Xòe đã được đưa vào các trường học và đối
với trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ thì điệu xòe đã trở thành hoạt động
thường xuyên giữa giờ và các chủ đề xòe có từ 3 đến 4 màn thì không bao giờ
thiếu trong các hoạt động ngoại khóa hay sinh hoạt tập thể của nhà trường.
Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ có trên 90% HS là người dân tộc
Thái, chính vì vậy mà việc lưu giữ và trao truyền bản sắc văn hóa xòe Thái đã
được nhà trường đặc biệt quan tâm. Trường đã thực hiện xòe vào giữa giờ thứ
hai hàng tuần, rồi tổ chức nhiều hoạt động xòe theo chủ đề đã được các cấp ghi
nhận. 100% học sinh nhà trường được tìm hiểu về các điệu xòe, về cơ bản các
bạn học sinh đã nắm được nhưng để hiểu rõ, hiểu sâu - kỹ hơn và xòe được cả 6
điệu thì còn hạn chế. Từ những lí do đó chúng em chọn đề tài “Phát huy giá trị
của nghệ thuật xòe Thái trong các trường TH&THCS trên địa bàn thị xã
Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái” để góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của
dân tộc mình, từ đó thêm yêu trường, yêu lớp, yêu quê hương góp phần hoàn
thiện nhân cách của mình. Đặc biệt là góp phần nâng tầm di sản văn hóa xòe lên
tầm cao mới là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.


3


B/ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc bảo tồn và phát huy di
sản không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là sự nghiệp của quần
chúng và cộng đồng; cần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho bảo vệ
và phát huy giá trị của di sản... - Bảo điện tử Đảng CSVN. Thủ tướng còn cho
rằng, cần phải luôn “sáng tạo và năng động” để di sản có giá trị trong cuộc sống
cho thế hệ hiện tại hoặc phải giáo dục về di sản để tạo nguồn cảm hứng nuôi
dưỡng lòng tự hào tự tôn dân tộc” - Báo Lao Động.
Thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái là thị xã văn hóa - du lịch, vai trò của việc
phát huy giá trị các di sản văn hóa trong phát triển du lịch là nhiệm vụ chính trị
của của toàn Đảng toàn dân.
Nói đến Nghĩa Lộ là nói đến những điệu xòe mà nghệ thuật Xòe Thái
đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để UNESCO công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại. Với mục tiêu bảo tồn, phát huy nghệ thuật
Xòe Thái, việc truyền dạy và thực hành trong các trường học đối với các em
học sinh là một trong những biện pháp quan trọng.
Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày ngày 22 tháng 7 năm
2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, việc đưa
nghệ thuật Xòe Thái thành các hoạt động thường xuyên và luôn làm mới các
hoạt động đó sẽ thu hút được các bạn học sinh đến trường, giúp chúng em và
các bạn yêu trường yêu lớp và gắn bó với nhà trường, giảm áp lực học tập, giúp
học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, tạo mối quan hệ thân thiện giữa thầy và
trò, giữa trò với trò, giúp các bạn không sa vào những trò chơi game trực tuyến
bạo lực vô bổ đang tràn lan cùng với các tệ nạn xã hội.
Trong nghệ thuật Xòe, có 6 điệu căn bản, 2 điệu khó là“phá xí” và “đổn
hôn”. Có thể nói, xòe thái được ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

từ năm 2015 nhưng đến nay không phải ai cũng múa được 2 điệu xòe này.
Trong tất các các hoạt động 2 điệu xòe này chỉ dành cho đội nòng cốt. Vậy làm
thế nào để các điệu múa này được 100% các bạn học sinh biết đến, hiểu rõ về
nó và biết xòe 2 điệu này?
Hơn nữa các bạn học sinh từ bậc học mầm non đến bậc trung học phổ
thông đang có xu hướng thích các điệu múa, điệu nhảy nước ngoài hơn các điệu
múa dân gian cũng như xòe. Vậy, làm thế nào để các bạn yêu thích môn nghệ
thuật này, muốn múa hơn các điệu múa khác?
Làm thế nào để có thể phát huy được giá trị lịch sử, nhân văn, xã hội của
xòe Thái Mường Lò tại trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ nói riêng và các
trường học trên địa bàn nói chung? Làm thế nào để có thể lan tỏa khắp cộng
đồng để “người người muốn xòe, nhà nhà muốn xòe”; Làm thế nào thay đổi suy
nghĩ trên facebook của những bạn như Hoài nam “Xòe có gì mà tự hào chứ, chả
có gì đặc sắc”, Bạn Trần Nữ “Hào nhoáng chỉ cần giáo dục đạo đức là đủ”; Làm
thế nào để du khách bốn phương muốn lưu lại Nghĩa Lộ lâu hơn, muốn quay lại
4


nơi này để được hòa mình vào những vòng xòe?....
Với hàng loạt những câu hỏi như vậy. Chúng em thiết nghĩ để giữ gìn
được cái riêng có của nghệ thuật xòe Thái và giải quyết được một loạt các câu
hỏi nêu trên thì cần phải biết kết hợp hài hòa, biết làm cho các màn xòe luôn
mới song vẫn giữ được bản chất của xòe. Đồng thời phải biết khai thác được cái
trí tuệ, cái thâm thúy, tế nhị và độc đáo trong nghệ thuật xòe. Đưa xòe Thái vào
những chủ đề mới mang tính giáo dục cao, mới thu hút niềm đam mê, yêu thích
và mới cảm hóa được các bạn học sinh.

C/ THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát, nghiên cứu thực tiễn.

- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp thực nghiệm, thực tiễn
II. Khảo sát thực trạng, phân tích, tổng hợp thống kê số liệu, thông
tin qua khảo sát tại các trường học, phỏng vấn hiểu biết của học sinh, phụ
huynh về 6 điệu xòe Thái.
Với mục đích thực hành truyền dạy, nâng cao nhận thức và quảng bá di
sản mang đậm đà bản sắc dân tộc, để bảo tồn và phát huy nghệ thuật Xòe Thái
trong các trường học. Ban dự án chúng em đã tiến hành, khảo sát, điều tra hiểu
biết của học sinh, của người dân địa phương về xòe Thái Mường Lò - Nghĩa Lộ.
Tìm hiểu việc thực hành và triển khai xòe của các nhà trường để làm căn cứ xây
5


dựng các giải pháp phát huy giá trị của nghệ thuật xòe Thái trong các trường
TH&THCS trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.
Nhóm nghiên cứu đề tài đã tiến hành khảo sát tại các trường TH&THCS
Nguyễn Quang Bích, trường TH&THCS Lý Tự Trọng và trường TH&THCS
Hoàng Văn Thụ và phụ huynh học sinh tại xã Nghĩa Lợi, phường Tân An.
Kết quả điều tra khảo sát như sau:
Đối
tượng

Địa điểm

Trường TH&THCS Nguyễn
Quang Bích – Tx Nghĩa Lộ

Học

sinh

Trường TH&THCS Lý Tự
Trọng – Tx Nghĩa Lộ

Trường TH&THCS Hoàng
Văn Thụ -Thị xã Nghĩa Lộ
Phụ
huynh

Bậc
học

TS
người

Mức độ hiểu biết về 6 điệu xòe,
đọc được tên 6 điệu xòe
Hiểu

Không hiểu Hiểu sâu

TH

20

17=85%

3=2,5%


0

THCS

20

18=90%

2=10%

0

TH

20

18=90%

2=10%

0

THCS

20

19=95%

1=0.5%


0

TH

100

90=90%

10=10%

0

THCS

100

95=95%

5=5%

0

20

16=80%

Xã Nghĩa Lợi, Phường Tân
An - Thị xã Nghĩa Lộ

4=20%


III. Lập kế hoạch nghiên cứu:
Thứ nhất, tìm gặp các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu để tìm hiểu sâu
hơn về xòe Thái Mường Lò và nghệ thuật của nó:
Ngoài những hiểu biết cơ bản về xòe Thái, chúng em đến gặp cô Lò Thị
Huân – Bí thư Thị ủy thị xã Nghĩa Lộ - Chủ nhiệm đề tài “ Nghiên cứu, bảo tồn
6 điệu xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái vùng Mường Lò - Nghĩa Lộ”, cô
Hoàng Thị Hồng Hạnh – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ Trưởng ban tổ chức những ngày lễ lớn của Thị xã Nghĩa Lộ, Nghệ nhân Lò Văn
Biến, Nghệ nhân Điêu Thị Xiêng để tìm hiểu thêm về các điệu xòe, các loại
nhạc cụ của xòe và các cách tổ chức các hoat động lớn Gặp gỡ Bí thư Thị ủy Lò
Thị Huân; Đoạn trích gặp gỡ nghệ nhân Điêu Thị Xiêng.; Đoạn trích 1 gặp gỡ
nghệ nhân Lò Văn Biến về nhạc cụ ; Đoạn trích 2 gặp nghệ nhân Lò Văn Biến
về nhạc cụ pí ló, pí pẩu
Thứ hai, báo cáo Ban lãnh đạo nhà trường phê duyệt và cho phép thực
hiện dự án. Đề xuất và xin ý kiến Ban chỉ huy liên đội, Ban hoạt động ngoài giờ
lên lớp ủng hộ, hướng dẫn thực hiện. Xây dựng kế hoạch của nhóm dự án. Đề
xuất các phần việc sẽ thực hiện nhờ sự trợ giúp, tạo điều kiện từ nhà trường, các
6


thầy cô và các anh chị phụ trách. (Có nhật kí lịch trình làm việc viết tay chúng
em có mang theo trưng bày)

Thứ ba, ý kiến, đề xuất, báo cáo được chấp nhận tiến hành lên kế hoạch
cụ thể:
- Một là, thực hiện dự án tại trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ:
+ Họp Ban chỉ huy liên đội triển khai dự án.
+ Lập đội nòng cốt luyện tập nâng cao chất lượng 4 điệu xòe đơn giản đã
được triển khai trong các năm học trước và tập trung cho 2 điệu xòe cổ khó nhất
đó là ‘Phá xí” và “đổn hôn” Vi deo luyện tập cho đội nòng cốt

+ Họp Ban chỉ huy liên đội lần 2 và đội nòng cốt triển khai dự án, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên dưới sự giám sát của chị Tổng phụ
trách trong việc xây dựng kế hoạch, kịch bản chi tiết, lên lịch tập luyện. Vi deo
hop BCHLĐ phân công nhiệm vụ
+ Mời các nghệ nhân, chị Tổng PT cùng hướng dẫn cho đội nòng cốt.
+ Tiến hành tập luyện cho từng lớp trong các buổi sinh hoạt sao, trong tiết
hoạt động ngoài giờ lên lớp và trong câu lạc bộ văn nghệ; có lịch luyện tập cụ
thể.

7


Các anh chị phụ trách và đội nòng cốt hướng dẫn các điệu xòe cho các lớp

Chị TPT hướng dẫn đánh trống, chiêng, tằng bẳng, mắc hính và xếp đội hình

Xòe trong tiết sinh hoạt lớp

Xòe trong buổi sinh hoạt sao

Buổi sinh hoạt câu lạc bộ

Các lớp tập xòe

Video hướng dẫn 2 điệu phá xí và đổn hôn trong câu lạc bộ; hướng dẫn trong
buổi sinh hoạt sao; các lớp tập xòe 1; các lớp tập xòe 2
+ Tiến hành hợp luyện toàn trường trong hoạt động giữa giờ có sự giúp
đỡ và chỉ đạo của cô Liên, chị Tổng phụ trách và các thầy cô giáo chủ nhiệm.
Video đoạn trích Hợp luyện toàn trường1; hơp luyện 2
+ Tham mưu tổ chức hội thi 6 điệu xòe cổ để nâng cao chất lượng động

tác và ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết trong tập thể lớp.
8


+ Xây dựng chủ đề, vẽ sơ đồ, vị trí và tuyến di chuyển của các lớp, các
vòng khi chuyển màn dưới sự giúp đỡ của cô Chu Thị Tú Liên và chị Tổng phụ
trách.
+ Thực hiện hợp luyện chủ đề và trình diễn
- Hai là, lan tỏa dự án đến các trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ:
+ Đề xuất ý kiến với cô Chu Thị Tú Liên và chị Tổng phụ trách.
+ Cùng cô giáo Chu Thị Tú Liên đến gặp Ban lãnh đạo Phòng GD&ĐT
thị xã xin ý kiến để được giao lưu với các trường bạn. Ở đây Ban dự án đã nhận
được sự ủng hộ và động viên khích lệ.
+ Tiếp theo đến gặp Ban lãnh đạo các nhà trường trên địa bàn thị xã
Nghĩa Lộ xin được giao lưu, học hỏi và giúp đỡ các trường bạn 2 điệu xòe “Phá
xí”và “đổn hôn”. Ở đây Ban dự án cũng nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện để
ban dự án hoàn thành nhiệm vụ.
- Ba là, lan tỏa dự án đến cộng đồng dân cư trên địa bàn xã Nghĩa Lợi:
+ Tiến hành tập luyện cho các em nhỏ mẫu giáo và các bạn kể cả người
lớn muốn học của bản mình sinh sống. Tổ chức các hoạt động vui chơi và xòe 6
điệu vào các buổi tối thứ 7 hàng tuần (Từ tháng 10 – tháng 11 năm 2018).
+ Cùng ban dự án đến các thôn bản khác, tổ chức các hoạt động thu hút
các tầng lớp nhân dân ở mọi lứa tuổi cùng xòe (Tháng 12 năm 2018). Xin phép
trưởng bản vận động ủng hộ HĐ tại bản; Tuyên truyền vận động người dân
tham gia xòe
+ Đề xuất với các anh chị đoàn viên trong nhà trường liên hệ phối hợp với
Đoàn xã Nghĩa Lợi, Đoàn trường THPT Nghĩa Lộ tổ chức hoạt động đón chào
năm mới 2019 tại bản Sà Rèn ngày 29/12/2019 nhằm tuyên truyền, quảng bá và
thu hút các tầng lớp tham gia vào màn xòe để phát huy giá trị của nó, đồng thời
lan tỏa ghi dấu ấn về nghệ thuật này trong mỗi người.

- Bốn là, lan tỏa dự án đến cộng đồng dân cư trên các địa bàn xã khác:
+ Ban dự án đã nhận được sự ủng hộ của Cô Lò Thị Huân – Bí thư thị ủy,
cô Hoàng Thị Hồng Hạnh – Phó chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ, cùng Ban lãnh
đạo các xã phường.
+ Ban dự án được thị xã đầu tư cho trang thiết bị phục vụ cho các hoạt
động như loa di động, USB, khăn xòe.
+ Ban dự án sẽ thực hiện trong ngày nghỉ chiều hoặc tối thứ 7 tuần lẻ (từ
tháng 1/2019) để không ảnh hưởng đến học tập đồng thời tạo không khí vui vẻ
thoải mái cho các bạn và người dân sau một tuần học tập và lao động mệt mỏi.
+ Tham mưu với cô Liên tranh thủ những ngày thi đi giao lưu, tham quan,
học tập, trải nghiệm và giới thiệu 6 điệu xòe với một số trường trên địa bàn
thành phố Yên Bái và thành phố Hà Nội.
D. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU:
9


I. Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Như trên đã nói, các bạn học sinh từ bậc học mầm non đến bậc trung học
phổ thông đang có xu hướng hướng ngoại thích các điệu múa, điệu nhảy nước
ngoài hơn các điệu múa dân gian cũng như xòe.
Trước khi thực hiện dự án các bạn học sinh TH&THCS Hoàng Văn Thụ
nói chung và các trường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ nói riêng mới chỉ thực hiện
được 4 điệu xòe cơ bản là “khắm khen”, “nhôm khăn”, “ỏm lọm tốp mư” và
“khắm khăn mơi lảu”, còn 2 điệu xòe “phá xí” và “đổn hôn” mới chỉ tập trung ở
đội nòng cốt mà nhiều nhất là trên 100 bạn có thể xòe được.
Với mục đích để các bạn học sinh có thể hiểu rõ, hiểu sâu và kỹ hơn, đồng
thời xòe được cả 6 điệu nhằm phát huy giá trị của nghệ thuật xòe Thái trong các
trường TH&THCS trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái nói chung và tại
nhà trường TH&THCS hoàng Văn Thụ nói riêng, từ đó thêm yêu thích môn
nghệ thuật độc đáo này, yêu trường, yêu lớp, yêu quê hương góp phần hoàn

thiện nhân cách của mình. Đồng thời cùng nhà trường, gia đình, xã hội thực hiện
tốt Nghị quyết, góp phần xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành thị xã văn hóa. Đặc
biệt có thể góp công trong dự án đề nghị UNESCO công nhận xòe Thái là di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại .Với mục đích đó chúng em đã nghiên
cứu đề tài “Phát huy giá trị của nghệ thuật xòe Thái trong các trường
TH&THCS trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái”
III. Các giải pháp thực hiện mục tiêu của dự án:
Để giải quyết những thực trạng trên và trả lời hàng loạt câu hỏi của vấn đề
nghiên cứu thì nhóm nghiên cứu chúng em đã thực hiện những giải pháp sau:
Giải pháp 1. Tổ chức kiểm tra, thi giữa các lớp rồi hợp luyện toàn trường
trong các hoạt động tập thể (Để cả trường có thể xòe được 2 điệu khó “phá xí”
và “đổn hôn” đều và đẹp thì cần phải thực hiện giải pháp này)
Sau thời gian triển khai tập luyện đến toàn trường, Ban chỉ huy liên đội
báo cáo chị Tổng phụ trách và Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức hội thi
giữa các lớp sau đó khớp toàn trường. Nghiên cứu sắp xếp vị trí của các lớp hợp
lý cho đội hình di chuyển từ đội hình chào cờ sang đội hình xòe tại sân trường
tiến tới thực hiện xòe giữa giờ theo lịch của Ban HĐNGLL và tham gia xòe toàn
trường trong các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tích cực
tham gia biểu diễn xòe kỷ niệm các ngày lễ lớn của nhà trường, của Thị xã
Nghĩa Lộ. Có vi deo minh họa kèm theo

Lớp 8A của Lường Quang Duy giải nhì, Lớp 8B của Lường Thị Hoài Hương giải ba

10


Lớp 1A

Lớp 2B


Vi deo công bố kết qủa hội thi 6 điệu xòe cổ; Đội thi đạt giải nhất khối THCS
Đội thi lớp 1A - nhất khối 1,2
Giải pháp 2. Tổ chức xòe theo chủ đề (đây là giải pháp trọng tâm):
Thay đổi hình thức xòe để gây hứng thú cho học sinh, giúp các bạn học
sinh luôn cảm thấy yêu thích nghệ thuật xòe của dân tộc mình, đồng thời thông
qua hoạt động xòe lồng ghép công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống,
giáo dục truyền thống lịch sử,... Các hoạt động xòe theo chủ đề thường thường
có 3 đến 4 màn trong đó có từ 2 đến 3 màn vẫn giữ bản sắc của xòe đó là nghệ
thuật di chuyển và xòe vòng, tuy nhiên mỗi 1 hoạt động liên đội đều lồng ghép
thêm 1 hoặc 2 đội hình xòe với điểm nhấn mới lạ mang tính giáo dục cao. Ví dụ:
Xòe với chủ đề “Bác Hồ- Người cho em tất cả” nhân ngày sinh nhật Bác
với sự tham gia của 658 bạn học sinh. Màn 1 và màn 3 là giữa nguyên bản sắc
của xòe. Màn 2 thay đổi đội hình xếp hình khối Bàn tay nâng bông sen có ảnh
Bác kèm theo bài hát có lời về Bác về lời hứa của HS đối với Bác. Từ đó giúp
các anh chị phụ trách, các bạn đội viên, thiếu niên và nhi đồng nhận thức ngày
càng sâu sắc những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; góp phần làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người trở thành nền
tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam; thấy rõ hơn nhiệm vụ và trách nhiệm của mình cần phải
học tập và làm theo tấm gương của Bác...đồng thời phát huy và bảo tồn di sản
văn hóa Mường Lò về 6 điệu xòe. (Cùng với nội dung của buổi ngoại khóa chủ
đề “Bác Hồ kính yêu” màn xòe chốt lại của buổi ngoại khóa, đây là cách tuyên
truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến các em nhỏ tiểu học
hữu hiệu nhất)

11


658 học sinh cùng 42 thầy cô giáo và đại biểu tham gia màn xòe.
Vi deo tại địa chỉ Video khai giảng 2017-2018 – đón danh hiệu trường chuẩn;

Chủ đề Bác Hồ người cho em tất cả trong buổi ngoại khóa “Bác Hồ Kính Yêu”;
Lời dẫn xòe Bác Hồ - Người cho em tất cả; Lời dẫn xòe khai giảng - đón chuẩn
Xòe chủ đề “Ngày Tết Độc lập” biểu diễn trong ngày 2/9 tại sân vận động
thị xã Nghĩa Lộ cũng vậy. Ở đây, liên đội lồng ghép ôn lại lịch sử ngày Tuyên
ngôn độc lập và ngày Quốc khánh 2/9, mục đích 1 lần nữa cùng du khách và
người dân ôn lại ý nghĩa ngày lễ 2/9. Chủ đề này có 3 màn: Màn 1 và màn 3
cũng giữ nguyên bản sắc của xòe, màn 2 kết hình khối bông hoa ban chụp
nghiêng tượng trưng cho quê hương Mường Lò – Nghĩa Lộ, ôm trọng dòng chữ
“2-8-2018”;
12


420 bạn học sinh tham gia xòe Vi deo xòe ngày 2-9 tai san vận động thị
xã; Lời dẫn xòe 2-9-2018; Phóng sự ngày 2/9/2018/
Chủ đề “Vầng trăng cho em” diễn trong đêm Trung thu 2017 có 3 màn
Màn 2 được kết hình bông hoa ban chụp từ trên xuống.

13


Chủ đề Vầng trăng cho em”
Trong ngày khai giảng năm học mới 2018-2019, trong phần hội chúng em
thể hiện bài nhảy chachacha tập thể toàn trường và kết thúc với màn xòe tạo cho
ngày khai giảng năm học mới có một không khí vui vẻ, ấn tượng. Đặc biệt sẽ là
dấu ấn mãi mãi trong tâm trí các bạn nhỏ lớp 1 vừa được bước vào ngưỡng của
bậc học mới. tPhần hội khai giảng 2018-2019 nhảy chachacha và xoe

Với các chủ đề trên chỉ có đội nòng cốt 80 - 100 bạn thể hiện 2 điệu xòe
khó “phá xí và đỏn hôn”.
14



Ngày 19/11/2018, Liên đội thực hiện chủ đề “Đất nước Việt Nam” màn 1,
màn 4 chúng em giữ nguyên bản sắc của xoè, các bạn thể hiện cả 6 điệu xòe.
Màn 2 chúng em xếp hình chữ S - đất nước Việt Nam khu vực thủ đô Hà Nội có
kiệu ngôi sao, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có kiệu Bác Hồ 2 mặt 1 mặt
Bác chào mọi nười, mặt còn lại Bác Hồ quàng khăn đỏ cho thiếu nhi và màn 3 là
hình trống đồng. Đống lửa chúng em thay bằng những hình ảnh cổ xưa như
hình bên cạnh trống kèm theo lời bình; Ngày 5/12/2018 diễn lại màn đại xòe chủ
đề “Đất nước Việt Nam” tặng đoàn từ thiện Hội nhà báo Việt Nam ...

Xòe với chủ đề “ Đất nước Việt Nam”

Với chủ đề xòe “ Đất nước Việt Nam”đã có trên 3 nghìn lượt xem được
dư luận ủng hộ cao và được các bác lãnh đạo của tỉnh của thị xã như: Bác
Dương Văn Tiến – Phó chủ tịch tỉnh, Bác Lò Thị Huân – Bí thư thị xã, bác
Hoàng Thị Hồng Hạnh – Phó Chủ tịch thị xã Nghĩa Lộ, Ban lãnh đạo ngành

15


giáo dục thị xã và nhiều lãnh đạo thị xã khác; Đoàn từ thiện từ Hà Nội Hội nhà
Báo Việt Nam cùng người dân ghi nhận, khích lệ động viên Ban dự án.
vi deo diễn trong ngày 20-11-2018 trên youtube ; Video trên Facebook ;
Diễn ngày Hội nhà báo Việt Nam về trao quà; Hội nhà báo VN trên Youtube;
và nhiều trang khác mỗi trang đều có số lượng người xem và người thích rất
đông.
Các hoạt động đó đã đem lại dấu ấn trong chúng em. Chúng em ghi nhớ
lịch sử, nhớ công ơn Bác, nhớ truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc, hơn nữa giúp cho các bài xòe được sinh động, lôi cuốn và luôn mới.

Giải pháp 3. Làm tốt công tác tuyên truyền và quảng bá về nghệ thuật xòe
Mường Lò - Nghĩa Lộ:
Trước hết, Ban chỉ huy liên đội và đội tuyên truyền măng non làm tốt
công tác vận động 100% các bạn học sinh tuyên truyền để phụ huynh tạo điều
kiện có đủ trang phục dân tộc, giầy, tất và khăn xòe, dạy xòe cho các bạn ở nhà
(nhất là các em học sinh lớp 1,2). Phấn đấu mỗi 1 bạn sẽ là 1 tuyên truyền viên
hướng dẫn và quảng bá nghệ thuật xòe thái cổ đên từng người dân.

Phụ huynh dạy con tại nhà; Dạy điệu đổn hôn tại bản Chao Hạ
Dạy phá xí tại Chao Hạ
Thứ hai, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, văn hóa xã Nghĩa
Lợi, các trang mạng xã hội như Google, Facebook, Zalo, youtobe, Bloger,
Twitter, reddit,...để quảng bá về nghệ thuật xòe Mường Lò Nghĩa Lộ, xây dựng
thương hiệu cho nhà trường. Có thể nói nghệ thuật xòe của trường TH&THCS
Hoàng Văn Thụ đã trở thành thương hiệu của nhà trường, được cấp trên và dư
luận đánh giá cao, 2 năm liên tục được lựa chọn tham gia vào màn đại xòe của
thị xã - huy động từ 200 đến 400 bạn. Chỉ cần đánh tìm kiếm trên google “mua
16


xoe trường hoàng văn thụ nghĩa lộ” hoặc đánh “múa xòe trường hoàng văn thụ”
sẽ cho ra kết quả sau:

Thứ ba, Liên đội đã phối hợp với Thị đoàn thị xã, Trung ương đoàn thanh
niên tổ chức các hoạt động ý nghĩa như xòe với chủ đề “Vầng trăng cho em” với
màn đại xòe của 1200 học sinh trong đêm trung thu 2017. Chủ đề “Ngày Tết
Độc lập” với 420 bạn tham gia tại sân vận động thị xã; 300 bạn học sinh tham
gia diễu diễn xòe tại cổng chào Thị xã Nghĩa Lộ nhân dịp lễ Quốc khánh 2/9,...
và rất nhiều các tiết mục xòe được biểu diễn xòe trong các hoạt động của ngành
giáo dục. VD như: Kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam cấp Thị, giao lưu

Tiếng Việt dành cho HS dân tộc thiểu số cấp thị - cấp tỉnh, Lễ Tổng kết năm học
của ngành,... Xòe trong CT 20-11 của thị xã; Phần kết của xòe Trung Thu
17


300 học sinh tham gia diễu diễn đường phố nhân ngày 2/9/2017

Đội ca khúc tham gia biểu diễn tại lễ ký niệm ngày 20-11 và Giao lưu Tiếng Việt
dành cho học sinh dân tộc thiểu số cấp thị - cấp tỉnh góp phần giải nhì toàn
đoàn (tại Mù Căng Chải)

1200 học sinh của các trường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ xòe trong Tết Trung
thu 2017, trong đó có 658 học sinh trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ.

200 - 400 học sinh trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ trong các đêm khai mạc
Tuần Văn hóa Du lịch Mường Lò năm 2017 và năm 2018.

18


Thứ tư, xã Nghĩa Lợi là điểm đến du lịch cộng đồng nên các bạn học sinh
toàn trường cùng với gia đình giới thiệu với du khách đến với gia đình của mình
nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Giúp du khách có dấu ấn, có kỷ niệm đẹp
về miền quê Nghĩa Lộ.
; Giao lưu với khách nước ngoài tại Homstay;

Thứ năm, Thực hiện giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiệm đồng thời giúp
đỡ các trường bạn tập 2 điệu xòe phá xí và đổn hôn. Giao lưu, quảng bá tới các
thôn bản, các xã phường trên địa bàn thị xã.
Giao lưu, HD 2 điệu xòe khó tại Trường TH&THCS Nguyễn Quang Bích; Giao

lưu, HD đội nòng cốt trường TH&THCS Lý Tự Trọng;

Hướng dẫn động tác Đổn hôn cho
các ban nòng cốt trường TH&THCS
Lý Tự Trọng

Giao lưu với thầy giáo Lê Thanh Tùng
điệu đổn hổn thức hiện tin xắp theo
hướng di chuyển đuổi theo vòng tròn.

19


Giao lưu, giới thiệu 6 điệu xòe thái Mường Lò và hướng dẫn nhà trường 4
điệu xòe cơ bản tại trường TH&THCS Hợp Minh – thành phố Yên Bái.

Đoạn trích 1 giao lưu, giới thiệu 6 điệu xòe cổ và HD 4 điệu cơ bản tại trường
TH&THCS Hợp Minh thành phố Yên Bái
CHƯƠNG TRÌNH
Giao lưu với trường THPT Lý Thường Kiệt, Trường THCS Lương
Yên và trường PTCS Xã Đàn (trường khiếm thính) Hà Nội.
Ban dự án lập chương trình giao lưu, tham quan trải nghiệm thực tế tại
các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:
1, Giao lưu văn nghệ: Chương trình gồm 4 tiết mục
- Múa: 6 điệu xòe Thái (nhạc Xe cau ké kèm lời giới thiệu)
- Múa: Mường Lò quê em
- Múa: Điệu xòe thương nhau
- Hát: Anh có vào Nghĩa Lộ với em không? (Trường khiếm thính không
thực hiện bài này)
2. Tặng quà nhà trường

3. Mời nhà trường cùng xòe.
4. Tham quan nhà trường, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm
5. Thời gian giao lưu dự kiến ngày mùng 7 và 8/3/2019
III. Số liệu và kết quả nghiên cứu: (đến thời điểm tháng 11/2018)
Đối
tượng

Học
sinh

Phụ
huynh

Địa điểm
Trường TH&THCS Nguyễn
Quang Bích – Tx Nghĩa Lộ
Trường TH&THCSLý Tự
Trọng - TxNghĩa Lộ
Trường TH&THCS Hoàng
Văn Thụ -Thị xã Nghĩa Lộ
Xã Nghĩa Lợi, Phường Tân
An -Thị xã Nghĩa Lộ

Mức độ hiểu biết về 6 điệu xòe ,
đọc được tên 6 điệu xòe

Bậc
học

TS

người

TH
THCS
TH
THCS
TH
THCS

20
20
20
20
100
100

20 = 100%
18 = 90%
20 = 100%
16 = 80%
90 = 90%
70 = 70%

0
2 = 10%
0
4=20%
10 = 10%
30 = 30%


20

10 = 50%

10 = 50%

Hiểu

Không hiểu

Hiểu sâu

20


* Kết quả nghiên cứu:
Qua các hoạt động thực tế, trải nghiệm thực hiện dự án số 100% các em
học sinh tiểu học đã hiểu rõ hơn về nghệ thuật xòe Thái và xòe được cả 6 điệu.
Các bạn THCS là những anh chị phụ trách sao có nhiều điều kiện để trải
nghiệm; để trau rồi và rèn luyện thêm về kĩ năng sống; tăng khả năng giao tiếp,
ứng xử, khả thuyết trình, thuyết phục,... giúp bản thân và các em tiểu học xòe
đều, đẹp, uyển chuyển hơn.
Những năm trước đây các bạn ở xã xin đi học trái tuyến ở các trường lớn
rất đông. Trong hai năm học qua, từ các hoạt động này đã góp phần đã thu hút
được nhiều bạn các nơi khác về trường học trái tuyến, các bạn ở xã đi học nhờ
hầu như không còn (chỉ còn các bạn xin đi học từ những năm trước, 1 số bạn đã
xin quay trở lại trường). Chất lượng HS yếu kém giảm, HSG các cấp tăng, có
HS Trạng nguyên nhỏ tuổi Quốc gia, HS đạt giải giao lưu Tiếng Việt cấp
tỉnh,...Không còn HS bỏ học,..
TT

1
2
3
4
5

Năm học
2014-2015
2015-2016
2016-2017
2017-2018
2018-2019

Tuổi 6-14
606
631
652
686
722

Đi học nơi khác
19
15
14
11
14

Nơi khác đến học
6
8

20
26
21

Bỏ học
2
1
3
1

Ban dự án đã tạo được làn sóng sôi nổi trong cộng đồng dân cư xã Nghĩa
Lợi. Các thôn bản luôn chờ đợi Ban dự án tới vào các ngày thứ 7.
Vâng, cứ nhạc xòe nổi lên là bà con và các em nhỏ cùng các bạn sẽ tụ tập
cùng xòe rất vui vẻ tạo được mối liên kết, tạo thêm nguồn vui, tạo được sự sôi
động cho cuộc sống vốn dĩ trầm lắng, tĩnh mịch của các thôn bản.
1.Xòe tại Bản Xa; 2. Xòe bản Sang Thái; 3. Vui xòe đón Tết dương lịch
bản Xà Rèn
Chúng em tin tưởng rằng với việc thực hiện tốt các giải pháp mà chúng
em đưa ra thì việc 100% học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 đều hiểu rõ hơn về nghệ
thuật xòe Thái, xòe được cả 6 điệu, đồng thời tất cả sẽ là những tuyên truyền
viên tốt nhất, là những diễn viên khơi nguồn cho các hội vui khi có nhạc xòe nổi
lên để “Nhà nhà muốn xòe, người người muốn xòe”, để du khách đã một lần đến
Nghĩa Lộ được hoà mình vào những nhịp trống, bước chân rộn ràng của những
điệu xòe, chắc chắn sẽ có cảm nhận những điệu xòe đã khơi dậy những gì tốt
đẹp nhất trong mỗi con người; có sức cảm hóa và thuyết phục một cách rất tự
nhiên; hướng con người hướng tới lối sống lành mạnh, bồi đắp cho các thế hệ
những tư tưởng tình cảm cao đẹp. 6 điệu xòe không chỉ để thỏa mãn cảm xúc
thẩm mỹ, mà hơn thế, còn là tri thức dân gian, có tác dụng kích thích phát triển
nhận thức của con người, góp phần giúp con người thêm hiểu tự nhiên, sống hòa
với tự nhiên, biết điều chỉnh hành vi, lối sống cho phù hợp với đạo làm

người....Tất cả, tất cả sẽ đưa di sản văn hóa phi vật thể xòe thái Nghĩa Lộ Mường Lò lên một tầm cao mới – Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.
21


Chúng em dự kiến năm học tiếp theo chúng em sẽ tham mưu thực hiện chủ đề
“Nghĩa Lộ - mùa xuân” sẽ là hoa ban và tượng đài chiến thắng,...
VI. Phân tích số liệu và thảo luận:
Sau khi được tuyên truyền, được học, được múa qua các hoạt động thực tế
chúng em và các bạn học sinh TH&THCS đã hiểu sâu, hiểu kĩ về nghệ thuật xòe
Thái và hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn, phát huy
di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – 6 điệu xòe.
Hoạt động xòe đã thu hút các bạn học sinh tham gia, qua đó học sinh có ý
thức hơn trong học tập và rèn luyện, luôn biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc mình đồng thời thông qua các hoạt động xòe góp phần làm cho thiếu
nhi yêu trường lớp, yêu quê hương. Từ đó các em sẽ tích cực xây dựng và tham
gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường, địa phương và các cấp tổ
chức, góp phần xây dựng nét đặc sắc văn hóa trên quê hương Mường Lò - Nghĩa
Lộ. Phấn đấu học tập và rèn luyện trở thành những người công dân có ích cho
đất nước trong tương lai.
V. Kết luận:
Sau một thời gian nghiên cứu từ năm 2017 đến tháng 11/2018 chúng em
đã thấy dự án tài “Phát huy giá trị của nghệ thuật xòe Thái trong các trường
TH&THCS trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái” đã góp phần thực hiện
Nghị quyết TW 5 – Khoá VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc"; Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐTBVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 của Bộ GD&ĐT – Bộ Văn hóa, thể thao
và du lịch.
Đáp ứng được yêu cầu của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày ngày 22
tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 là
tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động

giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý
thức sáng tạo. Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng
và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống
lịch sử cách mạng cho học sinh.
Tạo được sự quan tâm của các cấp, các ban ngành, đoàn thể trong các
trường học và trên địa bàn Thị xã Nghĩa Lộ. (Phóng sự Đài THTH tỉnh Yên Bái.)
Phóng sự đài THTH thị xã Nghĩa Lộ)
Tạo được làm sóng vui vẻ, phấn khởi vào các ngày cuối tuần ở các thôn
bản trong xã, đến nay cứ có nhạc xòe là người dân và các bạn học sinh trong xã
đều tụ tập vui vẻ bên đống lửa xòe vui vẻ đoàn kết. Xòe tại bản Phán Thượng
Góp phần thực hiện được 3 trong 5 biện pháp để đảm bảo sức sống của
Nghệ thuật Xòe không bị hủy hoại trong tương lai mà chính phủ Việt Nam, Bộ
22


Văn hóa, Thể thao Du lịch, cũng như cộng đồng người Thái ở 4 tỉnh Tây Bắc
hợp tác trình UNESCO đó là:
1. Tổ chức thực hành và truyền dạy thường xuyên: Các nhà trường duy trì
múa xòe thường xuyên 1 buổi/ tuần vào hoạt động giữa giờ chơi. Tổ chức thực
hành và truyền dạy trong các lễ hội, các sự kiện văn hóa, văn nghệ trong các
hoạt động ngoại khóa theo chủ đề.
2. Truyền dạy thông qua giáo dục chính quy và không chính quy:
- Giáo dục chính quy: Chúng em được học, được tìm hiểu các điệu Xòe,
nhạc điệu Xòe và nhạc cụ Trong các tiết học văn hóa địa phương.
- Giáo dục không chính quy: Nhà thành lập các đội văn nghNhafcacs câu
lạc bộ trong đó có múa Xòe, mời các nghệ nhân đến dạy múa Xòe, và dạy đánh
nhạc cụ, tập luyện để trình diễn Xòe tại các hội diễn, hội thi, tuần văn hóa,...
- Đội nòng cốt của trường truyền dạy tại nhà, tại các thôn, các bản. Hướng
dẫn các em nhỏ tham gia học múa và sinh hoạt Xòe vào những ngày nghỉ và kỳ
nghỉ hè.

3. Nâng cao nhận thức và quảng bá: Chúng em là những tuyên truyền viên
tốt nhất giới thiệu và quảng bá về Nghệ thuật Xòe Thái
Chúng em mong muốn rằng dự án sẽ được sự hưởng ứng của các bạn học
sinh trong các trường học, sự quan tâm tạo điều kiện vào cuộc của các cấp, các
bậc phụ huynh để những điệu xòe thái được lan tỏa rộng hơn nữa.
E/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tham khảo:
1. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát
động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013;
2. Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013
của Bộ GD&ĐT – Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch.
3. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9 tháng 6 năm 2014 Hội nghị lần thứ 9
BCH TW khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
4. Bài giảng “Nghệ thuật xòe cổ của đồng bào dân tộc thái vùng Nghĩa Lộ
- Mường Lò”. Của bà Lò Thị Huân – Bí thư Thị ủy thị xã Nghĩa Lộ.
5. Cuốn “Tư liệu lịch sử và xã hội dân tộc thái’ của Ủy ban khoa học xã
hội Việt Nam – Nhà xuất bản khoa học xã hội.
6. Các Trang tin điện tử Báo
Lao động,...
II. Phụ lục:
23


- Poste ảnh minh họa.
Người viết đề tài

Lường Thị Hoài Hương
Lường Quang Duy

Xác nhận của nhà trường
HIỆU TRƯỞNG

24



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×