Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nhóm 3 đường ống tổng quan giao nhận hhqtdone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.49 KB, 17 trang )

Nhóm: 3
Thành viên:
1. Lưu Thị Nhung
2. Ninh Thị Tho
3. Nguyễn Thu Trang
4. Phạm Thị Thu Uyên
5. Souphaphone Phousavanh
6. Trần Văn Trọng

CHỦ ĐỀ:
VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG ỐNG VÀ TỔNG QUAN GIAO NHẬN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Phụ lục
Phần 1: Vận tải hàng hóa bằng đường ống
1.Khái quát vận tải hàng hóa bằng đường ống
1.1. Khái niệm vận tải hàng hóa bằng đường ống

2

1.2. Đặc điểm của vận tải bằng đường ống

3

1.3. Ưu điểm của vận tải bằng đường ống

3

1.4. Nhược điểm của vận tải bằng đường ống

4


2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của vận tải đường ống

4

3. Tình hình phát triển vận tải đường ống ở Việt Nam
3.1. Một số hệ thống đường ống vận chuyển tiêu biểu ở Việt Nam

4

3.2. Kế hoạch dự định cho việc phát triển vận tải đường ống

4

Phần 2: Tổng quan về giao nhận hàng hóa quốc tế
1. Tổng quan về giao nhận hàng hóa
1.1. Khái niệm giao nhận hàng hóa

7

1.2. Người giao nhận và Doanh nghiệp giao nhận

7

1.3. Các chủ thể tham gia vào hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế

7

1.4. Vai trò của hoạt động giao nhận

8


2. Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa


2.1. Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (Người xuất khẩu)

9

2.2. Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (Người nhập khẩu)

10

2.3. Một số dịch vụ giao nhận hàng hóa khác

11

3. Người giao nhận hàng hóa quốc tế
3.1. Vai trò của người giao nhận

12

3.2. Địa vị pháp lý của người giao nhận

13

3.3. Phạm vi hoạt động của người giao nhận

14

4. Các tổ chức giao nhận trên thế giới và tại Việt Nam

4.1. Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận FIATA

15

4.2. Cơ quan, tổ chức giao nhận quốc tế tại Việt Nam

16

Phần 1: Vận tải hàng hóa bằng đường ống
1.Khái quát vận tải hàng hóa bằng đường ống
1.1. Khái niệm vận tải hàng hóa bằng đường ống
Vận tải đường ống là phương thức vận tải sử dụng ống dẫn để cung cấp hàng hóa ở
dạng khí, lỏng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.Ngoài ra vận tải đường ống còn vận
tải than và mỏ quặng. Hệ thống đường ống có thể lắp đặt dưới đất, lộ thiên, hoặc dưới
lòng biển

.
- Hiện nay người ta đang nghiên cứu vận tải hành khách và hàng hóa bằng vận tải đường
ống nhờ công nghệ hyperloop với tốc độ tối đa là 760 dặm/giờ (339 m/s hoặc hơn
1220 km/h)


- Vận tải đường ống được coi là động mạch vận chuyển lớn thứ tư.

Hệ thống vận tải đường ống dẫn khí PM3- Cà Mau
1.2. Đặc điểm của vận tải bằng đường ống
- Hàng hóa di chuyển, phương tiện cố định.
- Phương tiện vận tải quốc tế là các tuyến đường ống được nối từ quốc gia này sang quốc

gia khác.

- Chỉ vận tải được một số hàng hóa nhất định như khí, hơi , dầu mỏ và nước sạch.
- Vận tải bằng đường ống là một quá trình vận chuyển liên tục đi qua nhiều địa hình khác
nhau từ điểm xuất phát đến điểm đích.
- Các bên giao và nhận đồng thời là chủ phương tiện
- Các bên thường ký các hiệp định cung cấp và phân chia sản phẩm trước khi thực hiện xây

dựng và vận chuyển.
- Chí phí vận hành thấp tuy nhiên chi phí xây dựng lớn.


1.3. Ưu điểm của vận tải bằng đường ống
- Chi phí vận hành thấp, không đáng kể, không tốn nhiều chi phí nhân lực. Theo như tính

-

-

toán nếu giá thành vận chuyển bằng đường ống là 1 thì giá thành vận chuyển đường
thủy sẽ là 1,5 còn giá thành vận chuyển bằng đường sắt là 3.
Vận tải bằng đường ống có thể kết hợp cùng lúc xây dựng các tuyển đường, vận tải ô tô
hay đường sắt, đường biển.
Vận tải bằng đường ống có khối lượng vận chuyển lớn
Nó không cản trở các phương thức giao thông khác vì hệ thống đường ống thường được
xây dưng để không ảnh hưởng đến cá hoạt động khác nhau như xây ngầm dưới đất,
dưới biển…
Vận tải bằng đường ống phù hợp với vận chuyển chất lỏng, khí, thích hợp đối với những
mỏ nằm ở những vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp.
Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa trong vận tải bằng đường ống ít khi bị tổn thất mất
mát dọc đường trừ khi có những đoạn vỡ ống.
Đặc biệt, việc vận chuyển bằng đường ống không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình

vận chuyển

- Có thể hoạt động liên tục 24/7/365 ngày, không phụ thuộc vào thời tiết

1.4. Nhược điểm của vận tải bằng đường ống
- Vận tốc vận chuyển khá chậm. Tùy vào đường kính ống mà vận tốc vận chuyển sẽ có sự

biến thiên. Tuy nhiên theo ghi nhận thì vận tốc của nó chỉ khoảng từ 5 đến 7km/h.
- Chi phí xây dựng hệ thống rất lớn, chi phí xây dựng các trạm bơm thủy lực khá tốn kém,
- Thiết kế phức tạp, đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật cao hơn khi xây dựng.
- Khó kiểm soát an ninh và kiểm soát sự an toàn của hệ thống vận tải đường ống.
2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của vận tải đường ống
Vận tải đường ống cơ bản bao gồm:
- Kho chứa dầu khí và các sản phẩm dầu khí
 Phân loại kho
• Kho chứa khí và các sản phẩm khí hóa lỏng: kho định áp và kho lạnh;
• Kho chứa dàu mỏ và sản phẩm dầu mỏ
 Phân cấp kho
• Kho định áp chứa khí hóa lỏng và các sản phẩm khí hóa lỏng bao gồm:
 Kho cấp 1: trên 10.000 m3
 Kho cấp 2: từ 5.000 m3 đến 10.000 m3
 Kho cấp 3: nhỏ hơn 5.000 m3
• Kho chứa DM&SPDM bao gồm:


 Kho cấp 1: trên 10.000 m3
 Kho cấp 2: từ 50.000 m3 đến 100.000 m3
 Kho cấp 3: nhỏ hơn 50.000 m3
- Cảng xuất nhập :


Cảng xuất nhập được phân cấp theo loại sản phẩm được tiếp nhận tại
cảng và tải trọng cầu cảng bao gồm:
 Cảng xuất nhập cấp 1: sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy bằng hoặc thấp
hơn 37,80C (LPG, LNG, CNG, xăng các loại, nhiên liệu máy bay,
condensate, v.v) và có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 50.000
DWT.
 Cảng xuất nhập cấp 2: sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy bằng hoặc thấp
hơn 37,80C (LPG, LNG, CNG, xăng các loại, nhiên liệu máy bay,
condensate, v.v) và có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng bằng hoặc
nhỏ hơn 50.000 DWT.
 Cảng xuất nhập cấp 3: sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy trên 37,80C
(dầu hỏa, diesel, madut, dầu nhờn, v.v) và có khả năng tiếp nhận tàu có
tải trọng trên 50.000 DWT.
 Cảng xuất nhập cấp 4: sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy trên 37,80C
(dầu hỏa, diesel, madut, dầu nhờn, v.v) và có khả năng tiếp nhận tàu có
tải trọng bằng hoặc nhỏ hơn 50.000 DWT.
• Trường hợp cảng xuất nhập đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau thì
cấp của cảng được xác định theo loại sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy
thấp nhất.


- Đường ống bao gồm:

Đường ống vận chuyển khí và các sản phẩm khí: đường ống vận chuyển
khí và các sản phẩm khí được phân cấp theo áp suất vận hành tối đa cho
phép bao gồm:
 Đường ống vận chuyển khí cấp 1: bằng hoặc lớn hơn 60 bar;
 Đường ống vận chuyển khí cấp 2: từ 19 bar đến nhỏ hơn 60 bar;
 Đường ống vận chuyển khí cấp 3: từ 7 bar đến nhỏ hơn 19 bar;
 Đường ống vận chuyển khí cấp 4: từ 2 bar đến nhỏ hơn 7 bar;

 đ) Đường ống vận chuyển khí cấp 5: nhỏ hơn 2 bar.
• Phân cấp đường ống vận chuyển DM&SPDM: đường ống vận chuyển
DM&SPDM được phân cấp theo áp suất vận hành tối đa cho phép bao
gồm:
 Đường ống vận chuyển cấp 1: bằng hoặc lớn hơn 60 bar;
 Đường ống vận chuyển cấp 2: từ 19 bar đến nhỏ hơn 60 bar;
 Đường ống vận chuyển cấp 3: nhỏ hơn 19 bar.



-

Các trạm van, trạm phóng nhận thoi, trạm phân phối khí: được xây dựng dọc
đường. Trạm van, trạm phóng nhận thoi, trạm phân phối khí được phân theo áp
suất vận hành tối đa cho phép theo các cấp sau:
• Trạm cấp 1: bằng hoặc lớn hơn 60 bar;
• Trạm cấp 2: từ 19 bar đến nhỏ hơn 60 bar;
• Trạm cấp 3: nhỏ hơn 19 bar.

3.Cơ sở pháp lý
Theo Nghị định số 140/2007/NĐ-CP, thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ
logistics không được kinh doanh dịch vụ vận tải đường ống. Thương nhân nước ngoài
là thương nhân thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà VN có cam kết trong các điều ước
quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ logistics. Như vậy, có thể hiểu chỉ doanh nghiệp
trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo pháp luật VN mới
được kinh doanh dịch vụ vận tải đường ống. Hiện nay, chưa có một văn bản nào quy
định trực tiếp, cụ thể điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đường ống
Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 12.02.2011 của Chính phủ quy định về điều
kiện tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm an toàn đường ống vận chuyển khí, dầu mỏ và sản
phẩm dầu mỏ:

- Tiêu chuẩn thiết kế độ dày, độ sâu của đường ống đặt ngầm tối thiểu tính từ mặt bằng
hoàn thiện tới đỉnh ống.
- Biện pháp an toàn, đảm bảo các phương tiện thủy hoạt động không thể đâm, va vào
đường ống; các giải pháp kỹ thuật chống rung động và va đập đối với đường ống chôn
ngầm chạy cắt ngang qua đường giao thông bộ hoặc đường sắt.
- Khoảng cách an toàn giữa hai đường ống chôn ngầm đặt song song, hai đường ống liền
kề (1 ống đặt ngầm, 1 ống đặt nổi), đường ống chôn ngầm đặt xiên.
4. Tình hình phát triển vận tải đường ống ở Việt Nam
4.1. Thực trạng về việc phát triển đường ống ở Việt Nam
- Cho tới nay thì vận chuyển bằng đường ống chỉ rất giới hạn bởi chi phí ban đầu
rất lớn và thiết kế phức tạp (xây dựng đường ống, trạm bơm, trạm điều khiển và kiểm
soát). Vận tốc trung bình của phương tiện này khá chậm. Cũng chính vì vậy mà hiện
nay vận tải đường ống tại Việt nam được đánh giá là một ngành trẻ, với chiều dài đường
ống được tăng liên tục, công suất cũng được tăng cao tuy nhiên còn khá nhiều hạn chế.
Năm 2001 đường ống đầu tiên là hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn được xây
dựng trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với các
đối tác nước ngoài. Đường ống này dài 400km, công suất 7 tỷ m3 khí /năm, vận chuyển
khí từ bồn trũng Nam Côn Sơn ngoài khơi vào đất liền và sau khi xử lý tại trạm Dinh
Cố, phân phối cho khu công nghiệp Phú Mỹ, Hiệp Phước. Ngoài ra, PVGas còn chịu
trách nhiệm vận hành hệ thống đường ống khí PM3 – Cà Mau dài 330km, công suất 2


tỷ m3/năm. Năm 2010 PVGas thực hiện Dự án Đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn, công
suất 6,4 tỷ m3/ năm.
- Ngoài ra, phải kể đến Tổng công Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang vận hành,
khai thác một số tuyến đường ống vận chuyển xăng dầu, tổng chiều dài 500km, công
suất vận chuyển 4 triệu tấn/ năm, phần lớn nằm ở các tỉnh, thành phía Bắc như Hải
Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam…Hệ thống đường ống này có nguồn gốc sở hữu
nhà nước, được xây dựng để cung cấp xăng dầu cho nhu cầu quốc phòng và các hoạt
động kinh tế – xã hội theo kế hoạch. Do được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm

1973 nên đã lạc hậu, quá tải, hiện nay Petrolimex đang triển khai nâng cấp đường ống
và khai thác thương mại.
=> Có thể nói rằng các hệ thống đường ống Việt Nam hiện hữu có nguồn gốc từ
mục đích khai thác thương mại chỉ được xây dựng trong quá trình thăm dò, khai thác
dầu khí
4.2. Kế hoạch dự định cho việc phát triển vận tải đường ống
- Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1755/QĐ-BCT về “Quy hoạch tổng thể phát

triển hệ thống đường ống xăng dầu Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".
Theo Quy hoạch, giai đoạn đến năm 2020:
● Đối với khu vực miền Bắc sẽ xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp đường ống xăng dầu

với tổng chiều dài khoảng 241 km.
● Đối với khu vực miền Trung, xây dựng mới khoảng 172 km đường ống. Còn tại khu

vực Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên sẽ xây dựng mới khoảng 155 km đường ống
xăng dầu.
- Nhằm thực hiện quy hoạch trên, Bộ Công Thương đã đề ra nhiều giải pháp như:
● Rà soát đội ngũ vận tải xăng dầu của các doanh nghiệp, kiên quyết giải thể các doanh

nghiệp vận tải xăng yếu kém.
● Hình thành các Tổng công ty vận tải đường ống có tính chuyên nghiệp, đảm trách

nhiệm vụ vận tải với các khối lượng lớn, thời gian nhanh nhất và tiết giảm chi phí.
● Khuyến khích các doanh nghiệp thu hút các nguồn vốn khác nhau để đầu tư xây dựng

hệ thống đường ống xăng dầu theo quy định hiện hành như: tín dụng ngân hàng, phát
hành cổ phiếu, trái phiếu công ty hoặc có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán,
nguồn vốn tài trợ phát triển (ODA).
● Ngoài ra, hỗ trợ theo quy định hiện hành đối với các dự án mang ý nghĩa an ninh năng


lượng và quốc phòng như: vay vốn với lãi suất thấp, hoãn nộp thuế giá trị gia tăng trong
một số năm đầu của dự án, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công
nghệ.


● Thực hiện đúng quy định về đánh giá rủi ro và kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố

cháy nổ, rò rỉ, vỡ, bục đường ống xăng dầu.
● Có cơ chế kiểm tra, giám sát, quản lý tốt công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố nhằm

đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực khi vận hành các đường ống xăng dầu
theo quy hoạch...

Phần 2: Tổng quan về giao nhận hàng hóa quốc tế
1. Tổng quan về giao nhận hàng hóa
1.1. Khái niệm giao nhận hàng hóa
Theo Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA): Dịch vụ giao nhận
(Freight Forwarding service) là bất kì các loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển,
gom hàng, lưu kho, bốc dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư
vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo
hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Theo Điều 233, Luật thương mại Việt Nam 2005 : "Dịch vụ logistics là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm
nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác,
tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có
liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng hưởng thù lao”.
Như vậy có thể hiểu giao nhận (Forwarding) là tập hợp các nghiệp vụ, thủ tục liên
quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến
nơi nhận hàng (từ người gửi hàng đến người nhận hàng).

1.2. Người giao nhận và Doanh nghiệp giao nhận
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận được gọi chung là người giao nhận
(Forwarding Agent). Người giao nhận (Forwarding Agent) có thể là chủ hàng, chủ tàu,


Công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ mọt người
nào khác
Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao nhận
hàng hóa. Bao gồm hai loại: Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa trong nước và
doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế.
1.3. Các chủ thể tham gia vào hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế
- Người gửi hàng (shipper, hay Chủ hàng): Là người yêu cầu vận chuyển HH đến
địa điểm nhất định trong khoảng thời gian cho phép
- Người nhận hàng (consignee, hay Khách hàng): Là người yêu cầu được nhận HH
đúng địa điểm, thời gian, số lượng, chất lượng và cơ cấu với mức giá thỏa thuận theo
đơn hàng đã thông báo với người gửi hàng
- Người vận chuyển (carrier): Là người cung cấp dịch vụ vận chuyển và hướng tới
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (thu cước phí vận chuyển từ khách hàng ở mức cao nhất
có thể).
- Chính phủ (Goverment): Thường là người đầu tư và quản lý hệ thống hạ tầng cơ
sở giao thông cho con đường vận chuyển (đường sắt, đường bộ, đường ống) và các
điểm
dừng đỗ phương tiện vận tải (sân bay, bến tàu, bến xe, nhà ga…)
- Công chúng (Public): Là thành phần rất quan tâm đến hoạt động vận chuyển HH
nói riêng và GTVT nói chung vì vận chuyển liên quan đến chi phí, môi trường và an
toàn xã hội.
- Dịch vụ nền tảng Internet (Internet Based Service): Là nhân tố quan trọng trong sự
phát triển của ngành vận chuyển. Thông qua hệ thống Internet, thông tin thời gian thực
(real – time) có thể được chia sẻ giữa các chủ thể trong quá trình vận chuyển.



1.4. Vai trò của hoạt động giao nhận
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và những tiến bộ trong khoa học kỹ
thuật của ngành vận tải mà hoạt động Giao nhận ngày càng được mở rộng và đóng vai
trò quan trọng trong thương mại vận tải quốc tế:
- Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà

không cần sự tham gia trực tiếp của người gửi cũng như người nhận vào các tác nghiệp.
Chủ hàng gửi chỉ cần ký hợp đồng vận tải với người giao nhận về một khối lượng
hàng cần vận chuyển từ nơi này đến nơi khác với các yêu cầu về chất lượng, thời gian
vận tải. Người giao nhận sẽ đứng ra thực hiện toàn bộ các dịch vụ từ việc bao gói, dán
nhãn mác hàng hóa, làm thủ tục hải quan, xếp hàng, vận chuyển và giao hàng…
- Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các phương tiện
vận tải, tối ưu hóa phương tiện vận tải, các công cụ vận tải cũng như các phương tiện hỗ
trợ khác.
Điều này thể hiện thông qua sự tính toán, kết hợp các lô hàng có chung một cung
đường nào đó để tận dụng tối đa dung tích và trọng tải phương tiện. Hay như việc người
giao nhận gom các lô hàng lẻ có cùng điểm đi, điểm đến tập hợp thành lô hàng lớn để
thuê phương tiện vận tải và đóng hàng vào container để gửi đi, nhằm tiết kiệm chi phí,
thời gian, thủ tục cho các chủ hàng.
- Giao nhận làm giảm giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu.
Giá thành của hàng hóa được tính bằng giá trị của hàng hóa đó cộng thêm các khoản
chi phí lưu thông và các khoản phí khác. Khi các chi phí cho quá trình lưu thông hàng
hóa từ nơi xuất đến nơi nhập giảm đi (thông qua việc sử dụng dịch vụ giao nhận hợp lý)
thì rõ ràng giá thành của hàng hóa cũng sẽ giảm.
- Giao nhận cũng giúp các chủ hàng xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần thiết
như xây dựng kho, bến bãi của chủ hàng hai người chuyên chở, chi phí chứng từ, chi
phí đào tạo nhân công, …
2. Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa
2.1. Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (Người xuất khẩu)



Các dịch vụ thay mặt người gửi hàng bao gồm tất cả các dịch vụ để đảm bảo cho
hàng hóa có thể xuất khẩu đến nước nhập khẩu, chủ hàng có thể thuê toàn bộ các dịch
vụ này hoặc cũng có thể thuê bất kỳ một hoặc một số dịch vụ nào đó tùy theo từng hợp
đồng mua bán và khả năng của từng chủ hàng. Các dịch vụ này bao gồm:
- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp.
- Nhận hàng từ chủ hàng và hoàn thành các thủ tục, chứng từ xuất khẩu cần thiết với lô

hàng đó. Như thủ tục hải quan, giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ, kiểm
định.
- Kiểm đếm, cân đo hàng hóa.
- Đóng gói, lo liệu việc lưu kho hàng hóa nếu cần thiết. Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu
chủ hàng yêu cầu.
- Vận chuyển và giao hàng cho người chuyên chở.
- Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước. Khoản này được tính như
chi trả hộ khách hàng.
- Giám sát vận tải hàng hóa và ghi nhận tổn thất nếu có để kịp thời thông báo cho chủ hàng
xuất và nhập.
- Giúp đỡ người gửi hàng khiếu nại người chuyên chở nếu cần.
2.2. Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (Người nhập khẩu)
Người nhập khẩu cần phải thực hiện rất nhiều các dịch vụ nhỏ lẻ, các bước để có thể
nhập khẩu một lô hàng, nhận hàng xuất nhập khẩu từ cửa khẩu về kho bãi của mình.
Các dịch vụ này chủ nhập có thể tự mình thực hiện hoặc thuê người giao nhận thực
hiện.
Các dịch vụ thay mặt người nhập khẩu có thể bao gồm:
- Có thể bắt đầu từ việc chọn hãng vận tải, lưu cước hãng tàu. Tùy theo từng điều kiện giao

nhận hàng hóa đã ký kết giữa chủ xuất và chủ nhập (Điều kiện giao hàng nhóm E và F).
- Thay mặt người nhập giám sát việc vận tải hàng hóa.

- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ cần thiết có liên quan đến việc vận chuyển, nhận
hàng.
- Nhận hàng từ người chuyên chở và thanh toán cước phí nếu có.
- Thu xếp các giấy tờ nhập khẩu như giấy phép, giấy kiểm định, …


- Thực hiện khai báo hải quan, làm thủ tục hải quan, nộp phí, lệ phí hải quan và thuế nhập

khẩu nếu có.
- Thu xếp việc lưu kho, lưu bãi hoặc chuyển cảng, chuyển cửa khẩu nếu cần.
- Giao hàng cho người nhập khẩu; lưu kho, phân phối hàng nếu cần.
- Giúp đỡ người nhập khẩu khiếu nại lại người chuyên chở về tổn thất nếu có.
2.3. Một số dịch vụ giao nhận hàng hóa khác
* Các dịch vụ đặc biệt
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu
của chủ hàng như:
• Vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trình xây dựng lớn.
• Vận chuyển quần áo may mặc sẵn từ các container đến thẳng các cửa hàng, hay vận

chuyển ra nước ngoài để tham gia hội chợ hàng tiêu dùng, triển lãm, …
• Đặc biệt trong những năm gần đây, người giao nhận thường cung cấp các dịch vụ vận tải
đa phương thức- MTO (Multimodal Transport Operator) và phát hành chứng từ vận tải.
* Các dịch vụ khác
Tùy thuộc vào yêu cầu người giao nhận cũng có thể làm các dịch vụ khác phát sinh
trong các nghiệp vụ quá cảnh và các dịch vụ đặc biệt khác như:
• Dịch vụ gom hàng hay tập trung hàng lẻ, liên hệ đến hàng hóa theo dự án cung cấp thiết

bị, nhà xưởng, …sẵn sàng cho quá trình vận hành.
• Người giao nhận cũng có thể tư vấn cho khách hàng về các thông tin liên quan đến thị


trường như nhu cầu tiêu dùng, các thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất
khẩu, các điều khoản thương mại liên quan đến hợp đồng ngoại thương.
3. Người giao nhận hàng hóa quốc tế
3.1. Vai trò của người giao nhận
Tùy vào từng vị trí khác nhau mà vai trò của người giao nhận cũng có thể khác
nahu. Họ có thể là một hoặc cũng có thể đóng vai trò làm nhiều người trong số những
người dưới đây:


1.Khi là người chuyên chở (carrier):
-là người đứng ra ký các hợp đồng hàng hóa với chủ hàng.
- có thể có hoặc không có phương tiện vận tải
- quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm
- miễn trách nhiệm

2.Khi là người gom hàng (Cargo consolidator):
- Là người đứng ra thực hiện việc gom nhiều lô hàng lẻ thành một lô hàng lớn có
cùng lộ trình đến (có thể là người chuyên chở hoặc đại lý)
- Những công việc
+ Nhận lô hàng lẻ
+ Tập hợp lô hàng lẻ, kiểm tra hải quan, đóng gói vào container
+ gửi container cho đại lý của mình tại nơi đến
+ đại lý của người gom hàng ở nơi đến sẽ nhận containr, dỡ hàng và giao cho người
nhận.
3.Khi là đại lý
- Là một trung gian ở giữa, khách hàng của họ là chủ hàng hoặc người chuyên chở
-Quyền và nghĩa vụ:
+ Tự do chọn người ký hợp đồng, sử dụng phương tiện và chọn tuyến đường
+ Cầm giữ hàng để đảm bảo việc được thanh toán
+ Thực hiên sự ủy thác của khách hàng

+ Tổ chức, lo liệu vận chuyển hàng hóa


- Trách nhiệm: với những lỗi của bản thân mình hoặc người làm công cho mình
4. Chuyển tải và tiếp gửi hàng hóa
- Khi hàng hóa phải chuyên chở qua một nước thứ 3 hoặc chuyển tải từ phương thức
này qua phương thức khác.
- Trách nhiệm: tự mình thực hiện mội tác nghiệp mà không cần có sự tham gia của
các chủ hàng
- Thường có văn phòng đại diện hoặc hệ thống đại lý ở nước thứ 3
5. Người kinh doanh vận tải đa phương thức-MTO
- Multimodal Transport Operator: khi cung cấp dịch vụ đi suốt, vận tải từ cửa tới
cửa
- Thường không có đủ phương tiện vận tải cho tất cả các phương thức vận tải
- Trách nhiệm: trước chủ hàng về cung vận tải từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng

3.2. Địa vị pháp lý của người giao nhận
a, Với các nước có luật tập tục
b, Với các nước có luật dân sự quy định
c, Theo liên đoàn các hiệp hội giao nhận hàng hóa quốc tế (FIATA)
“Điều kiên kinh doanh tiêu chuẩn” của FIATA:
+ Tiến hành chăm sóc chu đáo hàng hóa được ủy thác
+ Điều hành và lo liệu vận tải
+ Người giao nhận không nhận đảm bảo hàng hóa đến một ngày nhất định, có quyền
cầm giữ hàng khi KH không thanh toán


+ Chỉ chịu trách nhiệm về lỗi lầm của bản thân và người làm công cho mình, không
chịu trách nhiệm với lỗi lầm của bên thứ 3
Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của Hiệp hội Giao nhận Việt Nam


3.3. Phạm vi hoạt động của người giao nhận
Những dịch vụ mà người giao nhận thường cung cấp là:
- Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở, tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga,
cảng.
- Tổ chức xếp dỡ hàng hóa.
- Làm tư vấn cho chủ hàng trong lĩnh vực chuyên chở hàng hóa.
- Ký hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước.
- Làm thủ tục gửi hàng, nhận hàng.
- Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
- Làm các chứng từ cho việc gửi hàng, nhận hàng và thanh toán.
- Thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ.
- Nhận hàng từ chủ hàng giao cho người chuyên chở hoặc người nhận hàng.
- Nhận hàng từ người chuyên chở, tổ chức vận tải hàng hóa nội địa giao cho người
nhận. Thông báo tình hình đi đến của các phương tiện vận tải.
- Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên
chở thích hợp.
- Đóng gói bao bì, phân loại và tái chế hàng hóa, lưu kho bảo quản hàng hóa.


- Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của hàng hóa.
- Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho bãi.
- Thông báo tổn thất với người chuyên chở giúp chủ hàng giải quyết khi có khiếu
nại đòi bồi thường.
4. Các tổ chức giao nhận trên thế giới và tại Việt Nam
4.1. Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận FIATA
Đây là một tổ chức phi chính trị tự nguyện đại diện cho 35.000 công ty giao nhận
trên 130 nước. Các cơ quan của Liên Hiệp Quốc Tế như Hội đồng kinh tế xã hội Liên
Hiệp Quốc (ECOSOC), Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển

(UNCTAD), ủy ban kinh tế Châu Âu ECE và ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái
Bình Dương (ESCAP) đã công nhận địa vị pháp lý toàn cầu của tổ chức này. Mục tiêu
chính của FIATA:
- Tăng cường lợi ích của người giao nhận
- Liên kết nghề nghiệp, tuyên truyền dịch vụ giao nhận, vận tải.
- Xúc tiến quá trình đơn giản hóa và thống nhất chứng từ, các điều kiện kinh doanh
tiêu chuẩn nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ của hội viên.
- Đào tạo nghiệp vụ trình độ quốc tế.
- Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các tổ chức giao nhận với chủ và người chuyên
chở.
4.2. Cơ quan, tổ chức giao nhận quốc tế tại Việt Nam
Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS) được thành lập năm 1994 bởi
Chính phủ Việt Nam, hoạt động nghiệp vụ tư vấn trong lĩnh vực giao hàng, nhận hàng,
kho hàng và tổ chức chuyên chở hàng hóa, tham gia tổ chức quốc tế về các lĩnh vực nói


trên. Năm 2013, Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam đổi tên thành Hiệp hội Doanh
nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam
- Sứ mệnh, tầm nhìn:
• Liên kết hợp tác những nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải, logistics trong và ngoài

nước nhằm kiến tạo vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
• Nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển dịch vụ logistics hiện đại, kết nối logistics khu
vực và toàn cầu, đóng góp hiệu quả vào việc phát triển doanh nghiệp trong ngành cũng


như phát triển kinh tế đất nước Việt Nam.




×