Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Giá trị của Hồi giáo trong phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.69 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
PHẦN 1. CÁC GIÁ TRỊ CỦA HỒI GIÁO................................................................1
1.1. Tổng quan về Hồi giáo...................................................................................1
1.1.1. Lịch sử hình thành...................................................................................1
1.1.2. Nội dung cơ bản.........................................................................................2
1.2. Các giá trị của Hồi giáo..................................................................................6
1.2.1. Triết lý.......................................................................................................6
1.2.2. Kiến trúc nghệ thuật.................................................................................7
1.2.3. Tâm linh....................................................................................................9
PHẦN 2. HỒI GIÁO VỚI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LICH.....................11
2.1. Thị trường khách............................................................................................11
2.2. Sản phẩm du lịch.............................................................................................12
2.3. Dịch vụ du lịch.................................................................................................13
2.3.1. Dịch vụ lưu trú..........................................................................................13
2.3.2. Dịch vụ ăn uống........................................................................................14
2.4. Ứng xử trong du lịch.......................................................................................15
KẾT LUẬN................................................................................................................17


LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch Việt Nam có những lợi thế nhất định về những tài nguyên du lịch sẵn
có. Thông tin chính thức từ Tổng cục Thống kê cho thấy: Tháng 11/2019 ghi nhận
mốc mới của du lịch Việt Nam với lượng khách quốc tế đạt trên 1,8 triệu lượt
người, cao nhất từ trước đến nay. Có thể thấy ngành du lịch Việt Nam đang làm rất
tốt công tác quảng bá du lịch nước nhà.
Bên cạnh những lợi thế sẵn có, du lịch Viêt Nam cũng cần có những bước
đột phá mới, khai thác những mô hình du lịch mới, những thị trường khách mới để
bước qua ngưỡng an toàn, cạnh tranh với những nền công nghiệp du lịch mạnh mẽ
của những đối thủ trng khu vực và trên thế giới.
Có thể thấy trong nhiều năm gần đây, đối tượng khách du lịch tâm linh, tôn


giáo ngày càng được chú ý với mức chi tiêu cho du lịch tâm linh rất lớn trong số
đó phải kể tới khách du lịch Hồi giáo. Đây là một thị trường khách béo bở với mức
chi tiêu cao. Vì vậy, không chỉ Việt Nam mà cả những đối thủ trong khu vực cũng
như quôc tế đang nhắm tới. Trong những năm gần đây, lựong khách du lịch Hồi
giáo tới Việt Nam ngày một tăng lên. Tuy nhiên do đây là một thị trường khá mới
mẻ nên những người làm dịch vụ cần nắm rõ được đặc điểm của những đối tượng
khách du lịch này, từ đó tạo ra những sản phẩm du lịch thu hút, từ đó khái thác sâu
thị trường khách này. Để hiểu thêm về nhóm đối tượng khách này, trong bài làm
dưới đây, em đã tìm hiểu và xin đưa ra một số thông tin về Hồi giáo cũng như đặc
điểm của khách du lịch đạo Hồi.
PHẦN 1. CÁC GIÁ TRỊ CỦA HỒI GIÁO

1.1.

Tổng quan về Hồi giáo

1.1.1. Lịch sử hình thành


- Hồi giáo (tôn giáo của tộc người Hồi) là cách gọi của người Trung Quốc
gọi đạo Islam (theo tiếng Ảrập nghĩa là phục tùng theo ý chân chủ) xuất hiện ở bán
đảo Ảrập vào khoảng thế kỷ thứ VII.
- Ả rập xeut là quê hương của Hồi giáo. Hồi giáo ra đời do hàng loạt nguyên
nhân kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã
nguyên thủy sang xã hội có giai cấp của các tộc người vùng Trung cận Đông và
yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ả rập thành một nhà nước phong kiến
thần quyền do đó cần một tôn giáo độc thần để thay thế những tôn giáo đa thần tồn
tại ở đó từ trước.
- Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi một người nổi tiếng là giáo chủ
Mohammed (Mahomet). Mâohammed (570 – 632) là một người thuộc gia tộc

Casimu ở Mecca.
- Tục truyền rằng khi Mohammed được 40 tuổi (năm 610) ông một mình vào
trong một hang nhỏ ớ núi Xira, ngoại thành Mecca để tu luyện và trầm ngâm suy
tưởng. Trong một đêm thánh Allah (Ala – Chân chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến
truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho ông chân lý của Kinh Qu’ran
khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” và ông tự xưng là đã tiếp thụ sứ mệnh của
chân chủ trao cho và bắt đầu truyền đạo. Đầu tiên ông bí mật truyền giáo trong số
những bạn bè thân thiết và họ trở thành những tín đồ đầu tiên, về sau sự truyền đạo
trở nên công khai, đối tượng mở rọâng tới quần chúng ở Mecca nhưng bị giới quý
tộc đả kích và bức hại. Môhamet đã trốn được đến Yathrib (sau đổi thành Madinah
– Thành phố tiên tri). Ơû đây ông phát động và tổ chức quần chúng đấu tranh và
cuộc cách mạng của ông giành được thắng lợi. Sau đó ông tổ chức vũ trang cho các
tín đồ (Muslim) và dùng khẩu hiệu “Chiến đấu vì Allah” và đè bẹp được giới quý
tộc ở Mecca.


- Cùng với việc mở rộng phạm vi truyền đạo Mohamet còn liên minh với các
bộ tộc và dùng sức mạnh buộc các thế lực còn lại phải quy thuận theo Hồi giáo. Có
thể nói cuộc cách mạng do Mohammed lãnh đạo là một cuộc cách mạng tôn giáo
và cải cách xã hội kết hợp với nhau. Sự ra đời của Hồi giáo đã mở ra một thời kỳ
lịch sử mới thống nhất trên bán đảo Ảrập.
1.1.2. Nội dung cơ bản
a. Giáo lý của Hồi giáo
Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là Kinh Qu’ran (Koran theo nguyên nghĩa tiếng
Ảrập là “tụng đọc”). Kinh Qu’ran tổng cộng có 30 quyển, 114 chương 6236 tiết (là
những đoạn thơ). Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Qu'ran là một vật linh
thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng.
Nội dung Kinh Qu’ran vô cùng phong phú đại thể bao gồm những tín
ngưỡng cơ bản và chế độ tôn giáo của đạo Hồi và những ghi chép về tình hình xã
hội trên bán đảo Ảrập đương thời cùng với những chính sách về chủ trương xã hội,

quy phạm luân lý đạo đức… Giáo lý Hồi giáo gồm các điểm cơ bản sau:
- Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa
- Allah là đấng tối cao sinh ra muôn loài trong đó có con người.
- Con người là bình đẳng trước Allah nhưng số phận và tài năng tạo nên sự khác
nhau giữa những con người .
- Số phận con người có tính định mệnh và do Allah sắp đặt.
- Tín đồ Hồi giáo phải luôn có thái độ đúng: trong cộng đồng (Hồi giáo) thì phải
kiên nhẫn chịu đựng, phục tùng Allah, đối với người ngoài thì phải kiên quyết bảo
vệ mọi lợi ích của Hồi giáo và phải có tinh thần thánh chiến.
- Về y lý: khuyên bảo con người phải giữ gìn sức khỏe.
- Những lời khuyên về đạo lý:


1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
3. Tôn trọng quyền của người khác.
4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
5. Tránh giết người, ngoại trừ trường hợp cần thiết.
6. Cấm ngoại tình.
7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
8. Hãy cư xử công bằng với mọi người.
9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
10. Hãy khiêm tốn
- Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ :
+ Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng
với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo
cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng
mặt hành hương.
+ Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo
nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.

+ Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
+ Nghiêm cấm cờ bạc.
+ Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
+ Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo,
chuột, v.v.).


+ Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo
nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì
ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
+ Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và
biết thương xót người nghèo.
+ Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo
không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của
Allah Đấng Toàn Năng.
b. Tín ngưỡng Hồi giáo
Xét về niềm tin, tín đồ Hồi giáo tin vào Alah, sứ giả Mohammed, thiên sứ, thiên
kinh, hậu thế.
– Tin vào Alah: Đây là một nội dung quan trọng của tín điều cơ bản. Theo Hồi
giáo, Alah là vị thần duy nhất trong vũ trụ, tự sinh ra và bất tử. Alah sáng tạo thế
giới, và là chúa tể. Hồi giáo không thờ ảnh tượng của Alah vì họ quan niệm Alah
toả khắp nơi, không một hình tượng nào đủ để thể hiện Alah.
– Tin vào sứ giả Mohammed: Giáo lý Hồi giáo cho rằng Allah từng cử nhiều sứ giả
đến các dân tộc khác nhau trong những thời kỳ nhất định để truyền đạt ngôn luận
của Allah cho con người. Có đến 5 sứ giả. Trong đó Mohammed là sứ giả cuối
cùng mà Allah chọn lựa. Đây cũng là sứ giả xuất sắc nhất. Chỉ có Mohammed là
được nhận những ngôn luận của Allah một cách đầy đủ nhất.
– Tin Thiên kinh: Allah từng trao thiên kinh cho các sứ giả trước Mohammedû, mỗi
người một bộ. Nhưng những bộ ấy không đầy đủ, bị thất lạc hoặc bị người đời sau
giải thích sai lệch. Chỉ có bộ thiên kinh mà Allah truyền cho Mohammed là bộ kinh

điển cuối cùng nhưng đầy đủ nhất. Đó là kinh Qu’ran. Vì vậy, kinh Qu’ran dưới
mắt người Hồi giáo làø bộ kinh điển thần thánh duy nhất.


– Tin vào Thiên sứ: Thiên sứ do Allah tạo ra, là một loại linh hồn, vô hình trước
con người, không có tính thần. Mỗi thiên sứ có một nhiệm vụ. Trong Thiên sứ
cũng có sự phân chia cao thấp. Cao nhất là thiên sứ Gabrien. Con người không
phải phủ phục trước thiên sứ.
– Tin vào hậu thế: Sẽ có ngày tận thế. Trong ngày ấy, mọi sinh linh sẽ kết thúc để
rồi tất cả sống lại nhận sự phán xét của Allah. Dựa vào hành vi của mỗi người mà
Allah quyết định: thiên đường dành cho người thiện, địa ngục là nơi của kẻ ác.
c. Nghĩa vụ Hồi giáo
Hệ thống nghĩa vụ của tín đồ Hồi giáo rất rộng và chi tiết, dựa trên cơ
sở kinh Qu’ran và sách Thánh huấn. Các tín đồ có 5 nghĩa vụ chủ yếu. Đó là
niệm, lễ, trai, khoá, triều. Đây là 5 trụ cột của Hồi giáo, tạo nên sườn cốt cho
đời sống của người Hồi giáo.
– Niệm: tín đồ phải thường xuyên tụng niệm thành tiếng tín điều cơ bản “Ash Ha
Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah”, có
nghĩa Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả
và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài
– Lễ: tức là lễ bái. Các tín đồ mỗi ngày hành lễ 5 lần (sáng, trưa, chiều, tối, đêm).
Thứ 6 hàng tuần thì làm lễ tại thánh đường 1 lần vào buổi trưa. Trước khi làm lễ,
tín đồ phải rửa mặt, tay chân, quỳ xuống, hướng về đền Kabah để cầu nguyện.
– Trai: tức là trai giới. Tháng 9 theo lịch Hồi là tháng trai giới của Hồi giáo. Trong
tháng này mọi tín đồ không ăn uống, quan hệ tính dục từ khi mặt trời mọc đến khi
mặt trời lặn, trừ một số trường hợp đặc biệt. Kết thúc tháng này là lễ Phá bỏ sự
nhịn đói, các tín đồ sẽ cùng nhau cầu nguyện, sau đó tặng quà cho nhau, và bố thí.
– Khoá: các tín đồ có nghĩa vụ đóng góp cho các hoạt động từ thiện. Sự đóng góp
đó có thể là tự nguyện, nhưng cũng có khi là bắt buộc dựa vào tài sản của tín đồ
(khoảng 1/40 tài sản).



– Triều: Các tín đồ có nghĩa vụ hành hương về Mecca ít nhất 1 lần trong cuộc đời,
để triều bái Kabah trong tháng 12 theo lịch Hồi (hành hương Haji). Cuộc lễ triều
bái kéo dài trong 10 ngày. Ngày cuối cùng tín đồ sẽ hiến lễ là một con cừu hoặc lạc
đà, hoặc một con vật có sừng. Triều bái Mecca trong dịp này là chính triều. Còn
phó triều thì diễn ra trong thời gian bất kỳ của năm và ít nghi lễ hơn.
Ngoài ra, Hồi giáo còn có nhiều quy định cụ thể về hành vi của tín đồ trong các
mối quan hệ xã hội.
d. Tổ chức Hồi giáo
– Thánh đường Hồi giáo là nơi sinh hoạt tập thể và có tính thiêng với các tín đồ.
Thánh đường gồm có Đại Thánh đường và Tiểu Thánh đường. Trong Thánh đường
có bài trí đơn giản, không bàn ghế, không có đồ thờ quý hay nhạc cụ, chỉ có chiếc
gậy mà theo truyền thuyết là của giáo chủ Môhammet đã dùng nó để đi truyền đạo.
– Hệ thống chức sắc gồm có Giáo chủ (Mufty), phó giáo chủ (Naib Mufty), Giáo
cả (Ha Kim), phó giáo cả (Naib Ha Kim), Imân, Khatib, Tuan, Bilat, Slak, HaDji.
1.2.

Các giá trị của Hồi giáo

1.2.1. Triết lý
- Theo Đạo Hồi, chỉ có một Thượng Đế nhân từ và kiến tạo, con người
nhận biết Thượng Đế qua các dấu vết để lại. Allah là đấng tối cao sinh ra
trời đất, sinh ra muôn loài trong đó có con người. Con người là bình đẳng
trước Allah nhưng số phận và tài năng tạo nên sự khác nhau giữa những
con người.
- Tín đồ đạo Hồi phải luôn có thái độ đúng: trong cộng đồng (Hồi giáo) thì
phải kiên nhẫn chịu đựng, phục tùng Allah, đối với người ngoài thì phải
kiên quyết bảo vệ mọi lợi ích của đạo Hồi và phải có tinh thần thánh
chiến.



- Quan điểm triết lý đạo Hồi cũng đưa ra một hệ thống các nghĩa vụ Hồi
giáo, coi đó là nền tảng trong hành vi và sự phát triển của xã hội Arab với
5 nghĩa vụ chủ yếu dành cho các tín đồ là niệm, lễ, trai, khoá, triều
- Triết lý Hồi giáo gắn chặt với quan điểm của đạo Hồi về phát triển kinh
tế với ưu tiên hàng đầu là phải đảm bảo phúc lợi và công bằng kinh tế xã hội của tất cả loài người (quan điểm có tên gọi là falah về phúc lợi và
công bằng theo triết lý đạo Hồi).
- Đạo Hồi có quan tâm đồng đều tới cả khía cạnh vật chất lẫn khía cạnh
tinh thần của của sống con người. Triết lý đạo Hồi cho rằng sự phát triển
về mặt vật chất chưa đủ để đem lại phúc lợi cho con người và vẫn cần
phải có sự ôn hoà trong tư tưởng và hạnh phúc trong nội tâm để có thể
phát triển được một nền kinh tế thịnh vượng, vì lợi ích của con người.
1.2.2. Kiến trúc nghệ thuật
Kiến trúc Hồi giáo là sự kết hợp của các phong cách đa dạng trên thế giới,
có một số đặc điểm là nổi bật hơn cả, xuất hiện xuyên suốt các tác phẩm kiến trúc.
Kiến trúc Hồi giáo cổ đại xuất hiện chủ yếu tại hai địa điểm: những đất nước
theo đạo Hồi và những vùng đất bị chiếm đóng bởi người Hồi giáo trong suốt thời
kỳ trung cổ. Bên cạnh các quốc gia Ả rập – như Algérie, Ai Cập, và Iraq thì kiến
trúc Hồi giáo còn xuất hiện phổ biến tại một số nước châu Âu.
Ngoài nhà thờ Hồi giáo là nơi xuất hiện chủ yếu, phong cách kiến trúc này
còn xuất hiện ở rất nhiều các công trình kiến trúc khác, từ cung điện, các công trình
công cộng, cho tới lăng tẩm, và pháo đài quân sự.
+ Tháp giáo đường
Tháp giáo đường là những ngọn tháp cao với mái vòm hình nón hoặc củ
hành, với những ô cửa sổ nhỏ và một chiếc cầu thang kín bên trong tháp. Tháp giáo


đường có mặt tại hầu hết các giáo đường Hồi giáo, được coi là một trong những
đặc trưng lâu đời nhất của kiến trúc Hồi giáo. Các giáo sĩ Hồi giáo thường sử dụng

ngọn tháp này để nhắc nhở các tín đồ về thời gian cầu nguyện

Giáo đường Hồi giáo Mubarak, An Giang
+ Kiến trúc mái vòm
Mái vòm đá mang hơi hướng kiến trúc Hy Lạp với kết cấu bát giác và mái
vòm gỗ, mái vòm đá nằm trên một mặt phẳng được chống đỡ bởi 16 cột trụ ngang
dọc.
Công trình mái vòm cho phép đặt một vòm tròn trên một căn phòng hình
vuông hoặc một mái vòm hình elip trên một căn phòng hình chữ nhật. Trong kiến
trúc Hồi giáo, công trình mái vòm thường được trang trí với gạch vuông hoặc
muqarnas – một loại hình điêu khắc.
+ Thiết kế Mái vòm Muquarnas
Với thiết kế chạm trổ và họa tiết hoa văn, Muqarnas thường được liên tưởng
tới chuông đá hoặc tổ ong. Mái vòm Muquarnas thường mang đơn sắc, được chạm
trổ tinh xảo tạo hiệu ứng trái ngược với lớp ngói bao quanh.
+Thiết kế hình cung
Kết cấu này xuất hiện ở cả lối vào và phía bên trong, được chia làm bốn loại
cơ bản: hình cung nhọn, đường xoi, móng ngựa, và hình lá.


Thiết kế cung nhọn thường được vát tròn ở hai bên và vót nhọn ở trên đỉnh.
Sau này, thiết kế cung nhọn đã trở thành một đặc điểm quan trọng trong kiến trúc
Gô-tích.
+ Chi tiết trang trí tinh xảo
Cuối cùng, kiến trúc Hồi giáo được biết đến bởi các chi tiết trang trí nội thất
xa hoa và lộng lẫy. Bên trong các công trình kiến trúc Hồi giáo được trang trí bởi
vô cùng đa dạng với những tấm gạch lát tương tự đá quý được sắp đặt thành những
tác phẩm trang trí hoa văn, kính vạn hoa, những bức thư pháp duyên dáng, tinh
xảo.
Bên cạnh những mái vòm đồ sộ, thiết kế muquarnas và hình cung đầy mê

hoặc thì các họa tiết trang trí, điêu khắc tinh xảo, tỉ mỉ cũng đã góp phần khẳng
định giá trị lâu đời của kiến trúc Hồi giáo.
1.2.3. Tâm linh
- Đạo Hồi thờ đấng tối cao là thánh Alla. Thánh Alla sinh ra vũ trụ vạn vật
và con người trong vòng 7 ngày:
+ Ngày thứ nhất tạo nên sự sáng và sự tối, đặt tên sự sáng là ngày, sự tối
là đêm.
+ Ngày thứ hai tạo ra không gian, quen gọi là trời.
+ Ngày thứ ba tạo nên đất, nước, cây cỏ.
+ Ngày thứ tư tạo ra các tinh tú trên trời làm cơ sở phân chia ngày, đêm,
năm, tháng, thời tiết, trong đó có hai vì tinh tú lớn là Mặt Trời cai trị ban
ngày, Mặt Trăng cai trị ban đêm.


+ Ngày thứ năm tạo nên muôn vật: chim trên trời, cá dưới nước, muông
thú trong rừng.
+ Ngày thứ sáu tạo nên con người.
+ Ngày thứ bảy công việc hoàn thành cả thế giới, bao gồm mọi trật tự và
những sự hài hòa không thể phá vỡ được.
- Về con người: Đạo Hồi cho rằng con người có hai phần là thể xác và tâm
hồn , "linh hồn" sau khi chết được thánh Ala hay Thiên chúa phán xét
được lên thiên đường hay xuống địa ngục với những quy định nghiêm về
lối sống đạo đức trong quá trình sống giữa người với người, người với
muôn vật trên trái đất này.
PHẦN 2. HỒI GIÁO VỚI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LICH
2.1. Thị trường khách

Bản đồ hồi giáo thế giới
Theo thống kê, trên thế giới hiện có khoảng 1,8 tỷ người theo đạo Hồi –
chiếm hơn 24% dân số toàn cầu. Người Hồi giáo tập trung đông ở các quốc

gia:
- Indonesia (chiếm 87.2% dân số)


- Malaysia (61.4%)
- Thổ Nhĩ Kỳ (98.6%)
- Khu vực Nam Á: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh
- Khu vực Trung Đông: các nước Ả Rập Saudi, Iran, Iraq, Kuwait…
- Châu Phi: Ai Cập, Algerie, Sudan, Maroc, Yemen…
Các cộng đồng Hồi giáo khá lớn cũng hiện diện tại Trung Quốc và Nga,
và nhiều nơi tại vùng Caribe. Những cộng đồng cải đạo và nhập cư Hồi giáo
có mặt ở hầu như mọi nơi trên thế giới.
Theo những thống kê ở trên, có thể thấy gần hai tỷ người trên thế giới
theo đạo Hồi với sức mua ngày càng cao đang là đối tượng ưu tiên của
ngành dịch vụ thế giới nói chung và ngành du lịch nói riêng.
Ai Cập, Malaysia, Indonesia, là những quốc gia có đông dân Hồi giáo
nhất trên thế giới và vẫn là những địa điểm thu hút đông đảo người theo đạo
Hồi. Bên cạnh đó, Trung Đông là khu vực hình thành nguồn khách lớn của
du lịch thế giới. Là quốc gia giàu có và mức chi tiêu cao và người dân phần
lớn theo đạo Hồi.
Đương nhiên, các chi phí của những du khách Hồi giáo giàu có đến từ
các nước vùng Vịnh chiếm một tỷ lệ rất cao : Năm 2011, Bahrein, Koweit,
Oman, Qatar, Ả Rập Xê Út và Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất chiếm tới
37% trong tổng chi phí du lịch của người Hồi giáo, trong lúc số du khách
này chỉ tương đương 3% tổng số người theo đạo Hồi trên toàn thế giới.
Khả năng tài chính của những người Hồi giáo tại Pháp, Bỉ, Đức, Anh
Quốc cũng ngày càng cao : Họ chiếm 13% trong tổng chi phí cho du lịch của
người theo đạo Hồi. Đó là lý do ngày càng có nhiều ngành công nghiệp chú



ý tới nhu cầu của người theo đạo Hồi, ngoài thức ăn halal, giờ đây còn có
dược phẩm, du lịch và rất nhiều lĩnh vực khác.
2.2. Sản phẩm du lịch
Khách từ các nước Hồi giáo đến Việt Nam chủ yếu theo loại hình nghỉ
dưỡng, khám phá di sản; một số điểm đến chính là Hạ Long, Sapa, Hội An,
Mỹ Sơn, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… Việt Nam có một số điều kiện thuận
lợi thu hút khách từ thị trường này: an ninh, an toàn được đảm bảo; tài
nguyên du lịch phong phú, phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách:
- Việt Nam còn có nhiều di sản thế giới nổi tiếng và hấp dẫn được Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công
nhận gồm 10 Di sản hữu hình và 10 Di sản vô hình; các làng nghề, các lễ
hội đậm chất văn hóa đặc sắc…
- Ẩm thực Việt Nam cũng đa dạng và độc đáo với những món ăn đã trở
nên nổi tiếng thế giới như nem, phở…Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều
hải sản nên cũng đáp ứng được đồ ăn Halah cho người Hồi giáo.
- Tiềm năng đa dạng giúp Việt Nam phát triển nhiều loại hình du lịch
phong phú như du lịch văn hóa, ẩm thực, giải trí, khám phá, mạo hiểm...
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách.
Với các sản phẩm du lịch hấp dẫn và độc đáo, sự thân thiện của người
Việt Nam, các chính sách tăng cường an ninh và an toàn cho khách du lịch.
Dự kiến số lượng khách du lịch Hồi đến Việt Nam sẽ tăng đáng kể, tương
xứng với tiềm năng và lợi thế của Việt Nam.
2.3. Dịch vụ du lịch


Để thực hiện và duy trì khách Hồi giáo đến thăm, quay trở lại Việt Nam
thì ngành du lịch Việt cần thực hiện đầy đủ các dịch vụ thân thiện với người
Hồi giáo thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị, đào tạo để phổ biến rộng rãi
đến Sở Du lịch các tỉnh, thành hoặc thông qua các công ty tư vấn về Halal.
- Ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du

lịch cần đáp ứng được các nhu cầu quan trọng của du khách Hồi giáo như
thức ăn Halal, địa điểm cầu nguyện, địa điểm lưu trú thân thiện.
- Đặc biệt chú ý, các tiện nghi lưu trú và dịch vụ giải trí phải đảm bảo
sự riêng tư vốn có của tín đồ Hồi giáo. Đây là một yếu tố quan trọng mà
khách du lịch Hồi giáo đang tìm kiếm.
- Các doanh nghiệp Việt cũng cần tập trung vào một số yếu tố cần thiết,
chủ yếu là giáo dục, hướng dẫn về văn hóa Hồi giáo.
2.3.1. Dịch vụ lưu trú
Với khách sạn chuyên đón và phục vụ khách Hồi giáo:
- Về cơ sở vật chất, nên có nơi cầu nguyện, khu ăn uống riêng biệt, dịch vụ
spa.
- Có chứng chỉ Halal (tiếng Ả Rập có nghĩa là “được cho phép”) về chế
biến và phục vụ ẩm thực cho người Hồi giáo.
- Cần chú ý đên những đặc điểm của khách Hồi giáo để tạo nên dịch vụ tốt
nhất:
+ Trong ngăn kéo phòng ngủ dành cho khách Hồi giáo nên có cuốn kinh
Koran. Đối với người Hồi giáo, đây là hành động thể hiện sự trân trọng
và quan tâm khách hàng.


+ Minibar không được để đồ uống có cồn.
+ Cung cấp áo tắm dành cho phụ nữ Hồi giáo sử dụng tại bể bơi, spa
hoặc bãi biển. Nhân viên phục vụ phòng cho khách đạo Hồi nên là nhân
viên nữ để không vi phạm các quy định của đạo Hồi.
+ TV cần có kênh truyền hình Hồi giáo để khách hàng cập nhật thông tin.
2.3.2. Dịch vụ ăn uống
- Nhân viên phục vụ nhà hàng cần được đào tạo kiến thức và nghiệp vụ
phục vụ khách Hồi giáo để tránh những sai sót đáng tiếc do không hiểu nghi
thức Hồi giáo. Tốt nhất, khách sạn nên bố trí nhân viên theo đạo Hồi để giám
sát hoặc phục vụ khi có khách đạo Hồi tới lưu trú.

- Một ưu tiên chính của các du khách Hồi giáo là thức ăn halal, một
phong cách nấu ăn chuẩn bị thịt động vật theo các quy tắc đã được thiết lập và
không có thịt lợn, mỡ lợn hoặc sử dụng rượu trong việc nấu nướng.
+ Cần có khu vực dành cho khách đạo Hồi cách biệt với các nhóm khách
hàng khác. Khách nam và khách nữ có thể ngồi ăn riêng.
+ Khách Hồi giáo không uống rượu, bia, không ăn thịt lợn, thịt chim,
động vật lưỡng cư. Các món ăn từ thịt chủ yếu là thịt bò và thịt gà nhưng phải
do người theo đạo Hồi với những nghi thức phù hợp giết. Những động vật kiêng
kỵ gồm lợn, chó, rắn, khỉ, mèo, hổ, gấu và các chế phẩm từ chúng.
+ Vào tháng ăn chay Ramadan, khách Hồi giáo nhịn ăn cả ngày từ lúc
Mặt trời mọc đến khi Mặt trời lặn nên hoặc họ ăn khi trời tối hoặc ăn vào sáng
sớm trước lúc bình minh…
2.4. Ứng xử trong du lịch


Ngoài những lưu ý về đồ ăn, và lưu trú, những người làm du lịch cũng
cần chú ý tới việc ứng xử phù hợp với khách du lịch Hồi giáo để tránh
những thiếu sót vi phạm tới những luật lệ khắn khe của tôn giáo.
- Khi hướng dẫn thì dùng cả bàn tay, ngón cái úp vào lòng bàn tay. Người
theo đạo Hồi quan niệm dùng ngón trỏ để chỉ đường là một hành động
thô lỗ.
- Khi nhận hộ chiếu hoặc đưa đồ vật - dùng tay phải hoặc cả hai tay. Khi
bắt tay thì tuyệt đối không dùng tay trái.
- Đạo Hồi quy định hành lễ năm lần/ngày nên cần có phòng hành lễ dành
cho người theo đạo Hồi ở những khu vực công cộng như khách sạn, sân
bay... Nếu không có phòng hành lễ thì nên dành một khu vực có sẵn khăn
vải sáng màu để khách hành lễ. Khi khách hành lễ cần tránh đi qua trước
mặt họ.
- Nhân viên lễ tân và ở tiền sảnh ở các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn
cần chuẩn bị các thông tin liên quan đến các thánh đường Hồi giáo trong

vùng, các nhà hàng dành cho người Hồi giáo, các nơi mua sắm để sẵn
sàng hướng dẫn khách hàng.
- Khi làm thủ tục check-in cho khách nữ, khách sạn nên cử nhân viên lễ tân
nữ phục vụ. Khách hàng nữ sẽ không giao tiếp với nhân viên nam do quy
định của đạo Hồi không cho phép phụ nữ giao tiếp với đàn ông lạ.
KẾT LUẬN
Trong thời đại hiện nay, dù là phát triển kinh tế nói chung hay phát triển kinh
tế du lịch nói riêng đều phải nhắm đến định hướng phát triển bền vững, đảm bảo


được lợi ích kinh tế cũng như các mục tiêu về môi trường, xã hội và nhất là về con
người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của mọi sự phát triển.
Để những điểm tôn giáo, tín ngưỡng không ngủ yên trong những giá trị mà
lịch sử mang lại cho nó, cần trao cho nó một sức sống đương đại. Sức sống đó
được mang lại bởi hoạt động du lịch. Nhưng để đảm bảo cho hoạt động du lịch
diễn ra có hiệu quả, không làm tổn hại đến những gì mà quá khứ để lại, không khơi
nguồn cho những mâu thuẫn xã hội, cần một tầm nhìn chiến lược trong công tác
quản lý. Chính vì thế, những người làm du lịch cần hiểu rõ về đặc điểm tín ngưỡng
cũng như nhu cầu của khách để đáp ứng kịp thời thậm chí vượt mong đợi. Từ đó
tạo ra sức hút với khách du lịch cũng như tạo nên lợi thế cạnh tranh với những đối
thủ mạnh mẽ trong khu vực cũng như trên thế giới để khẳng định vị trí của du lịch
Việt Nam trên trường quốc tế.



×